Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tiết 35 Học thuyết tiến hoá cổ điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.54 KB, 5 trang )

Soạn:12/01/2009 Giảng:15/01/2009
CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Tiết 35 HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac.
- Phân tích được các quan niệm của Đacuyn về:
+ Biến dị và di truyền, mối quan hệ của chúng đối với chọn lọc.
+ Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành đặc điểm thích nghi.
+ Sự hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu thận thông tin, phát hiện kiến
thức.
- Phát triển được năng lực tư duy lí thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá).
3. Thái độ
- Giáo dục quan điểm khoa học về sự tiến hoá của sinh giới.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng 35 SGK.
2. Học sinh: Đọc bài trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (05’)
Câu hỏi: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở những bằng chứng sinh
học phân tử nào?
Đáp án: - Có chung mã di truyền – thông tin DT ở tất cả các loài đều được mã hoá theo
nguyên tắc chung, cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã, các giai đoạn chuyển hóa các chất,

- Đại phân tử hữu cơ cơ bản của sự sống: ADN, Pr.
- Vật chất di truyền ở các loài đều là ADN (trừ một số vi rút là ARN).
- Prôtêin của các loài đều được cấu tạo từ hơn 20 loại a.a.
2. Bài mới
Mở bài: “Tiến hoá” (evolution) là sự biến đổi có kế thừa theo thời gian dẫn tới sự hoàn


thiện trạng thái ban đầu và sự nảy sinh cái mới.
Lịch sử phát triển của giới hữu cơ biểu hiện ở sự biến đổi của các loài. Vì vậy nguồn gốc
các loài là vấn đề trung tâm của học thuyết tiến hoá.
Vì sao giới hữu cơ lại cực kì đa dạng như ngày nay?
Do đâu mỗi dạng sinh vật lại thích nghi hợp lí với điều kiện sống của nó như vậy?
Giải đáp được 2 câu hỏi trên quan điểm tiến hoá sẽ đánh đổ quan điểm duy tâm siêu hình
trong sinh học. Đặc biệt việc giải đáp vấn đề thích nghi được xem là chìa khoá của lí luận tiến
hoá. Bên cạnh đó, học thuyết tiến hoá còn đề cập tới:
- Nguồn gốc sự sống.
- Qua đó phân tích đặc điểm và tác dụng của các quy luật của giới vô cơ, quy luật sinh
học, quy luật xã hội.
- Làm rõ sự sai khác giữa tiến hoá hoá học, sinh học và tiến hoá xã hội.
Các nhà khoa học đã giải thích những vấn đề trên như thế nào?
Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung
15’
8’
GV: - Vì sao giới sinh vật lại đa dạng và thích nghi
hợp lí với môi trường sống?
- Quan điểm duy tâm về sinh giới: Tồn tại một
dạng ý thức tuyệt đối, ý niệm tinh thần tuyệt đối,… có
trước, sinh ra và quyết định thế giới vật chất. Tôn giáo
sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm cơ sở lí luận và cho
rằng: Các loài sinh vật do Thượng đế sáng tạo cùng
một lần, mang những đặc điểm thích nghi hợp lí ngay
từ đầu và không hề biến đổi.
- Quan điểm duy vật biện chứng: Thế giới vật chất
có trước sinh ra và quyết định ý thức. Trong thế giới
vật chất mọi hiện tượng, sự vật luôn liên hệ tác động
qua lại lẫn nhau.
Biến đổi là thay đổi thành khác trước. Tiến hoá là

sự phát triển trong sinh giới.
Tiến hoá là biến đổi dần theo hướng phát triển từ
thấp lên cao, trái với thoái hoá.
- Lamac là người đầu tiên xây dựng một học thuyết
có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới. Theo ông tiến
hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ
đơn giản đến phức tạp.
HS nghiên cứu SGK trang 140.
Hỏi: Nêu các luận điểm chính của học thuyết
Lamac?
HS:
GV: - Dưới tác động của môi trường, các loài sinh
vật được biến đổi từ loài này sang loài khác.
+ Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của
môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới
từ một loài tổ tiên ban đầu.
+ Cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác là
do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi
của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động
của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ
quan đó liên tục phát triển còn cơ quan nào không hoạt
động thì cơ quan đó dần tiêu biến.
+ Những đặc điểm thích nghi được hình thành do
sự tương tác của SV với môi trường theo kiểu “sử dụng
hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền
cho thế hệ sau.
Như vậy, theo Lamac, từ một loài tổ tiên ban đầu
do môi trường thay đổi theo những hướng khác nhau
nên lâu ngày, các sinh vật sẽ “tập luyện” để thích ứng
với các môi trường mới và do vậy hình thành nên

những loài khác nhau.
Hỏi: Quan sát và giải thích hình 35.a theo quan
điểm của Lamac?
HS: (Do lá cây dưới thấp không còn hay ở những
nơi toàn cây lá trên cao, hươu phải vươn cổ lên để ăn
được các lá trên cao. Do cổ vươn dài ra để ăn lá nên cổ
hươu dài dần ra và sự biến đổi này được di truyền cho
đời sau. Ở những thế hệ tiếp sau, hươu tiếp tục vươn
I. Học thuyết của Lamac
- Những biến đổi trên cơ thể
sinh vật là do tác dụng của ngoại
cảnh hoặc do tập quán hoạt động,
đều được di truyền và tích luỹ
qua các thế hệ → hình thành loài
mới.
- Giải thích các đặc điểm hợp
lí trên cơ thể sinh vật: do ngoại
cảnh thay đổi chậm chạp nên
sinh vật có khả năng thích nghi
kịp thời và trong lịch sử không
có loài nào bị đào thải.
- Sinh vật vốn có khả năng
phản ứng phù hợp với sự thay
đổi điều kiện môi trường và mọi
cá thể trong loài đều nhất loạt
phản ứng theo cách giống nhau
trước điều kiện ngoại cảnh mới.
dài cổ ra để ăn những lá trên cao hơn, do đó từ loài
hươu cổ ngắn, dần dần tiến hoá thành loài hươu cao cổ)
Hỏi: Hạn chế và ý nghĩa của học thuyết Lamac?

HS:
GV: Quan điểm của Lamac về cơ bản là sai nhưng
ông là một trong số những người đầu tiên thừa nhận
các loài có biến đổi do môi trường chứ không phải là
bất biến.
- Hạn chế: Chưa giải thích
được chiều hướng tiến hoá từ
đơn giản đến phức tạp nên ông
giả thiết: sinh vật vốn có một
khuynh hướng không ngừng
vươn lên tự hoàn thiện.
15’ GV giới thiệu về Đacuyn: SGK… Năm 22 tuổi,
ông đã tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế
giới. Những quan sát thu được từ tự nhiên trong chuyến
đi này đã giúp ông rất nhiều trong việc hình thành nên
thuyết tiến hoá sau này. Năm 1859, Đacuyn công bố
công trình “Nguồn gốc các loài” giải thích sự hình
thành các loài từ một tổ tiên chung bằng cơ chế CLTN.
HS nghiên cứu SGK.
Hỏi: Biến dị là gì? Có những loại biến dị nào?
HS:
Hỏi: Những loại biến dị và biến đổi nêu trên tương
ứng với những loại biến dị nào theo quan điểm di
truyền học hiện đại?
HS: (Biến đổi - thường biến.
Biến dị - biến dị di truyền (ĐB, biến dị tổ hợp).
Hỏi: Vai trò của biến dị và di truyền đối với tiến
hoá?
HS:
Hỏi: Nêu hạn chế trong quan niệm của Đacuyn

trong vấn đề này?
HS:
HS nghiên cứu SGK thảo luận hoàn thành phiếu
học tập sau:
Nội dung CLNT CLTN
Nguyên liệu
Nội dung
Động lực
Kết quả
Vai trò
Hỏi: Quan sát và giải thích hình 35.b theo quan
điểm của Đacuyn?
HS: ( Trong loài hươu cổ ngắn, một số biến dị cá
thể xuất hiện, trong đó có con có cổ dài. Khi lá cây
dưới thấp không còn, những con cổ ngắn không kiếm
được lá cây để ăn sẽ bị chết, còn hươu cổ dài vẫn ăn
được những lá trên cao nên sẽ được sống sót nhiều
hơn, phát triển ưu thế hơn, sinh sản nhiều và con cháu
ngày càng đông. Quá trình này được diễn tiến qua thời
gian dài đưa đến sự hình thành loài hươu cao cổ)
GV: Giải thích 4 điểm tồn tại trong học thuyết
Lamac:
- Vì sao ngày nay mỗi loài sinh vật đều thích nghi
hợp lí với điều kiện sống của nó? Vì CLTN đã đào thải
II. Học thuyết của Đacuyn
1. Biến dị và di truyền
- Biến dị cá thể là những đặc
điểm sai khác giữa các cá thể
cùng loài.
- Di truyền: tích luỹ các biến

dị nhỏ thành các biến đổi lớn
Do đó sinh vật mới tiến hoá
thành nhiều dạng, đồng thời vẫn
giữ được đặc điểm riêng của
từng loài.
- NX: Tác dụng trực tiếp của
ngoại cảnh hay tập quán hoạt
động của ĐV chỉ gây ra những
biến đổi đồng loạt theo một
hướng xác định tương ứng với
đk ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong
chọn giống và tiến hoá.
- Hạn chế: chưa hiểu rõ
nguyên nhân phát sinh biến dị và
cơ chế di truyền các biến dị.
2. Chọn lọc
- Chọn lọc nhân tạo:
Ví dụ: + Từ cây mù tạc
hoang dại qua CLNT con người
đã tạo ra nhiều loài rau khác
nhau: su hào. súp lơ xanh, súp lơ
trắng, cải xoăn, cải Bruxen, bắp
cải.
+ Gà rừng gà trứng, gà
thịt, gà trứng - thịt, gà chọi, gà
cảnh.
- Chọn lọc tự nhiên:
những dạng kém thích nghi. Sự xuất hiện loài mới gắn
liền với sự xuất hiện những đặc điểm thích nghi mới.
- Vì sao các loài đều biến đổi liên tục nhưng ngày

nay ranh giới giữa các loài đang tồn tại khá rõ rệt,
gián đoạn? Vì CLTN đã đào thải những dạng trung
gian.
- Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà
sinh giới đã phát triển nhanh chóng, với tốc độ ngày
càng nhanh? Vì chọn lọc đã diễn ra theo con đường
phân li, một loài gốc có thể sinh ra nhiều loài mới. Tốc
độ biến đổi của các loài phụ thuộc vào sự thay đổi các
điều kiện khí hậu địa chất. Các nhóm xuất hiện sau đã
kế thừa các biến đổi có lợi trên cơ thể của các nhóm
xuất hiện trước, thích nghi hơn nên phát triển nhanh
hơn.
+ Vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức
ngày càng cao mà ngày nay bên cạnh các nhóm có tổ
chức cao vẫn song song tồn tại các nhóm có tổ chức
thấp? Vì trong những hoàn cảnh nhất định, sự duy trì
trình độ tổ chức nguyên thuỷ hoặc đơn giản hoá tổ
chức vẫn đảm bảo sự thích nghi.
- Tác động của CLTN diễn ra
theo con đường phân li tính trạng
là cơ sở để giải thích sự hình
thành loài mới và nguồn gốc
thống nhất của các loài.
+ Các loài trên Trái đất đều
được tiến hoá từ một tổ tiên
chung, giống như các cành trên
một cây đều bắt nguồn từ một
gốc. Các nhánh con trên một
cành của “cây tiến hoá” đều có
chung một nhánh (loài tổ tiên

gần nhất), nhiều nhánh khác nhau
lại có chung nhánh lớn hơn (loài
tổ tiên xa hơn). Bên cạnh những
nhánh tươi tốt đại diện cho các
loài đang sống, cũng có rất nhiều
cành đã chết tương ứng với các
loài bị tuyệt chủng (hiện nay,
người ta biết rằng có tới 99% các
loài từng tồn tại trên Trái đất đã
bị tuyệt chủng).
ND CLNT CLTN
Nguyên liệu biến dị biến dị
Nội dung
Đào thải những biến dị bất lợi, tích
luỹ những biến dị có lợi phù hợp với
mục tiêu sản xuất của con người.
Đào thải những biến dị bất lợi, tích luỹ
những biến dị có lợi cho sinh vật.
Động lực Nhu cầu, thị hiếu của con người. Đấu tranh sinh tồn.
Kết quả
Tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng
phù hợp với nhu cầu của con người.
Dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản
ưu thế của những cá thể có kiểu gen
thích nghi với môi trường sống.
Vai trò
Là nhân tố quy định chiều hướng và
tốc độ biến đổi của các giống vật
nuôi, cây trồng.
Là nhân tố chính trong quá trình hình

thành các đặc điểm thích nghi trên cơ
thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
3. Củng cố - Hướng dẫn học bài và làm bài tập (5’)
* Củng cố: Nêu các ý như phần tóm tắt trong khung của SGK.
* Hướng dẫn học bài và làm bài tập.
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài 36 Học thuyết tiến hoá hiện đại.
Đáp án câu hỏi cuối bài SGK.
Câu 2. Vì: - Quan niệm cho rằng trong lịch sử không có loài nào bị đào thải không đúng
với các tài liệu cổ sinh vật học.
- Quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi
trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện
ngoại cảnh mới. Điều này không phù hợp với quan niệm ngày nay về đặc điểm vô hướng của
biến dị, tính đa hình của quần thể.
Câu 3. Mqh của biến dị, di truyền và chọn lọc:
- Biến dị cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
- Di truyền tạo điều kiện cho chọn lọc tích luỹ các biến dị.

×