Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Chủ đề Văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.38 KB, 45 trang )

Chủ đề:
VẺ ĐẸP NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(Số tiết thực hiện 04 tiết: 11,12,13,14)
A. Mục tiêu của chủ đề:
1. Kiến thức:
- Hiểu khái quát tình hình xã hội Việt nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao ;
Tắt đèn (trích đoạn Tức nước vỡ bờ) - Ngô Tất Tố.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng bài dạy:
- Biết cách đọc- hiểu tác phẩm, biết phân tích vẻ đẹp của người nông dân Việt
nam trước cách mạnh Tháng 8 năm 1945.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự
để phân tích tác phẩm truyện.
* Kĩ năng sống:
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, trao đổi về phẩm chất, số phận con người Việt
Nam (đặc biệt là người nông dân ) trước cách mạng tháng Tám.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận diến biến tâm trạng các nhân vật trong
văn bản.
- Xác định giá trị bản thân, giao tiếp trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm
nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người và cuộc sống; có tinh thần
lạc quan.
- Biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh; lên án những cái xấu,
cái ác trong xã hội.
4. Các năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Giao tiếp TV: Trao đổi thông tin nhằm đạt mục đích trong bối cảnh.
- Thưởng thức VH/thẩm mĩ: Nhận ra cái đẹp, làm chủ cảm xúc của cá nhân, biết


HĐ vì cái đẹp, những giá trị sống.
- Tự quản bản thân: Kiểm soát cảm xúc, lập KH và thực hiện, ĐG và điều chỉnh.
b. Năng lực chuyên biệt của bộ môn:
- NL GQVĐ: Tiếp nhận một thể loại văn học là truyện kí VN hiện đại trước Cách
mạng được giảng dạy ở lớp 8 với các thể loại cu thể: truyện ngắn, trích đoạn của tiểu
thuyết để từ đó thấy được giá trị biểu đạt, biểu hiện của nó. Liên hệ vẻ đẹp của hình ảnh
người nông dân trong quá khứ và hiện tại...
- NL tư duy sáng tạo: Liên hệ và có khả năng bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình
về vẻ đẹp thánh thiện của tâm hồn và sức manh của người nông dân... Từ đó đam mê và
khát khao khám phá vẻ đẹp của các hình tượng nghệ thuật trong truyện VN hiện đại....
- NL hợp tác: Có sự cảm thông chia sẻ cảm xúc, tâm trạng của mỗi cá nhân. Phối
hợp hành động vì cuộc sống tốt đẹp, công bằng, bắc ái... không còn những cảnh đời
thương tâm, uất hận như chị Dậu, Lão Hạc nữa.


- NL tự quản bản thân: Nhận biết giá trị cao đẹp của cuộc sống, phát huy giá trị
cá nhân, sống có kế hoạch, ước mơ.
- NL Giao tiếp TV: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT,
gồm KN: đọc,viết, nghe,nói…
- NL Thưởng thức VH/thẩm mĩ: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm,
nhận ra những GT thẩm mĩ trong các tác phẩm như tình yêu thương, lòng nhân ái, biết
rung cảm với cái đẹp, hướng đến các giá trị chân thiện mĩ để tự hoàn thiện bản thân.
B. Bảng mô tả đánh giá:
Nhận biết
- Cho một đoạn văn,
yêu cầu học sinh
nêu rõ đoạn văn đó
nằm trong tác phẩm
nào, của tác giả
nào?

- Nêu hoàn cảnh
sáng tác, xuất xứ
của văn bản.
- Văn bản được viết
theo phương thức
biểu đạt nào? Ngôi
kể? Ai là nhân vật
chính?
- Chỉ ra tình huống
truyện.
- Chỉ ra biện pháp tu
từ được sử dụng
trong câu, đoạn văn
đã cho.

Thông hiểu
- Tác dụng của việc
lựa chọn ngôi kể.
- Nhận xét cách xây
dựng tình huống
truyện.
- Trình bày tác dụng
của các biện pháp tu
từ được sử dụng
trong câu, đoạn văn
đã cho.
- Em hiểu như thế
nào về ý nghĩa
nhan đề của văn bản
(đoạn trích)?

- Viết một đoạn văn
ngắn tóm tắt văn
bản.
- Nội dung, nghệ
thuật chính của văn
bản là gì?

Vận dụng thấp
- Nêu được cảm
nhận của bản thân
về giá trị nội dung,
nghệ thuật của văn
bản.
- Trình bày cảm
nhận của em về một
đoạn văn ngắn trong
văn bản.
- Phân tích, lí giải ý
nghĩa của một số
chi tiết nghệ thuật
tiêu biểu trong văn
bản.

Vận dụng cao
- Trình bày những
kiến giải riêng,
những phát hiện,
sáng tạo về tác
phẩm.
- Vận dụng những

tri thức đọc- hiểu
văn bản để kiến tạo
những giá trị sống
của cá nhân.
- Chuyển thể văn
học (kịch)…

C. Hệ thống câu hỏi cụ thể:
1. Nhận biết:
Câu 1: Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố) được viết
theo phương thức biểu đạt nào? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
Gợi ý:
- Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố) được viết theo
phương thức biểu đạt tự sự.
- Truyện kể theo ngôi thứ ba.
- Nhân vật chị Dậu.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng
không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm


trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi
tối, khi lão uống rượu thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng thì gắp cho nó
một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ....”
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai ?
b.Văn bản ấy thuộc thể loại nào?
c. Cho biết nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
d. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn?
Đáp án:
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: Lão Hạc- Nam Cao

b. Văn bản thuộc thể loại: Truyện ngắn
c. Nhân vật chính trong văn bản trên là: Lão Hạc
d. Phương thức biểu đạt của đoạn văn: Tự sự
2. Thông hiểu:
Câu 1. Em có nhận xét gì về “hòan cảnh điển hình” trong trích đoạn “ Tức nước
vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố)?
Gợi ý:
Hoàn cảnh điển hình: Tác phẩm khái quát một hoàn cảnh cụ thể, một giai đoạn
cụ thể, một địa điểm cụ thể của nông thôn Việt Nam qua cảnh thu sưu thuế ở làng Đông
Xá. Mẫu thuẫn nông dân- địa chủ, thống trị - bị trị căng thẳng cao độ hơn bao giờ và
cũng bộc lộ ra sợ bất công, ngang trái trong cảnh làng quê vốn yên bình.
Câu 2: Em hiểu thế nào về nhan đề đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt
đèn”- Ngô Tất Tố)?
Gợi ý:
- Kinh nghiệm của dân gian đúc kết trong tục ngữ đã bắt gặp sự khám phá chân lí
đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố, được ông thể hiện sinh động và đầy sức
thuyết phục.
- Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lôgic hiện thực “ tức nước vỡ bờ”, “ có
áp bức, có đấu tranh” mà còn toát lên cái chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp
bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không còn con đường nào khác.
Với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “ tức nước vỡ bờ”
và sức mạnh to lớn khôn lường của sự “ vỡ bờ” đó.
3. Vận dụng thấp:
Câu1: Phân tích cái hay của đoạn văn sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy
ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Lão hu hu khóc…”
(Lão Hạc - Nam Cao)



* Gợi ý trả lời:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hình qua các động từ: co (rúm),
xô, ép, ngoẹo và từ láy tượng hình, tượng thanh: móm mém, hu hu.
- Sức gợi tả sinh động của các từ ngữ, hình ảnh trên giúp người đọc hình dung
gương mặt một cụ già khắc khổ đang đau khổ, dằn vặt đến tột cùng vì phải bán đi con
vật mà mình yêu quý. Đó cũng là kỉ vật sống mà đứa con trai duy nhất đã để lại cho lão.
Câu 2: Cho câu chủ đề sau: Chị Dậu có thể tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ
Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Hãy triển khai thành đoạn văn (từ 9 đến 11
câu) bằng kiểu đoạn văn diễn dịch.
Yêu cầu cụ thể:
Chị Dậu có thể tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám:
+ Hai vợ chồng chị “đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào” mà vẫn “cơm
không đủ no, áo không đủ mặc”, gia đình “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng
đinh”. Thế rồi, anh Dậu đau ốm, vụ thuế đến cùng với biết bao tai họa…
+ Chị Dậu một phụ nữ có tinh thần vị tha yêu chồng, thương con tha thiết. Việc
chị tìm mọi cách đổ cứu chồng ra khỏi cảnh cùm kẹp, chị ân cần săn sóc anh Dậu, đặc
biệt hành động dũng cảm lấy thân mình che chở cho người chồng đau ốm trước thái độ
hung hãn của hai tên tay sai… cũng làm cho người đọc yêu mến và khâm phục. Chính
tình yêu thương chồng đã tạo nên ở chị một sức mạnh quyết liệt bất ngờ.
+ Bằng thái độ trân trọng và sự hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân, Ngô
Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, với tất cả những nỗi khổ sở đau xót,
và đặc biệt với những phẩm cách trong sạch. Chính những yếu tố tích cực này khiến
cho chị Dậu trở thành một “chân dung lạc quan”, luôn muốn “tung ra, khỏi bóng tối”
(Nguyễn Tuân), vượt qua cái nhìn bi quan bế tắc của tác giả về tiền đồ của người nông
dân.
4. Vận dụng cao:
Câu1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
của Ngô Tất Tố.
* Yêu cầu về hình thức:

- Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung:
Phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ
phong kiến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Tiểu thuyết “Tắt đèn” có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung
tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ về
người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945.
b. Thân bài :
- Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết.


+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống
lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.
+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng.
+ Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu.
- Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng
như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé
dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.
- Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo:
Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng
nhưng không được → chị đã đấu lý với chúng
“ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.
- Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
+ Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị,
chị đã vùng lên quật ngã chúng.
+ Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc
vào mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được.

→ Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng.
c. Kết bài:
Khái quát khẳng định về phẩm chất nhân vật:
- Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có sức mạnh
tiềm tàng...
- Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp
người, đẹp nết.
- Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam
trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
Câu 2: Cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của
Nam Cao
* Yêu cầu chung:
- Thể loại: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật
- Nội dung : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc.
- Hình thức : + Đảm bảo bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài
+ Hành văn mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát phẩm chất (vẻ đẹp tâm hồn ) của nhân vật.
b. Thân bài :
* Đảm bảo ý cơ bản sau :
- Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh.
+ Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng
+ Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con


+ Tuổi già sống quạnh hưu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất nghề vé
sợi, lão không có việc làm, gía gạo đắt, bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh giải thoát.
- Lão Hạc con người giàu lòng nhân hậu.

+ Đối với con trai.
+ Đối với con vật đặc biệt là cậu vàng.
- Lão Hạc, con người trong sạch, giàu lòng tự trọng.
+ Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có ăn.
+ Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
+ Bất đắc dĩ phải bán chó lão dằn vặt lương tâm.
+ Gửi tiền làm ma khỏi liên lụy đến xóm làng.
* Nghệ thuật : Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và nội tâm, cách kể
chuyện xen lẫn triết lý sâu sắc.
c. Kết bài :
- Khẳng định lại cảm nghĩ.
- Đánh giá sự thành công của tác phẩm.
********************
Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết 1,2 – Chủ để
Tiết 11,12 - PPCT
Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
- Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố-

1. Mục tiêu cần đạt :
- Biết đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất
Tố.
- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác bất nhân
dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông
dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức thì có đấu tranh.
1.1. Kiến thức: HS nắm được:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn ”.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện
và xây dựng nhân vật.
1.2. Kĩ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Tóm tắt văn bản truyện
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự
để phân tích tác phẩm tự sự theo khuynh hướng hiện thực
* Kĩ năng sống:


- Rèn năng lực tự học, giải quết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng
ngôn ngữ.
1.3. Thái độ:
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận người nông dân Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám.
- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận diễn biến tâm trạng các nhân vật trong
văn bản.
- Tự nhận thức: xác định lối sống có nhân cách, tôn trong người thân, bản thân.
1.4. Năng lực cần phát triển:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông(ICT)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
2. Chuẩn bị :

- Đối với thầy :
+ Giáo án, chân dung nhà văn Ngô Tất Tố, chuẩn KTKN, máy chiếu
- Đối với trò :
+ Bài soạn.
+ Đọc và tóm tắt văn bản.
3. Phương pháp, kỹ thuật:
- Phương pháp: phân tích, đàm thoại, thảo luận nhóm, quy nạp.
- Kỹ thuật:
+ Động não: Tìm hiểu tình huống truyện, những chi tiết thể hiện diễn biến tâm
trạng của các nhân vật trong truyện
+ Thảo luận nhóm, trình bày trong 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của
văn bản.
+ Viết sáng tạo: cảm nghĩ về số phận người nông dân trước CMTT, nỗi đau của
nhân vật chị Dậu, Lão Hạc.
4 .Tiến trình giờ dạy - giáo dục:
4.1 .Ổn định lớp: 1phút
- KTSS: 8A:..............................
8B:................................
4.2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
- Mục đích/Mục tiêu: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, chuẩn bị bài ở nhà của
học sinh.
- Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Phương pháp: đàm thoại, hỏi đáp
- Phương tiện, tư liệu: máy tính xách tay, đầu máy chiếu, mành chiếu.
Câu 1: Suy nghĩ của em về nhân vật bà cô của bé Hồng trong truyện “Những
ngày thơ ấu”?


Gợị ý:
- Cười hỏi

- Cười rất kịch
- Giọng ngọt, ngân dài hai tiếng em bé
- Chằm chặp nhìn
- Đổi giọng, tỏ sự ngậm ngùi thương xót
 Lạnh lùng, vô cảm, giả dối, thâm hiểm đến trắng trợn trơ trẽn.
Câu 2: Hình ảnh của bé Hồng với những rung động cực điểm của một linh
hồn trẻ dại?
Gợi ý:
* Tâm trạng của bé Hồng trong cuộc nói chuyện với bà cô:
=>Sống cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình thương.
=> Đau đớn,nghẹn lại, khóc không ra tiếng=> Uất hận căn tức tột cùng.
* Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ:
- Khi gặp mẹ -> Hồi hộp sung sướng.
- Trong lòng mẹ. ->Cảm giác sung sướng, rạo rực đến cực điểm.
4.3 Bài mới: 33 phút
Hoạt động 1:(1 phút): Khởi động
- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương tiện, tư liệu, máy chiếu
- Phương pháp: thuyết trình, phân tích hình ảnh, đàm thoại, trực quan.
GV cho HS quan sát các bức hình:
? Sau khi quan sát các bức hình em có liên tưởng đến ai trong xã hội nước ta
trước năm 1945?
- HS bộc lộ
-> Hình ảnh người nông dân Việt nam đã đi vào văn học với những hòn cảnh éo
le, bất hạnh nhưng trong tâm hồn họ luôn sáng ngời những vẻ đẹp cao quý.... Để tìm
hiểu kĩ hơn về vẻ đẹp người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám cô và các
em sẽ cùng đi tìm hiểu chủ đề...
Hoạt động của GV
Hoạt động 2 (5 phút)
Tìm hiểu bối cảnh lịch

sử VN 30 -45
- Mục tiêu: HS biết khái
quát thành nội dung bài
học
- Phương tiện: Máy chiếu
- Phương pháp: vấn đáp,
trực quan, nêu và giải
quyết vấn đề, so sánh đối
chiếu, nhóm, dự án, thuyết

Hoạt động của HS

HS lần lượt trình bày

Nội dung
I. Bối cảnh lịch sử xã hội
Việt Nam giai đoạn 19301945:


trình 1 phút.
- Kĩ thuật: động não, vấn
đáp
* GV chia lớp thành 3
nhóm theo nội dung đã
phân công chuẩn bị. Đại
diện các nhóm trình bày,
nhận xét chéo. GV chốt
KT trên máy chiếu.
- Nhóm 1 + 3: Bối cảnh
lịch sử xã hội Việt Nam

giai đoạn 1930- 1945
- Nhóm 2 + 4: Những đặc
điểm nổi bật trong vẻ đẹp
của hình ảnh người nông
dân Việt nam trước cách
mạng tháng 8
GV nhận xét, bổ sung
- Một giai đoạn lịch sử tuy
chỉ 15 năm, nhưng trải
qua bao biến cố, gồm
nhiều sự kiện quan trọng,
tác động mạnh mẽ đến đời
sống vật chất và tinh thần
của con người. Đó là sự ra
đời của Ðảng Cộng Sản
Ðông Dương 03-021930 ; khủng hoảng kinh
tế 1929-1933; phong trào
đấu tranh theo khuynh
hướng dân chủ Tư sản thất
bại ngày 09-02-1930; nền
kinh tế kiệt quệ dưới ách
thực dân phong kiến; lại
thêm gánh nặng của cuộc
khai thác thuộc địa.
Những thế lực thống trị
mâu thuẫn nhau; những
lực lượng đối kháng giao
tranh, có những chiến
tuyến rõ rệt như cách
mạng, phản cách mạng;

có người yêu nước nhưng
hoang mang, có người
bàng quan, lẩn trốn.


- Chính sách kinh tế,
chính trị, văn hóa vô cùng
xảo quyệt của thực dân
ngày càng nhào nặn xã
hội Việt Nam vào cái
khuôn khổ có lợi cho
chúng, dẫn đến một ý thức
mới, một tâm lí mới xuất
hiện: Ý thức, tâm lí tư sản
và tiểu tư sản.
=>GV chốt: Xã hội có sự
biến đổi sâu sắc tác động
mạnh mẽ đến đời sống vật
chất và tinh thần của con
người Việt Nam.
- Người nông dân Việt
Nam trước cách mạng
tháng Tám với cuộc sống
đau khổ, bất hạnh với
cảnh lầm than khổ cực.
- Người nông dân trong
xã hội cũ gặp nhiều đau
khổ bất hạnh là thế nhưng
vượt lên trên những đau
khổ bất hạnh đó, họ vẫn

luôn giữ trọn những phẩm
chất cao đẹp của mình mà
đọc tác phẩm dù hiện
thực có buồn thương
nhưng nhân cách và
phẩm chất cao quý của họ
vẫn ngời sáng trong đêm
tối khiến ta thêm tin yêu
con người, tin yêu cuộc
sống.
Hoạt động 3 (28 phút)
Tìm hiểu về vẻ đẹp
người nông dân qua văn
bản “Tức nước vỡ bờ”
- Mục tiêu: HS biết khái
quát thành nội dung bài
học
- Phương tiện: Máy chiếu
- Phương pháp: vấn đáp,
trực quan, nêu và giải

- Xã hội có sự biến đổi
sâu sắc tác động mạnh mẽ
đến đời sống vật chất và
tinh thần của con người
Việt Nam.

II. Vẻ đẹp của người
nông dân Việt nam
trước cách mạng tháng

8/1945:


quyết vấn đề, so sánh đối
chiếu, nhóm, thuyết trình
1 phút.
- Kĩ thuật: động não, vấn
đáp
Hoạt động 3.1 (5 phút):
Tìm hiểu chung:
- Mục tiêu: HS biết khái
quát thành nội dung bài
học
- Phương tiện: Máy chiếu
- Phương pháp: vấn đáp,
trực quan, nêu và giải
quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: động não, vấn
đáp, tổng hợp tài liệu.
- GV yêu cầu HS đọc nội
dung chú thích dấu sao
trong sgk.
? Hãy giới thiệu vài nét
sơ lược về nhà văn NTT?
* Gv cho HS quan sát
chân dung tác giả Ngô
Tất Tố và bổ sung:
- NTT không chỉ là 1 nhà
văn mà còn là một nhà
học giả có nhiều công

trình khảo cứu có giá trị
về triết học và y học cổ,
một nhà báo
mang
khuynh hướng dân chủ
tiến bộ và giàu tính chiến
đấu. Năm 1996, ông được
nhà nước truy tặng Giải
thưởng HCM về văn học
nghệ thuật.
? Em đã đọc tiểu thuyết "
Tắt đèn" chưa? hãy tóm
tắt nội dung cốt truyện?
- Tóm tắt
Truyện kể về làng quê
Đông Xá trong những
ngày sưu thuế căng thẳng.

A. Giới thiệu chung

HS đọc

1. Tác giả: (1893 – 1954 )

- HS trình bày theo chú - Là nhà văn, học giả, nhà
thích Sgk.
báo nổi tiếng.
- Được nhà nước truy tặng
Giải thưởng HCM về văn
học nghệ thuật.


2. Tác phẩm:
- HS giới thiệu về tác
phẩm: Tắt đèn là tp tiêu
biểu nhất của NTT và
cũng là 1 tác phẩm xuất
sắc của dòng văn học hiện
thực phê phán Việt Nam
giai đoạn 1930 -1945;


Bọn hào lí trong làng ra
sức đốc thuế lùng sục
những người nông dân
nghèo thiếu thuế. Gia
đình anh Dậu thuộc loại
nghèo nhất làng phải
chạy vạy từng đồng để có
tiền nộp sưu. Anh Dậu
đang ốm vẫn bị trói, giải
ra đình và bị đánh đập.
Chị Dậu vì thế phải theo
sự ép buộc khéo của lão
Nghị Quế keo kiệt, đành
bán đứa con gái 7 tuổi
cùng ổ chó mới đẻ và
gánh khoai để có tiền nộp
đủ suất sưu cho chồng.
Không ngờ, bọn hào lí lại
bắt chị Dậu phải nộp cả

xuất sưu của người em
chồng đã chết từ năm
ngoái. Anh Dậu được tha
về nhưng vẫn ốm nặng,
sáng hôm sau vừa tỉnh
lại, cai lệ và tên đầy tớ
của lí trởng đã xộc đến
đòi bắt anh đi. Dù chị
Dậu đã cố van xin nhưng
bọn chúng không nghe.
Tức nước vỡ bờ, chị đã
chống trả quyết liệt, quật
ngã bọn chúng. Chị bị bắt
lên huyện và bị tên tri
huyện T Ân lợi dụng để
giở trò bỉ ổi. Chị kiên
quyết cự tuyệt và chạy
thoát ra ngoài. Cuối
cùng, để có tiền nộp thuế,
chị đành gửi con để lên
tỉnh ở vú cho 1 lão quan.
Rồi 1 đêm lão mò vào
buồng chị, chị chống trả
quyết liệt và chạy ra
ngoài trời tối đen như
mực…
- “Tắt đèn” là 1 bức tranh

được gọi là " một thiên
tiểu thuyết có luận đề

XH… hoàn toàn phụng sự
dân quê, một áng văn có
thể gọi là kiệt tác…”.

- “ Tắt đèn” là tác phẩm
xuất sắc của dòng văn học
hiện thực phê phán và tiêu


chân thực về cuộc sống
cùng quẫn của người dân
bị áp bức, bóc lột trong
XH cũ, là 1 bản án đanh
thép đối với XH TDPK
bất công tàn ác, là bài ca
k/ định vẻ đẹp, ph/chất
cao quí của người phụ nữ
nông dân Việt Nam.
? Giới thiệu vị trí đoạn
trích "Tức nước vỡ bờ "
GV kết luận
Hoạt động 3.2 (23 phút)
Hdhs đọc- hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS biết khái
quát thành nội dung bài
học
- Phương tiện: Máy chiếu
- Phương pháp: vấn đáp,
trực quan, nêu và giải
quyết vấn đề, so sánh đối

chiếu, sơ đồ hóa, nhóm,
thuyết trình 1 phút.
- Kĩ thuật: động não, vấn
đáp
Gv hướng dẫn đọc: Đọc
chậm, rõ ràng, làm rõ
không khí truyện hồi hộp,
khẩn trương, căng thẳng
ở đoạn đầu; bi hài, sảng
khoái ở đoạn cuối; Chú ý
thể hiện sự đối lập, tương
phản giữa các nhân vật …
qua ngôn ngữ đối thoại
của từng người…
- Đọc mẫu: “ Cháo
chín…”-> “ Rồi bà lão lật
đật trở về với vẻ mặt băn
khoăn”
? Trong các từ được chú
thích, từ nào chỉ thứ
thuế vô nhân đạo nhất
trong XH Việt Nam thời

biểu của NTT.

- “ Tức nước vỡ bờ”
- HS Trình bày theo SGk. trích trong chương XVIII
của tác phẩm " Tắt đèn".
B. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích:


- 3 HS đọc tiếp đến hết và
nhận xét cách đọc.
- HS xác định từ “ Sưu”
và giải thích.


Pháp thuộc?
GV: Sưu : thuế thân –
thuế đinh: đánh vào thân
thể, mạng sống của con
người . Thuế thân chỉ
đánh vào những người
đàn ông ( đinh) từ 18 tuổi
trở lên. Phụ nữ không
phải nộp thuế này. Cấn
phân biệt với thuế ruộng (
điền ). Sưu là 1 hình thức
thuế vô lí, vô nhân đạo
nhất trong XHVN thời
Pháp thuộc vì nó coi con
người cũng như súc vật,
hang hóa. Bởi vậy ngay
sau khi CM tháng 8 thành
công, một trong những
sắc lệnh đầu tiên do Hồ
Chủ tịch kí là xóa bỏ vình
viễn thuế thân ( sưu).
- Gv yêu cầu HS đọc kĩ
HS tóm tắt

các chú thích theo sgk.
2. Kết cấu – Bố cục:
- GV yêu cầu HS tóm tắt - HS nghiên cứu văn bản - Bố cục: 2 phần
lại đoạn trích.
xác định các sự việc:
+/ Chị Dậu chăm sóc anh
? Căn cứ vào nội dung Dậu…
vừa tóm tắt , hãy xác +/ Cuộc đối mặt giữa chị
định những sự việc Dậu với bọn cai lệ - người
chính trong đoạn trích?
nhà lí trưởng…
- GV kết luận bằng sơ đồ
hóa bố cục và chuyển nội
dung phân tích.
? Đoạn trích có những
nhân vật nào? Ai là nhân
vật chính?
Gv: Đoạn trích gồm 2
tuyến n/v:
- Phản diện: Cai lệ, người
nhà lí trưởng.
- Chính diện: Chị Dậu,
anh Dậu, bà lão hàng
xóm.
=> Định hướng phân tích
theo 2 tuyến nhân vật.

- HS trình bày ý kiến.
3. Phân tích:


- HS trình bày ý kiến:
+/ Cai lệ: Là viên cai chỉ
huy 1 tốp lính lệ ở nông

3.1. Nhân vật cai lệ và
người nhà lí trưởng:


? Cai lệ là người ntn
trong XH cũ ?Hắn xuất
hiện ở làng Đông Xá để
làm gì?

thôn trước Cm tháng 8.
thường được bọn quan lại
cho phép sử dụng bạo lực
để xử ép người dân theo
lệnh của các quan.
+/ Hắn xuất hiện ở làng
Đông Xá để đốc sưu, tăng
thêm uy lực cho lí trưởng
sở tại khiến cho không khí
càng căng thẳng, ngột
ngạt trong mùa sưu thuế.
Hắn cùng người nhà lí
trưởng xông vào nhà anh
Dậu để thu nốt suất sưu
của người em trai anh Dậu
chết từ năm ngoái…
- HS phát hiện: qua cử

chỉ, hoạt động, lời nói .

- Tróc thuế trong tình thế
cùng đường, khốn quẫn
lại thân cô thế cô của chị
Dậu.

* Cai lệ: Thể hiện qua
thái độ, cử chỉ, lời núi,
hành động.

? H/ả tên cai lệ đã được
nhà văn khắc hoạ qua - HS nghiên cứu văn bản
những chi tiết nào?
phát hiện chi tiết:
? Tìm các chi tiết thể
hiện thái độ, cử chỉ,
hoạt động, lời nói của
tên cai lệ?
GV kết luận:
- Thái độ hống hách của
kẻ chuyên đi bắt bớ đánh
đập người dân: Gõ đầu
roi xuống đất, thét, trợn
ngợc hai mắt, hầm hè…
- Ngôn ngữ lời nói hách
dịch, vô văn hoá của kẻ ác
ôn: Thằng kia ông tưởng
mày chết đêm qua còn
sống đấy à?

+ Mày định nói cho cha
mày nghe đấy à?
+ Ông sẽ dỡ cả nhà mày
đi, chửi mắng thôi à...?
- Hành động vũ phu, côn
- Thái độ hống hách của
đồ:
kẻ chuyên đi bắt bớ, đánh
+ Đùng đùng cai lệ giật
người.
phắt cái thừng trong tay
anh này và chạy sầm sập
- Lời nói hách dịch, vô


đến chỗ anh Dậu…
+ vừa nói hắn vừa bịch
luôn vào ngực chị Dậu
mấy cái.
+ tát vào mặt chị 1 cái
đánh bốp…
- HS thảo luận nêu ý kiến:
…Là tên tay sai chuyên
THẢO LUẬN NHÓM nghiệp , là công cụ đắc
ĐÔI (1 PHÚT)
lực cho trật tự XH thực
? Những chi tiết ấy đã lột dân PK tàn bạo. Hung bạo
tả bản chất gì của tên cai dã thú sẵn sàng gây tội ác
lệ?
không chút tính người.

Gv kết luận:
- Là tên tay sai chuyên
nghiệp, tiêu biểu trọn vẹn
nhất cho hạng tay sai, là
công cụ bằng sắt đắc lực
cho trật tự XH tàn bạo ấy.
Đánh cướp là nghề của
hắn và được hắn làm với
1 kỹ thuật thành thạo và
say mê. Hắn hung dữ, sẵn
sàng gây tội ác mà không
hề chùn tay, cũng không
hề bị ngăn chặn vì hắn
đại diện cho nhà nước và
nhân danh phép nước để
hành động. Bởi hắn
không có tính người, mà
chỉ có bắt bớ đánh trói
người vô tội vạ, để vừa
lòng quan thầy và để thoả
mãn tính thú của kẻ luôn
đi tìm sự sung sướng trên
nỗi khổ đau của người
khác.
- Tính cách hung bạo dã
thú của cai lệ được thể
hiện thật đậm nét và nhất
quán: từ cử chỉ, hoạt
động đều thô bạo, đến
ngôn ngữ không phải là

ng2 của con người, hắn
chỉ biết quát, thét, hầm
hè, nham nhảm... giống

văn hoá của kẻ ác ôn.

- Hành động vũ phu, côn
đồ.
-> Hung bạo, dã thú, sẵn
sàng gây tội ác không
chút tính người.
-> Là tên tay sai chuyên
nghiệp , là công cụ đắc
lực cho trật tự XH thực
dân PK tàn bạo.


như tiếng gầm rít của thú
dữ và không có k. năng
nghe tiếng nói của đồng
loại vì thế hắn đã bỏ
ngoài tai mọi lời van xin
tr. bày tha thiết có tình có
lí của chi Dậu và đáp lại
là những lời chửi thô tục
những hành động đểu
cáng, hung hãn táng tận
lương tâm tới rợn
người…
- HS phát hiện chi tiết:

- Bên cạnh cai lệ là tên
+/ Là tên tay sai, cùng
người nhà lí trưởng…
với cai lệ thực hiện cái trật
tự tàn bạo của XHTDPK
? Người nhà lí trưởng tàn ác.
hiện ra trong đoạn trích
+/ So với cai lệ, người
là 1 người ntn? Hãy so nhà lí trưởng còn có chút
sánh với cai lệ?
lúng túng, ngần ngại trong
tình thế tróc thuế gđ chị
Dậu. Song hắn vẫn không
thoát khỏi sự lệ thuộc, bản
chất tay sai của mình.
- HS nêu ý kiến nhận xét:
+/ Tuy chỉ xuất hiện trong
đoạn văn ngắn nhưng cai
lệ, người nhà lí trưởng
được khắc hoạ hết sức nổi
? Qua việc tìm hiểu nhân bật, có giá trị điển hình rõ
vật cai lệ và người nhà lí rệt. Cai lệ là 1 trong
trưởng, em hiểu gì về b/c những hiện thân sinh động
của XH cũ ?
của trật tự TD PK đương
thời. Đó là 1 XH đầy rẫy
bất công và sự tàn ác, một
XH có thể gieo tai hoạ
xuống cho người lương
thiện bất kì khi nào, một

XH tồn tại trên cơ sở của
các lí lẽ và hoạt động của
kẻ bạo ngược.

4.4. Củng cố: 2phút

- Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại kiến thức đã học.

* Người nhà lí trưởng:
- Cùng với cai lệ tróc
thuế gia đình chị Dậu
-> Bản chất tay sai, lệ
thuộc.

=> Tính chất bất nhân,
độc ác của bộ máy xã hội
đương thời.


- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: động não
- Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh tên cai lệ?
- Hs đọc phân vai đoạn trích này.
4.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: 5phút
- Mục đích: HS biết được công việc mình cần làm sau khi kết thúc giờ học, rèn HS kĩ
năng tự học, tự nghiên cứu trước khi đến lớp.
- Phương pháp: Giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật: động não
Tiết 1:
- Tóm tắt văn bản – ngắn gọn

- Phân tích được tình cảm của chị Dậu dành cho chồng?
- Soạn tiếp bài học: Sự phản kháng của chị Dậu với tên cai Lệ? Nhân vật cai Lệ?
5. Rút kinh nghiệm:
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
____________________________________________________
*******************************
Tiết 2:
4. Tiến trình giờ dạy giáo dục:
4.1. Ổn định lớp: 1phút
4.2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
- Mục đích/Mục tiêu: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, chuẩn bị bài ở nhà của
học sinh.
- Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Phương pháp:đàm thoại, hỏi đáp
- Phương tiện, tư liệu: máy tính xách tay, đầu máy chiếu, màn chiếu
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh tên cai lệ?
Gợi ý:
Thể hiện qua thỏi độ, cử chỉ, lời núi, hành động.
- Thái độ hống hách của kẻ chuyên đi bắt bớ, đánh người.
- Lời nói hách dịch, vô văn hoá của kẻ ác ôn.
- Hành động vũ phu, côn đồ.
-> Hung bạo, dã thú, sẵn sàng gây tội ác không chút tính người.
-> Là tên tay sai chuyên nghiệp , là công cụ đắc lực cho trật tự XH thực dân PK
tàn bạo.
4.3. Bài mới: 33phút
Hoạt động 1 : Khởi động
- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, hình ảnh


- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Phân tích hình ảnh
? Em cảm nhận gì khi quan sát các bức ảnh sau:
- HS tự bộc lộ

Trái ngược với hình ảnh cai lệ và người nhà Lý trưởng hung bạo, dã thú, sẵn
sàng gây tội ác không chút tính người. Chị Dậu đại diện hình ảnh người phụ nữ Việt
Nam rất mực thương yêu chồng con song cũng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt...
Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Hoạt động 2: Bài mới
- Mục tiêu: HS biết khái quát thành nội dung bài học
- Phương tiện: Máy chiếu
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu,
- Kĩ thuật: động não, hỏi và trả lời
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
3.2. Nhân vật chị Dậu:
a. Chị Dậu chăm sóc
chồng:
? Chị Dậu chăm sóc anh
+ Chị Dậu vừa phải bươn
Dậu trong hoàn cảnh chải: bán cả con và chó, * Hoàn cảnh:
nào?
cả gánh khoai mới đủ tiền - Vụ thuế đang trong thời
nộp sưu cho anh Dậu. điểm gay gắt nhất.
Nhưng bọn lí hào bắt nhà - Chị Dậu đã bán con, bán

chị phải nộp cả suất sưu chó và cả gánh khoai mới
cho người em chồng chết chỉ đủ một suất sưu.
từ năm ngoái. Thành thử - Anh Dậu mới vừa được
anh Dậu vẫn cứ là người cứu tỉnh sau khi bị hành
thiếu sưu! Bọn chúng hạ trên đình.
xông vào nhà nã thuế chắc
chắn sẽ không buông tha
anh.
+/Anh Dậu thì đang ốm
đau rề rề, tưởng như đã
chết đêm qua giờ đây mới
tỉnh. Nhiệm vụ chị Dậu
giờ đây là bảo vệ chồng
khỏi tình thế nguy ngập.


+ Chị vừa rón rén bưng
bát cháo lên cho anh Dậu
và hồi hộp chờ xem chồng
ăn có ngon miệng không.
Vừa thấy bọn chúng anh
Dậu ốm yếu vì quá khiếp
đảm đã lăn đùng không
nói được câu gì. Lúc này
tính mạng của anh Dậu
phụ thuộc vào sự đối phó
của chị.
-> Tình thế của chi Dậu
lúc bấy giờ thật là cùng
đường, khốn quẫn, lại

thân cô thế cô, Bên cạnh
người chồng bị đánh trói,
ốm thập tử nhất sinh vừa
mới tỉnh dậy và hai đứa
con nhỏ…
? Tìm những chi tiết - Cháo chín, ngả mâm
miêu tả cách chăm sóc múc la liệt-> quạt
- Rón rén mang bát cháo
chồng của chị Dậu?
đế chỗ chồng , xem chồng
ăn có ngon miệng không.
- Ngồi chờ...
? Từ lời nói cửû chỉ đó,
em thấy chị Dậu là người
như thế nào?
? Từ hoàn cảnh nhà chị
Dậu em có suy nghĩ gì về
tình cảnh người nông
dân trong xã hội cũ?
Phẩm chất của họ thể
hiện như thế nào?
GV: Nhờ bát gạo hàng
xóm, chị Dậu đã có cháo
cho chồng ăn sau khi ngã
bệnh do bị hành hạ. Cuộc
sống người nông dân trức
cách mạng tháng tám
cũng bần hàn. “Bát
cháo”-> tình cảm láng


* Chăm sóc:
- Cháo chín, ngả mâm
múc la liệt-> quạt
- Rón rén mang bát cháo
đến chỗ chồng.
- Ngồi chờ

- Yêu thương chồng con, =>Yêu thương chồng con,
đảm đang , dịu dàng, tình đảm đang, dịu dàng, tình
cảm.
cảm.
- Cuộc sống nghèo khổ
không lối thoát.
- Giàu tình người, tình
ghĩa xóm làng, tình nghĩa
với người thân.


giềng sâu đậm của người
nông dân nghèo Việt
Nam.
- Xh thối nát không còn
? Em hiểu thực trạng
tình người.
của xã hội đó như thế
nào?
- HS gạch chân dưới các
chi tiết trong sgk: Lúc
? Chị Dậu đã đối phó với
đầu tha thiết van xin tên

bọn tay sai để bảo vệ
cai lệ -> Vùng dậy quật
chồng ntn?
ngã tên cai lệ.
- HS: Mặc cho những lời
quát tháo, mắng chửi tàn
? Chị lại phải tha thiết bạo của hai tên tay sai trút
van xin như thế nào?
xuống đầu, chị vẫn một
mực van xin chúng. Chi
run run nói với chúng
bằng những lời nhũn nhặn
lễ phép khiêm nhường với
lối xưng hô hạ mình
( Cháu - ông ) . Cho đến
khi cai lệ chạy sầm sập
đến định trói anh Dậu, chị
xám mặt chạy đến đỡ lấy
tay hắn …
- HS thảo luận, lí giải VĐ.

THẢO LUẬN NHÓM (2
PHÚT)
? Vì sao chị Dậu lại
nhẫn nhục lễ phép thiết
tha van xin như vậy ? Có
phải chị là người yếu
đuối nhút nhát không?
Sử dụng Kĩ thuật
XYZ(423): trong đó X

(4): học sinh / nhóm,
Y(2): số ý kiến của mỗi
học sinh, Z(3): thời gian
thảo luận( học sinh làm

GỢI Ý:
Vì bọn tay sai hung hãn
đang nhân danh phép
nước để ra tay còn chồng
chị là kẻ cùng đinh có tội"
bởi thương chồng nhất là
lúc này đang đau ốm chị
đã cố thiết tha van xin để
chồng khỏi bị đánh trói.
- Vả lại kinh nghiệm
lâu đời đã thành bản năng
của người nông dân thấp

b. Chị Dậu đương đầu
với cai lệ và người nhà lí
trưởng:

- Ban đầu: nhẫn nhục, lễ
phép cố van xin thiết tha
đến mức tự hạ mình:
( xưng cháu-gọi ông)


việc độc lập trước, sau đó
trao đổi trong nhóm và

thống nhất ý kiến ->
trình bày).
Các nhóm khác nghe và
nhận xét theo “kĩ thuật
321”
( 3: lời khen/ điều tâm
đắc, 2: điều chưa thỏa
mãn, chưa hài lòng, hạn
chế, 1 góp ý, đề xuất
hoặc đưa câu hỏi phản
biện).
Gọi 2 nhóm nhận xét yêu
cầu nhóm nhận xét sau
không được trùng lặp với
những nhận xét của nhóm
trước( để tạo nên sự gay
cấn)- Gọi nhóm tiếp
nhận xét về phần làm
việc và nhận xét của 2
nhóm và hs cho điểm->
gv chốt máy chiếu
? Nhưng tên cai lệ chẳng
thèm nghe lấy nửa lời,
xông vào trói anh Dậu và
bịch vào ngực chị, dường
như không chịu được
nữa chị đã cự lại. Chị đã
cự lại ntn?

? Theo em sự thay đổi

thái độ của chị Dậu có
hợp lí không ? Hãy phân
tích?
- GV phân tích: Diễn biến
tâm lí được nhà văn miêu

cổ bé họng biết rõ thân
phận của mình, cùng với
bản tính mộc mạc quen
nhẫn nhục chị chỉ biết van
xin lễ phép . cố khơi gợi
từ tâm và lương tri của cai
lệ…

- HS phân tích: Cai lệ
đánh chị và sấn đến trói
anh Dậu: tức quá chị đã
cự lại bằng lí lẽ " Chồng
- Về sau: cự lại bọn tay sai
tôi đau ốm, ông ..."
+/ Cai lệ tát vào mặt
chị, nhảy vào cạnh anh
Dậu: Chị nghiến hai hàm
răng
"
mày
trói
chồng…"Người nhà lí
trưởng bước đến giơ gậy
chực đánh chị Dậu. Chị

Dậu túm tóc hắn, lẳng cho
1 cái ngã nhào ra thềm…
-> Lúc này chị không đấu
lí mà quyết ra tay đấu lực
với chúng.
- HS Phát biểu theo ý
hiểu.


tả chân thực phù hợp với
sự phát triển tự nhiên và
biện chứng của t/ cách
nhân vật.
+/ Hai tên tay sai càng
vũ phu, thô bạo thì phản
ứng chị Dậu càng mạnh
mẽ quyết liệt điều đó
được thể hiện trong ngôn
ngữ, hành động của chị…
+/ lần cự lại đầu tiên
xưng hô đã khác trước tuy
vẫn vẫn gọi cai lệ là ông
nhưng đã xưng tôi 1cách
ngang hàng, bỡnh đẳng
tố cáo bọn tay sai.
+/ Đến lần p. ứng quyết
liệt tiếp theo, cùng với
hành động nghiến hai
hàm răng, cách xưng hô
đã thay đổi: Chị đã đứng

trên kẻ thù khi gọi tên cai
lệ là mày và tự xưng là
bà. Bộc lộ rõ sự căm giận
và khinh bỉ cao độ đồng
thời thể hiện sức mạnh
của người nông dân bị áp
bức đã vùng lên
- Ngùn ngụt căm phẫn
chị đã quật ngã hai tên
tay sai. Vừa ra tay chị đã
nhanh chóng biến hai tay
sai hung hãn đầy mình
thành kẻ thảm hại xấu xí,
tả tơi.
? Trước là 1 chị Dậu
nhẫn nhục chịu đựng,
van xin; sau là 1 chị Dậu
căm thù, quyết liệt, vùng
lên mạnh mẽ. Như vậy
có gì mâu thuẫn trong
tớnh cách của nhân vật
không?

+/ Bằng lí: xưng một cách
ngang hàng đanh thép tố
cáo bọn tay sai ( xưng tôigọi ông)
+/ Bằng hành động: túm
cổ áo, ấn dúi, giằng co, du
đẩy, áp vào vật nhau
( xưng bà-gọi mày)

-> Ngùn ngụt căm phẫn
chị đã quật ngã hai tên tay
sai khiến chúng tơi tả,
thảm bại.

- HS: Không có gì mâu
thuẫn trong t/c của nhân
vật, đây mới chính là sự -> Diến biến tâm lí phát
phát triển tự nhiên của 1 t/ triển 1 cách thống nhất.
cách thống nhất . Tất cả
đều có nguồn gốc sâu xa
từ lòng thương yêu chồng
của chị
+ Trước nhất là nhẫn
nhục van xin để chồng
khỏi bị đánh trói. Sau là
vùng lên chống lại kẻ thù
để bảo vệ chồng khi chị
biết rằng không thể nào


van xin được nữa và bản
thân cũng bị chúng đánh
đập thô bạo. Giai đoạn sau
chỉ là sự nối tiếp phát
triển của giai đoạn trước.
Từ lòng thương chồng chị
đã có sức mạnh quật ngã
hai tên tay sai.
- HS thảo luận nêu ý kiến:

T/g đã lựa chọn kết hợp
với các chi tiết điển hình
về cử chỉ, lời nói, hành
? Nhà văn đã sử dụng động, kết hợp miêu tả,
các biện pháp nghệ thuật biểu cảm, tự sự…
gì để khắc họa nhân vật
- HS nêu cảm nhận.
chị Dậu?
->Là 1 phụ nữ nông dân
hết mực yêu thương
chồng, mộc mạc khiêm
nhường, biết nhẫn nhục
? Em cảm nhận được gì
chịu đựng có một sức
về hình ảnh nhân vật chị
sống mạnh mẽ, một tinh
Dậu?
thần phản kháng tiềm
- GV kết luận: Chị Dậu
tàng.
là 1 phụ nữ nông dân rất
mực yêu thương chồng,
mộc mạc, khiêm nhờng,
biết nhẫn nhục chịu đựng;
có một sức sống mạnh mẽ
và tinh thần phản
kháng…
* Gv bổ sung:
- Hành động của chi Dậu
chỉ là bột phát về căn bản

chưa giải quyết được gì
( Chỉ 1 lúc sau cả nhà chị
bị trói, điệu ra đình ) .
Nhưng có thể tin rằng khi - HS: Nhà văn ca ngợi,
có ánh sáng CM rọi tới, đứng về phía người phụ
chị sẽ là người đi hàng nữ nông dân: hả hê, đồng
đầu trong cuộc đấu tình trước cái ác và sự bất
tranh…
công bị trừng trị dù chỉ là
? Qua h/ả chị Dậu, em nhất thời và tự phát -> lên
hiểu gì về thái độ và tình án xã hội thống trị bất
công...
cảm của nhà văn?
- HS: Thoả đáng vì đoạn


trích khụng chỉ làm toát
lên 1 hiện thực " Tức
nước vỡ bờ " có áp bức
tất yếu phải có đấu tranh,
? Vậy theo em, đặt tên mà còn toát lên 1 chân lí:
văn bản là " Tức nước Con đường sống của quần
vỡ bờ " có thoả đáng chúng bị áp bức chỉ có thể
là con đường đấu tranh để
không? Vì sao ?
tự giải phóng. Nếu không
quá lời nói rằng " tức
nước vỡ bờ " là cảnh đã
dự báo cơn bão táp quần
chóng nhân d©n næi dËy

sau nµy.
- HS Phát biểu ý kiến.

? Học xong văn bản “
Tức nước vỡ bờ”, em
hiểu gì về: Số phận và
phẩm chất của người
phụ nữ nông dân trong
XH cũ? Bản chất của
chế độ xã hội đó? Chân
lí được khẳng định?
HS thảo luận và nhận xét.
- GV chốt kiến thức
* THẢO LUẬN NHÓM
THEO NHÓM ĐÔI (1
phút)
? Hãy chứng minh nhận
xét của nhà phê bình văn
học Vũ Ngọc Phan: “
Cái đoạn chị Dậu đánh
nhau với tên cai lệ là một
đoạn tuyệt khéo”?
Gợi ý:
- Nhận xét về việc tạo
dựng tình huống, việc
miêu tả ngoại hình, hành
động, ngôn ngữ, tâm lí
nhân vật, nghệ thuật kể HS trả lời
chuyện, ngôn ngữ tác giả


4. Tổng kết
4.1. Nội dung:
- Vạch trần bộ mặt tàn ác,
bất nhân của xã hội thực
dân- phong kiến.
- Vẻ đẹp tâm hồn người
phụ nữ nông dân.

* Ý nghĩa văn bản
Nhà văn Ngô Tất Tố đã


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×