Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thiết kế thí nghiệm kích thích tính tích cực nhận thức cho trẻ 35 tuổi khám phá thiên nhiên vô sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 21 trang )

THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM KÍCH THÍCH TÍNH TÍCH CỤC NHẬN THỨC CHO
TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ THIÊN NHIÊN VÔ SINH

NCS - Ths. Nguyễn Thị Triều Tiên - Nguyễn Thị Ngọc Nhung
Trường Đai học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Email:
Sđt: 0935.967.333

Tóm tắt :
Thiên nhiên vô sinh là một thế giới tuy khô cằn nhưng lại chứa đựng hàng vạn
dấu chấm hỏi. Thí nghiệm với bản chất của nó là thú vị và mang lại nhiều sự bất ngờ,
kích thích trí tò mò của trẻ mà ở đó trẻ thực hiện nhiệm vụ nhận thức dưới dạng trò chơi.
Muốn trẻ chủ động trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh phải kích thích được


tính tích cực ở trẻ. Để tạo được cơ hội ấy, việc đưa vào và sử dụng các thí nghiệm để
giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu tiếp xúc; nhu cầu thao tác; nhu cầu trải nghiệm; nhu cầu
khám phá là cần thiết…Qua đó, đứa trẻ sẽ được phát triển trí tuệ, tư duy logic, sự chú ý,
ghi nhớ, khả năng quan sát và cả sự đam mê để dẫn đến kết quả duy nhất ở trẻ “ tập trung
ý chí huy động toàn bộ thể lực, trí tuệ, tinh thần để đạt được mục đích đã đề ra”.. Bài
viết đưa ra những cơ sở lí luận, thực trạng… Đặc biệt là đưa ra qui trình thiết kế và giới
thiệu một số các thí nghiệm đã được thiết kế, góp phần làm phong phú, sinh động và hấp
dẫn thêm hệ thống thí nghiệm kích thích tính tích cực nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi khám
phá thiên nhiên vô sinh.
Đặt vấn đề:
Thiên nhiên vô sinh là những sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên bao gồm
sỏi, đất, cát, đá, nước, không khí, ánh sáng…. Vật liệu trong thiên nhiên vô sinh vừa là

phương tiện, vừa là đối tượng kích thích trẻ hoạt động phát triển về thể chất và tinh thần.
Vì chính điều đó mà trẻ phát hiện ra những điều kì thú, hấp dẫn làm nảy sinh ở trẻ những
cảm xúc tinh tế tạo ra trạng thái tinh thần dễ chịu và thoải mái. Có thể nói rằng nơi nào
có sỏi, cát, đất, nước, … thì nơi đó có sức quyến rũ đối với trẻ, vì đến với thiên nhiên vô
sinh là sở thích vốn có của trẻ.
Thí nghiệm với nhiều tính chất của việc thử nghiệm khoa học cơ bản trong học
tập của trẻ mẫu giáo, bởi nhờ vào tính hấp dẫn tự thân của nó có tiềm năng lớn để
thành phương tiện dạy học đưa những khái niệm cơ bản của thế giới thiên nhiên vô
sinh vào hình thành nhận thức phát triển ngôn ngữ, nâng cao khả năng chú ý ghi nhớ và
quan sát của trẻ. Kích thích tính say mê, tích cực sáng tạo qua sự tò mò.



Đối với trẻ mầm non, việc tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực nhận thức rất
quan trọng bởi một trong những biểu hiện quan trọng của tính tích cực nhận thức là sự
say mê, hứng thú mà nếu hứng thú trẻ sẽ tập trung ý chí và toàn bộ thể lực trí tuệ tinh
thần để đạt được mục đích đề ra.
Tuy nhiên, không phải chỉ đưa đơn thuần những thí nghiệm vào hoạt động khám
phá môi trường xung quanh mà còn phải làm cho những trò thí nghiệm trở nên phong
phú và tạo được sự kích thích trong trí tưởng tượng giúp trẻ hình thành những tư duy
logic mà hiện nay tuy đa số các trường mầm non đang đã và đang thực hiện chương trình
giáo dục Mầm non theo thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT dựa trên những đặc điểm
nhận thức của trẻ 5-6 tuổi đưa trò chơi thí nghiệm vào hoạt động khám phá thiên nhiên
vô sinh nhưng thực trạng của những trò chơi thí nghiệm vẫn chưa đạt đủ chất lượng cũng
như qui trình thực hiện chưa chính xác, những thiết kế còn quá hạn hẹp dẫn đến các kiến

thức đưa vào nhận thức của trẻ còn hạn chế và họ chưa hiểu hết được cũng như tầm quan
trọng của thí nghiệm mang tính phổ biến chưa chú trọng đầu tư vào hoạt động này làm
cho trẻ không hứng thú, chưa trở nên sinh động và hấp dẫn lôi cuốn các em phát huy
được tính tích cực nhận thức. Bài viết sẽ góp phần đưa ra được những vấn đề tồn tại về
thiết kế thí nghiệm nhằm giúp nâng cao tính hiệu quả an toàn trong hoạt động khám phá
môi trường xung quanh cho trẻ 5-6 tuổi.
2. Những khái niệm cơ bản:
2.1. Khái niệm thí nghiệm.
Từ ‘thí nghiệm’ trong tiếng Anh là ‘experiment’. Nó có nguồn gốc từ nguyên
‘experimentum’ trong tiếng La-tinh, có nghĩa là ‘thử, thử thách, kiểm tra, xét nghiệm,
bằng chứng’.
Còn theo tác giả Trần Thị Thanh, “Thí nghiệm có nghĩa là sự tự mày mò hành động tìm

kiếm, thí nghiệm trong thực tiễn để đi đến kết luận về điều dự đoán trước hoặc trả lời
những thắc mắc trong suy nghĩ” [10, tr. 73].
Tác giả Hoàng Thị Oanh cho rằng, đối với trẻ MN thì “thí nghiệm là việc tổ chức
cho trẻ hành động tác động vào đối tượng, làm thay đổi đối tượng nhằm kiểm
nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong
tự nhiên”. [7, tr. 69].
Đồng ý kiến với các tác giả trên, theo chúng tôi, đối với trẻ MN, có thể hiểu “Thí
nghiệm là quá trình GV tổ chức cho trẻ tác động lên một sự vật, hiện tượng nào
đó, làm thay đổi nó trong một điều kiện nhất định để quan sát sự thay đổi của sự vật,
hiện tượng nhằm rút ra kết luận về đặc điểm, tính chất và mối liên hệ giữa các sự vật
hiện, hiện tượng đó.”
2.3. Khái niệm thiết kế:



Thiết kế là một thuộc tính có sẵn và nó không phải là kỹ năng có từ khi sinh ra.
Nó là một đặc điểm có được từ sự cống hiến liên tục từ những gì bạn làm và từ những
việc cực kỳ khó khăn đặt trong sự hiểu biết và học tập những nguyên tắc cơ bản của thiết
kế và sử dụng nó hiệu quả.
“Thiết kế không đơn giản chỉ là tập hợp rồi sắp xếp, hoặc thậm chí chỉnh sửa; Nó là việc
thêm các giá trị và ý nghĩa, để minh họa, để đơn giản hóa, để làm rõ, để thay đổi , để
làm cho đẹp đẽ, để kịch tính hóa, để thuyết phục và thậm chí để giải trí.”
– Paul Rand –
2.4. Khái niệm thiết kế thí nghiệm:
Thiết kế thí nghiệm là xây dựng mô hình về qui trình thực hiện một thí nghiệm

dưới hình thức gọi trò chơi mà nó gồm có cách thức chơi, mục đích chơi, luật chơi, nhằm
hướng đến giải quyết những vấn đề dã đưa ra trong giả thuyết ban đầu của thí nghiệm để
đưa ra kết luận củng cố hình thành biểu tượng về thiên nhiên vô sinh khám phá môi
trường xung quanh.
2.5. Tính tích cực:
Tính tích cực là một phẩm chất quan trọng của nhân cách là thái độ cải tạo của
chủ đề đối với xung quanh thể hiện ở việc tham gia hoạt động một cách chủ động say
mê và hứng thú nhằm đạt được mục đích đề ra. Động cơ, nhu cầu, hứng thú chính là
nguồn gốc bên trong của tính tích cực, là động lực thúc đẩy con người hoạt động.
2.6. Tính tích cực nhận thức
Khi nghiên cứu về tính tích cực nhận thức có thể thấy có hai yếu tố nôi bật của
tính tích cực nhận thức có liên quan chặt chẽ với nhau:

+ Thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức
+ Sự thay đổi bản thân trong các mô hình tâm lí của hoạt động nhận thức.
Tính tích cực nhận thức là mọt phẩm chất tâm lí của cá nhân trong hoạt động nhận
thức, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc huy động ở mức độ
cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Nó được thể hiện như
một năng lực trí tuệ phức tạp đòi hỏi sự tư duy.
3. Biểu hiện của tính tích cực nhận thức ở trẻ 5-6 tuổi.
- Trực tiếp hoạt động với đồ dùng, đồ chơi.
- Biết chú ý lắng nghe trong các giờ học.
- Hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập ( thể hiện ở việc hăng hái phát
biểu ý kiến, tham gia các trò chơi, nêu các câu hỏi….)
- Biết thực hiện để hoành thành những nhiệm vụ cô giao.



- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo ngôn ngữ của mình.
- Trẻ hoạt động, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm bằng tát cả các giác quan.
- Có sáng tạo trong hoạt động.
- Tự giác thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức.
4. Nội dung khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ 5-6 tuổi
Trong Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo
thông tư số 17/2009/TT - BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục
và Đào tạo do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam xuất bản đã đưa ra nội dung giáo dục
theo từng độ tuổi và lĩnh vực giáo dục.
Khám phá thiên nhiên vô sinh là một trong các nội dung của khám phá khoa học

về một số hiện tượng tự nhiên thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức. Nội dung
khám phá thiên nhiên vô sinh dành cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm khám phá:
* Nước:
- Các nguồn nước trong môi trường sống.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
- Một số đặc điểm, tính chất của nước.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
* Không khí:
- Đặc điểm, tính chất của không khí.
- Sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây cối.
- Cách bảo vệ nguồn không khí trong sạch.
* Đất, đá, cát, sỏi:

- Khám phá một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi...
5. Các yêu cầu khi tổ chức tiến hành tổ chức thí nghiệm:
Để thí nghiệm được tổ chức hiệu quả thì việc lựa chọn, thiết kế các thí nghiệm là rất
quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, mục đích của bài dạy, chính vì thế để
lựa chọn, thiết kế thí nghiệm cho trẻ thì giáo viên cần lưu ý:
Phải đảm bảo tạo ra sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ nhận biết, phân biệt.
Dễ thực hiện, không đòi hỏi các điều kiện đặc biệt, là những sự vật, hiện tượng gần gũi
với cuộc sống của trẻ.


Phải đảm bảo tính nhân văn, không gây thiệt hại cho vật thí nghiệm, không làm tổn
thương đến tâm hồn của trẻ.

Thí nghiệm cần được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, không thiết kế các thí
nghiệm có thời gian kéo dài quá lâu vì dễ làm trẻ quên mất những gì xảy ra ban đầu.
Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình làm thí nghiệm (an toàn về dụng cụ, vật
liệu…).
Những điều thú vị trong khoa học vô cùng phong phú và hấp dẫn trẻ, tuy nhiên mỗi thí
nghiệm có những đặc trưng riêng. Chính vì vậy không phải thí nghiệm nào cũng có thể
sử dụng cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh, việc chọn lựa cũng như thực hiện thí
nghiệm phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo an toàn cho trẻ.
6. Cách thức thiết kế thí nghiệm nhằm đưa trẻ 5 – 6 tuổi khám phá thiên nhiên vô
sinh
Bước 1: Xác định mức độ phát triển hiện thời của trẻ về kiến thức tìm hiểu môi trường
xung quanh, từ đó xác định chủ đề phù hợp. Việc lựa chọn chủ đề phải làm sao cho gần

gũi, thiết thực, gắn với kinh nghiệm sống của trẻ và đặc biệt tạo được nhiều cơ hội cho
trẻ khám phá.
Giáo viên cần dựa vào đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của trẻ, trẻ yêu thích cái gì,
hứng thú với vấn đề nào, quan trọng hơn đó là sự phát triển của từng cá nhân trẻ. Và
dựa vào chương trình giáo dục mầm non được quy định trong chương trình do bộ giáo
dục ban hành để thiết kế các thí nghiệm cho trẻ theo chủ đề cụ thể và logic chặt chẽ. Tuy
nhiên, không phải chủ đề nào cũng có thể áp dụng thí nghiệm vì lý do đặc thù nội dung,
với thí nghiệm thì chỉ có thể sử dụng vào các chủ đề như là: Thế giới thực vật, Thiên
nhiên vô sinh, Hiện tượng tự nhiên.
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung khám phá cho trẻ thuộc về các chủ đề
Để xác định mục tiêu của chủ đề cần dựa vào mục tiêu giáo dục trẻ mầm non được thể
hiện ở cả 3 lĩnh vực: cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ cho trẻ thông qua

việc khám phá chủ điểm đó. Dựa trên thông tin có được về trẻ (lứa tuổi, khả năng nhận
thức…), giáo viên sẽ xác định được rõ mục tiêu phù hợp với trẻ và với chủ đề.
Cần phải thực hiện các nguyên tắc trong việc xác định nội dung như: đảm bảo tính mục
đích, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và phù hợp với lứa tuổi. Đặc
biệt phải dựa vào quan điểm “Vùng phát triển gần nhất” của Vưgotxki để xác định nội
dung cho phù hợp với trẻ mầm non. Ngoài ra, nội dung đó cần phải quan tâm nhiều hơn
đến khả năng sử dụng tri thức vào cuộc sống và tính cảm xúc của thông tin đối với trẻ.
Bước 3: Lựa chọn các mảng nội dung cụ thể và sắp xếp chúng.


Để lựa chọn mảng nội dung cụ thể, giáo viên cần hiểu rõ bản chất của đối tượng cho trẻ
khám phá nhằm khai thác các tri thức cần cung cấp cho được cho trẻ. Các mảng nội dung

đó phải phù hợp với việc sử dụng thí nghiệm nhằm giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một
cách chính xác và đầy đủ nhất. Dựa trên nguyên tắc dạy trẻ khám phá khoa học, nội dung
cần được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Bước 4: Xác định các nhiệm vụ nhận thức có thể giải quyết bằng con đường sử dụng thí
nghiệm. Thông thường đó là nhiệm vụ khó hoặc không thể thực hiện được bằng phương
pháp, biện pháp khác (quan sát, đàm thoại, trò chơi…), như các nhiệm vụ hình thành ở
trẻ những hiểu biết về mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, mối quan hệ nhân – quả.
Bước 5: Thiết kế thí nghiệm và lựa chọn, tìm kiếm đồ dùng để thực hiện thí nghiệm trên
cơ sở những đồ dùng, dụng cụ có sẵn ở địa phương. Nó bao gồm xác định hành động thí
nghiệm, thời gian tiến hành, dự kiến kết quả xảy ra, cách thức ghi chép kết quả thí
nghiệm.
Để thiết kế thí nghiệm giáo viên cần có kiến thức về môi trường xung quanh tương đối

rộng và phải nhạy cảm với những thay đổi của thiên nhiên xung quanh. Từ đó có thể
thiết kế và lựa chọn, tìm kiếm đồ dùng để thực hiện thí nghiệm phù hợp và chính xác
nhất. Hành động chơi của thí nghiệm được lựa chọn dựa vào nội dung khám phá, dựa
vào nhiệm vụ nhận thức đã được xác định và điều điện của trường lớp. Những hành động
chủ yếu được sử dụng như: phán đoán, suy luận, quan sát, so sánh…và kĩ năng thực hiện
khéo léo của đôi bàn tay cũng như óc tập trung (đối với thí nghiệm trẻ có thể tự thực hiện
được).
Trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần hỏi trẻ các câu hỏi như “Theo các con điều
gì sẽ xảy ra?”, “Cây cần tây này sẽ như thế nào sau khi cô ngâm vào nước màu?”, “Cho
quả trứng vào nước muối điều gì sẽ xảy ra?”…Các câu hỏi này sẽ giúp phát triển khả
năng tư duy, tổng hợp…giúp trẻ chú ý quan sát vào các hiện tượng xảy ra. Đối với những
thí nghiệm đơn giản, không nguy hiểm trẻ có thể thực hiện, giáo viên tổ chức cho trẻ

thực hiện thí nghiệm. Yêu cầu trẻ cẩn thận, tập trung và thực hiện một cách khéo léo.
Bước 6: Giáo viên thử thực hiện thí nghiệm đã thiết kế để kiểm tra giả thuyết đặt ra. Điều
chỉnh, hoàn thiện thí nghiệm và tổ chức cho trẻ thực hiện.

7. Hệ thống một số thí nghiệm nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá thiên nhiên vô sinh.
Thí nghiệm 1: Cầu vồng giấy


( hình ảnh minh họa cho thí nghiệm )
Mục đích :
- Thông qua sự nhận thức về nước và các màu sắc mà để trẻ có thế thấy sự hòa
quyện của màu sắc

- Để trẻ có thể sử dụng các khả năng quan sát chú ý và dự đoán có thể được phát
triển.
Chuẩn bị :
- 7 ly nhựa trong.
- Màu nước : đỏ, xanh dương, vàng.
- Giấy ăn
- Nước sạch ( uống được ).
Tiến hành :
- Bước 1: Cho trẻ quan sát các vật thí nghiệm.
- Bước 2: Đặt câu hỏi cho trẻ phỏng đoán :
+ Theo các con nước có hình gì ?
+ Nước có màu gì?

+ Nước có mùi vị không?
+ Nếu như đổ màu sắc vào nước có hòa tan không?
+ Nếu đặt giấy vào hai màu khác nhau nước màu có thấm vào giấy và chuyển
màu không?


-

-

-


-

Bước 3:Trẻ thực hiện thí nghiệm.
+Cô đặt 7 cốc thành một hàng ngang. Từ từ đổ nước vào 4 ly xen kẽ nhau.
+ Cho trẻ quan sát màu sắc, ngửi và nếm nước.
+ Đặt giáy ăn 1 đầu váo cốc có nước đầu kia vào cốc không nước, đặt mảnh
giấy tiếp theo vào cốc không nước và 1 đầu còn lại vào cốc có nước kế tiếp, lần
lượt đặt giấy ăn vào từng cốc vậy cho đến hết 7 cốc.
+ Cho trẻ quan sát nước có thấm dần đều hết giấy ăn không? Và màu của giấy
ăn là màu gì?
+ Thêm lần lượt từng màu vào trong cốc nước. cốc đầu tiên và cuối cùng là màu
đỏ, và 2 cốc có nước ở giữa là màu xanh dương và màu vàng.

+ Cho trẻ quan sát màu có hòa tan trong nước không?
+ 2 tiếng sau quan sát kết quả thí nghiệm.
Bươc 4: Trẻ quan sát và phân tích kết quả.
+ Nước màu đỏ từ cốc đầu tiên và nước màu vàng từ ly thứ 3 theo đầu giấy ăn
thấm vào nhau và truyền 2 màu nước theo đường giấy ăn vào ly không nước hòa
quyện thành màu cam.
+ Nước màu vàng ly thứ 3 và nước màu xanh dương vào ly thứ 5 theo đầu giấy
ăn thấm vào nhau và truyền 2 màu nước theo đường giấy ăn vào ly không nước
hòa quyện thành thành màu xanh lá cây.
+ Nước màu xanh dương ly thứ 5 và nước màu đỏ ly thứ 7- ly cuối cùng, theo
đầu giấy ăn thấm vào nhau và truyền 2 màu nước theo đường giấy ăn vào ly
không nước hòa quyện thành màu tím.

Bước 5: Trẻ giải thích và nhận xét theo cách hiểu của mình
Bước 6: Kết luận của giáo viên
+ Nước không màu không mùi không vị.
+ Nước có thể hòa tan với dung dịch có màu khác.
+ Nước có thể thấm trên giấy ăn va truyền nước đến nơi không có nước.
+ Màu đỏ và màu vàng hòa chung thành màu cam. Màu vàng và màu xanh
dương hòa chung thành màu xanh lá cây. Màu xanh dương và màu đỏ hòa
chung với nhau tạo thành màu tím. Ta có được cầu vồng 6 màu.
Bước 7 : Trẻ ghi nhận kết quả và cùng chia sẻ kết quả.

Thí nghiệm 2 : Nước bốc hơi.
Mục đích : Nước có tính chất như thế nào? Nước khi để lâu một thời gian có biến mất

không?
Chuẩn bị : Bàn gỗ thấm nước ( hoặc mặt sân trường sạch sẽ, an toàn, có thể thấm
nước), thau nước, khăn tay.
Cách tiến hành :
- Bước 1: Xác định câu hỏi:


+ Các con biết gì về nước?
+ Nước khi để lâu nó có bốc hơi không?
- Bước 2 : Trẻ đưa ra dự đoán là giả thuyết của mình
- Bước 3: Tiến hành thí nghiệm.
+ Cô cho trẻ nhúng tay ( bàn chân ) vào thau nước.

+ Cho trẻ in dấu tay ( bàn chân ) ướt lên bàn gỗ ( hoặc mặt sân trường ) đặt ngoài
ánh sáng.
+ Cho trẻ lau khô tay ( chân )
- Bước 4: Quan sát thí nghiệm.
+ Dấu bàn tay ngấn nước khi được in trên mặt bàn gỗ ( sân trường ) sẽ dần dần
mất khi vết nước, bốc hơi dần cho đến hết dấu vân tay nước.
- Bước 5: Cho trẻ giải thích theo cách hiểu của mình.
- Bước 6 : củng cố lại kiến thức cho trẻ.
+ Nước không màu, không mùi, không vị, nhưng khi để một khoảng thời gian
nó sẽ tự bốc hơi mà biến mất.
+ Vì thế các con thấy khi nước ta uống còn một ít, đến ngày mai lại không còn
nữa, hoặc là bể cá khi được đổ đầy một tuần sau ta lại thấy nước rút bớt đi, là do

nước bốc hơi ( chứ không phải do cá uống hết )
+ Nhiệt độ càng cao, nước bốc hơi càng nhanh.
- Bước 7 : ghi nhận, chia sẻ kết quả.
Thí nghiệm 3: Chai nước thần kì.

( hình ảnh minh hoa cho thí nghiệm )


Mục đích:- cho trẻ hân biệt được giữa nước và giấm.
Cho trẻ biết thêm tính chất của nước khi hòa tan với giấm phản ứng với bột soda là
có thể tạo thành bọt khí dư.
Chuẩn bị: 1 chai nước lớn, 1 cái thìa, 2 cái phễu nhựa, 1 quả bong bóng ( chưa thổi

), nước ( có thể uống được ), ít màu nước, nước giấm 1 chén bột soda.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Xác định câu hỏi:
+ Theo các con biết gì về nước? Nước có những đặc điểm gì?
+ Giấm có mùi vị thế nào?
+ Sẽ ra sao nếu như đổ bột soda vào trong nước đã hòa với giấm?
+ sẽ có hiện tượng gì?
- Bước 2: Cho trẻ dự đoán phán đoán về tình huống của câu hỏi cô đưa ra.
- Bước 3: Tiến hành.
+ Đặt ống phễu thứ nhất vào trong miệng chai nước lớn và đổ nước vào ¼ chai.
+ Cho vào trong nước thêm 1 lượng giấm
+ Hòa vào trong hỗn hợp nước và giấm một số màu mà bé thích.

+ Đặt ống phễu còn lại vào trong miệng quả bóng và dần cho vào 2 muỗng bột
soda.
+ Rút 2 ống phễu ra và đặt miệng quả bóng vừa kín với miệng chai nước.
+ Dần dần đổ bột soda có trong bong bóng vào nước.
- Bước 4: Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm.
+ Càng đổ thêm bột soda , hỗn hợp giấm và nước sẽ có phản ứng nổi bọt trắng
và xuất hiện khí dư làm quả bóng phình to lên.
- Bước 5: cho trẻ giải thích theo cách nghĩ của mình.
- Bước 6: Củng cố cung cấp kiến thức.
+ Nước là dung môi dễ hòa tan, hòa tan với giấm, nhưng khi tiếp túc với bột
soda không những hòa tan mạnh mà còn xuất hiện bọt trắng cùng với hơi khí
mạnh bốc lên ( không có hại cho da ). Có thể sử dụng khí dư này để làm căng

quả bong bóng hay có thể làm những chai nhựa bị móp trở lại như cũ.
- Bước 7: Chia sẻ, ghi nhận két quả thí nghiệm.
Thí nghiệm 4: Cầu vồng trên mặt nước.


( hình anh minh họa cho thí nghiệm )
Mục đích: Cho trẻ biết được nước có thể phản ứng được với những loại dung môi
nào.
Chuẩn bị: 1 đĩa trắng có bề mặt lõm sâu, 5 màu sắc ( đỏ, vàng, xanh, xanh lá, trắng,
hồng ), 1 chén nhỏ nước rửa chén, 1 bịch sữa, 5 tăm bông 2 đầu, ống bơm thí
nghiệm nhỏ.
Cách tiến hành:

- Bước 1: Xác định câu hỏi.
+ theo các con muốn cao lớn khỏe mạnh chúng mifh ngoài ăn thật nhiều ra còn
phải làm gi ? ngoài tập thể dục thì còn phải uống sữa nữa để cao lớn phải không
các con ? Thật ra sữa của chúng mình hay uống còn có những công dụng khác
rất thú vị.
+ Nếu ta cho màu vào trong sữa và thêm nước rửa chén, nước sẽ có phản ứng
gì?
- Bước 2: Cho trẻ dự đoán tình huống về câu hỏi cô đặt ra.
- Bước 3: Tiến hành.
+ Đổ sữa vào trong đĩa sâu ( vừa mặt đĩa ).
+ Dùng ống bơm thí nghiệm nhỏ giọt từng màu ( đỏ, vàng, xanh, xanh lá, trắng,
hồng ) lần lượt vào trong đĩa sâu thành 1 điểm chồng lên nhau nhất định ( ở giữa

đĩa).
+ Dùng tăm bông 2 đầu nhúng nhẹ vào chén xà phong rửa chén.
+ Ấn nhẹ tăm bông đó vào điểm màu đã cố định trước.
- Bước 4: Quan sát kết qua thí nghiệm.


-

+ Khi tăm bông được nhấn vào trong điểm màu , các khôi màu sẽ loan ra thành
vòng vòng theo đường mặt đĩa , hòa quyện vào nhau tạo thành một mảng màu
hỗn hợp ( rất đẹp ).
+ Phản ứng sẽ tiếp tục xảy ra nếu ta nhấn tiếp tăm bông đã được nhúng bọt xàng

bông rửa chén.
Bước 5: cho trẻ giải thích theo cách nghĩ của mình.
Bước 6: Củng cố cung cấp kiến thức.
+ sữa cũng là một loại dung môi dễ hòa tan và có thể hòa tan được với màu
nước, nhưng khi phán ứng với nước rửa chén chúng sẽ loang lỗ ra thành từng
mảng nhỏ, mà không bị hòa tan tạo thành cầu vông trên mặt nước.
Bước 7: Quan sát, ghi nhận kết quả thí nghiệm

Thí nghiệm 5: Cùng làm nước sạch.
Mục đích : Nhận biết được bông cũng có thể lọc nước sạch
Kĩ năng lọc nước đơn giản.
Có ý thức bảo vệ nước dùng cho sạch.

Chuẩn bị :
- Một bình đựng nước.
- Một chiếc phễu và 1 chút bông để trên miệng phễu.
- Một bình nước không sạch.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Xác định câu hỏi :
+ Nước hàng ngày các con thường thấy ở đâu?
+ Nước có công dụng gì?
+ Sẽ ra sao nếu nước không sạch ? có cách nào lọc nước sạch không ?
- Bước 2: Cho trẻ phỏng đoán tình huống diễn ra thí nghiệm.
- Bước 3: Tiến hành thí nghiệm.
+Quan sát bình nước không sạch, quan sát chiếc phễu có để bông trên bề mặt

dùng để lọc nước.
+ Đổ từ từ nước không sạch vào miệng phễu có bông trên bề mặt.
- Bước 4: Quan sát kết quả.
+ Quan sát bề mặt của bông và nước chảy xuống phía dưới bình không có nước,
nước không sạch sau khi rút hết trên bông còn lại những vết cặn đen, những hạt
bụi.
+ thu được nước trong hơn ban đầu.
- Bước 5: Cho trẻ giải thích theo cách riêng của mình.
- Bước 6. Củng cố thông tin cho trẻ.
+ Bông gòn còn thế lọc nước. Đây là bộ lọc đơn giản để lấy ra những lớp bụi
bẩn hòa trong nước.



-

+ Nước là chất lỏng không màu không mùi không vị, dễ hòa tan với các chất
xúc tác, nước không có hình dạng cụ thể, và luôn ở trạng thái trong , sạch.
Bước 7 : Ghi nhận, chia sẻ kết quả thí nghiệm.

Thí nghiệm 6: Vật hút nước và vật không hút nước.
- Mục đích:
- Nhận thức được những vật thấm và vật không thấm nước.
- Có kĩ năng cần thiết khi sử dụng các đồ vật tránh bị thấm nước vì thấm nước sẽ
hỏng.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong cuộc sống.
Chuẩn bị:
- Chậu nước sạch.
- Một số đồ dùng vật dụng thấm nước: Phấn bông, vải mút, giấy báo cũ, giấy vệ
sinh.
- Một số vật dụng không thấm nước: Bát, đồ nhựa, đồ thủy tinh, đồ sứ….) đũa,
xốp…
Cách tiến hành :
- Bước 1: xác định câu hỏi:
+ Các con có bao giờ thả một vật gì vào nước chưa? Nó như thế nào?
+ Vậy theo các con nước có thể thấm tất cả mọi thứ?
- Bước 2: Cho trẻ phán đoán

- Bước 3: tiến hành thí nghiệm.
+ Sauk hi phỏng đoán đồ vật nào thấm nước và không thấm nước thì cho trẻ
kiểm nghiệm ý kiến cá nhân.
+ Thả lần lượt những vật mà trẻ phỏng đoán vào nước.
- Bước 4: Quan sát hiện tượng.
+ những đồ vật như khăn, xốp lau bảng, bông gòn bị thấm nước .
+ những vật như cục tẩy, xốp, đồ nhựa thì lại không thấm nước.
- Bước 5: Cho trẻ củng cố lại sự phán đoán đọc to tên những vật thấm và không
thấm nước.
- Bước 6: ghi nhận, chia sẻ kết quả.
Thí nghiệm 7: Cát dẻo.



( Hình ảnh minh họa cho thí nghiệm )
Mục đích: Cho trẻ khám phá được đất có độ mềm dẻo không khi trộn chung và
phản ứng với bột ngô và nước. Tạo thành đất có độ kết dính và có độ bám tốt như
đất sét.
Chuẩn bị: Bột ngô, cát, nước, khay đựng lớn, khuôn hình thù biểu tượng.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Xác định câu hỏi.
+ Theo các con cát được dùng để làm gì?
+ Các con có nghĩ rằng cát còn có thể dẻo dai như đất sét?
+ Cát khi trộn chung với bột ngô và nước sẽ thành gì?
- Bước 2: Cho trẻ phán đoán, dự đoán hiện tượng thí nghiệm.

- Bước 3: Tiến hành thí nghiệm.
+ Đổ cát vào trong khay.
+ Tiếp theo cho bột ngô vào và trộn đều tay.
+ Đến khi hỗn hợp bột ngô và cát có độ ẩm mềm nhất định.
+ Cho một ít nước vào ( 1chén nước ) và tiếp tục trộn đều tay cho đến khi cát và
bột trở nên đặc quánh lại thì ta đổ ra và nặn những hình thù ưa thích.
- Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.
+ Bột và cát trở nên đặc quánh và có độ kết dính cao.
+ Đưa vào trong khuôn hoặc nặn hoặc làm lâu đài đều không bị chảy xệ mà có
độ bám tốt.
- Bước 5: Cung cấp, củng cố kiến thức.
- Bước 6: Chia sẻ, ghi nhận thí nghiệm.



Thí nghiệm 8: Cát ma thuật.

( Hình ảnh minh họa cho thí nghiệm )
Mục đích: Cho trẻ hiểu thêm về những phản ứng của cát khi liên kết với chất
chống ẩm và phản ứng với nước.
Chuẩn bị: Bịch cát màu hồng, ( xanh, đỏ ). Bình chất chống ẩm. khay , nước.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Xác định câu hỏi.
+ Theo các con cát có ở đâu?
+ Cát có thể dùng để làm gì?

+ Sẽ như thế nào nếu như cát liên kết với chất chống ẩm và phản ứng với nước.
- Bước 2: Cho trẻ phán đoán,
- Bước 3: Tiến hành thí nghiệm.
+ cho bịch cát hồng vào trong khay
+ xịt chấm chống ẩm vào khay cát.
+ Dùng thìa trộn đều.
+ cho khay cát vào trong bình nước, và vứt cát ra lại.
- Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.
+ Khi xịt chất chống ẩm vào khay cát, không thấy hiện tượng gì.
+ Chỉ khi đổ khay cát đã được xịt chat chống ẩm vào nước ta thấy cát màu hồng
bị cô đặc, thành màu bạc hồng, thể rắn.
+ Nhưng khi vớt chất cát cô đặc đó ra lại thì cát trở lại hình dạng ban đầu.



-

-

Bước 5: Cho trẻ giải thích theo cách riêng của mình
Bước 6: Củng cố cung cấp thông tin.
+ Khi cát liên kết với chất chống ẩm tạo ra một lớp màng bao bọc chống thấm
nước cực dày. Nên khi thả cát vào trong nước, cát không những không thấm
nước mà con có hiện tượng kết tủa cô đặc, nhưng khi vớt ra ngoài nước tức
thoát ra khỏi môi trường ẩm ướt thì cát trở lại vị trí hiện trạng như ban đầu.

Bước 7: Chia sẻ, ghi nhận kêt quả.

Thí nghiệm 9: Quái vật trở lại từ lòng đất.

( Hình ảnh minh họa cho thí nghiệm )

-

-

-


Mục đích: - Cho trẻ phân biệt được cát, đường, bột soda.
Cát còn có thể phản ứng với đường và bột soda.
Chuẩn bị : Đường, cát, bột soda, cồn, nến, bật lửa.
Cách tiến hành :
Bước 1: Xác định câu hỏi.
+ Bạn nào có thể phân biệt giúp cô đâu là đường đâu là bột soda?
+ Đường có vị gì các con? Bột soda có vị gì?
+ Các con có biết quái vật dưới lòng đất có thể được hình thành từ cát, đường và
bột soda không?
Bước 2: Cho trẻ phán đoán, dự đoán kết quả thí nghiệm.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm.
+ Đổ cát vào tô.

+ Trộn đường và bột soda chung lại với nhau


-

-

-

+ Tưới cồn vào cát làm cho cát thật ẩm ướt.
+ Đổ hỗn hợp đường và soda vào tô cát.
+ Châm lửa vào tô.

Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.
+ hỗn hợp được đổ lên tô sau khi được châm lửa vào cát hỗn hợp bốc cháy.
+ Trong 1 phút đầu hỗn hợp chuyển thành màu đen nhú lên những chất có màu
đen.
+ Trong 10ph sau từ trong hỗn hợp xuất hiện trồi lên thấy rõ một chất màu đen
trào ra ngoài tô ( Quái Vật ).
Bước 5 : Cho trẻ giải thích theo cách hiểu riêng của trẻ.
Bước 6 : Cung cấp thông tin cho trẻ.
+ Cát khi được tưới cồn làm ẩm ướt sẽ tạo môi trường thích hợp để châm lửa
cho hỗn hợp bột soda và đường bốc cháy.
+ Khi bốc cháy bột soda và đường bắt lửa tốt bột soda gặp nhiệt độ cao sẽ phản
ứng nở mạnh nên sẽ có hiện tượng chất đen từ trong hỗn hợp trồi ra.

Bước 7 : Ghi nhận, chia sẻ thí nghiệm.

Thí nghiệm 10 : Thế giới nhỏ trong chai.
Mục đích: Bằng kiến thức trẻ mình, trẻ có thể tìm hiểu thêm và dự đoán những
nguyên liệu không hòa tan nào trong nước chìm và nổi khi trộn với nhau.
Chuẩn bị : 1 chai nước trong lớn. Nước. Dầu ăn. Cát, 10-20 hạt đậu xanh và đỏ.
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1 : xác định câu hỏi.
+ Các con đã biết gì về dầu ăn? Các con thường thấy dầu ăn ở đâu? Dầu ăn có
công dụng gì?
+ sẽ như thế nào khi cô khổ tất cả mọi thứ với nhau? Theo các con cái gì sẽ nổi
lên trên mặt nước.

- Bước 2: Cho trẻ phán đoán dự đoán.
- Bước 3: Tiến hành thí nghiệm:
Đổ nước vào trong chai lớn. Lần lượt cho cát vào. Tiếp theo cho dầu ăn lên dầu
ăn , đổ thêm vài hạt đậu nành vào.
- Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.
Cát chìm xuống đầu tiên. Dầu ăn không chìm mà nỏi lên trên mặt nước. đặc biệt
là hạt đậu nành lại nổi len trên mặt nước mà không chìm xuống dưới.
- Bước 5: Cho trẻ giải thích bằng cách riêng của trẻ.
- Bước 6: Củng cố kiến thức cho trẻ.
- Bước 7: Chi sẻ, ghi nhạn kết quả.
Thí nghiệm 11: Đào hầm/ đào sông.



Mục đích:
Trẻ có thể nhận biết được đặc điểm của cát ướt: màu sắc, độ ẩm. Hiểu được cát ẩm
có thể tạo được các vật khác nhau. Nhận biết được đặc điểm của cát là ngấm nước
có là cát khô hay cát ướt.
Rèn sự khéo léo của đôi tay: Từ cát ướt trẻ có thể bới và đào được thành các rãnh
chạy dài.
Yêu thích thiên nhiên và bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Chuẩn bị.
Sân/ bãi cát ẩm.
Xẻng và cào đồ chơi bằng nhựa.
Bình nhựa/chai để đựng nước.

Cách tiến hành :
-

Bước 1: xác định câu hỏi.
+ Các con có biết những con sông được hình thành như thế nào không?
+ Theo các con thấy cát ướt có màu gì nào?
+ Ta có thể làm gì với cát ướt?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đổ nước vào rãnh vừa đào?

-

Bước 2: Cho trẻ phán đoán, dự đoán thí nghiệm.


-

Bước 3: Tiến hành thí nghiệm.
+ Trẻ dùng xẻng hoặc cào nhựa cào cát và xúc đổ đi, tạo thành đường rãnh chạy
dài theo ý thích. Khơi gợi trẻ tưởng tượng đây là rãnh của con sông chạy dài.
Hướng trẻ chia rẽ ra những nhánh đổ về các hồ nhỏ.
+ Cô đổ nước vào đầu rãnh vừa đào.

-

Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.

+ Cát ướt có thể dễ dàng giữ vững độ đứng khi đào rãnh.
+ Rãnh sau khi được đổ nước sẽ theo đưỡng rãnh đổ về nhiều nhánh khác nhau,
càng đổ nước liên tục, vì cát thấm nước nên rút đi.

-

Bước 5: Cho trẻ nêu nhận xét của mình.

-

Bước 6 : Chia sẻ, ghi nhận kết quả.



8. Khảo nghiệm tính khả thi của các thí nghiệm kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi
khám phá thiên nhiên vô sinh.
Lập phiếu hỏi để đánh giá tính khả thi các thí nghiệm kích thích hứng thú mà tôi
đề ra tại bảng hệ thống các trò chơi để 20 giáo viên trong trường Sen Hồng tham khảo,
đánh giá ý kiến và áp dụng vào trong giảng dạy.
STT Tên trò chơi thí nghiệm

Đánh giá của GV
Mức độ thực hiện (%)
Khả thi


Không khả thi

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
1

Cầu vồng giấy.

15

75%

5


25%

2

Nước có thể bốc hơi?

16

80%

4


20%

3

Chai nước thần kỳ

17

85%

3


15%

4

Cầu vồng trên mặt nước

11

55%

9


45%

5

Cùng làm nước sạch

16

80%

4


20%

6

Vật hút nước vật không hút nước 17

85%

3

15%


7

Cát dẻo

4

20%

16

80%


8

Cát ma thuật

17

85%

3

15%


9

Quái vật trở lại từ lòng đất.

17

85%

3

15%


10

Thế giới nhỏ trong chai.

16

80%

4

20%


11

Đào hầm/ đào sông

7

35%

13

65%


Về tính khả thi: 11 thí nghiệm mà em đề xuất trên đã được giáo viên đánh giá từ
55%-90% là khả thi, trong đó trò chơi “ Chai nước thần kì”, “ vật hút nước và vật không
hút nước” và “Quái vật trở lại từ lòng đất”, “sự kì diệu của nước”, đã được các GV đánh
giá cao nhất là 85% , trong đó có 3 thí nghiệm được ý kiến là khá mới mẻ, dễ thực hiện
và khá gần gúi kích thích hứng thú, tính tích cực của trẻ đã đưa thí nghiệm mẫu này tiên
hành áp dụng trong tổ chức hoạt động khám phá TNVS cho trẻ.
Bên cạnh đó có 80% của trò chơi thí nghiệm “cát dẻo”, 65% trò chơi đào hàm/
đào sông được đánh giá là không khả thi. Theo tìm hiểu cho thấy tuy trò chơi thí nghiệm
này khá mới mẻ, có một phàn lớn giáo viên rất hưởng ứng nhưng phần thực hiện rất khó



thành công, đặc biệt là ở trẻ tỉ lệ thành công trong thí nghiệm không cao, giữ vệ sinh rất
khó quản lí từng trẻ, không những vậy ở khâu tổ chức khá phức tạp về ngoại cảnh không
gian chưa đủ điều kiện để trẻ thực hiện thí nghiệm khám phá thiên nhiên vô sinh và mức
độ khả thi về tính tích cực nhận thức chưa cao nên chưa đươc đánh giá là chưa khả thi.
8. Kết luận:
Khám phá nghiên cứu khoa học là một hoạt động quan trọng và cần thiết trong
chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
Thiên nhiên vô sinh là một cánh cửa kì thú, hấp dẫn đầy màu nhiệm không chỉ đối với
trẻ em mà còn là thế giới rộng lớn và đầy màu sắc của chúng ta. Qua quá trình khảo
nghiệm áp dụng một số thí nghiệm được hệ thống đề xuất ra nhằm giúp trẻ phtas huy
tính tích cực nhận thức khám phá thiên nhiên vô sinh Vì vậy giáo viên cần nắm vững
kiến thức, cách tổ chức, hướng dẫn, qui trình thiết kế thí nghiệm để xây dựng nên những

thí nghiệm mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với trẻ đưa trẻ làm trung tâm của hoạt động, chủ
động khuyến khích trẻ đưa ra những ý kiến suy nghĩ của bản thân và đặt vấn đề với sự
vật hiện tượng, tạo môi trường thân thiện giúp kích thích sự hứng thú đem lại niềm say
mê trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Ngọc Bảo ( 1983 ) – “ Một vài suy nghĩ về khái niệm tính tích
cực, tính độc lập nhận thức và mối quan hệ giữa chúng”, Thông tin khoa
học giáo dục, viện khoa học giáo dục Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thanh Giang, “ Một số hoạt động lí thú giúp trẻ Mẫu Giáo
Khám phá khoa học”.
3. Nguyễn Thị Thu Hiền - “Trò chơi, thí nghiệm tìm hiểu môi trường thiên

nhiên (trẻ 5 – 6 tuổi)” – NXB Giáo dục
4. Nguyễn Thị Hòa ( 2011 ) – “ Phát huy tính tính tich cực nhận thức của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập “ , Nxb Đại Học Sư Phạm.
5. Hồ Lam Hồng, “ Trẻ mầm non khám phá khoa học”.
6. Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân Lãm - Từ điển Tiếng Việt – Ngôn ngữ học
Việt Nam.
7. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2006), Giáo trình “Phương pháp
cho trẻ LQMTXQ”, NXB Giáo dục
8. . Hoàng Thị Phương - Giáo trình “Phương pháp và lí luận hướng dẫn trẻ làm
quen với MTXQ”– NXB Đại học sư phạm
9. Paul Rand – Everything is design



10. Trần Thị Thanh – “Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ” - NXB
giáo dục 1997.
11. Vugotski L.X – Tuyển tập tâm lí học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1997



×