Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.9 KB, 15 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
Trong chương này, luận văn trình bày một số vấn đề cơ bản về kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm:
1.1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.1 - Chi phí sản xuất
- Khái niệm: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác dùng cho quá trình sản xuất sản
phẩm mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.
- Phân loại chi phí sản xuất
+ Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí hay còn được
gọi là phân loại theo yếu tố bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi
phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
+ Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất hay theo
mục đích, công dụng kinh tế của chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm,
công việc hoàn thành: gồm có biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp:
+ Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán
chi phí gồm có chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
1.1.2 - Giá thành sản phẩm.


ii

- Khái niệm: Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao


động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một
khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
- Phân loại giá thành sản phẩm
- Căn cứ vào nguồn cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, gồm có ba loại: giá thành
sản phẩm kế hoạch, giá thành sản phẩm định mức và giá thành sản phẩm thực tế.
- Căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành hay phạm vi phát sinh chi phí, gồm có hai
loại: Giá thành sản xuất sản phẩm; Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.
1.1.3 - Mối quan hệ và sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
a
Giá thành
sản xuất

=

CPSX dở
dang đầu kỳ

+

CPSX phát
sinh trong kỳ

-

CPSX dở
dang cuối kỳ

(1.1)

1.1.4 - Các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của kế toán chi phí sản xuất, giá thành

sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
- Liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cần quán triệt
những nguyên tắc kế toán cơ bản như: Nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc nhất quán và
nguyên tắc thận trọng.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu kế toán, đó là: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh.
Các yêu cầu này cần được thực hiện đồng thời trong công tác kế toán, ví dụ: Yêu cầu
trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ
hiểu và có thể so sánh được.
1.2 - KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1.2.1 - Đối tượng và phương pháp tập hợp của kế toán chi phí sản xuất
- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất
theo các phạm vi và giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí


iii

sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công
nghệ,...) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng,...)
- Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần căn cứ vào: tính chất sản xuất và
đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; địa điểm phát sinh chi phí sản xuất
và công dụng của chi phí trong sản xuất; loại hình sản xuất; đặc điểm tổ chức sản
xuất,...
- Phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.
1.2.2 - Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Xem sơ đồ số 1.1)
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Xem sơ đồ số 1.2)
- Kế toán chi phí sản xuất chung (Xem sơ đồ số 1.3)
- Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.

Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành
trong kỳ: Phương pháp kê khai thường xuyên; và kiểm kê định kỳ.
+ Theo phương pháp kê khai thường xuyên (Xem sơ đồ 1.4)
+ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Xem sơ đồ 1.5)
1.2.3 - Đánh giá sản phẩm dở dang
- Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quy trình sản
xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy
trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm hoàn
chỉnh.
- Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất sản phẩm dở
dang cuối kỳ phải chịu.
- Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Theo các cách sau:
+ Theo giá trị nguyên vật liệu chính tiêu hao
+ Theo sản lượng ước tính tương đương
+ Theo 50% chi phí chế biến


iv

1.2.4 - Đối tượng tính giá thành sản phẩm
- Tính giá thành sản phẩm là việc kế toán sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp
được trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành
đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản
mục giá thành.
- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã
sản xuất hoàn thành trong kỳ cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
- Khi xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ
sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp.
- Các phương pháp tính giá thành
+ Phương pháp trực tiếp

+ Phương pháp cộng chi phí
+ Phương pháp hệ số
+ Phương pháp tỷ lệ chi phí
+ Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
+ Phương pháp liên hợp
1.3 - KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.3.1 - Các phương pháp xác định chi phí
Luận văn trình bày khái quát hai cách xác định chi phí sản xuất
- Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo công việc
- Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất.
1.3.2 - Định mức và dự toán chi phí sản xuất
* Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Định mức chi phí nhân công trực tiếp;
Định mức chi phí sản xuất chung; và Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất (bảng số
1.2)
* Dự toán chi phí sản xuất, bao gồm:


v

- Dự toán sản lượng sản xuất (Bảng số 1.3)
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Bảng số 1.4)
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp (Bảng số 1.5)
- Dự toán chi phí sản xuất chung (Bảng số 1.6)
* Phân tích thông tin chi phí với việc ra quyết định quản trị doanh nghiệp
- Phân tích sự biến động của tổng giá thành sản phẩm
- Phân tích điểm hòa vốn
1.4 - KINH NGHIỆM VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
Phần này luận văn trình bày khái quát kinh nghiệm của kế toán Mỹ, kế toán Pháp và

bài học cho Việt Nam về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ
BIẾN SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong chương này, luận văn trình bày tổng quan về các doanh nghiệp chế biến
sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như thực trạng, ưu điểm và tồn tại của công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp này.
2.1 - TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN SỮA TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1.1 - Vị trí, vai trò của ngành sữa trong đời sống kinh tế - xã hội và giới thiệu sơ
lược về một số doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà nội.
Sản phẩm sữa nói chung là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao,
thuận tiện và hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Sản phẩm sữa hiện nay là một trong
những mặt hàng luôn được người tiêu dùng quan tâm cả về chất lượng và giá cả.


vi

Ngành sản xuất sữa nước ta đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng khá mạnh tới
10-12%/năm, riêng sữa tiệt trùng đạt mức trung bình khoảng 20%. Nhu cầu và tiềm
năng phát triển ngành sữa ở Việt nam là rất lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn thành phố Hà nội có 3 đơn vị chế biến
sữa tiệt trùng có quy mô lớn, sản xuất trên dây chuyền chế biến hiện đại của tập đoàn
Tetra Pak (Thụy Điển), đó là: Nhà máy sữa Hà Nội (đơn vị thành viên của Công ty cổ
phần sữa Việt Nam); Công ty cổ phần sữa Hà nội (Hanoimilk); Công ty cổ phần sữa
Quốc tế (IDP). Ngoải ra trên địa bàn Hà Nội còn có 3 doanh nghiệp chế biến sữa với
công nghệ thấp, quy mô sản xuất nhỏ như Công ty cổ phần sữa Ba Vì, Công ty cổ phần
thực phẩm ANCO; và Nhà máy chế biến sữa Phù Đổng (trực thuộc Công ty TNHH NN
một thành viên Giống Gia súc Hà nội).

2.1.2 - Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp
chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Đặc điểm sản phẩm sữa
- Có 3 dòng sản phẩm chính là sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng và sữa chua ăn, trong đó
dòng sản phẩm sữa tiệt trùng chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Trong từng dòng sản phẩm lại chia thành các loại hương vị khác nhau, kiểu hộp khác
nhau, như hộp Brick 180ml, hộp Brick 110ml, hộp Wedge 110ml, ...
* Quy trình chế biến sữa
Quy trình chế biến sữa tiệt trùng, sữa chua ăn là quy trình liên tục và khép kín.
Thời gian từ khi nạp nguyên liệu vào đến khi kết thúc quy trình cho ra thành phẩm
hoàn chỉnh chỉ mất 20-22 giờ đối với sản phẩm sữa tiệt trùng hoặc 30 giờ đối với sản
phẩm sữa chua ăn nên trong các doanh nghiệp chế biến sữa, không có sản phẩm dở
dang cuối kỳ. Hỗn hợp sữa sau chế biến được dẫn tới các máy rót khác nhau để đóng
gói vào từng kiểu hộp khác nhau.
(Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến sữa tiệt trùng, sữa chua ăn - xem sơ đồ 2.1 và sơ
đồ 2.2)


vii

2.1.3 - Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của các doanh nghiệp chế biến sữa
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa
bàn thành phố Hà Nội về cơ bản vẫn mang tính chất sản xuất hàng loạt. Với đặc điểm
sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc điểm tổ chức sản xuất như trên, mô hình
quản lý của các doanh nghiệp chế biến sữa này thường được tổ chức theo kiểu trực
tuyến chức năng (Sơ đồ 2.3).
2.1.4 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp chế biến sữa trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Bộ máy kế toán được lựa chọn là hình thức tập trung (Sơ đồ 2.4).

2.2 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN SỮA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- Các doanh nghiệp đều đã áp dụng phần mềm ứng dụng quản lí vào công tác kế toán
tại đơn vị.
- Hình thức sổ áp dụng: Nhật ký chung
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: Bình quân gia quyền tháng.
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo đường thẳng.
2.2.1 - Phân loại chi phí sản xuất theo theo mục đích và công dụng của chi phí,
theo cách phân loại này toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất được
tập hợp vào các khoản mục sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên


viii

vật liệu chính bao gồm sữa tươi, sữa bột, dầu bơ, đường,…Ngoài ra còn có các chi phí
nguyên vật liệu phụ như bao bì giấy Tetra pak, ống hút, màng co, thùng carton,…
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp, tiền
thưởng có tính chất lương, các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản
phẩm, từ khâu nạp nguyên liệu, phối trộn, rót,…đến khâu cuối cùng là đóng gói sản
phẩm.
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất còn lại phát sinh trong
phạm vi phân xưởng sản xuất.
2.2.2 - Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm.
- Phương pháp xác định chi phí: Các doanh nghiệp sử dụng đồng thời cả phương pháp
trực tiếp(đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) và phương pháp phân bổ gián tiếp
(đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
2.2.3 - Nội dung kế toán các khoản mục chi phí sản xuất
- Hệ thống tài khoản kế toán: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154
- Hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ được các doanh nghiệp sử dụng đúng
theo quy định của Bộ Tài chính.
- Hệ thống sổ sách:
+ Sổ chi tiết: Sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp, sổ chi tiết nhân công trực tiếp, sổ chi
tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, sổ chi tiết thành phẩm, ...
+ Sổ tổng hợp: Sổ tổng hợp bao gồm sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 621, 622,
627, 154, ...
* Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất theo tuần/ngày được lập từ trước bởi Phân xưởng
công nghệ, hàng ngày Trưởng ca (ca đầu tiên của ngày) căn cứ vào định mức sản xuất


ix

để tính ra tổng lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất trong ngày và làm đề nghị xuất
kho nguyên vật liệu cho khâu chế biến theo mẫu biểu 2.1. Khi tiến hành chế biến cho
từng mẻ Trưởng ca lập Phiếu chế biến có xác nhận của QA.
Nguyên liệu chế biến bao gồm sữa bò tươi, sữa bột gầy, sữa bột béo, dầu bơ, đường,
chất ổn định, hương liệu, vitamin,…
Cũng căn cứ vào lịch sản xuất thì tổ trưởng Tổ rót làm Phiếu đề nghị xuất kho
yêu cầu xuất nguyên vật liệu cho khâu rót thành phẩm bao gồm: Bao bì giấy Tetra Pak,
Strip, ống hút, màng co, keo dán; (Mẫu biểu 2.2) Tổ trưởng Tổ bao gói làm Phiếu đề
nghị xuất kho yêu cầu xuất nguyên liệu cho khâu bao gói thành phẩm, gồm những loại

nguyên vật liệu như: thùng carton, băng dính,…(Mẫu biểu 2.3)
Tất cả các Phiếu xuất kho đều được Phụ trách bộ phận, Thủ trưởng duyệt trước khi
chuyển tới Thủ kho để tiến hành thủ tục xuất nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ chi phí sản
xuất kinh doanh tài khoản 621. (Mẫu biểu 2.4); Sổ Cái tài khoản 621 (Mẫu biểu 2.6)
Cuối tháng toàn bộ lượng nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp được tập hợp trên bảng
tổng hợp Phiếu xuất kho (Mẫu biểu 2.5)
* Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn
thành phố Hà nội là tiền lương, tiền ăn trưa, ăn ca, các khoản tiền thưởng có tính chất
lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) theo tỷ lệ quy định hiện
hành tính vào chi phí sản xuất trong kỳ của công nhân trực tiếp tham gia vào dây
chuyền sản xuất sản phẩm. Cụ thể, BHXH được trích là 15% trên lương cơ bản, BHYT
được trích là 2% trên lương cơ bản; KPCĐ được trích là 2% trên lương thực tế.
Tại cả hai doanh nghiệp, với đặc trưng là các công ty sản xuất có quy mô tương
đối lớn (trên 250 lao động) nên đều đã sử dụng máy chấm công. Cuối tháng bộ phận
lao động tiền lương căn cứ vào Bảng chấm công, Phiếu báo ốm, báo nghỉ để lập Bảng
thanh toán tiền lương tháng của từng phòng ban, phân xưởng và chuyển sang Phòng Kế


x

toán. Kế toán tiền lương căn cứ vào đó lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
cho toàn Công ty (ví dụ Mẫu biểu 2.7 - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
tháng 12/2008, Công ty Hanoimilk).
* Hạch toán chi phí sản xuất chung
Việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung được theo dõi trên tài khoản
627. Hàng ngày, căn cứ vào các Phiếu xuất kho nguyên liệu, công cụ, dụng cụ dùng
cho sản xuất chung, kế tóan xác định chi phí nguyên liệu dùng chung phân xưởng; căn
cứ vào các chứng từ để phản ánh dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại,…) và các

khoản chi phí bằng tiền khác để kế toán vào tài khoản 627 trên Sổ Nhật ký chung. Cuối
tháng, căn cứ vào bảng Phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ
khấu hao, kế toán xác định chi phí lương và khấu hao phục vụ sản xuất tại phân xưởng.
Mẫu biểu 2.9 – Phụ lục: Sổ cái tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung – Tháng
12/2008 – Công ty sữa Hanoimilk).
2.2.4 - Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Hiện nay, ở hầu hết các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà nội đều
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sử dụng tài khoản 154 –
“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng
sau khi được tập hợp trên các tài khoản chi phí 621, 622 và 627 sẽ được tổng hợp và
kết chuyển sang tài khoản 154.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán trên tài khoản 621 đã được mở chi tiết cho
từng loại thành phẩm, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sau khi
được tập hợp trên tài khoản 622 và 627, cuối kỳ được phân bổ và kết chuyển cho từng
loại thành phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc số lượng sản
phẩm hoàn thành. Tài khoản 154 cũng được mở chi tiết cho từng loại thành phẩm.
* Đánh giá sản phẩm dở dang: không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.2.5 - Phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.


xi

- Đơn vị tính giá thành là hộp.
- Kỳ tính giá thành là tháng.
- Phương pháp tính giá thành: Sử dụng phương pháp giản đơn
2.3 - Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà nội.
2.3.1 - Ưu điểm
Các doanh nghiệp đều xác định được vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm trong việc cung cấp thông tin cho quản lý (doanh nghiệp).
- Về công tác lập và tổ chức luân chuyển chứng từ, ghi chép trên các sổ kế toán của
doanh nghiệp đều được tiến hành theo đúng chế độ và bảo đảm cung cấp thông tin
nhanh, chính xác phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp.
- Về tổ chức tài khoản kế toán: Các doanh nghiệp đều tổ chức sử dụng các tài khoản kế
toán phục vụ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo đúng chế độ kế
toán.
- Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: Các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn
thành phố Hà nội đều đã được trang bị phần mềm kế toán với đầy đủ các sổ sách kế
toán theo đúng chế độ kế toán, cập nhật theo chế độ kế toán mới.
- Về tổ chức báo cáo, thông tin kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của
các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đáp ứng được yêu cầu
thông tin cho việc lập báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của Nhà nước.
- Về phân loại chi phí sản xuất: Các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố
Hà nội đều đã tiến hành phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm theo khoản mục.
- Về việc xác định kỳ hạch toán: Việc xác định kỳ hạch toán theo tháng là phù hợp.
- Về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản
phẩm và việc vận dụng các phương pháp tính giá thành là phù hợp với điều kiện thực
tế của doanh nghiệp.


xii

2.3.2 - Tồn tại
* Trên góc độ kế toán tài chính:
- Về cách thức tập hợp chi phí: Tại Công ty cổ phần sữa Quốc tế chi phí của một số
nguyên vật liệu chính như: sữa tươi, sữa bột, dầu bơ, đường được tập hợp cho cả tháng
sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo số lượng sản phẩm hoàn thành dựa trên
định mức của từng loại sản phẩm. Phương pháp này chưa phản ánh chính xác chi phí

về nguyên liệu cho từng loại sản phẩm do định mức xây dựng chỉ áp dụng cho nguyên
liệu sử dụng là sữa bột mà chưa tính toán đối với sữa tươi.
- Về tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung: Cách
phân bổ của Công ty cổ phần sữa quốc tế theo tiêu thức là sản lượng sản phẩm hoàn
thành tính theo đơn vị hộp là chưa chính xác.
- Về nguyên tắc trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định: Các doanh nghiệp vẫn áp
dụng nguyên tắc trích khấu hao là tròn tháng. Việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ
được chia đều cho các sản phẩm hoàn thành trong tháng mà không tính đến chủng loại
hộp sản phẩm, sản lượng sản phẩm hoàn thành để phân bổ chi phí khấu hao của bộ
phận máy rót.
- Về kế toán chi phí sản xuất chung: Các doanh nghiệp chưa phân loại chi phí sản xuất
chung (phản ánh trên tài khoản 627) thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí
sản xuất chung biến đổi, nên việc hạch toán khoản chi phí này chưa được thực hiện
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/3/2006 của Bộ Tài chính.
- Về kế toán sản phẩm hỏng, chi phí thiệt hại ngừng sản xuất: Chưa được các doanh
nghiệp thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
* Trên góc độ kế toán quản trị:
- Việc phân loại chi phí phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp chưa được xem xét, mà
chỉ phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất để phục vụ hạch
toán chi phí và tính giá thành trong kế toán tài chính.


xiii

- Các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà nội đều chưa xây dựng
được định mức, dự toán về chi phí sản xuất một cách đầy đủ, chính xác.
- Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc tổ chức kế toán quản trị chi phí - giá
thành, chưa xác định rõ mối liên hệ cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong doanh
nghiệp.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN SỮA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong chương này, luận văn đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm
hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.1 - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SỮA ĐẾN NĂM 2020
Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt tại quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008, đối với ngành sữa thì mục
tiêu đặt ra là sản lượng sữa đạt 1.000 tấn, trong đó đến năm 2015 đạt 700 nghìn tấn;
lượng sữa bình quân/người: đến năm 2010 đạt 4,3kg, năm 2015 đạt 7,5kg và năm 2020
đạt trên 10kg.
3.2 - NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Yêu cầu:
+ Nội dung hoàn thiện phải phù hợp với chuẩn mực kế toán trong nước cũng như
chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phải đảm bảo những nguyên tắc của chế độ kế
toán tài chính hiện hành.


xiv

+ Nội dung hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
phải đảm bảo dựa trên những điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
+ Nội dung hoàn thiện phải kết hợp có hiệu quả việc thu thập thông tin vừa phục vụ
cho công tác kế toán tài chính vừa phục vụ cho công tác kế toán quản trị.
- Phương hướng:
+ Dưới góc độ kế toán tài chính: Hoàn thiện những nội dung kế toán chi phí và tính giá

thành sản phẩm còn chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành hoặc chưa phù hợp với
điều kiện sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Dưới góc độ kế toán quản trị: Xây dựng và hoàn thiện mô hình kế toán quản trị chi
phí giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho công tác
quản trị doanh nghiệp.
3.3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN SỮA TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.3.1 - Dưới góc độ kế toán tài chính
- Hoàn thiện kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.
- Hoàn thiện kế toán ngừng sản xuất.
- Hoàn thiện về nguyên tắc trích và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ.
- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung.
3.3.2 - Dưới góc độ kế toán quản trị
- Tổ chức phân loại chi phí trong các doanh nghiệp chế biến sữa theo yêu cầu của kế
toán quản trị.
- Xây dựng các định mức chi phí sản xuất
- Xây dựng hệ thống dự toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến sữa
- Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa bộ phận kế toán với các phòng ban khác; tổ chức
sử dụng thông tin cho mục đích kiểm soát quản lý ở các doanh nghiệp
3.4 - CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN


xv

3.4.1 - Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
- Tiếp tục ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tài chính, các chuẩn mực
kế toán, kiểm toán và chế độ kế toán cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường ở
Việt nam cũng như thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Đối với kế toán quản trị, nhà nước cần có chính sách tuyên truyền, phổ biến kiến thức

cũng như tầm quan trọng của kế toán quản trị đến các loại hình doanh nghiệp.
3.4.2 - Về phía các doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp cần vận dụng tốt chế độ kế toán hiện hành của nhà nước vào công
tác kế toán, phù hợp với tình hình về tổ chức bộ máy và đặc điểm sản xuất sản phẩm
của từng doanh nghiệp.
- Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý, có sự phân định rõ ràng về trách
nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin.
- Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy kế toán doanh nghiệp theo hướng kết hợp kế toán tài
chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán.
- Xây dựng hệ thống định mức chi phí chính xác và phù hợp để vận dụng trong doanh
nghiệp nhằm cung cấp một nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho kế toán quản trị trong việc
dự báo và kiểm soát chi phí.



×