Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề tài Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.72 KB, 16 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG
PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Lệ Thủy
Mã SV: 1212160119
Lớp: Anh 19, Khối 7 KTĐN, Khoá 51
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tùng Lâm

Hà nội, tháng 3 năm 2013
1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ....................4
I. Khái quát về phép biện chứng .......................................................................4
II. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến .................................................................4
CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ 7
I. Vấn đề tăng trưởng kinh tế ............................................................................7
II. Môi trường sinh thái ......................................................................................7


III.

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

thông qua phép biện chứng… ..............................................................................8
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................15

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ở bất kì nơi nào trên thế giới, con người chúng ta luôn sống và tồn tại không tách
rời những hoạt động thực tiễn của bản thân. Con người đã và đang tác động vào thế
giới tự nhiên, hình thành lịch sử phát triển đồng thời của tự nhiên và con người
thông qua những quá trình như lao động, sản xuất, nghiên cứu khoa học. Chính vì
vậy, con người và thiên nhiên đang có mối quan hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau
ngày càng chặt chẽ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế khi mà nhu cầu tăng trưởng kinh
tế hiện trở nên cấp thiết với mỗi quốc gia. Tuy vậy, thế giới chúng ta sống đang
tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bền vững do sự phát triển bất chấp mọi tác động xấu
đến môi trường, tài nguyên, sinh vật. Nói cách khác, để có được những kết quả tốt
về kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta đã phải trả giá bằng sự mất đi tính bền vững
của nguồn tài nguyên thiên nhiên trong dài hạn. Vì vậy, đã đến lúc cần nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của chính sách phát triển kinh tế bền vững song hành
với bảo vệ môi trường sinh thái. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã lấy đó làm
quan điểm chủ đạo của chiến lược phát triển đất nước “ Phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường”.
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam và cả thế
giới, đồng thời kêu gọi sự chung tay giúp sức của cộng đồng vào vấn đề cấp thiết
của quốc gia, tôi lựa chọn nghiên cứu về đề tài: phép biện chứng về mối liên hệ

phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường sinh thái.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
I. Khái quát về phép biện chứng:
1. Khái niệm:
Phép biện chứng là học thuyết khái quát về biện chứng của thế giới thành hệ thống
các nguyên lí, các quy luật, các phạm trù để từ đó hình thành nên hệ thống nguyên
tắc phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
của con người.
Phép biện chứng thuộc biện chứng chủ quan, tức là sự phản ánh biện chứng của thế
giới vật chất vào trong đời sống ý thức của con người. Khi xem xét sự vật, hiện
tượng phép biện chứng đặt nó vào trạng thái vận động, biến đổi, phát triển và trong
mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác.
2. Phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản, trong đó giai
đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học là sang tạo nên phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phép biện chứng duy vật được xem là khoa học
nhất, là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị , sâu sắc nhất và không
phiến diện.
Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ
biến của các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật cung cấp những nguyên tắc,
phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.
Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”
để nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

II. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lí là những điều căn bản nhất của một học thuyết. Phép biện chứng duy vật
có hai nguyên lí cơ bản là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự
4


phát triển. Trong đó ở bất kì giai đoạn nào của phép biện chứng, nguyên lí về mối
liên hệ phổ biến được xem là nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất.
1. Nội dung của nguyên lí:
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật, hiện tượng, hay giữa các
mặt yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng vừa tách biệt nhau, lại vừa có sự liên hệ qua
lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau. Mối liên hệ
phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng của
thế giới, đồng thời để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng. Giữa
các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn
tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Toàn bộ mối liên hệ đó
tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính
thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mối liên hệ có ba tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng.
Tính khách quan được thể hiện ở điểm sự quy định lẫn nhau, tác động và làm
chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có, tồn tại độc lập không
phụ thuộc vào ý chí của con người. Theo quan điểm biện chứng thì không có bất kì
sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện
tượng hay quá trình khác mà bất cứ chúng đều là một cấu trúc hệ thống, bao gồm
những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, đó là hệ thống mở
tồn tại tương tác và làm biến đổi lẫn nhau với các hệ thống khác.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, ta rút ra được tính toàn diện trong việc xem
xét sự vật, hiện tượng, cụ thể:
 Phải xem xét tất cả các mặt, yếu tố, bộ phận, mối liên hệ của sự vật, hiện

tượng.
 Phải đặt sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
 Phải phân loại các mối liên hệ, quan tâm các mối liên hệ bên trong, cơ bản,
tất nhiên, chủ yếu vì chúng là những mối liên hệ quan trọng.

5


 Nhìn nhận bản thân các mối liên hệ không đứng yên, trong hoàn cảnh này có
thể là tất nhiên nhưng hoàn cảnh khác lại là ngẫu nhiên và ngược lại.
Chỉ trên những cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lí có hiệu quả
các vấn đề của đời sống thực tiễn. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận
trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được
sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiiễn của mình biến đổi những mối liên
hệ nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật
khác. Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác
nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. Mọi sự vật hiện tượng
đều tồn tại trong không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian
thời gian đó. Do đó chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải
quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra.

6


CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
I. Vấn đề tăng trưởng kinh tế:
1. Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) trong một thời gian nhất định. Nó thể hiện sự

thay đổi về số lượng, chất lượng, quy mô của một nền kinh tế theo chiều hướng đi
lên.
Tăng trưởng kinh tế dài hạn là điều kiện tiên quyết tạo nên những tiến bộ về kinh
tế - xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế
đang được xem là nhiệm vụ cấp thiết quan trọng nhất ở hầu hết các quốc gia.
2. Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986 Việt Nam
bước vào công cuộc đổi mới. Nó được tiến hành toàn diên trên mọi lĩnh vực đời
sống kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập
trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Để đất nước có thể hội nhập với
thế giới, chính phủ đã và đang đẩy mạnh các chính sách như khuyến khích đầu tư
trong nước và nước ngoài, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chính sách
thương mại tự do…Từ đó thu được những thành quả không nhỏ cho công cuộc
phát triển kinh tế.
II. Môi trường sinh thái:
1. Kháị niệm:
Sinh thái được hiểu là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống trong khi môi trường là một tổ
hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó.
Qua đó có thể hiểu môi trường sinh thái là “bao gồm tất cả những điều kiện xung

7


quanh có liên quan đến sự sống”. Đối với con người, môi trường sinh thái là toàn
bộ các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có mối liên hệ tới sự sống
của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái:
Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, nguồn tài nguyên để sản xuất và
cũng chính là nơi chứa đựng rác thải. Vì vậy, bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ sự

sống của chúng ta. Bảo vệ môi trường sinh thái là giữ cho môi trường luôn trong
lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, đồng thời ngăn
chặn khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên tạo ra, khai thác và sử
dụng hợp lí nguồn tài nguyên. Đây chính là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của mỗi
quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của bất kì tổ chức cá nhân nào.
Có bảo vệ tốt thì cuộc sống chúng ta mới phát triển tốt đẹp bền vững và lâu dài.
Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông
qua phép biện chứng
1. Mối liên hệ:
Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường luôn có mối quan hệ tác động qua

III.

lại lẫn nhau, đó chính là mối quan hệ biện chứng bao gồm hai mặt thống nhất và
mâu thuẫn.
Tăng trưởng kinh tế được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con
người nên nó là cái tồn tại chủ quan. Trong khi đó, môi trường sống sinh ra và tồn
tại trong tự nhiên, tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức của con người.
Tuy nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người, con người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm môi trường tốt lên
hay xấu đi. Môi trường chịu tác động của con người, tăng trưởng kinh tế cũng phụ
thuộc vào con người, do đó có thể nói môi trường chịu tác động của tăng trưởng
kinh tế và ngược lại. Hai yếu tố này thống nhất với nhau về mục đích trong quá
trình phát triển một chỉnh thể là tự nhiên-xã hội. Điều đó được thể hiện qua một số
khía cạnh như sau:
8


 Về tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên: nước giàu và nghèo có một
sự chênh lệch về việc nhìn nhận mức độ tiêu dùng nguồn tài nguyên. Cụ thể,

đối với nước giàu thì sự phát triển kinh tế bền vững phải gắn với cắt giảm
đáng kể mức độ tiêu dùng lãng phí về năng lượng của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong khi nước nghèo chỉ chú tâm vào việc khai thác để xuất thô
một cách cạn kiệt. Phát triển kinh tế giúp nâng cao đời sống người dân đồng
thời cũng nâng cao nhận thức con người, ý thức bảo vệ môi trường tăng lên.
 Về bầu khí quyển: tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho con người tạo nên
những máy móc, công cụ sản xuất ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Các
khu công nghiệp đang dần cố gắng giảm thiểu lượng khí thải bay vào bầu
khí quyển. Nhiều nhà máy, khu xử lí rác thải được xây dựng cũng góp phần
không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường.
 Về môi trường nước: kinh tế càng phát triển, hệ thống xử lí nước sạch càng
hiện đại, máy móc xử lí rác thải giúp giảm lượng rác đổ ra biển, hồ,
sông…Kinh tế phát triển nguồn nước cũng được bảo vệ an toàn.
Như vậy, xét về một khía cạnh nào đó thì phát triển kinh tế đã tác động tích cực
đến bảo vệ môi trường.
Ngược lại, môi trường sinh thái trong lành, ổn định cũng là điều kiện, cơ sở và
động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế vì:
 Môi trường sinh thái trong lành giúp con người cảm thấy thoải mái, hưng
phấn trong cuộc sống, đảm bảo sức khoẻ tốt cũng là cách để làm việc hiệu
quả.
 Bảo vệ môi trường sinh thái tạo nên môi trường sống ổn định, phát triển bền
vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng chính là phát triển nền kinh tế lâu
dài.
Từ đó, có thể thấy sự phát triển kinh tế xã hội một cách tiến bộ khi có sự kết hợp
hài hoà giữa hai mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặc dù vậy, thực trạng đang dần chứng tỏ mặt mâu thuẫn trong mối liên hệ của hai
vấn đề trên. Trên thế giới, nền kinh tế đang phát triển chóng mặt, chính điều đó kéo
theo nhiều hệ luỵ xấu và mối hiểm hoạ đến môi trường. Tài nguyên không phải là
vô hạn, nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không cải tạo môi trường thì sẽ đến lúc tăng
trưởng phải dừng lại do sự suy thoái của môi trường. Đó cũng là lúc con người

phải gánh chịu hậu quả do chính họ gây ra. Ngược lại nếu tăng trưởng kinh tế đồng
9


hành với bảo vệ môi trường thì không những đời sống con người ngày càng được
cải thiện mà chính môi trường cũng được cải thiện do khi nền kinh tế phát triển
ngân sách cho những dự án bảo vệ sinh thái tăng lên, nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẽ dần được thay thế bằng những nguồn tài nguyên mới do con người tự tạo nên.
2. Thực trạng và những con số:
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Thực trạng cho thấy,
khí hậu đang ngày một khắc nghiệt, khó đoán, mưa bão lũ quét thất thường. Con
người đã tác động quá nhiều đến môi trường sinh thái. Thiên nhiên ban tặng cho
con người nhiều thứ nhưng bản thân chúng ta không biết giữ gìn mà đang tự tay
huỷ hoại chúng.
Những số liệu càng chứng minh tính thuận chiều của tăng trường kinh tế và suy
thoái môi trường:
 Trong gần 20 năm thực hiện chủ trương chính sách đổi mới, Việt nam gặt
hái không ít thành tựu kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) tăng trung
bình hơn 7%/năm. Trong công nghiệp, tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát
điểm chỉ có 0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn
1991-2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991-1995 có
tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 17%/năm. Tỷ trọng công nghiệp đã có sự
chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, từ mức 22,7% GDP năm
1991 tăng lên 36,6% năm 2000.
 Chất thải rắn của nền công nghiệp là một mối đe dọa lớn với môi
trường.Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như
đồng, niken, kẽm, bạc, vàng…, các kim loại nặng như chì, asen, crom,
đồng và kẽm bị thải ra môi trường. Việc quản lí chất thải rắn lại gặp
nhiều khó khăn, do không có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu giữ các
chất thải độc hại trước khi xử lí, không có nhà máy xử lí chất độc.

Ngoài ra, quá trình công nghiệp còn thải ra một lượng nước thải khá
lớn. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước, biến sông Cầu thành
màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công
nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà
máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy dệt…xuống sông Hồng làm nước bị
nhiễm bẩn đáng kể. Như ở Trung Quốc, gần đây, ngày 13/1/2005, vụ
nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung Quốc) gây ô nhiễm
10


sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần mức
độ cho phép. Không chỉ nước thải, khí thải là nhân tố không nhỏ gây ô
nhiễm môi trường. Những khí thải như CO2, NOx, CH4, CFC,… ngày
càng làm ô nhiễm không khí. Ví dụ ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại,
nồng độ bụi trung bình tại các điểm đo đều vượt mức tiêu chuẩn cho
phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nồng độ bụi đo
được trong 1h từ 4 đến 4,7 mg/m3 , gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép.
Nồng độ chất độc hại trong không khí xung quanh các nhà máy và khu
công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép 1,5 đến 2,5 lần.
 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng phát triển thì nhu cầu khai thác
các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản
xuất ngày càng tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát
triển và môi trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá
mức nguồn tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài
nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng môi trường. Nạn khai
thác gỗ trái phép gây ra sự suy nghiêm trọng độ che phủ của rừng. Nếu như
năm 1945 độ che phủ nước ta đạt 43% thì tính đến tháng 12 năm 2000 độ che
phủ rừng chỉ còn 29, 8% và đang ngày càng bị thu hẹp.
 Đối với nông nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn
dựa vào chủ yếu tài nguyên, nông sản và hàng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu

hàng nông lâm thuỷ sản chiếm tới 63% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy
nhiên đi đôi với sự gia tăng này của các hoạt động sản xuất là khả năng gây ô
nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng lớn. Sự gia tăng xuất khẩu các mặt
hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo được và việc khai thác bừa bãi các
nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm phục vụ xuất khẩu có thể làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên của nước ta trong tương lai. Mặt khác, các ngành nông
nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội để thâm canh, gia tăng sản
lượng dẫn đến việc phá huỷ tài nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt và
chăn nuôi không hợp lí. Để tăng sản lượng các loại rau, củ, quả… người
nông dân thường phun các loại chất kích thích, phân bón, thuốc trừ sâu… gây
ô nhiễm nghiêm trọng đất và nguồn nước ngầm.
 Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô thị tệ
nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng của Trung
quốc lấy từ than đá). Mưa acid chứa sunphur dioxide từ các nhà máy điện
than đá thải ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa
màng và xói mòn mọi công trình xây dựng. Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi
vì phát triển.
11


 Đối với ngành du lịch, năm 2001 toàn ngành du lịch nước ta đón hơn 2,3
triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 9% so với năm 2000, vượt kế hoạch 6%.
Du lịch phát triển tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân đồng thời tăng
thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo sự tác động đến môi trường
về nhiều mặt. Nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng
như làm đường giao thông khách sạn, các khu thể thao, các khu vui chơi giải
trí. Điều đó gây phá hoại hoặc tổn thất tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh
thái. Sự phát triển du lịch còn tạo nên mối đe doạ như phá những khu rừng
ngập mặn để xây dựng khu du lịch, làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú của các
loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản xuất các sản

phẩm phục vụ khách du lịch như tiêu bản các loại thú rừng, hoa lan rừng, tắc
kè, đồi mồi, san hô… tại nhiều điểm du lịch của nước ta.Ngoài ra việc khai
thác hải sản biển cũng đang ở mức báo động. Đánh cá ven bờ giảm một cách
đáng kể và số thuyền đánh cá đó tăng lên một cách nhanh chóng do có sự
khuyến khích của chính phủ. Việc khai thác dầu không hợp lí cũng là một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm biển.
Hậu quả để lại đằng sau những con số trên quả thực không nhỏ, tạo hồi chuông
cảnh tỉnh ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng là bảo
vệ cuộc sống của chính mình. Trong nhiều thập kỉ qua, hiện tượng Trái Đất nóng
lên đã mang lại nhiều tác động tiêu cực: gây nên sự gia tăng mực nước biển, băng
lùi về hai cực, những đợt bão, lụt, hạn hán bất thường…Trận song thần ở Ấn Độ
Dương năm 2004 cướp đi sinh mạng 225000 người của 11 quốc gia, cơn bão
Catrina đổ bộ vào Mỹ năm 2005 gây thiệt hại hàng ngàn mạng người và ước tính
25 tỷ USD. Siêu bão đổ bộ vào Myanmar năm 2008 là một thảm hoạ thiên nhiên
tàn khốc với 220000 người thiệt mạng, thiệt hại khoảng 200 tỷ USD và hàng triệu
người rơi vào cảnh không nhà cửa. Một nghiên cứu cho thấy sẽ có hơn 3 tỷ người
thiếu lương thực năm 2100 do tình trạng nóng lên của Trái Đất.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường làm sức khoẻ con người xuống cấp trầm trọng,
phát sinh nhiều bệnh dịch nghiêm trọng. Theo dự tính của WHO, mỗi năm có
khoảng

865000

trường

hợp

tử

vong


do

ô

nhiễm

không

khí.

12


Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại giới hạn của sự tăng trưởng để biết dừng đúng lúc,
đúng chỗ để giảm thiểu tối đa mối đe doạ đến chính cuộc sống của mình.
3. Giải pháp cho vấn đề cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường:
Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không làm phương hại
gì đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương
lai là một yêu cầu bức thiết. Thực hiện sự phát triển “bình đẳng và cân đối” về tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận
tăng cao là cái giá phải trả bằng tính mệnh của người dân bị đe doạ do ô nhiễm môi
trường từ tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng mới cần
thiết về phát triển kinh tế (cả cấp vĩ mô và vi mô) trong việc ngăn cản sự chuyển
biến nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh tế, chấm dứt cách tư
duy: một nền kinh tế hài hòa với môi trường sẽ làm thiệt hại đến mục tiêu lợi

nhuận, tăng trưởng kinh tế thật cao là vấn đề trọng tâm cần làm trước còn việc bảo
vệ môi trường thì sẽ thực hiện sau.
Thứ hai, việc đưa các vấn đề môi trường vào trong quá trình lập kế hoạch phát
triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải được coi là một
trong những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về môi trường; cần sớm
đưa bảo vệ môi trường thành một ngành kinh tế, thành chính sách kinh tế điều tiết
hoạt động phát triển. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng
trưởng nhanh và bền vững.
Thứ ba, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh
thái thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác động nó vào nhu
cầu sinh thái. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong hệ thống tự nhiên,
13


hệ sinh thái sử dụng trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển bền vững. Phát hiện và
khuyến khích mục tiêu hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bằng
cách sử dụng công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, thực hiện công
nghệ “xanh và sạch”… trong hoạt động kinh tế.
Cụ thể, nhất là đối với những nước đang phát triển, chúng ta cần có nhiều biện
pháp thắt chặt quản lí và thực hiện nghiêm túc luật môi trường trong hoạt động
kinh tế.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Từ những vấn đề đưa ra nghiên cứu ở trên, chúng ta đã nhận ra được tính cấp bách
của vấn đề cân bằng tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường, để từ đó có
những nhận thức và hành động đúng đắn điều chỉnh nền kinh tế đi đúng hướng
nhằm phát triển bền vững lâu dài. Và hướng đi đó xuất phát từ chính mối liên hệ

thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Chúng ta bảo vệ môi
trường không nhằm mục đích hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế mà là tạo nên
một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước, cho những thế hệ mai sau.
Hi vọng trong tương lai gần thế giới sẽ có sự quan tâm đúng mực đến môi trường,
cùng những chính sách tiến bộ và biện pháp đúng đắn. Chất lượng cuộc sống con
người chắc chắn sẽ được cải thiện tốt đẹp lên nếu biết kết hợp hài hoà hai yếu tố
môi trường và kinh tế.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử ĐCSVN: www.cpv.org.vn
2. Giáo trình “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin”. (NXB
Chính Trị Quốc Gia năm 2011)
3. Tạp chí Cộng Sản online: www.tapchicongsan.org.vn
4. Tạp chí online:

16



×