Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN ATVSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.73 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


LỜI MỞ ĐẦU
Lao động là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Muốn lao động có năng suất chất lượng,
hiệu quả thì phải luôn gắn với công tác An toàn – Vệ sinh lao động.
Công tác huấn luyện AT-VSLĐ tại các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là một
công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp Việt
Nam, bởi nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho NLĐ, vừa mang lại lợi ích
cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc
gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt Nam.
Nhận thức rõ thực trạng và tầm quan trọng của việc công tác huấn luyện ATVSLĐ tại các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, em đã tìm hiểu và lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “công tác huấn luyện AT-VSLĐ tại các Doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay”.
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt
tình của cô Lưu Thu Hường, giảng viên bộ môn Bảo hộ lao động trường Đại học
Lao động – xã hội. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng bài tiểu
luận không tránh khỏi một số sai sót, mong nhận được lời đánh giá, nhận xét và bổ
sung của thầy cô giáo để bài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Danh mục các từ viết tắt
AT-VSLĐ: An toàn-vệ sinh lao động
VN: Việt Nam
NLĐ: người lao động
TNLĐ: tai nạn lao động



Chương 1: Tổng quan về công tác huấn luyện AT-VSLĐ tại các
Doanh nghiệp Việt Nam
1.

Cơ sở pháp lý
- Điều 150, Bộ Luật Lao Động ngày 18 tháng 06 năm 2012
- Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội.
- Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 01 năm 2011
của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Nghị định Số 45/2013/NĐ-CP ban hành ngày ban hành 10/05/2013 Quy định
chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ,
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động –

2.

Thương binh và Xã hội.
Các khái niệm
2.2.1 An toàn – Vệ sinh lao động
An toàn lao động là trạng thái nơi làm việc đảm bảo cho NLĐ được làm việc

trong điều kiện không ảnh hưởng đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức
khỏe
Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp
xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho NLĐ.
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động
gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh
lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của NLĐ, góp phần hạn chế tai nạn,

bệnh nghề nghiệp, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của NLĐ.
2.2.2 Tai nạn lao động

TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc


thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. (Theo điều 142 Bộ Luật Lao động sửa đổi
năm 2012).
2.2.3 Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với NLĐ. (Theo điều 142 Bộ Luật Lao động sửa đổi năm
2012)
2.2.4 Huấn luyện AT-VSLĐ

Huấn luyện AT-VSLĐ là việc tuyên truyền, bồi dưỡng để NLĐ nắm vững các
quy định AT-VSLĐ trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.

3.

Mục đích và ý nghĩa công tác huấn luyện AT-VSLĐ tại các Doanh nghiệp
3.2.1 Mục đích:
Công tác AT-VSLĐ gắn liền với hoạt động của mỗi NLĐ trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ, công việc được giao.
Mục đích của công tác AT-VSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học - công
nghệ, tổ chức - hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại
phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao độngan toàn và vệ
sinh. Như vậy sẽ:

+ Đảm bảo an toàn cho NLĐ, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra
tai nạn, chấn thương hoặc tử vong trong lao động.
+ Bảo đảm NLĐ khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh
tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.
+ Duy trì, phục hồi sức khoẻ và kéo dài thời gian làm việc cho NLĐ .
3.2.2


Ý nghĩa:
Ý nghĩa chính trị:
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực,

vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ lao động thấp, NLĐ
khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con


người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và
phát triển.
Công tác bảo hộ lao động làm tốt góp phần tích cực chăm lo bảo vệ
sức khỏe, tính mạng và đời sống NLĐ, biểu hiện quan điểm quần chúng,
quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con
người trong xã hội được tôn trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao
động không được cải thiện, xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng thì uy tín của
chế độ, uy tín của Doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
• Ý nghĩa xã hội:
Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của NLĐ. Bảo hộ
lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng
thời là yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của NLĐ.
Bảo hộ lao động đảm bảo xã hội trong sáng, lành mạnh, NLĐ khỏe

mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội. Khi TNLĐ
không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong
việc khắc phục hậu quả và tập trung cho các công trình phúc lợi xã hội.
• Ý nghĩa kinh tế:
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ
rệt. Trong lao động sản xuất nếu NLĐ được bảo vệ tốt, điều kiện lao động
thoải mái thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, tăng năng suất lao động, đạt
4.
4.1.

được hiệu quả kinh tế cao.
Nội dung công tác huấn luyện AT-VSLĐ
Đối tượng:
Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều
139, Điều 150 Bộ luật lao động, gồm các nhóm sau:
 Nhóm 1: Người làm công tác quản lý
a. Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các
chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân
sự; quản đốc các phân xưởng hoặc tương đương;
b. Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia
đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;


c. Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân
đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên
lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
 Nhóm 2:
a. Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động

của cơ sở;
b. Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, vệ
sinh lao động.
 Nhóm 3:
NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vệ sinh lao
động theo quy định trong Thông tư số 27/2013/TT – BLĐTBXH.
 Nhóm 4:
NLĐ không thuộc 3 nhóm nêu trên (lao động là người Việt Nam, NLĐ nước
ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc
cho người sử dụng lao động)
4.2.

4.3.

Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện tối thiểu với từng nhóm được quy định như sau:
 Nhóm 1 và nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm


cả thời gian kiểm tra;
Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời



gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra;
Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 30 giờ, bao gồm cả thời

gian kiểm tra.
Giảng viên huấn luyện
a. Huấn luyện kiến thức chung


Giảng viên là người có trình độ đại học trở lên và có một trong các điều kiện
sau:


-

Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc về an toàn lao động, vệ sinh
lao động tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các hội, đoàn thể, cơ quan
nghiên cứu;

-

Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công việc về an toàn lao động, vệ sinh
lao động ở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận
Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn
luyện có đủ năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội quyết định lựa chọn.

b.

Huấn luyện chuyên ngành

- Giảng viên huấn luyện lý thuyết là người có trình độ đại học trở lên phù hợp
với chuyên ngành huấn luyện và có một trong các điều kiện sau:
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có liên quan đến công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động tại các cơ quan nghiên cứu, các hội, đoàn
thể hoặc làm công tác quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về

an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
và có Giấy chứng nhận Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức hoạt
động dịch vụ huấn luyện có đủ năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định lựa chọn.
- Huấn luyện thực hành:
+ Huấn luyện thực hành nhóm 2: Giảng viên thực hành có trình độ từ cao
đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và phải thông thạo
công việc thực hành đối với các loại máy, thiết bị, hóa chất, công việc
được áp dụng thực hành theo Chương trình khung huấn luyện nhóm 2
được ban hành kèm theo Thông tư này;


+ Huấn luyện thực hành nhóm 3: Giảng viên phải có trình độ trung cấp trở
lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm
làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao
động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ
sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện.
+ Huấn luyện thực hành nhóm 4: Giảng viên có trình độ trung cấp kỹ thuật
trở lên hoặc người có kinh nghiệm làm việc thực tế ít nhất 5 năm.

Chương 2: Thực trạng công tác huấn luyện AT-VSLĐ tại các Doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay
2.1.

TÌNH HÌNH CHUNG

Công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong những năm vừa qua đã có những
chuyển biến tích cực về cả nội dung và phương pháp huấn luyện; số người được
huấn luyện tăng dần theo các năm. Từ năm 2000 - 2004, trung bình mỗi năm huấn
luyện cho trên 70 ngàn lượt cán bộ quản lý, trên 15 ngàn lượt chủ doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất kinh doanh, trên 700 ngàn lượt cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, y
tế tại doanh nghiệp, hàng triệu NLĐ trong đó có hơn 500 ngàn lượt người là nông
dân. Tuy nhiên số vụ TNLĐ qua từng năm vẫn tăng cao, số liệu sau đây nói cho
chúng ta biết rõ hơn.
2.1.1. Số vụ TNLĐ
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2015 trên
toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 79 vụ
- Số người chết: 666 người
- Số người bị thương nặng: 1.704 người


- Nạn nhân là lao động nữ: 2.432 người
2.1.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2015 so với năm 2014 cụ
thể như sau:

TT

Chỉ tiêu thống kê

Năm 2014

Năm 2015

Tăng/giảm

1


Số vụ

6.709

7.620

+911 (13,6 %)

2

Số nạn nhân

6.941

7.785

+844 (12,2 %)

3

Số vụ có người chết

592

629

+37 ( 6,2%)

4


Số người chết

630

666

+36 (5,7%)

5

Số người bị thương nặng

1.544

1.704

+160 (10,4 %)

6

Số lao động nữ

2.136

2.432

+296 (13,9%)

7


Số vụ có 2 người bị nạn trở lên

166

79

-87 (-54,4%)

Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014
Nguồn: />Qua những số liệu trên cho thấy thực trạng công tác huấn luyện AT-VSLĐ tại các
Doanh nghiệp VN hiện nay đáng báo động, số vụ TNLĐ năm 2015 xảy ra nhiều
hơn năm 2014 là 911 vụ ( tăng 13,6%), số người chết do TNLĐ năm 2015 nhiều
hơn so với năm 2014 là 844 người ( tăng 12.2%). Điều này cho thấy công tác huấn
luyện AT-VSLĐ tại các Doanh nghiệp VN còn nhiều bất cập cũng như chưa được
quan tâm chính xác.
Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, riêng trong năm 2015 số tiền thiệt hại do
TNLĐ ước tính 153,97 tỷ đồng (tăng so với năm 2014 là 53,97 tỷ đồng), thiệt hại
về tài sản ước tính 21,96 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 99697 ngày.


2.2.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân đến từ phía người sử dụng lao động: Chưa thực hiện đúng theo
quy định của Pháp luật về công tác huấn luyện AT-VSLĐ tại Doanh nghiệp, việc
đầu tư vào công tác tuyên truyền, giáo dục về AT-VSLĐ cũng như hướng dẫn tại
Doanh nghiệp chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa tốt, làm cho NLĐ không
nắm bắt rõ, không được trang bị đầy đủ kĩ năng cần thiết khi làm việc, dụng cụ bảo
hộ không có hoặc không phù hợp với công việc. Cách thức tổ chức lao động chưa

khoa học, điều kiện làm việc của các Doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có
hại, nguy hiểm.
Nguyên nhân đến từ phía NLĐ: NLĐ không hiểu rõ về quyền lợi cũng như
nghĩa vụ của mình khi làm việc. Nhiều NLĐ xuất phát từ các vùng nông thôn, chưa
được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi làm việc chỉ được hướng dẫn công việc vì
thế họ không biết rõ về mối nguy hiểm trong công việc. Một số NLĐ đã được đào
tạo qua trường lớp nhưng ý thức khi làm việc chưa cao, không tuân thủ các quy
định về AT-VSLĐ trong công việc, không mặc đồ bảo hộ, khi làm việc còn chưa
tập trung dẫn đến dễ xảy ra TNLĐ trong Doanh nghiệp.
Nguyên nhân đến từ phía quản lý Nhà nước: công tác kiểm tra, thanh tra các
Doanh nghiệp chưa thường xuyên,thiếu nhạy bén dẫn đến công tác huấn luyện về
AT-VSLĐ tại các Doanh nghiệp VN hiện nay chưa được thực hiện tốt. Các cuộc
thanh tra còn ít, hiệu quả không cao, cán bộ thanh tra có trình độ chuyên môn còn
thấp. Nhiều địa phương có cán bộ thanh tra ít, chưa tương xứng với quy mô, tốc độ
phát triển của Doanh nghiệp do đó không kịp thời nắm bắt, phát hiện những sai
phạm trong công tác AT-VSLĐ.
MỘT SỐ VỤ TNLĐ NĂM 2015
Vụ tại nạn do sập giàn giáo tại khu vực thi công đúc giếng chìm của công ty
2.3.

-

Sam sung tại dự án Formusa khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh vào lúc 19h50
ngày 25/3/2015 làm 13 người chết, 29 bị thương.


-

Vụ tai nạn do bục nước tại lò khai thác than xóm Xiềng, xã Lỗ Sơn, huyện


-

Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình vào 8h ngày 18/11/2015 làm 03 người chết.
Vụ tai nạn do sập lò vôi tư nhân thuộc xã Lại Xuân, Huyện Thủy Nguyên, tp

-

Hải Phòng vào 9h ngày 20/11/2015 làm 03 người chết.
Vụ tai nạn do rơi vận thăng lồng xảy ra vào khoảng 10h30 ngày 04/12/2015,
tại Công trình xây dựng Văn phòng làm việc, trung tâm thương mại và nhà ở
hỗn hợp, 52 Lĩnh Nam, phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội làm 03

-

người chết.
Vụ tai nạn do sập công trình xây dựng cây xăng tại Xã Sơn Kim 1, huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vào 14h ngày 9/12/2015 làm 2 người chết và 06

-

người bị thương.
Vụ tai nạn do đổ sập tại Công trình xây dựng trung tâm tiệc cưới và hội nghị
quốc tế Hoàng Tử, Khu Vực I, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Tp Cần
Thơ vào13h ngày 03/10/2015 làm 01 người chết và 04 người bị thương.
2.4.

NHẬN XÉT

Trong các vụ tai nạn trên đa phần là trong lĩnh vực xây dựng - ngành nghề
tiềm ẩn nhiều yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm. Trong các công trình xây

dựng điều kiện làm việc khó khăn nhưng công tác huấn luyện,trang bị
những phương tiện bảo hộ lại không được quan tâm đúng mực. Nhiều công
nhân có trình độ thấp, thậm chí chưa tốt nghiệp THPT, không có những hiểu
biết về các biện pháp an toàn trong lao động. Hiện nay công tác huấn luyện
AT-VSLĐ tại các Doanh nghiệp VN còn nhiều khó khăn, việc tổ chức các
buổi huấn luyện, tuyên truyền cho NLĐ gặp nhiều khó khăn một phần vì
điều kiện về thời gian, địa điểm, chi phí... nhưng phần lớn là do ý thức của
chủ đầu tư, của lãnh đạo các Doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mực đến
công nhân làm việc tại Doanh nghiệp của họ. Việc thực hiện đúng các quy
định về AT-VSLĐ tại nơi làm việc chưa thực sự hiệu quả, NLĐ không tuân
thủ các quy định, cán bộ không kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt đối với những
người không thực hiện AT-VSLĐ. Trong các công việc với điều kiện làm


việc khó khăn như làm việc trong hầm mỏ, làm việc trên cao thì NLĐ không
được Doanh nghiệp trang bị dụng cụ bảo hộ đảm bảo an toàn. Chính vì điều
này đã dẫn đến tình trạng TNLĐ tại VN ngày càng tăng, đặc biệt hậu quả
ngày càng nghiêm trọng. Vì thế, Nhà nước cần thắt chặt hơn đối với việc
thực hiện bảo hộ lao động tại nơi làm việc, đặc biệt cần phải tổ chức nhiều
lớp huấn luyện AT-VSLĐ cho các cán bộ, lãnh đạo các Doanh nghiệp.

Chương 3: Kiến nghị và đề xuất về công tác huấn luyện AT-VSLĐ
tại các Doanh nghiệp VN
3.1.

Đối với người sử dụng lao động:
- Đào tạo cán bộ, chuyên gia về AT-VSLĐ.
- Mở các lớp huấn luyện, tuyên truyền về AT-VSLĐ tại Doanh nghiệp
-


nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ.
Thực hiện đúng các quy định về AT-VSLĐ đã được Nhà nước ban

-

hành.
Trang bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cho NLĐ.
Đảm bảo nơi làm việc an toàn, hạn chế tối đa những nguy hiểm trong

-

công việc.
Đảm bảo có cán bộ, nhân viên chuyên trách thường xuyên kiểm tra,
theo dõi nơi làm việc, đặc biệt là những công việc mang tính nguy
hiểm.

3.2.

Đối với NLĐ:
- Tuân thủ đúng nội quy tại nơi làm việc.
- Có ý thức tự bảo vệ mình, nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ.
- Tham gia đầy đủ các đợt huấn luyện AT-VSLĐ do Doanh nghiệp tổ
chức.


3.3. Đối với Nhà nước:
-

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, phát hiện các sai phạm về AT-


-

VSLĐ tại các Doanh nghiệp.
Có phương thức tiếp nhận các báo cáo sai phạm về AT-VSLĐ tại

-

Doanh nghiệp
Xử phạt nghiêm khắc các sai phạm trong AT-VSLĐ, tránh tình trạng

-

xử phạt không đủ răn đe các Doanh nghiệp.
Ra các quy định, quy chế rõ ràng cho đối tượng từng ngành nghề để

-

các Doanh nghiệp tuân thủ.
Có chế tài phù hợp nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp tổ chức các buổi
công tác huấn luyện AT-VSLĐ.

KẾT LUẬN
Hiện nay, công tác huấn luyện AT-VSLĐ đang được nhà nước đẩy mạnh, các
Doanh nghiệp đang thực hiện ngày càng nghiêm túc hơn, tuy thế nhiều Doanh
nghiệp vẫn chưa thấy rõ được tầm quan trọng của công tác huấn luyện AT-VSLĐ
tại nơi làm việc, còn thờ ơ, bỏ mặc. NLĐ không hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của
mình, không biết cách sử dụng trang thiết bị bảo hộ, kĩ năng về đảm bảo an toàn
trong lao động còn kém. Chính vì thế Đảng và Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn
về công tác AT-VSLĐ trại Doanh nghiệp, đặc biệt cần chú trọng phổ biến, nâng cao
nhận thức về AT-VSLĐ thông qua các buổi huấn luyện, đào tạo kĩ năng cần thiết

cho NLĐ tại nơi làm việc để đảm bao an toàn, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy
ra.


Danh mục tài liệu tham khảo
1.

PGS.TS Trịnh Khắc Thẩm, Giáo trình bảo hộ lao động, NXB

2.

Lao động xã hội, 2007
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động, NXB Công

3.

an nhân dân, Hà Nội, 2013
Thông báo tình tình TNLĐ các năm, Bộ Lao động, Thương

4.

binh và xã hội
Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm

5.

2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH ngày 10

6.


tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Website:

/>


×