Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực chung cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.72 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN
ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHUNG CHO
HỌC SINH TRƯỜNG THCS VỆ AN BẮC NINH”
TÁC GIẢ: LÊ THỊ NHUNG
ĐỊA CHỈ; KHU 1 – ĐƯỜNG RẠP HÁT – VỆ AN
ĐIỆN THOẠI: 0987359986
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS VỆ AN
VỆ AN , THÁNG 8 NĂM 2016

1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết:
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể
thiếu được trong nền giáo dục của đất nước. Nó góp phần đào tạo con người mới
phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Đảng và nhà nước ta luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của
đất nước, coi công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp là một nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cũng như trong chiến lược phát triển sự
nghiệp TDTT. Về mặt này trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng VII đã nêu rõ
“Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường
học”.
Trong chương trình giáo dục THCS hiện nay, môn Thể dục cùng với các
môn học hác trong nhà trương THCS có những vai trò to lớn góp phần quan trọng
tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Thể dục là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính vận động cao, nó là
chìa khóa mở ra sự phát triển thể lực, trí thức, nhân cách cho học sinh.
Muốn học sinh THCS học tốt được môn thể dục thì mỗi người giáo viên
không chỉ phải truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo


khoa, trong các sách hướng dẫn và thiêt kế bài giảng một cách dập khuôn, máy
móc làm cho học sinh học tập thiếu chủ động và tích cực trong các bài tập và kết
quả học tập sẽ không cao, đó cũng là nguyên nhân đãn đến hạn chế phát triển thể
lực cho các em học sinh. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc
đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích
ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học
môn Thể dục ở bậc THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh. Vì vậy, giáo viên phải gây được hứng thú, phát huy được tính tự giác,
tích cực trong học tập bằng các cách thức, phương pháp có tính sáng tạo và khoa
học. Trò chơi vận động từ dân gian đến hiện đại đều tạo cho các em học sinh tích
cực và hăng say trong học tập từ đó góp phần phát triển thể lực cho các em học

2


sinh. Các trò chơi có nội dung Thể dục lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của
các em.
Bậc THCS là bậc học góp phần quân trọng trong viêc đặt nền móng cho việc
hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Thể dục cũng như môn học khác
cung cấp những tri thức khoa học ban đầu vệ các môn vận động, những nhận thức
về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt đông tư duy và
bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Môn Thể dục có tầm quan trọng to lớn. Nó là môn khoa học nghiên cứu có
hệ thống, phù hợp với hoạt đông nhận thức tự nhiên của con người.
Ở lứa tuổi THCS cơ thể của trẻ em đang trong thời ỳ phát triển hay nói cụ
thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức deo dai của cơ thể còn thấp
nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quá
mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí.
Học sinh lứa tuổi này rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm

xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy, trong dậy học giáo viên phải sử dụng
nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, thường xuyên tổ chức các trò chơi
vận động nâng cao thể lực cho học sinh nhằm phát triển con người toàn diện.
Trường THCS Vệ An là trường nằm trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, là
trung tâm phát triển kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Với điều kiện về
kinh tế phát triển dẫn đến các em học sinh thừa chất và phong trào tập luyện TDTT
của các em còn nhiều hạn chế dẫn đến thiếu năng động, linh hoạt trong các hoạt
động thể thao.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với học
sinh và thực trạng những hạn chế về mặt thể lực của học sinh Trường THCS Vệ
An. Cho nên tôi chọn đề tài: “Nghiêm cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm
nâng cao thể lực chung cho học sinh trường THCS Vệ An Bắc Ninh”
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra được các hệ thống bài tập trò chơi vận động có tác dụng đến sự phát
triển thể lực, nhằm nâng cao thể lực chung cho học sinh.

3


3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để giải quyết đề tài nghiên cứu trên, các nhiệm vụ đặt ra bao gồm:
- Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh Trường THCS Vệ An Bắc Ninh.
- Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả môt số trò chơi vận động nhằm
nâng cao thể lực chung cho học sinh Trường THCS Vệ An Bắc Ninh.
4. Tổ chức nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THCS Vệ An Bắc Ninh
- Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Vệ An Bắc Ninh.

4



PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Phương pháp tổ chức trò chơi vận động: Là cách thức hoạt động của thầy và
trò nhằm đạt được mục tiêu dạy – học. Phương pháp dạy học mang tính tích cực,
độc lập, sáng tạo. Cần chú ý đến hai yếu tố: học sinh phải đươc chơi trong không
khí vui vẻ, phấn khởi, học mà chơi, chơi mà học, học sinh phải đươc tư do tìm
hiểu, suy nghĩ, khám phá và tìm tòi ra kiến thức của bài học dưới sư dẫn dắt, gợi
mở của giáo viên qua các trò chơi vận động.
Để làm tốt chức năng giảng dạy và giáo dục của minh đối với giáo viên dạy
môn Thể dục mói riêng phải có những phẩm chất và năng lực như: Thế giới quan
khoa học, nhâm sinh quan tiên tiến, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng,
có trình độ văn hóa sâu rộng, có tư duy mới, luôn tìm tòi nghiên cứu để đưa ra
phương pháp phù hợp. Đồng thời, người giáo viên thể dục cần phải có đạo đức,
tâm lí tốt, tình cảm cao đẹp và cả ý chí, nghị lực, quyết tâm. Tất cả những đặc điểm
đó có sự liên quan mật thiết với nhau để tạo thành một cấu trúc thống nhất nhằm
nâng cao kết quả giảng dạy.
Theo thời gian công tác, kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục càng được nâng
cao thì th ể lực càng bị giảm sút theo qui luật tự nhiên của con người, năng lực làm
mẫu động tác bị hạn chế. Để khắc phục sư hạn chế đó, người giáo viên Thể dục
phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình,
đặc biệt là trình độ lí luận về phương pháp khoa học và phương pháp tổ chức.
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến
Đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ nhu cầu đổi mới sâu sắc nền kinh
tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta. Công cuộc đổi mới này cần những người có
bản lĩnh, có năng lưc chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng với cuộc
sống xã hội đang từng ngày từng giờ đổi mới. Thực tiễn này làm cho mục tiêu dạy
học phải điều chỉnh kèm theo sự thay đổi về nội dung và phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là đưa phương pháp dạy học mới vào nhà

5


trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống để nâng cao
chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo của giáo dục.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần có nhiều yêu
cầu ngày càng mới, càng cao. Từ đó, đòi hỏi con người ngày phát triển toàn diện,
Việc nâng cao thể chất đối với học sinh THCS là cần thiết, là quan trọng góp phần
đưa con người phát triển mạnh khỏe, hài hòa để có thể công tác tốt trong những
điều kiện lao động với tốc độ cao, cường độ lớn và thần kinh căng thẳng. Do đó,
việc cải cách phương pháp công tác giảng dạy Thể dục trong trường THCS để nó
phát huy hơn nữa vị trí tác dụng ngày càng có ý nghĩa to lớn.

6


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong trường THCS:
Trong những năm qua, thực hiện đổi mới việc tổ chức, kết hợp phương pháp
giảng dạy và sử dụng các trò chơi vận động môn Thể dục bậc THCS nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy cũng như phát triển thể lực chung cho học sinh THCS.
Từng bước được nâng lên đang dần dần đạt hiệu quả rõ rệt. Giáo viên đã dần quen
với những khái niệm “tích cực hóa hoạt động của trò” trong việc lựa chọn
phương pháp cũng như xây dựng bài dạy có đưa trò chơi vận động vào nhằm phát
huy tích tích cực, hăng say trong buổi học giờ học và tính chủ động sáng tạo của
học sinh.

Với đặc trưng của môn Thể dục nhằm giáo dục thể chất, nâng cao thể lực
cho học sinh nên việc đưa nội dung cũng như lựa chọn các trò chơi vận động vào
các tiết học Thể dục, tạo tiết học hứng thú, sôi nổi, hiệu quả bên cạnh đó rèn cho
học sinh những kĩ năng cơ bản để tập luyện, giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực,
góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác
tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh. Chính vì vậy việc đưa nội dung trò chơi vận động
vào các tiết cho giờ dạy trong các trường THCS phải hết sức hợp lí, khoa học, tạo
cho học sinh tinh thần thoải mái, vui vẻ, tự tin, yên tâm khi bước vào giờ học là
điều hết sức cần thiết. Bên cạng đó không làm mất đi hay thay đổi nội dung chính
cần giảng dạy.
Để đánh giá thực trạng việc phát triển thể lực của học sinh chúng tôi tiến
hành tìm hiểu việc sử dụng trò chơi vận động của học sinh THCS, đề tài tiến hành
phỏng vấn 20 giáo viên giảng dạy Thể dục ở các trường THCS với những nội dung
sau:
- Những loại trò chơi nào được sử dụng để GDTC cho học sinh THCS.
- Số lần sử dụng các trò chơi vận động trong mỗi tuần, thời gian sử dụng các
trò chơi đó trong mỗi buổi lên lớp.
- Những khó khăn trong khi sử dụng các trò chơi vận động cho học sinh.
Kết quả phỏng vấn như sau:
7


Việc sử dụng trò chơi để phát triển thể lực chung cho học sinh THCS cũng
tương đối. Bên cạnh đó còn có một số tồn tại như sau:
Thời gian chơi trò chơi mỗi buổi lên lớp phần lớn các giáo viên sử dụng là 5
– 10 phút, một số giáo viên sử dụng 10 -15 phút và cá biệt cóa trường hợp sử dụng
dưới 5 phút.
Sử dụng trò chơi trong một tuần còn quá ít.
Tóm lại, việc sử dụng trò chơi vận động trong các tiết học Thể dục ở các
trường THCS chưa được quân tâm nhiều, cũng như chưa có hệ thống các trò chơi

vận động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi.
* Vai trò của trò chơi vận động đối với việc GDTC cho học sinh THCS
Để đảm bảo quá trình GDTC ở bậc THCS đạt kết quả thì nội dung nó phải
hoàn chỉnh các vốn tri thức sau:
- Hệ thống tri thức về hiểu biết tác dung phong phú của thiên nhiên tới việc
nâng cao, bảo vệ sức khỏe (không khí, Ánh sáng, Môi trường...)
- Hệ thông tri thức cơ bản về vệ sinh (Cơ thể, Lao động, Học tập, Vui
chơi...)
- Hệ thống tri thức cơ bản về phòng bệnh (Bệnh học đường, Cận thị, Cong
vẹo cột sống, ...)
- Hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT hiện đại và dân
tộc (Trò chơi, kĩ thuật TDTT,...)
Trong đó hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT và trò
chơi có ý nghĩa to lớn.
* Đặc điểm và phân loại trò chơi cho học sinh THCS
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến
thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp hoc
sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được
vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi từ đó học

8


sinh đươc thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy
trong trò chơi học tập các kỹ năng môn Thể dục được đưa vào trò chơi.
Chơi là một nhu cầu cần thiết với học sinh THCS, có thể nói nó quan trọng
như ăn, ngủ, học tâp trong đời sống các em. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức
của bản thân, luôn tự giác, tích cực cố gắng hoàn thành yêu cầu của trò chơi. Sự
biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như vui khi thắng, buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi
thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, nó thể hiện tính tập thể tính đồng đội trong khi

chơi. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy, khi đã tham gia
trò chơi học sinh thường vận dụng hết hả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí
thông minh và sáng tạo của mình. Do vậy, không thể đối lập hoặc tách rời giữa
việc học và chơi của học sinh.
Xuất phát từ thực trạng trên nghiên cứu ứng dụng các bài tập trò chơi vận
động cho THCS là một công việc hết sức cần thiết. Mục đích của đề tài này là khai
thác hiệu quả nội dung tổ chức các trò chơi vận động, phát triển thể chất cho các
em, đa dạng hóa các loại hình TDTT trong nhà trường.

9


CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài tôi sử dụng các
phương pháp sau:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này chúng tôi sử dụng tổng hợp tài liệu có liên quan dến đề tại
nhằm tìm hiểu tình hình phát triển TDTT nói chung và phát triển các tố chất thể
lực, nâng cao sức khỏe của học sinh Trường THCS Vệ An Bắc Ninh nói riêng. Các
tư liệu có liên quan nhằm mở rộng thêm kiến thức lý luận, tâm lý, phương pháp
giáo dục. Đặc biệt là tìm hiểu sâu về trò chơi vận động cho học sinh THCS.
Nghiên cứu một số trò choi dân gian và trò chơi hiện đại để áp dụng vào
trong giờ Thể dục.
2. Phương pháp phỏng vấn:
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trưc tiếp và gián tiếp những giáo
viên có kinh nghiệm trong giảng dậy ở các trường THCS. Những ý kiến này giúp
chúng tôi khảng định hướng giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
3. Phương pháp quan sát:
Là phương pháp quan sát thực tế, có sự ghi chép cẩn thận. Đối với phương

pháp này tôi sử dụng để theo dõi việc thực hiên các bài tập của học sinh.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là chứng minh hiệu quả của việc ứng
dụng của các trò chơi vận động vào các giờ Thể dục nội và ngoại khóa của học
sinh THCS, đối với việc nâng cao sức khỏe phát triển thể lực chung cho các em
học sinh Trường THCS Vệ An Bắc Ninh.
* Những giải pháp thực hiện của đề tài.
1. Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh trường THCS Vệ An, Bắc
Ninh.

10


Ban đầu tôi tiến hành kiểm tra trong 4 lớp với tổng số 130 học sinh (nam và
nữ). Tiến hành kiểm tra các Test sau:
- Chạy 100m (giây)
- Chạy 1500m (Phút)
- Bật xa tại chỗ (cm)
Đây là những Test chuẩn để đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện than thể học sinh
THCS.
Được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh THCS
12-13 tuổi
14-15 tuổi
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Đạt
16,02

16.86
15,80
16,25
Chạy 100m (giây)
Khá
15.65
16,00
15,26
15,75
Giỏi
15.03
15,54
14,82
15,28
Đạt
7,87
8,22
7,34
7,90
Chạy 1500m (phút)
Khá
7,00
7,90
6,65
7,56
Giỏi
6,23
7,35
6,00
7,01

Đạt
145
140
160
155
Bật xa tại chỗ (cm)
Khá
155
150
170
165
Giỏi
165
160
180
175
2. Lựa chọn trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực chung cho học sinh
trường THCS Vệ An.
Nội dung

Mức độ

Chúng tôi đã tham khảo các trò chơi hiện đại và dân gian thông qua tài liệu,
các đề tài nghiên cứu liên quan.
Trò chơi vận động phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi đảm bảo
tính khoa học.
Trò chơi vận động phải có sức lôi cuốn, học sinh yêu thích, hấp dẫn bởi tính
phong phú và đa dạng của chúng.
Trò chơi vận động là nội dung bài tập qui định, hiện có trong chương trình
giảng dạy.

11


* Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khoa học và thực tiễn cũng như phương
pháp GDTC và lý thuyết trò chơi chúng tôi xác định cơ sở để lựa chọn trò chơi, để
phát triển các tố chất thể lực chung cho học sinh THCS Vệ An. Tôi đã tổng hợp
một số trò chơi để phát triển thể lực chung cho học sinh THCS, để tiến hành phỏng
vấn tham khảo của các giáo viên đồng ý sử dụng trò chơi nào. Số trò chơi được
chúng tôi sử dụng phỏng vấn gồm 20 trò chơi.
Nội dung phỏng vấn trình bày ở bảng 3:
Bảng 3: Một số trò chơi được lựa chọn nhằm nâng cao thể lực cho học
sinh THCS (số giáo viên được hỏi n = 15)
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20

Số phiếu
đồng ý
14
5
15
6
13
7
6
12
12
11
12
10
6
15
13
8
7
12
5
6

Tên trò chơi
Bịt mắt bắt dê
Lăn bóng tiếp sức

Bóng chuyền sáu
Ném trúng đích
Người thừa thứ ba
Công an bắt gián điệp
Bóng chuyền qua đầu
Chia nhóm
Mèo đuổi chuột
Kéo co
Cua đá bóng
Chạy thoi tiếp sức
Tránh bóng
Cướp cờ
Lò cò tiếp sức
Giăng lưới bắt cá
Chọi gà
Chạy tiếp sức
Hoàng anh, hoàng yến
Ai nhanh hơn

Tỷ lệ %
93,33
33.33
100
40
86,66
46,66
40
80
80
73,33

80
66,66
40
100
86,66
53,33
46.66
80
33,33
40

Thông qua kết quả của bảng 3 cho thấy, các trò chơi có số phiếu tán thành
đạt tỷ lệ dưới 60% chúng tôi không sử dụng nghiên cứu tiếp. Những trò chơi đạt tỷ
12


lệ trên 60% chúng tôi lựa chọn tiến hành đưa vào thực nghiệm trên đối tượng
nghiên cứu, gồm 11 trò chơi sau:
* Trò chơi rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý:
1.Bịt mắt bắt dê
2. Bóng chuyền sáu
3. Người thừa thứ ba
4. Chia nhóm
* Trò chơi phát triển tố chất thể lực:
5. Mèo đuổi chuột
6. Kéo co
7. Cua đá bóng
8. Chạy thoi tiếp sức
9. Cướp cờ
10.Lò cò tiếp sức

11.Chạy tiếp sức

13


CHƯƠNG 4
KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN
Sau thời gian thực hiện sư phạm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá về
mặt thể lực của nhóm học sinh tham gia học tập chương trình này. Đồng thời cũng
tiến hành kiểm tra thể lực của nhóm đối tượng đã chọn, là những học sinh học theo
chương trình GDTC của nhà trường.
Kết quả được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4: Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh THCS
Nội dung
Chạy 100m (giây)

Chạy 1500m(phút)

Bật xa tại chỗ (cm)

Mức độ
Đạt
Khá
Giỏi
Đạt
Khá
Giỏi
Đạt
Khá
Giỏi


12-13 tuổi
Nam
Nữ
15,34
16,12
15,01
15,35
14,50
15,30
7,78
8,13
6,90
7,80
6,15
7,26
148
143
159
155
170
165

14-15 tuổi
Nam
Nữ
15,15
16,02
14,56
15,40

14,38
15,08
7,25
7,81
6,55
7,47
5,92
6,85
164
159
174
167
184
178

Thông qua kết quả ở bảng 4 cho thấy sau thời gian tập luyện chương trình
TCVĐ nhóm thực hiện có kết quả kiểm tra thể lực tốt hơn so với nhóm đối chứng
chỉ học tập theo chương trình GDTC của nhà trường.
Bài học kinh nghiệm:
Kết quả trên học sinh.
Các biện pháp trên giờ thể dục trở lên sinh động thoải mái học sinh hứng thú
và tích cực hơn, học sinh mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.

14


Việc giúp cho học sinh học tốt và hứng thú môn thể dục là điều mà giáo viên
nào cũng mong muốn đạt được, vì vậy cần tận dụng các phương pháp, biện pháp
lồng ghép các bộ môn khác sao cho phù hợp và gây hứng thú với học sinh.
Kết quả bản thân:

Người giáo viên xác định rõ vai trò của mình và công việc cần phải làm của
giáo viên phải nắm vững từng đối tượng học sinh, gần gũi để phát hiện sự sáng tạo
của học sinh, khen ngợi động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường tốt cho học
sinh.
Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp, biết sửa chữa khiếm
khuyết và phát huy ưu điểm của bản thân, bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau
mỗi hoạt động để giúp học sinh phát huy tốt hơn.

15


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài rút ra các kết luận sau:
Học sinh trường THCS có 2 giờ học chính khóa trong một tuần, ít có ngoại
khóa đồng thời do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, tác dụng của các bài tập thể
chất trong đó TCVĐ để phát triển thể lực chung cho học sinh. Vì vậy kết quả thể
lực ở học sinh trung học cơ sở Vệ An thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh chỉ đạt ở
mức trung bình (so với tiêu chuẩn đánh giá về thể lực người Việt Nam).
Qua nghiên cứu về lý luận và khảo sát việc sử dụng TCVĐ của trường
THCS Vệ An thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, đề tài đã lựa chọn được 11 trò
chơi vận động được chia thành 2 nhóm trong đó bao gồm: 4 trò chơi định hướng
phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý và 7 trò chơi nhằm phát triển các tố chất thể
lực chung cho học sinh trung học cơ sở Vệ An thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh.
Sau thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm cho thấy các trò chơi vận động
được lựa chọn đã góp phần nâng cao trình độ thể lực chung của học sinh.
So sánh kết quả kiểm tra thể lực cho thấy kết quả thể lực của học sinh nhóm
thực nghiệm tốt hơn nhiều so với nhóm đối chứng.
Học sinh nhóm thực nghiệm sau khi học tập chương trình giáo dục thể chất
có ứng dụng các trò chơi vận động đã đạt được ở mức trung bình – khá và tốt của
tiêu chuẩn đánh giá thể lực của người Việt Nam.

Kiến nghị: Để nâng cao thể lực chung cho học sinh trường trung học cơ sở
thành phố Bắc Ninh nói chung trường THCS Vệ An nói riêng, đề nghị các cấp lãnh
đạo thành phố Bắc Ninh và phòng Giáo dục – Đào tạo quan tâm hơn nữa đối với
việc giảng dạy thể dục cho học sinh. Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Bắc
Ninh có thể cho phép ứng dụng các trò chơi vận động do chúng tôi lựa chọn nhằm
góp phần nâng cao thể lực chung cho học sinh các trường THCS trong thành phố
Bắc Ninh.

16


PHẦN 4: PHỤ LỤC
*Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo viên Thể dục 6-7-8-9 NXB Giáo dục.
2. Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT - NXB Giáo dục 1998
3. Đổi mới phương pháp dạy học trường THCS – Viện KHGD 1999
4. Phương pháp dạy học môn Thể dục trong trường học phổ thông – NXB Giáo
dục.
5. Trò chơi vận động – NXB TDTT 1981.
6. Nhà xuất bản giáo dục – 1996, 100 trò chơi vận động
7. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc ĐCSVN lần thứ IX (2001), Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

17


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
GDTC

: Giáo dục thể chất


TCVĐ

: Trò chơi vận động

TDTT

: Thể dục thể thao

THCS

: Trung học cơ sở

Cm

: Centimet

m

: Mét

s

: Giây

18




×