Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tóm tắt nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.96 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch nói chung và Du lịch sinh thái nói riêng đã và đang phát triển
nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm gần đây DLST ở Việt
Nam đã và đang phát triển với một số loại hình phù hợp với điều kiện và đặc
điểm tự nhiên.
VQG Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN. Năm 2012, VQG Ba
Bể được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Nằm ở trung tâm VQG Hồ Ba Bể
là hồ kiến tạo tự nhiên lớn nhất Việt Nam, được UNESCO xếp vào một trong 20
hồ nước ngọt tự nhiên đẹp nhất trên thế giới cần được bảo vệ và phát triển.
Tuy nhiên, so với nhiều khu DL khác ở nước ta, lượng du khách đổ về
khu DL hồ Ba Bể hiện vẫn còn ở mức thấp. Việc khai thác các tiềm năng DLST
VQG Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung để phục vụ nhu cầu tham
quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, DLST… còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh
cạnh tranh với các khu DL quốc gia khác, VQG Ba Bể có hai lợi thế nổi bật là
vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ và phương thức tổ chức DLST. Để xây dựng và
khẳng định giá trị của VQG Ba Bể với tư cách là một điểm đến DL đòi hỏi
VQG phải khai thác các lợi thế và lựa chọn loại hình DLST phù hợp dựa trên
điều kiện và TNDLTN phong phú của mình.
Xuất phát từ mong muốn như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Nghiên
cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch
sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu.

1


2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác lập cơ sở khoa học cho việc khai thác hiệu quả ĐKTN và TNDLTN
ở VQG Ba Bể.


- Đề xuất những định hướng, giải pháp khai thác ĐKTN và TNDLTN
nhằm phát triển DLST ở VQG Ba Bể.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về khai thác ĐKTN và TNDLTN,
DLST trên thế giới và ở Việt Nam
- Phân tích đặc điểm TNDLTN và đánh giá tiềm năng DLTN phục vụ
mục đích DLST của VQG Ba Bể.
- Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển DLST tại VQG.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Giới hạn lãnh thổ
Toàn bộ VQG Ba Bể, thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Giới hạn nội dung
- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khái thác ĐKTN và TNDLTN phát
triển DLST ở VQG Ba Bể.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm vào việc khai thác
hợp lí ĐKTN và TNDLTN phục vụ phát triển DLST tại VQG.
4. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Không thể tiếp cận đánh giá những thành phần riêng biệt của thể tổng hợp
mà cần xem xét tổng hợp toàn bộ địa hệ.
2


4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Mỗi đơn vị lãnh thổ tự nhiên là một thể tổng hợp hoàn chỉnh, thống nhất,
gồm nhiều thành phần cấu tạo có mối quan hệ và cấu trúc chặt chẽ.
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Mục tiêu của phát triển DL bền vững là đảm bảo sự phát triển bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường.

4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Khi nghiên cứu cần phải dựa theo quan điểm lịch sử - viễn cảnh để đánh
giá đúng đắn sự hình thành và phát triển từ quá khứ đến hiện tại.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí tài liệu trong phòng
dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế.
4.2.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong luận văn
để xác định hiện trạng hoạt động DL thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành
cơ bản.
4.2.3. Phương pháp chuyên gia
Nhằm thu thập những số liệu thông tin thực tế về nhận thức, suy nghĩ
của những nhà hoạch định chính sách.
4.2.4. Phương pháp thực địa
Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra, chỉnh lí và bổ sung
những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu.
3


4.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin Địa lí (GIS)
Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích,
đánh giá tiềm năng phát triển DL và điều kiện có liên quan.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1. Trên thế giới
Các nhà Địa lí Xô Viết là những người đi tiên phong trong việc nghiên
cứu các ĐKTN – TNTN phục vụ mục đích giải trí. DLST mới được bàn đến từ
những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Những nhà nghiên cứu đã đưa ra được
các hệ thống lí luận và thực tiễn là DLST. Các tổ chức quốc tếcũng đã có nhiều
công trình nghiên cứu về quy hoạch và quản lí về DLST.

5.2. Ở Việt Nam
DLST là một loại hình DL mới cả về khái niệm lẫn tổ chức kĩ thuật
không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
6. Đóng góp của luận văn
- Kế thừa và đúc kết có chọn lọc các vấn đề lý luận về ĐKTN - TNTN,
DLST ở Việt Nam.
- Làm rõ TNDLTN phát triển DLST, thực trạng phát triển DLST và ý
nghĩa của nó tại địa phương.
- Đề xuất được một số định hướng và giải pháp nhằm triển khai và phát
triển DLST ở VQG Ba Bể có hiệu quả và bền vững trong tương lai.
7. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu điều kiện tự
nhiên – tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh
thái.
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở VQG
Ba Bể - Bắc Kạn.
4


Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
VQG Ba Bể - Bắc Kạn

5


CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
MỤC ĐÍCH DU LỊCH SINH THÁI


1.1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Khái niệm và nội dung về du lịch sinh thái
1.1.1.1

Quan niệm về du lịch sinh thái

Trong cuộc hội thảo Xây dựng chiến lược DLST được tổ chức tại Hà Nội
vào tháng 9 năm 1999, các nghiên cứu về DLST hẹp đã thống nhất đưa ra một
định nghĩa về DLST: “DLST là loại hình DL dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của CĐĐP”.
1.1.1.2

Các nguyên tắc có tính đặc thù của du lịch sinh thái

DLST nhằm mục đích giáo dục con người nâng cao hiểu biết về môi
trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
1.1.1.3

Các đặc điểm của du lịch sinh thái

Đặc điểm của DLST đòi hỏi sự tồn tại của các HST tự nhiên điển hình với
tính đa dạng sinh học cao. Có tính giáo dục và tính dự báo chung cao.
1.1.1.4

Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác


Quy trình nghiên cứu DLST đòi hỏi công tác thực địa phải gắn liền với
tiềm năng tự nhiên và điều kiện kĩ thuật có trình độ chuyên môn hóa sâu sắc mới
có thể tiến hành được trong cả quá trình DLST.

6


1.1.1.5

Du lịch sinh thái trong các Vườn quốc gia

Quan hệ giữa du lịch sinh thái với bảo tồn tự nhiên ở các Vườn quốc gia
thể hiện ở ba dạng chính: Quan hệ cùng tồn tại, quan hệ cộng sinh, quan hệ
mâu thuẫn.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.2.1

Điều kiện tự nhiên

ĐKTN là toàn bộ các thành phần của tự nhiên. Đây là môi trường sinh
sống và thường xuyên có tác động tới hoạt động của con người.
1.1.2.2

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp
được khai thác sử dụng để tạo ra sản phẩm DL, phục vụ cho mục đích phát triển
DL mới được xem là TNDLTN.

7



1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Các tiêu chí đánh giá Vườn quốc gia phục vụ hoạt động du lịch
1.2.1.1

Độ hấp dẫn

1.2.1.2

Vị trí và khả năng tiếp cận

1.2.1.3

Thời gian hoạt động du lịch

1.2.1.4

Sức chứa khách du lịch

1.2.1.5

Khả năng kết hợp với điểm, tuyến du lịch

1.2.1.6

Độ bền của môi trường tự nhiên

1.2.1.7


Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
1.2.2.1

Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galápagos

DLST bắt đầu ở vùng biển này vào năm 1969. Đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng của một số loài sinh vật đặc hữu, sự tác động xấu đến môi trường, TNTN
đang bị đe dọa cạn kiệt… DV công viên quốc gia Galápagos đã cung cấp cái
nhìn thấu đáo, hữu dụng về chương trình DLST thành công để có thể vận dụng
vào các địa bàn phát triển DLST.
1.2.2.2

Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên Annapurna

Khu BTTN Annapurna là khu bảo tồn có diện tích lớn nhất ở Nepal.
Nhằm giảm thiểu những tác động của DL lên vùng đất, cũng như tạo ra sự bền
vững DL, chính Nepal đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt.

8


1.2.3 Du lịch sinh thái trong các Vườn quốc gia của Việt Nam
1.2.3.1

Tiềm năng du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam

Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam đứng thứ 16 về sự phong phú, tính
đa dạng sinh học, đại diện cho vùng Đông Nam Á về sự độc đáo và giàu có về

thành phần loài.
1.2.3.2

Thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch sinh thái ở Vườn

quốc gia Việt Nam
Nhu cầu mong muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do
đó DLST đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầy tư nhằm mục đích vừa
thúc đẩy phát triển ngành DL, vừa để bảo vệ HST và phát triển bền vững. Tuy
nhiên, DLST là loại hình mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức, quy hoạch đầu tư
và khai thác.
1.2.3.3

Những thách thức mới

DLST ở Việt Nam đang phát triển trong khi nền kinh tế Việt Nam còn
phải đương đầu với nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, nhất là ở các
vùng có khu BTTN.

9


CHƯƠNG II
TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN

2.1 GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cho đến thời điểm hiện tại VQG Ba Bể chưa có một quy hoạch nào mang
tính chất tổng thể. Để làm cơ sở như một khung pháp lí, logic cho các hoạt

động của Vườn, việc xây dựng quy hoạch tổng thể đồng bộ về các mặt ranh
giới, phân khu chức năng, phân bố quản lí tài nguyên thiên nhiên, các công
trình hạ tầng, DLST… là rất cần thiết.
2.1.2 Vị trí địa lí và giới hạn
VQG Ba Bể nằm ở phía tây bắc của huyện Ba Bể, cách thành phố Bắc
Kạn 70 km và cách Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lí
Bao gồm: ban giám đốc, bộ máy giúp việc gồm 04 phòng chức năng, đơn
vị trực thuộc gồm Hạt Kiểm lâm, Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ
môi trường rừng.
2.1.4 Quy hoạch
2.1.4.1 Về ranh giới
VQG Ba Bể quản lí 10.048,0 ha trên địa bàn 7 xã, hiện đã được xác định
trên bản đồ và thực địa bằng 121 cột mốc ranh giới.

10


2.1.4.2 Về phân khu chức năng
Bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: nằm ở phía bắc VQG; phân khu
phục hồi sinh thái: ở phía tây nam, nam, đông nam; Phân khu hành chính DV:
khu Bờ hồ và khu thác Đầu Đẳng.
2.1.4.3 Về quy hoạch vùng đệm
Theo quy định về Vùng đệm của VQG và khu BTTN thì các xã có diện
tích đất trong VQG hoặc có ranh giới giáp với VQG được tính vào vùng đệm.
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ
2.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1 Địa chất, địa hình

Về địa chất, đây là khu vực thể hiện rõ rệt dấu ấn lịch sử của các thời kì
hình thành vỏ Trái đất. VQG Ba Bể nằm trong vùng karst chợ Rã Ba Bể - Chợ
Đồn. Địa hình VQG Ba Bể mang đặc điểm điển hình của dạng địa hình karst do
núi đá vôi bị phong hóa qua nhiều thời kỳ tạo nên.
2.2.1.2 Đất đai
Đất ở khu vực VQG Ba Bể chủ yếu là feralit đỏ vàng có mùn và đất
feralit đỏ sẫm trên đá vôi. Đất khá phì nhiêu, phù hợp với nhiều loài thực vật.
2.2.1.3 Khí hậu
VQG Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu của vùng Đông Bắc Việt Nam.
Một năm chia làm hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).

11


2.2.1.4 Sinh vật
Ba Bể là một trong những VQG có độ che phủ và tỉ lệ rừng nguyên sinh
cao trong hệ thống các VQG của nước ta, có khu hệ động vật hoang dã rất phong
phú với nhiều loài quý hiếm.
2.2.1.5 Tài nguyên nước
Hệ thống thủy văn của VQG Ba Bể: Tổng diện tích mặt nước trong khu
vực vườn gần 500 ha gồm hồ Ba Bể và 4 con sông, suối chính nối với hồ.
2.2.2 Tiềm năng du lịch
2.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
VQG Ba Bể là một quần thể sông núi, ao hồ, hang động, thác nước… vô
cùng kì vĩ: Hồ Ba Bể, Thác Đầu Đẳng, Động Puông, Động Hua Mạ, Thác Nà
Đăng, Ao Tiên…, còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ có giá trị đa dạng sinh
học cao, giá trị về lịch sử, địa chất.
2.2.2.2 Tiềm năng dịch vụ du lịch
Ba Bể là trung tâm DL của tỉnh Bắc Kạn đang trong giai đoạn đầu tư để
trở thành điểm đến quan trọng trong hành trình DL Thái Nguyên – Bắc Kạn –

Cao Bằng. Cùng với đó, tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng cũng
đã xây dựng kế hoạch, chính sách nhằm phát triển DL cũng như đào tạo nguồn
nhân lực về DL, chú trọng đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống CSVC
phục vụ cho DL….
2.3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
2.3.1 Tổng quan chung về hoạt động du lịch tại tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh, là
điều kiện phát triển hoạt động DL. Tuy nhiên, những tiềm năng và thế mạnh đó

12


đến nay vẫn chưa được tỉnh khai thác có hiệu quả để phát triển kinh tế, giải quyết
việc làm, thu nhập cho nhân dân địa phương.
2.3.1.1 Khách du lịch
Lượng khách DL đến Bắc Kạn có sự gia tăng qua các giai đoạn,nhưng
lượng khách DL đến Bắc Kạn vẫn còn rất ít so với các tỉnh lân cận.
Về mặt cơ cấu khách DL: tỉ lệ khách quốc tế ở các tỉnh còn thấp, phần lớn
là khách DL nội địa.
2.3.1.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Những năm qua, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển DL từng bước được
tỉnh đầu tư nâng cấp, trong đó chú trọng hoàn thiện mạng lưới giao thông, hệ
thống thông tin liên lạc.
2.3.1.3 Chính sách thu hút đầu tư
Với nguồn vốn ngân sách ít ỏi, từ năm tái thành lập tỉnh (1997) đến nay
mới có khoảng 60 tỉ đồng được đầu tư vào hạ tầng DL trên địa bàn, trong đó
chủ yếu đầu tư đường giao thông vào một số điểm DL.
2.3.1.4 Tuyên truyền quảng bá du lịch
Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến DL đã từng bước được quan tâm.
2.3.2 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Ba Bể

2.3.2.1 Kết quả hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Ba Bể
a. Khách du lịch
Nhìn chung lượng khách DL đến với VQG Ba Bể trong giai đoạn 2000 2012 tăng 6,4 lần.
b. Cơ sở lưu trú
Nhà nghỉ DLCĐ (homestay) là một dạng cơ sở lưu trú DL khá phát triển
ở Bắc Kạn nói chung và VQG Ba Bể nói riêng. Hiện nay khu vực VQG Ba Bể
13


hiện có 39 cơ sở lưu trú trong đó có 8 khách sạn, 5 nhà khách và 26 nhà nghỉ
DL CĐ với 293 buồng.
c. Doanh thu DL của VQG Ba Bể
Năm 2011 doanh thu từ hoạt động DL của VQG ước đạt 1,030 tỉ đồng.
2.3.2.2. Các loại hình DLST
Các loại hình DLST tại VQG Ba Bể bao gồm: DL truyền thống (du thuyền
trên sông, hồ), DL khám phá thiên nhiên, DL văn hóa làng bản, chợ phiên.
2.3.2.3. Các tuyến du lịch, điểm tham quan
a. Các tuyến du lịch, điểm tham quan tại Vườn quốc gia Ba Bể.
Các tuyến tham quan chính trong VQG Ba Bể như sau: tuyến DL sông,
tuyến DL hồ, DL rừng, DL làng bản ven hồ, DL làng bản trên núi.
b. Các tuyến DL liên tỉnh
- Tuyến DL thành phố Bắc Kạn - DTLS Nà Tu - DTLS Đồn Phủ Thông VQG Ba Bể.
- Tuyến DL thành phố Bắc Kạn - Hồ Ba Bể - Hồ thuỷ điện Na Hang
(Tuyên Quang) - Bắc Mê (Hà Giang)
- Tuyến DL thành phố Bắc Kạn - ATK Chợ Đồn - VQG Ba Bể
- Tuyến DL Hồ Ba Bể - Lòng Hồ Thuỷ Điện Na Hang - Thác Khuổi Nhi Bắc Mê - làng văn hoá dân tộc bản Lạn
2.3.2.4 Thực trạng quy hoạch du lịch sinh thái.
Thông qua hoạt động DLST, Vườn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức bảo tồn và quảng bá DL Ba Bể, duy trì tốt mối quan hệ hợp
tác với các cơ quan DL trong nước.

2.3.2.5 Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái
a. Cách thức đánh giá hoạt động du lịch sinh thái
14


Với tổng điểm 52, mức độ thuận lợi của các ĐKTN và TNDLTN phục vụ
DLST VQG Ba Bể được xếp vào hạng Rất thuận lợi. Điểm đánh giá khả năng
phát triển DLST là một nhân tố quan trọng cho thấy khả năng và hiện trạng phát
triển DLST của VQG Ba Bể. Từ đây, cần đưa ra xác định các định hướng và đề
xuất các giải pháp phù hợp để DLST VQG Ba Bể có thể phát triển tương xứng
với tiềm năng sẵn có.

15


CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
3.1.1 Quan điểm
Về quan điểm quy hoạch VQG Ba Bể: DL khu vực hồ Ba Bể, hình thành từ
việc BTTN và văn hóa bản địa hiếm có của VQG Ba Bể. Việc phát triển trong khu
vực VQG phải gắn với điều kiện tuyệt đối là không làm tổn hại tự nhiên và văn
hóa bản địa. Về nguyên tắc, việc phát triển xây dựng mới khu DL cần tiến hành
đồng thời với cả phía ngoài phạm vi VQG và phải gắn với bảo tồn và phát triển
văn hóa.
3.1.2 Mục tiêu
3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch DL Ba Bể - Bắc Kạn nhằm xác định phương hướng, định

hướng các sản phẩm DL và định hướng cho quá trình đầu tư, khai thác DL cho
khu vực gắn với phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp – DV của tỉnh và bảo tồn
sự đa dạng sinh thái tự nhiên.
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu kinh tế: Phấn đấu lượng khách DL trên địa bàn tỉnh hàng năm
tăng từ 25 – 28%; năm 2015 đón 430.000 lượt khách và năm 2020 đón khoảng
1.350.000 lượt khách; doanh thu DL xã hội tăng từ 30 – 35%/năm. Khách DL
quốc tế đến từ nhiều quốc gia, hàng năm từ 4.000 – 5.000 khách.

16


- Mục tiêu xã hội: Phát triển DL nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã
hội, góp phần giảm nghèo, nhất là đối với các thôn bản nằm sâu trong vùng
lõi VQG.
- Mục tiêu môi trường: Phát triển DL đi đôi với bảo vệ môi trường sinh
thái, chống bồi lấp hồ Ba Bể. Phát triển DL “xanh”, gắn hoạt động DL với việc
giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3.1.3 Định hướng
3.1.3.1 Một số chính sách phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn nói chung và
Vườn quốc gia Ba Bể nói riêng
- Quyết định 83/CP của Thủ tướng Chính phủ các chức năng của VQG.
- Quyết định của UBND tỉnh Bắc Kạn giao cho Sở Thương mại DL Bắc
Kạn chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển khu DL Hồ Ba Bể.
- Căn cứ Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 23/9/2002 của UBND tỉnh
Bắc Kạn về quy hoạch DL VQG Ba Bể.
- Quyết định của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề cương quy
hoạch phát triển DL Hồ Ba Bể.
3.1.3.2 Định hướng phát triển du lịch VQG Ba Bể đến năm 2030
VQG Ba Bể được xác định là khu DLST chuyên đề cấp Quốc gia trong hệ

thống 30 khu DL Quốc gia đã được xác định, là vùng văn hoá đặc thù của khu
vực Việt Bắc. Đến năm 2030, phát triển DL Ba Bể hướng tới “Khu DLST số 1
của Việt Nam” ; Hình thành Bảo tàng tổng hợp ngoài trời trải nghiệm, cung cấp
nơi trải nghiệm và các DV.
3.1.3.3 Định hướng cơ bản về sử dụng không gian phát triển du lịch
Bảo vệ và gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa của VQG
Ba Bể thành một thể thống nhất, xứng tầm một danh thắng được cả thế giới
17


ngưỡng mộ. Cung cấp các hình thức trải nghiệm đa dạng giúp người dân thuộc
mọi tầng lớp trong và ngoài nước đều có thể khám phá thiên nhiên và văn hóa
của khu vực.
3.1.3.4 Định hướng cơ bản các sản phẩm du lịch chủ yếu
Nằm trong khung cảnh cạnh tranh này, hai lợi thế có sức cạnh tranh nhất
của Ba Bể là vẻ đẹp thiên nhiên quyễn rũ và phương thức tổ chức tuyệt vời về
DLST trong VQG. Ý tưởng này luôn nhắc tới sự cần thiết của CĐĐP và DLST
Ba Bể. Do đó, để phát triển DLST có tính cạnh tranh phải chú ý vào 2 yếu tố lợi
thế này.
3.1.3.5. Định hướng tổ chức các loại hình du lịch
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trượng DL và tiềm năng sẵn có, đối
với VQG Ba Bể có thể tổ chức các loại hình DL sau: DL nghỉ dưỡng, DLST
gắn với giáo dục môi trường, DL học tập, nghiên cứu khoa học, DL cộng đồng,
DL thám hiểm, thể thao, DL Team building.
3.1.3.6 Định hướng một số tuyến du lịch/tham quan:
Cơ bản khai thác các tuyến DL sẵn có. Xây dựng tuyến DL mới, bổ sung
dịch vụ DL theo các tuyến hiện có. Kết nối chương trình DLST với các khu bảo
tồn Nam Xuân Lạc – Chợ Đồn, Kim Hỷ - Na Rì, Na Hang – Tuyên Quang.
3.1.3.7 Định hướng du lịch sinh thái gắn liền với giáo dục môi trường
BQL VQG cần lập kế hoạch lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục

bảo tồn cho du khách, CĐĐP trong các hoạt động DLST. Giáo dục bảo tồn
được đưa vào chương trình hoạt động hàng năm của BQL.
3.1.3.8 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
a. Quy hoạch san nền
18


Tôn trọng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên, không thay đổi khi không
cần thiết. Đối với các công trình ven sông, hồ.
b. Quy hoạch giao thông
Rà soát, kế thừa các dự án đường đã và đang triển khai, đề xuất phương
án khả thi cao, phù hợp điều kiện địa phương. Vi chỉnh và nối thông một số
tuyến chính thành mạng lưới liên hoàn. Đảm bảo an toàn, thuận tiện, hợp lý, tạo
sự phát triển bền vững. Đa dạng hóa các phương tiện giao thông theo hướng ưu
tiên các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
c. Quy hoạch hệ thống điện, nước:
Hệ thống này phải thiết kế sao cho hài hòa với tự nhiên, tạo cảm giác thân
thiện, thích thú ở du khách. Đặc biệt phải có hệ thống thu gom, xử lí nước thải,
chất thải rắn, đảm bảm môi trường, sạch, đẹp.
3.1.3.9 Định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng dân cư
Hiện nay mô hình DLCĐ đã mang lại điểm nhấn và sức hấp dẫn cho các
du khách. Tại khu DLST hồ Ba Bể, các mô hình DLCĐ đã bước đầu tạo được
ấn tượng với du khách đặc biệt là các du khách nước ngoài. Ngoài thôn Pác
Ngòi xã Nam Mẫu thực hiện mô hình này, còn có thôn Bó Lù. Mô hình tiếp tục
được mở rộng sang các xã lân cận như Khang Ninh…
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
3.2.1 Về cơ chế chính sách phát triển du lịch sinh thái
Cần có những cơ chế chính sách đồng bộ cho việc khai thác tiềm năng về
tài nguyên và DLST tại VQG Ba Bể. Trong đó, đòi hỏi sự kết hợp lồng ghép kế
hoạch từ nhà nước tới chính quyền địa phương, các hộ kinh doanh tư nhân và

CĐĐP. Bên cạnh đó, cần tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước cũng
như nước ngoài cho việc quy hoạch các dự án DLST tại Vườn.
19


3.2.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất: xuồng máy, nhà hàng, khách
sạn, bể bơi cửa hàng lưu niệm,... bắt kịp với nhu cầu của khách DL. Hoàn chỉnh
hệ thống DV ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, hướng dẫn DL và nâng cao
chất lượng DV. Nâng cấp hệ thống đường giao thông, đường tuần tra kết hợp
DLST.
3.2.3. Giải pháp về công tác bảo tồn
3.2.3.1 Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn
- Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền địa phương thông qua các
hội thảo bảo tồn và phát triển.
- Đối với người dân cần tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng
của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm
đối tượng, để sử dụng hợp lí nguồn TNTN, phổ biến pháp luật, giáo dục môi
trường...
3.2.3.2 Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng
- Tổ chức các buổi họp tuyên tuyền quản lí bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn
nước hồ, quang cảnh tự nhiên, phòng cháy chữa cháy hàng năm ...
- Vận động các thôn, bản xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác
bảo vệ rừng, tài nguyên nước, ...
3.2.4 Giải pháp về khoa học và công nghệ
BQL Vườn lập đề án đầu tư trang thiết bị, quy hoạch sử dụng máy móc kĩ
thuật trình cấp trên. Lựa chọn và đào tạo nhân sự sử dụng khoa học kĩ thuật,
kêu gọi các tổ chức, các ban ngành chuyên môn tham gia vào công tác nghiên
cứu bảo tồn.


20


3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực
3.2.5.1 Nguồn nhân lực và các nội dung đào tạo
a. Nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương
b. Nội dung đào tạo
Đào tạo bồi dưỡng về quản lí DL và DLST cho cán bộ, chính quyền địa
phương; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hướng dẫn viên chuyên trách
dẫn tour DLST; Đào tạo, bồi dưỡng các tổ chức, hộ kinh doanh DL...
3.2.5.2 Hướng đào tạo và hình thức đào tạo
Bao gồm: đào tạo tại chỗ, đào tạo ở Hà Nội và các địa phương khác,
đào tạo ở nước ngoài, hỗ trợ nghiệp vụ, chuyên môn,...
3.2.6 Đầu tư và thu hút đầu tư
3.2.6.1 Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
Trước mắt, cần tập trung đầu tư để phát triển các điểm DL quan trọng như
hồ Ba Bể, các hang động, thác ghềnh… để làm hạt nhân, động lực phát triển và
hội nhập với DL của tỉnh và cả nước.
3.2.6.2 Giải pháp về thu hút vốn đầu tư
- Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển DL
- Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển DL:
Huy động triệt để các nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của
các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư
nhân.
3.2.7 Truyền thông, quảng cáo
Thực tế đã chứng minh, sản phẩm của truyền thông, quảng cáo là vô hình
nhưng giá trị đem lại là thực tiễn, khu DL nào đầu tư càng mạnh về truyền
thông và quảng cáo thì hiệu quả kinh tế, lợi nhuận càng cao. Do đó, VQG Ba
21



Bề cần nhanh chóng có các hoạt động quảng bá DLST phù hợp để thu hút du
khách, sớm đem lại những hiệu quả KT-XH để phục vụ cho sự phát triển của
Vườn, đặc biệt khi DLST còn là hình thức DL mới mẻ với du khách.
3.2.8 Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành
Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành sẽ tạo điều kiện tốt để DLST phát
triển. Với việc huy động và phát huy đầu tư cho các tour DLST, các doanh
nghiệp lữ hành sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư khi có hướng phát
triển DLST tại VQG.
3.2.9 Khuyến khích du lịch dựa vào cộng đồng địa phương
Chính sự tham gia tích cực của CĐĐP sẽ làm tăng chất lượng DL, làm đa
dạng các loại hình và sản phẩm DL, vì thế làm tăng độ hấp dẫn, sức thu hút
khách DL và mở ra những hứa hẹn cho sự phát triển DLST ở VQG; đồng thời
góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giải quyết vấn đề việc làm, xóa đói
giảm nghèo cho người dân địa phương:

22


KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu phát triển DLST ở VQG Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn có thể rút ra những kết luận sau:
- DLST ngày càng phổ biến và là xu hướng mới trong phát triển DL của
thế giới.
- Ở Việt Nam, đây là loại hình DL còn mới mẻ với những tiềm năng sẵn có
về sinh thái đã và đang đưa vào phát trển loại hình DL này ở nhiều VQG trên cả
nước.
- VQG Ba Bể là nằm trong vùng núi đá vôi karst cổ, có cấu tạo địa chất
đặc biệt, nhiều núi cao, hang động, sông hồ, suối ngầm, tạo nên cảnh quan đặc
biệt hấp dẫn.

- Lượng khách DL đổ về Ba Bể có xu hướng tăng trong những năm gần
đây. DL DLST mặc dù đã được định hướng phát triển tại VQG Ba Bể được một
thời gian nhưng vẫn chưa thu được nhiều hiệu quả.
- Trong 5 năm trở lại đây, BQL VQG cũng như các cấp quản lí đã đưa ra
các định hướng phát triển DLST tại Ba Bể cụ thể, tổ chức nhiều hoạt động nhằm
bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá của vùng, quy hoạch phát triển vùng đệm:
Định hướng cơ bản về sử dụng không gian phát triển DL, các sản phẩm DL chủ
yếu, tổ chức các loại hình DL, một số tuyến DL/tham quan, DLST gắn liền với
giáo dục môi trường,...
- Trên cơ sở nghiên cứu ĐKTN và TNDLTN, các định hướng phát triển
DLST của VQG Ba Bể, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát
triển DLST ở VQG như: về cơ chế chính sách phát triển DLST, nâng cấp cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, giải pháp về công tác bảo tồn, giải pháp về
23


khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư và thu hút đầu tư,
truyền thông quảng cáo, liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, khuyến khích
DL dựa vào CĐ.
Theo đánh giá ĐKTN và TNDLTN của VQG Ba Bể được xếp vào nhóm
rất thuận lợi, tuy nhiên CSVC&KTHTDL còn chưa đồng bộ, thiếu tiện nghi, vị
trí nằm xa với các nguồn khách tiềm năng, các điểm DL thu hút khách khác...
Do đó, cần phải trả lời câu hỏi “làm thế nào để thu hút được khách DL tới. Sự
phát triển KT – XH và lợi ích của người dân chắc chắn được cải thiện và phát
triển nếu như phát huy được những tiềm năng to lớn do hoạt động DL mang lại.
Bên cạnh đó việc phát triển DL trong khu vực VQG Ba Bể phải gắn với điều
kiện tuyệt đối là không làm tổn hại tự nhiên và văn hóa vùng miền, phải gắn với
bảo tồn và phát triển văn hóa; phát huy “lợi ích tiêu dùng” và “đánh giá tốt” của
du khách vào bảo tồn, cải thiện môi trường khu vực.
Với định hướng: “Phát triển DL Ba Bể hướng tới trở thành khu DLST số

1 của Việt Nam, hình thành một “kì diệu Ba Bể”, nơi du khách có thể cảm nhận
sự kì diệu của tự nhiên, tận hưởng thời gian thư thái (kì diệu về nơi ở) và giao
lưu với người dân địa phương (kì diệu về con người), hướng tới trở thành trọng
điểm DL số 1 Việt Nam” đòi hòi BQL cũng như các cấp chính quyền phải thật
sự quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt và có những chính sách có tính chiến
lược về đầu tư, quảng bá DL, huy động được nhiều nguồn lực trong và ngoài
nước cũng như sự tham gia tích cực, có hiệu quả của cộng đồng dân cư và chính
quyền địa phương

24



×