Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường THPT qua các cuộc thi tìm hiểu lịch sử việt nam từ thế kỷ x XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 124 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**************

DƢƠNG THỊ VÂN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở
TRƢỜNG THPT QUA CÁC CUỘC THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X-XV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
đƣợc sự động viên, giúp đỡ tận tình của cô giáo hƣớng dẫn, các thầy cô giáo
trong khoa Lịch sử, gia đình và bạn bè tôi.
Lời đầu tiên, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Hoàng Thanh Tú - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện khoá luận này.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, tập thể
lớp 38C SP lịch sử, gia đình, bạn bè tôi đã luôn ở bên cạnh, động viên và ủng
hộ tôi trong thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trƣờng
Sơn Dƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thử nghiệm khoá luận này.
Là một sinh viên, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa
học ứng dụng nên bản thân không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất
mong đƣợc sự đúng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và bạn bè để đề tài


này đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 5/2016
Sinh viên thực hiện

Dƣơng Thị Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................... 6
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 7
5. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 8
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƢỜNG THPT QUA CÁC CUỘC THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM .................................................................... 9
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................... 9
1.1.1. Quan niệm về tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử ở
trƣờng THPT ..................................................................................................... 9
1.1.1.1. Các khái niệm hoạt động ngoại khóa ................................................... 9
1.1.1.2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa ..................................... 10
1.1.1.3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa qua các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử .... 18
1.1.2. Vai trò ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa qua các cuộc thi
tìm hiểu lịch sử ở trƣờng THPT ...................................................................... 21
1.1.3. Những yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trƣờng THPT
qua các cuộc thi tìm hiểu lịch sử .................................................................... 27
1.1.4. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa qua cuộc thi tìm hiểu lịch sử 28

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................ 30
1.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở
trƣờng THPT ................................................................................................... 30
1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trƣờng THPT qua các cuộc
thi tìm hiểu Lịch sử ......................................................................................... 33
Chƣơng 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƢỜNG THPT
QUA CÁC CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XXV. THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................................... 45


2.1. VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X - XV ........................................................................................ 45
2.1.1. Vị trí ...................................................................................................... 45
2.1.2. Mục tiêu ................................................................................................ 46
2.1.3. Nội dung cơ bản .................................................................................... 47
2.2. LỰA CHỌN CÁC CHỦ ĐỀ CỦA PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ
THẾ KỈ X - XV CÓ THỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA QUA
CÁC CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ ......................................................... 50
2.3. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA QUA
CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X-XV .............. 58
2.3.1. Tham quan ............................................................................................. 58
2.3.1.1. Xác định về mục tiêu.......................................................................... 59
2.3.1.2. Chuẩn bị ............................................................................................. 59
2.3.1.3. Tổ chức hoạt động .............................................................................. 59
2.3.2. Dạ hội Lịch sử ....................................................................................... 66
2.3.2.1. Mục tiêu.............................................................................................. 66
2.3.2.2. Nội dung và hình thức hoạt động ....................................................... 66
2.3.2.3. Chuẩn bị hoạt động ............................................................................ 66
2.3.2.4. Tiến hành hoạt động ........................................................................... 67
2.3.3. Kể chuyện Lịch sử................................................................................. 68
2.3.3.1. Mục đích............................................................................................. 68

2.3.3.2. Chuẩn bị hoạt động ............................................................................ 68
2.3.3.3. Hình thức hoạt động ........................................................................... 69
2.3.3.4. Tổ chức hoạt động .............................................................................. 73
2.3.3.5. Kết thúc hoạt động ............................................................................. 73
2.4. THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................... 74
2.4.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................ 74
2.4.2. Đối tƣợng thử nghiệm ........................................................................... 74
2.4.3. Quy trình tổ chức cuộc thi “Danh nhân đất Việt” ................................. 75


2.4.3.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................... 75
2.4.3.2. Viết kế hoạch chi tiết.......................................................................... 76
2.4.3.4. Tổ chức cuộc thi ................................................................................. 87
2.4.4. Xử lý kết quả thử nghiệm...................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 100


DANH MỤC BẢNG
Số thứ tự

Tên bảng

Trang

1.1

So sánh mức độ hứng thú của học sinh đối với


34

hoạt động ngoại khóa qua ý kiến của giáo viên và
học sinh
1.2

So sánh các hoạt động ngoại khóa đƣợc tổ chức ở

36

trƣờng phổ thông và các hoạt động học sinh đƣợc
tham gia
1.3

So sánh mức độ thƣờng xuyên các thầy cô tổ chức

38

với mức độ thƣờng xuyên học sinh đƣợc tham gia
hoạt động ngoại khóa qua cuộc thi tìm hiểu Lịch
sử
1.4

Ƣu, nhƣợc điểm của tổ chức hoạt động ngoại khóa

40

qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử thông qua ý kiến của
giáo viên và học sinh
2.1


Mức độ hứng thú của học sinh đối với các hoạt

90

động ngoại khóa qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử
trƣớc và sau thử nghiệm
2.2

Mức độ hứng thú với các hoạt động của học sinh
trƣớc và sau thử nghiệm

91


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số thứ tự

Tên biểu đồ

Trang

1.1

So sánh các hoạt động ngoại khóa đƣợc tổ chức ở

36

trƣờng phổ thông và các hoạt động học sinh đƣợc

tham gia

1.2

So sánh mức độ thƣờng xuyên các thầy cô tổ chức

38

với mức độ thƣờng xuyên học sinh đƣợc tham gia
hoạt động ngoại khóa qua cuộc thi tìm hiểu Lịch
sử

2.1

Mức độ hứng thú của học sinh đối với các hoạt

90

động ngoại khóa qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử
trƣớc và sau thử nghiệm

2.2

Mức độ hứng thú với các hoạt động của học sinh
trƣớc và sau thử nghiệm

91


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc và quá trình toàn cầu hóa hiện nay,
nhu cầu chung của xã hội và thế giới là con ngƣời phải có đƣợc hiểu biết toàn
diện về tất cả các lĩnh vực, các môn học dƣới mái trƣờng phổ thông cũng
đóng góp một phần không nhỏ vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Một trong số đó
phải kể đến môn Lịch sử. Giáo dục cho học sinh hiểu biết về Lịch sử nƣớc
nhà, khơi dậy trong trái tim thế hệ trẻ lòng yêu nƣớc, truyền thống quý báu
của dân tộc để các em biết cố gắng học tập, làm việc, dựng xây đất nƣớc trên
nền móng tổ tiên đã gây dựng là trách nhiệm mà tất cả mọi ngƣời phải cùng
nhau thực hiện.
Thực tế cho thấy, bên cạnh những ngƣời có hiểu biết và niềm đam mê
tìm hiểu lịch sử “nguồn cội” thì vẫn có một số ngƣời không có đƣợc những
kiến thức dù là căn bản nhất về lịch sử đất nƣớc mình, dân tộc mình. Đó có
thể là do cách học tập, truyền tải kiến thức Lịch sử của nền giáo dục nƣớc ta
làm cho nhiều ngƣời không mấy ham mê sử nƣớc nhà.Trongcuộc điều tra với
1800 thanh niên thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện vào năm 1994 cho ta
những con số giật mình: 39% không biết Hùng Vƣơng là ai? (trong đó có cả
một số học sinh trƣờng trung học phổ thông Hùng Vƣơng), 49% không biết
Trần Quốc Toản- ngƣời anh hùng trẻ tuổi trong cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên- Mông (có ngƣời cho rằng ông Trần Quốc Toản là ông Trần Phú),
64,6% không biết Trƣơng Công Định- ngƣời anh hùng chống Pháp nổi tiếng
của Nam Bộ (thậm chí có ngƣời khẳng định ông là 1 trong 108 hảo hán
Lƣơng Sơn Bạc). Riêng trong 468 sinh viên của 9 trƣờng đại học đƣợc điều
tra thì 44% không biết Chu Văn An- nhà giáo dục lớn đời Trần. 59%không
biết Lƣơng Thế Vinh- nhà toán học Việt Nam danh tiếng thế kỉ XV [24, 2024].

1


Học sinh không đam mê Lịch sử bởi thực trạng của việc dạy và học

Lịch sử trong nhà trƣờng phổ thông hiện còn những tồn tại: nội dung bài
giảng Lịch sử khô khan, nặng về kiến thức, chƣa gắn với các vấn đề thực tiễn,
chƣa hƣớng tới hình thành đƣợc những năng lực cần thiết cho học sinh,
phƣơng pháp dạy học chậm đổi mới - chủ yếu vẫn là thầy đọc trò chép, cho
nên không tạo đƣợc hứng thú cho học sinh khi học môn Lịch sử.
Trong dạy học Lịch Sử, cũng nhƣ các bộ môn khác ở nhà trƣờng phổ
thông, ngoài việc tiến hành bài học nội khóa-hình thức dạy học cơ bản, còn có
cáchoạt động ngoại khóa (HĐNK). HĐNK có tác dụng tích cực đối với việc
giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển toàn diện của học sinh, góp phần quan
trọng, cùng với các bài lên lớp,thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn.
HĐNK còn góp phần phát triển học sinh. Nếu bài học nội khóa là hình thức
bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chƣơng trình đã quy định về
thời gian, nội dung…thì HĐNK lại mở ra một khả năng rộng lớn để hình
thành các thói quen,kỹ năng về trí tuệ và thực hành cho học sinh trong học tập
Lịch sử. Các em có thể tự chọn và tham gia một công tác hợp với sở thích và
trình độ của mình. Tính chất tự nguyện trong việc tham gia hoạt động ngoại
khóa đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, làm nảy sinh và phát triển hứng
thú của học sinh, đáp ứng nguyên lí giáo dục “học đi đôi với hành”, “lấy học
sinh làm trung tâm”. Song do quan niệm chƣa đúng,nên các HĐNK ở trƣờng
phổ thông hiện nay còn nghèo nàn, hiệu quả chƣa cao.
Một trong những hình thức ngoại khóa mang lại hiệu quả cao trong
trƣờng trung học phổ thông (THPT) là thông qua các cuộc thi tìm hiểu về
Lịch sử. Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử sẽ kích thích tinh thần tự
học, tự tìm hiểu về Lịch sử, trí tƣởng tƣợng, sáng tạo… của học sinh. Vì vậy,
việc đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu hình thức dạy học ngoại khóa thông qua

2


cuộc thi tìm hiểu Lịch sử gắn với một giai đoạn Lịch sử cụ thể trong chƣơng

trình dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông là thực sự cần thiết.
Với lí do trên tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường
THPT qua các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV” làmđề
tài nghiên cứu trong khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề “Hoạt động ngoại khoá trong dạy học Lịch sử” đã đƣợc nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Ở nƣớc ta, có thể kể đến một số công trình khoa học
nhƣ:
HĐNK đƣợc nghiên cứu kĩ càng và trình bày rõ ràng, chặt chẽ trong
cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử” do tác giả Phan Ngọc Liên chủ biên
(Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm). Trong cuốn “Phương pháp dạy học môn
Lịch sử ở trường THPT” của tác giả Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú
cũng đã trình bày về vị trí, ý nghĩa, nội dung và các hình thức, cách thức tiến
hành HĐNK nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử.Các tác giả đã
tập trung đi sâu vào một số hình thức chủ yếu mang tính phổ quát cho toàn bộ
chƣơng trình Lịch sử. Đây là nguồn tƣ liệu hết sức quý báu cho những giáo
viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, giúp ngƣời giáo viên tiếp cận, đúc rút về mặt
lí luận và kinh nghiệm dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy…
Tác giả Nguyễn Thị Côi với mong muốn giúp giáo viên Lịch sử ở
trƣờng phổ thông có thể thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình đã viết
cuốn: “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở
trường phổ thông”. Nội dung chính của cuốn sách là đi sâu giới thiệu, phân
tích những bài học Lịch sử trong thực tiễn dạy học ở trƣờng phổ thông đƣợc
đánh giá đạt hiệu quả cao, các biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong cuốn “Công tác ngoại khóa môn Lịch sử ở trường phổ thông cấp
II, cấp III” của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang (Nhà

3



xuất bản Giáo dục - 1968). Với cuốn sách này, tác giả đã trình bày quan niệm
về HĐNK cũng nhƣ nội dung và phƣơng pháp tiến hành công tác ngoại khóa
Lịch sử ở trƣờng phổ thông qua 3 phần nhƣ sau:
Phần thứ nhất: Trình bày một số quan niệm về công tác ngoại khóa và ý
nghĩa của nó trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Các tác giả đó
nêu lên hai đặc điểm nổi bật của hoạt động ngoại khóa là nguyên tắc tự
nguyện và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Phần thứ hai: Nêu lên cách thức tổ chức để tiến hành hoạt động ngoại
khóa nhƣ: tổ Lịch sử địa phƣơng, tổ nghiên cứu Lịch sử, tổ phổ biến kiến thức
Lịch sử và chỉ ra nhiệm vụ, công việc của từng tổ. Các tác giả đó đƣa ra một
số hình thức ngoại khóa nhƣ: đọc sách, kể chuyện, nói chuyện Lịch sử, trao
đổi,dạ hội Lịch sử… và nêu ra các đặc điểm của từng hình thức, yêu cầu và
cách thức tiến hành nó.
Phần thứ ba: Cuốn sách đó nêu lên một số công tác ngoại khóa môn
Lịch sử ở ngoài trƣờng nhƣ: công tác công ích xã hội, công tác biên soạn Lịch
sử địa phƣơng, nội dung cụ thể và các yêu cầu của từng hoạt động.
Đây là tài liệu nghiên cứu một cách chung nhất về công tác ngoại khóa Lịch
sử ở nƣớc ta. Nó là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên, đặt cơ sở cho các nghiên
cứu tiếp theo về HĐNK Lịch sử.
Cuốn “Một số trò chơi Lịch sử” của Lƣơng Ninhlà công trình nghiên
cứu đi sâu vào các vấn đề cụ thể của HĐNK. Tác giả đã giới thiệu tài liệu của
nhà giáo dục Xô viết GA. Gu - la – ghi-na về cơ sở tâm lí sƣ phạm của các trò
chơi lịch sử và gợi ý biên soạn tổ chức một số trò chơi phù hợp với học sinh
trung học cơ sở và THPT của Việt Nam nhƣ: ô chữ, xúc xắc, quay số, bảng
niên đại, trò chơi mật mã, em có biết, phải hay không phải, ủng hộ hay phản
đối, nhận diện lịch sử.

4



HĐNK đã đƣợc nghiên cứu một phần, một khía cạnh trong các khóa
luận: “Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử ở trung tâm giáo
dục thường xuyên Hoàng Mai” của tác giả Trần Thị Oanh, khóa luận “Tổ
chức một số hoạt động ngoại khoá trong khoá trình Lịch sử Việt Nam 19191945 (lớp 12 cơ bản)” của tác giả Phạm Thị Hƣơng. Các khóa luận này đã
trình bày một cách có hệ thống từ: khái niệm, hình thức, vai trò, ý nghĩa, xây
dựng đƣợc một số chủ đề để tổ chức HĐNK, các tác giả khóa luận cũng đã
tiến hành tổ chức HĐNK ở trƣờng THPT. Mặc dù vậy, khóa luận mới chỉ
dừng lại ở việc đề xuất hoặc tổ chức HĐNK một cách chung nhất, chƣa đi sâu
vào một hình thức cụ thể nào.
Trên Tạp chí Giáo dục cũng có nhiều bài viết chuyên khảo bàn về
HĐNK nhƣ: “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho
học sinh THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thành - THPT dân lập Bình Minh Hà Tây; “Tổ chức dạ hội Lịch sử về Hồ Chí Minh cho học sinh với sự hỗ trợ
của phần mềm Powerpoint” của tác giả Nguyễn Thị Côi - Đại học Sƣ phạm
Hà Nội và Đoàn Văn Hƣng - Đại học Quy Nhơn; tác giả Đoàn Văn Hƣng với
bài viết“Tổ chức dạ hội Lịch sử về Bác Hồ”.Các bài viếtđã đƣa ra một số biện
pháp tổ chức HĐNK tuy nhiên nội dung mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về HĐNK Lịch sử rất phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, nghiên cứu và ứng dụng HĐNK gắn với những
giai đoạn Lịch sử cụ thể trong chƣơng trình phổ thông chƣa đƣợc các tác giả
đề cập.
Thực hiện đề tài này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu việc áp dụng tổ chức
các HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử trong một khoá trình Lịch sử, cụ thể
là Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV (Lớp 10 - cơ bản) để nâng cao hiệu quả
bài học Lịch sử và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục Lịch sử.

5


3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu vai trò, nhiệm vụ, nội dung của hình
thức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử trong dạy học Lịch sử ở trƣờng
THPT. Từ đó đề xuất một số hình thức tổ chức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đã đề ravà giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về HĐNK trong dạy học Lịch sử ở trƣờng
THPT
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức các HĐNK qua cuộc thi
tìm hiểu Lịch sử ở trƣờng THPT hiện nay
- Đề xuất một số định hƣớng tổ chức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử
Việt Nam giai đoạn thế kỉ X-XV để nâng cao chất lƣợng dạy học
- Thử nghiệm HĐNK cụ thể ở trƣờng THPT và đánh giá hiệu quả của việc tổ
chức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Xây dựng và tổ chức HĐNK ở trƣờng THPT qua cuộc
thi tìm hiểu Lịch sử Việt Nam thế kỉ X – XV,
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của HĐNK qua cuộc thi tìm
hiểu Lịch sử để đề xuất một số hình thức tổ chức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV để áp dụng vào thực tế dạy học Lịch sử
- Tiến hành điều tra thực trạng tổ chức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu trong dạy
học môn Lịch sử tại 3 trƣờng THPT: THPT Sơn Dƣơng, THPT Lý Nhân
Tông, THPT Yên Lãng.

6


- Tiến hành thử nghiệm tại lớp 10A3 trƣờng THPTSơn Dƣơng - Tuyên
Quang.

4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ 2
hƣớng sau:
- Nguồn tài liệu thành văn gồm các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học thuộc ngành phƣơng pháp dạy học Lịch sử của Nhà xuất bản Giáo
dục, trƣờng Sƣ phạm Hà Nội, các tài liệu của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Hà Nội,…
- Nguồn tài liệu thực tế từ quá trình khảo sát thực trạng dạy học Lịch
sử ở trƣờng phổ thông.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp
sau:
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu: đọc, sƣu tầm
và phân tích những tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet… về lý luận phƣơng
pháp dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đặc biệt là lý luận về tổ chức
HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử.
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Thứ nhất là phƣơng pháp quan sát: Dự giờ để thu thập thông tin, đánh giá
khách quan tình hình dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT.
Thứ hai là phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng tổ chức
HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử, về thái độ của học sinh với môn học và
nguyên nhân ảnh hƣởng đến thái độ học tập môn Lịch sử.
Thứ ba là phƣơng pháp thực nghiệm: Thực nghiệm xây dựng và tổ chức
HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỉ X-XV.

7


- Phƣơng pháp thống kê toán học: xử lí số liệu về thực trang tổ chức HĐNK

qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử và kết quả học tập của học sinh sau khi tham gia
HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử.
5. Đóng góp của khóa luận
Khẳng định ý nghĩa, vai trò của việc tổ chức HĐNK trong dạy học Lịch
sử ở trƣờng THPT nói chung và tổ chức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu lịch sử
Việt Nam từ thế kỉ X-XV.
Đánh giá đƣợc thực trạng của việc tổ chức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV ở trƣờng THPT hiện nay.
Đề xuất các hình thức tổ chức HĐNK qua cuộc thi tìm hiểu Lịch sử
Việt Nam từ thế kỉ X-XV.
Đóng góp vào cơ sở lý luận của việc nghiên cứu, cải tiến chất lƣợng
giảng
dạy môn Lịch sử.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
của khóa luận đƣợc triển khai thành 2 chƣơng cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức HĐNK ở trƣờng
THPT qua các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV.
Chƣơng 2: Tổ chức HĐNK ở trƣờng THPT qua các cuộc thi tìm hiểu
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV. Thử nghiệm sƣ phạm.

8


Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƢỜNG THPT QUA
CÁCCUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Quan niệm về tổ chức HĐNK trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

1.1.1.1. Các khái niệm HĐNK
Trong quá trình tổ chức dạy học, không chỉ có hình thức tổ chức dạy
học nội khoá mà bên cạnh đó còn có hình thức ngoại khoá. Đây là hình thức
tổ chức dạy học xuất hiện sau và hiện nay đang đƣợc nghiên cứu, áp dụng vào
thực tiễn giảng dạy ở Việt Nam. Vậy HĐNK là gì ?
Theo “Từ điển Tiếng Việt căn bản”, Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội 2004: “Ngoại khoá là môn học hoạt động ngoài giờ hoặc ngoài trời, ngoài
chƣơng trình chính thức, phân biệt với nội khoá”[27].
Nhƣ vậy, HĐNK là hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp, không
quy định trong chƣơng trình,có tổ chức, kế hoạch, phƣơng hƣớng xác định,
hoạt động đƣợc tiến hành dựa trên sự tự nguyện của cả nhóm hay một nhóm
học sinh, có sở thích, đam mê về một môn học nào đó và có xu hƣớng muốn
tìm tòi, nghiên cứu sâu thêm, dƣới sự điều khiển, hƣớng dẫn của giáo viên
góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Cụm từ “ngoại khóa” đƣợc dùng để phân biệt với hình thức học tập
chính khóa hay còn gọi là bài nội khóa. Hoạt động ngoại khóa là một hình
thức của hoạt động ngoài lớp và có tác dụng nhƣ bài nội khóa trong việc cung
cấp kiến thức, phát triển kĩ năng, giáo dục thái độ cho học sinh.

9


HĐNK là hoạt động đƣợc tiến hành theo những chủ đề, nội dung rất
linh hoạt, đa dạng (tuy vẫn phải sát với nội dung học của bài nội khóa) nhằm
làm phong phú, sâu sắc những kiến thức Lịch sử của học sinh trên các mặt
khác nhau của cuộc sống xã hội.
Nếu nhƣ bài học nội khóa thực hiện nội dung quy định trong chƣơng
trình môn học, thể hiện trong sách giáo khoa và bắt buộc giáo viên phải thực
hiện thì HĐNK có nội dung bổ trợ cho những nội dung kiến thức học sinh đã
thu nhận trong giờ học chính khóa (do thời gian quy định nên còn hạn chế).
HĐNK tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu sâu sắc hơn về những kiến thức

Lịch sử đƣợc học trong bài nội khóa và đƣợc tổ chức tùy theo hoàn cảnh cụ
thể của trƣờng và địa phƣơng. Bài nội khóa là bắt buộc, giáo viên và học sinh
phải tuân thủ nghiêm ngặt nội dung, thời gian quy định theo chƣơng trình, thì
HĐNK giáo viên và học sinh có thể lựa chọn nội dung, hình thức tiến hành
cho phù hợp điều kiện, khả năng, sở thích và trình độ của mình. Chính vì vậy
HĐNK có tác dụng rất lớn trong việc phát huy năng lực nhận thức cũng nhƣ
gây hứng thú trong học tập cho học sinh. Cả 2 hình thức đều là cơ sở tổ chức
thực hiện các biện pháp sƣ phạm thích hợp, phù hợp với yêu cầu, mục đích
giáo dục của nhà trƣờng phổ thông. Vì vậy, việc chú trọng đến việc tổ chức
HĐNK là một yêu cầu cấp thiết để tiến tới mục tiêu giáo dục toàn diện.
1.1.1.2. Các hình thức tổ chức HĐNK
Tham quan:
Tham quan di tích Lịch sử là hoạt động đi đến những nơi còn lƣu giữ
những dấu vết của quá khứ (khu bảo tồn di tích Lịch sử) để thấy tận mắt, để
mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
Hoạt động tham quan giữ một vị trí quan trọng trong dạy học Lịch sử ở
trƣờng phổ thông. Những dấu vết của quá khứ, những hiện vật trƣng bày
trong

10


bảo tàng không chỉ cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại một ấn tƣợng mạnh
mẽ nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích cho
học sinh.
Trong thực tế, có thể tổ chức hai loại tham quan Lịch sử chủ yếu, phù
hợp với yêu cầu học tập và điều kiện tổ chức:
Thứ nhất, những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bài học nội
khóa, và có thể là bài giảng trong nhà bảo tàng, hoặc thực địa trên địa phƣơng
gần khu vực trƣờng học.

Thứ hai, những cuộc tham quan có tính chấtHĐNK ở nhà bảo tàng, di
tích Lịch sử xa trƣờng, cuộc hành quân thăm chiến trƣờng xƣa. Công việc này
đòi hỏi nhiều điều kiện khó khăn, phức tạp để tổ chức, nên không thể tiến
hành thƣờng xuyên.
Sự phân chia hai loại tham quan Lịch sử trên chỉ có tính chất tƣơng đối,
vì hai loại này thƣờng đan xen nhau. Bài dạy tại thực địa cũng có phần tham
quan. Các cuộc tham quan ngoại khóa đều nhằm mục đích bổ sung kiến thức
đã học.
Hoạt động này có thể do giáo viên độc lập tổ chức cho một lớp, hoặc
một khối lớp, nhƣng cũng có thể kết hợp với hoạt động của đoàn thanh niên,
hội phụ nữ… trong việc tổ chức cắm trại, hành quân để giới thiệu, bổ sung
một số kiến thức.
Hoạt động tham quan sẽ bổ trợ kiến thức Lịch sử cho học sinh về
truyền thống văn hóa, Lịch sử của dân tộc và mỗi địa phƣơng, từ đó nâng cao
ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Ngoài ra, tham
quan còn có tác dụng lớn trong việc phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo,
trí thông minh và gây hứng thú học tập đối với học sinh. Do đó, tham quan di
tích Lịch sử cần đƣợc nhà trƣờng phổ thông tổ chức thƣờng xuyên cho học
sinh, nhất là các di tích Lịch sử quê hƣơng trong những dịp lễ hội nhằm phát

11


huy lợi thế nhiều mặt của di tích Lịch sử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
Ngoài tổ chức tham quan di tích, bảo tàng Lịch sử; trong các buổi tham quan
nhà máy, công trƣờng, nông trƣờng… giáo viên cũng nên tổ chức cho học
sinh đến phòng truyền thống, nghe nói chuyện về đời sống, cuộc đấu tranh
của nhân dân ta trƣớc cách mạng và ngày nay.
Trong hoạt động tham quan, giáo viên có thể thiết kế thêm các nhiệm
vụ (bài tập, bài thu hoạch theo nhóm hoặc cá nhân) dƣới các hình thức nhƣ:

cuộc thi tìm hiểu Lịch sử, bộ sƣu tập tranh ảnh, phóng sự, bài báo…
Kể chuyện Lịch sử:
Kể chuyện Lịch sử tức là kể chuyện đời xƣa, những điều mắt thấy, tai
nghe về quá trình hình thành, phát triển, hay sự tiêu vong của một sự kiện
Lịch sử, bƣớc ngoặt Lịch sử, sứ mạng Lịch sử… Đây là hình thức ngoại khóa
hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao.
Có nhiều cách kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, một câu
chuyện đƣợc tìm hiểu qua tài liệu, hay của của chính ngƣời tham gia, chứng
kiến sự kiện thuật lại.
Nội dung kể chuyện Lịch sửlà việc phổ biến kiến thức Lịch sử một
cách khoa học, chứ không phải những chuyện hƣ cấu. Do đó, nội dung câu
chuyện kể phải có chủ đề-một sự kiện, một nhân vật - dựa vào một tài liệu
chính xác, tránh những chi tiết li kỳ không có giá trị khoa học, không phù hợp
với yêu cầu học tập.
Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các sự kiện cơ bản trong bài
học, chính xác, tránh li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu
cầu học tập. Kể chuyện phải làm cho ngƣời nghe xúc động, nhƣ đƣợc sống lại
sự kiện ấy, bằng cách cho học sinh nhập vai vào câu chuyện.
Kể chuyện khác với thông báo.Nhƣ đã nói, thông báo cung cấp cho
ngƣời nghe một số tri thức nhất định, ngắn gọn, khô khan, còn kể chuyện bao

12


giờ cũng có chủ đề và có tình tiết. Ví dụ, khi thông báo các sự kiện về thời
niên thiếu của Bác Hồ, ngƣời nghe chỉ nắm đƣợc những nét chính (quê
hƣơng, gia đình, tên lúc nhỏ). Kể chuyện về thuở thiếu thời của Bác với nhiều
tình tiết sinh động nhằm khôi phục bức tranh lịch sử về quê hƣơng, gia đình,
về thời thơ ấu của Bác…
Nội dung bài kể chuyện không chỉ có khối lƣợng sự kiện, tri thức đƣợc

cung cấp, mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất sự vật, hiện
tƣợng.Nếu logíc của câu chuyện kể đƣợc xây dựng trên cơ sở những sự kiện,
tri thức chính xác thì nó có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Thông thƣờng một câu
chuyện kể bao gồm những yếu tố sau đây:
-Giới thiệu vấn đề
-Tình huống đặt ra
-Diễn biến sự kiện
-Câu chuyện kết thúc
-Sự phát triển của tình tiết đến cao độ.
Một câu chuyện có bố cục nhƣ vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt ngƣời nghe
qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú (kể cả căng thẳng và suy
nghĩ). Ngƣời nghe hứng thú lắng nghe không phải chỉ vì đƣợc cung cấp các
sự kiện, chi tiết hay, hấp dẫn mà còn vì nội dung của câu chuyện có sức giáo
dục mạnh mẽ.
Giáo viên có thể thiết kể tổ chức hoạt động ngoại khóa kể chuyện lịch
sử dƣới hình thức một cuộc thi tìm hiểu lịch sử với các chủ đề nhƣ: danh nhân
đất Việt, thần đồng đất Việt, Hào khí Đông A… Giáo viên thiết kế một số
nhiệm vụ cho học sinh phải hoàn thành sau buổi kể chuyện: viết bài báo cáo,
bài đánh giá…

13


Nghe nói chuyện Lịch sử:
Nói chuyện Lịch sử tức là trình bày những vấn đề Lịch sử một cách có
hệ thống trƣớc đông ngƣời để cho ngƣời để cho ngƣời nghe hiểu rõ hơn về
một sự kiện nào đấy.
Nói chuyện Lịch sử có nội dung, yêu cầu cao hơn kể chuyện Lịch sử.
Kể chuyện chủ yếu là việc trình bày các sự kiện cụ thể nâng lên trình độ tƣ
duy khái quát, còn nói chuyện Lịch sử chủ yếu là làm cho ngƣời nghe nhận

thức một cách khái quát, đƣợc minh họa, dẫn chứng bằng các sự kiện cụ thể
theo một chủ đề nào đó. Ví dụ, kể chuyện về một cuộc đấu tranh chính trị của
“Đội quân tóc dài” với nhiều tài liệu-sự kiện cụ thể làm ngƣời nghe nhƣ đƣợc
chứng kiến sự kiện này.
Nói chuyện Lịch sử phải có chủ đề rõ ràng, chủ đề phải phù hợp với nội
dung chƣơng trình nội khóa, với nhiệm vụ chính trị trƣớc mắt. Vì vậy, nói
chuyện Lịch sử không thể tổ chức thƣờng xuyên và ở bất cứ nơi nào nhƣ kể
chuyện Lịch sử. Nó thƣờng đƣợc tổchức nhân ngày kỉ niệm một sự kiện Lịch
sử quan trọng, một danh nhân, lãnh tụ cách mạng…, những đợt sinh hoạt
chính trị, bồi dƣỡng về văn hóa, nghiên cứu Lịch sử địa phƣơng. Ngƣời nói
chuyện phải là ngƣời am hiểu sâu sắc vấn đề trình bày. Do đó, ngƣời nói
chuyện thƣờng là giáo viên, cán bộ nghiên cứu cán bộ giảng dạy ở các trƣờng
đại học, cán bộ làm công tác tuyên huấn. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt,
giáo viên có thể bồi dƣỡng cho một học sinh giỏi để nói chuyện Lịch sử với
lớp, hay một học sinh lớp trên nói chuyện với các học sinh lớp dƣới.
Trong buổi nói chuyện, giáo viên gợi ý cho học sinh đặt một số câu hỏi
cho các vị khách mời và phát biểu cảm tƣởng sau buổi nói chuyện và thiết kế
nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm học sinh.

14


Trao đổi, thảo luận:
Đây là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của
mình để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe
kể chuyện, nói chuyện Lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đấy.
Có nhiều cách tiến hành trao đổi thảo luận. Trƣớc hết, có thể tổ chức
trao đổi thảo luận trong phạm vi lớp. Đối với học sinh THPT, những cuộc trao
đổi thảo luận không chỉ để ghi nhớ nội dung một vấn đề, mà chủ yếu là khơi
dậy những suy nghĩ độc lập của các em. Trong quá trình trao đổi, giáo viên

cần động viên các em đề xuất và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của
mình, đồng thời cũng khiêm tốn học tập và tôn trọng ý kiến của bạn. Giáo
viên theo dõi, kịp thời bổ sung những thiếu sót, uốn nắn các lệch lạc; khi kết
thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Trao đổi, thảo luận đƣợc tiến hành trên cơ sở một số chủ đề quan trọng,
có tác động đến việc bổ sung kiến thức đã học. Hình thức này rất phù hợp với
các nội dung, chủ đề Lịch sử lớn, có tính chất tổng quát, giáo viên có thể kết
cấu một hoặc nhiều chủ đề Lịch sử tạo thành chủ đề chung cho buổi thảo
luận, trao đổi. Ví dụ, trao đổi, thảo luận về “ý nghĩa bƣớc ngoặt” của việc
thành lập Đảng với Cách mạng Việt Nam hay “Thăng Longnghìn năm văn
hiến”. Chủ đề nêu ra là những vấn đề cơ bản có tính chất tổng hợp, khái quát,
những vấn đề mà nhiều ngƣời quan tâm, có liên quan đến cuộc sống hiện tại.
Có những hình thức tổ chức trao đổi thảo luận với nội dung phong phú
hơn, nhƣ tổ chức các “hộp thƣ” trao đổi trên báo tƣờng…
Xem phim Lịch sử:
Xem phim Lịch sử là HĐNK giúp học sinh tái hiện diễn biến, các hoạt
động của con ngƣời trong lịch sử qua các thƣớc phim, phim tƣ liệu.

15


Ngoài những tài liệu chữ viết, tranh ảnh… thì phim là nguồn sử liệu rất
quan trọng. Các sự kiện lớn của thế giới và Việt Nam đƣợc lƣu giữ lại qua các
đoạn phim tƣ liệu.
Phim Lịch sử thì gồm nhiều nguồn khác nhau: phim tƣ liệu Lịch sử,
phim tài liệu, phim thời sự, phim điện ảnh…
Với hình thức xem phim Lịch sử, giáo viên có thể xây dựng chủ đề
ngoại khóa theo nội dung bộ phim.
Dạ hội Lịch sử:
Dạ hội Lịch sử là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu

hút tất cả học sinh trong lớp, trƣờng tham dự.
Lực lƣợng tham gia dạ hội Lịch sử thƣờng có hai nhóm: một số ít học
sinh tham gia biểu diễn và đông đảo học sinh khác là khán giả. Đối với cả hai
nhóm, dạ hội Lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều
tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi dậy những xúc cảm làm cơ sở để giáo dục
tình cảm bồi dƣỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng
tƣ liệu Lịch sử, phân tích các tác phẩm văn học, nghiên cứu cách trình bày,
thể hiện nội dung các tác phẩm văn học, Lịch sử sân khấu…những bài nói
chuyện Lịch sử, những tiết mục văn nghệ…không chỉ làm phong phú kiến
thức, mà còn rèn luyện khả năng độc lập làm việc, bồi dƣỡng năng khiếu biẻu
diễn và cảm thụ nghệ thuật… cho học sinh.
Chủ đề của dạ hội Lịch sử rất phong phú.
-Chủ đề về Lịch sử địa phƣơng là một nội dung khá hấp dẫn trong dạ hội Lịch
sử, nhƣ “Quê hƣơng:quá khứ và hiện tại”…
-Các vấn đề về cuộc sống hiện nay trên thế giới và trong nƣớc nhƣ: đấu tranh
giữ gìn hòa bình thế giới, thành tựu phát triển khoa học-kỹ thuật… Cũng có
thể là chủ đề của dạ hội Lịch sử.

16


- Các sự kiện,nhân vật Lịch sử (Việt Nam và thế giới) đƣợc tổ chức kỉ niệm
trong năm.
Muốn tiến hành dạ hội Lịch sử theo các chủ đề nhƣ trên có hiệu quả,
phải thực hiện các yêu cầu:
Thứ nhất, dạ hội phải có mục đích giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển rõ
rệt, nghĩa là phải phù hợp với chƣơng trình, trình độ và yêu cầu học tập của
học sinh. Thông qua dạ hội Lịch sử, các em phải đƣợc bồi dƣỡng về lòng tin
đối với cách mạng, với quần chúng nhân dân, thắt chặt hơn tình đoàn kết và
củng cố thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện năng lực tƣ duy và hành động.

Thứ hai, dạ hội phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, phải phát huy
năng lực độc lập, tính tích cực chủ động hoạt động và tinh thần tập thể của
các em. Dĩ nhiên, việc phân công phải tùy theo yêu cầu, tính chất của công
việc, khả năng, trình độ của học sinh.
Thứ ba, cần có kế hoạch chuẩn bị công phu. Ngay từ đầu năm học, giáo
viên xây dựng kế hoạch, tranh thủ ý kiến, sự ủng hộ hợp tác của giáo viên bộ
môn, của hội đồng nhà trƣờng và đoàn thanh niên. Việc lựa chọn học sinh để
luyện tập các tiết mục không đƣợc làm ảnh hƣởng tới học tập và các công
việc khác.
Thứ tƣ, linh hoạt và đa dạng hóa hình thức tổ chức sao cho gọn nhẹ, ít
công sức và kinh phí mà hiệu quả lại cao(đối với nhà trƣờng và ảnh hƣởng
với địa phƣơng).
Tái tạo bức tranh Lịch sử, gợi dậy không khí Lịch sử có tác dụng giáo
dục là những yêu cầu quan trọng của một dạ hội. Vì vậy, ngoài các tiết mục
văn nghệ, cân thiết tổ chức triển lãm, trang trí nhằm gây hứng thú cho ngƣời
dự, làm sao cho họ cảm thấy nhƣ mình đang sống, hay tham gia, chứng kiến
sự kiện đã xảy ra. Triển lãm gồm tranh ảnh, áp phích, minh họa, sách báo, các

17


hiện vật, hay mô hình phục chế…có liên quan đến chủ đề dạ hội, đƣợc trƣng
bày ở một góc hội trƣờng, trên đƣờng vào hội trƣờng, hoặc hai bên sân khấu.
Ý nghĩa giáo dục của buổi dạ hội sẽ tăng lên nếu trong buổi dạ hội có
sự tham gia của những “nhân chứng” của sự kiện: anh hùng, chiến sĩ cách
mạng, những ngƣời thân trong gia đình nhân vật Lịch sử…
Tổ chức tốt các buổi dạ hội không chỉ có tác dụng đối với học sinh
trong trƣờng, mà còn có ảnh hƣởng lớn tới nhân dân địa phƣơng. Nó là một
biện pháp có hiệu quả gắn nhà trƣờng với xã hội.
Sưu tầm, tìm hiểu Lịch sử:

Sƣu tầm, tìm hiểu Lịch sử là quá trình học sinh học Lịch sử qua việc
sƣu tập tranh ảnh, phim tƣ liệu, tài liệu…
Giáo viên nên hƣớng dẫn học sinh cách sƣu tầm, nguồn tài liệu và trình
bày sản phẩm(một số tranh ảnh trên báo chí, bộ sƣu tập cá nhân, những bài
tƣờng thuật tỉ mỉ về các trận đánh trên báo chí, những tấm ảnh đƣợc công bố
trong một số sách của tác giả trong nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài…).
Qua việc sƣu tầm nguồn sử liệu, học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn,
mở rộng thêm vốn tri thức Lịch sử.
1.1.1.3. Tổ chức HĐNK qua các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử
Tổ chức đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên ở trong khóa
luận tôi đề cập đến khái niệm tổ chức với tính cách là một hoạt động (hay là
chức năng tổ chức). Chức năng tổ chức là một trong những chức năng quan
trọng của quy trình quản lý. Mục đích của chức năng tổ chức là nhằm đảm
bảo cung cấp đầy đủ kịp thời số lƣợng và chất lƣợng nhân lực, phối hợp các
nỗ lực thông qua việc thiết kế một cơ cấu tổ chức hợp lý và các mối quan hệ
quyền lực. Nội dung cơ bản của chức năng tổ chức là thiết kế bộ máy, phân
công công việc và giao quyền.

18


×