Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.8 KB, 122 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn phơng hoa

chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may việt nam

Chuyên ngành: quản lý kinh tế và chính sách

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. MAI VĂN BƯU


Hµ néi – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo quy định. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn
toàn trung thực, khách quan, không vi phạm bất cứ điều gì trong Luật sở hữu trí tuệ
và pháp luật Việt Nam.
Hà Nội, ngày

tháng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phương Hoa


năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, dưới sự chỉ dạy, hướng dẫn tận tình của các thầy cô tại Khoa Khoa học Quản
lý, Viện Đào tạo Sau Đại học, tôi đã nghiên cứu và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ
ích để vận dụng vào công việc hiện tại nhằm nâng cao trình độ năng lực năng lực
của bản thân.
Luận văn “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may Việt
Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu trong những năm học vừa qua.
Tôi xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS.Mai Văn Bưu - người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phương Hoa

năm 2015


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

CCN
CLKN
CNHT
CNH - HĐH
CSDL
DNNN
DNVVN
ĐTNN
FDI
FTA
GTGT
GTSX
KCN
KH&CN
NĐT
NSNN
TNDN
TPP

Chú thích (Tiếng việt)
Cụm công nghiệp
Cụm liên kết ngành
Công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Cơ sở dữ liệu
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do

Giá trị gia tăng
Giá trị sản xuất
Khu công nghiệp
Khoa học công nghệ
Nhà đầu tư
Đầu tư nước ngoài
Thu nhập doanh nghiệp
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược

Chú thích (Tiếng Anh)

VDF

xuyên Thái Bình Dương
Diễn đàn phát triển Việt Nam

Economic Partnership
Vietnam Development

Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Forum
Vietnam Textile &

VITAS

Foreign Direct Investment
Free Trade Agreement

Trans-Pacific Strategic


Apparel Association


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn phơng hoa

chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may việt nam

Chuyên ngành: quản lý kinh tế và chính sách

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. MAI VĂN BƯU


Hµ néi – 2015


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY
Chương này của luận văn đã làm rõ khái niệm và đặc điểm, vai trò của CNHT
ngành dệt may; khái niệm, mục tiêu, tiêu chí đánh giá, một số chính sách của chính
sách phát triển CNHT ngành dệt may và những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát

triển CNHT ngành dệt may. Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm của một số nước như Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về chính sách
phát triển CNHT dệt may.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách:
- Yếu tố trong nước: thể chế kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, mục tiêu và
chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, quy hoạch
phát triển CNHT, quy hoạch phát triển ngành dệt may; điều kiện về các nguồn lực.
- Yếu tố nước ngoài: các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và
những quy định liên quan; xu hướng phát triển và trình độ phát triển CNHT dệt may
thế giới và chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển CNHT ngành dệt may cho
Việt Nam:
- Thứ nhất, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước;
- Thứ hai, đầu tư có trọng điểm và đầu tư theo hướng hiện đại;
- Thứ ba, xây dựng các quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ;
- Thứ tư, thu hút vốn ĐTNN, thúc đẩy buôn bán và tạo điều kiện khuyến
khích xuất khẩu;
- Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNHT dệt may

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ
TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
Trong chương này, luận văn trình bày thực trạng về ngành CNHT dệt may Việt
Nam chủ yếu trong giai đoạn 2010 – 2014. Từ kết quả phát triển của ngành CNHT
dệt may Việt Nam, luận văn đi sâu phân tích thực trạng các chính sách tác động đến


ii

ngành CNHT dệt may trong giai đoạn 2010 – 2014, bao gồm các chính sách: chính

sách thu hút FDI, chính sách phát triển KH&CN, chính sách phát triển nguồn nhân
lực, chính sách tăng cường thông tin, liên kết doanh nghiệp, chính sách tài chính.
Luận văn cũng thực hiện đánh giá chính sách phát triển CNHT dệt may theo hai
hướng: đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách (theo tiêu chí đánh giá) và
đánh giá các chính sách phát triển CNHT ngành dệt may (điểm mạnh, điểm yếu,
nguyên nhân).
Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách phát triển CNHT ngành dệt may:
Thành công của chính sách: Tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đang dần được
nâng lên, góp phần xây dựng ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn,
phát triển bền vững. Đồng thời, từ năm 2012 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu các sản
phẩm CNHT dệt may có chất lượng cao.
Hạn chế: là tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may vẫn còn thấp, chưa đạt được
mức kỳ vọng đặt ra. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm CNHT dệt may còn rất nhỏ
(chiếm khoảng 10% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may), chủng loại còn
khiêm tốn (chủ yếu là xơ sợi).
Đánh giá các chính sách phát triển CNHT ngành dệt may
Những điểm mạnh của chính sách
- Chính sách phát triển CNHT dệt may Việt Nam đang dần được hình thành
và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất các sản
phẩm CNHT dệt may.
- Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực CNHT dệt may đã có nhiều giải pháp
ưu đãi về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư từ nhiều
NĐT nước ngoài.
- Chính sách phát triển KH&CN cho ngành CNHT dệt may thông qua các
Quỹ phát triển KH&CN quốc gia đã khuyến khích được các doanh nghiệp mạnh
dạn đầu tư vào khâu nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm mới, có hàm lượng
công nghệ cao (đặc biệt là các sản phẩm xơ sợi tổng hợp), góp phần nâng cao năng
lực sản xuất, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực đã thực hiện nhiều giải pháp thúc
đẩy hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề, đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn

nhân lực ngày càng gia tăng trong lĩnh vực dệt may. Hoạt động liên kết giữa
các doanh nghiệp trong ngành với các trung tâm đào tạo nghề đã tạo được sự
nhịp nhàng trong cung – cầu lao động, đảm bảo chất lượng lao động phù hợp
với thực tế yêu cầu.


iii

- Chính sách tăng cường thông tin, liên kết doanh nghiệp được đưa ra và thực
hiện một cách quyết liệt thông qua nhiều hoạt động tọa đàm, triển lãm, hội thảo, hội
chợ.... Các Hiệp hội được thành lập đã góp phần không nhỏ trong vai trò định
hướng, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp.
- Chính sách tài chính cho phát triển CNHT dệt may giữ vai trò quyết định
thành công của chính sách phát triển CNHT dệt may. Các công cụ trong chính sách tài
chính được đưa ra và sử dụng linh hoạt, có hiệu quả như: ưu đãi về thuế TNDN, thuế
xuất nhập khẩu, ưu đãi về tiền thuê đất, mặt bằng sản xuất… Đặc biệt là công cụ hỗ trợ
tín dụng như lãi suất, bảo lãnh tín dụng đã có những hỗ trợ tích cực cho các DNVVN,
tháo gỡ được khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy các
doanh nghiệp này đầu tư phát triển sản xuất vào lĩnh vực vốn nhiều rủi ro này.
Một số hạn chế trong chính sách phát triển CNHT dệt may
- Nhà nước vẫn chưa có chính sách phát triển dành riêng cho ngành CNHT
dệt may, thiếu quyết tâm và các hoạt động hỗ trợ cụ thể để phát triển ngành. Quá
trình tổ chức thực thi các chính sách phát triển CNHT còn nhiều điểm bất cập. Hiệu
quả thực thi của các chính sách đã ban hành không cao.
- Các giải pháp thu hút vốn FDI chưa thực sự tạo ra các sức hút lớn đối với
các NĐT nước ngoài.
- Chính sách phát triển KH&CN đối với lĩnh vực CNHT dệt may chưa đạt
được hiệu quả cao. Các sáng chế công nghệ trong lĩnh vực CNHT dệt may còn rất
ít, đặc biệt là trong lĩnh vực tạo ra các loại sợi tổng hợp nhân tạo.
- Vấn đề đào tạo nhân lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành

CNHT dệt may còn yếu và thiếu.
- Trong chính sách tăng cường thông tin, liên kết doanh nghiệp, các chính
sách phát triển khu, cụm công nghiệp vẫn chỉ tập trung vào số lượng, thiếu quy
hoạch đồng bộ trên phạm vi cả nước.
- Chính sách tài chính cho phát triển CNHT dệt may với nhiều công cụ thực
hiện tồn tại nhiều bất cập:
+ Chính sách hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng đầu tư của Việt Nam tuy đã có nhưng
mang tính chất đơn lẻ, đặc biệt chưa có sự gắn kết rộng rãi quyền lợi của các bên; Lãi
suất ưu đãi trên thực tế vẫn còn cao đối với các doanh nghiệp
+ Các ưu đãi về thuế đã có nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hỗ trợ từ các
doanh nghiệp. Ưu đãi về thuế GTGT gần như chưa có đối với sản phẩm CNHT dệt may.
+ Chính sách về ưu đãi miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo pháp
luật về khuyến khích đầu tư, cho đối tượng chính sách cũng còn bất cập.


iv

Nguyên nhân của các hạn chế
- Các chính sách thay đổi quá nhanh và thiếu nhất quán, thiếu sự thông tin và
tư vấn kịp thời...; sự kết hợp giữa các chính sách hỗ trợ tác động tích cực đến ngành
dệt may còn yếu, khả năng tiếp cận các ưu đãi không dễ dàng do quy trình thường
phức tạp và thiếu tiêu chí cụ thể
- Với nguồn lực ngân sách nhà nước còn eo hẹp, phần đầu tư cho ngành
CNHT rất hạn chế. Các doanh nghiệp rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Quá trình hoạch định các chính sách thiếu sự tham gia của cộng đồng kinh
doanh và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban ngành.

CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
Trong chương này, luận văn khái quát phương hướng và mục tiêu phát triển
CNHT ngành dệt may Việt Nam đến năm 2025. Căn cứ vào phương hướng và mục
tiêu phát triển nêu trên, kết hợp với thực trạng đã phân tích ở chương 2, luận văn đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển CNHT ngành dệt may Việt
Nam. Cụ thể:
(1) Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong mục này, luận văn nêu lên định hướng trong thu hút FDI và đề xuất
một số giải pháp tăng cường thu hút FDI cho ngành CNHT dệt may liên quan đến
hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, các chính sách
ưu đãi, quản lý chất lượng nguồn vốn FDI…
(2) Hoàn thiện chính sách phát triển KH&CN cho phát triển CNHT
ngành dệt may
Các giải pháp được đưa ra tập trung vào hoạt động đổi mới công nghệ, thúc
đẩy đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Trong đó những hỗ trợ về tài
chính để đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng. Bên cạnh các chương trình từ
nguồn ngân sách KH&CN của Nhà nước, cần chủ động hợp tác quốc tế, kêu gọi sự
hỗ trợ về mặt công nghệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT từ tài trợ của
các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm trong phát triển CNHT ngành dệt may.
Cùng với đó là việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo
tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển và đổi mới công nghệ.


v

Cần xây dựng Chương trình mang tính quốc gia hỗ trợ toàn diện về công nghệ, quản
trị và đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT nói chung
và CNHT dệt may nói riêng.
(3) Hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực cho ngành CNHT dệt may
Các giải pháp đưa ra nhấn mạnh việc cần tiến hành đào tạo nguồn nhân lực

cả về công nghệ sản xuất và quản lý kinh doanh, đặc biệt tập trung việc đào tạo vào
những lĩnh vực Việt Nam còn yếu và thiếu.
Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực thông qua nâng cao trình độ và
chất lượng giảng dạy của giảng viên; Đổi mới tích cực chương trình đào tạo, mở các
khoa chuyên ngành về lĩnh vực CNHT dệt may; Đẩy mạnh chương trình liên kết
đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác với các
nước có ngành CNHT dệt may phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,
Thái Lan… ; Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất, kết hợp
giữa học lý thuyết và học việc; Xây dựng các trung tâm đào tạo tạo tại các KCN.
Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo. ..
Đề xuất thành lập Quỹ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phát triển CNHT.
(4) Hoàn thiện chính sách tăng cường thông tin, liên kết doanh nghiệp
cho CNHT ngành dệt may
- Xúc tiến thành lập một cơ quan đầu mối về CNHT trên cả nước nhằm cung
cấp thông tin mọi mặt cho các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa khi cần thiết. Đẩy mạnh
vai trò của các Hiệp hội.
- Kết nối các doanh nghiệp thông qua các tọa đàm, hội chợ, triển lãm giới
thiệu sản phẩm. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
sản xuất các sản phẩm dệt may trong nước thu nạp các nhà cung cấp các sản phẩm
hỗ trợ dệt may và cơ khí dệt may nội địa vào chuỗi cung ứng của họ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm CNHT dệt may, các sản phẩm CNHT dệt may, danh mục các sản phẩm
CNHT cần ưu tiên phát triển để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp có quan tâm, đặc biệt là doanh nghiệp FDI.
- Phát triển các CLKN, KCN, CCN chuyên về CNHT ngành dệt may, tạo
mạng liên kết sản xuất, hình thành chuỗi giá trị.
(5) Hoàn thiện chính sách tài chính cho phát triển CNHT ngành dệt may
Thứ nhất, hoàn thiện khung chính sách hiện hành về Chính sách ưu đãi thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế GTGT; Về chính sách ưu đãi tín dụng và bảo lãnh
tín dụng. Đẩy mạnh triển khai và thực hiện tốt chính sách tín dụng đầu tư của Nhà



vi

nước cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT dệt may thông qua
Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Thứ hai, đề xuất ưu đãi tài chính cho phát triển CNHT
Thứ ba, hỗ trợ tài chính từ NSNN cho phát triển nguồn nhân lực trong ngành
CNHT dệt may
Thứ tư, ưu đãi tiền thuê đất và tiền sử dụng đất
Thứ năm, ban hành chính sách thí điểm hỗ trợ cho ngành CNHT

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
1. Luận văn tổng hợp, khái quát, đồng thời làm rõ thêm cơ sở lý luận về
chính sách phát triển CNHT ngành dệt may và các vấn đề có liên quan.
2. Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành dệt
may, thực trạng chính sách phát triển CNHT ngành dệt may Việt Nam giai đoạn
2010 – 2014, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của các hạn
chế của chính sách phát triển CNHT ngành dệt may Việt Nam. Đồng thời đề xuất
phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển CNHT ngành
dệt may Việt Nam đến năm 2025.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được và những nỗ lực của tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn, luận văn vẫn không tránh khỏi một số hạn chế:
- Luận văn nghiên cứu về chính sách phát triển CNHT ngành dệt may nhưng
chỉ giới hạn ở 5 chính sách: chính sách thu hút FDI, chính sách phát triển KH&CN,
chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách tăng cường thông tin, liên kết
doanh nghiệp, và chính sách tài chính. Vẫn còn nhiều chính sách góp phần phát
triển CNHT ngành dệt may cần được nghiên cứu.
- Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực cũng như kiến thức còn hạn hẹp

nên những nhận xét và đánh giá còn đôi chút mang tính chủ quan, có những nội
dung chưa đi sâu vào mặt lý luận.
Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để tác giả có định hướng
khắc phục, mở rộng đề tài và phạm vi áp dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn phơng hoa

chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may việt nam

Chuyên ngành: quản lý kinh tế và chính sách

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. MAI VĂN BƯU


ii

Hµ néi – 2015


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan của quá trình

phát triển hiện đại, mở ra nhiều cơ hội phát triển cũng như những thách thức to lớn
cho mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trước sức ép cạnh
tranh gay gắt. Thực tiễn đang đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp tăng cường sự
chủ động của nền kinh tế, tái cấu trúc lại mô hình phát triển. Trong đó, phát triển
CNHT được coi là một giải pháp thiết thực.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, CNHT mới chỉ đang bắt đầu phát triển, quy mô nhỏ
lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, GTGT thấp. Bên cạnh đó, hệ
thống luật pháp và chính sách chưa đủ mạnh để tạo điều kiện về môi trường pháp lý,
định hướng và khuyến khích đầu tư, phát triển CNHT. Nhà nước cần hỗ trợ mạnh
mẽ, mang tính chiến lược và có hiệu quả hơn, thể hiện bằng các chính sách cụ thể,
riêng cho từng ngành CNHT.
Dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng trong thời kỳ đầu của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng trung
bình trong giai đoạn 2008-2013 là 14,5%/năm, Việt Nam là một trong những quốc
gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh ngành
dệt may trên thế giới đang diễn ra quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm
giành giật và chiếm lĩnh thị trường, nhưng ngành CNHT dệt may Việt Nam vẫn
chưa phát triển là một trong những thách thức lớn trong việc khai thác những lợi ích
từ các Hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA EU – Việt Nam được kỳ vọng sẽ
thông qua trong thời gian tới.
Để đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững, đặc biệt trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt, Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển CNHT dệt may phù
hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may trong hội nhập quốc tế,
quyết định sự thắng lợi của quá trình CNH - HĐH đất nước.
Vì những lí do như trên, tôi chọn đề tài: “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ
trợ ngành Dệt may Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.


2


* Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến chủ đề về công nghiệp hỗ trợ, đã có một số đề tài trong nước
tiến hành nghiên cứu như:
- “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020”,
Đề tài NCKH cấp Nhà nước năm 2010 do GS.TS Hoàng Văn Châu chủ biên. Đề tài
đã khái quát chung về chính sách phát triển CNHT, thực trạng phát triển CNHT và
chính sách phát triển CNHT các ngành chủ chốt của Việt Nam, đề xuất chính sách
phát triển CNHT của Việt Nam đến năm 2020.
- “Công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm từ các nước và giải pháp” của tập thể
giáo viên trường Đại học Ngoại thương do GS.TS Hoàng Văn Châu chủ biên năm
2009. Đề tài đã mô tả bức tranh chân thực về CNHT của Việt Nam, kinh nghiệm
phát triển CNHT của một số nước trên thế giới.
-“Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chính sách phát triển công nghiệp
Việt Nam” – một bài viết của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn đăng trên Tạp chí Kinh tế và
Phá triển số 85 (tháng 7, năm 2004). Trong bài viết này, tác giả đã khái quát các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT của các ngành công nghiệp nói chung,
trong đó có dệt may, trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm lựa chọn chiến lược và
chính sách phát triển CNHT.
- Sách chuyên khảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Lý thuyết,
thực tiễn và chính sách” của PGS.TS Lê Thế Giới, NXB Chính trị Quốc gia 2010.
Trên cơ sở giới thiệu các khái niệm, bản chất, đặc điểm, hệ thống lý luận và hệ
thống chính sách về CNHT, tác giả đề xuất các giải pháp về chính sách vĩ mô và thị
trường nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNHT ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện
về Chính sách phát triển CNHT Việt Nam, đặc biệt là gắn với phân tích thực trạng
phát triển của CNHT ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, chuẩn bị gia nhập TPP.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng khung lý luận về chính sách phát triển CNHT ngành dệt may;



3

- Phân tích thực trạng chính sách phát triển CNHT ngành Dệt may Việt Nam;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách phát triển CNHT ngành Dệt may.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu một số chính sách cơ bản phát
triển CNHT, bao gồm các chính sách: Chính sách thu hút vốn đầu tư; Chính sách
phát triển khoa học công nghệ; Chính sách phát triển nguồn nhân lực; Chính sách
tài chính; Chính sách tăng cường thông tin và liên kết các doanh nghiệp.
- Về thời gian, không gian: Nội dung nghiên cứu được gắn với thực trạng tại
Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014. Từ những đánh giá thu được luận văn đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển CNHT dệt may Việt Nam
tầm nhìn đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Mô hình nghiên cứu
Các yếu tố ảnh
hưởng đến CS phát
triển CNHT ngành
Dệt may:
- Yếu tố trong nước
- Yếu tố môi trường
quốc tế

Nội dung CS phát triển
CNHT ngành Dệt may:

- Chính sách thu hút vốn
FDI.
- Chính sách phát triển
KH&CN.
- Chính sách phát triển
nguồn nhân lực.
- Chính sách tăng cường
thông tin và liên kết DN.
- Chính sách tài chính

Mục tiêu CS phát
triển CNHT ngành
Dệt may:
- Phát triển hệ thống
các doanh nghiệp
CNHT.
- Xây dựng năng lực
cạnh tranh quốc tế
của ngành.
- Xây dựng nền tảng
công nghiệp, tạo
động lực phát triển
công nghiệp Việt
Nam.


4

4.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thu thập, tổng hợp các tài liệu lý thuyết về CNHT và chính sách

CNHT. Lựa chọn khung lý thuyết phù hợp về chính sách CNHT dệt may, xác định
chính xác các yếu tố ảnh hưởng để nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp về thực trạng phát triển ngành CNHT Dệt
may Việt Nam và các chính sách phát triển CNHT Dệt may Việt Nam trong phạm
vi nghiên cứu.
Bước 3: Phân tích dữ liệu, đánh giá thực trạng chính sách phát triển CNHT
Dệt may Việt Nam.
Bước 4: Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chính sách phát triển
công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2025.
4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng dữ liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo thống kê và các báo cáo phân tích
năng lực của Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt may Việt Nam,
Hiệp hội các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, các tổ chức như ADB,
VDF… Những dữ liệu này có tính chính xác cao và thường xuyên được cập nhật.
4.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: điều tra xã hội học,
phương pháp phân tích thống kê, sử dụng các kỹ thuật tổng hợp, so sánh, lập biểu đồ,
mô hình hóa… Kết hợp với phương pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến từ các nhà
kinh doanh trong lĩnh vực chuyên ngành đưa ra các kết luận.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu
a. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính
sách phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may;
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu của chính sách
phát triển CNHT ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2010- 2014;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển CNHT Dệt may Việt
Nam đến năm 2025.



5

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ Dệt may Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2014.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ Dệt may Việt Nam đến năm 2025.


6

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY
1.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may
1.1.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ dệt may
1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” (supporting industry) mặc dù đã được sử
dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia nhưng hiện nay vẫn không có một định nghĩa thống
nhất mà mỗi quốc gia có thể đưa ra những cách hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau.

Hình 1.1 Công nghiệp hỗ trợ theo quan điểm của Nhật Bản

Nguồn: J.Mori, 2005
Nhật Bản, nơi lần đầu tiên thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” được sử dụng vào những
năm 80 của thế kỷ 19. “Công nghiệp hỗ trợ” được dịch từ thuật ngữ gốc trong tiếng
Nhật là “Suso-no San-gyou” (suso-no nghĩa là chân núi, san-gyou là công nghiệp).
Nếu hình dung toàn bộ quá trình sản xuất một sản phẩm như một quả núi thì các

ngành CNHT nằm ở phần chân núi. Chân núi là những ngành sử dụng tất cả các kỹ
thuật gia công cơ bản gia công các loại vật liệu nhằm chế tạo ra các linh kiện, phụ
tùng phục vụ lắp ráp (đỉnh núi). Trên cơ sơ đó, Bộ Kinh tế, thương mại và công


7

nghiệp Nhật Bản (METI) chính thức định nghĩa về CNHT trong Chương trình phát
triển công nghiệp hỗ trợ châu Á (1993) là “các ngành công nghiệp cung cấp các yếu
tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn… cho các ngành công nghiệp
lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử)”.
Theo một quan điểm khác của Bộ Năng lượng Mỹ, CNHT là ngành công
nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước
khi chúng được đưa ra thị trường. Như vậy, CNHT không chỉ gồm việc sản xuất
linh kiện, phụ kiện mà còn bao gồm các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân
phối, bảo hiểm.
Ở các nước đang phát triển trong cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia thì
CNHT được định nghĩa là “các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện được sử dụng
trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp”. Theo cách hiểu
này thì CNHT không bao hàm việc chế tạo vật liệu cơ bản.
Có thể tổng kết các quan điểm về CNHT theo sơ đồ sau:

Hình 1.2 Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ

Nguồn: VDF, 2007


8

Như vậy, xét trên nghĩa tổng quát, CNHT là thuật ngữ chỉ một hệ thống sản

xuất, cung cấp những yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng.
Trong sản xuất hiện đại, hầu hết các công đoạn sản xuất các vật liệu, linh kiện được
thực hiện bên ngoài nhà máy của nhà lắp ráp cuối cùng. Tất cả hệ thống này tạo nên
ngành CNHT.
Ở một phạm vi nhỏ hơn, khi xem xét CNHT, người ta hay đề cập tới CNHT
cho một ngành cụ thể. Ví dụ: CNHT cho ngành ô tô, CNHT cho ngành điện tử,
CNHT cho ngành dệt may, CNHT cho ngành da giày…
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, khái niệm về CNHT
được du nhập từ các nước phát triển, qua các nhà đầu tư và các chính sách hỗ trợ
phát triển. Cách thức chủ yếu đề phát triển công nghiệp của các nước đang phát
triển là việc phát triển sản xuất từ việc sản xuất linh kiện, tham gia vào chuỗi sản
xuất của các nhà sản xuất nước ngoài. Do đó, khái niệm CNHT được sử dụng với
mục đích định hướng chính sách phát triển công nghiệp.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm
2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Công Thương Việt Nam, hệ thống CNHT là hệ thống
các nhà sản xuất và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang,
cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho khâu lắp ráp cuối cùng. CNHT có
thể được phân chia thành hai thành phần chính: Phần cứng là các cơ sở sản xuất
nguyên vật liệu và linh phụ kiện lắp ráp và phần mềm bao gồm các bộ phận thiết kế
sản phẩm, mua sắm, hệ thống dịch vụ công nghiệp và maketing.
Trong Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ thì CNHT là các
ngành công nghiệp sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm,
phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm… để nâng cấp cho ngành công
nghiệp lắp ráp các sản phẩm cuối cùng là tư liệu, công cụ sản xuất hoặc sản phẩm
tiêu dùng. Như vậy có thể thấy rằng Dự thảo nghị định tập trung vào phần cứng của
CNHT theo quan điểm trong bản quy hoạch đưa ra. Quan điểm này cũng phù hợp
với định nghĩa của Diễn đàn phát triển Việt Nam (Vietnam Development Forum)
khi cho rằng “Công nghiệp hỗ trợ gồm một nhóm các hoạt động công nghiệp cung



9

cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các
linh kiện phụ tùng) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”. Trong hoàn
cảnh của Việt Nam hiện nay, việc xác định CNHT theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm
phần cứng là hợp lý để tập trung nguồn lực phát triển đúng hướng.
Trên cơ sở đó, trong phạm vi đề tài xác định CNHT là công nghiệp sản xuất
ra các linh kiện, phụ tùng, sản phẩm trung gian,… đóng vai trò là đầu vào và lắp ráp
chúng để trở thành sản phẩm cuối cùng.
CNHT có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau, trong đó có phân loại
theo ngành nghề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng: CNHT là một hệ thống bao trùm
chuỗi giá trị sản xuất ra một sản phẩm, một chủng loại sản phẩm cụ thể, CNHT
được phân thành các ngành phù hợp với các sản phẩm cuối cùng:
- Công nghiệp hỗ trợ ngành giày da;
- Công nghiệp hỗ trợ ngành may mặc;
- Công nghiệp hỗ trợ các ngành cơ khí:
+ Công nghiệp hỗ trợ ngành đóng tàu
+ Công nghiệp hỗ trợ ô tô
+ Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế biến nông lâm thủy sản
+ Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí gia dụng
- Công nghiệp hỗ trợ ngành điện;
- Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử;

Cách phân loại này được sử dụng khá phổ biến cả trong thực tế và trong
nghiên cứu. Ưu điểm của cách phân loại này là xác định rõ ràng các đối tượng tham
gia một hệ thống ngành công nghiệp, đóng góp vào chuỗi giá trị để sản xuất ra sản
phẩm cuối cùng. Xu hướng chính sách công nghiệp nói chung là tác động trực tiếp
vào từng ngành và từng đối tượng doanh nghiệp. Khi xác định rõ ràng các đối tượng
tham gia vào ngành CNHT của từng ngành, các chính sách trở nên trực tiếp và có
hiệu quả nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, theo cách phân loại này thì có thể một doanh

nghiệp hỗ trợ tham gia vào nhiều ngành sản xuất khác nhau, khó có thể xác định
nhà sản xuất tham gia một ngành đơn nhất nào. Điều này hình thành một ma trận


10

trong hệ thống CNHT, hạn chế khả năng tiếp cận các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ.

1.1.1.2. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may
Ngành dệt may là ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu thiết yếu của con người như các loại vải vóc, quần áo và đồ dùng bằng vải.
Sản phẩm của công nghiệp dệt may gồm: sản phẩm may mặc cuối cùng, các loại
vải, các sản phẩm khác từ sợi… Đặc điểm của công nghiệp dệt may là ngành thuộc
lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô tả toàn bộ quá trình sản xuất dệt may

Ngành dệt bao gồm các khâu sản xuất: kéo sợi, dệt vải, nhuộm và hoàn tất
vải. Ngành may sử dụng nguyên liệu chính là vải và một số phụ liệu khác (khuy,
ren, mác…), qua các khâu thiết kế, cắt, may để tạo thành các sản phẩm may mặc
cuối cùng. Hai ngành dệt và may có mối quan hệ khăng khít và gắn bó với nhau, sự
phát triển của ngành này là tiền đề đồng thời là động lực để phát triển ngành kia và
có ý nghĩa sống còn đối với ngành dệt may nói chung.
CNHT cho ngành dệt may là ngành công nghiệp chuyên sản xuất các sản
phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp dệt may. CNHT cho ngành dệt may bao gồm 2


×