Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƢỚC
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành:
Mã số:

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
62.84.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. NGUYỄN THANH CHƢƠNG
2. PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG QUANG

Hà Nội, 2015


i
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ABC
CHK
ĐHK
JetStar Pacific Airlines
hay BL
GDP


GDS
IATA
ICAO
HKVN
Marketing – Mix
VietJet Air
hay VJ
Vietnam Airlines
hay VN
VTHK

Activity-based costing
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
Đường hàng không
Hãng hàng không cổ phần JetStar Pacific
Tổng thu nhập quốc nội
Hệ thống phân phối chỗ toàn cầu
International Air Transport Association
(Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế)
International Civil Aviation Organization
(Tổ chức hàng không dân dụng thế giới)
Hàng không Việt Nam
Tiếp thị hỗn hợp
Hãng hàng không cổ phần VietJet
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
Vận tải hành khách


i
MỤC LỤC


MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ CƢỚC VẬN
TẢI VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ CƢỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG
ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG ..................................................................................... 14
1.1.Vận tải hành khách bằng ĐHK ............................................................... 14
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về vận tải hàng không ................................... 14
1.1.2. Thị trường vận tải hành khách bằng ĐHK .......................................... 15
1.1.3. Mô hình kinh doanh vận tải hành khách bằng ĐHK .......................... 21
1.1.4. Hoạt động tiếp thị trong vận tải hành khách bằng ĐHK .................... 21
1.2.Chi phí và giá thành trong vận tải hàng không ....................................... 24
1.2.1. Chi phí ................................................................................................. 24
1.2.2. Giá thành vận tải hàng không ............................................................. 30
1.3.Chính sách giá cước trong vận tải hành khách bằng ĐHK ..................... 35
1.3.1. Giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK ............................................ 35
1.3.2. Chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK .......................... 42
1.3.3. Các cơ sở để xây dựng chính sách giá cước ....................................... 45
1.3.4. Quan điểm xây dựng giá của một hãng hàng không ........................... 47
1.3.5. Phương pháp xây dựng giá cước ......................................................... 51
1.4.Kinh nghiệm về chính sách giá cước VTHK của quốc tế ....................... 57
1.4.1. Chính sách giá cước của IATA ........................................................... 57
1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách của
một số hãng hàng không quốc tế .............................................................................. 58



ii
Chƣơng 2.
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƢỚC
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG Ở
VIỆT NAM ......................................................................................................... 65
2.1.Tổng quan về thị trường vận tải hàng không Việt Nam.......................... 65
2.1.1. Khái quát về thị trường vận tải hàng không Việt Nam ....................... 65
2.1.2. Giới thiệu về các hãng hàng không của Việt Nam ............................. 69
2.2.Thực trạng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK của
Nhà nước ............................................................................................................. 73
2.2.1. Chính sách quản lý nhà nước về giá cước vận tải hàng không ........... 73
2.2.2. Quy định về thẩm quyền ..................................................................... 74
2.2.3. Đánh giá về quản lý nhà nước về giá cước vận tải hàng không ......... 75
2.3.Thực trạng về tính giá thành vận tải hàng không ở Việt Nam ................ 77
2.3.1. Cấu trúc chi phí ................................................................................... 77
2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí .............................................................. 79
2.3.3. Phân bổ chi phí tính giá thành vận tải hàng không ............................. 86
2.3.4. Nhận xét chung ................................................................................... 88
2.4.Thực trạng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK ............. 93
2.4.1. Chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK ở Việt Nam ...... 93
2.4.2. Quy trình xây dựng chính sách giá cước VTHK hiện nay.................. 93
2.4.3. Thực trạng xây dựng chính sách giá cước VTHK theo mô hình
truyền thống ............................................................................................................. 96
2.4.4. Thực trạng xây dựng chính sách giá cước VTHK theo mô hình chi
phí thấp
........................................................................................................... 101
2.4.5. Nhận xét chung về chính sách giá cước vận tải hành khách bằng
ĐHK của các hãng hàng không ở Việt Nam .......................................................... 103
Chƣơng 3.
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƢỚC

VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG Ở
VIỆT NAM ....................................................................................................... 106
3.1.Xu hướng phát triển thị trường và môi trường kinh doanh vận tải hàng
không ở Việt Nam .................................................................................................. 106
3.1.1. Bối cảnh kinh doanh VTHK giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm
2030
........................................................................................................... 106


iii
3.1.2. Dự báo thị trường vận tải hành khách bằng ĐHK ở Việt Nam ........ 108
3.1.3. Chính sách quản lý giá cước vận tải hàng không của Nhà nước ...... 108
3.2.Các nguyên tắc và yêu cầu về xây dựng chính sách giá cước............... 109
3.2.1. Các nguyên tắc .................................................................................. 109
3.2.2. Các yêu cầu ....................................................................................... 110
3.3.Đề xuất hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách giá cước ................ 113
3.3.1. Mô hình quy trình xây dựng chính sách giá cước............................. 113
3.3.2. Các nội dung chính trong quy trình xây dựng chính sách giá cước.. 114
3.4.Đề xuất phương pháp tính giá thành vận tải hàng không để xây dựng
chính sách giá cước ................................................................................................ 119
3.4.1. Phân loại chi phí và chính sách hạch toán chi phí ............................ 119
3.4.2. Tập hợp và phân bổ chi phí tính giá thành vận tải hàng không ........ 122

3.4.3. Xác định giá thành vận tải hàng không ............................................. 132
3.5.Đề xuất phương pháp xác định các mức giá cước vận tải hành khách
bằng ĐHK ........................................................................................................... 134
3.5.1. Xác định các mức giá cước vận tải hành khách ................................ 134
3.5.2. Xác định giá bán thuê chuyến ........................................................... 138
3.5.3. Xác định phụ thu nhiên liệu .............................................................. 139
3.5.4. Xác định giá bán các dịch vụ gia tăng .............................................. 140

3.6.Giải pháp điều hành hiệu quả các chính sách giá cước vận tải hành
khách bằng ĐHK ở Việt Nam. ............................................................................... 140
3.6.1. Nâng cao hệ số sử dụng ghế.............................................................. 141
3.6.2. Tăng doanh thu trung bình ................................................................ 142
3.6.3. Giảm giá thành sản phẩm .................................................................. 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 151
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 155


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1:

Mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ ………………………...9

Hình 1.1.

Tổ chức kênh phân phối của hãng hàng không ...............................23

Hình 1.2.

Phương pháp quản trị chi phí theo Công việc .................................32

Hình 1.3.

Phương pháp quản trị chi phí theo quá trình ...................................32


Hình 1.4.

Phương pháp quản trị chi phí theo Hoạt động.................................33

Hình 1.5.

Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến giá sản phẩm .............................37

Hình 1.6.

Mối quan hệ giữa cầu và giá ...........................................................38

Hình 1.7.

Độ co dãn của cầu theo giá..............................................................39

Hình 1.8.

Doanh thu khi có một giá ................................................................49

Hình 1.9.

Doanh thu khi có nhiều mức giá .....................................................49

Hình 1.10. Quy trình xây dựng chính sách giá cước .........................................55
Hình 2.1.

Quy trình xây dựng chính sách giá cước VTHK.............................94


Hình 3.1.

Quy trình xây dựng chính sách giá cước .......................................113

Hình 3.2.

Phân loại chi phí để xây dựng chính sách giá cước ......................119

Hình 3.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành vận tải hàng không .............122

Hình 3.4.

Quy trình tính giá thành chuyến bay .............................................124

Hình 3.5.

Các hoạt động chính của vận tải hàng không ................................125

Hình 3.6.

Quy trình xác định các mức giá cước VTHK................................135

Hình 3.7.

Quy trình xây dựng mức giá thuê chuyến VTHK .........................138


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tỷ trọng chí phí vận tải hàng không thường lệ 1994-2007 ……. 29

Bảng 1.2.

Các sản phẩm tính giá thành vận tải hàng không ……………… 31

Bảng 2.1.

Vận chuyển hành khách bằng ĐHK 2014 ………………………65

Bảng 2.2.

Đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam năm 2014…...68

Bảng 2.3.

Mức giá cước vận tải hành khách nội địa của VN năm 2014….. 76

Bảng 2.4.

Danh mục các chi phí sản xuất kinh doanh chính VTHK …….. 78

Bảng 3.1.

Xác định chi phí trực tiếp vận tải hàng không ………………... 128



1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của luận án
Trong hơn 25 năm qua với việc đổi mới nền kinh tế , đất nước ta đã có
những chuyển biến rõ rệt, các kết quả mang lại đáng được ghi nhận trên các
mặt đã góp phần vào sự phát triển đồng đều. Ngành vận tải bằng đường hàng
không của Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt là đi đầu
trong quá trình hội nhập nhanh và đáp ứng tốt trong quá trình hội nhập đó.
Đặc biệt trong giai đoạn 2009-2014, thị trường vận tải hàng không Việt Nam
đạt được sự tăng trưởng cao với mức là 13,9% về hành khách và 16,7% về
hàng hoá. Riêng năm 2014, tổng thị trường vận tải hàng không Việt Nam đạt
xấp xỉ 33,5 triệu lượt khách (trong đó thị trường vận tải hành khách nội địa
đạt 17,8 triệu lượt khách) và 751 nghìn tấn hàng hóa [7], [10], [25], [28].
Mạng đường bay quốc tế của các hãng Việt Nam đã kết nối với hầu hết
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới bằng các đường bay thẳng kết
nối giữa các thành phố hoặc các đường bay kết nối với các chuyến bay của
liên minh hàng không, các hãng hàng không quốc tế khác. Năm 2014 có 45
hãng hàng không nước ngoài thuộc 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác
đi/đến Việt Nam với 83 đường bay từ 47 điểm đến Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng. Hệ thống sân bay nội địa đã được xây dựng và nâng cấp ngày
càng hoàn thiện với 20 sân bay phủ khắp toàn quốc. Có 04 hãng hàng không
Việt Nam khai thác thị trường hàng không nội địa với 46 đường bay. Với
mạng đường bay nội địa rộng khắp, các hãng hàng không Việt Nam đã đáp
ứng nhu cầu đi lại của hành khách tới các vùng, miền, địa phương, góp phần
thông thương và phát triển kinh tế đất nước [8], [9], [10], [25], [27].
Bên cạnh khai thác của các hãng hàng không truyền thống, thị trường
vận tải hàng không Việt Nam có tham gia và phát triển nhanh của các hãng
hàng không chi phí thấp, cụ thể: Từ Xinh-ga-po có Jetstar Asia, Tiger Air; từ
Ma-lai-xi-a có Air Asia; từ Thái Lan có Thai AirAsia, từ In-đô-nê-xi-a có Inđô-nê-xi-a AirAsia, từ Úc có Jetstar. Đối với thị trường nội địa, hành khách đã

được sử dụng dịch vụ của hãng hàng không chi phí thấp từ những năm 2008
với sản phẩm của Jetstar Pacific và phân khúc chi phí thấp thực sự bùng nổ
khi VietJet tham gia sân chơi này từ năm 2011. Lượng khách hàng sử dụng
dịch vụ của hãng hàng không chi phí thấp tăng mạnh trong các năm và đến
năm 2014, riêng thị trường nội địa đã có xấp xỉ 8 triệu hành khách sử dụng


2

dịch vụ hàng không chi phí thấp, chiếm gần 44% tổng lượng vận tải trên các
đường bay nội địa [10].
Dự báo trong giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo thị trường
vận tải hàng không tiếp tục tăng trưởng cao và tăng ở mức 14% giai đoạn
2015-2020 và 7,5% giai đoạn đến năm 2030; Tổng thị trường vận tải hàng
hóa: tăng ở mức 18% giai đoạn 2015-2020 và 14% giai đoạn đến năm 2030.
Đến năm 2020 có 26 cảng hàng không được đưa vào khai thác, sử dụng, trong
đó có 10 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu
Lai, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc và 16 cảng
hàng không nội địa là Điện Biên Phủ, Nà Sản, Lào Cai, Quảng Ninh, Gia
Lâm, Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hòa, Plei-ku, Buôn Ma Thuột, Liên
Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tàu [7].
Từ năm 2015, tất cả các hãng hàng không Việt Nam sẽ chuyển sang
kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần và thách thức lớn của các hãng
hàng không Việt Nam là duy trì và tăng trưởng ổn định mức lợi nhuận kinh
doanh hợp lý nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tạo nguồn
vốn phát triển lâu dài. Một trong giải pháp quan trọng và quyết định là xây
dựng chính sách giá cước vận tải hàng không nói chung và giá cước vận tải
hành khách bằng đường hàng không nói riêng ở Việt Nam. Đây cũng là vấn
đề cấp bách và thiết thực cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng
không ở Việt Nam. Từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hành

khách bằng đường hàng không tại Việt Nam đang đòi hỏi phải có một nghiên
cứu đầy đủ và hệ thống để xây dựng mô hình xây dựng chính sách giá cước
vận tải hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam phù hợp với từng thị
trường và từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng với cơ hội
tăng nhanh của thị trường vận tải hàng không. Chính vì vậy đề tài “Nghiên
cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng
không ở Việt Nam” sẽ góp phần cả về lý luận và thực tiễn trong quản lý và
điều hành của các hãng hàng không ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu lý luận về đặc điểm về giá cước vận tải hành khách bằng
đường hàng không, các yếu tố ảnh hưởng đến xác định giá cước vận tải hàng
không và thị trường kinh doanh vận tải hàng không. Nghiên cứu chính sách
giá cước trong vận tải hàng không bao gồm cơ sở và cách xác định.


3

Nghiên cứu đánh giá thực trạng của các hãng vận tải hàng không ở
Việt Nam trong đó đi sâu đánh giá những đặc điểm của các hãng vận tải hàng
không đang trong quá trình chuyển đổi tự chủ trong kinh doanh theo mô hình
công ty cổ phần, từ đó làm cơ sở cho việc xác định những nội dung cần phải
hoàn thiện.
Hoàn thiện mô hình xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách
bằng đường hàng không ở Việt Nam trong điều kiện thị trường hàng không
Việt Nam theo hướng tăng trưởng và mở đối với các doanh nghiệp tham gia
cung ứng vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam, theo
hướng tiếp cận thị trường và đối tượng hành khách phù hợp với mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách giá cước vận tải hành

khách bằng đường hàng không tại Việt Nam trọng tâm là phương pháp tính
giá thành vận tải hàng không trong đó xem xét đến các chi phí phân bổ, quy
trình và phương pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng
đường hàng không của các doanh nghiệp vận tải hàng không ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu các nội
dung về xây dựng giá thành vận tải hàng không và chính sách giá cước vận tải
hành khách bằng đường hàng không áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh
vận tải hàng không ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu sâu áp dụng
cho Vietnam Airlines.
Các số liệu thông kê, phân tích trong luận án chủ yếu xác định đến năm
2014. Nội dung kết quả nghiên cứu được áp dụng cho giai đoạn 2015-2020 và
định hướng đến năm 2030.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về xây
dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không và làm
rõ những nội dung cần hoàn thiện áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam
trong giai đoạn tới.
Về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra các bất cập của quy trình và mô hình
xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách hiện nay. Đồng thời, đề xuất
cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không ở Việt Nam, mô hình


4

tính giá thành vận tải hàng không và xây dựng giá cước vận tải hành khách
bằng đường hàng không.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề được khách quan và toàn diện
nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu sau đây:
Phần cơ sở lý luận: luận án nghiên cứu, hệ thống hóa các tài liệu, giáo
trình, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố cũng như các
kết quả ứng dụng thực tiễn có liên quan đến lĩnh vực của đề tài.
Trong phân tích đánh giá thực trạng: luận án sử dụng các phương pháp
phân tích, đánh giá chuyên ngành trên cơ sở số liệu và báo cáo được công bố
cũng như các số liệu, tài liệu thu thập bổ sung tại các doanh nghiệp kinh
doanh vận tải hàng không ở Việt Nam.
Để đề xuất các giải pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành
khách bằng đường hàng không ở Việt Nam, luận án sử dụng các công cụ phân
tích, mô phỏng kết hợp với phương pháp chuyên gia để đánh giá những mô
hình dự kiến và rút ra kết luận.
6. Nội dung nghiên cứu của luận án
Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu tổng quan, kết luận và kiến nghị, nội
dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cước vận tải và chính sách
giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không.
Chương 2: Thực trạng xây dựng chính sách giá cước vận tải hành
khách bằng đường hàng không ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành
khách bằng đường hàng không ở Việt Nam.


5

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
a. Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu trong nƣớc
Tác giả Nguyễn Thy Sơn (2001) đã có nghiên cứu về “Các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không
quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)”. Trên cơ sở phân tích thực trạng của

hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Vietnam Airlines, tác giả chỉ ra
các nguyên nhân hạn chế và từ đó đề xuất giải pháp ứng dụng thực tiễn kinh
doanh của Vietnam Airlines nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietnam
Airlines trên thị trường hàng không quốc tế. Các nội dung nghiên cứu mang
tính đề xuất giải pháp trên các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của Vietnam Airlines, đi sâu vào thị trường hàng không quốc tế, thuộc ngành
kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế [22].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2001) với đề tài “ Đổi mới hoạt động
kinh doanh hàng không phù hợp với cung cầu vận tải hàng không ở Việt Nam
hiện nay”, thuộc chuyên ngành Kinh tế, quản lý kế hoạch hóa kinh tế quốc
dân. Nội dung nghiên cứu chủ yếu về thực trạng hoạt động kinh doanh của
lĩnh vực vận tải hàng không, từ đó đề xuất quan điểm, phương hướng phát
triển, giải pháp nhằm đổi mới hoạt động kinh doanh vận tải hàng không về
mô hình tổ chức, quản lý điều hành, mô hình doanh nghiệp theo tổng công ty
Mẹ - con và hoàn thiện mạng lưới đường bay quốc tế, mở rộng tăng cường
liên danh, liên minh trong vận tải hàng không. Đề xuất giải pháp nhằm tăng
cường trong điều hành sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở
rộng và tăng cường năng lực cạnh tranh trong vận tải hàng không [20].
Tác giả Lương Hoài Nam (2002) và các thành viên Tổng công ty hàng
không Việt Nam nghiên cứu đề tài “Giá thành vận tải hàng không” kết quả
nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu cách thức xác định giá thành sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty trong tình hình mới. Đề tài đã nghiên cứu,
đánh giá những văn bản, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ GTVT về công tác
quản lý và phân loại chi phí theo hệ thống kế toán, xác định giá thành vận tải
hàng không theo các loại sản phẩm, đồng thời nghiên cứu ứng dụng tính toán
giá thành trong hoạt động điều hành sản xuất và quản trị chi phí của Tổng
công ty hàng không Việt Nam [14].
Tác giả Đinh Phúc Tiến (2003) đã có nghiên cứu “Hoàn thiện hạch toán
chi phí sản xuất và giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp vận
tải hàng không Việt Nam”. Nội dung nghiên cứu về lý luận hạch toán chi phí



6

sản xuất vận tải hàng không, phương pháp hạch toán chi phí giá thành hàng
không, phân tích đánh giá hạch toán giá thành vận tải hàng không và đưa ra
nội dung hoàn thiện chi phí vận tải hàng không gắn với hoàn thiện công tác
chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hàng không, cũng như gắn
với quản trị doanh nghiệp và cung cấp thông tin để tăng cường quản trị doanh
nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Đặc điểm nghiên cứu của tác giả
chủ yếu trình bày về cách thức tổ chức hệ thống kế toán trong việc hạch toán
chi phí đối với vận tải hàng không, hạch toán trong từng giai đoạn và hạch
toán kinh doanh đánh giá theo các chặng bay. Hạn chế của nghiên cứu là chưa
xem xét các hãng hàng không là các doanh nghiệp kinh doanh khai thác, hạch
toán vẫn mang tính quản lý nhà nước về tài chính và quản lý vốn kinh doanh
của nhà nước. Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra cách thức lập sổ sách kế toán và
giải pháp thực hiện. Chưa xem xét tính toán cụ thể và đến nay các chính sách
về quản lý tài chính, hạch toán về phía Bộ Tài chính đã có những hướng dẫn
mới. Đây là luận án thuộc chuyên ngành kế toán và phân tích hoạt động kinh
tế [23].
Tác giả Nguyễn Mạnh Quân (2004) đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm vận tải hàng không ở
Việt Nam”. Nội dung nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp điều tra
đánh giá chất lượng của dịch vụ hàng không. Tác giả đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không của hàng không Việt Nam và
quản lý chất lượng dịch vụ hàng không ở Việt Nam. Tập trung chủ yếu vào
thu thập, điều tra và đánh giá chất lượng dịch vụ trên một số tuyến bay của
hãng hàng không quốc gia Việt Nam [19].
Tác giả Dương Cao Thái Nguyên (2005) đã có một nghiên cứu với chủ
đề “Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020”.

Nội dung nghiên cứu căn cứ vào dự báo thị trường vận tải hàng không của
Việt Nam, dự báo thị trường hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm
2020. Từ đó làm căn cứ để đề xuất giải pháp, phương án, lộ trình xây dựng
hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam, đảm bảo và tạo điều kiện cho sự
phát triển của hãng hàng không chi phí thấp, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Nghiên cứu nhằm xây dựng cho hãng hàng không với các mức chi phí thấp,
giá bán thấp phù hợp với đối tượng có khả năng chi trả thấp [16].
Tác giả Trần Phương Lan (2008) có nghiên cứu với tên đề tài là “Vận
dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu chất lượng dịch vụ hành
khách của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu tập


7

trung chủ yếu vào nghiên cứu về chất lượng dịch vụ vận tải hàng không, giới
thiệu một số phương pháp thống kê nghiên cứu chất lượng theo cảm nhận và
sự hài lòng của khách hàng. Từ đó vận dụng các phương pháp thống kê
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mặt đất và trên
không của hàng không Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị. Nội dung chủ
yếu tập trung vào phương pháp phân tích điều tra thu thập số liệu để đưa ra
kết quả phân tích thống kê và kiến nghị trong quản lý chất lượng dịch vụ hàng
không [13].
Tác giả Nguyễn Minh Tình (2009) nghiên cứu đề tài “Các giải pháp
marketing nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong kinh doanh vận tải hành
khách của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu chủ yếu
về phân tích thị trường vận tải hàng không đặc biệt là thị trường quốc tế và
khu vực mà các hãng hàng không Việt Nam tham gia có tính chiến lược. Nội
dung chính liên quan đến chính sách marketing với chiến lược phát triển của
hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong thị trường quốc tế, với các chính
sách quảng bá, tiếp thị, quảng cáo, ... Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là

chưa có nghiên cứu về chính sách giá [24].
Tác giả Lê Đăng Bắc (2009) với đề tài “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu
và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong hạch toán nội bộ doanh nghiệp
vận tải”, đã tập trung nghiên cứu xây dựng phương thức hạch toán nội bộ đối
với doanh nghiệp vận tải và xây dựng các chỉ tiêu, áp dụng cho tổng công ty
Hàng không Việt Nam. Nội dung nghiên cứu phù hợp với đặc điểm, điều kiện
sản xuất kinh doanh và điều kiện luật pháp ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu
xây dựng phương thức hạch toán nội bộ cho Tổng công ty vận tải hàng không
Việt Nam và cho doanh nghiệp vận tải hàng không nói chung. Tác giả nghiên
cứu chủ yếu về phương thức quản lý và tổ chức điều hành sản xuất sử dụng
phương thức quản lý gián tiếp bằng hạch toán nội bộ [1].
Gần đây, tác giả Nguyễn Lệ Hằng (2013) nghiên cứu đề tài “ Hội nhập
kinh tế quốc tế trong lĩnh vực vận tải hàng không của Việt Nam”. Đề tài
nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của hàng
không Việt Nam, trong đó có xem xét đến dự báo nhu cầu vận tải hàng không
của một số khu vực trên thế giới, từ đó đề xuất chính sách nhằm phát triển hội
nhập của hàng không Việt Nam. Nội dung nghiên cứu theo ngành kinh tế
ngoại thương và thực hiện các nội dung phù hợp với quá trình hội nhập của
nền kinh tế, của các ngành trong đó có ngành vận tải hàng không của Việt


8

Nam. Tập trung chủ yếu vào các giải pháp mang tính chung và rộng với hàng
không Việt Nam, không xét đến đặc điểm của các hãng hàng không [11].
b. Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc
Hoạt động hàng không mang tính toàn cầu do đó các vấn đề về toàn cầu
hóa cũng như sự ra đời của các mô hình kinh doanh vận tải hàng không tác
động lớn đến cơ cấu giá cước các chuyến bay. Các hãng hàng không cũng
linh hoạt hơn trong việc tính toán giá cước cho phù hợp với chiến lược kinh

doanh của mình. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về giá cước
như:
a. Sự co dãn nhu cầu theo giá của khách du lịch bằng đường hàng
không
Theo phân tích của các tác giả Martijn Brons, Eric Pels, Peter Nijkamp,
Piet Rietveld thuộc đại học Free University, department of Spatical
Economics tại Hà Lan năm 2001 về vấn đề “Sự co dãn của nhu cầu theo giá
đối với hành khách du lịch bằng đường hàng không – sử dụng phân tích
Meta”, các yếu tố tác động đến nhu cầu và sự nhạy cảm của giá vận tải hàng
không:
- Các yếu tố dân cư, dân số
- Yếu tố địa lý
- Thu nhập GDP/người
- Chi phí vận tải hàng không
- Khoảng cách đi lại
- Đối tượng khách (khách kinh doanh, du lịch,…)
Trong đó phân tích thực nghiệm nhận thấy, khách kinh doanh có xu
hướng ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá vé hơn khách có nhu cầu du lịch.
Đồng thời yếu tố địa lý cũng cho thấy sự khác biệt về nhạy cảm giá vé của
khách du lịch, đó là hành khách khu vực châu Âu nhạy cảm với giá vé hơn là
hành khách của Mỹ và châu Úc [43].
b. Quy định trong thị trường vận tải hàng không
Theo nghiên cứu của tác giả Rauf Gonenc và Giuseppe Nicoletti trong
nghiên cứu về các quy định, cơ cấu thị trường và hiệu quả trong giao thông
vận tải hàng không của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm
2000. Ngành hàng không vận tải hành khách và hàng hóa trong và qua các


9


biên giới quốc gia trên cơ sở dự kiến và không theo lịch trình. Vào năm 1999,
vận tải hàng không đã thực hiện vận tải tổng cộng 1,5 tỷ chuyến đi của hành
khách và 26 triệu tấn hàng hóa và đang phát triển với tốc độ cao hơn tốc độ
tăng trưởng GDP trên toàn thế giới. Vận tải hàng không cung cấp một cơ sở
hạ tầng quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Kinh doanh vận tải hành khách
hàng không, dịch vụ bắt đầu trên các tuyến đường cụ thể, máy bay hoạt động
trên quy mô nhất định. Các hãng hàng không xây dựng và áp dụng nhiều loại
giá vé khác nhau. Từ đó hình thành nên các quy định quốc tế hợp nhất các
quy tắc trong hoạt động vận tải hàng không trên toàn cầu.
Các chính sách và các quy định đã điều chỉnh ngành công nghiệp vận
tải hàng không trong nhiều thập kỷ có động cơ khác nhau (bao gồm cả an
toàn, uy tín quốc gia, quốc phòng, phát triển vùng và đô thị, môi trường bền
vững, dịch vụ công cộng và mục tiêu phi thương mại khác) cụ thể cho từng
quốc gia [46].
c. Sự tác động của vận tải hàng không chi phí thấp với hàng không thế
giới
Theo nghiên cứu của tác giả Andrija Vidovic Sanja Steiner và Ruzica
Skurla Babic của Đại học công nghệ giao thông Zagreb năm 2006 nghiên cứu
về “Sự tác động của vận tải hàng không chi phí thấp đến thị trường vận tải
hàng không Châu Âu”, thị trường vận tải hàng không Châu Âu hiện nay đang
có sự cạnh tranh của rất nhiều hãng hàng không chi phí thấp.
Thu được hiệu quả tốt
hơn nhờ giá thấp hơn

Tăng trưởng nhờ
doanh thu và lợi

Mô hình hàng
không giá rẻ


Giá vé thấp hơn

Nhiều hành khách hơn

Hình 1: Mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ


10

Các hãng hàng không chi phí thấp đã cắt giảm rất nhiều các dịch vụ
dành cho hành khách trên máy bay, đồng thời tìm cách tăng tối đa các chỗ
ngồi trên máy bay. Bên cạnh đó, việc xuất hiện các hãng hàng không chi phí
thấp cũng tác động tích cực đến chính sách giá của các hãng hàng không
truyền thống trước đây với đầy đủ các dịch vụ trên máy bay [32].
d. Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa lên hoạt động vận tải hàng
không
Bài nghiên cứu của giáo sư Ken Button của trường Đại học George
Mason, Mỹ, năm 2008 “Nghiên cứu về những tác động của toàn cầu hóa lên
hoạt động vận tải hàng không” đã đề cập các vấn đề sau:
Đối với giá cước.
Chính sách mở cửa bầu trời giúp kích thích sự hình thành các đường
bay dài xuyên lục địa. Các chuyến bay này được thực hiện tại các trung tâm
trung chuyển hàng không lớn, hoạt động theo mô hình trục-nan hoa. Việc này
cho phép hãng hàng không linh hoạt trong việc điều chỉnh giá cước và giá
cước dần có xu hướng giảm. Việc giảm giá cước này một phần có được từ
việc hãng hàng không tiết kiệm được chi phí. Cơ cấu giá cước cũng bị ảnh
hưởng bởi sức mạnh thị trường của các hãng hàng không. Về bản chất giá
cước được thiết lập để hãng hàng không có thể thu hồi được chi phí và đảm
bảo có lãi phục vụ việc đầu tư phát triển. Bên cạnh đó sự canh tranh, chính
sách sát nhập cũng rất có hiệu quả trong việc tiết giảm chi phí.

Sự liên kết giữa dịch vụ hàng không quốc tế và hàng không nội địa.
Toàn cầu hóa thúc đẩy tất cả các mặt của kinh tế, đòi hỏi sự di chuyển
ngày càng nhiều, việc di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác diễn ra
liên tục. Để giải quyết vấn đề khoảng cách và thời gian thì vận tải hàng không
luôn là sự ưu tiên lựa chọn. Và ngày càng có nhiều nước tham gia vào mạng
lưới vận tải hàng không quốc tế. Từ đây các mô hình trục nan hoa được hình
thành ngày càng rõ ràng hơn. Khi thu nhập trong nước tăng lên, nó kích thích
các nhu cầu di chuyển (du lịch, thăm thân,..) thường xuyên hơn. Ngoài ra,
việc phát triển mạng lưới vận tải hàng không quốc tế cần có sự tham gia tích
cực và hiệu quả của mạng bay nội địa, thực hiện dịch vụ trung chuyển nội địa
của các hãng hàng không.


11

Thể chế pháp luật
Ngày nay khoảng 60% lượng vận tải đang được thực hiện bởi các thành
viên của 3 liên minh hàng toàn cầu: Oneword, Skyteam, StarAlliance. Đây là
các tổ chức phi chính phủ. Việc gia nhập các liên mình này giúp các hãng có
tiếng nói chung, có sự thống nhất rất lớn, đặc biệt sẽ nâng cao được vị thế
cạnh tranh. Tuy nhiên điều này cũng khiến chính phủ các nước quan tâm và
ban hành ra các quy định kiểm soát ngăn chặn một tổ chức độc quyền gây ra
áp lực quá nhiều lên thị trường, làm méo mó thị trường.
Sự khác nhau về giá cước
Hiện nay, giá cước được tính rất khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và
khả năng chi trả. Một hình thức quản lý giá được áp dụng khá phổ biến đó là
“quản lý theo năng suất” – quản lý giá theo thời gian và năng lực vận tải.
Hãng có thể linh hoạt điều chỉnh giá cước để đảm bảo vận tải được nhiều nhất
và doanh thu đạt cao nhất. Sự ra đời của hệ thống công nghệ thông tin hiện
đại cho phép một hãng hàng không cung cấp chỗ ngồi với giá khác nhau và

tiếp tục thay đổi các dịch vụ cung cấp cũng như các chỗ đã được mua. Đối với
các đối tượng nhạy cảm về giá cước nhưng nhu cầu đã được xác định trước
thì hãng hàng không có thể cung cấp giá cước thấp hơn và yêu cầu xác lập
thời gian chính xác. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong việc lập kế hoạch.
Ngoài ra điều kiện liên quan đến vé cũng rất khác nhau: vé có thể hoàn lại, vé
có thể nâng cấp,… [42].
e. Chính sách giá của các hãng hàng không chi phí thấp
Theo nghiên cứu của Paolo Malighetti, Stefano Paleari của trường đại
học University of Bergamo và tác giả Renato Redondi của đại học University
of Brescia, Italy được đăng trên tạp chí Elservier năm 2009 về “Chiến lược
giá của các hãng hàng không chi phí thấp”, bài viết tập trung làm rõ phương
pháp tính giá trong trường hợp thị trường cạnh tranh của các hãng hàng không
chi phí thấp.
Giả định các chuyến bay đã được lên kế hoạch thì chi phí biên phát sinh
gần như không đáng kể do đó việc tối đa hóa lợi nhuận phụ thuộc vào việc tối
đa hóa doanh thu chuyến bay. Tác giả đã xây dựng mô hình dự báo nhu cầu
về vé máy bay phụ thuộc vào mức giá cước và khoảng cách giữa ngày mua và
ngày đi. Tác giả cũng đề xuất mô hình dự báo mức giá cước tương ứng với
nhu cầu về vé như vậy. Qua đó các hãng hàng không có thể thực hiện các
chính sách giá của mình cho phù hợp, nếu số lượng vé bán ra trong một


12

khoảng thời gian nhất định lớn hơn mức ổn định dự kiến thì các hãng có thể
tăng giá. Và ngược lại các nhà quản lý có thể thực hiện chính sách giảm giá
nhằm thu hút thêm nhu cầu [45].
f. Tự do hóa vận tải hàng không và sự di chuyển của hành khách
Theo nghiên cứu “Mở cửa bầu trời và hạn chế của các đám mây” của
tác giả Roberta Piermartini – tổ chức WTO và tác giả Linda Rousová Munich Graduate School of Economics năm 2008, sử dụng mô hình để giải

thích lưu lượng hành khách đi lại giữa hai chiều. Nghiên cứu ước tính tác
động của tự do hóa dịch vụ vận tải hàng không đối với hành khách di chuyển
trên mạng lưới hàng không thế giới của 184 quốc gia. Nghiên cứu đã chứng
minh một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa khối lượng vận tải và mức độ
tự do hóa của thị trường hàng không. Sự gia tăng này từ 25% đến 75% lưu
lượng vận tải giữa các quốc gia có liên kết hàng không trực tiếp với nhau. Đặc
biệt việc loại bỏ các hạn chế về xác định giá và năng lực vận tải, quyền vận
tải có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của các chuyến đi
của hành khách. Hay nói cách khác, tự do hóa vận tải hàng không tác động
mạnh mẽ đến việc đi lại của hành khách [48].
g. Tự do hóa vận tải hàng không và tác động của nó đến sự cạnh tranh
của các hãng hàng không
Theo nghiên cứu của các tác giả Tae Hoon Oum, trường đại học
University of British Columbia; tác giả Anming Zhang, trường đại học
University of British Columbia, Vancouver, BC, Canada; tác giả Xiaowen Fu,
trường đại học The Hong Kong Polytechnic University, Hong Kong năm
2009. Nghiên cứu này xem xét các tác động của chính sách tự do hóa đối với
tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng lưu lượng giao thông, nghiên cứu các cơ chế
dẫn đến những thay đổi đó. Tác động của tự do hóa dẫn đến gia tăng cạnh
tranh và tăng hiệu quả của các hãng hàng không. Sự tự do hóa cho phép các
hãng hàng không tối ưu hóa mạng lưới vận tải, vượt qua thị trường nội địa
vươn tới các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự hình thành các liên
minh kinh tế, liên minh khu vực, liên minh hàng không dẫn tới sự gia tăng các
chuyến đi bằng đường hàng không. Sự ra đời của các hãng hàng không chi
phí thấp cũng là một hệ quả của toàn cầu hóa và tự do hóa vận tải hàng
không. Sự gia tăng này dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh giữa hàng không chi phí
thấp và hàng không truyền thống [55].


13


c. Hƣớng nghiên cứu của luận án
Đánh giá các kết quả nghiên cứu trong nước, do đây là ngành nghiên
cứu hẹp và có tính chất chuyên sâu, nên phần nghiên cứu về vận tải hàng
không chủ yếu là các luận án tiến sĩ và một số ít đề tài nghiên cứu thuộc Tổng
công ty hàng không Việt Nam, Cục hàng không Việt Nam. Trong những năm
qua sự phát triển của hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng,
nhưng nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về vận tải hàng không là
chưa mang tính tổng quan chung. Hầu hết các nghiên cứu về lĩnh vực vận tải
hàng không đều mang tính chất về mô hình phát triển của Tổng công ty hàng
không Việt Nam, những vấn đề về phát triển đường bay, về chất lượng, về
cạnh tranh và về vấn đề hội nhập của hàng không Việt Nam, cụ thể là của
Vietnam Airlines. Đặc biệt là trong cơ chế như hiện nay chưa có nghiên cứu
nào đi sâu vào xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường
hàng không ở Việt Nam và tập trung các giải pháp, cách thức tiếp cận đảm
bảo vừa đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách bằng hàng không, vừa đảm bảo
hiệu quả hoạt động kinh doanh của hãng hàng không của Việt Nam. Vì vậy
hướng nghiên cứu của luận án tập trung vào việc quyết định về xác định giá
thành theo mục tiêu của doanh nghiệp tham gia (các hãng), từ đó có chính
sách giá cước về vận tải hành khách của các doanh nghiệp cung ứng vận tải
hành khách bằng đường hàng không. Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng cho
hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).


14

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ CƢỚC VẬN
TẢI VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ CƢỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG
1.1. Vận tải hành khách bằng ĐHK

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về vận tải hàng không
Nhu cầu đi lại và vận tải hàng hoá là nhu cầu thiết yếu của đời sống con
người, có ý nghĩa quan trọng cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, thúc đẩy xã hội
phát triển. Vì vậy ngành giao thông vận tải luôn phải đi trước một bước trong
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của một đất nước.
Vận tải là sự dịch chuyển của hàng hoá và hành khách từ một vị trí này
đến một vị trí khác trong không gian, sự dịch chuyển đó phải thoả mãn nhu cầu
của hành khách hoặc chủ hàng. Để thực hiện sự dịch chuyển đó con người đã
sử dụng nhiều phương tiện vận tải khác nhau, tạo nên những phương thức vận
tải khác nhau. Đóng vai trò quan trọng trong vận tải quốc tế là vận tải biển và
vận tải hàng không, đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ kỹ thuật hiện
đại như ngày nay với yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao thì vận tải
hàng không ngày càng chiếm ưu thế so với các loại hình vận tải khác.
Vận tải hàng không là một phương thức vận tải mà sản phẩm của nó là
sự dịch chuyển của hành khách, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện từ vị trí này
đến vị trí khác bằng máy bay.
Quá trình phục vụ hành khách đi lại bằng máy bay bao gồm các hoạt
động khác nhau và có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận để đảm bảo
chuyến bay an toàn và hiệu quả, bao gồm: đặt chỗ, bán vé, làm thủ tục trước
chuyến bay, thực hiện chuyến bay, làm thủ tục sau chuyến bay và hỗ trợ
khách hàng.
So với loại hình vận tải khác, vận tải hàng không có những đặc điểm
sau: i) Tốc độ của vận tải hàng không rất cao, tốc độ khai thác lớn, do đó thời
gian vận tải nhanh; ii) Vận tải hàng không luôn đòi hỏi công nghệ cao, từ các
thiết bị tại ga cảng, thiết bị kiểm soát không lưu và không thể không kể đến
công nghệ chế tạo máy bay với mục tiêu ngày càng nâng cao tính an toàn, tiện
nghi và nhanh chóng; iii) Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn
hơn hẳn các phương thức vận tải khác.
Bên cạnh đó, vận tải hàng không cũng có những hạn chế là giá cước
vận tải hàng không cao hơn so với các phương thức vận tải khác, vận tải hàng



15

không còn không phù hợp với vận tải hàng hoá cồng kềnh, hàng hoá có khối
lượng lớn và hàng hoá có giá trị thấp, nguyên nhân là do sự giới hạn về không
gian chuyên chở và giá cước hàng không cao.
Vận tải hàng không được phân nhóm theo các tiêu thức sau:
- Theo đối tượng chuyên chở: vận tải hành khách, vận tải hàng hoá và
vận tải kết hợp hàng hoá, hành khách.
- Theo phạm vi địa lí vận tải: vận tải nội địa, vận tải quốc tế.
- Theo loại hành trình: hành trình bay thẳng, hành trình bay vòng.
- Theo mức chi phí vận tải: vận tải chi phí thấp, vận tải truyền thống.
- Theo tính chất khai thác: thường lệ, không thường lệ.
1.1.2. Thị trƣờng vận tải hành khách bằng ĐHK
1.1.2.1. Thị trường
Thị trường vận tải hàng không là khu vực, địa điểm mà ở đó diễn ra sự
mua và bán dịch vụ vận tải hàng không giữa khách hàng và các hãng hàng
không hoặc đại diện bán hàng của các hãng. Những vấn đề liên quan đến thị
trường vận tải hành khách bằng ĐHK gồm:
- Sự lựa chọn thay thế vận tải hàng không của hành khách: Kinh tế và
khoa học càng ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu càng cao của khách
hàng, hình thức vận tải bằng đường bộ door-to-door (tạm dịch: đón và trả
khách tận nơi) càng được chú trọng, đặc biệt là các đường bay có tầm bay
ngắn dưới 500 km. Các hãng hàng không cần chú ý đến xu hướng tất yếu này.
Công nghệ nghe nhìn kết hợp với Internet tốc độ cao phát triển, việc tổ
chức các buổi họp trực tuyến thay thế bằng các buổi gặp trực tiếp được các
công ty và tổ chức ưu tiên. Việc này làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của
phân khúc thị trường khách hàng thương gia trong vận tải hàng không.
Vận tải hành khách bằng ĐHK có quan hệ mật thiết với ngành du lịch,

sự tăng trưởng du lịch sẽ kéo theo sự tăng trưởng vận tải hàng không. Tuy
nhiên, khách hàng có thể từ bỏ chuyến du lịch để sử dụng thu nhập của mình
chi mua những hàng hóa dịch vụ khác; sử dụng thời gian kỳ nghỉ để chuyển
sang lựa chọn hình thức giải trí khác khi mà đi máy bay phải đợi chờ ở sân bay
do chuyến bay chậm, soi chiếu an ninh, đi lại giữa thành phố ra sân bay [51].
- Vị trí cạnh tranh: Việc định vị của hãng hàng không ở một thị trường
là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý tiếp thị. Điều này liên quan đến
việc quyết định liệu vị trí cạnh tranh có phải là phù hợp nhất đối với hãng hay


16

không; liên quan đến việc đánh giá, sắp xếp bố trí sản phẩm phù hợp với nhu
cầu, đánh giá sự cạnh tranh, đoán trước sự hưởng ứng cạnh tranh và xác định
các nguồn lực đáp ứng yêu cầu khách hàng hay không.
- Tuyến vận tải: Tuyến vận tải liên quan đến yếu tố cạnh tranh. Một
tuyến đường bay “độc quyền” thường dễ chào hàng hơn là những tuyến có sự
cạnh tranh gay gắt. Tuyến vận tải liên quan đến thương quyền vận tải, đặc
điểm về sân bay (vị trí, chính sách của sân bay, trang thiết bị….), đặc điểm về
vùng thông báo bay, quản lý bay; đặc điểm địa lý của vùng thuộc phạm vi
hoạt động của máy bay.
Chính vì những lý do trên, một tuyến đường bay phải được cân nhắc
hết sức cẩn thận cho hiện tại cũng như sau này, tuyến đường bay phải được
theo dõi cẩn thận đối với những thay đổi có tính cạnh tranh.
- Giá cước: Đây là yếu tố tạo ra thu nhập cho hãng hàng không, nó
phải tính đến chi phí và liên quan đến cung và cầu. Trong thực tế, tại một thị
trường có sự cạnh tranh mạnh về giá, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị thua lỗ, đặc
biệt là các hãng hàng không nhỏ. Giá cước hàng không không phải là biến
độc lập mà là một biến phụ thuộc bị ảnh hưởng bởi quan hệ cung và cầu. Một
điều quan trọng cần lưu ý là càng nhiều biến phụ thuộc thì càng dẫn tới sự

không chắc chắn về mức giá, tức là sự không ổn định về giá cước.
Nhìn chung để đạt được sự rủi ro ở mức thấp nhất thì sự thiết lập giá
cước trên nguyên tắc các chi phí phải được phân chia một cách đầy đủ vào giá
cước trên mỗi chặng của tuyến. Từ đó giá cước đạt được có thể được điều
chỉnh theo nhân tố cạnh tranh để giành được thu nhập với mức lợi nhuận
mong đợi.
Vì chỗ ngồi không thể lưu kho nên các ghế không có khách làm cho
hãng hàng không bị lỗ, vì vậy cần có sự cân nhắc trong việc quyết định bán
giá cước là bao nhiêu, mức giá nào để bán hết chỗ ngồi trên máy bay.
Giá cước hoà vốn, là mức giá mà doanh thu chuyến bay bù đắp toàn bộ
chi phí thực hiện chuyến bay đó, là mốc để xác định lượng hành khách vận tải
trên một chuyến bay để đạt được mức hòa vốn. Do đó những hành khách
được lấy thêm có sự phát sinh chi phí thấp và đó là những chi phí trực tiếp
trong giá vé (chi phí bữa ăn, đồ uống, quà tặng nếu có), còn chi phí dịch vụ là
không đáng kể. Như vậy sẽ có một bộ phận hành khách chuyển từ giá cước
đầy đủ sang giá cước thấp (giá cước cận biên) nếu giá cước đó được đưa ra.
- Hành vi người mua: Nhu cầu vận tải trên thị trường tăng lên khi
người chào hàng có thể nhận dạng hành vi và sở thích của khách hàng. Đối


17

tượng khách hàng là người của các cơ quan đi công tác hay là những người đi
du lịch thì có sở thích hay hành vi mua hàng là khác nhau.Trên cơ sở nắm
được hành vi, tập tục mua hàng, khả năng chi trả của đối tượng khách hàng
mà hãng hàng không sẽ có chiến lược về giá cho mình. Sự đa dạng hóa sản
phẩm hàng không kéo theo có nhiều giá cước và điều kiện của giá cước khác
nhau.
1.1.2.2. Khách hàng
Khách hành trong vận tải hành khách bằng ĐHK là người quyết định

lựa chọn chuyến đi và mua vé của hãng hàng không. Hành khách là người
thực tế đi trên chuyến bay và như vậy, trong nhiều trường hợp khách hàng có
thể là hành khách.
Khi nghiên cứu về khách hàng trong vận tải hành khách bằng ĐHK với
mục tiêu triển khai các chính sách tiếp thị, bán hàng hiệu quả, các hãng hàng
không cần tập trung phân tích 4 quyết định của khách hàng: i) có thực hiện
chuyến đi hay không? ii) hình thức vận tải nào được chọn? iii) nếu đi bằng
ĐHK, mua vé hạng dịch vụ nào? và vi) hãng hàng không nào được chọn?
Khách hàng có thể nhóm như sau:
- Người quyết định: là người quyết định cuối cùng việc mua vé.
- Người báo cáo: là người theo dõi và báo cáo người quyết định các
thông tin liên quan đến việc mua vé.
- Người sử dụng: là người sử dụng sản phẩm dịch vụ vận tải hàng
không ngay sau khi mua.
- Người mua: là người trực tiếp đàm phán hợp đồng mua vé.
- Người ảnh hưởng: là người không sử dụng sản phẩm dịch vụ hàng
không nhưng có liên hệ với và ảnh hưởng đến việc mua vé [51].
1.1.2.3. Phân khúc thị trường
Thị trường vận tải hành khách bằng ĐHK được các hãng hàng không
chia thành các nhóm nhỏ (còn gọi là phân thị hay phân khúc thị trường) có
cùng đặc điểm để làm cơ sở cho việc thiết kế sản phẩm dịch vụ, xác định giá
cước, thực hiện các chương trình khuyến mại. Thị trường có thể phân chia
thành các phân khúc thị trường theo các tiêu thức sau:
- Theo mục đích chuyến đi: gồm khách công vụ, khách du lịch, khách
thăm thân nhân, khách du học.


18

Khách đi theo mục đích công vụ: Khách do công ty hoặc tổ chức thanh toán.

Khách công vụ thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ ở mức cao, thường chọn các sản
phẩm có uy tín, bay thẳng, thời gian bay ngắn; Có khả năng chấp nhận mức giá cao;
Thường đặt chỗ mua vé sát ngày đi; Chủ yếu đi lẻ và rải đều trong năm; Thời gian
chuyến đi ngắn, yêu cầu linh hoạt trong việc đặt chỗ chiều về
Khách đi cho mục đích du lịch có đặc điểm không đòi hỏi chất lượng
dịch vụ cao; Độ nhạy cảm với giá cao; Có khả năng chấp nhận các sản phẩm
có chất lượng dịch vụ trung bình, hành trình vòng với giá thấp; Thường đặt
chỗ sớm trước ngày đi; Mua vé trả tiền thông qua các công ty du lịch; Tính
thời vụ cao, đi tập trung vào một số thời gian trong năm là các đợt nghỉ dài
(nghỉ hè, đông, lễ tết); Thời gian chuyến đi ngắn thường dưới 15 ngày và theo
một hành trình nhất định.
Khách thuộc diện thăm thân, lao động và khách học tập thường có độ
nhạy cao đối với giá; Tính thời vụ cao, đi tập trung vào một số thời gian trong
năm, tuy nhiên một bộ phận khách sắp xếp đi vào mùa thấp điểm.
- Theo hành trình: các hành khách có mục đích đi đường dài sẽ có nhu
cầu khác khách đi đường ngắn. Khách đi đường ngắn có yêu cầu về tần suất
cao và tính đúng giờ. Trong khi khách có hành trình dài thường yêu cầu cao
về dịch vụ trên không như ăn uống và giải trí, thời gian cất cánh và hạ cánh
phù hợp cho các chuyến bay xuyên lục địa.
- Theo điểm đi và điểm đến: việc phân khúc thị trường theo điểm đi/đến
sẽ giúp cho các hãng quyết định việc bay thẳng đường bay khi thị trường có
dung lượng lớn và các liên minh toàn cầu sẽ phối hợp sản phẩm lịch bay cũng
như các chính sách giá hiệu quả hơn.
- Phân loại theo sức mua: Các hãng hàng không chi phí thấp quan tâm
hơn đến việc phân khúc thị trường theo sức mua. Trên các đường bay, khách
hàng sẽ chia các nhóm theo mức giá mà hãng cần quản lý: Giá cao, giá trung
bình (mức giá hòa vốn), giá thấp [47].
1.1.2.4. Nhu cầu
a. Độ co dãn của cầu:
Khi xét độ co dãn của cầu trong vận tải hành khách bằng ĐHK cần phải

phân loại đối tượng hành khách (phân khúc thị trường khách hàng). Với mỗi
nhóm đối tượng hành khách có độ nhạy khác nhau về giá và có mức thu nhập
khác nhau. Vì vậy khi dự báo nhu cầu vận tải hành khách bằng đường hàng


×