Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phương thức biểu thị nguyên nhân kết quả trong tiếng nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.15 KB, 8 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

PHƯƠNG THỨC BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ TRONG
TIẾNG NHẬT
Ths. Vũ Thị Kim Chi
Bộ môn Ngôn Ngữ Nhật, Trường Đại học Thăng Long
Email:
Tóm tắt: Nghiên cứu khái quát được các phương thức biểu hiện quan hệ nhân-quả
trong tiếng Nhật, mô tả và phân tích từng khả năng diễn đạt câu nguyên nhân tiếng Nhật
thông qua các ví dụ sinh động và khái quát hóa chúng thành các mô hình cấu trúc, thống kê
được các phương tiện biểu đạt quan hệ nguyên nhân-kết quả. Việc khảo sát một cách chi tiết
các kiểu sắc thái nghĩa của từng kiểu câu nhân-quả với các phương tiện liên kết như kết từ,
liên từ là hết sức cần thiết, giúp cho người học tiếng Nhật có thể hiểu rõ và sử dụng chính xác
kiểu câu này, đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy Nhật tại Việt Nam.
Từ khóa: quan hệ nhân-quả tiếng Nhật.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người Việt Nam khi học tiếng Nhật gặp không ít khó khăn do sự khác biệt so với
tiếng mẹ đẻ về mặt loại hình, cấu trúc ngữ pháp, cũng như cách sử dụng.Bản thân tôi là người
hiện đang giảng dạy, nghiên cứu tiếng Nhật, cũng như đã từng học ngoại ngữ này thì việc
quan tâm và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học nói chung và đặc thù của tiếng
Nhật nói riêng nhằm tìm ra một hệ phương pháp dạy tiếng Nhật có hiệu quả cao nhất là rất
cần thiết.Các từ điển ngữ pháp tiếng Nhật liệt kê rất nhiềuphương tiện biểu hiện quan hệ
nguyên nhân-kết quả, tuy nhiên chưa đi vào phân loại theo các tiêu chí cụ thể. Vì vậy, người
học thường lúng túng trong việc chọn ra một phương tiện chính xác để diễn đạt câu nhân-quả
đúng về ý nghĩa, văn phong. Cụ thể như người học có thể dùng lẫn phương tiện biểu thị quan
hệ nhân-quả trong văn viết vào văn nói, hoặc cùng là phương tiện dùng trong hội thoại nhưng
người học sử dụng mà không phân biệt ngữ cảnh của hội thoại là trang trọng, lịch sự hay tự
nhiên, thân mật…
Từ những lý do trên, tôi chọn khảo sát đề tài “Phương thức biểu thị câu nguyên nhânkết quả trong tiếng Nhật”. Đề tài sẽ được nghiên cứu theo hướng đi sâu vào giới thiệu một
cách tổng quát các phương thức biểu thị câu nguyên nhân-kết quả có trong tiếng Nhật, nhằm
giúp người dạy và học tiếng Nhật có được cách nhìn chi tiết hơn, sử dụng chính xác hơn các


phương tiện này.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
Theo từ điển Sekai daihyakka[7]có định nghĩa:
“Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Nói chung khi sự việc A
xảy ra kéo theo sự việc B thì A là nguyên nhân của B, và B là kết quả của A”.
Trong Nihon daihyakka zensho[5]định nghĩa :
“Quan hệ nhân-quả là quan hệ giữa sự việc này và sự việc khác, nói cách khác từ sự
việc này dẫn đến phát sinh sự việc khác ”.

Trường Đại học Thăng Long

9


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Cũng có định nghĩa tương tựở từ điển HyakkaMaipedia[2] trong kim từ điển của Nhật
là:
“Có quan hệ giữa sự việc A và sự việc B, trong trường hợp A khiến cho B xảy ra thì
gọi A là nguyên nhân và B là kết quả. Quan hệ này gọi là quan hệ nhân-quả”.
Qua khảo sát khái niệm về quan hệ nhân-quả ở một số từ điển, chúng tôi thấy rằng
quan niệm nhân quả trong tiếng Nhật được hiểu như một quan hệ kéo theo dưới dạng thức
「A→B」. Sự việc A là nguyên nhândẫn đến kết quảlà sự việc B. Quan hệ giữa hai sự việc này
gọi là quan hệ nhân-quả.
2.2Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là khái quát lại hiện tượng câu, hệ thống hóa lại
ngữ pháp câu nguyên nhân cũng như các khả năng biểu đạt, giúp cho người học tiếng Nhật có
thể hiểu rõ và sử dụng chính xác kiểu câu này, đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc giảng
dạy tiếng Nhật tại Việt Nam.

2.3 Phạm vi khảo sát và phương pháp nghiên cứu
Trongnghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp sau:
• Phương pháp khảo sát, miêu tả và phân tích: khảo sát các dạng câu nguyên nhânkết quả tiếng Nhật, khái quát hóa thành các mô hình cấu trúc dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, dễ
dùng.
• Phương pháp thống kê: thống kê các phương tiện liên kết, các phương thức biểu đạt
quan hệ nhân-quả xuất hiện trong các từ điển ngữ pháp
Phạm vi khảo sát là các từ điển ngữ pháp tiếng Nhật, sách giáo khoa dạy tiếng Nhật
phổ biến tại Việt Nam từ mức độ sơ cấp đến trung cấp.
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ NHÂN-QUẢ
TRONG TIẾNG NHẬT
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát các phương thức biểu thị quan hệ
nhân-quả trêncác bình diện sau:
• Trật tự trước sau của vế nguyên nhân, vế kết quả, vị trí của kết từ
• Sử dụng liên từ, kết từ trong văn viết, văn nói với phong cách trang trọng, lịch sự
hay tự nhiên, thân mật.
• Biến đổi dạng thức sang dạng “-TE ” để diễn đạt câu nhân-quả
3.1 Trật tự từ biểu thị nhân-quả
Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính nên có trật tự từ trong câu khá tự do,
ngoài vị trí của vị ngữ ra thì các thành tố khác trong câu khá tự do, chúng có thể thay đổi vị trí
cho nhau mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa cơ bản của câu. Ta có thể xem xét ví dụ sau:
Ví dụ 1:

私は 夏休みに 家族と 車で 日光へ 行きます。
[Watashiwanatsuyasumini kazokutokurumadeNikkoheikimasu ]
(1)

(2)

(3)


Trường Đại học Thăng Long

(4)

(5)

(6)
10


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Tôi(1)vào mùa hè năm nay(2)sẽ cùng gia đình(3)đi bằng ô (4)đến (5)Nikko(6).
Câu trên theo qui tắc ngữ pháp của tiếng Nhật có thể sắp xếp thành các trật tự khác
nhau thành các câu sau đây:
(a)

私は 夏休みに 車で 家族と 日光へ 行きます。

[WatashiwanatsuyasuminikurumadekazokutoNikkoheikimasu]
(1)

(b)

(2)

(4)

(3)


私は 家族と 夏休みに 車で 日光へ 行きます。

(5)

(6)

[WatashiwakazokutonatsuyasuminikurumadeNikkoheikimasu]
(1)

(c)

(3)

(2)

(4)

私は 車で 夏休みに 家族と 日光へ 行きます。

(5)

(6)

[WatashiwakurumadenatsuyasuminikazokutoNikkoheikimasu]
(1)

(d)

(4)


(2)

(3)

私は 家族と 車で 夏休みに 日光へ 行きます。

(5)

(6)

[WatashiwakazokutokurumadenatsuyasuminiNikkoheikimasu]
(1)

(e)

(3)

(4)

(2)

(5)

私は 夏休みに 日光へ 車で 家族と 行きます。

(6)

[WatashiwanatsuyasuminiNikkohekurumadekazokutikimasu]
(1)


(f)

(2)

(5)

(3)

(4)

夏休みに 私は 家族と 車で 日光へ 行きます。

(6)

[NatsuyasuminiwatashiwakazokutokurumadeNikkoheikimasu ]
(2)

(1)

(3)

(4)

(5)

(6)

Các câu trên tuy vị trí các từ khác nhau nhưng vẫn mang một ý nghĩa duy nhất là
"Tôivào mùa hè năm naysẽ cùng gia đìnhđi bằng ô đếnNikko. "
Câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật là câu ghép chính phụ.Mệnh đề trước là một điều

kiện nhất định, mệnh đề sau là các sự việc được hình thànhnên. Các mệnh đề có mối liên hệ
lẫn nhau về mặt nội dung, ý nghĩa. Do vậy mà trật tự từ ở đây cần xét đến là vị trí vế nguyên
nhân, vế kết quả. Trong tiếng Nhật thì không chỉ trật từ từ trong câu có thể thay đổi vị trí khá
tự do, mà các vế trong câu ghép chính phụ cũng có nhiều cách sắp xếp khá đa dạng.Hai vế
này được nối kết bằng kết từhoặc một số yếu tố hình thức có mô hình như sau:
• Mệnh đề nguyên nhân đứng trước, kết từ ở giữa
Ví dụ 2:

熱がありますから、早く帰りました。
[Netsuga arimasukara, hayaku kaerimashita.]
Vì bị sốt nên tôi về sớm.

Trường Đại học Thăng Long

11


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II



Mệnh đề hệ quả đứng trước, kết từ ở giữa

Ví dụ 3:

彼は昼だけでなく、夜もアルバイトしているというのも、親の仕送りを受けずに大学を
業しようとしているからだ。
[Karewa hirudakedenaku, yorumo arubaitoshiteirutoiunomo, oyano shiokuri

wo ukezuni daigaku wo sotsugyoushiyoutoshiteirukarada.]

Anh ta làm thêm không ngày mà cả ban đêm là vì anh ta muốn tốt nghiệp mà không
nhận tiền viện trợ của cha mẹ.


Mệnh đề hệ quả đứng trước, kết từ ở cuối.

Ví dụ 4:

試験に落ちたのは勉強しなかったからだ。
[Shiken ni ochitano wa benkyosinakattakarada. ]
Sở dĩ thi rớt là vì không học.


Mệnh đề nguyên nhân đứng trước, kết từ zero.

Mô hình này là mô hình không sử dụng kết từ, mà dùng yếu tố hình thức để diễn tả
mệnh đề chỉ nguyên nhân bằng cách thay đổi dạng thức của động từ, tính từ, danh từ sang
dạng“ ”[te]. Về mặt ngữ pháp thì bản thân thể này đã qui định diễn tả lí do nên không cần
dùng kết từ chỉ nhân -quả. Còn về trật tự cấu trúc thì mệnh đề chỉ nguyên nhân luôn luôn đi
trướcmệnh đềchỉ kết quả.



Ví dụ 5:

いそがしくて、朝ごはんを食べる時間がない。

[Isogasikute, asagohan wo taberujikan ga nai]
Vì bận nên không có thời gian ăn sáng.
3.2 Sử dụng liên từ để biểu thị nguyên nhân - kết quả

Liên từ biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Nhật dùng để nối hai câu chỉ nguyên
nhân và kết quả, có cấu trúc chung như sau:

(Mệnh đề nguyên nhân). Liên từ + (Mệnh đề hệ quả)
Cấu trúc của câu nhân-quả trong tiếng Nhật với phần mệnh đề chỉ nguyên nhân đi
trước rồi mới đến mệnh đề chỉ hệ quả đi sau, giữa hai mệnh đề là liên từ thể hiện quan hệ
nhân-quả. Khác với tiếng Việt và cả tiếng Anh, các phương tiện thể hiện nhân quả phong phú
trong tiếng Nhật có thể được phân loại theo từng nhóm như sau: liên từ chuyên dùng trong
văn viết mang sắc thái trịnh trọng và khuôn mẫu; liên từ chỉ dùng trong văn nói, có sắc thái tự
nhiên sinh động hơn, không bị cứng nhắc như các liên từ dùng trong văn viết.

Trường Đại học Thăng Long

12


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Trong văn viết, thông thường các liên từ nhân-quảđều mang sắc thái trịnh trọng
và khuôn mẫu hay nói cách khác là rất kiểu cách và hơi cổ điển, ít khi sử dụng đến như

/
”[sonoyue/yueni], “
” [tsuitewa]. Bên cạnh đó có một số
liên từ cũng sử dụng trong văn viết nhưng lại mang sắc thái tự nhiên hơn, và được sử
dụng nhiều trong các văn bản như “
” [sonokekka], “

[shitagatte].


それゆえ ゆえに

ついては
そのけっか

したがって

Ví dụ 6:

二つ辺が等しい。それゆえ、三角形 ABC は二等辺三角形である。
[Futatsuhen ga hitoshii. Soreyueni, sankakkeiABC wa nitouhensankakkeidearu.]
Có hai cạnh bằng nhau. Do đó tam giác ABC là tam giác cân

Trong văn nói, các liên từ có thể phân chia ra làm 2 loại:




Các liên từ dùng trong ngữ cảnh giao tiếp lịch sự, trang trọng như “
”[sokode] , “
”[nazenaraba], “
/


なぜならば

というのは というのも~からだ

[toiunowa/toiunomo]



それで”[sorede],
なぜかというと なぜかといえ

Các liên từ dùng trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường như “
” [sonotameni], “
” [dakara] , “
/
” [nazekatoiuto/nazekato ieba/ ~karada]

そのために
ば~からだ


そこ

だから

Ví dụ 7:

原子力発電には反対です。なぜならば、絶対に安全だという保障がない
からです。
[Genshiryokuhatsuden niwa hantaidesu. Nazenarabazettaini anzenda toiu
hosyou ga naikaradesu.]
Tôi phản đối nhà máy điện nguyên tử. Bởi vì không có gì đảm bảo là nó sẽ an
toàn tuyệt đối.
3.3 Sử dụng kết từ để biểu thị nguyên nhân - kết quả
Bên cạnh các liên từ, các kết từ lànhững yếu tố quan trọng, chúng không chỉ có vai trò
kết nối các mệnh đề của câu, mà còn diễn đạt mối quan hệ giữa chúng, tác động trực tiếp đến
việc hình thành ngữ nghĩa và giá trị ngữ dụng của câu.

Mỗi kết từ có vị trí khác nhau tùy theo từng phương thức, điển hình như sau:
• Kết từ có vị trí giữa câu:
Theo khảo sát của chúng tôi trong cuốn từ điển ngữ pháp tiếng Nhật “Nihongo
bunkei jiten” [1] có đến 23 kết từ nhân-quả có vị trí ở giữa câu, trong đó có 7 kết từ dùng
trong văn viết và 16 kết từ dùng trong văn nói mang sắc thái trang trọng hoặc tự nhiên như
sau:

Trường Đại học Thăng Long

13


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Mang sắc thái trang trọng, lịch sự

Văn
viết

1. “
2. “
3. “

1.
2.
3.
4.
Văn
nói


5.
6.
7.

~につき” [~nitsuki,]
~こととて” [~kototote]
~とあって” [~toatte]

~ので” [~node,~ ]
~のだら” [~nodakara,~]
~ことだから” [~kotodakara]
~ものだから”[~monodakara]
“~だけあって ” [~dake atte,~ ]
“~ところをみると” [~tokoro wo
miruto,~]
“とかで” [~tokade~]






Mang sắc thái tự nhiên, thân mật

~あまり~ あまりの~に
~わけだら
“~いじょう” [~izyou~]
“~うえは” [~uewa~]
“~が~だから” [~ga~dakara]
“~が~だけに” [~ga~dakeni]

“からか” [karaka]
“からこそ” [karakoso]
“からには” [karaniwa]
“からといって/からって”
[karatoitte/karatte]
“し” [~shi]
“~によって/により” [~niyotte/niyori~]
“~ばかりに”[~bakarini~]

/
” [~amari~/
1. “
2. amari no~ni]
3. “
”[~wakedakara~]
4.
5.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Ví dụ 8:

子供のやったこととて、大目に見てはいただけませんか。

[Kodomo no yattakototote, oomeni miteitadakemasenka.]
Do đây chỉ là chuyện sai quấy của trẻ con nên xin ông rộng lòng bỏ qua cho.
• Kết từ có vị trí cuối câu:
Các kết từ có vị trí cuối câu có số lượng không nhiều như các kết từ có vị trí ở giữa
câu, chỉ có 5 kết từ. Các kết từ “
” [noda], “
” [ wakeda] , “

[monoda], “
”[~to iunomo~ karada], “
/
/
” [Naze ~katoiuto/katoieba,~karada/noda] nằm cuối câu ngay sau mệnh đề
chỉ nguyên nhân, và dùng nhiều trong văn nói trang trọng, lịch sự.

~のだ
~というのも~からだ
ば~からだ のだ

~わけだ
~ものだ
なぜ~かというと かといえ

Ví dụ 9:

道路が渋滞している。きっとこの先で工事をしているのだ。
[Douro ga zuutaishiteiru. Kitto konosakide koji wo shiteirunoda]
Đường đang bị tắc. Chắc là vì phía trước người ta đang làm đường.
• Kết từ có vị trí ở cả giữa câu và cuối câu:
Các kết từ có thể nằm ở hai vị trígiữa câu và cuối câu như vậy là do đảo hai mệnh đề

nguyên nhân và kết quả. Trong văn viết có “
/
” [~yue ni/yue no~], trong văn
nói có “
” [~bakoso], “
~” [~kara], “
” [~tameni,~] , “~

[okagede] , “
/
” [~seide,~/ seika,]

~ばこそ
~せいで せいか

~ゆえに ゆえの
~から
~ために

おかげで

Ví dụ 10:

父はあのお医者さんのおかげで、元気になった。

Trường Đại học Thăng Long

14



Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

[Chichi wa ano oishasan no okagede, genki ni narimashita.]
Nhờ bác sĩ ấy mà bố tôi đã khoẻ lại.

父が元気になったのはあのお医者さんのおかげです。
[Chichi ga genki ni nattanowa ano oisha no okagedesu.]
Bố tôi khoẻ lại là nhờ bác sĩ ấy.
3.4. Trật tự từ kết hợp với biến đổi dạng thức sang dạng “-TE ”để biểu thị nguyên
nhân-kết quả
Bên cạnh việc sử dụng các liên từ, các kết từ biểu thị nguyên nhân kết quả, còn có
cách biến đổi dạng thức của động từ, tính từ, danh từ sang dạng
/
(te/de) để biểu thị
quan hệ nhân-quả. Đây là phương thức độc đáo của tiếng Nhật so với tiếng Anh và tiếng Việt.
Đối với tiếng Việt, trật tự từ biểu hiện nhân – quả không cần có một biểu hiện hình thái học
nào. Hai vế nguyên nhân và kết quả nối trực tiếp với nhau, nguyên nhân đứng trước, kết quả
đứng sau. Nhưng sang tiếng Nhật thì tình hình có khác, vì trật tự mệnh đề phải đi kèm với dấu
hiệu hình thái học là dạng “-TE”. Tuy nhiên, dạng “-TE” bị hạn chế về mặt sử dụng như sau:

「て で」

• Mệnh đề kết quả thường dùng các từ biểu hiện cảm xúc, hoặc dạng phủ định của
thể khả năng.
• Mệnh đề kết quả không dùng các dạng thức ý hướng, mệnh lệnh, rủ, yêu cầu…
• Có sự ràng buộc giữa mệnh đề chỉ nguyên nhân và kết quả về mặt thời gian,
nguyên nhân phải có trước rồi mới có kết quả.
Ngoài ra, do dạng “-TE” này hay dùng với các từ chỉ cảm xúc, trạng thái của người
nói do một nguyên nhân nào đó gây ra nên thường hay sử dụng trong văn nói với sắc thái tự
nhiên, thân mật.

Ví dụ 11:

母の手紙を読んで、安心した。
[Hahano tegamiwo yondeanshinshita.]
Tôi thấy yên tâm vì đã đọc thư của mẹ.
4. KẾT LUẬN

Với mục đích là khái quát lại hiện tượng câu, hệ thống hóa lại ngữ pháp câu nguyên
nhân cũng như các khả năng biểu đạt, giúp cho người học tiếng Nhật có thể hiểu rõ và sử
dụng chính xác kiểu câu này. Tôi đã tiến hành tổng kết, phân loại các phương thức dựa trên vị
trí, ý nghĩa, cách sử dụng trong ngữ cảnh và đạt được các kết quả như sau:
• Tiếng Nhật sử dụng liên từ và kết từ vào thể hiện quan hệ nhân-quả, số lượng các
phương tiện thể hiện nhân – quả trong tiếng Nhật được xác định chính thức qua từ điển, và
khá phong phú với 43 phương tiện liên từ và kết từ.
• Các phương tiện thể hiện nhân – quả trong tiếng Nhật có tần số hoạt động không
giống nhau: có phương tiện hoạt động với tần suất rất cao (như kara, node, wakeda), có
phương tiện tần suất hoạt động thấp (như uewa, dakeatte, karaniwa), có phương tiện không
xuất hiện (như nitsuki, bakoso, yueni,…), vì trong tiếng Nhật hiện đại, các liên từ, kết từ
mang sắc thái tự nhiên luôn mềm dẻo, linh hoạt, có thể sử dụng nhiều trường hợp hội thoại và
văn bản thông thường. Trong khi đó các phương tiện mang tính khuôn mẫu, cứng nhắc (như
nitsuki, kototote, toatte…) thì chỉ xuất hiện trong một số các văn bản, cách nói mang tính
trang trọng mà thôi. Một số phương tiện thì do cách sử dụng của từng thời đại mà có thể trở
Trường Đại học Thăng Long

15


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

thành từ cổ nên không còn thông dụng trong tiếng Nhật hiện đại nữa (như soreuie,

tsuitewa….)
• Các phương tiện thể hiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật còn được phân loại theo văn
nói, văn viết, mang sắc thái trang trọng, khuôn mẫu hay sắc thái tự nhiên, thân mật, dùng khi
diễn tả nguyên nhân khách quan hay chủ quan.
• Ngoài 2 phương tiện liên từ và kết từ còn có cách biến đổi hình thái sang thể -TE để
diễn tả nguyên nhân.
• Vị trí của các phương tiện này hầu hết là ở giữa câu, theo trật tự câu nguyên nhân
nằm trước câu kết quả.
Với nghiên cứu này, tôi đã cố gắng đưa ra một bức tranh khái quát về các phương tiện
biểu thị câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật và cũng cố gắng miêu tả chi tiết làm rõ về các
phương tiện này trong phạm vi có thể. Tuy nhiên do mức độ của bài báo và điều kiện tiến
hành còn hạn chế, nên phần nghiên cứu của chúng tôi không thể nói là hoàn thành. Trong
tương lai, nếu tiến hành so sánh đối chiếu với các phương thức biểu đạt câu nhân-quả trong
tiếng Việt, khảo sát được mức độ sử dụng của các phương tiện trong cả văn nói và văn viết
hoặc đưa ra được các khó khăn và giải pháp để người học có thể học tốt hơn… thì chắc chắn
đề tài sẽ được mở rộng hơn và có ý nghĩa sâu sắc hơn nữa.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Gurupu jamashii, Daihyou Sagawa Yuriko(1998), Nihongo bunkei jiten, NXB
Kuroshio
[2]. Hyakka jiten MaipediaCD-ROOM (2005),NXB Hitachi Solution.co.jp
[3]. Iori Isao, Matsuoka Hiro, Nakanishi Kumiko, Yamada Toshihiro(2000), Nihongo
bunpou Handobukku, NXB Surie Nettowaku
[4]. Shimonaka Yasaburo (2007), Daihyakka jiten, NXB Heibonsha
[5]. Nihon daihyakka zensho(1984), NXB Shogakukan
[6]. Nitta Yoshiohen(1995), Fukubunno kenkyu zyou-ge, NXB Kuroshio Shuppan
[7]. Sekai daihyakka jiten CD-ROOM (1998), NXB Hitachi Digital
[8]. Vũ Thị Kim Chi(2009), Các phương thức biểu thị câu nguyên nhân-kết quả trong
tiếng Nhật, Đại học KHXH&NV, Luận văn thạc sĩ
Abstract: The thesis generalizes different methods in expressing cause-effect relation
in Japanese. The thesis depicts and analyses the ways to express cause-effect in Japanese by

studying various examples, then generalizes them into structures and patterns, the thesis has
built up different methods to express cause and effect relation. The detailed research in
different meanings of each type of cause-effect sentence as well as the connective methods is
very useful and necessary, it helps learners of Japanese to have better understanding and
precise usage of cause – effect sentences, improve efficiency in teaching Japanese in Vietnam.
Keywords: the relation of cause and effectin Japanese, a causal relationship in Japanese.

Trường Đại học Thăng Long

16



×