Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.71 KB, 16 trang )

i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận văn:
- Thực hiện Chương trình hành động “Đổi mới quản lý tài chính cơ
quan hành chính và tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công” thuộc Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp bộ lộ những bất
cập lớn về: cơ cấu tổ chức bộ máy, trình độ năng lực cán bộ; cơ chế chi trả
tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm; quy trình lập, chấp hành và
quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước....
- Bộ Tài nguyên và Môi trường là một Bộ mới được thành lập, cơ chế
quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp còn chưa được thống nhất
chung trong toàn Bộ.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nội dung cơ bản về cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp,
- Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp môi trường thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2005 – 2007.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:



ii

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thống kê kết hợp với
phương pháp so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá nhằm phân tích
tình hình thực tiễn để rút ra kết luận và định hướng phát triển.
5. Những đóng góp của luận văn:
- Đã phản ánh những kết quả đạt được và những hạn chế của cơ chế quản
lý tài chính đối với các ĐVSN thuộc Bộ TNMT đồng thời chỉ rõ nguyên nhân
của những hạn chế này.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phần đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN thuộc Bộ
TNMT,
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp.
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.


iii

CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1.1 Đơn vị sự nghiệp và các hoạt động của đơn vị sự nghiệp

1.1.1 Đơn vị sự nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) là một loại hình đơn vị được Nhà nước ra
quyết định thành lập, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định do Nhà nước
giao trên lĩnh vực quản lý các hoạt động sự nghiệp.
1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp
- ĐVSN tự bảo đảm chi phí hoạt động,
- ĐVSN tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động,
- ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.
1.1.2 Các hoạt động của đơn vị sự nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm
Các hoạt động của ĐVSN là những hoạt động thực hiện những công
việc có lợi ích chung và lâu dài cho cộng đồng xã hội.
1.1.2.2 Đặc điểm các hoạt động của đơn vị sự nghiệp
Các hoạt động của ĐVSN nói chung không nhằm mục đích lợi nhuận
trực tiếp, luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế
xã hội của Nhà nước.
1.2 Cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN
1.2.1 Khái niệm cơ chế quản lý tài chính
1.2.1.1 Cơ chế
Cơ chế là hệ thống các cách thức, phương thức và công cụ qua đó
người ta thực hiện quá trình hoạt động của mình.
1.2.1.2 Cơ chế quản lý và cơ chế quản lý tài chính


iv

Cơ chế quản lý là một hệ thống các cách thức, phương thức và công cụ
quản lý mà người ta áp dụng trong những giai đoạn phát triển khác nhau của
nền sản xuất xã hội nhằm đạt được mục tiêu trong những giai đoạn phát triển

đó.
Như vậy, cơ chế quản lý tài chính là một hệ thống các cách thức,
phương thức và công cụ quản lý tài chính được vận dụng để quản lý các hoạt
động tài chính của đơn vị trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục
tiêu trong từng giai đoạn nhất định và nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
đơn vị đó về mặt tài chính.
1.2.2 Mục tiêu của cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN
Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã
hội, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước; Phân biệt rõ cơ chế
quản lý nhà nước đối với ĐVSN và cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan
hành chính nhà nước.
1.2.3 Nguyên tắc của cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp
Bao gồm các nguyên tắc sau: Hiệu quả; Thống nhất; Tập trung, dân
chủ; Công khai, minh bạch;
1.2.4 Vai trò của cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN
Gồm: Cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực
tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của ĐVSN; Đảm bảo tính công
bằng hợp lý và tạo hành lang pháp lý trong việc phân phối, sử dụng các
nguồn lực tài chính.
1.2.5 Cơ chế quản lý các nguồn thu đối với các ĐVSN
1.2.5.1 Nội dung các nguồn thu
- Kinh phí do NSNN cấp, gồm: Kinh phí bảo đảm hoạt động thường
xuyên; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên và Kinh phí
khác (nếu có).


v

- Nguồn thu sự nghiệp; gồm: Số thu phí, lệ phí được để lại theo chế độ;

Thu từ hoạt động dịch vụ và Lãi được chia từ các hoạt động dịch vụ.
- Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật
và Nguồn khác,
1.2.5.2 Tự chủ về các khoản thu, mức thu
Nếu Nhà nước quy định khung mức thu, đơn vị quyết định mức thu cụ
thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được
vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
1.2.6 Cơ chế quản lý các khoản chi đối với các ĐVSN
1.2.6.1 Nội dung các khoản chi
Gồm các khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyên.
1.2.6.2 Tự chủ về sử dụng các khoản chi
Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt
động nghiệp vụ, nhưng tối đa có thể cao hơn, thấp hơn hoặc không vượt quán
mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1.2.6.3 Cơ chế chi trả tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm
- Cơ chế chi trả tiền lương, tiền công;
- Cơ chế chi trả thu nhập tăng thêm;
1.2.6.4 Cơ chế sử dụng kinh phí tiết kiệm được từ khoản chênh
lệch thu lớn hơn chi trong năm, trích lập và sử dụng các quỹ
- Đối với các ĐVSN tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt
động, gồm: Cơ chế về trích lập các quỹ, về sử dụng các quỹ và tạm chi trước
thu nhập tăng thêm;
- Đối với các ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động,
gồm: Cơ chế về sử dụng kinh phí tiết kiệm và tạm ứng chi trước thu nhập
tăng thêm.
1.2.7 Cơ chế lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi ngân
sách nhà nƣớc đối với các ĐVSN


vi


1.2.7.1 Cơ chế lập dự toán thu, chi NSNN
Bao gồm các nội dung về: Yêu cầu đối với công tác lập dự toán ngân
sách hàng năm, căn cứ lập dự toán ngân sách hàng năm và nội dung lập dự
toán NSNN hàng năm đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên và dự
toán chi không thường xuyên.
1.2.7.2 Chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi NSNN:
Bao gồm các nội dung về: Giao dự toán thu, chi NSNN; Thực hiện
hiện dự toán thu, chi và hạch toán kế toán và quyết toán, cụ thể: Đối với dự
toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao cuối năm chưa sử dụng
hết đơn vị được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng. Đối với các khoản chi
không thường xuyên cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thực
hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
1.3 Những điểm giống và khác nhau giữa cơ chế quản lý tài chính đối
với các ĐVSN tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động và
cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn bộ chi
phí hoạt động ở Việt Nam
1.3.1 Những điểm giống nhau
Về: mục tiêu, nguyên tắc của cơ chế quản lý tài chính; nguồn tài chính
và nội dung chi…
1.3.2 Những điểm khác nhau
Về: cơ chế tự chủ trong sử dụng nguồn kinh phí; chi trả tiền lương, tiền
công và thu nhập tăng thêm…
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ chế quản lý tài chính đối với các
ĐVSN
1.4.1 Nhóm các nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính



vii

Nếu tổ chức quản lý tài chính thuộc Ban giám đốc thì thông tin xử lý
được kết nối trực tiếp giữa cán bộ làm công tác tài chính kế toán và Chủ tài
khoản, qua đó các cán bộ tài chính có điều kiện để tham mưu tư vấn cho
Giám đốc trong việc quản lý chi tiêu và điều hành kế hoạch của đơn vị và
ngược lại.
1.4.1.2 Trình độ, năng lực cán bộ quản lý
Trình độ, năng lực cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý, quyết định sự thành
bại của cơ chế quản lý nói chung cũng như cơ chế quản lý tài chính nói riêng.
1.4.1.3 Chế độ kiểm tra, kiểm soát
Kiểm tra, kiểm soát là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu
trong khoa học quản lý, bởi lẽ, quản lý được xem như là các hoạt động dự
kiến - tổ chức - chỉ huy - phối hợp và kiểm tra.
1.4.2 Nhóm các nhân tố khách quan
1.4.2.1 Đặc điểm, đặc thù của ngành
Đặc điểm hoạt động của các ĐVSN khác nhau dẫn đến cơ chế quản lý
tài chính của các đơn vị sẽ thay đổi cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của
từng đơn vị.
1.4.2.2 Hệ thống cơ chế, chính sách quản lý tài chính của Nhà
nước:
Hệ thống cơ chế, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước là nhân tố
tạo nên sự thống nhất trong quản lý, hình thành nên một nguyên tắc không
thể bỏ qua trong quản lý tài chính công.


viii

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ TNMT
2.1 Khái quát về các ĐVSN thuộc Bộ TNMT:
Bộ TNMT là một Bộ quản lý đa lĩnh vực bao gồm các lĩnh vực Tài
nguyên đất, Tài nguyên nước, Tài nguyên Khoáng sản, Bảo vệ môi trường,
Khí tượng Thuỷ văn và Đo đạc Bản đồ. Bộ có 50 ĐVSN (31 ĐVSN tự bảo
đảm chi phí hoạt động – ĐVSN Loại I; 07 ĐVSN tự bảo đảm một phần chí
phí hoạt động – ĐVSN Loại II và 12 ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn bộ chi
phí hoạt động – ĐVSN Loại III) thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
của từng lĩnh vực,
2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng giai đoạn 2005 - 2007
2.2.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính và trình độ, năng
lực cán bộ quản lý tài chính
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính: Bộ phận quản lý tài
chính kế toán trong các ĐVSN thuộc Bộ TNMT thuộc Phòng Hành Chính –
Tổ chức hoặc được tách ra thành một phòng tài chính kế toán độc lập trực
thuộc trực tiếp Ban giám đốc của đơn vị.
- Về trình độ, năng lực cán bộ quản lý tài chính: Cán bộ làm công tác
quản lý tài chính đều do các cán bộ kế toán hoặc kế hoạch đảm nhiệm, mỗi
đơn vị có từ 2 đến 3 người làm công tác kế toán, số cán bộ có trình độ đại học
chuyên ngành kế toán tài chính chiếm tỷ lệ không nhiều.
2.2.2 Về cơ chế quản lý các nguồn thu
Gồm: NSNN cấp, thu phí và lệ phí, thu từ hoạt động dịch vụ, thu hoạt
động sự nghiệp khác.


ix

2.2.3 Về cơ chế quản lý các khoản chi

Gồm: Chi hoạt động thường xuyên và Chi không thường xuyên, trong
đó: Nguồn NSNN cấp cho các ĐVSN này để thực hiện các hoạt động trên
bao gồm từ nhiều nguồn kinh phí, trong đó chi sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp
môi trường chiếm đa số và được tăng lên hàng năm.
2.2.4 Về cơ chế tự chủ sử dụng nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí Nhà nước giao tự chủ năm 2005, 2006 và 2007 của các
ĐVSN thuộc Bộ TNMT bao gồm các khoản chi hoạt động thường xuyên và
chi hoạt động đặc thù thường xuyên.
2.2.1.5 Về cơ chế lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi
ngân sách nhà nước
Thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách năm 2002 và các văn
bản phạm quy hướng dẫn Luật NSNN 2002.
2.2.6 Về cơ chế chi trả tiền lƣơng, tiền công và thu nhập tăng thêm
Các ĐVSN thuộc Bộ TNMT còn một số bất cập như: Chưa xây dựng
định mức tiền công, tiền lương, chi phí của hoạt động dịch vụ; Chưa hạch
toán và theo dõi chung vào tài khoản 334 “Các khoản thanh toán với cán bộ
viên chức”;
2.3 Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng giai đoạn 2005 - 2007
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc:
Tự chủ sử dụng nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên, tiết kiệm
các chi phí; Tạo điều kiện cho các ĐVSN cung ứng các hoạt động dịch vụ
công ích để tăng thu sự nghiệp từng bước giảm bớt gánh nặng chi NSNN.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hạn chế:
2.3.2.1 Hạn chế
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán chưa khoa học, hợp
lý; trình độ, năng lực cán bộ quản lý tài chính kế toán còn hạn chế,


x


- Cơ chế lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi NSNN còn tồn
tại những bất cập, như: Giao dự toán chi NSNN chưa phù hợp với cơ chế tự
chủ và cơ chế theo đơn đặt hàng; khó khăn trong khâu lập, thẩm định và thực
hiện dự toán các dự án, nhiệm vụ chuyên môn Nhà nước giao do thiếu định
mức kinh kế kỹ thuật, đơn giá hoặc có nhưng đã lạc hậu.
2.3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng
a) Nhóm các nguyên nhân chủ quan
- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ phận làm công tác quản
lý tài chính kế toán còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác của một số
cán bộ tài chính kế toán các cấp còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu
công việc đòi hỏi.
- Lập kế hoạch chưa sát với thực tế thực hiện dẫn đến trong quá trình
điều hành phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần;
b) Nhóm các nguyên nhân khách quan
- Các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính chưa được ban hành thật
đầy đủ và chi tiết nên rất khó giám sát một cách chính xác từ khâu lập dự
toán đến kiểm soát chi theo từng mục, tiểu mục của Luật NSNN.
- Hệ thống văn bản chế độ tài chính tồn tại nhiều bất cập, công tác
hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách mới còn chưa cụ thể, chưa tạo được
sự thống nhất trong nhận thức khi triển khai thực hiện, cụ thể:
* Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành:
+ Công tác thẩm định và giao dự toán còn rườm rà, qua nhiều thủ
tục gây khó khăn cho các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN;
+ Thủ tục xử lý kinh phí cuối năm mất nhiều thời gian;
+ Quy định về chỉnh lý quyết toán ngân sách còn thiếu, chưa chi tiết
quy định về thời gian chỉnh lý đối với từng đơn vị dự toán các cấp;



xi

* Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số
43 của Chính phủ bộc lộ những bất cập về các khâu:
+ Phân bổ dự toán kinh phí chi hoạt động thường xuyên cho các
ĐVSN tự bảo đảm một phần và do NSNN bảo đảm toàn bộ;
+ Về nguyên tắc trả lương;
+ Quy định về hạch toán kế toán.
- Đặc thù ngành TNMT: Ngành TNMT là một ngành đa lĩnh vực hay
đa ngành, có phạm vi phân bố trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Với đặc thù
của ngành TNMT như vậy sẽ có ảnh hưởng lớn đến cơ chế quản lý tài chính
chung của Bộ và của các ĐVSN. Mặt khác các ĐVSN thuộc Bộ TNMT được
hình thành từ nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến cơ chế quản lý tài chính của
các này cũng có sự khác nhau và sẽ phải thay đổi sao cho vừa phù hợp với
đặc điểm hoạt động của từng đơn vị lại vừa tuân thủ theo các quy định tài
chính hiện hành của Nhà nước.


xii

CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƢỜNG
3.1 Định hƣớng cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN thuộc
Bộ TNMT trong thời gian tới
3.1.1 Định hướng chung
- Tăng cường công tác xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn tài chính cho
các hoạt động sự nghiệp
- Thực hiện chủ trương “Kinh tế hóa, tài chính hóa ngành TNMT”,

nâng cao giá trị đóng góp của ngành cho nên kinh tế quốc dân, tăng cường
bảo vệ môi trường, góp phần ổn định xã hội. Khẳng định ngành TNMT là
một trong những ngành chủ lực tham gia vào phát triển bền vững đất nước
3.1.2 Định hướng cụ thể
Để đạt được những định hướng tổng thể nêu trên, Bộ TNMT đã cụ thể
hóa thành những định hướng cụ thể cho từng lĩnh vực thuộc Bộ, gồm: đất
đai; tài nguyên nước; địa chất và tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường;
khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ.
3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các
ĐVSN thuộc Bộ TNMT
3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế
toán; trình độ, năng lực cán bộ quản lý tài chính kế toán
- Rà soát, sắp xếp và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài
chính của các ĐVSN.
- Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kế toán.
3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ chế lập, chấp hành dự toán và quyết
toán thu, chi NSNN


xiii

- Xây dựng kế hoạch và lập dự toán chi NSNN hàng năm cần bám sát
vào Chiến lược quy hoạch phát triển ngành, Kế hoạch trung, dài hạn của Bộ
TNMT và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, đề xuất các nhiệm vụ kế
hoạch thật cụ thể, chi tiết trên cơ sở đó lập dự toán chi NSNN cho phù hợp,
chính xác.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình thực hiện từng nhiệm vụ
được giao để phát hiện những khó khăn vướng mắc, đề xuất xử lý một cách
kịp thời, hiệu quả.
- Thường xuyên cập nhật những vướng mắc và bất cập của chế độ chi

tiêu, cơ chế chính sách tài chính của nhà nước trong quá trình thực tế áp dụng
tại đơn vị; để đề xuất và kiến nghị các cơ quan quản lý cấp trên nghiên cứu sửa
chữa, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế.
3.2.3 Nhóm giải pháp về cơ chế chi trả tiền lương, tiền công và thu
nhập tăng thêm:
- Chính sách tiền lương phải gắn liền với hiệu quả hoạt động của đơn
vị, trả lương đúng cho người lao động chính là đầu tư phát triển.
- Xây dựng định mức tiền công, tiền lương và chi phí hoạt động cung
ứng dịch vụ.
3.2.4 Nhóm giải pháp về xây dựng cơ chế, chính sách quản lý tài
chính ngành TNMT:
- Nghiên cứu xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật thuộc các lĩnh
vực: điều tra cơ bản về khí tượng thủy văn; lĩnh vực môi trường; sửa đổi một
số định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đã lạc hậu.
- Nghiên cứu cải tiến việc giao dự toán vốn sự nghiệp kinh tế, sự
nghiệp môi trường, nên chuyển sang hình thức đấu thầu cạnh tranh, nhằm
phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý vốn sự nghiệp đó
- Xây dựng quy chế quản lý tài chính ngành TNMT thống nhất trong
toàn Bộ.


xiv

- Tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý tài chính đối với các ĐVSN
thuộc Bộ TNMT, tăng cường kiểm tra giám sát quá trình thực hiện việc phân
cấp đó tại các ĐVSN.
3.2.5 Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ và về tổ chức bộ máy, biên
chế, nhân sự đối với lĩnh vực TNMT và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ và về tổ

chức bộ máy, biên chế, nhân sự đối với lĩnh vực TNMT là điều kiện cần và
đủ để thực hiện quyền tự chủ về tài chính đối với các ĐVSN thuộc Bộ
TNMT.
3.3 Kiến nghị thực hiện việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
đối với các ĐVSN thuộc Bộ TNMT
3.3.1 Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật NSNN 2002, các
văn bản pháp quy hướng dẫn Luật NSNN 2002, cụ thể:
- Về thẩm định và giao dự toán: Giao chi tiết theo nhiệm vụ và Bộ Tài
chính thẩm định chi tiết theo nhiệm vụ mà không thẩm định chi tiết theo
nhóm mục;
- Về xử lý kinh phí cuối năm: Đề nghị giao cho Bộ chủ quản xem xét
và quyết định và tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
- Về chỉnh lý quyết toán ngân sách: Đề nghị bổ sung thời gian chỉnh lý
quyết toán đối với đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí thuộc ngân sách trung
ương đến 31/3 năm sau.
3.3.2 Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và các Thông
tư hướng dẫn thực hiện Nghị định, cụ thể:
- Về nguyên tắc trả lương: Đề nghị thực hiện nguyên tắc trả lương theo
sản phẩm, tiền lương trả cho người lao động phải gắn với kết quả công việc
mà người đó hoàn thành.


xv

- Về hạch toán kế toán: Đối với khoản chênh lệch thu - chi do kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đề nghị cho kết chuyển luôn sang quỹ
đơn vị sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách, không đưa vào nguồn thu
khác của đơn vị.
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


xvi



×