Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hoàn thiện quản lý vốn tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.97 KB, 11 trang )

i

PHẦN MỞ ĐẦU
Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM)
Nguyễn Ngọc Anh, mặc dù doanh thu 9 tháng năm 2011 của VICEM đạt gần 20,5
nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 730 tỷ đồng nhưng Tổng công ty (TCT) lại bị lỗ gần 219
tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tài chính tăng cao nhất kể từ năm 2006 đến
nay.
Lãi suất vay vốn ngân hàng từ 12 - 21,5% và chênh lệch tỷ giá lên tới 540 tỷ đồng
đã làm tăng giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận chủ yếu của VICEM và các đơn vị
thành viên. Chi phí vật tư đầu vào cũng tăng cao: Giá xăng dầu tăng trên 32%, điện
tăng 15,28%, than tăng 41%. Cùng đó, tác động của chính sách thắt chặt tín dụng, đình
hoãn giãn tiến độ nhiều công trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước cũng như sự
trầm lắng của thị trường bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng liên
tục hạ giá bán (thậm chí thấp hơn giá vốn) để tiêu thụ hàng hóa.
Trong khi đó, đại diện Bộ Tài chính khẳng định: Với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
chỉ ở mức dưới 9% như hiện nay, ngành xi măng đang sản xuất với hiệu quả giảm rõ
rệt cho dù doanh số bán hàng và sản lượng xi măng sản xuất tăng lên không ngừng.
Hiện nhiều doanh nghiệp xi măng không có vốn đối ứng khi đầu tư và phải vay tới
100%. Vấn đề trả nợ nước ngoài của VICEM cũng gặp khó khăn do 6/9 đơn vị bị lỗ
trong khi chênh lệch tỷ giá vẫn rất lớn. Ngoài ra, với tỷ suất lợi nhuận như vậy,
VICEM cũng khó thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đầu tư sản xuất.
Vì lý do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá vấn đề quản lý vốn tại TCT Công
nghiệp xi măng Việt Nam nhằm tìm ra hướng giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao
hiệu quả quản lý vốn cho TCT có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây chính là lý do để tôi
chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý vốn tại Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt
Nam”.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG TY THEO MÔ
HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON
1.1. Tổng quan về mô hình Công ty mẹ-Công ty con


Công ty mẹ-Công ty con là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện


ii

bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân kinh doanh nhằm hợp nhất các nguồn lực và cơ cấu
tài chính của một nhóm các DN, đồng thời thực hiện sự phân công, hợp tác về chiến
lược dài hạn cũng như kế hoạch ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh giữa các DN để
tạo sức mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Có 02 mô hình công ty mẹ con là mô hình tập đoàn kinh tế và mô hình Tổng công ty.
Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập được hình
thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức
lại hoặc hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ,
thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp
doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ-công ty con. Tập đoàn kinh tế không
có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh. Việc tổ chức hoạt động của tập
đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định. Cấu trúc tài chính của
tập đoàn kinh tế gồm cấu trúc tài chính giản đơn và cấu trúc hỗn hợp. Mô hình Tổng
công ty là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công
nghệ,thương hiệu hoặc thị trường giữa các DN có tư cách pháp nhân, trong đó một
công ty giữ quyền chi phối nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của DN thành viên khác (gọi
là công ty mẹ) và các DN thành viên khác bị công ty mẹ chi phối nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ ( gọi là công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty
mẹ ( gọi tắt là công ty liên kết).
Vai trò của công ty mẹ-công ty con trong nền kinh tế: Cho phép các công ty thành viên
huy động vốn, nhân lực, công nghệ trên quy mô lớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tăng khả năng cạnh tranh của DN; Công ty mẹ linh hoạt hơn trong việc điều hòa vốn
giữa các công ty con; cho phép các DN chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí cơ
cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của DN bằng việc
mua bán cổ phần của mình với các công ty con; Đảm bảo tiết kiệm chi phí cho toàn bộ

tổ hợp khi tiến hành quảng cáo, đào tạo nghiệp vụ đồng thời các công ty con có thể sử
dụng các kênh phân phối sản phẩm của nhau để bán hàng, ứng dụng công nghệ và
thành tựu kỹ thuật…
1.2 Tổng quan về vốn trong Doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào
muốn tồn tại và phát triển được đều cần phải có nguồn tài chính đủ mạnh, đây là một
trong ba yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình.


iii

Chủ thể kinh doanh không chỉ có vốn mà còn phải biết vận động không ngừng phát
triển đồng vốn đó.
Vậy vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là điều kiện tiên quyết để DN tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc sử dụng vốn, DN mua các yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển hóa thành hàng hóa, dịch vụ tạo ra giá trị
thặng dư
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn gồm Vốn chủ sở hữu: lấy từ vốn góp ban đầu, nguồn
vốn từ lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu; Nguồn vốn Nợ lấy từ nợ từ các
nguồn: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái
phiếu.
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn gồm vốn ngắn hạn, vốn trung hạn, vốn dài hạn.
1.3. Quản lý vốn trong Doanh nghiệp
Quản lý vốn là một hệ thống các phương pháp, hình thức và công cụ được chủ thể quản
lý đưa ra nhằm quản lý, kiểm soát quá trình huy động vốn, cơ cấu vốn và điều hòa vốn
của DN theo những mục tiêu xác định trong những điều kiện cụ thể.
Nội dung quản lý vốn gồm vấn đề tạo lập vốn và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu
trong Doanh nghiệp. Một DN có thể huy động Nợ hay vốn chủ sở hữu để tài trợ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc điểm và phương thức huy động các nguồn này sẽ
là cơ sở để các DN lựa chọn và xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Một DN có thể sử dụng

một hay nhiều nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể dùng
vốn ngắn hạn hay dài hạn, dùng nợ hay vốn chủ sở hữu, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan.
Nhìn chung cơ cấu vốn của DN là mối tương quan tỷ lệ giữa Nợ dài hạn và vốn chủ sở
hữu. Khi đề cập đến cơ cấu vốn của DN người ta chỉ xem xét vốn dài hạn: Nợ dài hạn
và vốn chủ sở hữu.
Cơ cấu vốn của DN mang những đặc trưng cơ bản sau: Được cấu thành bởi vốn
dài hạn, ổn định, thường xuyên trong DN; Đây là số vốn chủ yếu được dùng để tài trợ
cho các quyết định đầu tư dài hạn của DN. Việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý có ảnh
hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN; Có rất nhiều yếu tố tác
động đến cơ cấu vốn, do đó không có một cơ cấu vốn tối ưu cho mọi DN, trong mọi
chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Việc quyết định một cơ cấu vốn tối ưu cho DN trong từng thời kỳ phụ thuộc vào các


iv

nhân tố: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận,
chính sách thuế… Một cấu trúc vốn được gọi là tối ưu khi tại điểm đó tối thiểu hóa
được chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị của DN.
Chi phí sử dụng vốn được hiểu là chi phí bỏ ra để sử dụng một nguồn vốn nào đó. Nếu
DN vay vốn ngân hàng thì lãi vay và các chi phí khác để tiếp cận với vốn vay ngân
hàng chính là chi phí vốn ngân hàng. DN phát hành cổ phiếu ưu đãi thì chi phí vốn
chính là tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông. Chi phí vốn của DN được xác đinh trên cơ
sở tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của việc sử dụng nguồn vốn đó. Tương ứng với hai bộ
phận chính của cơ cấu vốn là Nợ và Vốn chủ sở hữu thì cũng sẽ có hai loại chi phí vốn
là chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu.
Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn của Doanh nghiệp gồm Nhân tố chủ quan:
Cơ cấu tổ chức hoạt động của DN, tính chất quản lý chi phối của DN, đặc điểm về sở
hữu và cơ cấu sở hữu, mô hình tổ chức quản lý trong DN, trình độ tổ chức quản lý,

năng lực trình độ của cán bộ trong DN. Về nhân tố khách quan gồm chính sách kinh tế
xã hội của Nhà nước, như chính sách phát triển ngành, chính sách tiền tệ và tín dụng;
môi trường pháp lý ; môi trường kinh tế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP XI
MĂNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam
Xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất
ở Việt Nam. Cái nôi đầu tiên của Ngành xi măng Việt Nam là Nhà máy Xi măng Hải
Phòng, được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899 với nhãn mác con Rồng Xanh,
Rồng Đỏ đã có mặt tại Hội chợ triển lãm Liege (Pháp) năm 1904 và hàng vạn tấn xi
măng Hải Phòng đã có mặt trên thị trường tiêu thụ ở các nước như vùng Viễn đông,
Vladivostoc, Java (Indonesia), Hoa Nam (Trung Quốc), Singapore...
Sau hơn 13 năm hoạt động, ngày 05 tháng 10 năm 1993 Bộ xây dựng có Quyết
định số 456/BXD-TCL đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp xi măng thành Tổng Công ty Xi
măng Việt nam, tiếp theo đó Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 670/TTg ngày
14/11/1994 thành lập Tổng Công ty Xi măng Việt nam hoạt động theo mô hình Tổng
công ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị lưu thông, sự nghiệp của Ngành xi măng
với nhiệm vụ chính trị to lớn là sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc


v

Tổng Công ty Xi măng Việt nam là một trong 17 Tổng công ty được tổ chức và
hoạt động theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thí điểm thành lâp Tập đoàn kinh doanh.
Ngày 8 tháng 2 năm 1996 Chính phủ có nghị định số 08/CP phê chuẩn điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tổng công ty xi măng Việt nam.
Qua hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, Tổng công ty xi măng
Việt Nam đã tạo được chuyển biến tốt về các mặt công tác, đạt được những kết quả

theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo cân đối
về xi măng trên thị trường trong nước, giữ bình ổn thị trường là công cụ vật chất để nhà
nước điều tiết nền kinh tế theo định hướng XHCN.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá
IX) Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 64/2002/QĐ-TTg ngày 18/12/2002 phê
duyệt qui hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, trong đó cho phép "xây dựng Tổng công ty xi măng Việt nam
thành Tập đoàn kinh tế mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng
cao, có xuất khẩu một phần xi măng, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng ổn định
thị trường xi măng trong nước".
Ngày 29/8/2006 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 196/2006/QĐ-TTg
chuyển Tổng công ty xi măng Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công
ty con và quyết định số 197/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Xi
măng Việt nam trên cơ sở tổ chức lại quản lý, điều hành Tổng Công ty Xi măng Việt
nam và Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Ngày 6/12/2007 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 189/2007/QĐ-TTg điều
chỉnh một số nội dung của các quyết định số 196/2006/QĐ-TTg và quyết định số
197/2006/QĐ-TTg :
- Đổi tên gọi Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành Tổng Công ty Công nghiệp
xi măng Việt nam. Tên giao dịch quốc tế VIETNAM CEMENT INDUSTRY
CORPORATION (VICEM ).
- Bổ sung thêm ngành, nghề kinh doanh của Công ty mẹ- Tổng Công ty Công
nghiệp xi măng Việt nam như sau: xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, cảng sông;
xây dựng, quản lý, khai thác đường bộ cao tốc, đường biển, đường sắt; đầu tư, kinh
doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà


vi

xưởng, kho tàng, nhà ở, văn phòng; sản xuất, kinh doanh điện; trồng rừng, khai thác và

chế biến cao su; xuất khẩu lao động; điều trị bệnh nghề nghiệp và khôi phục chức
năng; du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ công cộng khác.
- Duy trì Công ty xi măng Hoàng Thạch là Công ty thành viên hạch toán độc lập
và cổ phần hóa trong năm 2008;
- Chuyển Công ty Tư vấn đầu tư phát triển xi măng thành Công ty trách nhiệm
hữu hạn 1 thành viên vào năm 2008.
Ngày 13 tháng 12 năm 2007 Thủ tướng chính phủ có quyết định số
193/2007/QD-TTg ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng
công ty công nghiệp xi măng Việt nam.
2.2. Thực trạng quản lý vốn tại VICEM
Trước đây VICEM được tiếp nhận vốn nhà nước theo cơ chế giao vốn của Nhà
nước. Sau đó VICEM sẽ tiến hành giao vốn này cho các DN thành viên, các DN thành
viên hạch toán độc lập của TCT sẽ được hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng, bảo
toàn và phát triển vốn như một DN hạch toán độc lập theo Luật DN. Hiện nay việc giao
vốn không còn nữa mà các DN này sẽ phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đã giao, được TCT bảo
lãnh, thế chấp cho các khoản vay để phát triển sản xuất kinh doanh. Các đơn vị thành
viên của TCT không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không được trực tiếp nhận vốn của
NN, không tự quyết định tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh mà chịu sự chi phối của
TCT, chịu sự ràng buộc chi phối của TCT trong một số quyền hạn nhất định theo quy
định chung của TCT và pháp luật NN.
Để khắc phục vấn đề thiếu vốn kinh doanh của các đơn vị thành viên, VICEM
phải lựa chọn phương án huy động nợ từ các nguồn khác nhau để bổ sung cho sự
thiếu hụt đó. Hiện tại nguồn vốn tín dụng của TCT từ các ngân hàng thương mại và
các tổ chức tín dụng giữ một vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn tín dụng. Tổng
nguồn vốn tín dụng của TCT vay từ NHTM và các tổ chức tín dụng khác tính đến
31/12/2010 là 26.902 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn là 17.137 tỷ đồng; Nợ ngắn hạn là
9.657 tỷ đồng.
hầu hết nguồn vay của VICEM đều có nguồn vay từ ngân hàng. Công ty tài chính xi
măng (CFC) cũng đã đóng góp một phần đáng kể trong việc huy động vốn ngắn hạn



vii

của VICEM, tuy nhiên việc huy động vốn trong dài hạn còn hạn chế. Các khoản vay
ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngắn hạn đều được đảm bảo bằng tín chấp và tài sản
cố định hoặc tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, các khoản vay này có lãi suất từ 4.99% đến
12.5% thậm chí đầu năm 2011 còn lên tới 21%, còn các khoản vay dài hạn gồm các
khoản vay bằng VNĐ và ngoại tệ là USD, EUR từ các ngân hàng và các tổ chức tín
dụng. Các khoản này được đảm bảo bởi hình thức tín chấp, tài sản thế chấp hình thành
từ nguồn vay và bảo lãnh của Bộ tài chính.
Xét về cả hai mặt cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn thì vốn chủ sở hữu đã giảm
dần từ 36% năm 2007 xuống còn 27% năm 2010. Ngược lại thì nợ dài hạn đã tăng lên
đáng kể: từ 43% năm 2007 lên 50% năm 2010
Chi phí sử dụng vốn CSH: Theo cơ chế quản lý tài chính của các DNNN thì khoản chi
phí vốn CSH này chính là thu từ sử dụng vốn NSNN. Trên thực tế. từ 2002 đến nay
theo Quyết định của Quốc hội thì khoản này được bãi bỏ. Cho phép các DN không phải
nộp cho Nhà nước mà được giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.
Lãi tiền vay mà VICEM gửi ngân hàng có năm lên tới 38% năm 2008. Nếu luân
chuyển vốn hợp lý thì VICEM sẽ giảm được chi phí cho khoản chênh lệch này. Như
vậy thực tế VICEM còn chịu thêm những chi phí do những khoản vay có thể bù đắp
được bằng chính nguồn vốn của mình. Khoản chi phí này là chênh lệch giữa lãi suất
tiền nhàn rỗi của VICEM gửi ngân hàng và lãi suất vay ngân hàng hiện tại.

Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, nhìn chung TCT đã tạo ra những biến
chuyển tốt trong công tác quản lý vốn.
Về nguồn vốn huy động thì hiện nay các đơn vị thành viên phải huy động chủ
yếu từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng với số lượng lớn. Tính đến ngày
31/12/2010 số nợ vay ngắn hạn là 3.020.446 triệu đồng bao gồm các khoản vay
theo hạn mức bằng VNĐ từ các ngân hàng và các quỹ tín dụng. Các khoản vay

này được đảm bảo bằng tín chấp và tài sản cố định hoặc tiền gửi ngân hàng có kỳ
hạn; Vay và nợ dài hạn là 17.087.780 triệu đồng gồm các khoản vay bằng VNĐ
và ngoại tệ USD, EUR từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Các hợp đồng vay
được đảm bảo bằng tín chấp, tài sản thế chấp hình thành từ nguồn vốn vay và
bảo lãnh của Bộ tài chính. Với số nợ lớn như vậy, song công tác quản lý nguồn


viii

vốn vay đã được các đơn vị thực hiện tương đối tốt. Đa số các đơn vị thực hiện
đúng kế hoạch trả nợ gốc và lãi. Trong trường hợp khó khăn, TCT đã đứng ra
bảo lãnh vay các ngân hàng thay cho các đơn vị thành viên này giúp các đơn vị
có đủ điều kiện để thực hiện quá trình kinh doanh liên tục.
Tuy nhiên nhìn chung công tác huy động vốn còn hạn chế. Tỷ lệ huy động vốn
bằng tín phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán còn chưa đáng kể.
Quỹ đầu tư tập trung của TCT chỉ hỗ trợ cho các đơn vị thành viên một phần
nhỏ. TCT chưa thiết lập được cơ cấu vốn tối ưu, chưa thực hiện được công tác
điều hòa vốn, việc thực hiện quản lý các công ty liên doanh cũng đang gặp khó
khăn, chưa quản lý được quỹ tập trung. Nguyên nhân là do Quy mô DN khá lớn
nhưng đội ngũ cán bộ chuyên môn năng lực còn hạn chế, những hiểu biết tài
chính và giám đốc tài chính còn chưa thấu đáo ,công tác kế hoạch tài chính chưa
chính xác với thực tế, chi phí sản xuất vẫn còn cao,sản phẩm của TCT vẫn đơn
điệu, không có các chủng loại ximăng mác cao, ximăng đặc chủng cho ngành
dầu khí, ximăng bền sunphat dùng cho cảng biển..... Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật, thông tin phục vụ công tác quản lý còn thiếu. Về nguyên nhân khách quan:
lạm phát và giá cả các yếu tố đầu vào tăng, các chính sác kinh tế của Nhà nước
chưa ổn định, có nhiều thay đổi chồng chéo, môi trường kinh doanh cạnh tranh
gay gắt, thị trường tài chính tiền tệ không ổn định cơ sở hạ tầng còn hạn chế.



ix

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN TẠI TCT CÔNG
NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty CN xi măng VN
Theo định hướng thị phần xi măng do Tổng công ty xi măng sản xuất chiếm
khoảng 45% thị phần xi măng trong nước (chưa tính phần góp vốn vào các công
ty liên doanh với các đối tác đầu tư nước ngoài)
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đối với TCT CNXM VN
3.2.1. Giải pháp tạo nguồn vốn
Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa các đơn vị thành viên của TCT: Hiện tại
nhu cầu vốn để phát triển ngành xi măng là rất lớn, chính việc cổ phần hóa
các DN thành viên TCT sẽ cho phép nhà nước, thông qua cổ phần khống chế
hoặc đặc biệt, sẽ kiểm soát được ngành xi măng trên quy mô lớn về đầu tư, cơ
sở vật chất kỹ thuật.
Nâng cao vai trò của Công ty Tài chính xi măng (CFC) trong đầu tư, điều hòa
vốn
Công ty Tài chính xi măng cần được phép quản lý và sử dụng các quỹ và nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi, điều hòa vốn trong TCT và các DN thành viên và khi đó,
các DN thành viên huy động vốn qua công ty Tài chính xi măng sẽ có lợi thế hơn
là đi vay bên ngoài do chi phí sử dụng vốn thấp, thủ tục nhanh chóng… Ngoài
ra, Công ty Tài chính xi măng cần phát huy vai trò tư vấn cho TCT trong việc
đầu tư phát triển, giúp TCT quản lý thống nhất các nguồn vốn, đầu tư đúng định


x

hướng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giải pháp huy động vốn thông qua Thị trường chứng khoán: Khuyến khích

các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty. Đây là một phần vốn khá dồi dào nhưng hiện nay
các dự án xi măng chưa thể huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư này.Nên mạnh
dạn phát hành trái phiếu công trình hoặc bán cổ phần rộng rãi cho mọi tầng
lớp nhân dân, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài.
3.2.2. Thiết lập cơ cấu vốn hợp lý
TCT cần sớm có phương án tái cấu trúc doanh nghiệp. TCT nên cân đối vốn cho
cả năm để có tiền trả nợ. Việc xác định cơ cấu vốn hợp lý là vấn đề khó, nên có
chiến lược và kế hoạch lâu dài để nghiên cứu và ứng dụng phần mềm kinh tế
lượng trong việc nghiên cứu và xác định cơ cấu vốn tối ưu.
3.2.3.Tăng cường hoàn thiện quy trình quản lý điều hòa và đầu tư vốn.
TCT sẽ căn cứ vào chủ trương đầu tư của mỗi công ty thành viên để hoạch
định tổng hợp và cân đối chung toàn TCT, xóa bỏ những danh mục trùng lặp,
không phù hợp với chiến lược kinh doanh và các dự án đầu tư mới hoặc dự án
mở rộng sẽ kém hiệu quả, tập trung và ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất xi măng
và các lĩnh vực hoạt động có khả năng sinh lời cao. TCT cần tính lại các rủi ro để
đề ra các giải pháp hợp lý. Và xây dựng từng tiêu chí, lộ trình cụ thể để giảm
định mức tiêu hao nguyên-nhiên vật liệu đầu vào, nâng cao năng suất lao
động.Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn sản xuất kinh
doanh trong Tổng Công ty CNXM VN
3.2.4 Một số giải pháp hỗ trợ cho công tác quản lý vốn của TCT CN XM


xi

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ quản lý của TCT;Thực hiện chính
sách tiết kiệm trong TCT; Đổi mới công nghệ đối với các đơn vị thành viên và cả
TCT; Hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương trong TCT
3.3 Một số kiến nghị
Đối với Nhà nước và Chính phủ

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các nhà máy xi măng; Nhà nước cần tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện các luật có liên quan đến các TCT lớn, các tập đoàn kinh doanh lớn;
Chính phủ cần có chính sách thuế khuyến khích nhập khẩu clinker trong giai
đoạn hiện nay; Chính phủ cần có những cơ chế kiểm soát giá đối với ngành điện,
than..
Đối với các Bộ, Ngành có liên quan:
Bộ xây dựng nên điều chỉnh và quy định sản lượng xi măng đối với từng khu vực
để tăng cường công tác quản lý thị trường xi măng; Bộ giao thông vận tải nên có
phương án để hỗ trợ ngành xi măng bởi sản phẩm xi măng nào cũng muốn xuất
khẩu; Đối với Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước nên chỉ đạo các ngân
hàng thương mại ưu tiên ngoại tệ để doanh nghiệp trả nợ,
Bộ Xây dựng nên hợp tác với Bộ Công Thương triển khai chương trình cơ khí
trọng điểm nhằm sản xuất thiết bị cho các nhà máy ximăng để thay thế hàng
nhập khẩu.



×