PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày 15 tháng 9 năm 2016
KẾ HOẠCH CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP
“Một số giải pháp giúp học sinh Khối 8 vận dụng kiến thức môn Giáo dục
công dân vào thực tiễn”.
I. THỰC TRẠNG.
Trường THCS Thạnh Lợi, là địa phương còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao,
học sinh tại trường với nhiều thành phần khác nhau, nhiều em được tiếp cận với
trình độ, thông tin hiện đại từ rất sớm nhưng cũng còn rất nhiều em sinh sống ở
những nơi còn khó khăn, chất lượng học tập chưa đồng đều, trong đó có nhiều em
còn yếu và dễ sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Nhiều em còn rất bở
ngỡ trong các hoạt động tập thể, nhóm, hoạt động ngoại khóa, thể hiện sự thiếu tự
tin, rụt rè khi nhà trường, giáo viên tổ chức các hoạt động chung.
Theo sự phát triển của xã hội, các mặt trái cũng ảnh hưởng rất lớn đến công
tác giáo dục đạo đức học sinh, tình hình học sinh vi phạm pháp luật, đạo đức ở tất
các địa phương có chiều hướng gia tăng, trong đó Trường Trung học cơ sở Thạnh
Lợi huyện Tháp Mười cũng không ngoại lệ.
II. NỘI DUNG.
1. Nhiệm vụ:
Như chúng ta đã biết, nội dung và các bài học trong sách giáo khoa môn
Giáo dục công dân (GDCD) là sử dụng chung cho cả nước, nên các nội dung còn
mang tính chung, một số bài chưa sát với tình hình thực tế địa phương, còn khô
khan, ít hình ảnh minh họa, số lượng chủ đề trong chương trình còn cao, gây áp
lực cho giáo viên phải đảm bảo đầy đủ dẫn đến việc triển khai, thực hiện một số
nội dung chưa sâu sát vào tình hình thực tế của địa phương, trường lớp.
Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn GDCD mặc dù đã được tham gia tập huấn
thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về năng lực chuyên môn trong công
tác đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều đồng chí chỉ chú trọng vào các nội
dung trong sách giáo khoa, sử dụng phương pháp cũ, chưa tổ chức được cho các
em có dịp tự nhận biết, tranh luận suy nghĩ với nhau về vấn đề, tình huống mà
mình thấy trong thực tế, không được tham gia các hoạt động thực tế, ngoại
khóa…. làm học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú khi học.
Công tác kiểm tra còn nặng về các nội dung kiến thức trong sách giáo khoa
cho nên học sinh chỉ cần thuộc lòng các nội dung giáo viên cho chép là xong, sau
đó chẳng để lại ấn tượng gì khi sang bài mới. Giáo viên chưa cảm nhận được là
các em cần những gì và bao nhiêu để có thể cảm thụ, vận dụng vào cuộc sống sau
này. Vì vậy cần đổi mới phương pháp vận dụng kiến thức của môn GDCD vào
thực tiễn.
2. Chỉ tiêu:
Chỉ tiêu cho HK I là 85 % đổi mới phương pháp vận dụng kiến thức môn
Giáo dục công dân vào thực tiễn”.
Chỉ tiêu cho HK II là 100 % đổi mới phương pháp vận dụng kiến thức môn
Giáo dục công dân vào thực tiễn” dạy học.
3. Giải pháp:
Môn GDCD là môn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học
sinh cho nên làm sao cho các em thấy được những kiến thức giảng dạy cho các em
chính là cuộc đời, là cuộc sống xung quanh mình, làm sao để học sinh tự liên hệ,
vận dụng, khắc sâu kiến thức vào thực tiễn cuộc sống là vấn đề mà tôi trăn trở và
nghiên cứu các giải pháp để thực hiện. Qua tích lũy kinh nghiệm giảng dạy và học
hỏi thêm một số đồng nghiệp, các tài liệu tập huấn, bản thân đã áp dụng một số
giải pháp sau để thực hiện ở các em học sinh Khối 8:
Giải pháp 1: Đa dạng hóa các hình thức làm việc nhóm.
Hoạt động nhóm là phương pháp được tổ chức nhiều nhất và sử dụng ở hấu
hết tất cả các môn học. Tôi đã nghiên cứu và vận dụng phương pháp này thường
xuyên, một cách có hiệu quả như để các hoạt động nhóm không bị nhàm chán và
tạo điều kiện cho các em học sinh có điều kiện giao lưu, chia sẻ với nhau, giáo
viên phải thay đổi, đa dạng hóa các hình thức như chia nhóm theo các chủ đề
chính của bài học, theo số thứ tự, theo địa bàn ấp, theo sở thích… Ví dụ: Bài 8
“Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác” có thể chia thành các nhóm: nhóm các
dân tộc Việt Nam, nhóm các dân tộc Châu Phi, nhóm các dân tộc Châu Âu; Bài 13
“Phòng chống tệ nạn xã hội” ta có thể chia theo địa bàn ấp hoặc theo các nhóm:
Nhóm phòng chống mê tín dị đoan, nhóm phòng chống cờ bạc, nhóm phòng
chống rượu bia … qua đó giúp học sinh không chán nản khi lúc nào mình cũng ở
nhóm 1, nhóm 2 mà lúc đó mình sẽ là người mới, được làm việc với những người
cùng sở thích, cùng biết đặc điểm tình hình ở địa bàn ấp mình sinh sống, có cơ hội
thể hiện mình, tạo không khí phấn khởi, thích thú khi học.
Giải pháp 2: Chuyên gia tư vấn.
Ở lứa tuổi này, các em rất thích được thể hiện mình, mong muốn được làm
người lớn như những bác sĩ, kỹ sư, luật sư, công an… do đó tôi mạnh dạn tạo điều
kiện cho học sinh tự phải tìm hiểu những điều mình chưa biết, những điều mình
chưa hiểu qua hoạt động “tư vấn”. Tùy theo từng nội dung bài và khả năng của
từng học sinh giáo viên tổ chức các buổi tư vấn ngay tại lớp học với hình thức mời
hoặc chỉ định 3, 4 học sinh am hiểu, có kiến thức về lĩnh vực đó lên làm chuyên
gia tư vấn, các bạn khác sẽ đặt câu hỏi và nhờ chuyên gia trả lời
Giải pháp 3: Giới thiệu các văn bản Luật.
Xác định Khối 8 là khối lớp vừa tiếp tục được giáo dục về các chuẩn mực
đạo đức đồng thời cho học sinh học các kiến thức về pháp luật, các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, thái độ và hành vi khi phát hiện các vụ việc vi
phạm pháp luật có tính cao hơn…cho nên trong từng bài học giáo viên sưu tầm và
giới thiệu cho các em biết về các văn bản có liên quan đến bài học như Luật, Nghị
định, Thông tư, các tờ bướm tuyên truyền… Ví dụ bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của
công dân trong gia đình” có Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định
70/2001/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình, Nghị định 24/2013/NĐCP Quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số tờ bướm tuyên truyền…
Từ đó giúp các em biết được từng lĩnh vực nhà nước đều có những văn bản
luật quy định cụ thể, hướng dẫn thi hành cũng như xử lý khi tổ chức, cá nhân vi
phạm, kích thích các em có hứng thú tìm hiểu, chấp hành và tuyên truyền cho mọi
người cùng thực hiện.
Giải pháp 4: Ngoại khóa thực tế.
Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, văn nghệ, tham gia các câu lạc bộ do nhà trường đặt ra. Đây là hoạt động mà
đa số các giáo viên có tâm lý e ngại vì rất khó quản lý, tổ chức. Tuy nhiên đây là
một cách tổ chức rất hiệu quả để lấy từ thực tế cuộc sống làm bài học và đưa bài
học vào làm kỹ năng cho chính bản thân các em. Các tiết ngoại khóa tôi thường
lấy những chủ đề có tính thời sự nóng, phổ biến rộng rãi tại địa phương để tổ chức
như “an toàn giao thông”, “game và học đường”, “hoạt động xã hội, tại sao
không?”…
Giải pháp 5: Kiểm tra vận dụng.
Tôi không bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng nội dung này, văn bản
kia mà yêu cầu học sinh từ một tình huống, câu chuyện, sự việc trong thực tế em
hãy nêu ra những trọng tâm của vấn đề, cách xử lý, thái độ của em khi gặp tình
huống đó, pháp luật có những quy định như thế nào đối với lĩnh vực này… Bên
cạnh đó, bản thân luôn tạo cảm giác gần gũi với học sinh, tôi quan tâm, tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng, về hoàn cảnh gia đình để giúp đỡ kịp thời những khó khăn,
vướng mắc. Đối với học sinh chưa ngoan có thể áp dụng nhiều biện pháp khác
nhau, tùy từng đối tượng mà có cách giúp đỡ, luôn làm gương trong cách đối
nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác …từ đó đã tạo cho học
sinh cảm giác không bị áp lực học thuộc lòng mà tạo cho em biết tự suy nghĩ, vận
dụng cách ứng xử khi gặp ngoài thực tế cuộc sống.
III. Thời gian thực hiện:
Năm học 2016– 2017.
DUYỆT CỦA TTCM
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Nguyễn Thị Điệp
1. Sơ kết học kỳ I:
…………………………………………………………………………………….....
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................
…………………………………………………………………………………….....
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................
2. Giải pháp cho học kỳ II:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..........................
…………………………………………………………………………………….....
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................
3. Kết quả cả năm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.........................................................
…………………………………………………………………………………….....
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................
V. Kiến nghị: (Nếu có)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................
…………………………………………………………………………………….....
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................