Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.55 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÁC HỢP ĐỒNG NGOẠI HỐI
PHÁI SINH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

: Trần Thùy Linh

Lớp

: Nhật 2

Khoá

: K45

Giáo viên hướng dẫn

: ThS.Nguyễn Vân Hà

Hà Nội, tháng 5 năm 2010


MỤC LỤC


TRANG BÌA PHỤ
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ BẢO HIỂM RỦI RO
TỶ GIÁ BẰNG HỢP ĐỒNG NGOẠI HỐI PHÁI SINH

4

I. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá
1. Một số khái niệm
2. Phân loại rủi ro tỷ giá
3. Tính chất của rủi ro tỷ giá
4. Các nhân tố gây ra rủi ro tỷ giá
5. Chế độ tỷ giá hối đoái và mối quan hệ với rủi ro tỷ giá

4

II. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh
1. Khái niệm bảo hiểm rủi ro tỷ giá và hợp đồng ngoại hối phái sinh
2. Phân loại hợp đồng ngoại hối phái sinh
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG NGOẠI HỐI PHÁI
SINH TRONG BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
I. Vai trò của các doanh nghiệp XNK trong nền kinh tế và tình hình XNK

ủa Việt Nam trong thời gian qua
1. Vai trò của các doanh nghiệp XNK
2. Tình hình XNK của Việt Nam trong thời gian qua
II. Thực trạng rủi ro tỷ giá đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam
1. Sự biến động của tỷ giá trên thị trường ngoại hối trong thời gian qua
2. Thực trạng rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp XNK Việt Nam
3. Đánh giá tính chất và mức độ rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp XNK Việt Nam
III. Thực trạng sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong việc bảo hiểm
rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam

4
6
8
9
11
16
16
19
35

35
35
36
40
40
49
51
53



IV. Đánh giá thực trạng sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong bảo
hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam
1. Thành tựu

61

2. Hạn chế
3. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế

62
63

CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

68

61

HỢP ĐỒNG NGOẠI HỐI PHÁI SINH TRONG BẢO HIỂM RỦI RO
TỶ GIÁ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
I. Ý nghĩa của việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt
Nam bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh
II. Giải pháp ứng dụng và phát triển hợp đồng ngoại hối phái sinh trong
bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam
1. Giải pháp ở cấp vĩ mô
2. Giải pháp ở cấp vi mô
III. Một số kiến nghị nhằm ứng dụng và phát triển hợp đồng ngoại hối phái
sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam
1. Đối với NHNN và các Bộ ngành liên quan
2. Đối với các NHTM

3. Đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC 01
PHỤ LỤC 02
TÀI LIỆU THAM KHẢO

68
70
70
73
76
76
77
88
95


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô
giáo Thạc sĩ Nguyễn Vân Hà, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương. Cùng
với kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự nhiệt tình, cô đã giúp em có cơ hội tìm
hiểu sâu sắc hơn những tri thức trong lĩnh vực ngân hàng, xuất nhập khẩu nói
chung, trong hoạt động bảo hiểm rủi ro tỷ giá nói riêng và kiên trì giúp em hoàn
thành đề tài.
Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Ngoại
Thương, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính ngân hàng đã tận tình giảng dạy
chúng em trong suốt 4 năm qua.
Lòng biết ơn của em cũng hướng tới các đơn vị, tổ chức, các cá
nhân đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu cũng như đưa ra những lời khuyên, góp ý
cho khóa luận được hoàn thành tốt đẹp. Đó là: Ngân hàng đầu tư và phát triển

Việt Nam, thư viện Quốc gia…
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn
bè, sự giúp đỡ của mọi người chính là nguồn động viên quan trọng giúp cho em
hoàn thành khóa luận này.

Ngày 25/ 05/ 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thùy Linh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NGUYÊN VĂN

AUD

Australian Dollar

GBP

British Pound

CAD

Canadian Dollar

DEM

Deutsch Mark


FRF

Frech Franc

MXN

Mexican Peso

JPY

Japanese Yen

CHF

Swiss Franc

VND

Việt Nam Đồng

CME

Sở giao dịch Chicago
In the money

ITM

Được giá quyền chọn
Out of the money


OTM

Giảm giá quyền chọn
At the money

ATM

Ngang giá quyền chọn

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

ISDA

International Swaps and Derivatives Association


Hiệp hội quốc tế về hoán đổi và phái sinh
World Trade Organization
WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới
Value at risk


VAR

Hạn mức giá trị chịu rủi ro

XNK

Xuất nhập khẩu

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

KNNK

Kim ngạch nhập khẩu

KNXNK

Kim ngạch xuất nhập khẩu

EBS
CCS

Electronic Brokerage System
Hệ thống môi giới điện tử
Cross Currency Swap
Sản phẩm phái sinh hoán đổi tiền tệ chéo


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ,

CÁC BẢNG BIỂU
TÊN

TRANG

Biểu đồ 1

Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2007

43

Biểu đồ 2

Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008

45

Mức độ tác động của các yếu tố với hoạt động của

52

Biểu đồ 3
Bảng 1
Bảng 2

Bảng 3

doanh nghiệp
Các hợp đồng tương lai trên CME


28

Các phương án xảy ra với nhà nhập khẩu mua quyền 32
chọn mua USD
Các phương án xảy ra với nhà xuất khẩu mua quyền 33
chọn bán USD

Bảng4

Kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1993 - 2009

38

Bảng 5

Tỷ giá USD/VND bình quân năm 1999 – 2006

42

Doanh thu, chi phí các loại hình kinh doanh ngoại tệ

57

Bảng 6

của BIDV

Bảng 7

Giá trị các giao dịch phái sinh tiền tệ tại Eximbank


59

Bảng 8

Giá trị các giao dịch phái sinh tiền tệ tại ACB

60


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh
nghiệp trên thế giới rơi vào lao đao. Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến
động nhiều hơn kể từ sau sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu
thập niên 1970 đã khiến nhiều công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là những công
ty tên tuổi của Mỹ và Nhật như Laker Airlines, Caterpillar, Toyota, Honda
.v.v… gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, khiến cho doanh thu lẫn
lợi nhuận giảm thấp.
Mở cánh cửa thương mại khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp XNK Việt
Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt
với nhiều thách thức, khó khăn. Một trong những khó khăn đến từ thị trường thế
giới – thường xuyên biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro, là vấn đề rủi ro tỷ giá khi
sử dụng ngoại tệ trong giao dịch. Vì vậy, hành trang không thể thiếu đối với mỗi
doanh nghiệp trong quá trình hội nhập là những kiến thức về bảo hiểm rủi ro tỷ
giá, đặc biệt là các hợp đồng ngoại hối phái sinh – công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ
giá hữu hiệu nhất.
Trên thực tế, những giao dịch phái sinh tiền tệ lại là một lĩnh vực chuyên
sâu và khó, thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở Việt Nam sau hơn 10 năm khởi
động vẫn còn đang trong giai đoạn kém phát triển bởi sản phẩm nghèo nàn, số

doanh nghiệp tham gia ít ỏi… Muốn nhìn thẳng vào thực trạng yếu kém này để
thấy được nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp đưa bảo hiểm rủi ro tỷ giá
đến gần doanh nghiệp XNK hơn, em chọn đề tài: “Nghiên cứu vấn đề sử dụng
các hợp đồng ngoại hối phái sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
1


2. Mục đích nghiên cứu
-

Hệ thống những vấn đề liên quan về tỷ giá, rủi ro tỷ giá và bảo hiểm rủi

ro tỷ giá.
-

Phân tích thực trạng rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam.

-

Phân tích thực trạng kém phát triển của bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp

đồng ngoại hối phái sinh cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam.
-

Đề xuất những giải pháp hợp lý và có giá trị thực tiễn cao để phát triển

việc sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho
các doanh nghiệp XNK Việt nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: vấn đề sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong

bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
+

Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Rủi ro tỷ giá đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam

và bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK bằng hợp đồng ngoại hối
phái sinh.
+

Về thời gian: Số liệu thực trạng lấy trong khoảng từ năm 1997 (giai đoạn

sơ khai của thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá Việt Nam) đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp lý thuyết kết hợp thực tiễn,
phương pháp mô tả, so sánh, phân tích… ; đồng thời căn cứ vào đường lối phát
triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách tỷ giá của Ngân hàng
nhà nước.
2


5. Kết cấu đề tài
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm 3 phần:
Chƣơng 1: Tổng quan về rủi ro tỷ giá và bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng
ngoại hối phái sinh.
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong bảo hiểm rủi

ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Chƣơng 3: Một số giải pháp ứng dụng, phát triển hợp đồng ngoại hối phái sinh
trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ BẢO HIỂM RỦI RO
TỶ GIÁ BẰNG HỢP ĐỒNG NGOẠI HỐI PHÁI SINH
I. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá
1. Một số khái niệm
1.1 Rủi ro
Khái niệm rủi ro theo ý nghĩa kinh tế thông thường, đối với một doanh
nghiệp, có thể hiểu là mối đe dọa bị tổn thất một phần vốn của mình mà không
đạt được thu nhập hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ sung để thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh nhất định. Rủi ro được gây ra bởi nhiều nguyên nhân
khách quan hay chủ quan khác nhau, tuy nhiên mức độ rủi ro phụ thuộc nhiều
vào trình độ quản lý của doanh nghiệp1.
1.2 Tỷ giá
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương mại,
đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán
với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác
nhau, hình thành khái niệm tỷ giá. Theo quan điểm của các nhà kinh tế: Tỷ giá là
giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác2.
Ví dụ:
Tỷ giá USD/VND bằng 19.485 nghĩa là giá của USD được biểu thị thông
qua VND và 1 USD = 19.485 VND.

1


Trần Hữu Huỳnh,2008, Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: những nguyên nhân phát sinh.

( />2

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

4


1.3 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh từ biến động của tỷ giá hối đoái trên thị
trường3. Về lý thuyết, biến động tỷ giá có thể tác động đến bất kỳ doanh nghiệp
nào theo nhiều cách. Có thể phân loại rủi ro tỷ giá theo nguồn gốc như sau:

 Rủi ro tỷ giá từ các giao dịch thương mại
Đây là loại nguồn gốc rủi ro tỷ giá phổ biến nhất mà các doanh nghiệp gặp
phải do phải trả tiền cho người cung cấp hoặc bán hàng và thu về một đồng tiền
khác với đồng tiền nước mình, thông qua các giao dịch như: mua nguyên vật liệu
cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ hay bán sản phẩm thu tiền bằng
ngoại tệ. Rủi ro tỷ giá sẽ xảy ra khi tỷ giá ngoại tệ biến động tăng với trường hợp
trả tiền người cung cấp bằng ngoại tệ; và ngược lại, khi tỷ giá ngoại tệ biến động
giảm với trường hợp bán hàng thu tiền bằng ngoại tệ.

 Rủi ro tỷ giá từ các chi nhánh tại nước ngoài
Nếu một công ty có một công ty con (chi nhánh) tại nước ngoài, thì công
ty đó phải đối mặt với một nguy cơ rủi ro tỷ giá đối với đồng tiền tại nước mà
chi nhánh của nó đang hoạt động. Nguy cơ loại này được thể hiện thông qua hai
dạng đặc trưng sau:
Nguy cơ từ việc chuyển lợi nhuận: Giá trị tiền tệ của công ty mẹ về một
dòng lưu chuyển lợi nhuận không đổi từ công ty con sẽ thay đổi cùng với bất kỳ

sự thay đổi nào về tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước. Do vậy nó sẽ tác động
đến báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty đó.
Nguy cơ từ bảng cân đối kế toán: Giá trị bảng cân đối kế toán của công ty
con tính theo đồng tiền của công ty mẹ sẽ biến động theo tỷ giá. Biến động đó
3

TS.Nguyễn Thanh Liêm, 2007, Quản trị tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.

5


không ảnh hưởng tới báo cáo kết quả kinh doanh của công ty nhưng nó có thể
làm thay đổi các tỷ số tài chính quan trọng như các tỷ số đòn bẩy tài chính.
Tương tự, nguy cơ rủi ro có thể cảm nhận được rất rõ ràng nếu công ty mẹ quyết
định bán công ty con đi bởi vì giá trị của khoản tiền thu được đối với công ty mẹ
sẽ thay đổi theo tỷ giá hối đoái.



Rủi ro tỷ giá từ các khoản vay bằng ngoại tệ
Thông thường, các doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận với các

nguồn vốn bằng các loại ngoại tệ khác với đồng nội tệ của nước mình với các
mức lãi suất rất cạnh tranh. Sở dĩ như thế là do ngày càng có nhiều những lời
chào mời cho vay cạnh tranh hơn bằng các đồng tiền khác, hay đơn giản bởi vì
các mức lãi suất tuyệt đối của các đồng tiền khác là thấp hơn. Các khoản vay như
vậy đã đẩy công ty tới rủi ro tỷ giá khi phải thanh toán lãi vay, nhưng quan trọng
hơn là khi hoàn trả khoản vốn vay cuối cùng.

 Rủi ro tỷ giá từ các chiến lược

Rủi ro tỷ giá sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp thực hiện các chiến lược mua
ngoại tệ đầu tư, mua cổ phiếu nước ngoài, mua trái phiếu bằng ngoại tệ… khi mà
giá trị bằng nội tệ của chi phí, doanh thu thay đổi theo sự biến động tỷ giá. Điều
này có thể tác động đáng kể đến khả năng cạnh tranh, do vậy sẽ ảnh hưởng đến
khả năng sinh lợi của một công ty.
2. Phân loại rủi ro tỷ giá4
Rủi ro tỷ giá là một nguồn rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải tốn nhiều
công sức để xem xét phòng ngừa. Để làm tốt điều đó, trước hết, doanh nghiệp

4

Alan C.Shapiro,2000, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia.

6


phải hiểu rõ bản chất mỗi loại rủi ro tỷ giá. Biến động tỷ giá dẫn đến ba loại rủi
ro tỷ giá chính: rủi ro giao dịch, rủi ro kế toán và rủi ro kinh tế.
2.1 Rủi ro kế toán
Rủi ro kế toán (còn được gọi là rủi ro chuyển đổi): là những thay đổi về
giá trị sổ sách của các tài sản, nợ của bảng cân đối kế toán và các khoản mục
trong báo cáo thu nhập do một thay đổi tỷ giá gây ra. Những khoản mục lãi hay
lỗ do những thay đổi này được xác định theo nguyên tắc kế toán và chỉ thể hiện
trên giấy tờ mà thôi.
Đối tượng chịu tác động: các khoản nợ và các tài sản thuộc bảng cân đối
kế toán và những khoản mục của báo cáo thu nhập đã thực tế tồn tại.
Rủi ro kế toán thường xuất hiện do nhu cầu, mục tiêu báo cáo và tổng hợp,
chuyển đổi các báo cáo tài chính của các hoạt động nước ngoài từ những đồng
tiền bản địa sang đồng tiền quốc nội.
2.2 Rủi ro giao dịch

Rủi ro giao dịch là những thay đổi về giá trị của những hợp đồng bằng
ngoại tệ hiện tại do một thay đổi tỷ giá gây ra. Lãi hay lỗ được xác định theo
thực chất của các hợp đồng đã có hiệu lực và thực tế. Việc xác định rủi ro giao
dịch vừa mang tính quá khứ vừa mang tính tương lai, dựa vào những hoạt động
quyết toán xảy ra trong tương lai.
Mặc dù rủi ro giao dịch và rủi ro kế toán có thể có sự trùng lặp nhau
nhưng chúng không phải là một. Đây là hai khái niệm giao thoa nhau. Thực tế,
rủi ro kế toán được nhắc đến nhiều hơn. Một số khoản mục được tính trong rủi ro
kế toán như hàng hóa dự trữ, tài sản cố định… nhưng lại không được tính vào rủi

7


ro giao dịch. Và khoản mục rủi ro trong hợp đồng mua bán tương lai được tính
vào rủi ro giao dịch nhưng không được tính vào rủi ro kế toán.
2.3 Rủi ro kinh tế
Rủi ro kinh tế là rủi ro mà lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ăn mòn do sự
thay đổi của tỷ giá, bởi sự tăng lên của những chi phí trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro hối đoái kinh tế là những rủi ro do sự biến động về ngoại hối có thể
làm thay đổi doanh thu và chi phí tương lai của doanh nghiệp. Do đó để đo
lường rủi ro hối đoái kinh tế cần tính đến hoạt động dài hạn của doanh nghiệp.
3. Tính chất của rủi ro tỷ giá
Thứ nhất, rủi ro tỷ giá là một loại rủi ro tiềm ẩn. Điều này có nghĩa là
trong điều kiện kinh doanh bình thường, thuận lợi, doanh nghiệp có thể hoạt
động bình thường mà không hề bị ảnh hưởng bởi loại rủi ro này. Chỉ đến khi thị
trường có nhiều biến động, tỷ giá thay đổi bất lợi, mức độ rủi ro tiềm ẩn mới
hiện thực hóa bằng những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến.
Thứ hai, rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế quốc tế. Do
tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt với các chức năng: thước đo giá trị, phương

tiện cất trữ, lưu thông, thanh toán nên rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng sâu rộng đến
mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư, bảo hiểm…
Thứ ba, rủi ro tỷ giá thông thường xảy ra với các doanh nghiệp có giao
dịch tài chính với nước ngoài. Nói cách khác, đây là loại rủi ro chỉ xảy ra trong
đầu tư kinh doanh quốc tế. Còn trong môi trường nền kinh tế đóng, không có
giao lưu thương mại, tiền tệ với bên ngoài thì sẽ không xảy ra loại rủi ro này.

8


Cuối cùng, rủi ro tỷ giá là vấn đề rất đáng quan tâm khi giao dịch ở thị
trường mới nổi (đặc biệt là thị trường nhỏ, mới nổi) – thị trường có đồng tiền
không ổn định và phụ thuộc cao vào XNK.
4. Các nhân tố gây ra rủi ro tỷ giá5
4.1 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá
Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá được thể hiện trong lý thuyết được
Gustav Cassel phát triển vào năm 1920: Lý thuyết ngang giá sức mua.
Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP - Purchasing Power Parity) cho rằng:
trong một thị trường ổn định thì mối quan hệ giữa tỷ giá ngoại tệ của các nước
khác nhau giống với tỷ lệ giá cả của một giỏ cố định những hàng hóa và dịch vụ.
Nói cách khác, có sự tương đương giữa sức mua của tiền tệ và tỷ lệ trao đổi
chúng.
Gọi ef là tỉ lệ thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ.
Khi PPP tồn tại, thì:
ef = (1 + Ih )/ (1 + If) ≈ Ih- If
St +1 = St (1+ef)
Với: St : tỉ giá giao ngay đầu kì
St +1 : tỉ giá giao ngay cuối kì
Ih


: tỷ lệ lạm phát trong nước

If

: tỷ lệ lạm phát nước ngoài

Mối quan hệ này được diễn đạt một cách đơn giản như sau:

5

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.

9


Tỷ lệ thay đổi của tỷ giá (giao ngay) = Sự khác biệt trong tỷ lệ lạm phát
Thực tế, lý thuyết này được xây dựng trên điều kiện giả sử hai quốc gia
cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động tương đương như nhau, cơ chế quản lý
ngoại hối tự do; khi đó, tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát
của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước
đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.
4.2 Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá
Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE – International Fisher Effect): sử
dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian. Học
thuyết này cho rằng: sự khác nhau về tỷ lệ lãi suất giữa các nước sẽ bị san bằng
bởi những thay đổi trong tương lai của tỷ giá hối đoái.
Gọi ef là tỉ lệ thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ.
Khi IFE tồn tại, thì:
ef = (1 + ih )/( 1 + if ) ≈ ih- if
St +1 = St (1+ef)

Với: St : tỉ giá giao ngay đầu kì
St +1 : tỉ giá giao ngay cuối kì
ih

: lãi suất trong nước

if

: lãi suất nước ngoài

Mối quan hệ này được diễn đạt một cách đơn giản như sau:
Tỷ lệ kỳ vọng của thay đổi trong tỷ giá (giao ngay) = Tỷ lệ khác nhau về lãi suất
Có thể lý giải cụ thể như sau: Sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự
ngang bằng về tiền lãi, điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền
10


gửi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương thì được đo bằng một loại tiền (nghĩa
là đo bằng các đơn vị có thể so sánh với nhau được). Chỉ khi tất cả các tỷ suất lợi
tức dự kiến đều bằng nhau, tức là khi đó điều kiện ngang bằng tiền lãi, thì sẽ
không có tình trạng dư cung về một số dạng tiền gởi nào đó và cũng không có
tình trạng dư cầu về một số loại tiền gửi khác. Thị trường hối đoái sẽ cân bằng
khi không một loại tiền gửi nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung.
4.3 Các nhân tố khác
Nhìn chung sự hình thành nên tỷ giá hối đoái là quá trình tác động của
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn;
điển hình như cán cân thanh toán quốc tế, chính sách ngoại thương quốc gia, sự
can thiệp của Nhà nước vào thị trường ngoại hối, tâm lý người tiêu dùng… Sự
thay đổi của những yếu tố này dẫn đến những thay đổi trong cung và cầu ngoại
tệ trong một đất nước, gây ra biến động tỷ giá – nguồn gốc của rủi ro tỷ giá. Cụ

thể, khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá giảm để thị trường trở về trạng
thái cân bằng, ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, tỷ giá tăng.
5. Chế độ tỷ giá hối đoái và mối quan hệ với rủi ro tỷ giá
Chế độ tỷ giá hối đoái là cơ chế vận hành của tỷ giá hối đoái. Chế độ tỷ
giá này phụ thuộc và chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia – vốn là cách thức một
đất nước quản lý đồng tiền của mình trong mối quan hệ với với các đồng tiền
nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Lịch sử phát triển chế độ tiền tệ,
quan hệ thương mại thế giới đã hình thành nên các chế độ tỷ giá hối đoái khác
nhau, song, về cơ bản có chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá cố định hoặc chế độ
kết hợp – chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết.

11


5.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh
hoạt) là chế độ tỷ giá mà trong đó tỷ giá sẽ được xác định và vận động một cách
tự do theo quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nhà nước, cụ thể
là NHTW, sẽ không có bất kỳ sự chỉ đạo, điều hành nào về tỷ giá, không có bất
kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ6.

 Chế độ tỷ giá thả nổi, chỉ xét riêng với doanh nghiệp XNK, có những lợi
ích:
(1) Tỷ giá phản ánh đúng mối quan hệ giữa các đồng tiền, nhạy cảm với
những biến động trên thị trường ngoại hối, cho phép làm dịu tác động của các cú
sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài, không bóp méo các hoạt động kinh tế.
(2)

Môi trường cạnh tranh hoàn hảo, trong đó nguồn lực được phân bổ


hợp lý và tránh được những bảo hộ của Nhà nước qua chính sách tỷ giá.

 Chế độ tỷ giá thả nổi cũng có hạn chế đối với doanh nghiệp XNK:
(1) Thị trường tồn tại những rủi ro và méo mó, tỷ giá hối đoái bất định,
khó kiểm soát, gây tác động tiêu cực đến mặt bằng giá cả, hoạt động ngoại
thương nói chung. Tất cả các hiệu ứng đó đều tác động trực tiếp hay gián tiếp
đến hoạt động của doanh nghiệp XNK, tăng nguy cơ rủi ro tỷ giá và các rủi ro
khác.
(2)

Sự bất định trong xu hướng biến động của tỷ giá gây khó khăn trong

việc lập kế hoạch kinh doanh và tính toán giá cả. Những rủi ro tỷ giá có thể khắc
phục bằng các công cụ phòng ngừa như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền

6

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

12


chọn… (sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau) lại làm doanh nghiệp mất một
khoản tiền tương tự như phí bảo hiểm.
(3)

Nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản, không đứng vững trước

những biến động khôn lường của tỷ giá hối đoái và nền kinh tế.
5.2 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó
NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ
giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy, trong chế độ
tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường
ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó
trong biên độ cho phép. Mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền
khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền này
nhưng lại được neo cố định với một đồng tiền khác7.
Lịch sử đã trải qua 3 loại chế độ tỷ giá cố định8:


Chế độ tỷ giá cố định theo bản vị vàng:
Trong chế độ này tỷ giá được xác định dựa trên hàm lượng vàng chứa

trong đơn vị tiền tệ mỗi nước. Chế độ này tồn tại từ năm 1800 đến Chiến tranh
thế giới thứ nhất (1914), suy giảm dần và chấm dứt vào Chiến tranh thế giới thứ
hai.


Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods:
Chế độ này cơ bản vẫn dựa trên nguyên tắc so sánh hàm lượng vàng. Tuy

nhiên, điểm khác biệt với chế độ bản vị vàng là vai trò trung gian của USD. Chế
7

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

8

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.


13



×