Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nhận dạng các hoạt động kinh doanh chủ yếu và phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty pg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.4 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


TI ỂU LUẬN : Môn QUẢN TRỊ KI NH DOANH Q UỐC TẾ

NHẬN DẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU VÀ PHÂN TÍCH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY P&G.

Thầy hướng dẫn : Nguyễn Hùng Phong.

Nhó m 8

: Nguyễn Trọng An.
Đoàn Ngọc Châu.
Phạm Anh Tuấn.
Nguyễn Thanh Sơn.
Hoàng Ngọc Lâm

TP Hồ Chí Minh – Tháng 4 năm 2010


Nội dung đề tài

Mở đầu.
Chương 1:
Công ty đa quốc gia và các chiến lược kinh doanh quốc tế.
1.1 Khái quát về Công ty đa quốc gia.
1.2 Các chiến lược kinh doanh quốc tế.
Chương 2 :


Giới thiệu về Công ty P&G.
2.1 Lịch sử hình thành
2.2 Cơ cấu tổ chức.
2.3 Sản phẩm.
2.4 Tình hình kinh doanh.
Chương 3 :
Nhận dạng các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty và phân tích chiến
lược kinh doanh quốc tế mà Công ty đang theo đuổi.
3.1 Nhận dạng các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty.
3.2 Phân tích chiến lươc kinh doanh quốc tế Công ty đang theo đuổi.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.

-

1


Mở đầu:
Hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra trên
khắp thế giới bởi các Công ty đa quốc gia. Một bản báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc
cho biết 53/100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới là các Công ty đa quốc gia. Các Công ty
tư nhân này còn giàu hơn những… 120 quốc gia. Từ chỉ 3.000 Công ty đa quốc gia vào
năm 1900, nay đã tăng lên đến 63.000. Cùng với 821.000 chi nhánh trên khắp thế giới,
các Công ty này tuy chỉ đang trực tiếp sử dụng 90 triệu lao động (trong đó khoảng 20
triệu ở các nước đang phát triển) song đã tạo ra đến 25% tổng sản phẩm của thế giới riêng 1.000 công ty hàng đầu chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp thế giới.
Procter & Gamble (P&G) là tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với hơn 300
nhãn hiệu phuc vụ 5 triệu người tiêu dùng mỗi ngày. P&G đang có gần 140.000 nhân tài
trên khắp thế giới đang làm việc nhằm làm cho cuộc sống của người tiêu dùng toàn cầu
tốt đẹp hơn. Procter & Gamble (P& G) được đông đảo mọi người xem là một nhà kinh

doanh hàng tiêu dùng giỏi nhất không riêng chỉ ở Hoa Kỳ. Họ đã xây dựng được nhãn
hiệu số một ở một số mặt hàng quan trọng như: Máy rửa chén tự động (Cascade), chất
tẩy rửa (Tide), giấy vệ sinh (Charmin), khăn giấy (Bounty), thuốc làm mềm quần áo
(Downy), kem đánh răng (Crest) và dầu gội đầu Head&Shoulders.
Tại sao họ lại thành công đến như vậy, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là
gì? Chiến lươc kinh doanh quốc tế của Công ty phát triển theo dạng chiến lược nào? Ta
sẽ lần lượt xem xét, phân tích trong các chương sau.

2


CHƯƠNG 1: Công ty đa quốc gia và các chiến lược kinh doanh quốc tế.
1.1 Khái quát về công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation), là khái
niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công
ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc
gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc
gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.
Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia:
 Nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế
thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn
nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ.
 Nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực
hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.
 Tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do
ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.
Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một
ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên
cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.


1.2 Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận của chiến lược kinh doanh.và nó đạt
được mục tiêu thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế.
Có 4 loại chiến lược kinh doanh quốc tế :
 Chiến lược quốc tế hóa (International strategy)
 Chiến lược đa thị trường nội địa (Multidomestic strategy)
 Chiến lược toàn cầu hóa (Global strategy)
 Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

3


- Chiến lược quốc tế hóa (International strategy)
 Sản phẩm và chiến lược kinh doanh được tạo ra từ Công ty mẹ.
 Chuyển giao các kỷ năng đặc biệt và sản phẩm ra thị trương nước ngoài.
 Áp lực chi phí và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương thấp.

Cơ cấu tổ chức chiến lược quốc tế hóa
HK

UK

Chile

USA

India

Japan
Mexico


Liên bang phối hợp:- Phân quyền cho chi nhánh
Hệ thống kiểm soát chặt : - Trung tâm nắm quyền tập trung, kế hoạch tập
trung, quan hệ chặt giửa trung tâm và chi nhánh
Tinh thần Quốc tế hóa: - Quản trị gia xem các hoạt động ở hải ngoại như
phần bổ sung cho các hoạt động nội địa.
Công ty đa quốc gia áp dụng chiến lược quốc tế hóa cố gắng tạo giá trị bằng cách
chuyển kỹ năng và sản phẩm có giá trị sang thị trường nước ngoài nơi mà đối thủ cạnh
tranh thiếu kỹ năng và những sản phẩm đó. Hầu hết công ty quốc tế tạo giá trị bằng cách
chuyển sản phẩm đề nghị phát triển ở nhà sang thị trường mới. Họ tập trung chức năng
phát triển sản phẩm ở nhà (R&D). Tuy nhiên, họ cũng có xu hướng thành lập chức năng
chế tạo và marketing trong mỗi quốc gia chủ yếu mà họ kinh doanh.

4


- Chiến lược đa thị trường nội địa (Multidomestic strategy)
 Chuyên biệt hóa sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu
thị trương.
 Thiết lập hầu như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp ở mổi thị trường.
 Chi phí sản xuất cao, không chuyển giao các lợi thế cạnh tranh.

Cơ cấu tổ chức đa thị trường nội địa

HK
UK

Chile
USA
India


Japan
Mexico

Công ty áp dụng chiến lược đa thị trường nội địa thường hướng đến đạt đáp ứng
yêu cầu địa phương tối đa. Sự phân biệt giữa đặc điểm của công ty đa thị trường nội địa
(mu ltidomestic firms) là họ tùy biến sản phẩm đề nghị và chiến lược marketing để đáp
ứng yêu cầu địa phương. Như kết quả, họ thường không có khả năng để nhận ra giá trị từ
tác động của đường cong kinh nghiệm và kinh tế vùng. Nhiều công ty đa thị trường nội
địa có cơ cấu chi phí cao. Họ thực hiện công việc cạnh tranh hạt nhân trong công ty.
General Motor là ví dụ tốt về công ty đa thị trường nội địa, đặc biệt liên quan đến mở
rộng hoạt động của châu Âu.

5


- Chiến lược toàn cầu hóa (Global strategy)

Cơ cấu tổ chức chiến lược toàn cầu hóa
HK
UK

US
A

Chile
eee

India


Japan
Mexico

Trung tâm tập trung hóa: Trung tâm nắm quyền ra quyết định về tài
sản, nguồn lực, các quyết định chủ yếu
Kiểm soát điều hành: - Kiểm soát chặt việc ra quyết định, phân bổ
nguồn lực, thông tin
Tinh thần toàn cầu: - Quản trị gia xem các hoạt động như hệ thống
đường ống phân phối kết nối cho một thị trường toàn cầu hợp nhất
Công ty áp dụng chiến lược toàn cầu tập trung vào tăng lợi nhuận bằng cách giảm
chi phí từ các hoạt động đường cong kinh nghiệm và kinh tế vùng. Đó là họ áp dụng
chiến lược giảm giá. sản xuất, marketing, và hoạt động R&D của công ty áp dụng chiến
lược toàn cầu tập trung vào một địa điểm thích hợp. Công ty toàn cầu không biến đổi sản
phẩm đề nghị và chiến lược marketing theo điều kiện của vùng bởi vì sự biến đổi này
tăng chi phí. Thay vào đó, công ty toàn cầu thích đưa ra thị trường sản phẩm tiêu chuẩn
toàn cầu để gặt hái lợi nhuận tối đa từ qui mô kinh tế theo đường cong kinh nghiệm. Họ
cũng sử dụng lợi thế chi phí để hỗ trợ giá trên thị trường thế giới.
Chiến lược này không thích hợp khi nhu cầu cho đáp ứng yêu cầu địa phương là rất cao.

6


- Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Cơ cấu tổ chức chiến lược xuyên quốc gia
HK
UK

Chile
USA


Japan

India
Mexico

Tổ chức theo hệ thống mạng :- Phân phối, chuyên môn hóa các nguồn
lực và năng lực
Các đơn vị quốc tế phụ thuộc lẩn nhau: - Dòng dịch chuyển lớn giửa các
chi nhánh về linh kiện, sản phẩm, nguồn lực, con ngýời, và thông tin
Tinh thần xuyên quốc gia: -Quy trình điều phối và hợp tác phức tạp giửa
các đơn vị trên tinh thần chia xẽ trong việc ra quyết định
Chiến lược xuyên quốc gia có nghĩa là khi một công ty đối mặt với áp lực giảm
chi phí cao và áp lực cao với đáp ứng yêu cầu địa phương. Một Công ty áp dụng chiến
lược chuyển đổi cố gắng đạt mục tiêu chi phí thấp và lợi thế khác nhau. Như chúng ta
thấy, chiến lược này không dễ. Như đề cập từ đầu là áp lực cho đáp ứng yêu cầu địa
phương và giảm chi phí là những mâu thuẫn trong công ty. Đáp ứng yêu cầu địa phương
sẽ nâng phí đồng thời yêu cầu giảm phí sẽ khó để đạt được. Làm thế nào để Công ty có
thể áp dụng chiến lược chuyển đổi?

7


BẢNG TÓM TẮT CÁC ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA 4 CHIẾN LƯỢC.
Chiến lược

Thuận lợi

Bất lợi


Chiến lược + Khám phá tác động của đường Không đáp ứng yêu cầu địa phương
toàn cầu

cong kinh kiệm
+ Khai thác kinh tế vùng
Chuyển sự khác biệt cạnh tranh + Thiếu đáp ứng yêu cầu địa phương
đến thị trường nước ngoài

Chiến lược
quốc tế

+ Không đạt tính kinh tế địa điểm.
( chuyển giao lợi thế)
+ Thất bại trong khám phá tác động
đường cong kinh nghiệm
Biến đổi sản phẩm đề nghị và + Không có khả năng nhận ra kinh tế
marketing thích ứng với yêu cầu địa phương

Chiến lược
đa

của địa phương

thị

+ Thất bại trong khám phá tác động

trường nội

đường cong kinh nghiệm


địa
+ Thất bại để chuyển cạnh tranh khác
nhau đến thị trường nước ngoài
+ Khai thác kinh tế địa phương

Khó áp dụng do vấn đề cơ cấu tổ
chức

Chiến lược

+ Khai thác tác động đường cong

xuyên quốc kinh nghiệm
gia
+ Biến đổi sản phẩm đề nghị và
marketing đáp ứng với yêu cầu
của địa phương
+ Thu lợi ích từ học tập toàn cầu

8


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY P&G
2.1. Lịch sử hình thành.
+ Ngày 12/4/1837 William Procter và James Gamb le bắt đầu sản xuất xà phòng và nến.
31/8/1837 William Procter và James Gamb le ký hợp đồng liên doanh với nhau.
+ Năm 1859, P&G có doanh số là 1 triệu USD, với 80 công nhân.
+ Năm 1862, P&G có một số hợp đồng cung cấp nến và xà bông cho những tổ chức
quân đội khi chiến tranh thứ nhất xảy ra. Các nhà máy của P&G sản xuất ngày đêm để

đủ sản lượng cung cấp. Danh tiếng công ty ngày càng nhiều người biết đến.
+ Năm 1879, James Norris Gamb le, con trai của James Gamble đã tổ chức nghiên cứu
và phát triển ra loại xà phòng trắng giá rẻ nhưng có chất lượng cao và đã xuất khẩu sang
những khu vực phía trung Tây Ban Nha. Sản phẩm này có tên là Ivory và tên này là do ý
tưởng của Harley Procter con trai của William Procter. Ivory gắn liền sạch sẽ, thuần
khiết, nhẹ nhàng êm ả và hương thơm còn lưu mãi.
+ Năm 1882, P&G sử dụng 11000$ để quảng cáo cho Ivory trên tờ tuần báo.
+ Năm 1886, Ivory bắt đầu được sản xuất tại nhà máy Ivorydale.
+ Năm 1887, P&G bắt đầu chương trình phân phối lợi nhuận cho công nhân dựa vào
phần vốn góp của họ vào công ty, điều này gắn liền với sự sống còn của họ với sự thành
công của công ty. Chương trình này được đề xuất bởi William Cooper Procter.
+ Năm 1890, P&G tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng công ty. William Alexander
Procter đã thành lập phòng nghiên cứu tại Ivorydale để nghiên cứu và phát triển quá
trình sản xuất xà phòng. Đó là một trong những phòng nghiên cứu về sản phẩm đầu tiên
ở America.
+ Năm 1895, King Camp Gillette phát minh ra dao cạo râu an toàn đầu tiên trên thế giới.
+ Năm 1907, William Cooper Procter trở thành giám đốc điều hành của P&G sau khi
William Alexander Procter qua đời.
+ Năm 1911, P&G giới thiệu Crisco, là một loại dầu thực vật đầu tiên trên thế giới nó là
giải pháp cho sức khỏe khi nấu ăn bằng mỡ động vật và tiết kiệm chi phí hơn khi sử
dụng bơ.

9



×