Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

TIỂU LUẬN về NHỮNG tác ĐỘNG CHỦ yếu đến CÔNG tác tư TƯỞNG của ĐẢNG TA TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.52 KB, 8 trang )

VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU ĐẾN CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã thu được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, kinh tế phát triển, chính
trị ổn định, lòng tin của nhân dân được tăng cường và củng cố, quan hệ đối
ngoại với các nước trong khu vực và quốc tế rộng mở, "con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn". Những thành
tựu đổi mới có sức mạnh tư tưởng hết sức lớn lao, thu hút và lôi cuốn mọi
tầng lớp nhân dân vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Mặc dù vậy, hiện nay
tuy đất nước đã vượt qua khỏi khủng hoảng nhưng những vấn đề đặt ra đối
với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn mới ngày càng
nặng nề, phức tạp hơn. Đó cũng là những nhân tố thường xuyên tác động
mạnh mẽ, sâu sắc đến tư tưởng, đến đời sống tinh thần của xã hội. Điều này
được tập trung ở một số vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất: Tác động của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường từng bước được xác lập ở nước ta tác động
mạnh mẽ vào đời sống vật chất và tinh thần, tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong
nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thời kỳ 1986 1990, nhân dân phấn khởi tiếp nhận cơ chế mới - cơ chế thị trường, bởi vì
tính tích cực của cơ chế này phát huy tác dụng nhanh, có sức lôi cuốn và
thu hút mọi thành phần kinh tế phát triển. Đến thời kỳ 1991 - 1995, khi nền
kinh tế thị trường có đủ thời gian cần thiết để bộc lộ các mặt tích cực và
tiêu cực, thì tâm trạng tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân ta cũng đồng
thời xuất hiện các khuynh hướng khác nhau. Luồng tư tưởng trước đây ủng
hộ đổi mới, tán thành cơ chế thị trường, nhưng đến lúc này, trước những
tác động mạnh mẽ từ mặt trái của cơ chế thị trường như: tham nhũng, buôn
lậu và nhiều tiêu cực khác của xã hội, bắt đầu tỏ ra nghi ngờ và băn khoăn,
1



lo lắng về giữ vững mục tiêu CNXH. Nhân dân ở những nơi vùng sâu,
vùng xa, do kinh tế nghèo và chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, thông
tin bị hạn chế, lại chậm được tuyên truyền, giải thích một cách thấu đáo nên
nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về kinh tế thị trường còn rất
phiến diện. Không ít tư tưởng cực đoan cho rằng, kinh tế thị trường chỉ phù
hợp với điều kiện của người giàu, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế, còn đối với vùng cao, với những người nghèo, người thiếu vốn,
thiếu kinh nghiệm làm ăn và không có điều kiện phát triển thì kinh tế thị
trường đối với họ trở thành thách thức. Từ đó họ "luyến tiếc" về sự mất đi
của kinh tế bao cấp... Có khuynh hướng tư tưởng khác lại cho rằng, kinh tế
thị trường tự nó đã là một hệ điều chỉnh cao, không cần có sự can thiệp của
Nhà nước, sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế chỉ làm giảm đi tính năng
động của nền kinh tế. Cá biệt có người còn cho rằng, đã đa thành phần kinh
tế thì phải đa hệ tư tưởng, đa đảng... Từ năm 1996 đến nay, mặc dầu những
nhận thức lệch lạc, không đúng về kinh tế thị trường đã được chấn chỉnh,
uốn nắn, nhưng do cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, kết cấu xã hội thay đổi,
sự phân hóa xã hội diễn ra tự phát và ngày càng sâu sắc làm cho tư tưởng,
tâm lý xã hội diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh hộ giàu, hộ nghèo, người
giàu, người nghèo, đã phát sinh hiện tượng vùng và địa phương, cơ quan
ngành giàu, nghèo với mức chênh lệch khá cao. Ngoài xã hội đã vậy, trong
Đảng cũng có những khác biệt giữa đảng viên giàu và đảng viên nghèo,
giữa đảng viên đương chức, đương quyền với đảng viên nghỉ hưu... Vấn đề
công bằng xã hội đang là vấn đề có nhiều tâm tư trong nhân dân và trong
Đảng. Các quan hệ xã hội đang có những thay đổi, đan xen rất phức tạp.
Những mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa nhân dân với một số cán bộ quan
liêu, tham nhũng đã dẫn đến những khiếu kiện đông người ngày càng
nhiều, tính chất phức tạp, gay gắt. Rõ ràng là, kinh tế thị trường, một mặt,
tạo ra những nét đẹp trong bức tranh chung của nền kinh tế, nhưng mặt
khác tự bản thân nó cũng làm nảy sinh các khuynh hướng tư tưởng khác
nhau trong xã hội, nhất là các tư tưởng nảy sinh, xuất phát từ màu tối của

cơ chế ấy. Dĩ nhiên, thực tiễn sẽ là thước đo của mọi đúng, sai, nhưng làm
2


thế nào để xã hội luôn ổn định và phát triển, toàn Đảng, toàn dân đều có
chung một ý chí thì lại là vấn đề đặt ra không đơn giản. Điều đó cũng
chứng tỏ kinh tế thị trường bản thân nó không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh
tế, mà còn là vấn đề tư tưởng, đạo đức và nhiều vấn đề xã hội khác.
Thứ hai: Đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trải qua nhiều thập kỷ xây dựng đất nước theo định hướng XHCN,
đến nay chúng ta đã tạo ra được một số tiền đề rất cơ bản. Tuy nhiên, như
Đảng ta đã đánh giá, mặc dù dầu có những bước phát triển, nhưng nhìn
chung nước ta vẫn nằm trong tình trạng nghèo và chậm phát triển so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nhiệm vụ trung tâm hiện
nay là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu xây
dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo nên một sự chuyển dịch
cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế, tạo nên sự biến đổi về mọi mặt ở tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa, đạo đức, lối sống cho đến cơ
cấu giai cấp, dân tộc đều có sự biến đổi.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ đặt ra nhiều vấn đề về
tư tưởng và công tác tư tưởng. Bởi vì, những biến đổi trong cơ cấu sản
xuất, trong phân công lao động xã hội sẽ đòi hỏi người lao động phải có
trình độ cao, ý thức kỷ luật nghiêm, phải có sự thay đổi về phong tục, tập
quán, sinh hoạt và lối sống của con người và cả xã hội. Lệ làng và biết bao
các thiết chế cổ truyền hà khắc sẽ bị phá vỡ, pháp luật được đề cao, quyền
công dân được đảm bảo và tôn trọng... Vòng xoáy của xã hội công nghiệp

cũng sẽ làm xuất hiện các quan niệm, các chuẩn mực đạo đức mới, nhưng
cũng dễ dàng cuốn trôi những giá trị văn hóa được chưng cất, lưu truyền
qua bao thế hệ. Rõ ràng, bản thân công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra hàng
loạt vấn đề đối với công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng lúc này không chỉ thụ
động phản ánh hiện thực xã hội công nghiệp mà còn chủ động tham gia vào
3


việc bảo vệ những giá trị văn hóa trước nguy cơ có thể bị đánh mất, đồng thời
xây dựng và hình thành và các quan niệm mới, chuẩn mực đạo đức mới.
Thứ ba: Dân chủ hóa đang được mở rộng, hệ thống chính trị tiếp
tục được đổi mới.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, dân chủ XHCN trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội đang được mở rộng và hoàn thiện. Xã hội càng
phát triển, quyền làm chủ của nhân dân càng có điều kiện để thực hiện, nền
dân chủ càng được rộng mở. Mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân đòi hỏi các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức trong hệ thống
chính trị càng phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân,
trước xã hội. Vì, mọi cái đúng, sai, chân thực hay giả dối đều được phơi
bày dưới ánh sáng của dân chủ. Đó là mặt tích cực, là chiều hướng vận
động, phát triển hợp quy luật của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hành dân chủ cũng không tránh khỏi diễn ra nhiều khuynh hướng
tư tưởng khác nhau. Bên cạnh nhận thức đúng về dân chủ, dân chủ có tổ
chức, có kỷ luật, thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân lao động làm chủ, cũng có khuynh hướng đòi tách Nhà nước ra
khỏi sự lãnh đạo của Đảng, hoặc dân chủ nhưng không gắn với kỷ luật, kỷ
cương, dân chủ vô giới hạn... Mặt khác, lợi dụng sự hạn chế về nhận thức
của một bộ phận dân cư và những yếu kém của hệ thống chính trị, một số
thế lực sẽ tranh thủ nhồi nhét vào đó càng nhiều càng tốt thứ "dân chủ",
"nhân quyền" theo quan niệm của họ, kích động và tiếp tay cho kẻ xấu lợi

dụng dân chủ để chống Đảng, chống chế độ.
Việc hoàn thiện tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống
chính trị, trong đó then chốt là đổi mới và chỉnh đốn Đảng, trong giai đoạn
hiện nay cũng đặt ra không ít vấn đề liên quan trực tiếp đến tư tưởng và
công tác tư tưởng. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng thực chất là nhằm nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. Nhưng,
quá trình đổi mới và chỉnh đốn Đảng; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động của bộ máy Nhà nước, của các đoàn thể chính trị - xã hội sẽ phải giải
quyết nhiều vấn đề: sàng lọc đội ngũ đảng viên; tinh giảm biên chế; cắt
4


giảm những tầng nấc trung gian không cần thiết; thay đổi và bố trí lại đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là cán
bộ trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế; v.v... Quá trình chuyển
đổi sẽ làm nảy sinh những khuynh hướng tư tưởng khác nhau, không kém
phần phức tạp. Bởi vì, những thay đổi trong thiết chế bộ máy nói trên theo
yêu cầu đổi mới bao giờ cũng đụng chạm đến lợi ích, đến tâm tư, tình cảm
của rất nhiều người, nhiều thế hệ cán bộ đã qua các thời kỳ cách mạng khác
nhau. Đây là cuộc đấu tranh tư tưởng sâu sắc diễn ra trong nội bộ Đảng. Nếu
không làm tốt công tác tư tưởng, không phát huy vai trò công tác tư tưởng thì
khó có thể hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Đảng sẽ không
làm tròn chức năng của mình trước yêu cầu đặt ra ngày càng cao của xã hội.
Thứ tư: Sự tác động của tình hình thế giới đến nước ta và âm mưu
phá hoại của các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hòa bình"
Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng ta đã đề cập đến sự hợp tác
và giao lưu quốc tế, với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các
nước, các khu vực trên thế giới, theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình
đẳng, hợp tác, cùng có lợi... Hợp tác và giao lưu quốc tế hiện nay, một mặt,
chúng ta có điều kiện tiếp nhận được vốn, khoa học - công nghệ và kinh

nghiệm quản lý của các nước; mặt khác, cũng thông qua hợp tác, giao lưu
với quốc tế lại xuất hiện đồng thời các vấn đề mới, phức tạp về mặt tư
tưởng. Trong cuộc hội nhập này, chúng ta phải tiếp xúc với nhiều nước có
chế độ chính trị và nền văn hóa khác nhau. Nhiều nước vốn là bạn bè cũ
cùng con đường, cùng hệ tư tưởng, cùng chế độ XHCN không còn nữa.
Các nước tư bản phát triển đang lũng đoạn, chi phối mạnh mẽ các mối quan
hệ quốc tế. Điều đó cũng nói lên giữa thời cơ và thách thức luôn luôn đan
xen đối với cách mạng nước ta. Tính phức tạp của công tác tư tưởng trong
điều kiện hợp tác và giao lưu quốc tế không chỉ diễn ra ở cấp vĩ mô, ở
những bộ, ngành trực tiếp làm ăn với nước ngoài, mà sự phức tạp đó còn
diễn ra ngay ở cấp cơ sở - nơi thực hiện các dự án đầu tư của nước ngoài
hoặc các nơi có khả năng phát triển về du lịch.
5


Ngoài những tác động nói trên, hiện nay cách mạng nước ta đang
phải chống trả hàng ngày, hàng giờ với âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa
bình" do các thế lực thù địch thực hiện. Chiến lược "diễn biến hòa bình" đã
"công phá" và làm sụp đổ một mảng lớn trong hệ thống XHCN vốn có thời
gian tồn tại khá dài.
Trong chiến lược "diễn biến hòa bình", các thế lực chống CNXH đã
không loại trừ một thủ đoạn nào, trước hết là chống phá vào lĩnh vực tư
tưởng chính trị, kinh tế, tôn giáo và dân tộc. Mục tiêu chính của hoạt động
phá hoại về tư tưởng chính trị của các thế lực thù địch là nhằm xóa bỏ ảnh
hưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tầng
lớp nhân dân; gây dựng hệ tư tưởng tư sản, lối sống thực dụng trong các thế
hệ người Việt Nam; tạo dựng những tên tay sai làm ngọn cờ quy tụ những
phần tử chống CNXH ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu chống phá về
chính trị, tư tưởng, các thế lực thù địch đã tiến hành các nội dung; phủ nhận
những thành tựu của CNXH hiện thực; phủ nhận những nguyên lý của chủ

nghĩa Mác - Lê-nin; phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; sử dụng vấn đề "nhân quyền" để kích động tư tưởng đối với một số
người thiếu hiểu biết; dùng vấn đề tự do, dân chủ tư sản, đa nguyên chính
trị gây sức ép đòi Nhà nước buông lỏng chuyên chính. Để thực hiện các
mưu đồ đen tối, các thế lực chống CNXH lợi dụng triệt để những sai lầm
trong quá trình xây dựng CNXH của Đảng và Nhà nước Việt Nam để kích
động nhân dân chống chế độ XHCN, xem đó là thủ đoạn tinh vi và hữu hiệu
nhất.
Trên lĩnh vực kinh tế, âm mưu của các thế lực thù địch trong "diễn
biến hòa bình" là nhằm làm cho nền kinh tế Việt Nam suy yếu, lệ thuộc vào
kinh tế tư bản, khi kinh tế đã hoàn toàn lệ thuộc sẽ chuyển hóa chế độ chính
trị. Những hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế trong "diễn biến hòa
bình" mà các thế lực thù địch thường sử dụng là: thông qua liên kết, hợp
tác kinh tế với Việt Nam để xây dựng cơ sở chính trị - xã hội theo chế độ
TBCN; thông qua sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế để tăng cường gây sức ép về
chính trị; thông qua IMF, WB, các khoản viện trợ FDI và phi chính phủ hỗ
trợ kinh tế tư nhân, đòi tư nhân hóa, thu hẹp kinh tế nhà nước và sự quản lý
6


của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, qua tự do
hóa thương mại để gây thua thiệt cho nền kinh tế Việt Nam; thông qua
chính sách mở cửa làm ăn kinh tế của ta để trà trộn thu thập tình báo trong
lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Ngoài các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam trên các lĩnh
vực chủ yếu nói trên, hiện nay các thế lực thù địch còn chống phá cách
mạng nước ta thông qua vấn đề dân tộc, tôn giáo. Như chúng ta đều biết,
dân tộc, tôn giáo, tự nó vốn chứa đựng những phức tạp, nhạy cảm, liên
quan đến rất nhiều vấn đề trong đời sống tinh thần xã hội. Những năm gần
đây, mâu thuẫn xung đột sắc tộc, dân tộc ở nhiều nước trên thế giới có

chiều hướng gia tăng, trở thành mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia có
đa thành phần dân tộc, tôn giáo. Ở nước ta, các dân tộc từng sống gắn bó,
hòa thuận lâu đời, có cùng chế độ, cùng một nhà nước, cùng có sự lãnh
đạo thống nhất, duy nhất của một đảng, nhưng các dân tộc ở nước ta lại có
nguồn gốc lịch sử, phong tục, tập quán tâm lý và trình độ phát triển khác
nhau. Âm mưu của các thế lực thù địch đối với nước ta trong vấn đề này là,
chia rẽ, lôi kéo các dân tộc, tạo ra những mâu thuẫn ngay bản thân nội bộ
các dân tộc và giữa dân tộc này với dân tộc khác. Lợi dụng chính sách mở
cửa của ta, kẻ địch đã và đang len lỏi sâu vào những nơi vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào các dân tộc ít người bằng những hình thức và biện pháp tinh
vi. Ở nhiều nơi, chúng đã học tiếng dân tộc để tiếp xúc, trao đổi và tìm hiểu
tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc. Đáng chú ý là một số đài
phát thanh nước ngoài đã có những chương trình phát thanh bằng tiếng dân
tộc liên tục xuyên tạc, nói xấu, công kích đường lối đổi mới của nước ta.
Trong những năm qua, các thế lực thù địch đã tập trung vào các hướng
chính: khơi dậy mâu thuẫn hận thù dân tộc do các vấn đề phức tạp của lịch
sử để lại; kích động tư tưởng đòi tự trị dân tộc; lợi dụng những khó khăn
trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc ít người để
xuyên tạc, đả kích đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Phương pháp tiến
hành cho những hoạt động này là chúng dựa vào những người có uy tín

7


như trưởng thôn, trưởng bản, già làng để thu hút, lôi kéo, nắm dân, nắm
tâm lý và tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc.
Như vậy, trước tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước, công tác tư
tưởng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đổi mới thực sự
là một cuộc cách mạng sâu sắc, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, trước khi

tiến hành một cuộc cách mạng chân chính đều phải chuẩn bị về tư tưởng và
lý luận. Công tác tư tưởng phải đi trước một bước để làm cơ sở, định
hướng cho các hành động cách mạng. Tất cả những vấn đề đặt ra trong
công cuộc đổi mới đều phải được chuẩn bị trước về mặt tư tưởng. Trong
cuộc cách mạng này, công tác tư tưởng một mặt phải phát huy vị trí, vai trò
của mình nhằm xây dựng cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân có
nhãn quan chính trị đúng đắn, vững vàng vượt qua mọi gian nan thử thách.
Từng tổ chức Đảng, từng cán bộ, đảng viên và từng người dân có thể tự
mình phân tích, lý giải các vấn đề, phân biệt được đúng, sai, phản ứng kịp
thời với các tư tưởng lệch lạc, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch. Mặt khác, công tác tư tưởng phải luôn luôn làm tốt chức năng dẫn dắt,
định hướng xã hội, góp phận tạo ra các hợp lực để thúc đẩy xã hội phát
triển.

8



×