Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn quận Hải An - TP Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.11 KB, 15 trang )

i

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU
HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về đầu tư và Khu công nghiệp.
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của
pháp luật.
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút đầu tư vào các KCN.
1.2.2 Sự cần thiết hình thành các khu công nghiệp.

Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam. Các KCN, KCX thực
sự có vai trò đóng góp rất quan trọng, kể từ khi hình thành và phát triển đến nay.
1.2.3 Vai trò của Khu công nghiệp và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Vai trò của KCN được thể hiện qua việc làm thoả mãn hài hoà các mục
tiêu của các nhà đầu tư và của quốc gia, địa phương có KCN.
1.2.3.1 Vai trò kinh tế.
1.2.3.2 Vai trò xã hội.
1.2.3.3 Bảo vệ môi trường.
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN.
1.3.1 Hệ thống luật pháp.

Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, các doanh nghiệp xây
dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, Ban quản lý các KCN đều phải tuân thủ
quy định của pháp luật như: Quy chế KCN, KCX, KCNC, Luật doanh nghiệp,
Luật đầu tư nước ngoài, Luật lao động, Luật đất đai, Luật môi trường... Do
vậy nếu các luật này được ban hành với nội dung cụ thể, đồng bộ và được sử




ii

dụng có hiệu lực thống nhất giữa các cơ quan thi hành luật thì sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động trong KCN.
1.3.2 Nhóm các yếu tố liên quan đến quản lý nhà nước và thủ tục hành chính.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất được uỷ quyền cấp giấy
phép đầu tư cho các loại dự án:
Phù hợp với quy hoạch của khu công nghiệp.
Doanh nghiệp chế xuất có quy mô vốn đến 40 triệu USD.
Các dự án sản xuất có quy mô vốn đến 10 triệu USD.
Các dự án dịch vụ công nghiệp có quy mô vốn đến 5 triệu USD.
Không thuộc danh mục các dự án có tiềm năng gây ảnh hưởng đến môi trường.
1.3.3 Về lao động.

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, như vậy chất
lượng lao động và giá cả lao động cũng sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của
doanh nghiệp.
1.3.4 Các yếu tố liên quan đất đai, cơ sở hạ tầng.

Về giá đất: Giá thuê đất trong KCN sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết
định đầu tư của các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư trong nước).
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: cũng là một yếu tố tạo nên
tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
các doanh nghiệp có thể dùng nó để huy động vốn, thế chấp khi cần vay tín dụng.
Về quy hoạch: Quy hoạch phải nhất quán, có tính ổn định lâu dài. Nếu thay
đổi quy hoạch thường xuyên thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong việc tạo mặt bằng sản

xuất. Do đó quá trình quy hoạch nếu được thực hiện công khai, dân chủ và nhất
quán thì thuận lợi cho quá trình giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư.
Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng trong KCN bao gồm cơ sở hạ tầng trong
và ngoài hàng rào. Cơ sở hạ tầng trong hàng rào bao gồm: hệ thống cấp thoát


iii

nước, hệ thống điện, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin... tất cả các
yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp KCN. Cơ sở hạ tầng ngoài KCN liên quan đến quá trình vận chuyển,
tiêu thụ, cung cấp nguyên vật liệu... cho các doanh nghiệp KCN.
Các dịch vụ cho KCN: Một trong những yếu tố quan trọng làm hấp dẫn
môi trường đầu tư của KCN là điều kiện cung cấp dịch vụ ở KCN.
1.3.5 Các chính sách ưu đãi đầu tư:

Hệ thống các chính sách ưu đãi đầu tư là một trong những yếu tố rất
quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Đó là những ưu đãi về thuế, về tiền thuê
đất, về phương thức trả tiền thuê đất, về tín dụng... chính sách hỗ trợ ở KCN
nào càng nhiều thì ở đó khả năng mời chào các nhà đầu tư càng lớn.
1.3.6 Công tác xúc tiến đầu tư phát triển các KCN:

Cơ quan xúc tiến đầu tư:
+ Ban quản lý các KCN có chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng và
nhiệm vụ chính là xúc tiến, kêu gọi và thu hút đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh.
1.4 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và các địa
phương trong việc thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp.
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực.


1.4.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan.
1.4.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc.
1.4.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước

1.4.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định.
1.4.2.2 Kinh nghiệm của khu công nghiệp Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh).
1.4.3. Những bài học rút ra từ nghiên cứu so sánh tình hình phát triển
Khu công nghiệp ở một số nước trong khu vực và các địa phương.


iv

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN – TP
HẢI PHÒNG
2.1 Chủ trương phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn quận
Hải An giai đoạn 2005 - 2010.
Tập trung thu hút mạnh đầu tư tạo bước đột phá phát triển nhanh công
nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, chế tác, chất lượng sản
phẩm, năng lực cạnh tranh, đảm bảo môi trường, hướng mạnh xuất khẩu.
Tập trung phát triển các ngành sản xuất có lợi thế của quận như sản
xuất vật liệu xây dựng, đóng mới sửa chữa phương tiện tầu thủy, cơ khí nhỏ,
mộc dân dụng, dệt may, gắn cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các doanh
nghiệp với thực hiện quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng khu công nghiệp tập
trung vừa và nhỏ với quy mô 40 - 50 ha nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phục vụ sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.
2.2 Khái quát các Khu công nghiệp trên địa bàn quận Hải An:
Hiện nay trên địa bàn quận gồm 4 Khu công nghiệp:
*Khu công nghiệp Đình Vũ đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, thu
hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư SXKD.

+ Khu công nghiệp Nam Tràng Cát.
+ KCN Nam Đình Vũ (khu 1) do Công ty Cổ phần Nam Đình Vũ làm
chủ đầu tư.
+ KCN Nam Đình Vũ (khu 2) do Công ty Cổ phần Hapaco làm chủ đầu tư.
2.1.1 Khu công nghiệp Đình Vũ.

Theo quyết định số 774/QĐ-BXD ngày 11/5/2006 của Bộ xây dựng về
việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Đình Vũ của thành phố
Hải Phòng xác định khu công nghiệp Đình Vũ là khu công nghiệp đa ngành:
Công nghiệp nặng (SXVLXD cơ khí chế tạo, lắp ráp cơ khí, chế biến kim


v

loại, công nghiệp hóa chất – hóa dầu); công nghiệp nhẹ (Cơ khí chính xác,
điện tử, chế biến thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp phụ trợ cho công
nghiệp nặng); công nghiệp phục vụ nông nghiệp (Chế biến thức ăn gia súc,
nông sản, thực phẩm, sản xuất giống cây trồng) và dịch vụ cảng biển.
2.1.2 Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Khu 1).

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 1) do Công ty Cổ phần Đầu tư
Nam Đình Vũ làm chủ đầu tư. Vị trí thuộc phường Đông Hải và phường
Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
2.1.3 Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Khu 2).

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 2), do Công ty Cổ phần Hapaco
làm chủ đầu tư, thuộc phường Đông Hải và phường Tràng Cát, quận Hải An,
TP Hải Phòng.
2.1.4 Khu công nghiệp Nam Tràng Cát.


Quy hoạch khu công nghệ cao và đô thị Tràng Cát thuộc khu vực quận
Hải An (Hải Phòng). Thành phố Hải Phòng đã lựa chọn phương án Quy
hoạch khu công nghệ cao và đô thị Tràng Cát (quận Hải An) với tổng diện
tích 934,79 ha do Tập đoàn Foxconn (Đài Loan), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và
Cty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư.
2.2 Kết quả thu hút đầu tư.
2.2.1 Kết quả thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp.

Trong vòng 7 năm xây dựng và phát triển của các KCN trên địa bàn
quận Hải An, tình hình thu hút đầu tư đã có nhiều thành công, đã thu hút được
nhiều dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, tạo nguồn vốn đầu tư quan trọng
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Thành Phố.
Như vậy đến hết ngày 31/12/2008 đã thu hút được 80 dự án với tổng số
vốn đăng ký là gần 8 nghìn tỷ đồng, thuê 987,45ha đất công nghiệp, chủ yếu


vi

là dự án đầu tư trong nước chiếm đến 56% số dự án và chiếm 71% số vốn
đăng ký.
Tình hình sử dụng đất tại 4 KCN trên địa bàn Quận Hải An bước đầu
cũng đạt được những kết quả khá tốt.
Nhìn chung, tình hình sử dụng đất tại các KCN trên địa bàn Quận Hải An
khá hiệu quả so với tỷ lệ trung bình 50% của cả nước. Trong tương lai không xa,
việc đưa vào sử dụng các KCN với chỉ tiêu kỹ thuật hiện đại sẽ góp phần thu hút
nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư.
2.2.2 Kết quả thu hút đầu tư công nghệ, trình độ quản lý vào các Khu
công nghiệp.

Chỉ riêng Khu công nghiệp Đình Vũ, đã có 23 dự án đầu tư thì có 12 dự

án về dầu khí, hóa chất, 11 dự án về công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc,
công nghiệp.
2.2.3 Kết quả thu hút lao động vào các Khu công nghiệp.

Lực lượng lao động của Hải an khá dồi dào, quá trình đô thị hóa ngày
càng mạnh, đất nông nghiệp đang dần chuyển đổi mục đích sử dụng sang các
khu công nghiệp, các khu đô thị mới đã thu hút người lao động dần chuyển
sang ngành công nghiệp.
2.3 Những công việc đã làm của các cấp lãnh đạo Quận Hải An để
đạt được những kết quả đó.
2.3.1 Ban hành các chính sách ưu đãi, hấp dẫn nhà đầu tư.

Điển hình về thuế, các nhà đầu tư vào KCN được miễn thuế nhập khẩu
đối với hàng hoá tạo tài sản cố định; nhập khẩu nguyên vật liệu; thuế GTGT;
miễn 100% thuế thu nhập DN trong thời hạn 4 năm kể từ năm đầu tiên làm ăn
có lãi, giảm 50% trong thời hạn 9 năm sau thời hạn miễn thuế, áp dụng 10%
cho 15 năm và 25% cho các năm còn lại...


vii

2.3.2 Xây dựng một số cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, tiên tiến để thu
hút nhà đầu tư.

Mạng lưới điện:
Nguồn điện cung cấp cho các KCN Hải An hiện nay lấy từ trạm
110/35/6KV-50MW Cửa Cấm thông qua trạm trung gian 35/6KV Cát Bi.
* Hạ tầng cầu cảng:
Cảng biển Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ được xây dựng tại Khu công
nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải II, quận Hải An, thành phố Hải Phòng với

diện tích sử dụng đất 138.269 m2, chiều dài sát mép nước 250 m tại lô đất có
ký hiệu CN 2.1 thuộc Khu công nghiệp Đình Vũ.
2.4 Những tồn tại và nguyên nhân trong những năm qua.
2.4.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội còn quá yếu và
thiếu so với nhu cầu xâu dựng và phát triển đô thị văn minh hiện đại
* Hệ thống cấp nước sạch:
Nguồn nước sạch cung cấp cho Quận Hải an cũng như cho các khu CN
trên địa bàn hiện nay là từ nhà máy nước An Dương. Nguồn nước ngầm trên
địa bàn quận có trữ lượng khá, nhưng có chất lượng không tốt do ảnh hưởng
của sự nhiễm mặn và các chất thải công nghiệp trên địa bàn.
*Hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp:
Hiện nay ở các khu dân cư, nước sinh hoạt dân cư vẫn thoát cùng với
nước mưa, chưa có một hệ thống thoát độc lập
* Hệ thống giao thông:
Một trong những bất cập lớn nhất ở "ngoài hàng rào" KCN Đình Vũ và
cũng là những bức xúc của người dân thành phố, đó là tuyến đường độc nhất
xuyên đảo Đình Vũ - tuyến giao thông huyết mạch của khu kinh tế mở Đình
Vũ, vốn đã nhỏ, hẹp (do lấn chiếm), lại mất an toàn giao thông.


viii

2.4.2 Công tác quản lý hành chính của quận.

Nâng cao hiệu quả quản lý thực tế với các dự án xây dựng KCN – CCN
cần được xem quan trọng hơn là thu hút được các nhà đầu tư vào loại hình dự
án này. Vì nếu nhìn nhận KCN-CCN như hạt nhân quan trọng trong phát triển
thì thay vì nhìn nó thuần tuý như cơ hội thu hút đầu tư... cần một cơ chế gắn

kết chặt chẽ giữa chủ đầu tư, DN đầu tư thứ phát và kết cấu văn hoá - xã hội
nơi xây dựng KCN-CCN.
2.4.3 Trình độ của lực lượng lao động.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động trên đại bàn quận
không cao, đa số là lao động phổ thông, số lao động được đào tạo nghề chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lao động của quận.
2.4.4 Nhóm các vấn đề khung pháp lý.

Một số văn bản pháp lý chưa thống nhất, thiếu cụ thể dẫn đến nhiều
cách hiểu khác nhau:
Cơ chế phân cấp và uỷ quyền thiếu đồng bộ, chưa đủ điều kiện để thực
hiện cơ chế một cửa, tại chỗ.
2.4.5 Nhóm các vấn đề liên quan đến đất đai và thủ tục hành chính.

Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính ở các khu công nghiệp Hải
An còn kéo dài so với các địa phương khác. Sự kéo dài này làm tăng chi phí
giao dịch của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.4.6 Hoạt động xúc tiến đầu tư.

Trong thời gian qua, hoạt động này ở các khu công nghiệp quận Hải An
làm chưa tốt nếu không nói là hầu như chưa có, bản thân các khu công nghiệp
chưa thấy được tính thiết yếu của hoạt động này lên làm với thái độ chưa thật
nghiêm túc.
Về giá đất: Khung giá đất còn cao, khó thu hút các dự án đầu tư trong
nước.


ix


Về các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp thuê lại đất: Với mục tiêu
“lấp đầy”, các khu công nghiệp không được phép chỉ chú ý đến nguồn đầu tư
nước ngoài mà bên cạnh đó còn phải quan tâm đến việc thu hút các nguồn đầu
tư trong nước, mặt khác, một số doanh nghiệp trong nước muốn mở rộng quy
mô sản xuất nhưng lại gặp một trở ngại lớn là giới hạn về mặt bằng sản xuất ở
cơ sở cũ (thường là ở nội thành).
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Hiện nay, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ được trao cho doanh nghiệp kinh
doanh cơ sở hạ tầng. Tiếp theo đó, khi doanh nghiệp đầu tư vào khu công
nghiệp, phải trả tiền thuê đất một lần cho thời gian nhiều năm không được
giấy chứng nhận “con”.


x

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT
ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BẢN
QUẬN HẢI AN – TP HẢI PHÒNG.
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển các Khu công nghiệp trên
địa bàn Quận Hải An giai đoạn 2010 – 2020.
3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển các KCN trên địa bàn Quận Hải
An – TP Hải Phòng giai đoạn 2010-2020.

Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2015 và định
hướng đến 2020 là hình thành các KCN tập trung có quy mô, cơ cấu hợp lý,
vừa có khu, cụm công nghiệp tổng hợp, vừa có khu, cụm công nghiệp chuyên
ngành phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và yêu cầu phát triển công
nghiệp theo hướng sản xuất sạch, công nghệ cao, hiện đại, kiểm soát được ô
nhiễm môi trường, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công
nghiệp trong GDP.

Phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp tập trung theo hướng bền
vững trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa về kinh tế - xã hội và yêu cầu môi
trường.
3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các Khu công
nghiệp trên địa bàn Quận Hải An.
3.3.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát
triển Khu công nghiệp, xác định rõ danh mục các dự án kêu gọi đầu tư.

Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa
phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với phát triển của Trung ương và
của Thành phố. Trên cơ sở các đề Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Quận
Hải An đến 2020, Quy hoạch phát triển KCN Đình Vũ và Nam Tràng Cát...
khẩn trương rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa giới hành
chính, không gian đô thị... một cách đồng bộ và phù hợp, không để lạc hậu,


xi

chồng chéo trong quá trình phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư
gắn với bảo đảm bền vững môi trường sinh thái.
3.3.2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo môi trường chính
trị, xã hội ổn định trên địa bàn Quận.

Các chính sách ưu đãi đầu tư: Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà
nước, địa phương, nhà đầu tư, công ty phát triển hạ tầng… bằng các chính
sách ưu đãi ở mức cao nhất, các khoản hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển,
miễn giảm tiền thuê đất… nhằm giảm tối đa chi phí đầu tư vào các KCN.
Đầu tư phát triển đồng bộ các dịch vụ phục vụ cho KCN như: đầu tư xây
dựng nhà ở cho công nhân KCN; dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng; dịch vụ vận
tải công cộng; dịch vụ cảng, kho bãi; dịch vụ bưu chính viễn thông; dịch vụ

cấp điện; dịch vụ cấp nước; dịch vụ tài chính, ngân hàng
3.3.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính.

Củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của UBND các cấp mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính một cách
mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa theo hướng nhanh nhất, thuận lợi nhất cho dân,
cho các nhà đầu tư.
3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội.

- Hạ tầng kỹ thuật:
Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như điện,
nước, thông tin liên lạc nên giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp
chuyên ngành.
Tăng cường dịch vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp: Hệ thống
mạng DDN, ISDN phục vụ cho việc truy cập Internet tốc độ cao. Các dịch vụ
VoIP, Faxo IP, VoATM... phục vụ cho các cuộc hội thảo từ xa; Hệ thống cáp
quang, viba số phục vụ cho truyền số liệu;...
- Hạ tầng xã hội:


xii

Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các nhóm chức năng như hành chính,
chính trị, thương nghiệp, dịch vụ các loại, văn hoá xã hội, giáo dục đào tạo,
du lịch- nghỉ dưỡng - thể thao. Cụ thể, cơ sở hạ tầng là nhà ở, các công trình
phục vụ như cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế..), văn hoá (nhà văn hoá, nhà
truyền thống, câu lạc bộ...), giáo dục (nhà trường, nhà trẻ, mẫu giáo..), thương
nghiệp (chợ, cửa hàng, siêu thị...), dịch vụ công cộng (bưu điện, thư viện, các
cơ quan hành chính..), cây xanh, công viên, mặt nước...
3.3.5 Bảo vệ tốt môi trường.


Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách
nhiệm về bảo vệ môi trường đối với mọi người dân, đặc biệt là các cơ sở sản
xuất kinh doanh để họ nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu
cầu bảo vệ môi trường.
3.3.6. Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các Khu
công nghiệp.

- Xây dựng hình ảnh Quận Hải An nói riêng và TP Hải Phòng nói
chung:
Quận Hải An vẫn chưa có một chiến lược "tiếp thị" quy mô lớn để
truyền tải thông tin này đến với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài. Để tiếp thị tốt hình ảnh và thu hút được nhiều nhà đầu tư cần phải
biết họ cần gì và tỉnh mạnh ở điểm nào.
3.3.7 Nhóm các giải pháp liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng.

Khung giá đất: Do giá thuê đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn
quận Hải An còn cao hơn các địa phương khác nên chưa nhận được sự hưởng
ứng cuả các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước
Các hỗ trợ của thành phố: Thành phố cần có biện pháp hỗ trợ cho
doanh nghiệp khi thuê đất tại khu công nghiệp: Hỗ trợ các doanh nghiệp sản
xuất có gây ô nhiễm hiện đang đóng ở nội thành và các khu dân cư hoặc các


xiii

doanh nghiệp sẵn sàng hoán đổi diện tích ở nội đô lấy diện tích rộng hơn ở
khu công nghiệp di dời đến các khu công nghiệp thông qua việc hỗ trợ một
phần chi phí di dời và cho phép hưởng một phần hoặc toàn bộ giá trị quyền sử
dụng đất (ở địa điểm cũ).

Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Ngân hàng nên phối
hợp với Tổng cục địa chính để nỗ lực giải quyết vấn đề này thì có thể chỉ
trong một thời gian ngắn họ sẽ gỡ được một vướng mắc quan trọng cho các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở hạ tầng trong khu công
nghiệp: Cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở hạ tầng thì sẽ
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: Nên đa dạng hoá các hình
thức để huy động vốn để xây dựng và hoạt động khu công nghiệp. Phải kết
hợp giữa nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu
công nghiệp. Không nên có quan điểm sai lầm là nhất thiết phải có nguồn vốn
của nước ngoài thì dự án mới hiêụ quả và khả thi cao hơn.
3.3.8 Đào tạo lực lượng lao động.

Vấn đề tuyển dụng lao động: quận có thể hình thành và khuyến khích
hình thành các trung tâm đào tạo dạy nghề với sự phối hợp giữa doanh
nghiệp và các trường dạy nghề phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp
3.3.9. Những giải pháp về phía công ty phát triển hạ tầng khu công
nghiệp.

Thành phố và Chính phủ trong giấy phép đầu tư cấp cho các công ty
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải ghi rõ các điều khoản quy định và
các chế tài đủ hiệu lực kèm theo buộc các đối tác kinh doanh hạ tầng khu


xiv

công nghiệp tập trung phải đảm bảo tiến độ và mức độ hoàn tất là lấp đầy khu

công nghiệp tập trung. Có như vậy mới ràng buộc trách nhiệm đối với công ty
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
3.3.10 Nhóm các giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước và thủ tục
hành chính.

Các thủ tục hành chính nên được cải thiện theo hướng tinh gọn một
cửa, một dấu, giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư. Thời gian cấp phép cho
một dự án vào khu công nghiệp càng rút ngắn càng tốt, chỉ từ 2- 3 ngày.
Đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đầu tư
vào khu công nghiệp, cho phép hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
Có như thế mới thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước vào khu công
nghiệp.


xv

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư của các khu công nghiệp trên
địa bàn quận Hải An, chúng ta có thể thấy bên cạnh những thuận lợi như
những lợi thế sẵn có của Trên địa bàn Quận Hải an về con người, cơ sở vật
chất...và cả những cơ chế, chính sách ưu đãi của thành phố dành cho các khu
công nghiệp thì các khu công nghiệp trên địa bàn Quận Hải an cũng còn có
những khó khăn trong môi trường đầu tư như những vấn đề về pháp lý, đất
đai, cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến cung cấp dịch vụ...chính những
điều này làm hạn chế dòng đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Quận
Hải an, làm cho khả năng thu hút đầu tư của các khu công nghiệp còn thua
kém một số tỉnh và thành phố khác. Nhưng với mục tiêu đưa Hải Phòng trở
thành một thành phố công nghiệp phát triển, chúng ta phải tháo gỡ những khó
khăn trên, phải không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng, phát
triển các khu công nghiệp trên địa bàn Quận Hải an trở thành hạt nhân phát

triển kinh tế của thành phố Hải Phòng.
Tuy nhiên, để đầu tư vào các KCN ngày càng có hiệu quả thiết thực
hơn, cần nghiên cứu một cách khách quan thực trạng, những cái được, cái
chưa được trong lĩnh vực phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN. Kết hợp
với việc nghiên cứu những kinh nghiệm trong việc phát triển và thu hút đầu tư
vào các KCN của các Tỉnh, Thành phố, để từ đó đưa ra được những biện
pháp, chính sách nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn
quận Hải An. Quận Hải An – TP Hải Phòng cam kết sẽ dành cho các nhà đầu
tư sự hợp tác thiện chí nhất, những điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư
sản xuất kinh doanh có hiệu quả.



×