Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ sinh học điều tra thành phần loài cây thuốc ở vườn quốc gia lò gò xa mát tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.94 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________

Nguyễn Văn Luận

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC
Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT,
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________

Nguyễn Văn Luận

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC
Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT,
TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành

: Sinh thái học

Mã số


: 60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. TRẦN HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên con xin cảm ơn Ba Mẹ đã dành cho con những gì tốt đẹp nhất, sự
yêu thương của ba mẹ đã và sẽ nâng đỡ con suốt cuộc đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Trần Hợp – Giảng viên
khoa Sinh học trường đại học khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh. Thầy đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn em đi vào con đường nghiên cứu khoa học, thắp sáng trong em
lòng đam mê và niềm tin vươn tới đỉnh cao của tri thức.
Em xin gửi tới các Thầy Cô giảng dạy tại Khoa Sinh học, các Thầy Cô là cán
bộ phòng thí nghiệm Di truyền – Tiến hóa – Thực vật Khoa Sinh học trường đại học
sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Bảo tàng thực vật Viện Sinh học nhiệt đới đã tận tình
giúp đỡ, động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt thời gian làm nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban Giám đốc, ban Quản lý vườn quốc gia Lò Gò –
Xa Mát, Tây Ninh đã tạo nhiều điều kiện cho em thực hiện đề tài thuận lợi.
Xin gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn học viên lớp Cao học Sinh thái học,
khóa K21 trường đại học sư phạm Tp. HCM đã động viên tinh thần để tôi hoàn
thành tốt bài nghiên cứu này.

Với tất cả tấm lòng thành của mình, một lần nữa xin cảm ơn tất cả!
Nguyễn Văn Luận


ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn .............................................................................................................................. i
Mục lục .................................................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt trong bài ........................................................................................ iii
Danh mục các bảng ............................................................................................................... iv
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................................... 3
1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội vùng nghiên cứu ............................................................ 3
1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam ....................................... 6
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 13
2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................ 13
2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 13
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 17
3.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc ..................................................................... 17
3.2. Dạng sống của cây thuốc ......................................................................................... 21
3.3. Thực vật có giá trị bảo tồn ....................................................................................... 24
3.4. Đa dạng về giá trị cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát ......................................... 26
3.5. Bộ sưu tập mẫu thực vật cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát ..................................... 31
3.6. Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến ở VQG Lò Gò – Xa Mát ........................ 33
3.7. Thảo luận ................................................................................................................. 63
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 65

4.1. Kết luận .................................................................................................................... 65
4.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 66
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 69
PHỤ LỤC............................................................................................................................. vi


iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
- IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resource
– Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế.
- KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
- KBTTN và DT: Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích
- LGXM: Lò Gò – Xa Mát
- LY.: Lương y
- NXB: Nhà xuất bản
- TCN: Trước công nguyên
- Tp. : Thành phố
- Tr. : Trang
- VQG: vườn quốc gia


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố số loài cây thuốc trong các taxon ............................................ 17


Bảng 3.2.

Thành phần các Họ, Chi và Loài trong các Bộ có các loài cây thuốc
của VQG ................................................................................................ 17

Bảng 3.3.

Các họ có nhiều loài cây thuốc của VQG ............................................. 20

Bảng 3.4.

Các chi cây thuốc nhiều loài của VQG ................................................. 21

Bảng 3.5.

Dạng sống của cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát.................................. 21

Bảng 3.6.

Các loài cây thuốc cần được bảo tồn của VQG Lò Gò – Xa Mát ......... 24

Bảng 3.7.

Cây thuốc có trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền ...................... 26

Bảng 3.8.

Phương thức sử dụng cây thuốc ............................................................ 28

Bảng 3.9.


Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc ........................ 29

Bảng 3.10. Tương quan giữa số công dụng làm thuốc với số cây thuốc ................. 30
Bảng 3.11. Sự đa dạng các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc .................... 31
Bảng 3.12. Danh sách các loài trong bộ sưu tập mẫu tiêu bản ................................ 32
Bảng 3.13. Bảng so sánh mức độ đa dạng cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát so
với các VQG khác trong khu vực .......................................................... 63


v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1.

Bản đồ khu vực nghiên cứu ..................................................................... 3

Hình 2.2.

Nhãn tên mẫu thực vật trong bộ sưu tập................................................ 16

Hình 3.3.

Biểu đồ thể hiện các dạng sống của cây thuốc vùng nghiên cứu .......... 22

Hình 3.4.

Nhân trần (Tuyến hương lá to) – Adenosma bracteosum Bonati .......... 33

Hình 3.5.


Lá và quả Mù u – Calophyllum inophyllum L....................................... 35

Hình 3.6.

Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer ....................... 37

Hình 3.7.

Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don .......................... 38

Hình 3.8.

Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm. ................................ 40

Hình 3.9.

Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ. ............................. 42

Hình 3.10. Hoa Cà na – Elaeocarpus hygrophilus Kurz. ........................................ 43
Hình 3.11. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don
............................................................................................................... 44
Hình 3.12. Sao đen – Hopea odorata Roxb. ........................................................... 46
Hình 3.13. Cầy (Kơ nia) – Irvingia malayana Oliv. ex Benn. ................................ 48
Hình 3.14. Máu chó cầu – Knema globularia (Lamk.) Warb ................................. 49
Hình 3.15. Sơn rừng (Sơn huyết) – Melanorrhoea laccifera Pierre ....................... 50
Hình 3.16. Nắp ấm – Nepenthes mirabilis (Lour.) Bruce. ...................................... 51
Hình 3.17. Nắp ấm lá men – Nepenthes thorelii Lecomte. ..................................... 53
Hình 3.18. Hoa Sâm cau – Peliosanthes teta Andrews ........................................... 54
Hình 3.19. Giáng hương trái to – Pterocarpus macrocarpus Kurz......................... 55

Hình 3.20. Sến đỏ (Sến mủ) – Shorea roxburghii G. Don ...................................... 56
Hình 3.21. Gõ mật Sindora siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis................... 57
Hình 3.22. Luân thùy Cambốt – Spirolobium cambodianum H.Baill ..................... 58
Hình 3.23. Lá, quả Bá bịnh – Eurycoma longifolia Jack subsp. longifolia............. 60
Hình 3.24. Cổ rùa (Huyết đằng lông) – Butea superba Roxb ................................ 61
Hình 3.25. Chè lông – Aganosma acuminata (Roxb) G.Don.................................. 62


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loài cây hoang dại để làm thức ăn,
vật liệu xây dựng, chất đốt, thức ăn gia súc hay làm đồ gia dụng và đặc biệt dùng
làm thuốc chữa bệnh. Khi đó, người ta chỉ biết sử dụng cây cỏ hoang dại để làm
thuốc trị một số bệnh thông thường như cảm, sốt, đau đầu, bệnh ngoài da. Về sau,
mới đi sâu tìm hiểu về cây cỏ để chữa các bệnh nan y về gan, thận, tim mạch… Cho
đến nay, mặc dù khoa học hiện đại phát triển theo hướng sử dụng hóa chất làm
thuốc để chữa trị thì cây cỏ làm thuốc vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền Y
học cổ truyền và là nguồn nguyên liệu quý cho nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn
gốc từ các hợp chất tự nhiên.
Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có địa hình thay đổi từ
Bắc vào Nam, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm phân bố không đồng đều đã
tạo nên nhiều kiểu thảm thực vật quan trọng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và đa dạng về chủng loại, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Theo
thống kê của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), tính đến cuối năm 2007 đã ghi nhận và
thống kê được ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật có giá trị làm thuốc, trong đó có
khoảng 3.000 loài cây mọc tự nhiên (hơn 90%), đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu ban đầu để sản xuất thuốc dùng trong
nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, do tình trạng khai thác tài nguyên rừng quá mức, nạn cháy rừng,
cũng như áp lực gia tăng về dân số và nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh ngày càng
nhiều, đặc biệt là các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, dẫn đến nguồn tài nguyên
cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc đang phải đối mặt với nguy cơ
bị tuyệt diệt. Tính đến năm 2007, danh sách những cây thuốc bị đe dọa ở Việt Nam
lên tới 144 loài, trong đó phải kể đến như Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Sâm
vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus), Hoàng liên
(Coptis chinensis), Lan một lá (Nervilia sp.), Đẳng sâm (Codonopsis javanica)...
Đặc biệt, những loài như Ba kích (Morinda officinalis), Đẳng sâm (Codonopsis


2

javanica), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora)… vốn phân bố khá rộng rãi nhưng do
khai thác liên tục nhiều năm đã làm cho chúng trở nên hiếm dần, thậm chí còn được
đưa vào Sách đỏ và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam nhằm khuyến cáo bảo vệ
(Nguyễn Tập, 2007). Do đó, việc điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu và sưu
tập mẫu tiêu bản về tài nguyên cây thuốc ở một vườn quốc gia của khu vực Đông
Nam bộ như Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là điều cần thiết và thiết thực, góp
phần vào công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ – XA MÁT, TỈNH TÂY NINH”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, định danh, lập danh lục thành phần loài cây thuốc trên cơ sở đó
đánh giá tiềm năng.
- Xây dựng bộ mẫu tiêu bản cây thuốc phổ biến của vườn quốc gia (VQG) Lò
Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài cây làm thuốc, xây dựng danh lục cây thuốc ở VQG

Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
- Phỏng vấn bằng phương pháp phỏng vấn nhanh, ghi chép các bài thuốc nhằm
đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc của vườn quốc gia để giáo dục
bảo tồn và phát triển cây thuốc.
- Xác định nhóm cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn.
- Thu thập và xây dựng bộ mẫu tiêu bản một số cây thuốc phổ biến ở VQG Lò
Gò – Xa Mát.


3

Chương 1.

TỔNG QUAN

1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội vùng nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát nằm trên địa bàn 04 xã Tân Bình, Tân Lập,
Hòa Hiệp và Thạnh Tây của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía
Tây Bắc.
- Phía Bắc và Tây giáp Cam-pu-chia, phía Tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ
Đông.
- Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập - Tân Bình
- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp.
Tổng diện tích của VQG là 18.806 ha [18],[19].

Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi
trong khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so

với mực nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5o do vậy VQG có địa hình


4

gần như bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân
chia địa hình cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng,
trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa [18].
1.1.3. Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối
laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa
mạo san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác
trong VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong
thềm cổ. Việc xuất hiện các khối laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết
quả tích tụ oxyt sắt-nhôm. Phân bố của các khối laterit này thấy xuất hiện tại các
trảng, bàu có địa hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được
gây ngập một khoảng thời gian trong mùa mưa [18].
1.1.4. Khí hậu
Tây Ninh hay cả Nam bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt.
Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/năm đến khoảng 1.900mm/năm, có
những năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới 2.300mm), phân bố không đều
giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài
trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên
100mm) [18].
1.1.5. Thủy văn
1.1.5.1.

Nước mặt – Sông suối

Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia

cắt địa hình không cao. Hệ thống sông suối có sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và
các suối khác chỉ có nước vào mùa mưa.
1.1.5.2.

Nước ngầm

Nước ngầm khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m khu vực gần sông
suối cung cấp nước sinh hoạt và ở độ sâu hơn 20m cho nước phục vụ sản xuất (140240 m3/ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không ổn
định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích [18].


5

1.1.6. Hệ sinh vật
1.1.6.1.

Hệ thực vật

Theo kết quả điều tra của Viện sinh học nhiệt đới (2006), hệ thực vật bậc cao
của rừng Lò Gò – Xa Mát có khoảng 694 loài thuộc 395 chi của 115 họ trong 60 bộ
của 5 ngành thực vật.
VQG Lò Gò – Xa Mát có các kiểu thảm thực vật chính như sau:
-

Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa.

-

Kiểu rừng Sao Dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa: (1) trên nền đất
ferralite nông và (2) trên nền đất ferralit sâu.

Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế

-

họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và Tràm (Melaleuca).
-

Kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế tràm và cây bụi gai.

-

Trảng cỏ ngập nước theo mùa.

-

Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối [18],[19].
1.1.6.2.

Hệ động vật

- Hệ côn trùng VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 128 taxa côn trùng thuộc về 9 bộ, là
một phần rất quan trọng của hệ côn trùng vùng rừng mưa nhiệt đới khu vực phía
Nam, Việt Nam.
- Khu hệ cá ở VQG Lò Gò – Xa Mát mang tính đặc trưng của vùng trung lưu
và hạ lưu sông Mê Kông với 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ, bằng 70,4% khu hệ cá
Đồng Tháp Mười, trong đó bộ Cá chép (Cypriniformes) chiếm số lượng nhiều nhất.
- Lớp Ếch nhái ở VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 23 loài thuộc 15 chi, của 6 họ
trong 2 bộ.
- Lớp Bò sát ở VQG Lò Gò - Xa Mát có 56 loài, thuộc về 2 bộ, trong đó bộ
Có vẩy (Squamata) có số loài chiếm đến 92,9 %.

- Tổng số loài chim ghi nhận được tại VQG Lò Gò - Xa Mát có 149 loài chim
thuộc 40 họ và 15 bộ, ước lượng ở VQG Lò Gò - Xa Mát có thể có từ 162 - 173 loài
chim.


6

- Lớp thú có 29 loài thú của 7 bộ: gồm bộ Ăn sâu bọ (Insectivora), bộ Dơi
(Chiroptera), bộ Linh trưởng (Primates), bộ Móng guốc chẵn (Arctiodactyla), bộ
Ăn thịt (Carnivora), bộ Gặm nhấm (Rodentia), bộ Thỏ (Lagomorpha) [18].
1.1.7. Điều kiện kinh tế xã hội
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn hành chính của 4 xã: Tân
Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp và Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Tổng
dân số của 4 xã là 31.331 người với 8.131 hộ; trong đó 21% là hộ nghèo, 44% hộ
trung bình và 35% là hộ giàu.
Dân tộc chủ yếu ở khu vực là người Kinh với 7.806 hộ chiếm 97,0%; Khmer
202 hộ chiếm 2,6%; các dân tộc khác (Tày, Mường, Hoa) là 25 hộ chiếm 0,4%
[18],[19].
1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thế giới
Từ xa xưa đến nay, cây làm thuốc luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong
nguồn tài nguyên thực vật. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong tổng số khoảng
250.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao đã ghi nhận trên toàn cầu, có tới 30.000
loài có giá trị làm thuốc trực tiếp trong Y học cổ truyền hoặc cung cấp các hợp chất
tự nhiên để làm thuốc (WHO, 1990). Con số này còn dự đoán lên tới gần 70.000
loài (Naplalert, 1995).
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có gần
20.000 loài thực vật trong tổng số 250.000 loài đã biết được sử dụng làm thuốc hoặc
cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc [37]. Trong đó ở Ấn Độ có khoảng 6.000
loài; Trung Quốc 5.000 loài; vùng nhiệt đới Châu Mỹ hơn 1.900 loài thực vật có

hoa.
Giữa năm 1985, quyển sách “Cây thuốc Trung Quốc” ra đời, đã liệt kê một
loạt các loài thực vật chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis) chữa
nhọt độc, viêm tuyến hạch, vết thương tụ máu; Cải Soong (Nasturtium officinale) có
tác dụng giải nhiệt, chữa lở miệng, chảy máu chân răng, bướu cổ. Tác giả Perry, với


7

quyển “Medicinal Plants of East and Southeast Asia” (1985) nằm trong chương
trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á đã
nghiên cứu hơn 1.000 tài liệu khoa học về thực vật và dược liệu, trong đó có 146
loài thực vật có tính kháng khuẩn [39].
Trên thực tế có rất nhiều loài thực vật được sử dụng làm thuốc nhưng do con
người khai thác quá mức dẫn đến nhiều loài trên thế giới vĩnh viễn mất đi hoặc đang
bị đe dọa nghiêm trọng (theo Công ước đa dạng Sinh học, 1992). Theo Raven
(1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn một trăm năm trở lại đây, có khoảng
1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài có nguy cơ bị đe dọa. Trong
số những loài thực vật đã bị mất đi hoặc đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong đó có
nhiều loài cây thuốc như: ở Bangladet có loài Tylophora indica dùng để chữa bệnh
hen suyễn, loài Zanonia indica dùng để tẩy xổ - trước kia có khá nhiều nay có nguy
cơ bị tuyệt chủng. [Islam A.S, 1991].
Trong công trình “Medicinal and poisonous plants”, (3 tập) thuộc chương
trình phối hợp điều tra tài nguyên thực vật Đông Nam Á (xuất bản năm 1999, 2001
và 2003) đã thống kê được khoảng 2.200 loài thực vật có giá trị làm thuốc, đây là
công trình có giá trị khoa học cao. Tất cả các loài được mô tả chi tiết về đặc điểm
hình thái, sinh thái, phân bố, cách gieo trồng và giá trị sử dụng; đặc biệt trong công
trình này cũng được phân tích khá đầy đủ các hàm lượng hoạt chất có trong các bộ
phận của thực vật.
Năm 2006, Christophe Wiart đã xuất bản quyển “Medicinal Plants of the AsiaPacific: Drugs for the Future?” mô tả chi tiết dược lý dân tộc học của hơn 400 loài thực

vật, cung cấp hơn 300 hình ảnh với 400 cấu trúc hóa học của các vị thuốc từ khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương [35].
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, để chống lại các bệnh nan y, thì sự cần
thiết là phải kết hợp giữa Đông và Tây y, giữa y học hiện đại với kinh nghiệm cổ
truyền của các dân tộc. Chính từ những kinh nghiệm truyền thống đó của họ là chìa
khóa để nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên,
việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các


8

nước trên thế giới đang hướng đến thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử
dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc [24].
1.2.2. Việt Nam
Ngay từ thời xa xưa người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở
những vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều bài thuốc, cây thuốc được sử dụng
để chữa bệnh có hiệu quả. Qua quá trình phát triển, các kinh nghiệm dân gian quý
báu đó đã dần dần được đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng
rãi trong cộng đồng.
Thời vua Hùng Vương (2900 năm TCN) qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại
(Đại Việt sử kí ngoại kí,…) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ
làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh. Theo Long Úy chép lại, vào đầu
thế kỷ thứ II có hàng trăm vị thuốc từ đất Giao Chỉ như: Ý dĩ (Coix lachrymal-jobi
L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin Benth.) [12].
Vào đời Trần (1225-1399), Phạm Ngũ Lão thu thập trông coi một vườn thuốc
lớn để chữa bệnh cho quân sĩ trên núi gọi là “Sơn Dược”, hiện vẫn còn di tích để lại
tại một quả đồi thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Năm 1429 là
“Bản thảo cương toàn yến” là quyển sách về cây thuốc đầu tiên, do Chu Tiên biên
soạn. Vào thế kỷ XIV có người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh (tên thật là Nguyễn
Bá Tĩnh), ông biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 tập với 406 vị thuốc nam

trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật. Ông còn viết cuốn “Hồng nghĩa
giác tư y thư” tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc [12],[30].
Thời nhà Nguyễn (1788-1883), Nguyễn Quang Lượng với “Nam dược”, “Nam
dược chỉ danh truyền” ghi chép 500 vị thuốc nam. Năm 1858, Trần Nguyên Phương
với “Nam bang thảo mộc” đã kể tên và mô tả công dụng của trên 100 loài cây thuốc
[11],[12].
Ở Đông Dương, bộ sách “Catalogue des produits de l’Indochine” do hai nhà
thực vật người Pháp Ch. Crévost và A. Pételot biên soạn, trong đó, đáng chú ý nhất
là tập V “Produits médicinaux” (1928 – 1935) đã mô tả 368 loài cây thuốc và vị
thuốc là các loài thực vật có hoa [34]. Đến năm 1952, Pételot bổ sung và xây dựng


9

thành “Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập,
với 1.482 loài cây thuốc ở cả ba nước Đông Dương [40].
Năm 1957, Đỗ Tất Lợi cho ra đời công trình “Dược liệu học và các vị thuốc
Việt Nam” gồm 3 tập. Đến năm 1961 tác giả đã tái bản in thành 2 tập, trong đó mô
tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962-1965, “Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam” được xuất bản gồm 6 tập, đến năm 1969 tái bản thành
2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và
khoáng vật. Trong lần tái bản thứ 12 vào năm 2006 tác giả đã nâng số loài động
thực vật có giá trị làm thuốc lên đến 800 loài, các loài này được mô tả tỉ mỉ tên khoa
học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học và chia tất cả các cây thuốc đó thành
các nhóm bệnh khác nhau.
Năm 1966, Vũ Văn Chuyên “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, trong đó
ngoài việc tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, ông còn đưa ra danh sách các cây
thông thường thuộc các họ, giúp dễ học và dễ phân loại thực vật, thuận lợi cho việc
tra cứu.
Năm 1976, trong công trình luận văn phó tiến sĩ khoa học, Võ Văn Chi đã

thống kê được ở Miền Bắc có 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành thực
vật hạt kín. Đến năm 1991, trong báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc
lần thứ II tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách
các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ
trong 8 ngành.
Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương trong cuốn “Sổ tay cây thuốc
Việt Nam” đã giới thiệu 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện vào
nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam.
Năm 1997, Võ Văn Chi trong bộ “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã
thống kê và mô tả chi tiết 3.200 loài cây thuốc ở Việt Nam. Đây là một công trình
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dược và chuyên ngành
thực vật học. Năm 2003-2004, “Từ điển thực vật thông dụng” (2 tập) tác giả đề cập
đến phần công dụng mà chủ yếu là làm thuốc của 5.034 loài, 2.382 chi của 333 họ


10

thực vật. Gần đây, Võ Văn Chi cho ra đời “Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới)”
(2012, 2 tập) lập danh lục mới về cây thuốc Việt Nam và tiến hành biên soạn lại, bổ
sung thêm những thông tin, làm rõ hơn về sinh thái và phân bố cũng như bổ sung rất
nhiều cây thuốc mới, với số mục từ 4.470 đề cập tới gần 4.700 cây thuốc với 1.500
ảnh chụp màu. Có thể nói công bố này đã giới thiệu số lượng cây thuốc lớn nhất ở
Việt Nam.
Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong công trình “Thực vật học dân
tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An” đã thống kê được 551
loài, 364 chi, 120 họ thực vật có giá trị làm thuốc, đặc biệt là trong nghiên cứu này
nhóm tác giả đã đưa ra công dụng cụ thể của từng loài theo cách sử dụng của người
dân địa phương.
Năm 2006, trong cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” Phạm Hoàng Hộ đã
thống kê được 2.000 loài có giá trị làm thuốc, ở đây tác giả chỉ mô tả sơ lược đặc

điểm nhận dạng và giá trị sử dụng của chúng.
Đến cuối năm 2006, nhóm các tác giả thuộc Viện Dược liệu trong công trình 2
tập “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã thống kê được 920 loài cây
thuốc, đây là công trình khá đầy đủ và công phu, nhóm các tác giả đã mô tả, phân
tích khá chi tiết các đặc điểm nhận dạng, phân bố, công dụng và thành phần hóa học
của từng loài [5].
Năm 2007 trong công trình “Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt
Nam” Nguyễn Tập đã giới thiệu 144 loài cây thuốc nguy cấp ở Việt Nam.
Tác giả Tào Duy Cần, Trần Sĩ Viên đưa ra “Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc
Việt Nam” (2007) gồm trên 500 vị thuốc Nam – thuốc Bắc thường dùng (vốn là
những thảo mộc dễ kiếm, sống ở nước ta) được mô tả, xác định vùng phân bố, bộ
phận dùng và tác dụng của thuốc ngoài ra còn kèm theo các phương thuốc trị bệnh
theo y học cổ truyền.
Giữa năm 2007 trong Dự án hỗ trợ chuyên ngành “Lâm sản ngoài gỗ Việt
Nam” đã giới thiệu 82 loài thực vật có giá trị làm thuốc, với đầy đủ các thông tin về


11

đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật nhân trồng, khái thác, chế biến, bảo
quản, giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
Huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, thông tin về cây thuốc mới được đề
cập trong những năm gần đây. Trong công trình “Khảo sát thành phần loài và xây
dựng bộ sưu tập mẫu các loài cây thân gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ
Chi, Tp. Hồ Chí Minh”, Đặng Văn Sơn đã ghi nhận được 29 loài thực vật có giá trị
làm thuốc, đến năm 2009 tác giả cập nhật và nâng số lượng loài cây thuốc lên 38
loài và gần đây nhất (2011) trong công trình đăng ở Hội nghị khoa học toàn quốc
lần thứ 4 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, nhóm tác giả đã ghi nhận bổ sung vào
nguồn tài nguyên cây thuốc ở Củ Chi lên 162 loài, 135 chi, 63 họ, 38 bộ thuộc 2
ngành thực vật bậc cao có mạch.

Năm 2011, Nguyễn Xuân Minh Ái với luận văn thạc sĩ Sinh học “The study of
ethnomedicine of Chu Ru and Raglai ethnic groups in Phước Bình national park,
Ninh Thuận province” khảo sát 93 loài cây thuốc thuộc 79 chi, 49 họ, 4 lớp và 3
ngành thực vật. Trong đó họ Zingiberaceae là họ thông dụng nhất với 14 loài được
sử dụng làm thuốc.
Đặc biệt ở Tây Ninh đã có một số công trình về cây thuốc có giá trị. Riêng ở
huyện Tân Biên, tháng 4 năm 1980, Viện Dược liệu và Trạm Nghiên cứu Dược liệu
tỉnh Tây Ninh đã tiến hành điều tra ở 6 xã: Tân Bình, Thạnh Bình, Tân Châu, Tân
Đông, Tân Hội và Thạnh Đông. Kết quả đã ghi nhận được 309 loài cây thuốc, trong
đó 235 loài đã được giới thiệu cho khai thác thu mua như: Bách bộ, Ba kích lông,
Chiêu liêu, Đại phong tử, Sữa, Tràm... Ở khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát hiện nay
hoặc ở một vùng rừng nào đó ở Tây Ninh trước kia đã từng khai thác Vàng đắng
(Coscinium fenestratum) để chiết berberin.
Cuối năm 1991, Nguyễn Công Tỷ, Huỳnh Công Thanh đã xuất bản quyển
“Dược liệu miền Nam và các bài thuốc ứng dụng” với 810 vị thuốc (hơn 95% là
thực vật) chủ yếu là các vị thuốc từ hệ thực vật của tỉnh Tây Ninh.
Trong Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại Hội nghị khoa
học toàn quốc lần thứ hai (năm 2007) với đề tài “Hiện trạng tài nguyên cây thuốc


12

vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh”, Lý Ngọc Sâm, Nguyễn Vinh Hiển
đã thống kê tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, gồm 178 loài,
thuộc 67 họ, trong đó có 3 loài thuộc Khuyết thực vật, 147 loài thuộc lớp Hai lá
mầm, 28 loài thuộc lớp Một lá mầm.
Năm 2009, trong đợt hướng dẫn học viên thực tập, Phan Kế Lộc đã tiến hành
khảo sát “Điều tra cây thuốc ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh” bước
đầu đã ghi nhận được 152 loài Thực vật và Nấm lớn thuộc 130 chi, 74 họ có công
dụng làm thuốc.

Tóm lại, thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật tự nhiên để
làm thuốc chữa bệnh của nhân dân ta là phong phú và đa dạng. Đây là kết quả của
một quá trình nghiên cứu lâu dài từ đời này sang đời khác. Vì vậy, ngày nay chúng
ta cần tiếp tục kiểm kê, bổ sung và hệ thống hóa các loài cây thuốc để giúp cho việc
bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu và sử dụng bền vững.
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một báo cáo hay nghiên cứu nào về đa
dạng thành phần loài cây thuốc của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh
một cách đầy đủ, đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài này.


13

Chương 2.

ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được khảo sát tại vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, thuộc huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong vòng 8 tháng (từ 1/2012 đến 8/2012). Thời gian
khảo sát thực địa được tiến hành 5 đợt:
 Đợt 1: từ 10/01/2012 đến 17/01/2012
 Đợt 2: từ 25/03/2012 đến 30/03/2012
 Đợt 3: từ 30/04/2012 đến 02/05/2012
 Đợt 4: từ 15/05/2012 đến 22/05/2012
 Đợt 5: từ 20/07/2012 đến 27/07/2012
Mỗi đợt khảo sát tiến hành 3-7 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và thời
gian phát triển của thực vật nghiên cứu. Tiến hành một số đợt khảo sát bổ sung khi
cần thiết.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Tập hợp, phân tích, kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát đánh
giá nhanh, các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội
dung khảo sát và nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.3.2.1.

Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu

Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, không thể đi
hết các điểm trong khu nghiên cứu nên việc chọn tuyến và địa điểm thu mẫu là cần
thiết. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có
thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau nghĩa là các tuyến đó cắt ngang qua
các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến mỗi sinh cảnh chọn
những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu hay đặt các ô tiêu chuẩn vừa phục vụ cho
nghiên cứu về đa dạng loài vừa nghiên cứu về đa dạng sinh thái [26].


14

Các tuyến thực địa đi theo các sinh cảnh ven đường đi, lối đi có sẵn trong
rừng, các sinh cảnh ven suối, đất trống; các kiểu rừng của vườn quốc gia Lò Gò –
Xa Mát để thu đầy đủ mẫu.
2.3.2.2.

Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh

Phỏng vấn nhanh tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc của người dân địa
phương ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

2.3.2.3.

Phương pháp thu mẫu

Mẫu cho vào các cặp gỗ dán để đựng mẫu, sổ và bút chì mềm 2-3B để ghi
chép, nhãn hay băng dính bằng giấy có thể viết được và kéo cắt cây.
Nguyên tắc thu mẫu:
Mỗi mẫu có đầy đủ các bộ phận nhất định là cành, lá cùng với hoa và cả quả
càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thảo hay dương xỉ.
Mỗi loài thu 4-6 tiêu bản, các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh dấu cùng số
hiệu. Khi thu ghi chép ngay những đặc điểm để nhận biết ngoài thiên nhiên nhất là
các đặc điểm dễ mất khi khô ví dụ như màu sắc hoa, quả [26].
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.3.3.1.

Xử lý và bảo quản mẫu

Các mẫu thu được đeo nhãn ngay.
Khi ghi chép dùng bút chì mềm tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh
bị mất khi trời mưa hay ngâm tẩm về sau. Các mẫu vật có thể chỉ cần ghi số hiệu
mẫu, ngày thu mẫu, nơi thu mẫu còn các thông tin khác ghi riêng vào sổ ghi chép
thực địa.
Mẫu thu được đặt gọn trong 1 tờ báo gập 4, vuốt ngay ngắn (chú ý trên mẫu
phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả 2 mặt của lá mà không phải lật
mẫu, đối với hoa nên dùng các mảnh báo nhỏ để ngăn cách nó với các hoa hay lá
bên cạnh phòng khi sấy dễ bị dính vào các bộ phận bên cạnh). Sau đó xếp nhiều
mẫu thành chồng và dùng đôi cặp mắt cáo để bó chặt và ép mẫu xuống [26].
Sau mỗi ngày thu thập, các mẫu vật mang về cần được xử lý sơ bộ ngoài thực
địa bằng cồn pha loãng ở nồng độ 70%.



15

2.3.3.2.

Sấy khô và giám định tên mẫu vật

Mẫu sau khi mang về cần được sấy ngay. Trước khi sấy nên thay giấy báo mới
và bó chặt giữa đôi cặp mắt cáo trước khi cho vào tủ sấy [26].
Tất cả các mẫu vật thu thập được xử lý, phân tích xác định tên khoa học và sắp
xếp thứ tự Alphabet theo Họ cho tiện tra cứu sau này. Để định loại các mẫu thu
được, chúng tôi sử dụng một số tài liệu sau: Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III (Phạm
Hoàng Hộ, 1999), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt
Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Phân loại học thực vật (Hoàng Thị Sản, 1999), Cây
cỏ có ích ở Việt Nam, tập I, II (Võ Văn Chi, Trần Hợp). Đặc biệt là đối chiếu, so
mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam được lưu trữ ở Bảo tàng thực vật thuộc Viện
Sinh học nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh.
Mẫu sau khi phân tích, được ngâm tẩm hóa chất bảo quản và lưu giữ tại Bảo
tàng thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới và phòng Thí nghiệm – Di truyền –
Thực vật, Khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
2.3.3.3.

Xây dựng bộ sưu tập

Xây dựng bộ tiêu bản thực vật của một số loài cây có giá trị làm thuốc trong hệ
thực vật của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Mẫu thực vật được thu tại địa phương,
chụp ảnh ngoài thực địa và xử lý trong phòng thí nghiệm, ngâm tẩm hóa chất bảo
quản, khâu kết lên bìa cứng (bìa sơmi giấy 27cm x 40cm) theo tiêu chuẩn bộ tiêu
bản thực vật quốc gia Việt Nam nhằm bảo quản lâu dài. Nhãn được ghi như hình
2.2.



16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SINH HỌC
--------------Tên địa phương: ..................................................................................
Tên Khoa học: ....................................................................................
Họ thực vật:.........................................................................................
Nơi thu mẫu: .......................................................................................
Ngày thu mẫu: .....................................................................................
Người định tên: ...................................................................................
Số hiệu mẫu:........................................................................................

Hình 2.2. Nhãn tên mẫu thực vật trong bộ sưu tập
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để lưu trữ, thống kê và so sánh các thông tin thu
thập được, lập danh lục cây thuốc ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
Thống kê và ghi nhận những loài cây thuốc có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, Nguyễn Tập (2007), IUCN (2011), Danh
mục cây thuốc Bộ Y tế (2010), Nghị định 32 của Chính phủ.
Việc xác định thông tin của các loài có giá trị làm thuốc, dạng sống và tình
trạng bảo tồn sử dụng các sách Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi
(1997), Từ điển thực vật thông dụng của Võ Văn Chi (2003 - 2004), Cây thuốc và
động vật làm thuốc của Viện dược liệu (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam của Đỗ Tất Lợi (2009), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới) của Võ Văn Chi
(2012)…


17


Chương 3.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc
Qua kết quả điều tra (có kế thừa nghiên cứu trước đây, có bổ sung), khảo sát
vùng nghiên cứu, đã xác định được 433 loài cây thuốc thuộc 299 chi, 99 họ, 54 bộ
của 4 ngành là Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông đất
(Lycopodiophyta), Ngành Hạt trần (Pinophyta) và Ngành Mộc lan (Magnoliophyta).
Trong đó, Ngành Thông đất có 1 loài thuộc chi Lycopodiella của họ Lycopodiaceae;
ngành Dương xỉ có 11 loài thuộc 8 chi của 7 họ: Azoliaceae, Blechnaceae,
Marsileaceae, Ophioglossaceae, Polypodiaceae, Salviniaceae, Schizeaceae; Ngành
Hạt trần có 1 loài thuộc chi Gnetum của họ Gnetaceae; Ngành Mộc lan có 420 loài
thuộc 289 chi của 90 họ, trong đó, có 360 loài thuộc lớp Hai lá mầm và 60 loài
thuộc lớp Một lá mầm.
Bảng 3.1. Phân bố số loài cây thuốc trong các taxon
STT

NGÀNH

SỐ LOÀI

TỶ LỆ %

1

POLYPODIOPHYTA

11


2,54

2

LYCOPODIOPHYTA

1

0,23

3

PINOPHYTA

1

0,23

4

MAGNOLIOPHYTA

420

97,00

Sự đa dạng về thành phần loài cây thuốc vùng nghiên cứu được thể hiện trong
bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần các Họ, Chi và Loài trong các Bộ có các loài cây thuốc

của VQG
STT

Họ

Bộ

(1)

(2)

Chi

Loài

SL

%

SL

%

SL

%

(3)

(4)


(5)

(6)

(7)

(8)

1

Arales

2

2,02

6

2,01

6

1,39

2

Arecales

1


1,01

5

1,67

5

1,15

3

Aspidiales

1

1,01

1

0,33

1

0,23


18


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

4

Asterales

1

1,01

4

1,34

4


0,92

5

Begoniales

1

1,01

1

0,33

1

0,23

6

Capparales

1

1,01

3

1,00


6

1,39

7

Caryophyllales

1

1,01

3

1,00

5

1,15

8

Commelinales

2

2,02

4


1,34

5

1,15

9

Connarales

1

1,01

2

0,67

3

0,69

10

Cornales

1

1,01


1

0,33

1

0,23

11

Cucurbitales

1

1,01

3

1,00

3

0,69

12

Cyperales

1


1,01

6

2,01

8

1,85

13

Dilleniales

1

1,01

2

0,67

5

1,15

14

Droserales


1

1,01

1

0,33

2

0,46

15

Ebenales

2

2,02

2

0,67

5

1,15

16


Euphorbiales

1

1,01

16

5,35

24

5,54

17

Fabales

3

3,03

25

8,36

41

9,47


18

Gentiniales

5

5,05

38

12,71

62

14,32

19

Geraniales

1

1,01

1

0,33

1


0,23

20

Gnetales

1

1,01

1

0,33

1

0,23

21

Lamiales

2

2,02

7

2,34


11

2,54

22

Laurales

1

1,01

3

1,00

6

1,39

23

Liliales

7

7,07

9


3,01

11

2,54

24

Lycopodiales

1

1,01

1

0,33

1

0,23

25

Magnoliales

2

2,02


12

4,01

17

3,93

26

Malvales

5

5,05

13

4,35

17

3,93

27

Marsileales

1


1,01

1

0,33

1

0,23

28

Myrtales

6

6,06

16

5,35

25

5,77

29

Nepenthales


1

1,01

1

0,33

2

0,46

30

Nymphaeales

1

1,01

1

0,33

2

0,46

31


Oleales

1

1,01

1

0,33

1

0,23

32

Ophioglossales

1

1,01

1

0,33

1

0,23



×