Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Hiệp định Paris Đường lối cacsh mạng của đảng cộng sản bài tập nhóm đại học luật 7 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.59 KB, 14 trang )

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
VNDCCH
XHCN
VNCH

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Cộng hòa

MỞ ĐẦU
1


Nhìn lại một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, cách đây hơn 40
năm, chiến thắng 30/4/1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã chấm dứt
hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Mỹ nói riêng.
Góp phần không nhỏ vào chiến thắng lịch sử ấy không thể không kể đến sự thành
công trên mặt trận ngoại giao, mà đỉnh cao là Hiệp định Pari năm 1973. Hiệp định
này là thành quả to lớn của lực lượng cách mạng Việt Nam và là một thảm bại của
Hoa Kỳ cùng chính quyền Sài Gòn.Để hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử này, nhóm em
xin chọn đề tài :“ Hiệp định Pari.”

NỘI DUNG
Bối cảnh lịch sử.
1. Tóm tắt chung bối cảnh thế giới.

I.

Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, hệ thống XHCN trên thế giới phát triển ở
giai đoạn đỉnh cao, tiêu biểu là phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc phát triển
mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh. Được biết đến nhiều hơn chiến


thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, hoạt động ngoại giao của nước ta cũng
vì thế được mở rộng trong phạm vi các nước trên và thu hút được nhiều sự giúp đỡ
của các nước XHCN, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.
Đầu năm 1970, các nước lân cận nước ta là Lào và Campuchia cũng bị quân Mỹ
nhăm nhe lấn chiếm nhằm biến các nước đó thành thuộc địa. Lào và Campuchia đã
liên quân với ta để đánh bại và làm suy yếu đáng kể lực lượng quân Mỹ.
Đến năm 1972 cũng là năm nước Mỹ tiến hành bầu cử tổng thống. Tình hình nước
Mỹ với nhiều biến động đã ảnh hưởng một phần đến cục diện chiến tranh xâm lược
Việt Nam lúc đó.
2.
2.1.

Hoàn cảnh trong nước.
Hoàn cảnh dẫn đến cuộc thương lượng ở hội nghị Pari.
Đầu năm 1967, sau thắng lợi trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, ta
chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao. Mục tiêu ngoại giao trước mắt là
2


đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, coi đó là điều kiện
để đi đến thương lượng ở bàn hội nghị.
Ngày 31/3/1968, sau đòn tấn công bất ngờ của quân ta trong cuộc tổng tiến công
và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ
vĩ tuyến 20 trở ra và bắt đầu nói đến đàm phán với Việt Nam.
Ngày 13/5/1968, cuộc đàm phán chính thức Hai bên, giữa đại diện Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hòa Kì họp phiên đầu tiên ở
Pari. Ngày 1-1-1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá
toàn miền bắc.
Hội nghị Bốn bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên ngày 25/1/1969 tại
Pari. Hội nghị Bốn bên đã trải qua nhiều phiên họp công khai và nhiều cuộc tiếp xúc

riêng nhưng do lập trường khác nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh diễn
ra gay gắt trên bàn thương lượng.
Hoàn cảnh ra đời Hiệp định Pari năm 1973.
Trong khi Việt Nam tập trung đấu tranh hai vấn đề: “Đòi quân Mỹ và quân đồng

2.2.

minh rút hết khỏi miền Nam và đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân
dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.” thì Mỹ có quan
điểm ngược lại, nhất là vấn đề rút quân, đòi quân đội miền Bắc cũng phải rút ra khỏi
miền Nam và từ chối ký dự thảo Hiệp định do phía Việt Nam đưa ra (10/1972) để rồi
mở cuộc tập kých chiến lược đường không bắng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải
Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 với ý đồ buộc Việt Nam ký vào Hiệp định
do Mỹ đưa ra.
Nhưng Mỹ đã thất bại khi quân ta đã đập tan đã phá tan âm mưu của Mỹ làm nên
trận “Điện Biên Phủ trên không”, sau đó buộc Mỹ ký Hiệp định do Việt Nam đưa ra
II.
1.

trước đó.
Nội dung và việc tuân thủ Hiệp định của các bên.
Thời gian, địa điểm và thành phần các bên tham gia ký kết.
Ngày 27/01/1973, tại Tòa nhà Trung tâm các hội nghị quốc tế ở phố Clee-be (Pari),
Hiệp định đã được ký chính thức giữa bốn Ngoại trưởng (William P. Roger - Bộ
3


trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ; Nguyễn Duy Trinh - Bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH;
Nguyễn Thị Bình- Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam; Trần Văn Lắm - Tổng trưởng Ngoại giao VNCH) đại diện cho

các bên tham dự Hội nghị Pari. Hiệp định Pari bắt đầu có hiệu lực từ ngày ký chính
2.

thức.
Nội dung của Hiệp định.
Nội dung Hiệp định được chia thành chín "chương", nói về các chủ đề về cơ bản
giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Mỹ và VNDCCH đã thống nhất với nhau vào
tháng 10/1972, bao gồm:
Thứ nhất, Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ Việt Nam. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973
và Mỹ cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
Thứ hai, Mỹ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh trong vòng 60 ngày kể
từ khi ký Hiệp định , huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp
vào nội bộ của miền nam Việt Nam.
Thứ ba, Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển
cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Thứ tư, hai miền Nam - Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất
nước, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Thứ năm, hai bên ngừng bắn, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
Thứ sáu, để bảo đảm và giám sát việc thực hiện Hiệp định , một ủy ban kiểm soát
và giám sát quốc tế và Ban liên hợp quân sự bốn bên (gồm VNDCCH, Mỹ, Cộng hòa
Miền Nam Việt Nam và VNCH), Ban liên hợp quân sự hai bên (Cộng hòa Miền Nam
Việt Nam và VNCH) sẽ được thành lập. Ban liên hợp quân sự bốn bên phối hợp hành
động của các bên trong việc thực hiện về việc ngừng bắn, việc rút ra khỏi miền Nam
Việt Nam quân đội của Mỹ và quân đội đồng minh, việc hủy bỏ các căn cứ quân sự
của họ...và chấm dứt hoạt động trong thời gian sáu mươi ngày, sau khi Mỹ và đồng
minh rút quân.
4



Thứ bảy, các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân
đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà
bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
Thứ tám, Mỹ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt
Nam và Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa
hai nước.
Thứ chín, tất cả các bên đồng ý thi hành Hiệp định . Và Hiệp định được sự bảo trợ
của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến
tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy nội dung của hiệp định đầu tiên là bảo vệ lãnh thổ Việt
Nam, bảo vệ dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam quyết không để mất một tấc đất
vào tay kẻ địch, không thể để 4000 năm dựng và giữ nước của ông cha là uổng phí.
Đồng thời, hiệp định cũng yêu cầu Mỹ rút quân, đảm bảo tối đa sự độc lập của
Việt Nam, tránh sự xâm lược trở lại của Mỹ, cũng như sự can thiệp của Mỹ vào
chính trị miền Nam Việt Nam. Một nước độc lập chỉ khi có một chính quyền độc lập
vì nhân dân Việt Nam. Sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị miền Nam Việt
Nam hoàn toàn bị cấm trong hiệp định.
Hiệp định cũng quy định về việc ngừng bắn và trao trả tù binh. Đây được coi là
một chương thể hiện sự thân thiện, hòa hảo và lòng bác ái của Việt Nam. Đây là
phương án tối ưu nhất để tránh bàn cân của Việt Nam và Mỹ thêm căng thẳng, và
cũng để bảo toàn lực lượng, tránh gay thêm tổn thất về người và của.
Bản hiệp định này cũng đã tạo lập một mối quan hệ hòa hảo với Mỹ. Hoa Kỳ cam
kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương,
tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước. Điều này đã
thể hiện thiện chí của Việt Nam với hoa kỳ. Trên con đường phát triển lâu dài của
đất nước, thì thà bớt một kẻ thù, thêm một người bạn sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn.
3.

Việc thực thi và tuân thủ Hiệp định của các bên.
5



Sau khi lực lượng quân sự Mỹ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, các bên tố cáo
nhau vi phạm Hiệp định . VNCH đã ráo riết thực hiện Chiến dịch “Tràn ngập lãnh
thổ” từ đêm 24/01/1973 và hàng loạt kế hoạch quân sự trong toàn bộ năm 1973, đầu
năm 1974. Đế đáp trả, VNDCCH và Mặt trận Giải phóng miền Nam chuẩn bị cho
việc đánh dứt điểm chính quyền VNCH. Còn VNCH cũng đã thực hiện Chiến dịch
Lý Thường Kiệt từ năm 1973 để từng bước một loại bỏ các lực lượng của Quân Giải
phóng Miền Nam Việt Nam nhưng bất thành.
Để tiếp tục giữ thế cân bằng chiến lược với Liên Xô, Mỹ vẫn tiếp tục can dự vào
nội bộ miền Nam Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỹ thực hiện ba giải





pháp gồm:
Tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế và củng cố quân lực cho nhằm thực hiện bình định;
Mở rộng vùng kiểm soát, trọng điểm là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long;
Rút quân nhưng để lại vũ khí, khí tài và nhiều nhân viên quân sự trá hình;
Lôi kéo các quốc gia tại Châu Á chống VNDCCH và Cộng hòa miền Nam Việt Nam,

1.

gây sức ép buộc Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác giảm viện trợ.
Kết quả và ý nghĩa.
Kết quả.

III.


Hiệp định Pari được ký kết thành công. Ngày 2/3/1973, hội nghị quốc tế về Việt
Nam bao gồm các đại biệt của Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia ký
Hiệp định, bốn nước trong ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế với sự có mặt của
tổng thư ký Liên hợ quốc đã ký vào bản định ước công nhận về mặt pháp lí quốc tế
Hiệp định Pari, Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút
hết quân về nước. Đây là một chiến thắng lịch sử quan trọng đối với dân tộc ta.

2.


Ý nghĩa lịch sử.
Đối với Việt Nam.
Hiệp định Pari đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Mỹ và các nước khác không được dính líu
quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

6


Hiệp định Pari về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu
tranh chính trị và ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của
quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của dân tộc đồng thời cũng là thắng lợi lịch sử quan trọng tạo thời cơ
thuận lợi để nhân dân ta tiến lên “đánh cho Ngụy nhào”.
Hiệp định Paris 1973 phản ánh được ở mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu tranh
của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có thuận lợi nhưng cũng phức tạp.
Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN, các nước
không liên kết, nhân dân thế giới và hình thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế
giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”. Sự hình thành của mặt trận nhân dân thế
giới ủng hộ nhân dân Việt Nam đã thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc

với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao
nhà nước với ngoại giao nhân dân.
Đánh bay ý nghĩ xâm lược của các nước đang có ý định nhăm nhe nước ta. Đồng
thời khẳng định với thế giới một Việt Nam kiên cường, bất khuất, anh dũng bảo vệ
chủ quyền dân tộc. Một đất nước nhỏ nhưng làm nên những trang sử hào hùng dân
tộc, dám đương đầu và chiến thắng một kẻ thù lớn như đến quốc Mỹ. Hiệp định Pari
được ký kết là thành công vang dội, là lời khẳng định chắc nịch nhất về Việt Nam.
Kết quả của cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc.


Đối với thế giới.
Hiệp định Paris và việc Mỹ rút khỏi Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải
phóng của nhân dân Lào và Campuchia. Giải pháp về Lào gần như đồng thời với
Hiệp định Paris về Việt Nam, tháng 2/1973. Hiệp định Paris mở đường cho thắng lợi
của Campuchia tháng 4/1975.
Hội nghị Paris đã để lại nhiều bài học lớn lao vẫn còn nguyên giá trị thời sự và

3.

thiết thực đối với các quốc gia trong một thế giới đầy biến động.
Bài học kinh nghiệm.

7


 Giữ

vững nguyên tắc về độc lập tự chủ, phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, phải biết rõ


lực lượng mình như thế nào, đối phương ra sao để quyết định từng bước đi và luôn
luôn có sự kết hợp giữa chiến trường và trên mặt trận ngoại giao.
 Hết sức kiên định đối với lập trường nguyên tắc và mục tiêu chiến lược của mình,
nhưng trong sách lược phải biết mềm dẻo.
 Biết kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nghĩa là chúng ta phải trông vào
sức mình; về mặt chính trị, quân sự chúng ta đã hết sức cố gắng để đi từ thắng lợi

IV.

này đến thắng lợi khác.
 Biết tranh thủ sức mạnh đoàn kết quốc tế.
Nhận xét về Hiệp định Pari.
1. Ưu điểm.
• Tránh được nhiều tổn thất về người và của cho các bên, đặc biệt là quân đội Mỹ
lúc này.
• Hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi để đi đến thắng lợi cuối cùng.
• Các bên ký kết phải thừa nhận miền Nam Việt Nam tạm thời có hai chính quyền.
• Hiệp định Pari giải quyết triệt để các vấn đề về độc lập dân tộc ở Việt Nam. So
với Hiệp định Giơnevơ được đàm phán và ký kết trước đó, chúng ta thấy rõ, Hiệp
định Pari có nhiều điểm hoàn thiện và “mạnh” hơn hẳn, cụ thể như sau:


Nội dung đạt được :
Hiệp định Giơnevơ: Không phản ánh đúng thắng lợi chúng ta đạt được trên chiến
trường. Sau khi Pháp rút, Mỹ vào thay thế, miền Bắc lại bắt đầu chiến tranh mới sau
Hiệp định .
Hiệp định Pari: Phản ánh hết toàn bộ thắng lợi của quân đội ta, nước ta được độc




lập hoàn toàn sau Hiệp định .
Về ý nghĩa:
Hiệp định Giơnevơ: Tuy là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp nhưng chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu
tranh cách mạng vẫn còn tiếp tục để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước vì
sau khi Pháp rút quân ở miền Nam liền có Mỹ thay thế.
Hiệp định Pari: Việc quân Mỹ phải rút khỏi nước ta, phải công nhận các quyền dân
tộc cơ bản của nhân dân ta làm cho chính quyền Sài Gòn bị suy yếu, so sánh lực
8


lượng giữa ta và địch thay đổi theo hướng có lợi cho ta. Do đó tạo thời cơ thuận lợi
2.

để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Nhược điểm.
• Hiệp định Pari là bất lợi lớn cho sự tồn tại của VNCH trong tương lai gần.
• Trong Hiệp định còn có 1 số điều khoản nhượng bộ của VNDCCH với Mỹ dẫn
đến không kiểm soát được số quân của Quân đội quân Giải phóng miền Nam trên
chiến trường cũng như trên đường mòn Hồ Chí Minh và số vũ khí của họ.

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là một thành công lớn
của nền ngoại giao Việt Nam nói riêng cũng như thắng lợi của toàn dân tộc ta nói
chung. Hiệp định này đã tái hiện một thời kì đấu tranh kiên cường, bền bỉ cùng lòng
yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết quyết tâm giữ nền độc lập, tự chủ của đất
nước.
Trên đây là toàn bộ ý kiến của nhóm em về đề tài. Do trình độ am hiểu cũng như
lượng kiến thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế,

thiếu sót. Chúng em kýnh mong sẽ nhận được những ý kiến phê bình và nhận xét của
các thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng

2.

Sản, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2013.
Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb.

3.

Chính Trị Quốc Gia, 2004.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

4.

(hệ trung cấp), Nxb. Công An Nhân Dân, 2001.
Đại học Quốc Gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Hiệp định Pari – 40 năm nhìn lại, 2003.
10



5.
6.

7.

Lịch sử lớp 12, nxb giáo dục.
Bách khoa toàn thư Wikipedia, Hiệp định Pari năm 1973:
/>%8Bnh_Paris_1973
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam bài đăng ngày 1/10/2015, Hiệp định
Pari năm 1973 - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
/>
PHỤ LỤC

Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình”
11


ở Việt Nam.

Lễ ký kết thỏa thuận chấm dứt Chiến tranh Việt Nam tại Khách sạn Majestic, Paris,
ngày 27/1/1973.

12


Chữ ký của các các bên trong Văn bản Hiệp định “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình” ở Việt Nam.

13



MỤC LỤC

14



×