Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Các dạng toán về photpho và hợp chất, phân bón hóa học (Có hướng dẫn giải) phụ đạo bồi dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.98 KB, 14 trang )

GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT
I. Lý thuyết
1. PHOTPHO
Các mức oxi hoá: -3, 0, +3, +5
=> P thể hiện được cả tính oxi hoá và tính khử
* Tính oxi hóa
Tác dụng với kim loại hoạt động tạo photphua kim loại: 2P + 3Mg→ Mg3P2
* Tính khử
Tác dụng với oxi, clo, hợp chất. Số oxi hóa tăng lên +3 hoặc +5 phụ thuộc vào
lượng chất oxi hóa
2. AXIT PHOTPHORIC: H3PO4
- Tính axit: axit 3 nấc có độ mạnh trung bình => có thể tạo ra 3 loại muối tùy
thuộc tỉ lệ phản ứng
- không có tính oxi hóa
* Điều chế
- Trong PTN:

P + 5HNO3 (đ) → H3PO4 + 5NO2↑ + H2O

- Trong CN:
Từ quặng photphorit hoặc quặng apatit:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đ)→ 2H3PO4 + 3CaSO4
Từ photpho:

4P + 5O2 → 2P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

3. MUỐI PHOTPHAT
Có 3 loại muối:


- Tất cả muối đihidrophotphat (H2PO4-)đều dễ tan
- Muối hidrophotphat (HPO42-) và muối photphat trung hòa (PO43-)của Na, K và
amoni là dễ tan, còn lại không tan hoặc ít tan
Nhận biết ion photphat:
- Thuốc thử: dung dịch AgNO3
- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa vàng của Ag3PO4
4. PHÂN BÓN HÓA HỌC
Phân đạm:
- Tác dụng: kích thích quá trinh sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật,
giúp cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.
- Độ dinh dưỡng: %N


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

+ Đạm amoni: NH4+
+ Đạm nitrat: NO3+ Đạm urê: (NH2)2CO
Phân lân:
- Tác dụng: thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng
lượng
- Độ dinh dưỡng: %P2O5
+ Supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2 + CaSO4
+ Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2
+ Phân lân nung chảy
Phân kali:
- Tác dụng: thúc đẩy quá trình tạo ra các chất đường, chất bột, chất xơ, chất
dầu, tăng khả năng chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn
- Độ dinh dưỡng: %K2O
Phân hỗn hợp (NPK): phân nitrophotka: hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3
Phân phức hợp: phân amophot: hỗn hợp NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

II. Bài tập
Câu 1:

Photpho đỏ và photpho trắng là hai dạng thù hình của photpho nên:

A. đều có cấu trúc polime
B. đều tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường
C. đều khó nóng chảy và khó bay hơi
D. đều tác dụng với kim loại hoạt động tạo thành photphua kim loại
Câu 2: Chọn công thức đúng của magie photphua:

A. Mg3(PO4)3

B. Mg2P2O7

C. Mg2P3

D. Mg3P2

Câu 3: (ĐH-B-08) Thành phần chính của quặng photphorit là:

A. Ca3(PO4)2

B. NH4H2PO4

C. Ca(H2PO4)2

D. CaHPO4

Câu 4: Dung dịch H3PO4 chứa các phần tử (bỏ qua sự điện li của nước):


A. H+, PO43B. H+, HPO42-, PO43C. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-, H3PO4
Hướng dẫn:


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Dựa vào phương trình điện li của H3PO4
H3PO4  H+ + H2PO4H2PO4-  H+ + HPO42HPO42-  H+ + PO43
Câu 5: Dãy nào sau đây gồm tất cả các muối đều ít tan trong nước?

A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4
B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2
C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2
D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2
Hướng dẫn
Phương pháp loại trừ:
A có AgNO3: tất cả muối nitrat tan tốt (hoặc Na 3PO4: tất cả muối Na tan tốt)
=> loại A
C có Ca(NO3)2, Ba(H2PO4)2 tan tốt
D có AgF tan tốt, CuSO4 tan tốt (dung dịch màu xanh thường gặp),
Ca(H2PO4)2 là muối đihidrophotphat tan tốt
Câu 6: Axit photphoric và axit nitric cùng phản ứng với nhóm chất nào sau đây?

A. MgO, KOH, CuSO4, NH3

B. CuCl2, KOH, CaCO3, NH3

C. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3


D. KOH, K2O, NH3, Na2CO3

Hướng dẫn
Phương pháp loại trừ:
A có CuSO4 , HNO3 không tác dụng do không tạo kết tủa hay chất khí => loại
A
B có CuCl2 tương tự => loại B
C có NaCl, cả 2 axit không phản ứng => loại C
 Đáp án đúng là D
Câu 7: Cho các cặp chất sau:

a) axit photphoric và natri hidroxit
b) kali photphat và canxi clorua
c) bạc nitrat và natri photphat
d) canxi hidroxit và canxi đihidrophotphat
e) axit photphoric và axit clohidric
g) axit photphoric và axit nitric
Có bao nhiêu cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5


Hướng dẫn:
Cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất có xảy ra phản
ứng hóa học với nhau
a) axit photphoric và natri hidroxit
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
b) kali photphat và canxi clorua
2K3PO4 + 3CaCl2 → Ca3(PO4)2↓ + 6KCl
c) bạc nitrat và natri photphat
3AgNO3 + Na3PO4 → Ag3PO4↓ + 3NaCl
d) canxi hidroxit và canxi đihidrophotphat
2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2O
e) axit photphoric và axit clohidric
H3PO4 + HCl → không phản ứng
g) axit photphoric và axit nitric
H3PO4 + HNO3 → không phản ứng
Câu 8: Trong phản ứng hoá học: P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO

Tổng hệ số các chất sau khi cân bằng (nguyên, tối giản) là:
A. 12

B. 15

C. 16

D. 18

Hướng dẫn
Cân bằng phản ứng: 3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO
 Tổng hệ số cân bằng: 3 + 5 + 2 + 3 + 5 = 18
Câu 9: Phân biệt các dung dịch: Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3 có thể dùng


dung dịch:
A. NaOH

B. BaCl2

C. H2SO4

Hướng dẫn
Dùng AgNO3
Na3PO4 + AgNO3 → Ag3PO4 kết tủa vàng
NaCl + AgNO3 → AgCl kết tủa trắng
NaBr + AgNO3 → AgBr kết tủa vàng nhạt
Na2S + AgNO3 → Ag2S kết tủa đen
NaNO3 + AgNO3 → không hiện tượng

D. AgNO3


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An
Câu 10: Có bốn lọ không dán nhãn đựng các hoá chất riêng biệt sau đây: Na 2SO4,

NaNO3, Na2S, Na3PO4. Trình bày phương pháp phân biệt mỗi lọ:
A. dùng quỳ tím, dùng dung dịch BaCl2
B. Dùng dung dịch BaCl2
C. dùng dung dịch BaCl2, dùng dung dịch AgNO3
D. tất cả đều đúng
Hướng dẫn:
- Dùng BaCl2 nhận ra Na2SO4: cho kết tủa trắng
- Dùng AgNO3 nhận ra Na3PO4: cho kết tủa vàng

- Dùng AgNO3 nhận ra Na2S: cho kết tủa đen
- Còn lại là NaNO3
Câu 11: Đốt cháy hết 31 gam photpho rồi hoà sản phẩm vào nước được 200 gam dung

dịch X. Nồng độ % của dung dịch X là:
A. 2,45 %

B. 24,5 %

C. 49 %

D. 98 %

Hướng dẫn
2P + 5/2O2 → P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
BTNT P: nP = 1 mol => nH3PO4 = 1mol => mH3PO4 = 98 gam
 C% ddH3PO4 = 49%
Cho 6 gam P2O5 vào 15ml dung dịch H3PO4 6% (d = 1,03g/ml). Nồng độ
% của dung dịch H3PO4 thu được là:

Câu 12:

A. ≈ 41 %

B. ≈ 42 %

C. ≈ 43 %

Hướng dẫn

mdd H3PO4 ban đầu = 15.1,03 = 15,45 gam
Sử dụng phương pháp sơ đồ đường chéo
Coi P2O5 là dung dịch H3PO4
P2O5 → 2H3PO4
 Nồng độ C% = 2.98/142 = 138%
Sơ đồ đường chéo:
6 gam P2O5: 138%

C- 6
C%

15,45g dd H3PO4 6%
 Tỉ lệ: = => C ≈ 43 %

138 – C

D. ≈ 45 %


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Đốt cháy hoàn toàn 6,2g photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành
tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

Câu 13:

a) Viết các phương trình hoá học
b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng
c) Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được
Giải:

4P + 5O2 → 2P2O5
P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O
nP = 6,2/31 = 0,2 mol
nNaOH = 4nP2O5 = 2nP = 0,4 mol => mNaOH = 0,4.40 = 16 g
16.100
mddNaOH = 32 = 50 gam

nmuối = 0,2 mol => mmuối = 0,2.142 = 28,4 g
mdd = mP2O5 + mddNaOH = 0,1.142 + 50 = 64,2g
C%Na2HPO4 =

28,4
.100%
64,2

= 44,24%

(BT2.45-SBTNC) Đốt cháy a gam photpho trong lượng dư oxi rồi hoà tan
hoàn toàn sản phẩm vào nước thu được dung dịch A. Trung hoà dung dịch A bằng
100g dung dịch NaOH thu được dung dịch B chứa duy nhất 1 muối. Thêm lượng
dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch B thì thu được 41,9 gam kết tủa C màu vàng.

Câu 14:

a) Hãy viết các phương trình hoá học xác định A, B, C
b) Tính a
c) Tính nồng độ % của dung dịch NaOH.
Giải:
a) Sơ đồ chuyển hoá:
2P → P2O5 → 2H3PO4 → 2Na3PO4 → 2Ag3PO4

(A)

(B)

(C)

nAg3PO4 = 0,1mol => nP = 0,1mol =>mP = 3,1g
nNaOH = 3nAg3PO4 = 0,3mol
0,3.40
.100%
C%NaOH = 100
=12%

Câu 15: Cho một miếng photpho vào 210 gam dd HNO3 60%. Phản ứng tạo thành

H3PO4 và NO. Dung dịch sau phản ứng có tính axit và phải trung hoà bằng 3,33 lit
dd NaOH 1M. Khối lượng photpho ban đầu là:
A. 31 gam

B. 32 gam

C. 41 gam

D. 62 gam


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Hướng dẫn
PTPƯ:


3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO
3x

5x

3x

mol

H+ + OH- → H2O
nNaOH = 3,33 mol => nOH- dư = 3,33 mol
nHNO3 bđ = 210.60%/63 = 2 mol
 nH+ dư = 2 – 5x + 9x = 3,33
 x = 0,33 mol => nP = 1 mol
 mP = 31 gam
Phân bón hoá học
Câu 16: Công thức hoá học của supephotphat kép là:

A. Ca3(PO4)2

B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4

C. Ca(H2PO4)2

D. CaHPO4

Câu 17: Loại phân bón có tác dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, quả hoặc củ to là:

A. phân đạm


B. Phân lân

C. Phân kali

D. Phân vi lượng

Câu 18: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?

A. KCl

B. NH4NO3

C. NaNO3

D. K2CO3

Hướng dẫn
NH4NO3 là muối tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu, bị thủy phân cho môi trường
axit => làm tăng độ chua của đất
Câu 19: Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni clorua, amoni sunfat, natri nitrat. Có

thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhân biết các phân đạm trên?
A. dung dịch NaOH

B. dung dịch NH3

C. dung dịch BaCl2

D. dung dịch Ba(OH)2


Hướng dẫn
Dùng Ba(OH)2
Amoni clorua: NH4Cl + Ba(OH)2 → khí mùi khai NH3 thoát ra
Amoni sunfat: (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ trắng + khí mùi khai NH3 thoát
ra
Natri nitrat : NaNO3 + Ba(OH)2 → không hiện tượng
Câu 20: Có 3 mẫu phân bón hoá học: KCl, NH 4NO3, Ca(H2PO4)2. Chỉ dùng dung dịch

nào sau đây là có thể nhận biết được mỗi loại?
A. dung dịch HCl

B. dung dịch H2SO4

C. dung dịch Ca(OH)2

D. dung dịch AgNO3


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Hướng dẫn
Dùng Ca(OH)2
KCl + Ca(OH)2 → không hiện tượng
NH4NO3 + Ca(OH)2 → khí NH3 mùi khai thoát ra
Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → Ca3(PO4)3 kết tủa trắng
Câu 21: Khi bón phân supephotphat, người ta không trộn với vôi vì:

A. tạo khí PH3
B. tạo muối không tan CaHPO4

C. tạo muối không tan Ca3(PO4)2
D. tạo muối không tan Ca3(PO4)2 và CaHPO4
Hướng dẫn
Supephotphat: Ca(H2PO4)2
Nếu trộn với vôi:
Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2O
Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → 2CaHPO4 + 2H2O
 Tạo muối không tan Ca3(PO4)2 và CaHPO4
Câu 22: Tiêu chuẩn đánh giá phân đạm là tiêu chuẩn nào sau đây?

A. hàm lượng % nitơ có trong phân đạm
B. hàm lượng % phân đạm có trong tạp chất
C. khả năng bị chảy rữa trong không khí
D. có phản ứng nhanh với nước nên có tác dụng nhanh với cây trồng
Câu 23: Phân đạm có % nitơ cao nhất là:

A. amoni nitrat NH4NO3

B. amoni sunfat (NH4)2SO4

C. urê CO(NH2)2

D. kali nitrat KNO3

Câu 24: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào?

A. K

B. K2O


C. Phân kali đó so với tạp chất

D. cách khác

Phân đạm urê thường chỉ cung cấp 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ để
cung cấp 70kg N là:

Câu 25:

A. 145,5

B. 152,2

Hướng dẫn
Ure: (NH2)2CO → 46% N
70 kg

C. 160,9

D. 200,0


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

 mure = 70/46% = 152,2 kg
Phân supephotphat kép thực tế sản xuất thường chỉ ứng với 40% P 2O5.
Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là:

Câu 26:


A. 65,9 %

B. 69,0 %

C. 71,3 %

D. 73,1 %

Hướng dẫn
Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2:

40% P2O5

100 g phân bón có 40 g P2O5
nP2O5 = 40/142 mol => nCa(H2PO4)2 = 40/142 mol
 mCa(H2PO4)2 = 65,9 g
 hàm lượng canxi đihiđrophotphat trong phân bón là 65,9%
(ĐH-A-12) Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là tạp
chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. %
khối lượng KCl trong loại phân kali đó là:

Câu 27:

A. 65,75 %

B. 87,18 %

C. 88,52 %

Hướng dẫn

Phân kali:


KCl có độ dinh dưỡng 55%
100 g phân kali có 55 g K2O

nK2O = 55/94 mol => nKCl = 2.55/94 mol
 mKCl = 87,18 g
 hàm lượng KCl trong phân bón là 87,18%

D. 95,51 %


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

AXIT PHOTPHORIC
I. Lý thuyết
Phản ứng của H3PO4 với dung dịch kiềm: cho 3 loại muối tuỳ theo tỉ lệ
H3PO4 + OH- → H2PO4- + H2O
H3PO4 + 2OH- → HPO42- + 2H2O
H3PO4 + 3OH- → PO43- + 3H2O
nOH −
n H 3 PO4

1
H2PO4-

1 muối

2


3

HPO42-

PO43-

2 muối

2 muối

1 muối
OH- dư

H3PO4 dư
 Viết phương trình phản ứng

 Nếu sản phẩm tạo ra 1 muối => tính theo chất phản ứng hết
 Nếu sản phẩm tạo ra 2 muối => đặt ẩn, lập hệ phương trình: sô mol H 3PO4 và số
mol OHPhản ứng của P2O5 với dung dịch kiềm: cho 3 loại muối tuỳ theo tỉ lệ
P2O5 + H2O + 2OH- → 2H2PO4Muối đihidrophotphat
P2O5 + 4OH- → 2HPO42- + H2O
Muối hidrophotphat
P2O5 + 6OH- → 2PO43- + 3H2O
Muối photphat trung hoà
nOH −
n P2 O5

1 muối
Hoặc:


2

4

6

H2PO4-

HPO42-

PO43-

2 muối

2 muối

1 muối

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

=> quy về bài toán H3PO4 với dung dịch kiềm, trong đó: nH3PO4 = 2nP2O5
II. Bài tập
Cho 0,2 mol H3PO4 vào dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Sau phản ứng,
trong dung dịch có các muối:

Câu 1:


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An


A. NaH2PO4 và Na2HPO4

B. Na2HPO4 và Na3PO4

C. NaH2PO4 và Na3PO4

D. NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4

Hướng dẫn
nH3PO4 = 0,2mol
nNaOH = 0,3 mol
Tỉ lệ: 0,3 : 0,2 = 1,5 => tạo muối NaH2PO4, Na2HPO4
(ĐH-B-09) Cho 100ml dung dịch KOH 1,5M vào 200ml dung dịch
H3PO4 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các
chất là:

Câu 2:

A. KH2PO4 và K2HPO4

B. KH2PO4 và K3PO4

C. KH2PO4 và H3PO4

D. K3PO4 và KOH

Hướng dẫn
nH3PO4 = 0,2.0,5 = 0,1 mol
nKOH = 0,1.1,5 = 0,15 mol

Tỉ lệ: 0,15 : 0,1 = 1, 5 => tạo muối KH2PO4, K2HPO4
Cho dung dịch chứa 5,88 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 8,4 gam KOH.
Sau phản ứng, trong dung dịch muối tạo thành là:

Câu 3:

A. KH2PO4 và K2HPO4

B. K2HPO4 và K3PO4

C. KH2PO4 và Na3PO4

D. K3PO4

Hướng dẫn
mH3PO4 = 5,88 gam => nH3PO4 = 0,06 mol
mKOH = 8,4 gam => nKOH = 0,15 mol
Tỉ lệ: 0,15 : 0,06 = 2,5 => tạo muối K2HPO4 và K3PO4
Cho 44g dung dịch chứa NaOH 10% tác dụng với 10 gam dung dịch
H3PO4 39,2%. Muối nào sau đây thu được sau phản ứng:

Câu 4:

A. NaH2PO4

B. NaH2PO4, Na2HPO4

C. Na2HPO4

D. Na2HPO4, Na3PO4


Hướng dẫn
mH3PO4 = 3,92 gam => nH3PO4 = 0,04 mol
mNaOH = 4,4 gam => nNaOH = 0,11 mol
Tỉ lệ: 0,11 : 0,04 = 27,5 => tạo muối Na2HPO4 và Na3PO4
(ĐH-B-08) Cho 0,1 mol P2O5 vào dd chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu
được có các chất:

Câu 5:

A. H3PO4, KH2PO4

B. KH2PO4, K2HPO4


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

C. K2HPO4, K3PO4

D. K3PO4, KOH

Hướng dẫn
nP2O5 = 0,1 mol => nH3PO4 = 0,2mol
nKOH = 0,35 mol
Tỉ lệ: 0,35 : 0,2 = 1,75 => tạo muối KH2PO4, K2HPO4
Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo
thành tác dụng với 50g dung dịch NaOH 16%. Muối tạo thành trong dung dịch sau
phản ứng là muối nào sau đây:

Câu 6:


A. NaH2PO4

B. Na2HPO4

C. Na3PO4

D. NaH2PO4 và Na2HPO4

Hướng dẫn
nP = 0,1 mol => nH3PO4 = 0,1 mol
nNaOH = 50.16%/40 = 0,2 mol
Tỉ lệ: 0,2 : 0,1 = 2 => tạo muối Na2HPO4
Tính số mol P2O5 cần thêm vào dung dịch chứa 0,03 mol KOH để sau
phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối K 2HPO4 và KH2PO4 với số mol bằng
nhau:

Câu 7:

A. 0,01

B. 0,02

C. 0,03

D. Đáp số khác

Hướng dẫn
nK2HPO4 = nKH2PO4 = x mol
BTNT K: nK = 2x + x = 0,03 => x = 0,01

BTNT P: 2nP2O5 = x + x = 0,02
 nP2O5 = 0,01 mol
(BT2.53-SBT) Rót dung dịch chứa 11,76g H3PO4 vào dung dịch chứa
16,8 gam KOH. Sau phản ứng, cho dung dịch bay hơi đến khô. Tính khối lượng
muối khan thu được.

Câu 8:

A. 10,44g

B. 12,72g

C. 20,88g

D. 23,16g

Giải :
nH3PO4 = 11,76/98 = 0,12 mol
nKOH = 16,8/56 = 0,3 mol
nOH −
n H 3 PO4

=

0,3
0,12

= 2,5 => tạo ra 2 muối: HPO42- và PO43-.
H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O
x


2x

x

(1)


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O
y

3y

(2)

y

Gọi nH3PO4(1) = x mol, nH3PO4(2) = y mol,
x + y = 0,12

x = 0,06

mK2HPO4 = 0,06.174 = 10,44 gam

2x + 3y = 0,3

y = 0,06


mK3PO4 = 0,06.212 = 12,72 gam

mmuối = 10,44 + 12,72 =23,16g
(ĐH-A-13) Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho
toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là:

Câu 9:

A. 14,2 gam

B. 11,1 gam

C. 16,4 gam

D. 12,0 gam

Cho 12,4 gam P tác dụng hoàn toàn với oxi. Sau đó cho toàn bộ lượng
P2O5 hoà tan vào 80ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28g/ml). Tính C% của dung
dịch muối sau phản ứng.

Câu 10:

Giải:
4P + 5O2 → 2P2O5
nP = 12,4/31 = 0,4 mol => nP2O5 = 0,2mol
mddNaOH = 80.1,28 = 102,4 gam
102,4.25
mNaOH = 100 = 25,6 g => nNaOH = 25,6/40 = 0,64 mol
nOH −

n P2O5

=

0,64
0,2

= 3,2 => tạo ra 2 muối: H2PO4- và HPO42-.
P2O5 + 2NaOH + H2O → 2NaH2PO4
x

2x

2x

P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O
y

4y

(1)
(2)

2y

Gọi nP2O5(1) = x mol, nP2O5(2) = y mol,
x + y = 0,2

x = 0,08


mNaH2PO4 = 2.0,08.120 = 19,2 gam

2x + 4y = 0,64

y = 0,12

mNa2HPO4 = 2.0,12.142 = 30,08 gam

mdd sau phản ứng = mddNaOH + mP2O5 = 102,4 + 0,2.142 = 130,8g
C%NaH2PO4 =

19,2
.100%
130,8

= 14,68%

C%Na2HPO4 =

30,8
.100%
130,8

= 26,06%


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An




×