Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.36 KB, 27 trang )


LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ
SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆPVIỆT NAM
HIỆN NAY
LÊ MINH BÍCH













1
LÊ MINH BÍCH

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG 1
1. Một số thuật ngữ chính 1
2. Mục đích và ý nghĩa của công tác An toàn – vệ sinh lao động 1
3. Nội dung công tác An toàn – vệ sinh lao động 3


4. Sự cần thiết của việc thực hiện công tác An toàn – vệ sinh lao động của các doanh nghiệp Việt
Nam trong tình hình hiện nay. 3
CHƯƠNG 2. 4
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY. 4
I. Thực trạng công tác an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 4
1. Tình hình tai nạn lao động 4
1.1. Tình hình chung 4
1.2. Phân tích tình hình tai nạn lao động 8
1.3. Đánh giá chung về tình hình tai nạn lao động năm 2013 10
2. Tình hình bệnh nghề nghiệp 11
II. Đánh giá thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay 12
1. Kết quả đạt được 12
2. Những hạn chế, tồn tại 14
3. Nguyên nhân 16
CHƯƠNG 3. 19
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 19
1. Cần điều chỉnh một số nội dung của luật An toàn – vệ sinh lao động 19
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức ATVSLĐ 20
3. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp 20
4. Cần có các chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm luật ATVSLĐ 20
5. Nâng cao vai trò, ý thức và chức năng của các bên trong vấn đề ATVSLĐ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

2
LÊ MINH BÍCH
LỜI NÓI ĐẦU


Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, các máy móc không ngừng được sáng
tạo và phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, dù máy móc có hiện
đại đến đâu thì cũng không thể thay thế được con người trong mọi lĩnh vực sản xuất.
Chính vì thế, việc bảo vệ người lao động trước những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến
sức khoẻ và tính mạng của họ trong quá trình lao động là vấn đề được đặt lên hàng
đầu. Muốn làm được điều đó thì công tác An toàn- vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp phải được thực hiện một cách nghiêm túc và đồng bộ. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, công tác vệ sinh - an toàn lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay còn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết một cách triệt để và có hiệu quả
hơn.
Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề: Thực trạng công tác an toàn-
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay, tìm
ra những hạn chế tồn tại và những nguyên nhân của vấn đề, từ đó đề xuất các khuyến
nghị và giải pháp khắc phục những hạn chế đó.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề An toàn- vệ sinh lao
Chương 2: Thực trạng công tác An toàn- vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Chương 3: Một số khuyến nghị và đề xuất nâng cao hiệu quả công tác An toàn
- vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nâm hiện nay.
Đề tài này không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự giúp đỡ và
đóng góp của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn !
1
LÊ MINH BÍCH
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ
SINH LAO ĐỘNG

1. Một số thuật ngữ chính
Bảo hộ lao động (an toàn- vệ sinh lao động) là tổng hợp tất cả các hoạt động

trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm
mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn
sức khoẻ cho người lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động,
gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (điều 142 Bộ luật Lao động
năm 2012).
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ
Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động (điều 143 Bộ luật
Lao động năm 2012).
Điều kiện lao động tổng thể các yếu tố về kỹ thuật – công nghệ, tổ chức lao
động, kinh tế, xã hội, tư nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động,
đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của con người lao động và sự tác
động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động lao
động sản xuất của con người.
Các yếu tố nguy hiêm và có hại trong lao động là những yếu tố của điều
kiện lao động xấu, chúng phát sinh và tồn tại trong quá trình làm việc, có khả năng
đe doạ tính mạng và sức khoẻ người lao động, đây là nguy cơ chính gây tai nạn đối
với người lao động.
Các yếu tố nguy hiểm bao gồm: các bộ phận truyền động và chuyển động như
những trục máy, bánh răng, sự chuyển động của bản thân máy móc như ô tô máy
trục; nguồn điện; nguồn nhiệt; vật rơi, đổ sập, vật văng bắn; nguy cơ nổ.
2. Mục đích và ý nghĩa của công tác An toàn – vệ sinh lao động
2.1. Mục đích
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc
không để xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.

2
LÊ MINH BÍCH
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho
người lao động.
2.2. Ý nghĩa
- Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao
động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người
là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển.
Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính
mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý
trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn
trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không
được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ,
uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
- Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ
lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là
yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi
gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng
cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã
hội ngày càng phồn vinh và phát triển.
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao
động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ
xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được
những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình
phúc lợi xã hội.

- Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong
lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái,
thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu
tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt
kế hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động.
Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa
chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu
3
LÊ MINH BÍCH
Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là
điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Nội dung công tác An toàn – vệ sinh lao động
- Luật pháp, chế độ chính sách của Nhà nước về ATVSLĐ
+ Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm
1992;
+ Bộ luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn – vệ
sinh lao động;
+ Các văn bản dưới luật có liên quan đến an toàn – vệ sinh lao động như Nghị
định số 06/CP và một số nghị định khác có liên quan;
+ Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn quy phạm ATVSLĐ
- An toàn lao động
- Vệ sinh lao động
- Các giải pháp cải thiện điều kiện lao động
4. Sự cần thiết của việc thực hiện công tác An toàn – vệ sinh lao
động của các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Việc thực hiện công tác ATVSLĐ là vô cùng cần thiết đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, nhất là trong tình hình hiện nay. Doanh nghiệp có thực hiện tốt
công tác ATVSLĐ thì người lao động mới có thể yên tâm làm việc, phòng tránh và

giảm thiểu những tai nạn xảy ra đối với người lao động. Từ đó sẽ giúp tăng hiệu quả
lao động, giúp người lao động làm việc tích cực và gắn bó hơn với tổ chức. Ngoài
ra, việc thực hiện tốt công tác ATVSLĐ còn giúp doanh nghiệp tăng được tính cạnh
tranh trên thị trường.







4
LÊ MINH BÍCH
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH
HIỆN NAY.

I. Thực trạng công tác an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay
Trong những năm vừa qua, công tác ATVSLĐ đã có những chuyển biến tích
cực nhưng số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn không ngừng gia tăng.
1. Tình hình tai nạn lao động
1.1. Tình hình chung
1.1.1. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2013 trên
toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ TNLĐ làm 6887 người bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 562 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 113 vụ
- Số người chết: 627 người

- Số người bị thương nặng: 1506 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2308 người
1.1.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2013 so với năm 2012 cho
thấy số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê trong năm 2013 so với
năm 2012 như sau:
TT
Chỉ tiêu thống kê
Năm 2012
Năm 2013
Tăng/giảm
1
Số vụ
6777
6695
-82 (1,2 %)
2
Số nạn nhân
6967
6887
-80 (1,2 %)
3
Số vụ có người chết
552
562
+10 ( 1,8%)
4
Số người chết
606
627

+21 (3,5%)
5
LÊ MINH BÍCH
5
Số người bị thương nặng
1470
1506
+36 (2,5 %)
6
Số lao động nữ
1842
2308
+466 (25,3%)
7
Số vụ có 2 người bị
nạn trở lên
95
113
+18(19%)
Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 và năm 2012
1.1.3. Tình hình TNLĐ ở các địa phương
 Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong năm
2013
TT
Địa phương
Số vụ
Số người
bị nạn
Số vụ
chết

người
Số
người
chết
Số người bị
thương
nặng
1
TP. Hồ Chí
Minh
822
867
90
92
118
2
TP. Hà Nội
126
137
35
44
20
3
Quảng Ninh
528
537
32
36
298
4

Bình Dương
621
621
27
27
28
5
Đồng Nai
1.690
1.691
26
26
215
6
Thanh Hoá
44
52
17
21
31
7
Hà Tĩnh
59
64
16
16
34
8
Bắc Giang
109

111
15
17
24
6
LÊ MINH BÍCH
9
Đà Nẵng
111
112
14
14
9
10
Nghệ An
33
37
13
13
24
Bảng 2:10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người nhất
năm 2013
Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động chiếm
49% tổng số người chết vì tai nạn lao động trên toàn quốc.
 So sánh TNLĐ tại 10 địa phương để xảy ra nhiều TNLĐ chết người
nhất năm 2013
Theo số liệu báo cáo, Đồng Nai là địa phương thống kê được số vụ TNLĐ
nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ tai nạn lao động chết
người cao nhất cả nước:
T

T
T
Địa phương
Số vụ
Số vụ chết người
Số người chết
2012
2013
Tăng/
giảm
2012
2013
Tăng/
giảm
2012
2013
Tăng/
giảm
1
TP. Hồ Chí
Minh
1568
822
-746
98
90
-8
106
92
-14

2
TP. Hà Nội
152
126
-26
33
35
+2
39
44
+5
3
Quảng Ninh
454
528
+74
31
32
+1
37
36
-1
4
Bình Dương
446
621
+175
29
27
-2

33
27
-6
5
Đồng Nai
1624
1.690
+66
25
26
+1
27
26
-1
6
Thanh Hoá
77
44
-33
23
17
-6
23
21
-2
7
Hà Tĩnh
89
59
-30

20
16
-4
22
16
-6
8
Bắc Giang
108
109
+1
16
15
-1
16
17
+1
7
LÊ MINH BÍCH
9
Đà Nẵng
48
111
+63
15
14
-1
15
14
-1

1
10
Nghệ An
48
33
-15
12
13
+1
13
13
0
Bảng 3: So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012 của 10 địa
phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất
1.1.4. Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng năm 2013
- Vụ tai nạn do sập dàn giáo xảy ra vào 23g00 ngày 11/01/2013 làm 03 người
chết tại công trình cầu Sông Tranh, thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương;
- Vụ tai nạn do ngã vào hồ xử lý chất thải xảy ra vào 10g20 ngày 24/4/2013
làm 03 người chết tại Công ty Hoà Dương, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, thành phố
Hồ Chí Minh;
- Vụ tai nạn do sập đá xảy ra vào 8g30 ngày 05/5/2013 làm 02 người chết tại
mỏ đá Lèn Rỏi, thuộc công ty TNHH Kiều Phương, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ
An;
- Vụ tai nạn do sự cố vận thăng xảy ra vào 6g30 phút ngày 18/5/2013 làm chết
03 người, tại công trình xây dựng khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội do doanh
nghiệp xây dựng tư nhân số 1 - Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư;
- Vụ tai nạn do sạt lở mỏ đá xảy ra vào 6g00 ngày 07/6/2013 làm chết 03
người và 01 người bị thương nặng tại mỏ đá xã Đông Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá
thuộc Công ty TNHH một thành viên Sông Mã;
- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 31/7/2013 làm 03 người chết tại vỉa than

643 (phường Vàng Danh, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thuộc Công ty TNHH
MTV than Đồng Vông - Vinacomin;
- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 04/9/2013 làm 06 người chết tại nhà máy
tinh luyện dầu của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia thuộc cụm công
nghiệp Vàm Cống, Bình Thạnh, Lấp Vò, Đồng Tháp;
- Vụ tai nạn do trật toa xe khỏi đường ray xảy ra ngày 24/11/2013 làm 03
người chết và 04 người bị thương tại công ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin;
- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 07/12/2013 làm 04 người chết tại công ty
TNHH Việt Nam Chitin - HG thuộc ấp Phú Thạch, xã Tân Phú Thạch, huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang.
8
LÊ MINH BÍCH
1.2. Phân tích tình hình tai nạn lao động
Theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm
2013 toàn quốc đã xảy ra 562 vụ tai nạn lao động chết người, nhưng đến ngày
31tháng 12 năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 175
biên bản điều tra (189 người chết). Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động
chết người nhận được, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có một số đánh giá
như sau:
1.2.1. Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất
(Phân tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
- Loại hình Công ty cổ phần chiếm 34,3% số vụ tai nạn chết người và 31,7%
số người chết;
- Loại hình Công ty TNHH chiếm 28% số vụ tai nạn chết người và 26% số
người chết;
- Loại hình Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 18,3%
số vụ tai nạn và 16,9% số người chết;
- Loại hình Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 5,1% số vụ tai
nạn và 4,8% số người chết;
- Loại hình Công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 2,3% số

vụ tai nạn và 2,1% số người chết.
1.2.2. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động
chết người (Phân tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 28,6% tổng số vụ tai nạn và 26,5% tổng số người
chết;
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 15,4% tổng số vụ và 14,3% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện chiếm 6,3% tổng số vụ và 5,8% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,1 % tổng số vụ và 4,8% tổng số người chết.
1.2.3. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất (Phân
tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
- Ngã từ trên cao chiếm 26,9% tổng số vụ và 24,9% tổng số người chết;
- Điện giật chiếm 21,7% tổng số vụ và 20,1% tổng số người chết;
9
LÊ MINH BÍCH
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 14,6% tổng số vụ và 13,6% tổng số người
chết;
- Vật rơi, đổ sập chiếm 14,3% tổng số vụ và 13,2% tổng số người chết;
- Tai nạn giao thông chiếm 11% tổng số vụ và 10,1% tổng số người chết;
- Vật văng bắn chiếm 4% tổng số vụ và 3,7% tổng số người chết.
1.2.4. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (Phân
tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 59%, cụ thể:
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 22% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an
toàn chiếm 18% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao
động chiếm 10% tổng số vụ;
- Do tổ chức lao động chiếm 6% tổng số vụ; người sử dụng lao động không

trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3%.
*Nguyên nhân người lao động chiếm 26%, cụ thể:
- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm
21% tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 5% tổng
số vụ;
Còn lại 15% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác.
1.2.5. Xử lý trách nhiệm đối với vụ tai nạn lao động
Năm 2013 ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết nhiều
người trong đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý, có 03 vụ được
chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và khởi tố
các cá nhân có liên quan, trong đó có 02 vụ đã khởi tố, cụ thể:
- Vụ tai nạn lao động làm 01 người chết xảy ra ngày 10/4/2013 tại Công ty cổ
phần Traco Hùng Vương, Lô A, 116 Phạm Hùng, Rạch Giá, Kiên Giang, Cơ quan
cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành khởi tố về việc vi phạm quy
định về an toàn lao động theo Điều 227 Bộ luật hình sự.
10
LÊ MINH BÍCH
- Vụ tai nạn lao động làm 03 người chết xảy ra vào 10h20 ngày 24/4/2013 tại
Công ty Hoà Dương, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đã khởi
tố.
- Vụ tai nạn lao động làm 2 người chết xảy ra ngày 05/5/2013, tại mỏ đá Lèn
Rỏi, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Nghệ An đề nghị tiến hành khởi tố 01 bị can về tội vi phạm các quy định về khai
thác tài nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng.
1.3. Đánh giá chung về tình hình tai nạn lao động năm 2013
1.3.1. Tình hình TNLĐ năm 2013 so với năm 2012
Năm 2013, mặc dù số vụ TNLĐ giảm 81 vụ (giảm 1,2%), tổng số nạn nhân
giảm 80 người (giảm 1,2%) nhưng số vụ TNLĐ chết người tăng 10 vụ (tăng 1,8%)
và số người chết tăng 21 người (tăng 3,5%). Đặc biệt là số vụ có 02 người bị thương

nặng trở lên và số nạn nhân là lao động nữ tăng lần lượt là 55,8% và 19% (chi tiết
tại Bảng 1 nêu trên). Thành phố Hồ Chí Minh có số vụ tai nạn lao động năm 2013
giảm 47,5% so với năm 2012.
1.3.2. Tình hình điều tra tai nạn lao động
Nhìn chung các vụ tai nạn lao động có khai báo đã được điều tra đúng quy
định tại Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của
Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế. Tuy nhiên nhiều địa
phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
số biên bản nhận được chỉ chiếm 31% tổng số vụ TNLĐ chết người. Do sự phối hợp
chưa tốt trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người theo hướng dẫn tại
Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày
12/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao nên tiến độ điều tra các vụ TNLĐ chết người vẫn còn rất chậm
so với quy định. Còn nhiều vụ tai nạn xảy ra trong khai thác khoáng sản của tư nhân,
trong các công trình xây dựng nhà ở của dân chưa được tiến hành điều tra, thống kê
và báo cáo.
Trong năm 2013, một số địa phương đã tiến hành điều tra tai nạn lao động và
báo cáo về Bộ khẩn trương, kịp thời như: Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, thành
phố Hồ Chí Minh; trong đó tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hà Nội là những địa phương
thực hiện tốt nhất chế độ báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người về Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.3.3. Chất lượng báo cáo tai nạn lao động năm 2013
11
LÊ MINH BÍCH
Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo
đúng mẫu và thời gian quy định tại Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-
BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế.
Nhiều địa phương không có “Báo cáo TNLĐ theo loại hình doanh nghiệp, nghề
nghiệp” hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ, không đúng biểu mẫu quy định. Đặc
biệt tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

địa phương vẫn còn thấp, trong năm 2013 có 19.818 doanh nghiệp (ước tính khoảng
5,3% tổng số doanh nghiệp toàn quốc) báo cáo (năm 2012 là 19.311 doanh nghiệp),
gây khó khăn trong việc đánh giá tình hình tai nạn lao động toàn quốc. Các Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội địa phương gửi báo cáo về Bộ cũng rất chậm.
Để khắc phục tình trạng báo cáo của các doanh nghiệp nêu trên, đề nghị Thanh
tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương kiên quyết xử phạt các
doanh nghiệp không báo cáo định kỳ về tai nạn lao động theo quy định của Chính
phủ.
1.3.4. Thiệt hại về vật chất
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao
động xảy ra năm 2013 (chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình
người chết và những người bị thương, ) là 71,85 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 6,27
tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153.658 ngày.

2. Tình hình bệnh nghề nghiệp
Theo Bộ Y tế nước ta, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các bệnh liên
quan đến đường hô hấp và tiêu hóa, ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tính đến
cuối năm 2012, theo báo cáo, gần 28.000 người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao gấp 10 lần.
Tổng số 28 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục thanh toán báo hiểm y
tế, trong đó đã bao gồm 3 bệnh nghề nghiệp mới được bổ sung thêm vào danh mục
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trong giai đoạn 2006 – 2011. Đó là bệnh nhiễm
độc nghề nghiệp do Cadimi, bệnh HIV/AIDS nghề nghiệp, bệnh rung chuyển toàn
thân nghề nghiệp. Dự kiến trong thời gian tới, sẽ có thêm 3 bệnh nghề nghiệp mới
sẽ được Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tê) dự thảo bổ sung đưa vào danh mục
bệnh nghề nghiệp, bao gồm các bệnh sốt rét nghề nghiệp, bệnh bụi phổi – Talc nghề
nghiệp và bệnh bụi phổi – than nghề nghiệp. Trong danh mục các bệnh nghề nghiệp,
bệnh bụi phổi là bệnh phổ biến nhất, chiếm tới 74% số ca, theo sau là điếc do tiếng
ồn (17%). Trong một báo cáo đưa ra nhân ngày An toàn và Sức khỏe Lao động Thế
12

LÊ MINH BÍCH
Giới, ILO cho biết mặc dù số người chết vì bệnh nghề nghiệp cao gấp sáu lần tai nạn
lao động nhưng vấn đề bệnh nghề nghiệp lại không được chú trọng bằng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam trong năm 2012, gần 2 triệu người
lao động – tức chỉ khoảng chưa đầy 4% lực lượng lao động có việc làm cả nước –
được khám bệnh. Trong số đó, 7% có sức khỏe loại yếu. Ngoài ra, từ năm 2007, với
chương trình phòng chống bệnh nghề nghiệp, bên cạnh việc quan tâm hơn đến công
tác nghiên cứu, bổ sung các bệnh nghề nghiệp mới, Bộ Y tế tiếp tục đầu tư kinh phí
cho nghiên cứu, xây dựng các kỹ thuật xác định nồng độ các chất độc hại trong môi
trường lao động cũng như cách đánh giá điều kiện làm việc của người lao động, xét
nghiệm cận lâm sàng khác phục vụ chẩn đoán bệnh nghề nghiệp. Lực lượng cán bộ
làm công tác sức khỏe nghề nghiệp cũng được tăng cường cả về số lượng và chất
lượng.
Hiện,môi trường lao động ở Việt Nam vẫn còn nhiều ô nhiễm. Theo thống kê
của Cục Quản lý Môi trường Y tế, trong giai đoạn 2006 – 2011, vẫn còn 14,26% số
mẫu đo môi trường vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ
này là 19,6%). Các yếu tố có tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất là ồn
(22,16%), phóng xạ (20%) và ánh sáng (15,28%), bụi (11,3%).
Trước thực trạng môi trường lao động như vậy, thông qua các đợt khám sức
khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, đã phát hiện hàng ngàn trường hợp người lao
động mắc bệnh nghề nghiệp. Năm 2012, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố và đơn
vị, 5.171 trường hợp nghi mắc bệnh nghề nghiệp đã được phát hiện, tập trung vào 7
bệnh bụi phổi silic, bụi phổi bông, viêm phế quản mãn tính, nhiễm độc benzen, bệnh
do quang tuyến X và các chất phóng xạ, điếc do tiếng ồn, sạm da nghề nghiệp, viêm
gan virus. Trong số này, đã giám định được 1.338 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp
với 107 trường hợp được hưởng trợ cấp một lần và 175 trường hợp được nhận trợ
cấp thường xuyên. Tổng số cộng dồn bệnh nghề nghiệp đến tháng 12/2012 là 27.515
trường hợp.
II. Đánh giá thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

1. Kết quả đạt được
Về phía Nhà nước:
Công tác an toàn vệ sinh lao động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,
nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ
người lao động, bảo vệ tài sản của nhà nước và cơ sở lao động, giảm thiểu đến mức
thấp nhất, hoặc không để xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
13
LÊ MINH BÍCH
Nhà nước đã ban hành thống văn bản pháp luật hướng dẫn đảm bảo thực hiện
công tác an toàn - vệ sinh lao động, xây dựng và đưa ra các tiêu chí đầy đủ, cụ thể
tương đối phù hợp với đặc điểm từng ngành sản xuất, kinh doanh ở nước ta.
Bộ máy tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động bước đầu được
củng cố ở nhiều cấp từ chính quyền địa phương đến các nhà máy cụ thể.
Công tác thông tin, tuyên truyền được đổi mới, đa dạng hoá do được quan tâm
thực hiện. Thông tin được truyền bá rộng rãi khuyến khích, cảnh báo, thường xuyên
nhắc nhở người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt công tác an toàn
- vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của công tác và thể
hiện sự quan tâm thực hiện công tác này.
Về phía doanh nghiệp:
Công tác huấn luyện có những chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp đã đưa
công tác huấn luyện An toàn – vệ sinh lao động vào kế hoạch hoạt động của mình
và chi nhiều kinh phí hơn cho công tác.
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lấy chuẩn an toàn - vệ sinh lao động là thước
đo, thương hiệu của doanh nghiệp mình. Đây là dấu hiệu tốt vì như vậy doanh nghiệp
sẽ quan tâm cải thiện môi trường lao động trong tất cả các khâu của hoạt động sản
xuất kinh doanh, quan tâm giáo dục, huấn luyện đội ngũ công nhân viên thực hiện
tốt các tiêu chuẩn về an toàn - vệ sinh lao động.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động cho công nhân, nhiều doanh
nghiệp đã đầu tư những máy móc, trang thiết bị hiện đại, có độ an toàn cao hơn. Điều
này không những giúp tăng tính an toàn trong lao động mà còn góp phần tăng năng

suất lao động, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Việc tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân đã được
các doanh nghiệp quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc. Đó là vì ngày càng
nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn
- vệ sinh lao động, hay trước hết là do họ nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của
người lao động đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Việc làm này là rất đúng đắn vì
nó hợp với nguyện vọng của công nhân, đặc biệt là công nhân làm việc trong các
lĩnh vực nguy hiểm. Từ đó, người lao động sẽ hăng say tích cực lao động đóng góp
vào xây dựng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã chú trọng hơn đến việc cung cấp các
phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân của mình. Điều này giúp họ tránh hoặc
hạn chế những yếu tố độc hại, nguy hiểm, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp.
14
LÊ MINH BÍCH
Việc tuyên truyền, giáo dục người lao động nâng cao ý thức trong việc thực
hiện các quy định về an toàn – vệ sinh lao động cũng đã được các doanh nghiệp thực
hiện đầy đủ và nghiêm túc.
Về phía người lao động
Ý thức chấp hành các nội quy, quy định về an toàn – vệ sinh lao động của
người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngày càng được nâng cao
do họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện VSATLĐ trong lao động
và sản xuất. Việc thực hiện tốt những điều này trước hết sẽ giúp người lao động đảm
bảo được sức khoẻ và khả năng lao động của mình, giúp họ tránh được những nguy
cơ đáng tiếc về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tránh được gánh nặng cho gia
đình và cho xã hội. Tiếp theo sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng lao động.
2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác ATVSLĐ còn tồn
tại những bất cập không nhỏ.
- Hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn chồng

chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó
khăn cho việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động hiện đang được quy định trong
nhiều văn bản luật và nhiều văn bản do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành; hệ thống
quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động chậm được rà soát chuyển đổi
và ban hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển công nghệ, vật liệu mới; đối tượng
điều chỉnh trong Bộ luật lao động hiện nay chỉ điều chỉnh, áp dụng đối với hoạt động
lao động có quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử
dụng lao động. Trong khi đó, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan
đến cả những đối tượng không thuộc phạm vi trên, ví dụ như: nông dân, ngư dân,
diêm dân và lao động tự do; người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ
không có giao kết hợp đồng lao động như trong các hộ gia đình, các làng nghề ;
chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe người sử dụng lao động vi phạm.
- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung còn rất thiếu và
yếu, bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán
bộ.
Tổ chức bộ máy của Thanh tra an toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động
của Nhà nước trong những năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ Thanh tra vừa
thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng; thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao
động nằm trong Thanh tra chung nên còn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công
tác thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, lực lượng thanh tra lao động có
15
LÊ MINH BÍCH
chuyên môn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh
lao động ngày càng ít, có địa phương không có; việc quản lý môi trường lao động,
quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động còn rất hạn chế, số nơi làm
việc, người lao động trong diện quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp; chưa có chế tài để xử
phạt đối với người sử dụng lao động, người lao động không chấp hành pháp luật về
vệ sinh lao động; một số địa phương còn “rải thảm đỏ” để đón các khu công nghiệp,
có những quy định không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao

động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, vì vậy gây khó khăn trong việc tổ chức thực
hiện công tác này; việc nghiên cứu, bổ sung bệnh nghề nghiệp mới vào trong danh
mục bệnh nghề nghiệp được nhà nước bảo hiểm còn chậm, thủ tục rườm rà, khó
khăn do đó cũng gây ảnh hưởng đến chế độ chính sách cho người lao động; các vụ
tai nạn lao động chết người hầu hết đều xử lý hành chính nội bộ, số vụ truy cứu trách
nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% nên không có tác dụng giáo dục, phòng ngừa
việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu để giảm tai nạn lao động.
- Việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần
lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy
định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí Nhà nước.
Tại hội nghị tổng kết 18 năm thi hành pháp luật ATVSLĐ và định hướng triển
khai đến năm 2020 được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức mới đấy đã
chỉ ra việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay
còn rất yếu kém, đặc biệt ở các khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; khu vực sản xuất
nông nghiệp, làng nghề. Mặt khác, người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến những
quy định chung trong Bộ luật Lao động để tránh những sai phạm mắc phải, còn các
văn bản hướng dẫn thực hiện lại chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ hoặc thực
hiện chỉ mang tính chất đối phó sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
Báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho thấy, trong khi tại các
doanh nghiệp Nhà nước thực hiện pháp luật về ATVSLĐ đã được chú trọng thì trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân, bình quân mỗi năm chỉ có khoảng 13,8% chủ
sử dụng lao động tham gia các lớp huấn luyện ATVSLĐ. Chính vì vậy, việc cập nhật
thông tin, kiến thức và các văn bản quy phạm pháp luật là hạn chế, người sử dụng
lao động, cán bộ quản lý chưa hiểu biết được đầy đủ về các nghĩa vụ của họ trong
công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ mà pháp luật đã quy định, dẫn tới việc ý thức
thực hiện các quy định về chính sách, chế độ ATVSLĐ chưa cao.
Thực tế, tại đa số các công trình xây dựng, việc tổ chức khám sức khoẻ, tuyên
truyền huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động hầu như không được thực hiện.
Do đó, tỷ lệ tai nạn lao động tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng (36%).
16

LÊ MINH BÍCH
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn xảy ra nghiêm trọng; công tác huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động của các địa
phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn; công tác quản lý
huấn luyện còn lỏng lẻo; việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác an toàn lao
động, vệ sinh lao động không còn phù hợp với một số mô hình doanh nghiệp mới.

3. Nguyên nhân
- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát sinh những yếu tố nguy
hiểm, độc hại mới kéo theo người lao động phải làm việc trong điều kiện có nhiều
nguy cơ mất an toàn. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hướng tăng về số
lượng và mức độ nghiêm trọng; việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh
lao động của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu kém, đặc biệt là ở khu
vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp, làng nghề; kinh phí
đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao độngvà chăm sóc sức
khỏe người lao động của doanh nghiệp còn rất hạn hẹp.
- Do chính các thiết bị sản xuất không bảo đảm an toàn, hoặc do điều
kiện làm việc không tốt. Tại những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ thì điều kiện
thiết bị công nghệ lạc hậu. Trang, thiết bị an toàn thiếu hoặc không bảo đảm yêu cầu.
Đặc biệt, nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng chưa được
kiểm tra, đăng ký sử dụng.
- Nhiều chủ sử dụng chưa quan tâm, đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện
làm việc cho người lao động. Cán bộ làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
và chăm sóc sức khỏe người lao động còn thiếu và chưa được đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ đầy đủ; một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp công đoàn chưa nhận thức
đầy đủ về vị trí, vai trò ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động do
đó chưa thực sự quan tâm, coi trọng thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động,
vệ sinh lao động, chưa thấy hết ý nghĩa và tác động của công tác an toàn lao động,
vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường đối với đời sống người lao động. Bộ máy
làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở một số đơn vị hoạt động chưa hiệu

quả. Phần lớn nông dân lao động trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chưa được
thông tin, huấn luyện về cách phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tác phong công nghiệp và nhân thức của người lao động chưa cao
Có một thực tế tồn tại là hầu hết các công nhân xây dựng không sử dụng đồ
bảo hộ lao động: không đội mũ, không đeo gang tay, thậm chí còn nhiều người đi
chân đất làm việc. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn lao
động.
17
LÊ MINH BÍCH
Mặc dù biết mức độ nguy hiểm nhưng nhiều người sử dụng các thiết bị vẫn
không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn. Hiện nay, tất cả các thiết bị áp lực, từ các
bình gas, bình chứa khí nén cho tới các lò hơi hiện đại trong các nhà máy nhiệt điện
đều đã có các tiêu chuẩn an toàn trong tất cả các khâu từ sản xuất, vận chuyển, tàng
trữ, sử dụng… nhưng người sử dụng vẫn vi phạm các tiêu chuẩn an toàn này. Số vụ
tai nạn lao động do người lao động không chấp hành việc thực hiện các quy định về
an toàn và VSLĐ chiếm tới 23,9%, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm
2,5% số vụ TNLĐ.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động bao gồm cả những yếu tố chủ quan và
khách quan của chủ sử dụng lao động, người lao động cũng như sự thiếu sót trong
công tác quản lý của Nhà nước về bảo hộ lao động và ATVSLĐ.
- Các ngành chức năng ở Trung ương cũng như địa phương, chưa nhận
thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, an toàn lao
động, vệ sinh lao động, cũng như chưa thấy hết được tác hại và hậu quả xã hội
nghiêm trọng do điều kiện lao động xấu, gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho
người lao động.
- Nhiều nội dung quan trọng về an toàn lao động, vệ sinh lao động chưa
được quy định hoặc không thể quy định rõ trong trong Bộ luật Lao động, mà cần
phải có quy định chi tiết mới thể hiện được.
- Hệ thống tổ chức các cơ quan Nhà nước có chức năng giúp Chính phủ
thi hành Pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động, trước hết là hệ thống tổ chức

Thanh tra an toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động chưa được kiện toàn. Bộ máy
biên chế và trình độ năng lực của các cơ quan thanh tra bất cập với nhiệm vụ và tình
hình phát triển các doanh nghiệp ngày càng tăng trong kinh tế thị trường. Mặt khác
chưa có đủ các điều kiện vật chất để bảo đảm thanh tra, kiểm tra khách quan, nhanh
chóng, kịp thời theo những điều kiện mới của kỹ thuật công nghệ tiên tiến; các cơ
quan Kiểm sát, Tòa án nói chung chưa quan tâm đúng mức tới việc đưa ra khởi tố
và xét xử những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, mỗi năm có hàng trăm vụ tai nạn
lao động chết người, nhưng hầu hết các vụ tai nạn lao động chết người hoặc gây hậu
quả nghiêm trọng này đều được xử lý hành chính nội bộ nên không có tác dụng giáo
dục và phòng ngừa ngăn chặn các vụ tai nạn; sự phân công nhiệm vụ trong hệ thống
quản lý Nhà nước, các quy định trong hệ thống luật pháp về công tác an toàn lao
động, vệ sinh lao động còn có một số bất cập, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời
yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
- Một số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn chồng
chéo, bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn
kỹ thuật an toàn lao động; tổ chức công đoàn các cấp tuy rất quan tâm bảo vệ quyền
18
LÊ MINH BÍCH
lợi cho người lao động trên lĩnh vực này, nhưng thiếu những yêu sách, những biện
pháp kiên quyết yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như buộc người sử
dụng lao động phải thi hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động và phải xử lý thích
đáng những người thiếu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
- Lực lượng thanh tra lao động còn quá mỏng
Tính đến năm 2012, cả nước hiện nay có 420 thanh tra viên trong ngành lao
động đảm nhận chức năng ở nhiều khu vực như: người có công, bảo hiểm xã hội,
lao động trẻ em, khiếu nại tố cáo, tuy nhiên chỉ có 1/3 trong số đó là cán bộ thanh
tra về an toàn vệ sinh lao động (khoảng 130 người). Đặc biệt ở khu vực nông thôn,
lực lượng này hầu như không có.
Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục thống kê, số doanh nghiệp đang hoạt

động trong cả nước là 3.750.000 doanh nghiệp. Như vậy, tính bình quân, một thanh
tra viên phải quản lý trên 1.300 doanh nghiệp. Ông Hà Tất Thắng – Cục trưởng cục
An toàn lao động lược tính: “Căn cứ theo phương thức thanh tra theo đoàn thì bình
quân một thanh tra viên chỉ đi được khoảng 30 doanh nghiệp/năm. Để thanh tra hết
số doanh nghiệp mà mình phụ trách như đã tính ở trên thì phải mất khoảng 40 năm”.
Cũng theo ông Thắng, không chỉ thiếu, nguồn thanh tra còn yếu kém về trình độ. Có
tới 30- 50% cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có trình độ cao
đẳng, trung cấp. Thực tế, thanh tra các sở Lao động Thương binh và Xã hội ở các
tỉnh chư đáp ứng được nhiệm vụ thanh, kiểm tra ở các doanh nghiệp trên địa bà của
mình. Thời gian chủ yếu là làm việc và giải quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa
thanh tra theo kế hoạch.
- Chế tài xử lý vi phạm luật ATVSLĐ chưa nghiêm .
Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, tập huấn triển khai, phổ biến chế
độ chính sách, thông tin về VSATLĐ đến người lao động và người sử dụng lao động
của các cấp công đoàn đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên, nội dung huấn
luyện lại chưa sát cới công việc, nghề nghiệp cụ thể của người lao động; công tác
tham gia xây dựng các chế độ chính sách pháp luật về ATVSLĐ còn chưa hiệu quả
dẫn đến một số văn bản trong lĩnh vực ATVSLĐ còn có sự chồng chéo, không nhất
quán nên khó thực hiện.
Trong khi đó, các vụ tai nạn lao động chết người hầu như đều xử lý hành chính
nội bộ, số vụ truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% nên không có tác
dụng giáo dục, phòng ngừa ngăn chặn các vụ tai nạn lao động.
19
LÊ MINH BÍCH
CHƯƠNG 3.
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

1. Cần điều chỉnh một số nội dung của luật An toàn – vệ sinh lao

động
- Về đối tượng điều chỉnh của Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoài các
đối tượng lao động trong các cơ sở lao động có quan hệ lao động phải áp dụng đầy
đủ các quy định của Luật, còn các đối tượng lao động tự tạo việc làm, hộ gia đình,
trong sản xuất nông nghiệp sẽ áp dụng một số nội dung phù hợp với đặc trưng, khả
năng của đối tượng cũng như trách nhiệm của các bên liên quan đến an toàn, vệ sinh
lao động của đối tượng lao động.
- Về Quỹ bồi thường, cần xây dựng Quỹ bồi thường tai nạn lao động
riêng dành cho các đối tượng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm tăng cường
hệ thống an sinh xã hội hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp cả về mức bồi thường, cả về mức trợ cấp hỗ trợ; quy định nguyên tắc đóng
hưởng, chia sẻ rủi ro, đầu tư cho các hoạt động phòng ngừa thay cho việc phải đầu
tư từ ngân sách Nhà nước.
- Cần quy định quyền và trách nhiệm của các Tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội và xã hội nghề nghiệp trong công tác ATVSLĐ. Quy định rõ phạm
vi, vai trò cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức này trong công tác an
toàn, vệ sinh lao động, nhằm tăng cuờng công tác quản lý Nhà nước về vấn đề này,
bảo vệ sức khoẻ người lao động trong cũng như ngoài khu vực có quan hệ lao động.
Giảm gánh nặng về trách nhiệm xã hội lên Nhà nước, đồng thời thể chế hoá quan
điểm, tư tưởng của đảng về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động.
- Cần thiết phải quy định về Thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ. Vì
thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là một dạng thanh tra rất đặc thù, không thể gộp
vào với thanh tra lao động nói chung được. Thanh tra ATVSLĐ nhằm phòng ngừa
các vi phạm có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe không thể lấy lại, đền bù
thỏa đáng, cần thiết phải tiến hành sớm, định kỳ, không chờ có khiếu nại, xảy ra sự
vụ mới tiến hành thanh tra. Đặc điểm này cũng giống như với hệ thống thanh tra
giao thông hiện nay.
- Một số lĩnh vực, nội dung có sự đan xen với các luật chuyên ngành, như
các qui định về an toàn trong hóa chất, an toàn trong xây dựng, quy định về hoạt
20

LÊ MINH BÍCH
động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và kiểm tra chất lượng về ATVSLĐ đối
với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; cần được thống
nhất, tránh mâu thuẫn, trùng lắp với các luật trên để đảm bảo sự đồng bộ của pháp
luật.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức ATVSLĐ
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về công tác ATVSLĐ để người lao
động cũng như người sử dụng lao động nâng cao nhận thức về các chế độ chính sách,
kiến thức, kinh nghiệm hoạt động, gương điển hình về công tác ATVSLĐ, thông
qua các hình thức như: Tổ chức tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ, toạ đàm, hội thảo, hội
thi An toàn vệ sinh viên, góc Bảo hộ lao động ở các cơ sở, các tài liệu, tờ rơi, tranh
ảnh, đồng thời xây dựng và thực hiện chương trình huấn luyện về ATVSLĐ hàng
năm, kịp thời cập nhật thông tin, phổ biến luật pháp và hướng dẫn các biện pháp
ATVSLĐ đến người lao động cũng như chủ sử dụng lao động.
3. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp
Các cơ quan, ban ngành chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về ATVSLĐ ở tất cả
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trong đó, đặc biệt tập trung thanh
tra, kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt-
sửa chữa- sử dụng điện, khai thác đá và sử dụng vật liệu công nghiệp, sử dụng các
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
4. Cần có các chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm luật
ATVSLĐ
Cần sớm đề nghị xây dựng và bạn hành luật ATVSLĐ đế nâng cao vị trí pháp
lý của công tác ATVSLĐ, đặc biệt cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
các tổ chức công đoàn trong công tác ATVSLĐ. Đồng thời tăng mức xử phạt cũng
có các chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm luật ATVSLĐ. Mặt khác, cần
quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ cho các bộ, ngành để khắc
phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp cũng có vai trò quan trọng trong việc xử lý

tình trạng vi phạm ATVSLĐ.
5. Nâng cao vai trò, ý thức và chức năng của các bên trong vấn đề
ATVSLĐ
Để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đảm bảo ATVSLĐ cần
nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là vai trò của người lao động
trong việc tự bảo vệ mình và đồng nghiệp, tránh các nguy cơ dẫn đến tai nạn lao
21
LÊ MINH BÍCH
động, bệnh nghề nghiệp, cũng như tăng cường các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm
an toàn vệ sinh lao động.
- Đối với các tổ chức công đoàn:
+ Tổ chức Công đoàn cần tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
ATVSLĐ để người sử dụng lao động hiểu rõ và thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa
vụ của mình trong công tác BHLĐ như: Nắm vững và thực hiện nghiêm các quy
định của pháp luật, chế độ chính sách, quy phạm tiêu chuẩn về BHLĐ; chăm lo cải
thiện điều kiện làm việc, bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ; có kế hoạch và giải pháp để
thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ. Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định
kỳ, theo dõi tình hình sức khỏe cho người lao động, làm tốt công tác tự kiểm tra
BHLĐ, đồng thời phải tôn trọng, chịu sự kiểm tra của cấp trên, sự thanh tra của thanh
tra Nhà nước, sự kiểm tra giám sát về BHLĐ của tổ chức Công Đoàn theo quy định
của pháp luật.
+ Các cấp Công đoàn cần tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây
dựng các quy chế, nội quy quản lý về ATVSLĐ, đưa các biện pháp cải thiện điều
kiện làm việc, bảo đảm ATVSLĐ khi thay mặt người lao động ký Thỏa ước lao động
tập thể với người sử dụng lao động.
+ Công tác kiểm tra công đoàn tại cơ sở lao động cần được tổ chức hàng năm
kết hợp với kiểm tra chấm điểm phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ”
cùng với việc kiểm tra chấm điểm công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm; tiến hành
kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Công
đoàn có quyền yêu cầu các cấp chính quyền, người sử dụng lao động thực hiện đúng

pháp luật về ATVSLĐ, yêu cầu người có trách nhiệm ngừng hoạt động ở những nơi
có nguy cơ gây tai nạn lao động
+ Công đoàn cơ sở kịp thời kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện
các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tham gia
với các cơ quan chức năng phối hợp cùng kiểm tra, giám sát thực hiện công tác
ATVSLĐ; coi trọng công tác tự kiểm tra là chính, đồng thời có biện pháp, giải pháp
cụ thể và kiên quyết trong phát hiện xử lý, kiến nghị xử lý đối với các Công ty, doanh
nghiệp cố tình vi phạm trong công tác ATVSLĐ;
- Đối với người sử dụng lao động
+ Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp phải
lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động.
+ Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện các chế độ khác
về BHLĐ đốivới người lao động theo quy định của Nhà nước.
22
LÊ MINH BÍCH
+ Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội dung, biện pháp ATLĐ,
VSLĐ trong doanh nghiệp. Phối hợp với Công đoàn cơsở xây dựng và duy trì sựhoạt
động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
+ Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ, VSLĐ phù hợp với từng loại máy, thiết
bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định biện pháp an toàn,
VSLĐ đối với người lao động.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ
quy định.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệpvà định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả, tình hình thực hiện
ATLĐ, VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động với Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp hoạt
động.
- Đối với người lao động:

Người lao động trước tiên cần nâng cao ý thức bảo vệ chính bản thân mình
trước những nguy cơ có thể xảy ra với bản thân mình bằng các biện pháp sau:
+ Nguời lao động cần chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có
liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
+ Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, nếu
làm mất hoặc hư hỏng thì phải báo cho người sử dụng lao động để có biện pháp thay
thế.
+ Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và
khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của Người sử dụng lao động.






×