Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.19 KB, 18 trang )

i

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 là tỷ trọng trong GDP của
ngành nông nghiệp là 5,6%; ngành công nghiệp là 59,8%; ngành dịch vụ là
34,6%. Nhưng theo số liệu thống kê, năm 2006 tỷ trọng trong GDP của ngành
nông nghiệp là 23,6%; ngành công nghiệp là 47,8%; ngành dịch vụ là 28,6%.
Thực tế trên đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phải có những bước đột phá trên nhiều lĩnh
vực đặc biệt là chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo ngành để đáp ứng yêu
cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành. Tuy nhiên, năm 2006 tỷ trọng lao động
ngành nông nghiệp là 61,2 %; ngành công nghiệp là 23,6 %; ngành dịch vụ là
15,2%. Với cơ cấu lao động theo ngành còn ở trình độ thấp và lạc hậu, vấn đề
có tính cấp thiết được đặt ra là phải có giải pháp đúng đắn nhằm đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng hợp lý, đáp ứng
được yêu cầu mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành đến 2020.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Định hướng
và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020 “
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận kết hợp với việc phân tích thực
trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành từ đó đánh giá quá
trình chuyển dịch, rút kết luận làm cơ sở đề ra các biện pháp có hiệu quả thúc
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ cấu
lao động theo ngành, chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối quan hệ với cơ
cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành.


ii



Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở mốc thời gian tái lập tỉnh (1997) và
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, luận văn tập trung đi
sâu nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành và từng nhóm ngành
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê,
phương pháp dự báo, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp.
5. Những đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ các khái niệm về cơ cấu lao động theo ngành, chuyển
dịch cơ cấu lao động ngành; mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành. Đồng thời chỉ ra xu hướng chuyển
dịch cơ cấu lao động theo ngành trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2006.
Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành
Chƣơng II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2006
Chƣơng III: Định hƣớng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành tại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020


iii


CHƢƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ

1.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế được hiểu là sự tương quan giữa các ngành trong
tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về
số và chất lượng giữa các ngành. Các mối quan hệ này được hình thành trong
những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vào các
mục tiêu cụ thể. Trạng thái của cơ cấu ngành phản ánh trình độ phát triển nền
kinh tế của mỗi quốc gia, đó là tiêu chí để xác định xem nền kinh tế của quốc
gia đó là nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp hay hậu công nghiệp.
Việc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội. Thông
thường các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay còn gọi là 3 nhóm
ngành: Nhóm ngành nông nghiệp; Nhóm ngành công nghiệp, xây dựng;
Nhóm ngành dịch vụ.
Mỗi nhóm ngành là sự kết hợp của các ngành nhỏ hơn có đặc điểm tương
đối giống nhau và chính cơ cấu của các ngành này được gọi là cơ cấu nội bộ
ngành. Cơ cấu nội bộ ngành chính là hình thức cấu trúc bên trong của ngành,
là các mối quan hệ của các ngành nhỏ về cả số lượng và chất lượng.
1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những vấn đề có tính quy
luật về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành
kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù
hợp với môi trường và điều kiện phát triển. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế



iv

không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng mỗi ngành mà còn là
sự thay đổi về vị trí, tính chất mỗi ngành trong mối quan hệ giữa các ngành.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành được coi là tiến bộ khi tỷ trọng giá
trị ngành công nghiệp và đặc biệt là ngành dịch vụ ngày càng tăng; tỷ trọng
giá trị ngành nông nghiệp ngày càng giảm trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.
Trong nội bộ ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến
tăng lên, cơ cấu sản xuất thay đổi theo hướng chuyển từ ngành sản xuất các
sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang ngành sản xuất sản phẩm chứa hàm
lượng cao về vốn và khoa học công nghệ. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ
trọng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi sẽ tăng lên và tỷ trọng giá trị sản
lượng của ngành trồng trọt giảm xuống. Còn đối với ngành dịch vụ, tỷ trọng
giá trị các ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường ngày càng tăng.
1.1.2. Cơ cấu lao động theo ngành
Cơ cấu lao động là phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh hình thức cấu tạo
bên trong của tổng thể lao động, sự tương quan giữa các bộ phận và mối quan
hệ giữa các bộ phận đó. Đặc trưng của cơ cấu lao động là mối quan hệ tỷ lệ về
mặt số lượng lao động theo những tiêu chí nhất định. Cơ cấu lao động có
những thuộc tính cơ bản, đó là tính khách quan, tính lịch sử và tính xã hội.
Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta chia ra các loại cơ cấu lao động
khác nhau. Nếu xét theo các ngành kinh tế hình thành cơ cấu lao động theo
ngành. Nghiên cứu cơ cấu lao động theo ngành tức là nghiên cứu về cấu trúc
bên trong, sự tương quan, mối quan hệ về lao động giữa 3 nhóm ngành hay
từng nhóm ngành, sự phù hợp và xu hướng chuyển dịch của nó trong mối liên
hệ với cơ cấu ngành kinh tế.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
1.2.1. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là sự thay đổi trong quan hệ tỷ
lệ, cũng như xu hướng vận động về lao động của các ngành diễn ra trong một



v

không gian, thời gian và theo chiều hướng nhất định. Thực chất đây là quá
trình phân bố lại lực lượng lao động có việc làm trong nền kinh tế theo những
xu hướng tiến bộ nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả hơn.
Quá trình phân bố lại lực lượng lao động vừa diễn ra trên quy mô toàn bộ
nền kinh tế vừa diễn ra theo phạm vi của từng nhóm ngành. Điều này chứng
tỏ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu lao
động nội bộ ngành có mối liên hệ mật thiết.
1.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và
chuyển dịch cơ cấu theo ngành
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là hệ quả tất yếu của chuyển
dịch cơ cấu ngành.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phải phù hợp với trình độ phát
triển của cơ cấu ngành.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tạo điều kiện thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu ngành.
1.2.3. Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
1.2.3.1. Cơ sở lý thuyết
- Quy luật tăng năng suất lao động của A. Fisher: Sự khác biệt về khả
năng thay thế lao động giữa các ngành kinh tế.
- Mô hình di cư của Todaro: Tác động của di cư đối với việc phân bố
lao động trên thị trường lao động thành thị và nông thôn, giữa các khu vực
kinh tế.
1.2.3.2. Xu hướng chuyển dịch
Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm
trong khi đó tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướng
ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng

tăng và tăng càng nhanh khi nền kinh tế càng phát triển.


vi

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
- Động thái thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế
- Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
- Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và CCLĐ theo ngành
1.2.5. Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành
- Các nhân tố liên quan đến nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ
+ Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
+ Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá
- Các nhân tố liên quan đến khả năng chuyển dịch CCLĐ theo ngành
+ Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực
+ Chênh lệch thu nhập
- Trình độ phát triển của thị trường lao động
- Nhân tố hệ thống chính sách
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CCLĐ THEO NGÀNH Ở CÁC
ĐỊA PHƢƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

- Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành và CCLĐ theo ngành của cả nước
đến năm 2010
- Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
- Thực trạng cơ cấu lao động theo ngành ở một số địa phương: Nhìn
chung, cơ cấu lao động theo ngành của các địa phương vùng đồng bằng sông
Hồng còn nhiều hạn chế, lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Tính chung cho cả vùng, tỷ trọng lao động nông nghiệp là 52,8%, công
nghiệp là 22,8, dịch vụ là 24,4.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, hơn nữa lại nằm trong
tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nhưng cơ


vii

cấu lao động theo ngành của Bắc Ninh so với mức trung bình của cả vùng còn
nhiều điểm bất cập, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp rất lớn (cao hơn
8,3% so với cả vùng), tỷ trọng lao động ngành dịch vụ thấp (thấp hơn 9,2% so
với cả vùng). Hiện trạng này đòi hỏi Bắc Ninh phải đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu lao động theo ngành để theo kịp một số tỉnh, thành phố và mức
trung bình chung của cả vùng.
1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CCLĐ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI

1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Trung Quốc
- Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn
- Sản nghiệp hóa nông nghiệp
1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Hàn Quốc
- Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
- Phát triển công nghiệp hóa nông thôn
- Phát triển cụm công nghiệp nông thôn
1.4.3. Bài học về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa
phƣơng ở Việt Nam
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu kinh tế

không chỉ về số lượng mà về cả chất lượng nguồn nhân lực.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với điều kiện thực tế
và từng thời kỳ cụ thể.
- Tăng cường kết nối giữa thành thị-nông thôn, công nghiệp-nông nghiệp,
sản xuất - thị trường.
- Cần chú ý các tác động của chính sách phát triển đến chuyển dịch cơ
cấu lao động và dòng di dân.


viii

CHƢƠNG II:
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH
TẠI TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006
2.1. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH CỦA TỈNH BẮC NINH

2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh được tái lập năm 1997, là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ,
nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Theo kết quả điều tra năm 2006, diện tích tự nhiên của Bắc Ninh là 822,7
Km2, dân số là 1.009.779 người, mật độ dân số là 1227 người/ Km2.
Bắc Ninh không chỉ là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi mà còn là vùng đất
“Địa linh nhân kiệt”, nổi tiếng là "Đất trăm nghề" với nhiều làng nghề truyền
thống xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử và phát triển cho đến tận ngày nay.
2.1.2. Các yếu tố tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành của tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1997 – 2007
- Quá trình đô thị hoá
- Sự phát triển của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và làng nghề
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Quy mô và chất lượng lao động
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CCLĐ THEO NGÀNH TỪ
1997 – 2006

2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành
2.2.1.1. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành trong nền
kinh tế
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra nhanh và theo
hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động
ngành công nghiệp và dịch vụ đặc biệt là ngành công nghiệp.


ix

2.2.1.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành biến động không ổn định
qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn có xu hướng tăng lên tức là quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra ngày càng mạnh với sự thay
đổi tỷ trọng của các ngành ngày càng lớn.
2.2.1.3. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và
chuyển dịch cơ cấu ngành
Về cơ bản, xu hướng cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch khá phù
hợp với cơ cấu ngành, tỷ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng và ngành
nông nghiệp có xu hướng giảm. Tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ biến động
không ổn định và giảm đi so với năm 1997 nhưng tỷ trọng lao động ngành
này tăng nhẹ và có xu hướng ngày càng tăng.
2.2.1.4. Sự phù hợp giữa GDP bình quân đầu người và CCLĐ theo ngành
Xét trong mối quan hệ với GDP bình quân đầu người thì cơ cấu lao
động theo ngành của Bắc Ninh như hiện tại là không hợp lý, tương quan
lao động giữa 3 ngành không cân đối, lao động ngành nông nghiệp chiếm

tỷ trọng quá lớn (61,2%), trong khi đó tỷ trọng lao động ngành dịch vụ rất
thấp (15,2%).
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ từng
nhóm ngành
2.2.2.1. Ngành Nông nghiệp
Cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hợp
lý hơn song tốc độ rất chậm, tốc độ tăng lao động ngành thuỷ sản khá nhanh
nhưng do quy mô quá nhỏ nên ít có sự thay đổi về tỷ trọng. Lao động trong
ngành nông – lâm nghiệp có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể, năm
2006 tỷ trọng ngành này vẫn ở mức 98,68%.


x

2.2.2.2. Ngành Công nghiệp
Trong nhóm ngành công nghiệp, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp
chế biến và xây dựng tăng dần và chiếm đa số, những ngành còn lại giảm dần
và chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sự thay đổi của cả hai ngành công nghiệp
chế biến và xây dựng không ổn định. Trong mấy năm trở lại đây, tỷ trọng lao
động ngành công nghiệp chế biến liên tục giảm trong khi đó, tỷ trọng lao
động ngành xây dựng liên tục tăng. Hiện tượng này cho thấy quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp
với xu thế chuyển dịch.
2.2.2.3. Ngành Dịch vụ
Chuyển dịch cơ cấu lao động ngành dịch vụ khá hợp lý. Từ năm 2001
đến năm 2006, tỷ trọng lao động trong Nhóm ngành I tăng liên tục, tỷ trọng
lao động trong Nhóm ngành II, III giảm dần. Quy mô và mức tăng của Nhóm
ngành I đã chứng tỏ tính hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
nội bộ ngành dịch vụ, đồng thời tạo ra những thuận lợi để phát triển vững
chắc và đúng hướng trong những năm tiếp theo.

2.2.3. Đánh giá thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành
2.2.3.1. Mặt được
Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra khá
nhanh, trung bình mỗi năm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm khoảng
2,48%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng 1,62%, tỷ trọng lao động
ngành dịch vụ tăng 0,86%. So với cả nước, sự thay đổi tỷ trọng lao động của
các ngành diễn ra mạnh hơn, tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là mức giảm và tốc
độ giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp.
Thứ hai, mặc dù tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành biến động
không ổn định nhưng có xu hướng tăng lên trong mấy năm trở lại đây.


xi

Thứ ba, hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và cơ cấu ngành
khá phù hợp. Sự phù hợp này được minh chứng bởi xu thế chuyển dịch tỷ
trọng giá trị, lao động của hai ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Thứ tư, cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp khá hợp lý, lao động
ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nhóm ngành công
nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp theo hướng
tương đối hợp lý, tăng dần tỷ trọng lao động ngành công nghiệp chế biến và
xây dựng, giảm dần tỷ trọng lao động ngành công nghiệp khai thác, công
nghiệp sản xuất, phân phối khí đốt, nước.
Thứ năm, cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ hợp lý, lao động trong
những ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường chiếm tỷ trọng chủ
yếu. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ theo hướng
tiến bộ, tăng tỷ trọng lao động Nhóm ngành I, giảm tỷ trọng lao động Nhóm
ngành II, tỷ trọng lao động Nhóm ngành III giảm và có xu hướng ổn định.
2.2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, cơ cấu lao động theo ngành vẫn ở trình độ thấp và lạc hậu, tỷ
trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn, trong khi đó,
tỷ trọng lao động ngành dịch vụ lại ở mức rất thấp.
Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra
không ổn định. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tăng giảm thất
thường, thậm chí có giai đoạn chỉ số này gần như không biến động. Đây là
một trong những dấu hiệu chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành thiếu tính bền vững.
Thứ ba, với mức GDP bình quân đầu người như hiện nay thì cơ cấu lao
động theo ngành của Bắc Ninh còn nhiều điểm bất hợp lý.
Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp
diễn ra chậm, lao động ngành nông – lâm nghiệp có chiều hướng giảm nhưng
không đáng kể vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn trong nhóm ngành này.


xii

Thứ năm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp
còn nhiều bất cập, chưa ổn đinh, chưa phù hợp với xu thế chuyển dịch, tỷ
trọng lao động ngành công nghiệp chế biến có xu hướng giảm, trong khi đó tỷ
trọng lao động ngành xây dựng có xu hướng tăng.
2.2.4. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành
- Quá trình phát triển các KCN, CCN còn nhiều hạn chế
- Tốc độ phát triển ngành dịch vụ còn chậm và không ổn định
- Công tác đào tạo nghề còn rất nhiều bất cập.
- Năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm còn nhiều hạn chế.
CHƢƠNG III:
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
THEO NGÀNH TẠI TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020

3.1. NHỮNG CĂN CỨ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH
ĐẾN NĂM 2020

- Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế
- Xu hướng phát triển dân số và lao động đến năm 2020
3.2. ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH ĐẾN
NĂM 2020

3.2.1. Định hƣớng
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mà cụ thể là định
hướng chuyển dịch cơ cấu ngành có thể rút ra những định hướng cho chuyển
dịch cơ cấu lao động theo ngành đến 2020 như sau:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phải gắn với quá trình công


xiii

nghiệp hoá - hiện đại hoá, phải tạo ra các tiền đề cần thiết nhằm đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.
- Việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phải hướng vào việc tạo
các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - chính
trị của tỉnh, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành không đơn thuần là sự chuyển
dịch cơ học lao động giữa các ngành kinh tế mà nó còn là một yếu tố đặc biệt
quan trọng để phân bố và tái phân bố nguồn lao động xã hội nhằm mục đích
tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội từ đó tạo ra động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vừa phải đảm bảo tính ổn định
lâu dài vừa phải đảm bảo tính linh hoạt.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phải gắn với vấn để giải quyết
việc làm, gắn với việc thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu theo ngành phải theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành lao động trong ngành công
nghiệp và dịch vụ, xây dựng một cơ cấu phù hợp với trình độ của nền kinh tế
đảm bảo vận hành nền kinh tế một cách hiệu quả, sử dụng hợp lý nguồn lực
và tránh những lãng phí không cần thiết trong việc sử dụng nguồn lực.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành gắn liền với chuyển dịch cơ
cấu lao động trong nội bộ ngành. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động
ngành nông nghiệp, từng bước di chuyển lao động của ngành này sang các
ngành công nghiệp và dịch vụ.
3.2.2. Mục tiêu
Mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh là đến năm 2020 tỷ trọng lao động ngành
nông nghiệp giảm xuống còn 31% (giảm 30,2% so với năm 2006), tỷ trọng
lao động ngành công nghiệp tăng lên 44% (tăng 20,4% so với năm 2006), tỷ


xiv

trọng lao động ngành dịch vụ tăng lên 25% (tăng 9,8% so với năm 2006).
Mục tiêu này đặt ra nhiều thách thức lớn, đòi hỏi phải có tổng thể các giải
pháp để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.
3.3. GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH ĐẾN
NĂM 2020

3.3.1. Phát triển các ngành kinh tế thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu lao động theo ngành
3.3.1.1. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công

nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ
- Phát triển các KCN dựa trên các tiêu chí cụ thể mang tính khoa học.
- Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn liền với phát triển
đô thị, trung tâm thương mại - dịch vụ.
- Hoàn thiện và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
3.3.1.2. Phát triển mạnh các ngành thương mại - dịch vụ
Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành dịch vụ dễ thu hồi vốn.
Phát huy mọi nguồn lực của Nhà nước và xã hội để phát triển và nâng
cao chất lượng các dịch vụ.
Mở rộng các dịch vụ phục vụ đời sống công cộng và sinh hoạt gia đình.
Phát triển thương mại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đa dạng hóa thị
trường, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ.
Mở rộng thị trường nông thôn tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng
trong tỉnh.
Phát triển các điểm du lịch, xây dựng các dự án đầu tư theo quy hoạch,
sớm hình thành các khu du lịch tầm cỡ của tỉnh, cải thiện cơ sở hạ tầng đến
các điểm du lịch tham quan.
Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính, viễn


xv

thông, tin học.
3.3.1.3. Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu:
Nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nông nghiệp
3.3.2. Đào tạo nghề cho ngƣời lao động
- Thực hiện phổ cập trung học cơ sở và phát triển giáo dục trung học phổ thông.
- Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và kế hoạch
đào tạo nghề
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nghề
- Tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề
- Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm
- Tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề
- Kiểm định chất lượng đào tạo nghề
3.3.3. Nâng cao chất lƣợng hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm
Cần phải có sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền các cấp.
Quy hoạch hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm.
Khai thác các nguồn lực để đầu tư cho các trung tâm, tránh dàn trải, đảm
bảo tính khoa học.
Tăng cường công tác đào tạo và sử dụng cán bộ giới thiệu việc làm, biên
soạn cẩm nang về việc làm và tìm kiếm việc làm; có chính sách thoả đáng đối
với những cán bộ giới thiệu việc làm.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm về dịch vụ việc làm. hệ
thống thông tin thị trường lao động, kết nối giữa các trung tâm, từ đó tạo điều
kiện tìm kiếm và kết nối việc làm.
Đẩy mạnh hợp tác với các trung tâm giới thiệu việc làm, các tổ chức


xvi

trong nước và quốc tế.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp trong việc
chia sẻ và khai thác có hiệu quả các thông tin trên thị trường lao động.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giới thiệu việc làm.
3.3.4. Giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực có đất thu hồi
Tiếp tục thực hiện đầy đủ và bổ sung các chính sách về bồi thường, hỗ
trợ đối với các hộ dân có đất thu hồi.

Có chính sách hỗ trợ về học nghề cho người lao động, lập quỹ hỗ trợ đào
tạo cho các lao động có đất thu hồi.
Một mặt từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực này mặt
khác phải hoàn thiện các quy định hiện hành về việc nhận người lao động vào
làm việc tại các khu công nghiệp tại địa phương.
3.3.5. Tăng cƣờng xuất khẩu lao động
Tạo được nhận thức đúng đắn trong các cấp chính quyền về vai trò, ý
nghĩa của xuất khẩu lao động. Trên cơ sở đó thiết lập mối quan hệ chặt chẽ
giữa chính quyền, đoàn thể và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Nâng cao nhận thức của người dân đối với xuất khẩu lao động
Chú trọng khâu giáo dục định hướng cho người lao động trước khi tham
gia xuất khẩu.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu
lao động khai thác thị trường của tỉnh
Có chính sách khuyến khích người lao động tham gia xuất khẩu.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động.


xvii

KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là yếu tố quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, đảng bộ và
chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Mặc dù đã gặt hái được những
thành công nhất định, song quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
vẫn còn nhiều bất cập, tác động không tốt đến quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của tỉnh. Với nghiên cứu “Định hướng và giải pháp chuyển
dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
“, luận văn đã góp phần làm rõ một số vấn đề sau:

Với những nội dung trình bày ở Chương 1, Luận văn đã hệ thống hoá
những vấn đề có tính chất lý luận và phương pháp luận về chuyển dịch cơ cấu
lao động theo ngành: các khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa chuyển dịch
cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành; các nhân tố tác động,
xu hướng và phương pháp luận đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành. Mặt khác, Luận văn cũng minh chứng về sự cần thiết phải chuyển
dịch cơ cấu lao động theo ngành tại các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bằng việc sử dụng các tư liệu, số liệu đáng tin cậy kết hợp với các công
cụ phân tích thống kê, trên cơ sở vận dụng hệ thống lý luận ở Chương 1, Luận
văn đã phân tích thực trạng, tổng kết các thành tựu và hạn chế, đồng thời chỉ
ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động theo ngành ở Bắc Ninh giai đoạn 1997 – 2006.
Từ việc phân tích thực trạng, Luận văn đã đưa ra những kết luận quan trọng
về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 1997 – 2006:


xviii

Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành khá phù hợp
với chuyển dịch cơ cấu ngành. Thứ hai, với mức GDP bình quân đầu người
như hiện nay thì cơ cấu lao động theo ngành còn có điểm bất hợp lý. Thứ ba,
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh, sự
thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành tương đối lớn nhưng tỷ trọng lao
động ngành nông nghiệp vẫn chiếm quá lớn chứng tỏ cơ cấu lao động theo
ngành của Bắc Ninh vẫn ở trình độ thấp và lạc hậu.
Đồng thời, Luận văn cũng chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Bắc Ninh những năm

qua đó là: Quá trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn
nhiều hạn chế; tốc độ phát triển ngành dịch vụ còn chậm và không ổn định;
công tác đào tạo nghề còn rất nhiều bất cập; năng lực của các trung tâm giới
thiệu việc làm còn nhiều hạn chế.
Cuối cùng, xuất phát từ những căn cứ mang tính thực tiễn kết hợp với
các nội dung đã được làm rõ trong Chương 1 và Chương 2, Luận văn đã đưa
ra những định hướng, mục tiêu và các giải pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020.



×