TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TRẦN THỊ
QUAN ĐIỂM “TAM CƯƠNG” TRONG
TRIẾT HỌCNHO GIÁO VÀ sự ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIÊC XÂY
• • DƯNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Ngưòi hướng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Giang
HÀ NỘI, 2016
Để có được thành công của đề tài này chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn tói ThS.
Nguyễn Thị Giang về sự giúp đỡ, hướng dẫn và dìu dắt tận tình của cô trong suốt quá
trình em thực hiện đề tài khóa luận. Sự giúp đỡ của cô đã giúp em có nghị lực để vượt
qua khó khăn và hoàn thảnh đề tài khóa luận tốt nghiệpLỜI
này.CẢM
Qua đây em cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới nhà trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 nói chung và các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị - Giáo dục
công dân nói riêng đã tạo điều kiện cho em được học tập trong môi trường tốt, được
tham gia làm khóa luận. Đây là điều kiện thuận lợi để em được học hỏi, tiếp thu tri
thức mới. Đây cũng là cơ hội để em khẳng định bản thân mình, rèn luyện các kỹ năng
thực tế như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, kỹ năng thảo luận nhóm...
Thông qua đây em cũng chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ trung tâm thư viện
thông tin Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em được mượn tài liệu tham
khảo có liên quan tới đề tài khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành ủng
hộ em hoàn thành đề tài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thưc hiên
■•
LỜI CẢM
Trần Thi Tươi
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sư hướng dẫn của cô giáo- Thạc
sĩ Nguyễn Thị Giang. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Neu
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nôi, ngày tháng năm 2016
Tác giả khóa luận
Trần Thi Tươi
s
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội. Từ gia đình, con người được sinh ra và trưởng
thành cả về thể chất lẫn nhân cách. Với hai chức năng cơ bản của gia đình: tái sinh
con người để duy trì nòi giống và xã hội hóa cá nhân để hình thành nhân cách, gia
đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống của nhân loại. Sức mạnh trường tồn của mỗi quốc
gia, dân tộc, xã hội - phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại, phát triển của gia đình và gia
đình văn hóa. Không những thế, gia đình còn có vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển kinh tế cũng như giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, giữ
vững bản sắc văn hóa dân tộc một cách bền vững; đồng thòi loại bỏ các hủ tục, lạc hậu
và tiếp thu các giá trị hiện đại là xu hướng phát triển của mỗi gia đình.
Ở Việt Nam, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm chiến lược
quốc gia. Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỉ quả độ tiến lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng ta khẳng định: “Gia đình là tể bào của xã hội, là cái nói thân yêu nuôi
dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sổng và hình thành nhân
cách. Các chính sách của Đảng và Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ẩm,
hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đổi với mọi lớp người” [9, tr.
76 - 77].
Với tư cách là một thiết chế xã hội văn hóa, gia đình Việt Nam trong truyền
thống và hiện đại vẫn là nơi hội tụ, gắn kết mỗi thành viên trong gia đình vói nhau.
Khi vui người ta luôn san sẻ cùng gia đình và khi buồn cũng tìm sự an ủi, chở che từ
gia đình thân yêu. Vì thế, đối với mỗi con người Việt Nam mang tâm hồn Việt, gia
đình là nơi thiêng liêng nhất, thực sự là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng và tình
yêu thương. Nét đẹp trong văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam đã góp phần
làm phong phú hơn lên bản sắc văn hóa dân tộc, ngày nay những giá trị đó cần được
kế thừa và phát huy.
Nho giáo cho rằng, gia đình có vị trí quan trọng trong sự ổn định và phát triển
của xã hội. Vì vậy, những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia
đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận mỗi người. Những
quy định này, nếu loại bỏ những yếu tố bảo thủ, mất dân chủ thì cho đến nay, vẫn còn
có giá trị. Ke thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình ừong việc xây
dựng gia đình mới, gia đình có văn hóa ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành
công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là việc làm cần
thiết. Theo quan niệm Nho giáo, mọi ngưòi trong xã hội đều bị trói buộc bởi Tam
cương gồm: vua- tôi, cha-con, vợ-chồng. Tam cương quy định hành vi ứng xử của con
người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã
hội. Trong quan hệ gia đình, Nho giáo rất coi trọng việc ứng xử đúng theo Ngũ luân,
tức là năm mối quan hệ tự nhiên. Đó là: quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh em, bạn - bè. Đi cùng với các mối quan hệ đó là những yêu cầu giao tiếp bắt buộc mà
mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện. Bởi chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thì
con người mới trở thành con người xã hội. Đồng thời, theo tư tưởng Tam cương, Nước
cũng chỉ là căn nhà to, căn nhà nhỏ - gia đình hòa thuận thì căn nhà to cũng hòa thuận.
Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết càn có những gia đình hòa thuận,
hạnh phúc.
Tư tưởng Tam cương của Nho giáo đã làm cho các thành viên trong gia đình
ứng xử vói nhau theo trật tự luân thường đạo lý, góp phần làm cho gia đình có văn
hóa, phù họp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị
trường cùng vói lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại
từ bên ngoài tràn vào cùng vói các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia
đình. Từ đó, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử không đăng kí kết hôn, quan hệ tình
dục, nạo phá thai trước hôn nhân ngày càng gia tăng. Nhiều giá trị đạo đức gia đình
đang xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch
HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia đình...Đặc biệt, bạo lực gia đình đang
là vấn đề nổi cộm. Như vậy, việc xây dựng gia đình văn hóa đang đứng trước những
thách thức lớn đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động với phương châm
“xây đi đôi vói chống và lấy xây làm chính”.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên nên nghiên cứu quan điểm
Tam cương của triết học Nho giáo và sự vận dụng những giá trị của tư tưởng đó vào
xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho
giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam
hiện nay”.
2. Lịch sử nghiền cứu đề tài
Ở Việt Nam, từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đến Nho giáo
và gia đình cũng như gia đình văn hóa. Có thể khái quát một số kết quả nghiên cứu ở
hai loại hình chủ yếu sau:
về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo (2004) của tác giả Minh Anh,
Tạp chí Triết học, số 8, tr.46; Việt Nam phong tục (2001) của tá giả Phan Kế Bính,
Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội; Vai trò và nhiệm vụ của người phụ nữ Việt Nam
trong gia đình mới của cách mạng (1974) của tác giả Lê Duẩn, Nxb Sự thật, Hà Nội;
Văn hóa đổi mới (1994) của tác giả Phạm Văn Đồng, Nxb CTQG, Hà Nội; Phát triển
giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế- xã hội (1996) của tác giả
Phạm Minh Hạc, Nxb KHXH, Hà Nội; Quyền lực của vợ- chồng trong gia đình nông
thôn Việt Nam (2007) của tác giả Phạm Thị Huệ, Tạp chí xã hội học, số 3, Ừ.47; về
gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo (1989) của tác giả Trần
Đình Hượu, Tạp chí xã hội học, số 2, ta.25; Suy nghĩ về việc xây dựng chiến lược gia
đình hiện nay (2003) của tác giả Lê Thị Qúy, Tạp chí cộng sản, số 30, tháng 10; Gia
đình Việt Nam ừong bối cảnh đất nước đổi mới (2003) của tác giả Lê Thi, Nxb Khoa
học
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn
về gia đình, văn hoá gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, sự biến đổi của gia đình và
văn hoá gia đình trong bối cảnh mói, những vấn đề của gia đình Việt Nam từ truyền
thống đến hiện tại, cũng như ảnh hưởng của văn hoá gia đình đối vói sự phát triển của
cá nhân và xã hội.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết trên các tạp chí, các bài báo đã đề cập đến vấn
đề này. Tuy nhiên, nhìn chung các bài, các đề tài đã nghiên cứu một cách tổng quát
nhất sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với các lĩnh vực văn hóa tinh thần Việt Nam,
song chưa có đề tài nào đề cập tới sự vận dụng những giá trị của tư tưởng Tam cương
vào việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Do đó, trên cơ sở tiếp thu và
hệ thống hóa kiến thức, những quan điểm khoa học của người đi trước dưới góc độ
Triết học Mác - Lênin, tôi sẽ nghiên cứu rõ hơn về đề tài: “Quan điểm “Tam cương”
trong triết học Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối vái việc xây dựng gia đình
văn hóa ở Việt Nam hiện nay ” với mong muốn bước đầu nhìn nhận toàn diện và hệ
thống hơn về vấn đề này.
3. Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu vấn đề lý luận chung về tư tưởng Tam cương ừong triết
học Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt
Nam hiện nay.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của tư tưởng “Tam cương” ừong xây dựng gia đình văn hóa ở
Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1.
Mục đích nghiên cứu
Khóa luận góp phần làm rõ vấn đề lý luận chung về tư tưởng Tam cương trong
triết học Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó cần vận dụng trong việc xây dựng gia đình
văn hóa ở Việt Nam
4.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nêu trên đề tài đề ra nhiệm vụ cụ thể đó là:
Tìm hiểu quan điểm “Tam cương” của triết học Nho giáo
Tìm hiểu về gia đình và gia đình văn hóa ở Việt Nam
Sự ảnh hưởng của quan điểm “Tam cương” đối vói việc xây dựng gia đình văn
hóa ở Việt Nam hiện nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiền cứu của đề tài
5.1.
Cơ sở lý luận
Đứng trên quan điểm của phép biện chứng duy vật trong quá trình nghiên cứu đề
tài như: quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển, quan
điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình
văn hóa.
5.2.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ
Chí Minh kết hợp với các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về gia đình văn
hóa.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp liên ngành, phương pháp điều
ưa xã hội học, phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng họp, lôgic và lịch sử...
để tiếp cấn và giải quyết những yêu cầu đặt ra của đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài nêu lên một cách có hệ thống, khoa học về tư tưởng “Tam cương” tíong
triết học Nho giáo. Đồng thời làm rõ quan niệm về gia đình văn hóa
trong cả nước. Mặt khác, đề tài còn nêu rõ sự ảnh hưởng của nó vào việc xây
dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu
của khóa luận tốt nghiệp do khả năng còn hạn chế nên việc nghiên cứu còn
chưa thực sự đầy đủ và hoàn chỉnh. Do đó, vấn đề này còn càn được tiếp tục
nghiên cứu về sau.
7. Bố cuc của đề tài ■
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
có 2 chương, 5 tiết.
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.
Một vài nét về Nho giáo
1.1.1.
Sự ra đời của Nho giáo
Nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại thì Ấn Độ và
Trung Quốc là những trung tâm văn hóa triết học cổ xưa rực rỡ và phong phú nhất của
nền văn minh ấy. Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện
sớm nhất trên thế giới hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại
trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học, nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học
lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
Một trong những tư tưởng triết học phương Đông thời đó mà ý nghĩa của nó vẫn
còn có giá trị cho đến tận ngày nay về vấn đề luân lí, đạo đức, chính trị - xã hội, đó là
những tư tưởng triết học của Nho giáo. Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt
nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng cạnh chữ “nhu” (cần, chờ, đợi). Nho giáo xuất
hiện sớm, lúc đầu chỉ là những tư tưởng hoặc là trí thức chuyên học văn chương và
lục nghệ góp phần trị nước. Đến thòi Khổng Tử đã hệ thống hóa những tư tưởng và trí
thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho học hay “Khổng học”.
Nho giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm ở Trung Hoa cổ đại gắn liền với tên tuổi
người sáng lập là Khổng Tử. Khổng Tử hay còn gọi là Khổng Phu Tử sinh ngày 27
tháng 8, 551 TCN, mất ngày 11 tháng 4, năm 479 TCN ở nước Lỗ ừong một gia đình
quý tộc sa sút. Khi còn nhỏ, tuy gia cảnh nghèo khó nhưng ông vẫn có điều kiện học
sớm và rất ham học. Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người
Trung Hoa; các bài giảng và triết lí của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống
và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông
là Vạn thế sư biểu (bậc thầy của muôn đời). Khổng Tử tuy sáng lập ra học thuyết
Nhân Nghĩa Nho gia nhưng không được các quân vưomg thời Xuân Thu coi trọng mà
phải do các hậu học như Tử cống, Tử Tư, Mạnh Tử, Tuân Tử truyền bá rộng về sau.
Những tiền đề dẫn đến sự ra đời của Nho giáo:
về kỉnh tế, lực lượng sản xuất đã có những bước tiến lớn, nhiều ngành nghề mới
ra đời, cộng thêm sự suy yếu của thế lực chính trị nhà Chu đã làm cho chế độ kinh tế
“Tỉnh điền” tan rã. Trong xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân về đất đai và do đó xuất
hiện giai cấp mới là giai cấp địa chủ.
về chính trị, suốt thời Xuân Thu, mệnh lệnh của “Thiên tử nhà Chu” không còn
được tuân thủ; trật tự lễ nghĩa, cưcmg thường xã hội đảo lộn; đạo đức suy đồi. Đây là
thời mà “Vua không ra đạo vua, tôi chẳng ra đạo tôi”. Triết học tại thời điểm này trong
xã hội nảy sinh ra hai mâu thuẫn lớn, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và tàng
lớp thống trị quý tộc thị tộc nhà Chu và mâu thuẫn thứ hai gay gắt hon nhiều, là mâu
thuẫn trong nội bộ giai cấp địa chủ, mâu thuẫn thứ hai biểu hiện là thế lực nào cũng
muốn bá chủ Trung nguyên, dẫn tói cuộc chiến tranh giữa các dòng họ, đẩy xã hội vào
thòi kỳ loạn lạc, thời “Đánh nhau tranh thành, thì giết người thây chết đầy thành; đánh
nhau giành đất thì giết người thây chết đầy đồng”.
về văn hoá, người Trung hoa đã sáng tạo ra tri thức về nhiều lĩnh vực, đạt được
kiến thức vượt thời đại.
Chính trong thời đại lịch sử biến chuyển sôi động đó đã đặt ra một loạt những
vấn đề xã hội và triết học mới, buộc các nhà tư tưởng phải quan tâm lý giải và làm nảy
sinh một loạt các trường phái triết học đa dạng. Các dòng tư tưởng triết học thời này
đều có chung một đặc trưng là quan tâm giải quyết các vấn đề chính trị - đạo đức - xã
hội và không quan tâm tới tôn giáo.
Ở thời đại của Khổng Tử thì chế độ tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý nhân
luân suy đồi. Khổng Tử muốn đem tài sức của mình ra để giúp vua với hy vọng lập lại
trật tự lễ giáo nhà Chu và cải thiện cho phù họp với điều kiện lịch sử mới nhưng
không được vua nước Lỗ trọng dụng. Ông chu du đến các nước chư hầu với mong
muốn mang lí tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước trị dân, cứu đời nhưng không thành.
Nho giáo có 6 bộ sách lớn là Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc và
Kinh Xuân Thu. Đến đời nhà Tần, bộ Kinh Nhạc bị thất truyền, chỉ còn lại Ngũ Kinh.
Tư tưởng trung tâm của Nho giáo là những vấn đề về chính trị, đạo đức của con ngưòi
và xã hội.
Trong cuộc đời dạy học của mình, những lời dạy của Thầy đã được học trò ghi
chép lại và tập họp thành bộ “Luận Ngữ”. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là
Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời dạy mà soạn ra sách Đại học; sau đó cháu
nội của Khổng Tử là Khổng cấp còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đen thời
Chiến Quốc, Mạnh Tử đã ra sức bảo vệ Nho giáo, thường xuyên tỏ thái độ tôn sừng
vương đạo, khinh bỉ bá đạo; tôn sùng nhân, nghĩa; khinh bỉ thói mưu lợi. Từ những
đòi hỏi của thực trạng xã hội lúc bấy giờ, Mạnh Tử đã đề cập đến nhiều vấn đề cụ thể
của đời sống chính trị và kinh tế nhiều hơn thầy Khổng Tử. Mạnh Tử đã tập họp và
ghi lại những cuộc biện luận của mình thành tập gọi là “Bảy Thiên” Mạnh Tử. Như
vậy, Mạnh Tử cùng với Luận ngữ, Đại học và Trung dung tập họp thành bộ Tứ thư và
cùng với Ngũ Kinh trở thành tài liệu chính thức của Nho Giáo.
Thời Đông Chu kéo dài trong cảnh loạn lạc, rối ren. Tình hình này đẩy toàn bộ
triều đại nhà Chu và hình thái kinh tế - xã hội của nó đi tới chỗ kết thúc và đòi hỏi
Nho giáo muốn tồn tại và phát triển được thì phải vượt qua khủng hoảng. Thực tế đạo
lý Nho giáo không thế chấm dứt được tình trạng loạn lạc, vốn đặt nền tảng ở “nhân
trị”, đã không thể áp dụng thành công ữên phương diện trị quốc.
Nho giáo, đạo lý làm vũ khí tinh thần bảo vệ nề nếp, thể chế nhà Chu cũng phải
chịu sự phán quyết của thế lực đang lên. Tần Doanh Chính đã ra chủ trưomg “đốt
sách, chôn Nho”, “phần thủ, khanh Nho” làm cho Nho giáo phải lao đao, khốn đốn.
Với những chính sách tàn bạo của nhà Tần đã gặp phải sự lên án và buộc tội của
những thế lực đại biểu cho xu thế mới của xã hội. Lưu Bang đã giành thắng lợi, triều
đại nhà Hán bắt đầu. Từ đây Nho giáo bắt đầu lấy lại được ưu thế của mình và trở
thành vũ khí tinh thần của nhà Hán. Ở thời này, Đại học và Trung dung được gộp vào
Lễ Kí. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng Quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống
nhất đất nước về tư tưởng. Và cũng từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính
thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời
nhà Hán được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo trước đời Tần là Hán
Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, ngoài là “nhân trị”
nhưng trong là “pháp trị”. Bằng việc kết họp cả “nhân trị” và “pháp trị”, Hán Nho đã
đạt được những thành công lớn trên phương diện trị quốc.
Triều đại nhà Hán nổi lên một nhân vật quan trọng là Đổng Trọng Thư. Ông đã
bổ sung vào học thuyết Khổng - Mạnh phàn nói về trời đất, quỷ thần, âm dương ngũ
hành mà Khổng Tử và Mạnh Tử cố né tránh hoặc có nói sơ qua đồng thời hệ thống
hóa học thuyết này một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho quân quyền và thần quyền
quyện chặt vào nhau.
Từ thế kỉ XVI trở đi, triều đại nhà Minh, Thanh gắn với sự tiếp xúc văn hóa
phương Tây đã đặt ra những vấn đề không thế giải quyết được dưới ánh sáng của Đạo
Nho. Cùng với sự trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa Đông - Tây, các triết lí của các
nhà tư tưởng dân chủ... Thực tế cuộc sống đã làm nảy sinh trong đầu óc nhà Nho
những nỗi băn khoăn khó quyết định. Đến cuối triều đại nhà Thanh, một số nhân vật
tiêu biểu đã hấp thụ được nhiều tư tưởng mới Tây Âu về tự do, bình đẳng, bác ái. Đến
năm 1911, cách mạng Tân Hợi giành thắng lợi đưa Trung Quốc từ vũng bùn phong
kiến dần dần bức lên. Từ đây, Nho giáo gắn liền với các triều đại phong kiến Trung
Quốc cơ bản đã kết thúc, song ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Nho giáo ngay từ khi ra đời đã có điểm khác biệt căn bản với tư tưởng của các
tôn giáo, nhất là vấn đề con người, quan tâm đến con người, đến cuộc đời và tìm thú
vui trong cuộc sống. Phật giáo cho cuộc đời là bể khổ nên tìm cách giải thoát. Lão
giáo cũng yếm thế, bi quan nên cần sự “vô vi tịch mịch”. Chỉ có đạo Nho là coi ừọng
sự sống hơn cả. Con người khi sống ừên cuộc đời này hãy lo lấy việc của chính mình.
Chuyện của con người khi sống còn chưa lo hết, lo gì đến việc sau khi chết. Đây có
thể coi là điểm khác nhất của Nho giáo so với các học thuyết khácvà có lẽ nhờ đó mà
Nho giáo giữ vị trí độc tôn và ưu chuộng trong thời gian rất dài của lịch sử. Mặt khác,
Nho giáo rất chú trọng dạy đạo làm người, hướng vào rèn luyện đạo đức con người,
đề cao giáo dục, giáo dục làm cho con người ác thành thiện. Song tuy vậy, đạo làm
người theo quan điểm của Nho giáo là đạo làm người trong xã hội phong kiến. Nho
giáo là hệ tư tưởng phục vụ quyền lợi của giai cấp phong kiến, tuy nhiên quan niệm
đạo đức của Nho giáo có nhiều điểm tích cực. Một trong những điểm đó là đặt rõ vấn
đề người quân tử, tức là người lãnh đạo chính trị phải có đạo đức cao cả; dù nguyên
tắc ấy không được thực hiện trong thực tế nó vẫn là một điểm làm chỗ dựa cho những
sĩ phu đấu tranh. Nho giáo đã tạo ra cho kẻ sĩ một tinh thần trách nhiệm cao cả với xã
hội, là yếu tố tạo nên truyền thống hiếu học, truyền thống khí tiết của kẻ sĩ. Như vậy,
tư tưởng đạo đức của Nho giáo có ý nghĩa vô cùng quan ừọng và có giá trị lớn lao cho
tới ngày hôm nay.
1.1.2.
Sự du nhập của Nho giáo ở Việt Nam
Nho giáo được du nhập vào Việt Nam theo chân kẻ xâm lược, là công cụ thống
trị tư tưởng của các tập đoàn phong kiến phương Bắc và đã tồn tại trong suốt thời kỳ
phong kiến. Một số quý tộc người Việt học chữ Hán để phục vụ cho chính quyền đô
hộ. Một số người học để nâng cao tầm hiểu biết. Mục đích khác nhau, song do hoàn
cảnh lịch sử xã hội, người Việt tiếp thu Nho giáo có cải biến. Nho giáo lúc đầu gặp sự
phản ứng, do đó do nhu cầu thực tiễn người Việt đã tiếp biến Nho giáo theo hướng có
lợi, biến công cụ tư tưởng của kẻ thù thành công cụ nhận thức ừong cuộc đấu tranh để
tồn tại và phát triển. Vậy là từ chỗ bị ép học nó, nhân dân ta đã tự nguyện làm quen và
học nó ngày một phổ biến rộng rãi. Vì thế những người Việt Nam đầu tiên được giữ
chức vụ quan ừọng dưới thời Bắc thuộc như Lý Tiến, Lý cầm - làm thái thú, thứ sứ đều là những người học thông kinh truyện, xuất thân từ khoa bảng. Đã có một số bằng
chứng cho thấy Nho giáo được truyền vào thế kỷ I TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây
Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị và cho lập
3 quận tại Bắc Bộ. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Nho giáo còn rất hạn chế, song song
đó Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền
đô hộ, Nho giáo còn được xem để du nhập chữ Hán vào Việt Nam và dần Hán hóa
ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam tạo ra về mặt kỹ thuật với một kho tàng tri thức về xã
hội và về tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học, y học được tiếp
thu từ thời Trung Quốc cổ đại.
Đến thế kỉ IX, ngay sau khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, giành được
độc lập đã xây dựng thể chế quốc gia, đặt các nghi lễ thẩm phục, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của Nho giáo, tức là tinh thần tôn ti đẳng cấp. Các triều đại đầu tiên khi niên hiệu,
tôn hiệu cũng đã thể hiện sự tin tưởng màu sắc là lý thuyết mệnh trời như “ứng thiên”,
“thuận thiên”, “phụng thiên”.
Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp thống tri, được coi là nguyên
tắc, khuôn mẫu soi sáng cho hoạt động quản lý xã hội của các vưomg quốc phong
kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Các nhà Nho đã tìm trong kinh điển Nho
gia những kinh nghiệm, những bài học về quản lý xã hội. Nho giáo đề cao yếu tố chủ
quan của con người với phương châm: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; đề cao
những quy tắc đạo đức, hướng xã hội vào khuôn phép, trật tự phong kiến. Là một bộ
phận của kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến, Nho giáo cùng với những tư tưởng
cơ bản của nó đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã
hội và con người Việt Nam; đến quá trình hình thành và phát triển của xã hội và chế
độ phong kiến Việt Nam, đến việc xây dựng đạo đức con người, gia đình và xã hội
Việt Nam. Có thể thấy, Nho giáo thời kì đàu có những tư tưởng tích cực như tư tưởng
đại đồng, có hiếu với cha mẹ, tình cảm anh em gắn bó, hòa thuận...Nét đặc sắc của
Nho giáo là chú trọng vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân đặc biệt là chú ý đến đạo đức
người cầm quyền. G.s Vũ Khiêu đã nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận thức được một
thực tế là những người ừong bộ máy nhà nước mất đạo đức thì không thể cai trị được
nhân dân. Vì vậy, đạo đức là một phương tiện để tranh thủ được lòng tin của nhân
dân.
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Nho giáo giữ vị trí độc tôn. Các sách kỉnh điển
của Nho giáo được in ấn và phát hành rộng rãi. Với Nho giáo có xu hướng đi sâu vào
những luận điểm triết học về chính trị và đạo đức nhắm xác lập ý thức hệ cai trị phong
kiến theo mô hình chế độ trung ương tập quyền cao độ. Nhiều tư tưởng tiến bộ ừong
các quan điểm chính trị - đạo đức của Nho giáo đã được các nhà tư tưởng Việt Nam kế
thừa theo tinh thần thực tiễn của dân tộc. Đó là tư tưởng thân dân, trọng dân, coi dân
là gốc của quốc gia. Đó là tư tưởng nhân, nghĩa trong đời sống chính trị - xã hội, đó là
mối quan hệ biện chứng song trùng giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, đó là các
phạm trù đạo đức trung hiếu, tiết nghĩa. Như vậy, việc sử dụng Nho giáo qua các triều
đại phong kiến là sự lựa chọn có ý thức của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam.
Nho giáo thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho việc trị nước mà Phật giáo
và Đạo giáo không có.
Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn với những bước
thăng trầm khác nhau và ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Việt Nam ở những
phương diện nhất định. Nho giáo vốn coi nhân dân là những người nghèo hèn được bề
trên chăn dắt và sai khiến; Hồ Chí Minh đòi lấy người cán bộ phải là “đầy tớ của nhân
dân”, phải học hỏi nhân dân và yêu quý nhân dân. Với tỉnh thần ấy, Hồ Chí Minh đã
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, biến nhân dân thành sức mạnh vô địch để giành
độc lập và xây dựng Tổ quốc. Nho giáo đã nuôi dưỡng hàng ngàn năm tinh thần
“ừọng nam khinh nữ”, từ chỗ khinh rẻ phụ nữ tới chỗ áp bức họ, trói buộc họ trong
bếp núc gia đình. Cách mạng Việt Nam đã sớm bỏ qua những tư tưởng lạc hậu ấy, mở
tung cánh cửa gia đình để người phụ nữ cùng bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh
vực chiến đấu, sản xuất và quản lý gia đình và đất nước.
Bên cạnh đó, Nho giáo rất coi trọng trí thức, coi ừọng học hành. Hàng nghìn
năm qua, nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học - Nho giáo làm nền tảng lí luận để tổ
chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là giáo dục. Nho giáo coi trọng đức là coi ừọng
cách làm người, coi ừọng con người là yếu tố quyết định. Giáo dục Nho giáo góp
phàn nâng cao văn hóa con người đặc biệt về văn hóa, sử học, triết học. Với phương
châm “học nhi ưu tắc sĩ”, học để có thể tìm ra một nghề nghiệp mới và nâng cao vị trí
xã hội của bản thân là động lực hiếu học trong nhân dân. Hiếu học là đặc điểm của của
Nho giáo. Hiếu học đã trở thảnh truyền thống văn hóa Á Đông trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nho giáo còn hướng quảng đại quần chúng nhân dân vào việc học hành,
tu dưỡng đạo đức theo Ngũ thường: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” làm cho xã hội ngày
càng phát triển văn minh hơn. Nho giáo góp phàn xây dựng mối quan hệ xã hội rộng
rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự... vượt quá phạm vi cục bộ là các làng xã, ấp
hướng tới tầm mức quốc gia, ngoài ra nó góp phần xây dựng mối quan hệ gia đình bền
chặt, có tôn ti trật tự hơn... nhờ tuân theo Ngũ luân ‘Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ,
anh - em, bạn - bè”. Trong gia đình điều cốt lõi là con người phải có “đức hiếu”. Hiếu
là biểu hiện của Nhân, là nguồn gốc của Trung. Với người Việt, hiếu kính với cha mẹ
là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức trong gia đình, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống.
Hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ trước hết là phải cư xử tốt với người đang sống.
Con cháu phải kính trọng cha mẹ bởi công cha nghĩa me như núi cao, nước nguồn kể
sao cho xiết:
“Công cha như núi Thái Son,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Phải hiếu thảo với cha mẹ lúc sống, phụng dưỡng lúc về già, thành kính biết ou,
thưong tiếc khi khuất núi...
Tóm lại, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là sự phản ánh lịch sử trên hai ngàn
năm cố kết cộng đồng dân tộc để dựng nước và giữ nước. Đó cũng là lịch sử phát sinh
và phát triển của tư tưởng triết học ừong quá trình thường xuyên có sự giao lưu, tiếp
biến đối với các hệ tư tưởng triết học lớn được du nhập từ bên ngoài mà trước hết là
các học thuyết lớn của Trung Hoa và Ấn Độ. Nho giáo với tư cách là học thuyết có vai
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhiều
tư tưởng triết học đã được các nhà tư tưởng Việt Nam tiếp thu có chọn lọc, bổ sung;
các danh Nho Việt Nam không có sự sáng tạo gì đóng góp vào học thuyết mà chỉ thể
hiện rõ chí khí, bản lĩnh của mình trước những việc bất bình của xã hội. Ngày nay,
chúng ta phê phán Nho giáo dựa trên lập trường triết học Mác - Lênin. Từ đó, kế thừa
và phát huy những nhân tố tích cực của nó để phục vụ cho công cuộc phát triển đất
nước. Đây cũng chính là những sáng tạo tư tưởng theo tinh thần thực tiễn Việt Nam,
góp phần làm sâu sắc và phong phú đời sống tinh thần và học thuyết của dân tộc.
1.2.
Nội dung của quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho giáo
1.2.1.
Các quan hệ của “Tam cương” trong triết học Nho giáo
1.2.1.1.
Quan hệ vua-tôi
Trước hết quan hệ quân thần: (“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là
dù vua có baỏ bề tôi chết đi nữa thì bề tôi cũng phải tuân lệnh, nếu bề tôi không tuân
lệnh thì bề tôi không trung với vua). Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn
công minh, tôi trung thành một dạ.
Dân ta ngày xưa tin rằng phải có Trời “Không có Trời, ai ở được với ai?”.Hẳn vì
thế mà cũng cho rằng một nước cần phải có vua, vì nếu không có người cầm đầu để
quản lý xã hội cho có trật tự thì làm sao dân chúng có thể sinh sống yên bình được?
Do đó phát sinh ra mối tưomg quan giữa vua và tôi:
“Ong kiến còn có vua tôi
Huống chi loài người chẳng có nghĩa ư”
Trong đạo thờ vua, bề tôi phải hết lòng “Thờ vua cốt để đưa vua lên đường đạo
đức” không được như vậy thà thoi việc đi. “Làm quan lớn ở triều đình mà để đạo lớn
không được thi hành đó là điều sỉ nhục”. “Nước nhà yên ổn, vẫn ăn lương, nước nhà
loạn lạc cũng vẫn ăn lương, đó là điều sỉ nhục”. Vì vậy, làm vua của một nước thì phải
lo cho dân được ấm no, yên bình.
Đối với bề tôi, vua phải giữ lễ và đối xử ừọng hậu, dùng nười tài đủ sức khuyên
răn mình, chứ không dùng những hạn hạng quan chức chỉ biết tuân lệnh “vua mà coi
bề tôi như bùn, rác thì bề tôi sẽ coi vua như kẻ cướp, người thù”.
* Quan niệm Khổng Tử về quan hệ vua-tôi
Trước hết, ông chống ngôi vua kiểu cha truyền con nối. Ông lên án việc chức
tước truyền theo huyết thống, dòng tộc mặc dù trong xã hội đương thời có ba kiểu lên
ngôi được chấp nhận. Đó là:
Lên ngôi do cha truyền con nối Lên
ngôi do vua trước truyền lại
Lên ngôi do đổi mệnh vua
Khổng Tử cho rằng, người cầm quyền phải có đức, có tài mà không cần đến
đẳng cấp xuất thân của nó. Với ông người đứng đầu của một quốc gia phải đạt được
nhân đạo và phải đạt được thiên đạo để trở thảnh một minh quân, một bề trên chính
trực.
Đối với những yêu càu cụ thể, Khổng Tử chủ trưomg:
-
Vua phải đảm bảo cho dân được ấm no, phải xây dựng được lực lượng quân sự hùng
hậu và đặc biệt là phải chiếm được lòng tin của dân.
-
Vua phải biết làm cho dân giàu và biết giáo hóa dân
-
Vua phải biết tận dụng người đức độ và có năng lực làm việc, phải biết rộng lượng với
những người cộng sự của mình.
Vì vậy, bề tôi đối với vua, theo ông phải coi như cha, như mẹ của mình. Trong
quan hệ giữa bề tôi và vua, tôi vì vua mà “Trung”. “Trung” của Khổng Tử chỉ đòi hỏi
sự hết lòng và thành tâm thật ý trong quan hệ với nhau.
*Quan niệm của Đổng Trọng Thư về quan hệ vua-tôi
Ông đưa ra thứ quy tắc đạo đức phi lí, phi nhân bản: Vua xử tội chết thần phải
chết nếu không mắc tội bất trung. Ngoài ra ông còn nói: Vua là tượng của “Trời” nên
có đức che, hướng dẫn, bề tôi là tượng của “Đất” nên có đức tính chuyên chở tuân
theo và “Trung quân” là phải trung thành tuyệt đối với nhà vua. Bởi vì mối quan hệ
vua - tôi là đứng đàu trong ba mối quan hệ được coi là đường cột, cơ bản của con
người, xã hội.
Như vây, quan hệ vua - tôi có nghĩa là: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”
(vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là không có lòng trung) và ngoài ra vua thưởng
phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ. Hơn nữa chữ “trung” vốn chỉ có
nghĩa là ngay thẳng, hết lòng, hết sức với vua. Vua là người cầm đầu trong nước, coi
trách vụ làm cho dân no ấm yên lành, cho nước được tự chủ độc lập. Dân là kẻ được
hưởng các điều ấy, ắt là phải phục vụ phò vua một cách ngay thẳng, hết lòng hết sức:
“Làm tôi thì ở cho trung
Chớ ở hai lòng mà hóa dở dang”
1.2.1.2. Quan hệ cha - con
Quan hệ cha con là một trong ba quan hệ cơ bản của con người. Duy trì mối
quan hệ này cũng là duy trì tôn ti trật tự trong gia đình cũng như xã hội và ràng buộc
ừách nhiệm giữa con người với con người. Tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc
đến các mối quan hệ trong gia đình người Việt và được thể hiện dưới nhiều góc độ
khác nhau. Trong quan hệ cha - con được thể hiện tập trung biểu hiện trong khuôn khổ
Từ, Hiếu, Lễ.
Nho giáo quan niệm rằng: Cha mẹ phải yêu thương, nuôi dưỡng con cái (Từ)
“Khi con cái còn nhỏ phải lo lắng chăm sóc cho con khôn lớn, khi con cái trưởng
thành phải dậy dỗ uốn nắn và làm gương cho con cái biết đạo ứng xử làm người trong
xã hội: biết trung với vua, biết hiếu với cha mẹ, biết kính với người trên, biết đễ với
anh em, biết tín với bạn bè, biết thấy việc nghĩa thì phải làm. Đồng thời là cha mẹ phải
biết che chở, bảo vệ con cái sẵn sàng bao che cho con cái khỏi tội lỗi” [1, tr.46].
Ngược lại, con cái phải kính trọng cha mẹ bởi Nho giáo cho rằng “Chỉ cần mỗi người
đều yêu thương cha mẹ mình, đều kính trong bậc tôn thượng của mình, thì tự nhiên
thiên hạ được thái bình” [Mạnh Tử, Thiên Ly Lâu, Thượng]. Ngày nay, hơn bao giờ
hết cha mẹ cũng vẫn là người thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ
phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau như tổ tiên thường
dạy:
“Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”.
Ca dao Việt Nam cũng có câu:
“Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.
Có nghĩa là cha mẹ phải luôn giữ lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc
để con cái noi theo luôn là tấm gương sáng để con cái học tập bởi lẽ: “Không có gì tác
động lên tâm hồn non nớt của con trẻ bằng quyền lực của sự làm gương, còn giữa
muôn vàn tấm gương thì không có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt
bằng tấm gương của cha mẹ và thầy cô” [N.I.NÔvicỐp]. Trong cuốn “Giáo dục gia
đình” Phạm Khắc Chương cũng từng nói “Con cái họ đang theo dõi họ và bất cứ hành
động nào của người lớn trước mặt con cái đều chỉ dạy cho chúng về cách đối xử với
mọi người”. Cha mẹ là người thầy đầu tiên định hướng cho con cái, rèn luyện cho con
cái nề nếp học tập và đức tính tốt.
Khác với tư tưởng hiếu thuận của người Phương Tây đề cao quyền bình đẳng
của con cái Nho giáo quy định con cái phải nghe lời không được cãi lại cha mẹ “Cha
mẹ mắng cửa trước, con cái luồn cửa sau”. Là con thì phải luôn giữ được địa vị của
ông cha, làm theo lễ của ông cha, tấu nhã như ông cha, kính những người mà ông cha
trọng, mến những người mà ông cha yêu, thờ người thác như thờ người sống, trọng
những người đã qua như trọng người đang tồn tại. Để làm được như vậy theo Khổng
Tử “Cha còn sống phải xem xét chí của cha, cha chết rồi phải xem việc làm của cha,
ba năm không thay đổi những lời cha đã dạy, như thế có nghĩa là hiếu vậy” [ Khổng
Tử, Luận Ngữ, Học Nhi, tiết 11]. Do ảnh hưởng của quan niệm trên mà trong gia đình
Việt Nam hiện nay con cái không được tự ý quyết định một vấn đề nào đó khi chưa
được xem như là kim chỉ nam, thước đo của chuẩn mực đạo đức mà người con luôn
phải tuân theo:
“Cá không ăn muối cá ươn
Con không nghe cha mẹ ữăm đường con hư”.
Nho giáo cũng quan niệm: Người làm con phải phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ
còn sống. Điều đó có nghĩa là khi phụng dưỡng cha mẹ thì phải có sự kính cẩn, phải
có lễ, Khổng Tử chỉ rõ “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là
người có hiếu. Nhưng những con thú như chó, ngựa thì người ta cũng nuôi. Cho nên
nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật” [ Luận Ngữ, Vi chính,
tiết 7]. Vì thế, việc phụng dưỡng cha mẹ là phải biết kính cẩn, chăm sóc cha mẹ.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, con cái cũng luôn chăm sóc, kính trọng ông bà, cha
mẹ. Sự kính ừọng được thể hiện bằng nhiều việc làm khác nhau trong đó phải kể đến
việc các con cái ừong gia đình làm việc mừng thượng thọ. Những gia đình nào có cha
mẹ già đến bảy, tám mươi tuổi thì làm lễ mường thọ cho cha mẹ, gọi là lễ “thượng
thọ”. Hôm ăn mừng trước hết người ta làm lễ gà xôi, hoặc tam xinh hoặc heo giò đem
ra đình lễ thần gọi là bái tạ thần hưu, có nghĩa là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha
mẹ sống lâu. Bất cứ gia đình nào dù khá giả hay nghèo khó thì đều tổ chức mừng
thượng thọ cho cha mẹ. Phan Kế Bính cho rằng: “Mừng thọ và mừng sinh nhật của
cha mẹ cũng là một việc để tỏ lòng kính yêu cha mẹ, là việc làm rất hay, người không
có thì chẳng kể gì, nhưng giàu có thì nên lắm, có lẽ hơn là làm rỗ ngày hủy nhật. Ta
không mấy nhà theo lễ ấy mà chỉ phù hoa sau khi cha mẹ đã mất rồi, thực sự là một
việc làm sai lầm” [2, tr.69].
Tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường của Nho giáo cũng đã ăn sâu
trong tâm khảm người Việt cho đến tận ngày nay. Nho giáo cho rằng: Có ba điều bất
hiếu lớn đó là. Một là, làm những chuyện bậy bạ, khiến cho cha mẹ mang nhục. Hai
là, nhà nghèo mà cha mẹ lại già yếu nhưng chẳng chịu ra làm quan nuôi cha mẹ. Ba là,
không có con trai nối dõi khiến cho cha mẹ không có người hương khói. Trong ba
điều bất hiếu ấy, Nho giáo coi việc không có con nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất.
Ngày nay, tuy học vẫn của người dân trong xã hội hiện đại đã được cải thiện đáng kể
nhưng những quan niệm này đã tồn tại trong một thời gian dài ừải qua nhiều thế hệ
nên khó có thể được cải biến trong một thời gian ngắn. Thực tế nhiều gia đình Việt
Nam hiện nay “đẻ cố” để có người thờ cúng mai sau. Gia đình đông con mà không có
khả năng nuôi dạy dẫn tới sự đói nghèo, thất học. Nguy hiểm hon là sự mâu thuẫn
giữa các thảnh viên luôn là hệ quả đi liền với tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ
viết vô”, ở những làng quê vấn đề này còn mang nặng nề đến mức chuyện có hay
không có con trai còn ảnh hưởng đến vinh nhục của người cha. Nếu không có con trai
thì người cha luôn bị xếp ngồi mâm dưới khi dự cỗ bàn, vì cho rằng như thế là không
đủ tư cách để tiếp chuyện với các cụ bô lão. Điển hình là có những gia đình vì không
sinh được con ừai nên tự cảm thấy bất hiếu với tổ tiên, xấu hổ với làng xóm nên đã bỏ
quê hương đi biệt xứ.
Mang trong mình những nhược điểm cố hữu nhưng Nho giáo vẫn ảnh hưởng
tích cực đối với truyền thống gia phong của người Việt. Tại nhiều vùng miền tư tưởng
Nho giáo đã được áp dụng sáng tạo và thích ứng với tập tục, văn hóa riêng của vùng
đó. Có thể lấy ví dụ như nhiều dòng họ đã lập gia phả, gia pháp để giáo dục con cháu
duy trì truyền thống tốt đẹp tổ tiên để lại. Nhiều bản gia pháp chuyển những quy định
thành những câu thơ dễ đọc hơn.
Bài “Vè dạy con” (Sưu tầm ở Tâm Phước, Gò Công Đông)
Con đừng ham bạc ham tiền
Đem duyên bán rẻ để phiền cho duyên
Gái khôn chẳng khác chiếc thuyền
Trai khôn cầm bách mối giềng thẳng ngay
Con đừng vợ một vợ hai
Ăn chơi làm lạc có ngày ly thân
Con mà tiết kiệm ân cần
Siêng năng làm lụng để phần ấm no
Những bài vè hay những câu ca dao từ xa xưa để lại đều mang đậm nét nhân
văn, tính giáo dục cao đối với các thành viên trong mối quan hệ gia đình. Qua đây ông
cha ta muốn truyền lại tử tuởng Nho giáo về trách nhiệm và nghĩa vụ riêng phù họp
với danh phận của mỗi thành viên. Cha mẹ phải nuôi dưỡng, giáo dục con cái và
ngược lại con cái phải vâng lời cung kính với cha mẹ.
1.2.1.3. Mối quan hệ chồng - vợ
Trong gia đình Nho giáo truyền thống Việt Nam quan hệ chồng - vợ được quy
định khá rõ ràng. Nho giáo đã đúc kết mối quan hệ ấy vào những quy luật như đối với
người vợ, người đàn bà trong xã hội là “tam tòng, tứ đức”. Tam tòng- tại gia tòng phụ
- xuất giá tòng phu - phu tử tòng tử. Có nghĩa là khi chưa lấy chồng người con cái
phải biết nghe lời cha mẹ, khi lấy chồng phải biết phục tùng chồng, chồng chết thì
phải ở vậy mà nuôi con không nên tái giá. Tứ đức - Công (chăm lo cuộc sống gia
đình), Dung (chăm lo thân thể cho tốt, đẹp, sạch sẽ), Ngôn (lời nói dịu dàng, đoan
ừang), Hạnh (ngay thẳng nhân ái trong mọi công việc), Trong xã hội Việt Nam hiện
đại những quy tắc Nho giáo xưa vẫn tồn tại trong thiết chế mỗi gia đình cũng như
ừong quan điểm chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam. Tuy nhiên, những
quy tắc Nho giáo này đã phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội và nhận thức cả con
người. Quan điểm Nho giáo tiến bộ đã quan tâm đúng mức hơn tới vai trò cá nhân
người phụ nữ bên cạnh việc duy trì những chuẩn mực về đạo đức và về quan hệ gia
đình. Những tư tưởng này đã mang sắc thái mới, nhân đạo hơn, công bằng hơn đối với
mọi cá nhân bất kể giới tính và vai ttò ừong xã hội cũng như ừong gia đình. Tuy vậy,
ừong một số gia đình Việt Nam hiện đại tư tưởng Nho giáo cũ vẫn tồn tại bất kể sự tồn
tại của những tư tưởng mới đã ừở nên phổ biến. Tại các gia đình này người chồng vẫn
giữ thái độ gia trưởng, không tôn trọng quyền của người phụ nữ vốn được pháp luật
bảo vệ. Hiện nay bạo lực trong các gia đình Việt Nam vẫn là điều nhức nhối của cả xã
hội. Theo đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Bạo lực trong gia đình là tệ ngược đãi phụ nữ