Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Công tác xây dựng đội ngũ đảng viên của đảng bộ tỉnh bắc giang từ năm 2000 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN NHƢ ĐẠI

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG THAY ĐỔI SINH KẾ ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ ĐA LỘC
HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN NHƢ ĐẠI

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG THAY ĐỔI SINH KẾ ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ ĐA LỘC
HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã sô: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Trịnh Văn Tùng


HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp “Biện pháp hỗ trợ cộng đồng thay đổi sinh kế ứng phó
với biến đổi khí hậu (nghiên cứu tại xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa)” đƣợc
hoàn thành sau 2 năm học tập và nghiên cứu sau đại học của tôi.
Nhân dịp luận văn đƣợc hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Trịnh Văn Tùng – Ngƣời đã tận tình giúp đỡ và
hƣớng dẫn cho tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo Khoa Xã
hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, cán bộ,
và ngƣời dân xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa, cùng gia đình và bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Một lẫn nữa xin đƣợc cảm tạ những sự hỗ trợ, chỉ dẫn, giúp đỡ quý báu
trên./.
Học viên

Phan Nhƣ Đại

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Trịnh Văn Tùng.
2. Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng
tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Phan Nhƣ Đại

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC BIỂU ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...................................................................... 3
2.1. Các nghiên về BĐKH và tác động của BĐKH. ......................................... 3
2.2. Những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến nguồn sinh kế của ngƣời
dân ..................................................................................................................... 6
2.3. Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng thích ứng với
BĐKH của hộ dân vùng ven biển ..................................................................... 8
2.4. Các nghiên cứu về BĐKH và các giải pháp thích ứng dựa vào cộng đồng.
................................................................................................................... 10
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................ 13
3.1. Ý nghĩa lí luận .......................................................................................... 13
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 13
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 13
4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 13
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 13

5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu .............................................................. 14
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 14
5.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................... 14
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 14
7. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 15
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 15
8.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận .......................................................... 15
iv


9. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 20
9.1. Giới hạn về thời gian nghiên cứu ............................................................. 20
9.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu ......................................................... 21
9.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu ............................................................. 21
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu .......................... 22
1.1.Cơ sở lí luận .............................................................................................. 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN XÃ ĐA LỘC 40
2.1. Nhận thức của ngƣời dân về nguy cơ, xu hƣớng và rủi ro của BĐKH tại
Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. ........................................................................ 40
2.2. Thực trạng sinh kế của ngƣời dân tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hóa. ...................................................................................................... 47
2.3. Nhu cầu thay đổi sinh kế của ngƣời dân xã Đa Lộc để thích ứng với
BĐKH.............................................................................................................. 56
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SINH KẾ HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..................................................... 63
3.1. Quan điểm thay đổi sinh kế thích ứng với BĐKH của chính quyền địa
phƣơng xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. .................................... 63
3.2. Một số biện pháp sinh kế thích ứng với BĐKH của chính quyền địa
phƣơng xã Đa Lộc. .......................................................................................... 65

3.3. Một số mô hình sinh kế truyền thống của ngƣời dân tự sáng tạo. ........... 73
3.4. Hoàn thiện một mô hình sinh kế thử nghiệm dƣới cách tiếp cận của phát
triển cộng đồng cho ngƣời dân xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. ................. 78
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 92
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96
PHỤC LỤC .................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

DFID

Bộ phát triển kinh tế Anh Quốc

LHQ

Liên Hợp quốc

CQĐP

Chính quyền địa phƣơng

ĐHQGHN


Đại học Quốc gia Hà Nội

CTXH

Công tác xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

3G3T

Mô hình 3 giảm, 3 tăng

PTG

Mô hình chăn nuôi Trùn, Gà, Phân

BVTV

Bảo vệ thực vật

PĐV

Phân động vật

ĐP

Địa phƣơng


GNRRTT

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

RNM

Rừng ngập mặn

UICN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên

WCED

Ủy ban môi trƣờng và phát triển thế giới

v


DANH MỤC BIỂU
Biểu 1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow

Trang 29

Biểu 2. Các hệ thống thay đổi

Trang 34


Biểu 3: Tần suất hiệu quả khai thác và đánh bắt xa bờ trong mùa mƣa Trang 55
lũ của ngƣời dân xã Đa Lộc, Hậu Lộc, thanh Hóa.
Biểu 4: Mong muốn thay đổi sinh kế trong lĩnh vực trồng trọt và chăn Trang 57
nuôi của ngƣời dân tại xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Biểu 5: Mong muốn chuyển đổi và phát triển mô hình chăn nuôi

Trang 58

Biểu 6: Mong muốn của ngƣời dân về sƣ hỗ trợ từ cấp chính quyền Trang 59
địa phƣơng trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế trong chăn nuôi.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giới thiệu mẫu nghiên cứu

Trang 19

Bảng 2: Cảm nhận của ngƣời dân về xu hƣớng về sự thay đổi của khí Trang 41
hậu trong những năm vừa qua.
Bảng 3: Nhận thức của ngƣời dân về rủi ro của BĐKH đến nguồn Trang 44
sinh kế của gia đình.
Bảng 4. Tƣơng quan giữa hoạt động sinh kế trồng trọt, thu nhập.

Trang 49

Bảng 5: Tƣơng quan giữa hoạt động sinh kế chăn nuôi và thu nhập

Trang 52

Bảng 6: Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trang 53


Bảng 7: Mong muốn hỗ trợ của ngƣời dân từ chính quyền địa Trang 61
phƣơng
Bảng 8: Hiệu quả về mặt môi trƣờng của mô hình làm phân vi sinh

Trang 77

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đang là một vấn đề không chỉ ở cấp quốc
gia, khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu.Biến đổi khí hậu là biểu hiện của mực
nƣớc biển dâng, nhiệt độ tăng cao đã và đang tác động nhiều mặt đến nhiều lĩnh vực
hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và cụ thể là BĐKH sẽ làm giảm nguồn sinh kế
nhƣ khả năng tiếp cận tới nguồn nƣớc, nhà cửa, và cơ sở hạ tầng, thay đổi tình hình
an ninh lƣơng thực của khu vực. Những thay đổi về lƣợng mƣa và các sự kiện thời
tiết khắc nghiệt sẽ làm giảm sản lƣợng cây trồng ở nhiều vùng khác nhau.Nƣớc biển
dâng cao dẫn đến mất đi những vùng đất ven biển và nạn xâm thực của nƣớc mặn,
có thể làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp (Pisupati, B. và E.Warner, 2003).
Hiện nay, các lĩnh vực nhƣ an ninh lƣơng thực, lâm nghiệp, môi trƣờng/tài
nguyên nƣớc/đa dạng sinh học, y tế, sức khỏe cộng đồng, các vấn đề xã hội khác
thuộc vùng núi và trung du Việt Nam có nguy cơ chịu tác động lớn của biến đổi khí
hậu. Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất là nông dân, ngƣ dân; ngƣời già, trẻ em và
phụ nữ; các dân tộc thiểu số ở miền núi (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2008; Trịnh
Thị Kim Ngọc, 2009; Cao Đức Thái, Trần Thị Hồng Hạnh, 2009), đặc biệt đang đe
dọa trực tiếp đến vốn sinh kế bền vững của ngƣời dân nói chung và ngƣời dân sinh
sống ở vùng ven biển, bãi ngang nói riêng….
Mặt khác, sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu là một trong những áp

lực làm tăng khả năng bị tổn thƣơng của những sinh kế dựa vào các nguồn tài
nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển. Ngƣời dân ven biển là những đối
tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của biến đổi khí hậu do họ có năng lực
thích ứng hạn chế và thƣờng sinh sống ở những vùng địa lý dễ bị tổn thƣơng nhất
bởi thiên tai, trong khi lại thiếu các nguồn lực cần thiết để đƣơng đầu với các rủi ro
này. Hơn nữa, họ thƣờng làm việc trong những lĩnh vực nhạy cảm với biến đổi khí
hậu nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, và hầu nhƣ không có cơ hội để
chuyển đổi nghề nghiệp. Giảm khả năng bị tổn thƣơng và tăng cƣờng năng lực thích
ứng với biến đổi khí hậu đƣợc coi là trách nhiệm chính của các hộ gia đình và cộng
đồng thông qua các biện pháp thích ứng về sinh kế. Bên cạnh các hoạt động thích
1


ứng của hộ gia đình, sự hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng năng lực thích ứng
của các hộ gia đình ven biển trƣớc những rủi ro từ biến đổi khí hậu đóng vai trò rất
quan trọng trong việc đạt đƣợc thu nhập bền vững và an ninh lƣơng thực cho các
cộng đồng ven biển trong dài hạn.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thƣơng nhất trên thế giới do sự
biến đổi của khí hậu (Dasgupta và cộng sự, 2007).Mực nƣớc biển dâng, nhiệt độ
tăng, sự gia tăng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đƣợc dự đoán sẽ xảy ra và có tác
động nghiêm trọng đến con ngƣời và nền kinh tế Việt Nam. Đối với một quốc gia
có đƣờng bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long thì những mối đe dọa do mực nƣớc biển dâng cao, bão,
lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn… là thực sự nghiêm trọng. Điều này đã,
đang và sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến sinh kế của ngƣời dân ven biển sống phụ thuộc
vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với biến đổi khí hậu.Nhiều hoạt
động thích ứng cấp hộ gia đình và cộng đồng đã đƣợc thực hiện trên toàn lãnh thổ
Việt Nam.Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng nhằm đạt
đƣợc sinh kế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng ven
biển Việt Nam.

Xã Đa Lộc là một xã đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông của huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1352,58 ha, dân số của xã là
8244 ngƣời trên tổng số 10 thôn. Nghề nghiệp chính của ngƣời dân ở đây chủ yếu là
trồng lúa nƣớc, bên cạnh đó có một số gia đình làm nghề nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản. Đa Lộc có 4,5 km đƣờng bờ biển, tiếp giáp bờ biển Đông rộng lớn,
điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt của vùng nhiệt đới - gió mùa nên hàng năm vẫn
chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các cơn bão nhiệt đới, sóng biển, triều cƣờng và nƣớc
dâng làm cho toàn bộ đất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Với sự BĐKH khắc nghiệt
nhƣ vậy đã đang đe dọa đến đời sống kinh tế, xã hội và nguồn vốn sinh kế của
ngƣời dân nơi đây. Trong khi đó những biện pháp hiện nay để thích ứng với BĐKH
đang còn trong giai đoạn thử nghiệm và nghiên cứu.
Đặc biệt hơn, trong lĩnh vực xã hội nói chung và lĩnh vực Công tác xã hội
(CTXH) nói riêng cũng còn chƣa có nhiều nghiên cứu về những biện pháp thay đổi
sinh kế để ứng phó với BĐKH, điều này đang để lại một khoảng trống về văn liệu
2


để góp phần đóng góp cho khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực mới mẽ này. Hơn
nữa, tại địa bàn xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cũng chƣa có một cuộc
nghiên cứu nào mang tính khoa học về lĩnh vực này.
Vì vậy, để có một nghiên cứu thực tế tại xã Đa Lộc về những biện pháp sinh kế
nào phù hợp với ngƣời dân nhằm ứng phó đƣợc với tác động của BĐKH. Và một
câu hỏi đặt ra là: “Những biện pháp nào sẽ là hữu hiệu nhất để hỗ trợ người dân
tìm ra sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại Xã Đa Lộc?”. Để trả lời
cho câu hỏi trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Biện pháp hỗ trợ cộng đồng
thay đổi sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu (nghiên cứu tại Xã Đa Lộc – huyện
Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa)” làm đề tài luận văn cao học mong muốn góp phần
làm rõ bức tranh về thực trạng cảm nhận của ngƣời dân nơi đây về BĐKH. Làm rõ
những nhu cầu về năng lực thích ứng với BĐKH của ngƣời dân hiện nay. Từ đó đƣa
ra những nhóm biện pháp phù hợp nhằm giúp ngƣời dân phát huy năng lực bản

thân, cộng đồng để thích ứng với BĐKH trong thời điểm hiện nay và trong thời gian
tới.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong xu hƣớng toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngƣời
dân trên khắp thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là BĐKH, và
nhƣ vậy vấn đề về BĐKH nói chung và BĐKH tác động đến sinh kế hộ gia đình nói
riêng đã trở thành một chủ đề nghiên cứu đƣợc nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi
chính phủ, nhà khoa học, chuyên gia tranh luận nhiều.
2.1. Các nghiên về BĐKH và tác động của BĐKH.
Cho đến thời điểm hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu ở tầm vĩ mô về
vấn đề BĐKH, trƣớc hết phải kể đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Ninh,
Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục và Phát triển Môi trƣờng thuộc Liên hiệp các Hội
Khoa học và kỹ thuật Việt Nam năm 2012 về “Biến đổi khí hậu đang tác động ra
sao đến đời sống nhân loại” [24]. Đề tài đã đƣa ra thực trạng về BĐKH hiện nay tại
Việt Nam và đƣa ra những hậu quả nghiêm trọng do BĐKH gây ra cho đời sống
nhân loại. Đó là mất đi nguồn tài nguyên, thất nghiệp thiếu việc làm do mực nƣớc
3


biển dâng cao, ….Tuy nhiên những kết quả của đề tài đƣa ra mới dừng lại ở việc mô
tả thực trạng và hậu quả của BĐKH mà chƣa phân tích chi tiết sự tổn thƣơng về đời
sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nhƣ thế nào về BĐKH, cũng nhƣ chƣa đƣa
ra những giải pháp chiến lƣợc và mô hình cụ thể nhằm ứng phó với BĐKH.
Một đề tài khác nghiên cứu ở phạm vi quốc gia về vấn đề“Tác động của biến
đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam” [37], do Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế
giới, Đại học Copenhagen (Đan Mạch) vừa công bố chỉ ra rằng, GDP của Việt Nam
có thể giảm tới 2,5% do biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khí hậu
Việt Nam có thể sẽ nóng hơn trong tƣơng lai, đến năm 2050, nhiệt độ tăng lên từ 12 độ. Theo đánh giá, mặc dù tác động không nhiều, song điều này có thể làm chậm

lại quá trình tăng trƣởng kinh tế chung của Việt Nam. Ƣớc tính, thiệt hại do biến đổi
khí hậu là khá lớn, tập trung vào những ngành và vùng dễ bị tổn thƣơng. Tuy nhiên
đề tài này cũng chƣa nêu rõ tác động của BĐKH đến những lĩnh vực kinh tế cụ thể
và có giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực kinh tế nhằm ứng phó với BĐKH. Đặc biệt
chƣa làm sáng tỏ hậu quả của BĐKH sẽ làm tổn thƣơng đến sinh kế của ngƣời dân
nhƣ thế nào, những những nguồn sinh kế nào của ngƣời dân bị ảnh hƣởng lớn nhất
ở lĩnh vực kinh tế, để từ đó có những giải pháp khắc phục.
Một nghiên cứu ở phạm vi hẹp hơn phải kể đến đề tài “Tính tổn thương sinh kế
nông hộ bị ảnh hưởng lũ lụt tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó” của nhóm tác
giả Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy và Lê Văn An – Trƣờng Đại học
Cần Thơ, năm 2011. [33]. Trong phần nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ và phân
tích tính tổn thƣơng sinh kế đƣợc hiểu là những ảnh hƣởng khi chịu sự tác động hay
một xáo trộn xảy ra trong và ngoài nông hộ có liên quan đến sinh kế nông hộ. Khả
năng ứng phó và phục hồi kém cũng là kết quả của quá trình tổn thƣơng. Cụ thể
hơn, trong phần nghiên cứu này tập trung vào phân tích năm nguồn vốn sinh kế
nông hộ, tính dễ bị tổn thƣơng của từng nguồn vốn sinh kế và hiệu quả kinh tế của
chiến lƣợc sinh kế nông hộ. Tuy nhiên đề tài này cũng chỉ dừng lại ở mức là mới
chỉ ra đƣợc nguồn sinh kế của nông hộ bị tổn thƣơng bởi lũ lụt nhƣ thế nào. Trong
khi đó nguồn sinh kế của ngƣời dân không chỉ ảnh hƣởng bởi lũ lụt mà còn bị ảnh
hƣởng nhiều tác nhân khác từ BĐKH.
4


Hơn nữa, đề tài nghiên cứu “biểu hiện biến đổi khí hậu ở vùng cát ven biển
tỉnh Quảng Trị” của Roger Few, Võ Chí Tiến, Lê Thị Hoa Sen, Hoàng Mạnh Quân
và Lê Đình Phùng năm 2011, [28] đã nghiên cứu chỉ rõ về thực trạng của BĐKH và
đƣa ra những dự đoán của BĐKH ở vùng cát tỉnh Quảng Trị.Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đang xảy ra ở vùng cát tỉnh Quảng Trị. Nhiệt độ tăng
kèm theo đó là thời gian hạn hán kéo dài và mức độ hạn hán đƣợc gia tăng. Lƣợng
mƣa tăng lên và thời gian mƣa rút ngắn, mƣa thƣờng tập trung vào mùa mƣa và

giảm rõ rệt vào mùa khô đã làm cho hạn hán trở nên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ
xuất hiện lũ lụt. Các đặc trƣng và cân bằng theo mùa bị đảo lộn. Các hiện tƣợng thời
tiết cực đoan diễn ra bất thƣờng, khó có thể dự đoán và tần suất xuất hiện ngày một
gia tăng.
Xu thế biến đổi khí hậu ở vùng cát tỉnh Quảng Trị đƣợc dự đoán theo chiều
hƣớng nhiệt độ trung bình sẽ tăng 2,8oC, lƣợng mƣa trung bình tăng từ 7 - 8 % và
mực nƣớc biển dâng 75cm vào năm 2100. Điều này có thể dẫn tới lũ lụt nhiều hơn
trong mùa mƣa, hạn hán gay gắt và kéo dài hơn trong mùa khô tại vùng cát. Đây
cũng sẽ là nơi bị ảnh hƣởng đầu tiên và nặng nề nhất khi mực nƣớc biển tăng.
Ngƣời ta ƣớc tính rằng nếu mực nƣớc biển dâng 100cm thì 37km2 đất, tƣơng đƣơng
0,8% tổng diện tích đất của tỉnh sẽ bị ngập, gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất
nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân. Tuy nhiên đề tài chƣa đƣa ra đƣợc những mô
hình thay đổi sinh kế nào thì sẽ phù hợp với những hậu quả gây ra từ BĐKH…và
những giải pháp nào sẽ giúp ngƣời dân đƣơng đầu với những thay đổi từ khí hậu
trong tƣơng lai.
Tiếp theo nữa là nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực thích ứng với
BĐKH của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình của tác giả
Trần Hữu Hào trƣờng ĐH. Khoa học Tự nhiên. Đề tài đã phân tích và mô tả tổng
quan tính dễ bị tổn thƣơngg và năng lực thích ứng với BĐKH. Tác giả đã phân tích
điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất qua một số thời điểm và tình hình kinh tế,
xã hội tại xã Tây Phong. Đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH của cộng đồng
nhằm nâng cao sinh kế.

5


2.2. Những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến nguồn sinh kế của
người dân
Trong lĩnh vực BĐKH và sinh kế của ngƣời dân đã có nhiều tác giả quan tâm
và nghiên cứu, trƣớc tiên phải kể đến đề tài nghiên cứu của tác giả Mai Thanh Cúc

trƣờng Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội tiến hành năm 2006 “Nghiên cứu sinh kế các
cộng đồng nghèo vùng ven biển Việt Nam” [7]. Kết quả của đề tài nghiên cứu đã
giới thiệu việc ứng dụng phƣơng pháp tiếp cận và phân tích sinh kế trong nghiên
cứu kinh tế xã hội của vùng ven biển; xem xét thực trạng tiếp cận nguồn lực của các
cộng đồng nghèo và phân tích tổng hợp các giải pháp đề xuất của cộng đồng về phát
triển sinh kế bền vững tại các xã ven biển Việt Nam, cũng nhƣ chỉ ra những tác
động do BĐKH gây ra đối với các hoạt động sinh kế của ngƣời dân. Tuy nhiên, đề
tài chƣa xem xét đầy đủ các yếu tố có thể gây tổn thƣơng đến nguốn sinh kế của
ngƣời dân vùng ven biển Việt Nam ngoài yếu tố về BĐKH, nên chắc hẵn những
giải pháp của đề tài đƣa ra cũng chƣa thể đầy đủ đề giúp ngƣời dân sử dụng và khai
thác tốt nguồn vốn sinh kế hiện tại và những nguồn vốn sinh kế mới.
Đặc biệt hơn, với đề tài “Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động
của biến đổi khí hậu, nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”
của tác giả Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu [15] đã đề cập đến khả năng bị tổn
thƣơng của sinh kế ven biển trƣớc tác động của BĐKH. Đề tài cũng chỉ ra rằng,
hiện nay có khoảng 2,7 tỷ ngƣời (chiếm 40% dân số thế giới) đang sinh sống ở các
vùng ven biển trên thế giới, vùng ven biển đƣợc coi là một trong những khu vực
phát triển năng động nhất thế giới hiện nay. Ngay cả khi không phải đối mặt với
biến đổi khí hậu, vùng ven biển đã phải đối mặt với những áp lực hiện tại. Các tác
động do biến đổi khí hậu đƣợc dự đoán sẽ tiếp tục làm khuyếch đại và trầm trọng
hơn những áp lực hiện tại đối với vùng ven biển, từ đó làm tăng thêm các thách
thức về quản lý bền vững ven biển trong bối cảnh nguồn lực có hạn. Việc gia tăng
các rủi ro từ khí hậu là một trong những áp lực làm gia tăng khả năng bị tổn thƣơng
của những sinh kế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven
biển. Đề tài cũng chỉ ra những ảnh hƣởng quan trọng nhất và ngay lập tức của biến
đổi khí hậu đối với vùng ven biển là: làm gia tăng tình trạng xói mòn đƣờng biển, lũ
lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, mất đất đai, thay đổi sự phân bố và tính đa dạng sinh
6



học của các hệ sinh thái biển. Hơn nữa, đề tài cũng đã phân tích rõ tình trạng nƣớc
biển dâng đã làm ảnh hƣởng đến nguồn sinh kế của ngƣời dân đó là mất đất canh
tác do ngập lụt, điều này đã ảnh hƣởng đến chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân, cụ thể
là ngƣời dân không thể thực hiện đƣợc hoạt động trồng trọt trên vùng đất bị ngập
lụt, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng cũng bị ảnh hƣởng, điều này đã để lại hệ quả
khá nghiêm trọng làm sản lƣợng thu hoạch giảm, năng suất và thu nhập của ngƣời
dân giảm. Và khi các sinh kế bị tổn thƣơng bởi các tác động của BĐKH ngƣời dân
sẽ phải nỗ lực tiến hành các hoạt động thích ứng trƣớc sự thay đổi này. Việc thực
hiện các hoạt động thích ứng cũng làm tốn kém nhiều về tài chính, vật lực và nhân
lực cho ngƣời dân. Tuy nhiên, đề tài lại chƣa đƣa ra đƣợc những biện pháp mang
tính ứng dụng cho từng địa phƣơng, để giúp ngƣời dân có định hƣớng và chiến lƣợc
cho việc ứng phó với tác động của BĐKH.
Tiếp theo nữa là nghiên cứu của nhóm tác giả Trƣơng Mạnh Tiến, Nguyễn
Trung Thắng, Kim Thị Thúy Ngọc về đề tài “Xây dựng khả năng phụ hồi: Các
chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của
biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam”. [23] Đề tài đã phân tích rõ về những tổn
thƣơng do BĐKH, các hình thái khí hậu cực đoan và những biến đổi không theo
mùa có thể gây ra những tác động nghiêm trọng ảnh hƣởng đến các hộ gia đình và
cộng đồng. Đối phó với những hiện tƣợng này có thể làm thiệt hại tài sản, tổn hại
đến sức khỏe và có thể phải mất một khoản tiền lớn để phục hồi. Các nhóm đối
tƣợng không nghèo với các khoản vay chƣa trả và mức bồi hoàn cầm cố cao có thể
rất dễ bị tổn thƣơng về mặt tài chính trƣớc những thiệt hại bất ngờ về vật chất và tài
sản. Ngƣợc lại, những nhóm đối tƣợng nghèo có ít tài sản và nhà ở dƣới mức tiêu
chuẩn có thể bị ảnh hƣởng về mặt vật chất nhiều hơn là mặt tài chính đối với các rủi
ro liên quan đến thời tiết. Rất nhiều hộ gia đình nghèo phụ thuộc vào sinh kế và các
hoạt động tạo ra thu nhập dễ bị tổn thƣơng từ thiên tai tự nhiên do các hiện tƣợng
khí hậu theo mùa. Điều này đặc biệt đúng đối với ngƣời dân sống ở các khu vực
khô hạn hay bão lũ, hoặc phải đối mặt với năng suất suy giảm do sự tăng lên hay
biến đổi của độ mặn. Nhƣ vậy, BĐKH đã tạo ra sự cấp thiết trong việc tìm hiểu và
xác định tính dễ bị tổn thƣơng của ngƣời nghèo trƣớc những BĐKH hiện tại và

tƣơng lai và để đảm bảo rằng các chính sách và chƣơng trình sẽ góp phần làm giảm
7


tính dễ bị tổn thƣơng này, tăng cƣờng thích ứng và phụ hồi trƣớc những điều kiện
thay đổi.
Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, Việt Nam là một trong những khu vực chịu
nhiều rủi ro nhiều nhất của BĐKH và là một trong những vùng có phạm vi và mức
độ nghèo đói cao nhất, một phần nguyên nhân có thể là do những tác động lịch sử
của thiên tai. Đại bộ phận dân số vùng này làm nông nghiệp hoặc sinh kế của họ
phụ thuộc vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên (nƣớc, rừng, thủy sản), do đó
đời sống của họ bị tác động nghiêm trọng bởi những điều kiện thời tiết. Hiện tƣợng
tăng tần suất các hình thái khí hậu khắc nghiệt ở vùng này đƣợc quan tâm đặc biệt
vì nó làm giảm thời gian cho việc phục hồi trƣớc những cú sốc khí hậu những tài
sản để đối phó với những tác động kéo dài do những điều kiện khí hậu biến đổi; các
chiến lƣợc đối phó truyền thống không thể đủ trong trƣờng hợp này.
2.3. Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng với
BĐKH của hộ dân vùng ven biển
Đề tài nghiên cứu Luận văn Cao học của tác giả Abate Feyissa Senbeta trƣờng
Đại học LUND University Thụy Sỹ 2011, “Tác động của BĐKH đến sinh kế hộ gia
đình, những tổn thương và biện pháp ứng phó – nghiên cứu trường hợp khu vực
phía tây Arsi của Ethiopian” [2]. Đề tài tập trung nghiên cứu xu hƣớng biến đổi khí
hậu ở địa phƣơng và tác động của nó đối với đời sống, sinh kế của ngƣời dân ở khu
vực Tây Arsi ở Ethiopia. Cụ thể là đề tài tập trung nghiên cứu các tổn thƣơng cũng
nhƣ mức độ của BĐKH gây ra cho ngƣời dân nơi đây. Đề tài nghiên cứu sử dụng
phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các dữ liệu từ ngƣời dân và chính
quyền địa phƣơng, các quan chức chính phủ, các chuyên gia, và các dữ liệu thứ cấp
từ các nguồn đƣợc công bố và chƣa công bố, kết hợp phƣơng pháp phân tích tài liệu
bằng cách sử dụng phân tích định tính và định lƣợng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng xu hƣớng của sự thay đổi thời tiết cực đoan đã ảnh hƣởng tiêu cực đến đời

sống của ngƣời dân tại vùng trung và vùng đất thấp của khu vực Tây Arsi ở
Ethiopia. Mặt khác, hạn hán, lƣợng mƣa thất thƣờng, mƣa lớn và mƣa trái mùa là
những thách thức cản trở đối với đời sống ngƣời dân và làm tổn thƣơng đến sinh kế
hộ gia đình của cả vùng. Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc thực trạng bị tổn thƣơng của
các hộ gia đình do BĐKH là đất canh tác bị nhiễm mặn, nên việc sản xuất nông
8


nghiệp bị thu hẹp, năng suất mùa vụ. Mức độ tổn thƣơng còn nặng hơn do tác động
của BĐKH đối với các gia đình hộ nghèo đó là ngƣời dân không có vốn đề đầu tƣ
tái sản xuất nông nghiệp, nên tình trạng không có ruộng đất, thiếu việc làm dẫn đến
thất nghiệp và tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt đang là vấn đề khó khăn nhất hiện
nay tại khu vực Tây Arsi ở Ethiopia. Hơn nữa những tổn thƣơng về sức khỏe của trẻ
em, phụ nữ, ngƣời già đang ở mức nghiêm trọng do khí hậu thay đổi thất thƣờng.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ngƣời dân đang có một nhu cầu cần thay đổi sinh kế
để giải quyết những thách thức và khó khăn trƣớc mắt cũng nhƣ trong tƣơng lai. Để
ứng phó với các tác động từ BĐKH, đề tài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hiện tại
các chuyên gia, chính phủ, chính quyền đại phƣơng đang tiếp cận hỗ trợ ngƣời dân
theo hƣớng áp đặt từ trên xuống (top down) để đƣa ra giải pháp trƣớc mắt nhƣ đa
dạng hóa thay đổi cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm để bán vật nuôi, bán gỗ
đƣợc xem là một chiến lƣợc tạm thời. Ngoài ra các tổ chức chính phủ còn nâng cao
nhận thức, cho vay tín dụng, mở rộng mô hình tài chính vi mô, phổ biến công nghệ
và cung cấp các mạng lƣới an toàn cho ngƣời dân ở vùng đồng bằng và cứu trợ
khẩn cấp đang đƣợc xem là một trong các chiến lƣợc đối phó. Tuy nhiên, nghiên
cứu này đã đánh giá những chiến lƣợc hiện tại của chính phủ và địa phƣơng chƣa
giải quyết triệt để và chƣa mang tính chất bền vững để đối phó với khí hậu thay đổi
bất thƣờng tại khu vực Tây Arsi ở Ethiopia.
Một nghiên cứu “Đánh giá tính tổn thương và năng lực thích ứng tại xã
Trung Bình huyện Trần Đề và Xã An Thạch Nam huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng” của tổ chức IUCN năm 2012 [19]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Sóc Trăng

có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mƣa nắng rõ rệt, mùa mƣa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng
mƣa trung bình hàng năm 1.864 mm, với độ ẩm 83% thuận lợi cho sự phát triển
của lúa và các loại hoa màu. Đặc biệt đề tài đã chỉ ra những tổn thƣơng sinh kế do
tác động của BĐKH nhƣ gió mạnh, giông lốc: thổi bay rác rƣởi, làm lan truyền các
loại vi khuẩn gây bệnh cho ngƣời dân, triều cƣờng đã làm ảnh hƣởng nhiều đến sinh
kế ngƣời dân, cụ thể, nó sẽ làm ngập ao nuôi tôm cá, dân đánh bắt thủy sản dƣới tán
rừng sẽ không đi khai thác đƣợc vì cá ít và khó đánh bắt. Nƣớc ngập làm đất nhiễm
mặn, và úng hoa màu gây thiệt hại nặng. Bão làm lở bờ ao, môi trƣờng nuôi tôm bị
9


xáo trộn, ngƣời dân đánh bắt ven bờ sẽ không đi đƣợc, ngƣời làm thuê thất nghiệp,
hoa màu bị gãy đổ và ngập úng, do đó việc mua bán cũng bị đình trệ. Từ những tổn
thƣơng gây ra đó, nhóm tác giả nghiên cứu cũng đƣa ra những giải pháp thích ứng
là tiếp tục phát triển sinh kế, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về BĐKH và kết
hợp với biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ trồng thêm và bảo vệ rừng,
lựa chọn mô hình giao khoán rừng phù hợp với tình hình địa phƣơng để dân nghèo
có thể dựa vào rừng để sống và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên này.
Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với BĐKH của Oxfam Quốc tế đã có
những cảnh báo về sự suy tàn sinh kế của ngƣời nghèo ven biển; nêu rõ sự gia tăng
các thảm họa khí hậu ảnh hƣởng tới nhiều ngƣời đặc biệt là hộ nghèo, ngƣời nghèo
không có sức mạnh để chống chịu lại các thảm họa.
Trong báo cáo “thay đổi môi trường toàn cầu và An ninh con người” (Siri E.H.
Eriksen, 2007) đề cập tới mối quan hệ giữa nghèo đói và thích ứng với BĐKH, cáo
cáo cũng xem xét tới thực trạng thể chế trong việc kết hợp giải pháp thích ứng với
BĐKH của việc thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển hiện nay.
Trong nghiên cứu của Helal Ahammad, 2007 đã đề cập tới “các vấn đề và thách
thức của nông nghiệp Australia trong việc thích nghi với thay đổi khí hậu có thể xảy
ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp của Australia”, [18] kết quả nghiên cứu cho

thấy rằng những khu vực (phụ thuộc lớn vào ngành nông nghiệp) có thể phải chịu
những mất mát đáng kể do ảnh hƣởng của việc thay đổi khí hậu, Nghiên cứu này
cũng phát hiện vai trò tiềm năng của thích nghi trong việc làm giảm những chi phí
do những ảnh hƣởng này.
2.4. Các nghiên cứu về BĐKH và các giải pháp thích ứng dựa vào cộng đồng
Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và môi trƣờng (IMHEN) (2011) đã nghiên
cứu và xây dựng hƣớng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định
các giải pháp thích ứng” [36] nhằm phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch hành
động của các Bộ, ngành địa phƣơng với biến đổi khí hậu. Hƣớng dẫn sử dụng các
cách tiếp cận nhƣ sau:

10


Thứ nhất: Đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại sau đó đánh giá tác
động trong tƣơng lai dựa vào các kịch bản kết hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi
trƣờng;
Thứ hai: Đánh giá tác động của BĐKH theo ngành, theo vùng địa lý, theo ranh giới
hệ sinh thái… Qua đó, tác giả cũng đƣa ra những giải pháp thích ứng phù hợp và
linh hoạt theo từng ngành cụ thể.
Bên cạnh đó là nghiên cứu của Tổ chức CARE International nghiên cứu sự
thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động của BĐKH
tới an ninh lƣơng thực và thu nhập của ngƣời dân, nƣớc sinh hoạt, sức khỏe và di
dân. Nghiên cứu cho thấy ngƣời nghèo và ngƣời dân vùng ven biển bị ảnh hƣởng
nhiều nhất. Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tƣợng thời tiết cực
đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho
thiếu đói, giam cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hƣởng (Morten Fauerby, 2010,
CARE international).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (CSRD), Lâm Thị Thu Sửu,
2010 “Nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại khu vực sông

Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài đã tập trung vào: 1/Tìm hiểu những biện pháp
thích ứng mà ngƣời dân địa phƣơng và nhiều tổ chức đã thực hiện; 2/ Xác định các
biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý nguồn nƣớc; 3/Lựa chọn những
giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ trực tiếp và làm đầu vào cho các kế
hoạch địa phƣơng.
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu, một bài viết cũng đề cập đến phƣơng thức
sinh kế của ngƣời dân ở các vùng ngập mặn phía Nam có liên quan đến ảnh hƣởng
của biến đổi khí hậu (Nguyễn Xuân Mai, 2007). Dữ liệu trong bài viết này từ cuộc
khảo sát kinh tế-xã hội vùng ngập mặn Nam Việt Nam do Viện Xã hội học và
Trung tâm nghiên cứu phát triển Kinh tế-xã hội SEDEC thực hiện vào năm 20052006, với 950 phiếu điều tra hộ ở 19 xã và các nghiên cứu định tính tại 49 xã thuộc
4 tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng. Theo tác giả này, sự thay đổi về độ
che phủ của rừng ngập mặn, biến động thời tiết, sự di dân và tái định cƣ, dịch cúm
gia cầm, dịch bệnh ở tôm, v.v. đã làm thay đổi chiến lƣợc sinh kế của các hộ gia
đình vùng ngập mặn. Một số các chiến lƣợc sinh kế đó là đa dạng hóa nghề nghiệp,
11


thay đổi việc làm, điều chỉnh các nguồn lực tài nguyên nhƣ đất đai và mặt nƣớc
nuôi trồng thuỷ sản, vay vốn, v.v. dựa trên các nguồn lực con ngƣời, vốn xã hội,
vốn thiên nhiên hay tài nguyên (rừng, mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển,
đa dạng sinh học), v.v. Bài viết chú trọng phân tích nhóm yếu thế (nghèo, dân tộc
Khmer, nhóm tái định cƣ, mù chữ) có nguồn lực vật chất, tài nguyên, tài chính rất
hạn chế nên chiến lƣợc sinh kế của họ chủ yếu là sử dụng tối đa nguồn lực lao động
và khai thác nguồn lợi ven biển để đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên, họ có
thể làm gia tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên vùng ngập mặn, mất đi sự đa
dạng sinh học. Tác giả đƣa ra một số giải pháp thích ứng với thay đổi môi trƣờng
nhƣ phát triển ngành thủy sản, cung cấp vốn tín dụng, phát triển rừng ngập mặn và
đa dạng sinh học.
Tóm lại, trong những nghiên cứu đã phân tích ở trên, đã phần nào khái quát tình
hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tác động của BĐKH đến nguồn sinh

kế của ngƣời dân cũng nhƣ năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nổi bật lên
các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp dựa vào cộng đồng, dựa vào các kịch
bản, phƣơng pháp tiếp cận từ trên xuống để nghiên cứu về tác động của BĐKH và
nguồn sinh kế cũng nhƣ những biện pháp thích ứng;
Các đề tài nghiên cứu sinh kế của ngƣời dân cũng nhƣ những giải pháp ứng phó
của chính phủ và chính quyền địa phƣơng với BĐKH đã đem lại những kết quả
mới, nhƣng phần lớn các đề tài này chƣa đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc và biện
pháp can thiệp mang tính chất bền vững cho ngƣời dân. Hơn nữa, thông qua các
nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu mà trực tiếp tác
động là thời tiết cực đoan (hạn hán, mƣa lũ, rét đậm, rét hại…) tác động tới hoạt
động sinh kế của ngƣời dân ven biển còn chƣa đƣợc đề cập, và nếu có chỉ là đề cập
đến các khía cạnh riêng rẽ nhƣ cộng đồng nghèo, nông nghiệp…Trong khi ở đề tài
của mình, chúng tôi ngoài việc phân tích các giải pháp mà địa phƣơng đang triển
khai ứng phó với BĐKH cho ngƣời dân, chúng tôi sẽ dựa trên những nhu cầu thay
đổi sinh kế của ngƣời dân để đƣa ra những biện pháp và chiến lƣợc sinh kế mới ứng
phó với BĐKH cho hộ giai đình bị ảnh hƣởng trực tiếp. Điều này tạo nên sự khác

12


biệt trong mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Do đó chắc hẵn
kết quả mà đề tài có đƣợc sẽ là những biện pháp ứng phó mới mẽ và toàn diện hơn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lí luận
Đề tài nghiên cứu sẽ cố gắng vận dụng một số quan điểm, lý luận của các lí
thuyết của khoa học xã hội trong việc lý giải, tìm hiểu những hệ quả của BĐKH ảnh
hƣởng đến hoạt động sinh kế của ngƣời dân và tìm ra biện pháp sinh kế mới nhằm
giúp ngƣời dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc thích ứng đƣợc với những tác động của
BĐKH.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu cung cấp lăng kính tƣơng đối đầy đủ về thực trạng sinh kế
hiện nay của ngƣời dân xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa cũng nhƣ những tác động
của biến đổi khí hậu đến nguồn sinh kế hiện nay, và đề xuất các biện pháp để giúp
ngƣời dân thay đổi sinh kế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, đề
tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ xây
dựng các đề án, các chính sách hỗ trợ và can thiệp giúp ngƣời dân cải thiện nguồn
sinh kế ứng phó với BĐKH.
Kết quả của đề tài nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cấp
chính quyền địa phƣơng, các cơ quan ban ngành xây dựng các giải pháp, chiến lƣợc
thính hợp ứng phó với BĐKH cho các hộ gia đình.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và xây dựng những biện pháp sinh kế dựa vào cộng đồng nhằm hỗ
trợ thích ứng với Biến đổi khí hậu cho ngƣời dân tại xã Đa Lộc, huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ngoài những nhiệm vụ hiển nhiên nhƣ xây dựng bảng hỏi, tập hợp và xử
lí dữ liệu, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ nội dung cụ thể sau:

13


Xây dựng phần cơ sở lý luận và bộ công cụ điều tra, phỏng vấn cho đề tài, và
đi khảo sát thực tế những nội dung sau đây:
Đánh giá cảm nhận của ngƣời dân về biến đổi khí hậu tại xã Đa Lộc, huyện
Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Phân tích thực trạng sinh kế chủ yếu hiện nay của ngƣời dân và những tổn
thƣơng của nó do BĐKH.
Phân tích nhu cầu của ngƣời dân trong việc thay đổi sinh kế mới nhằm thích

ứng với BĐKH
Đánh giá những ƣu và nhƣợc điểm của các biện pháp sinh kế hiện nay đã và
đang đƣợc chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời dân xã Đa Lộc triển khai
thực hiện nhằm thích ứng với tác động của BĐKH.
Liên kết các nguồn lực để xây dựng biện pháp sinh kế mới nhằm đáp ứng
đƣợc mong muốn của ngƣời dân là thay đổi sinh kế thích ứng với biến đổi khí
hậu trong trong thời gian tới.
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp hỗ trợ cộng đồng thay đổi sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu tại
Xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.
5.2. Khách thể nghiên cứu
200 gia đình là những hộ có sinh kế bị tác động nhiều nhất bởi BĐKH tại Xã
Đa Lộc, Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Nhóm các nhà quản lí đại diện của chính quyền địa phƣơng.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
Biện pháp nào sẽ là hữu hiệu nhất để hỗ trợ ngƣời dân tìm ra sinh kế bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu?
Câu hỏi cụ thể từng nội dung như sau:
Thực trạng cảm nhận của ngƣời dân (hộ gia đình) về biến đổi khí hậu nhƣ
thế nào?
14


Thực trạng sinh kế của ngƣời dân và những tổn thƣơng của nó từ tác động
của BĐKH nhƣ thế nào?
Nhu cầu của ngƣời dân trong việc thay đổi biện pháp sinh kế mới thích ứng
với biến đổi khí hậu nhƣ thế nào?
Hiện tại chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân xã Đa Lộc đã và đang có

những biện pháp gì để thích ứng với BĐKH, thực hiện ở mức độ nào và đã và
đang đem lại kết quả gì?
Những biện pháp sinh kế nào sẽ đƣợc xây dựng nhằm hỗ trợ cho ngƣời dân
thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững trong thời
gian tới?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Hầu hết ngƣời dân xã Đa Lộc có cảm nhận rõ về những thay đổi của khí hậu
và tác hại của biến đổi khí hậu đến sinh kế hiện nay.
Các hoạt động sinh kế của ngƣời dân tại xã Đa Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh
Thanh Hóa đang bị tổn thƣơng nặng do tác động của Biến đổi khí hậu.
Ngƣời dân ở xã Đa Lộc đang có mong muốn đƣợc thay đổi sinh kế mới để
thích ứng với BĐKH.
Các giải pháp ứng phó với BĐKH của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng
nơi đây còn chƣa triệt để và chƣa đạt hiệu quả cao.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận
Vận dụngTƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong
lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tƣ tƣởng lấy "dân làm gốc" ra đời trong
truyền thống dựng nƣớc, giữ nƣớc của dân tộc và học thuyết Mác- Lênin về vai trò
của quần chúng nhân dân trong đấu tranh cách mạng vào đề tài nghiên cứu này,
quan điểm chỉ đạo về đƣờng hƣớng đối phó với biến đổi khí hậu của Đảng và nhà
nƣớc cũng đƣợc thể hiện rõ tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán
triệt tƣ tƣởng “lấy người dân làm trung tâm cho sự thay đổi” trong chiến lƣợc giải
quyết các vấn đề liên quan đến BĐKH.
15


Trong công cuộc đổi mới chúng ta có thể lấy các tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh
nhƣ “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” cũng nhƣ
các tƣ tƣởng “Lấy dân làm gốc’, “Dân biết, dân bàn, dân làm. dân kiểm tra” làm

cơ sở tƣ tƣởng cho phát triển cộng đồng. Truyền thống “tình làng nghĩa xóm”,
“Tương thân tương trợ”, “Lá lành đùm lá rách” cũng là cơ sở xã hội lịch sử cho
hoạt động này
Vận dụng quan điểm trên, chúng tôi đã xác định đƣợc cách tiếp cận cho đề tài
là đi từ dƣới lên (bottom-up). Tức là đầu tiên đề tài nghiên cứu sẽ xuất phát tìm hiểu
cảm nhận chính hộ dân về BĐKH, thực trạng sinh kế hiện nay của ngƣời dân và
những tổn thƣơng của sinh kế do tác động của BĐKH, từ đó tìm hiểu những nhu
cầu và mong muốn của ngƣời dân về thay đổi sinh kế mới ứng phó với BĐKH. Qua
đó, chúng tôi tìm hiểu chính sách, những biện pháp hỗ trợ của chính quyền địa
phƣơng để ứng phó với tác động của BĐKH hiện nay. Và trên cơ sở đó, chúng tôi
tìm hiểu nguyện vọng của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng để đánh giá và xác
định những nguồn lực đang có trong và ngoài cộng đồng nhằm giúp cộng đồng liên
kết các nguồn lực thành sức mạnh để xây dựng một chiến lƣợc sinh kế mới nhằm
thích ứng với những tác động của BĐKH..
8.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
8.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trước hết nghiên cứu sử dụng tư liệu từ các báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng
thể phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Hậu Lộc năm 2010 đến năm 2020,báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội, Quốc phòng an
ninh năm 2012 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2013, báo cáo về kế quả thực hiện nhiệm
vụ phòng chống thiên tai, lũ lụt của UBND xã Đa Lộc, báo cáo tổng hợp về kinh tếxã hội, an ninh – quốc phòng của UBND xã Đa Lộc năm 2013. Qua những báo cáo
này cho chúng tôi biết đƣợc những thông tin ban đầu, cũng nhƣ những kết quả đạt
đƣợc của chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân trong những năm qua, trên cơ sở đó
chúng tôi có thêm tƣ liệu để phân tích trong phần tổng quan về địa bàn nghiên cứu,
và chƣơng 3 của luận văn.
Luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu có liên quan về BĐKH và hệ
quả của BĐKH, tác động của BĐKH đến hoạt động sinh kế của ngƣời dân các khu
16



vực ven biển, và đặc biệt là những công trình nghiên cứu liên quan đến biện pháp
ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. Những thông tin này là nền tảng làm tiền
đề cho sự phân tích ở phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, cũng nhƣ xây dựng
phần cơ sở lý luận của đề tài.
Hơn nữa, đề tài còn sử dụng các tài liệu về Công ƣớc khung của LHQ về biến
đổi khí hậu năm 1992, nghị quyết về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng năm 2013 tại Hội nghị lần thứ bảy – Ban
chấp hành trung ƣơng khóa XI, chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
của Thủ Tƣớng Chính phủ năm 2007, những thông tin này sẽ làm nền tảng cho việc
xây dựng phần cơ sở lý luận của đề tài.
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 10 gia đình chủ hộ chịu
ảnh hƣởng trực tiếp và và nặng nề của BĐKH. Qua 10 phỏng vấn sâu này, chúng tôi
muốn tìm hiểu cảm nhận của ngƣời dân về BĐKH, thực trạng sinh kế hiện nay của
những hộ gia đình đang bị ảnh hƣởng trực tiếp từ BĐKH, mức độ ảnh hƣởng của
BĐKH tới hoạt động sinh kế của hộ gia đình, và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn thay
đổi sinh kế của ngƣời dân để thích ứng với BĐKH. Tiếptheo đó, chúng tôi cũng
phỏng vấn đại diện chính quyền và đoàn thể ở địa phƣơng 5 ngƣời bao gồm: Chủ
tịch xã, Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế, Chủ tịch hội nông dân, chủ tịch hội phụ
nữ, bí thƣ đoàn thanh niên. Sở dĩ, chúng tôi chọn chủ tịch xã bởi vì chủ tịch là
ngƣời định hƣớng, lên kế hoạch và có quyền quyết định thực hiện những chủ
chƣơng chính sách, đƣờng lối của đảng, nhà nƣớc và dẫn dắt ngƣời dân thực hiện
những nhiệm vụ này. Hơn nữa, chúng tôi cũng chọn phỏng vấn phó chủ tịch xã phụ
trách kinh tế bởi vì phó chủ tịch xã là ngƣời sát sao nắm bắt tình hình kinh tế của
địa phƣơng, và có nhiệm vụ đề xuất, tƣ vấn, tham mƣu kế hoạch, cũng nhƣ chiến
lƣợc phát triển kinh tế của địa phƣơng cho lãnh đạo cập trên. Bên cạnh đó, đại diện
cho cơ quan đoàn thể chúng tôi cũng lựa chọn phỏng vấn chủ tịch hội nông dân là
ngƣời đại diện cho quyền lợi của ngƣời nông dân, hơn nữa họ là ngƣời gắn bó trực
tiếp với quyền lợi ngƣời nông dân, họ hiểu đƣợc khó khăn, thách thức, nhu cầu của
ngƣời nông dân, mà nông dân là những ngƣời trụ cột trong gia đình, là tác nhân cho

sự thay đổi; tiếp theo đó là phỏng vấn Chủ tịch hội phụ nữ bởi vì họ cũng là ngƣời
17


×