Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.6 KB, 17 trang )

-i-

PHẦN MỞ ĐẦU
Thị trường tài chính ngân hàng ở nước ta trong thời gian vừa qua đã
đánh dấu một sự chuyển biến mạnh mẽ cả về chất và lượng. Các ngân hàng
thành lập mới gia tăng đáng kể, kéo theo một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa
các ngân hàng. Các NHTM lớn mất dần những lợi thế sẵn có do bị chia sẻ
thị phần hoạt động. Bên cạnh đó, theo xu hướng cổ phần hoá các doanh
nghiệp nhà nước, một số tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước lớn
với xu hướng hình thành các tập đoàn đa năng bằng cách thực hiện mua cổ
phần để trở thành cổ đông chiến lược của một ngân hàng hoặc tự thành lập
ngân hàng thuộc tập đoàn đó.
Trước tình trạng đó, các NHTM lớn trong đó có NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng giảm sút dần về số
lượng khách hàng truyền thống. Để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động do sự giảm dần số lượng khách hàng truyền thống, các NHTM
lớn cũng bắt đầu chuyển hướng sang thu hút các khách hàng DNNVV.
Theo Hiệp hội DNNVV, Việt Nam đã có trên 350 nghìn DNNVV với
số vốn đăng ký hơn 1.415 nghìn tỷ đồng. DNNVV có vai trò quan trọng đối
với sự tăng trưởng của nền kinh tế và đang phát huy tác dụng tốt. DNNVV
đã đóng góp đến hơn 40% GDP, giải quyết việc làm khoảng 50% lao động
xã hội. Với số lượng lớn và tiềm năng dồi dào, DNNVV đang thu hút sự
cạnh tranh giữa các ngân hàng trong chiến dịch chiếm giữ thị phần.
Với tiềm năng hiện hữu và to lớn của DNNVV, tôi đã chọn đề tài luận
văn “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” để nghiên cứu nhằm đưa ra
những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho vay đối với bộ
phận doanh nghiệp này để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam



- ii -

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) trong điều kiện thị trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được chia làm 3 chương.


Chương 1: Tổng quan về mở rộng cho vay DNNVV tại các ngân
hàng thương mại



Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay DNNVV tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngoài ra tác giả cũng nêu rõ mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu và các phương pháp khoa học mà tác giả sử dụng để nghiên
cứu đề tài.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- iii -

CHƯƠNG 1:


TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DNNVV
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.

TỔNG QUAN VỀ DNNVV

1.1.1.

Khái niệm DNNVV

Mỗi nước trên thế giới có các cách định nghĩa, nhận diện khác nhau về
DNNVV. Ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày
23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,
DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao
động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh
tế - xã hội cụ thể của từng ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các
biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai
chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
1.1.2.

Đặc trưng của DNNVV

Thủ tục thành lập dễ dàng với số vốn đầu tư thấp nên ở hầu hết DNNVV
đều bộc lộ hạn chế nhất định về: năng lực tài chính, trình độ chuyên môn
của lao động, trình độ quản lý hạn chế, tài chính thiếu minh bạch, khả năng
tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường thấp. Ngoài những hạn chế, DNNVV
còn có một vài đặc trưng mang tính tích cực như: tính linh hoạt cao, hoạt
động rộng khắp trong các lĩnh vực của nền kinh tế.

1.1.3.

Vai trò của DNNVV

Với số lượng lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu các doanh nghiệp trong nền
kinh tế, các DNNVV có một số vai trò quan trọng: (i) tạo ra của cải vật chất
và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (ii) thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa thành thị và nông thôn; (iii) tạo việc làm chủ yếu cho người lao động.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- iv -

1.2.

MỞ RỘNG CHO VAY DNNVV TẠI CÁC NHTM

1.2.1. Khái niệm về cho vay và nguyên tắc cho vay của các NHTM
Cho vay là nghiệp vụ tín dụng của các NHTM, trong đó NHTM cam kết
giao cho người đi vay một khoản tiền và người đi vay cam kết sẽ hoàn trả
sau một thời hạn nhất định cả khoản lãi cho vay. Cho vay của các NHTM
dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả
vốn lẫn lãi; Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích; Vốn vay phải có tài
sản tương đương làm đảm bảo.
1.2.2. Các hình thức cho vay
Cho vay được phân loại theo nhiều cách khác nhau như: theo thời gian, hình
thức cho vay, theo tài sản đảm bảo, theo rủi ro và các hình thức phân loại khác.
1.2.3. Chính sách cho vay của các NHTM
* Chính sách khách hàng: Ngân hàng tiến hành phân loại từng nhóm đối

tượng khách hàng và đưa ra những chính sách áp dụng phù hợp với từng
loại đối tượng khách hàng đó.
* Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Ngân hàng cam kết tài trợ cho
khách hàng (cho vay, bảo lãnh hoặc cho thuê...) với món tiền hoặc hạn mức
nhất định.
* Lãi suất và phí suất: Ngân hàng ban hành các mức lãi suất cho tuỳ theo
kỳ hạn vay, tuỳ theo loại tiền vay và thậm chí tuỳ theo loại khách hàng trên
cơ sở tính toán mức độ rủi ro, lãi suất cạnh tranh trên thị trường.
* Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Thời hạn tín dụng có thể là ngắn, trung
hoặc dài hạn và được tính từ lúc giải ngân đầu tiên đến lúc khách hàng hoàn
trả hết cả vốn lẫn lãi theo hợp đồng cam kết.
* Các khoản đảm bảo: Các đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hoá
trong kho, nhà cửa, thiết bị hoặc bảo lãnh của bên thứ ba..

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


-v-

* Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán: Ngân hàng có thể giải ngân
một hoặc nhiều lần tuỳ theo đối tượng khách hàng và gắn với những điều
kiện nhất định. Điều kiện thanh toán bao gồm thanh toán gốc và lãi.
1.2.4. Mở rộng cho vay đối với DNNVV

1.2.4.1. Quan niệm về mở rộng cho vay DNNVV
DNNVV là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế vì vậy đây cũng là
những khách hàng tiềm năng mà các NHTM muốn hướng đến. Việc mở
rộng cho vay DNNVV sẽ giúp ngân hàng phân tán được rủi ro và đạt được
những mục tiêu cụ thể như: Tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV; Tăng
trưởng về số lượng khách hàng; Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng từ việc

mở rộng cho vay DNNVV; Kiểm soát được rủi ro tín dụng.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay DNNVV
Việc mở rộng cho vay DNNVV được đánh giá qua một số chỉ tiêu: (i) định
lượng: Tăng trưởng về dư nợ cho vay DNNVV, Tăng trưởng về số lượng
khách hàng DNNVV; Tăng trưởng về lợi nhuận từ việc mở rộng cho vay
DNNVV; Chất lượng tín dụng cho vay DNNVV đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu
cho vay DNNVV trên tổng dư nợ và dư nợ cho vay DNNVV.
1.3.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG CHO VAY
DNNVV CỦA NHTM

Việc mở rộng cho vay DNNVV bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố: (i) Về phía
ngân hàng: Chiến lược mở rộng và tổ chức thực hiện; Trình độ công nghệ
của ngân hàng; Trình độ quản lý kinh doanh của NHTM; (ii) Về phía
DNNVV: Phương án sản xuất kinh doanh, Năng lực quản lý, tài chính của
khách hàng, Tài sản đảm bảo; (iii) Về chính sách, chế độ: Chính sách và
chế độ quy định của Nhà nước liên quan đến cho vay đối với DNNVV.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- vi -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DNNVV
TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VCB


2.1.1. Khái quát về VCB
Ngày 01/04/1963, VCB được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội
đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962. Ngày 02/06/2008, NHNT đã
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội
cấp. Sau cổ phần hóa, VCB được xây dựng theo mô hình công ty mẹ con
trong đó NHTM giữ vai trò là mảng hoạt động kinh doanh chính và sẽ hoạt
động như một công ty mẹ. Trong giai đoạn 2006-2008, các hoạt động
nghiệp vụ của VCB đều đạt được kết quả ấn tượng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng (%)
CHỈ TIÊU

2006

2007

2008

Vốn huy động

152.125

177.906

196.507

10,46


16,95

I.Tiền gửi của TCKT, dân cư

111.916

141.589

157.067

10,93

26,51

1.1.Không kỳ hạn

50.567

76.923

55.783

-27,48

52,12

1.2.Có kỳ hạn

61.349


64.366

101.284

56,63

5,41

2.1.VNĐ

56.001

69.439

87.412

25,88

24,00

2.2.Ngoại tệ

55.915

72.150

69.655

-3,46


29,03

II.Tiền gửi/Tiền vay khác

31.430

33.096

36.518

10,34

5,30

8.779

3.221

2.922

-9,28

-63,31

2008-2007

2007-2006

1.Theo kỳ hạn


2.Theo loại tiền

III.Phát hành GTCG

Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- vii -

Trong giai đoạn 2006-2007, định hướng “Tăng cường công tác khách hàng,
tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” đã
góp phần làm tăng trưởng tín dụng năm 2007 của VCB tăng 44,12% so với
năm 2006. Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, VCB đã
đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm từ 29% xuống 20%.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
STT

Chỉ tiêu
Tổng dư nợ

1

2006

2007


2008

67.742.519

97.631.494

112.792.965

Theo kỳ hạn

1.1

Ngắn hạn

37.878.864

51.678.079

59,343,948

1.2

Trung dài hạn

29.863.655

45.853.815

53,449,017


2

Theo loại tiền
34.917.110

47.755.428

67,434,138

2.017

3.049

2,672

2.1

Triệu VNĐ

2.2

Ngoại tệ (triệu USD)

Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Các hoạt động kinh doanh khác như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại
tệ, đặc biệt là phát hành và thanh toán thẻ đều phát triển vững mạnh dẫn
đến kết quả kinh doanh liên tục tăng qua các năm.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

5.289.140

6.113.548

8.989.814

(1.291.160)

(1.627.740)

(2.694.119)

Chi phí dự phòng rủi ro

(120.724)

(1.337.083)

(2.971.235)

Lợi nhuận trước thuế


3.877.256

3.148.725

3.324.460

(1.016.217 )

(758.773)

(787.906)

2.861.079

2.389.952

2.536.554

Tổng thu nhập HĐKD
Tổng chi phí HĐKD

Thuế thu nhập DN
Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- viii -


2.1.2. Khách hàng DNNVV tại VCB
Nhận thức được tầm quan trọng của đối tượng khách hàng DNNVV đầy
tiềm năng, từ năm 2001 Ban lãnh đạo NHNT đã định hướng tập trung phát
triển khách hàng DNNVV. Các DNNVV có quan hệ với VCB trên nhiều
lĩnh vực tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ ngân hàng khác
2.2.

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DNNVV TẠI VCB CÁC NĂM
2006-2008

2.2.1. Quan điểm mở rộng cho vay DNNVV giai đoạn 2006-2008
Với tiềm năng hiện hữu và to lớn của khu vực SMEs, việc định hướng mở
rộng sản phẩm và thị phần cho DNNVV là rất quan trọng và tất yếu. Tập
trung khai thác, thu hút DNNVV của các chi nhánh tại địa bàn trọng điểm
thông qua bộ giải pháp tổng thể về sản phẩm, giá,…phù hợp nhằm mở rộng
khách hàng song vẫn hạn chế được rủi ro.
2.2.2. Chính sách cho vay đối với DNNVV
Quy trình tín dụng đối với DNNVV được thực hiện thông qua hai bước đã
rút gọn các bước thực hiện hơn so với quy trình cấp tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp. Đồng thời, đối với các khoản cấp tín dụng có giá trị từ
5 tỷ trở xuống, chi nhánh không cần chấm điểm, xếp hạng và xác định giới
hạn tín dụng lần đầu và hàng năm cho khách hàng.
2.2.3. Thực trạng mở rộng cho vay DNNVV từ 2006-2008

2.2.3.1. Số lượng khách hàng DNNVV:
Từ năm 2001 VCB đã định hướng chú trọng phát triển tín dụng tới khách
hàng SMEs. Vì vậy trong những năm gần đây, số lượng khách hàng
DNNVV đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và chiếm tỷ trọng lớn
trên tổng số khách hàng tổ chức có quan hệ vay vốn tại VCB.


Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- ix -

Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng tổ chức tại VCB
6000
5358
5000
4000

4423
3421

4816
3657

4053
DNNVV

3000

Khách hàng tổ chức
2000
1000
0
2006

2007


2008

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay DNNVV các năm 2006, 2007, 2008

2.2.3.2. Dư nợ cho vay DNNVV:
DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số khách hàng tổ chức có quan hệ vay
vốn tại VCB, tuy nhiên dư nợ của nhóm khách hàng này lại chiếm tỷ trọng
nhỏ trên tổng dư nợ đối với khách hàng tổ chức.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng
STT
1

2

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

Tổ chức

62.258

87.911


101.965

Tổng công ty, DN lớn

44.991

66.255

73.654

SMEs

17.267

21.656

28.311

5.485

9.720

10.828

67.743

97.631

112.793


Cá nhân
Tổng dư nợ

Nguồn: Bản cáo bạch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

VCB mới chỉ tập trung cho vay ngắn hạn đối với DNNVV, tức là mới chủ
yếu đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, mảng cho
vay dự án đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết
bị, xây dựng nhà xưởng,.. chưa được chú trọng.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


-x-

2.2.3.3. Chất lượng tín dụng đối với DNNVV
Tỷ lệ nợ xấu của VCB có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn duy trì ở
mức dưới 3,5%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV năm 2007 giảm so với năm
2006 nhưng lại tăng gấp đôi trong năm 2008, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu từng
năm ở các loại kỳ hạn đều cao hơn tỷ lệ nợ xấu tương ứng của cả hệ thống.
Bảng 2.8: Chất lượng tín dụng của VCB
Đơn vị: %
STT
1

2

3

Chỉ tiêu

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

2006

2007

2008

1,5

1,98

3,48

- Ngắn hạn

0,87

1,09

2,3

- Trung hạn

0,40

0,33

0,41


- Dài hạn

0,23

0,56

0,77

Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV/
dư nợ cho vay DNNVV

3,49

2,99

6,47

- Ngắn hạn

1,83

1,81

4,68

- Trung hạn

0,55

0,65


0,91

- Dài hạn

1,12

0,53

0,88

58,46

33,64

49,85

Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV /
tổng nợ xấu của VCB

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay DNNVV các năm 2006-2008

2.3.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DNNVV TẠI VCB

2.3.1.

Kết quả đạt được và nguyên nhân


VCB đã có được số lượng khách hàng DNNVV đáng kể:
VCB đã ban hành quy trình cho vay đối với các DNNVV.
Dư nợ DNNVV có sự tăng trưởng ổn định, góp phần tăng trưởng dư nợ
của VCB và nhìn chung vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- xi -

Thông qua việc tập trung mở rộng cho vay đối với các DNNVV, VCB
muốn thay đổi nhận thức về quan điểm phục vụ khách hàng.
VCB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nói trên là do:
Kịp thời định hướng tập trung phát triển khách hàng DNNVV, đồng thời
nhận thức của cán bộ VCB cũng dần được nâng cao.
Việc thành lập mô hình phòng/ban, quy trình cấp tín dụng riêng cho
DNNVV đã thể hiện quyết tâm theo định hướng đúng đắn của VCB.
VCB đã góp phần giúp các doanh nghiệp khắc phục được một số hạn
chế về tài chính để cải thiện tình hình của doanh nghiệp.
Các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với các DNNVV ngày càng
hoàn thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng cho vay DNNVV của VCB
vẫn còn một số hạn chế sau:
Dư nợ cho vay cũng như số lượng khách hàng DNNVV chưa theo kịp sự
phát triển của các DNNVV.
Việc khai thác thị trường trọng điểm còn kém hiệu quả.
Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV trên tổng dư nợ vẫn ở mức thấp.

Dư nợ cho vay DNNVV chỉ tập trung chủ yếu loại ngắn hạn.
Chất lượng tín dụng cho vay DNNVV chưa cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân
Những hạn chế đưa ra xuất phát từ những nguyên nhân:
Khách quan: (i) Về phía DNNVV: Hạn chế về nhân lực và năng lực quản
lý, phần lớn báo cáo tài chính của các DNNVV thiếu tính minh bạch,
Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- xii -

DNNVV không thích bị kiểm soát dòng tiền kinh doanh nên muốn vay ở
các NHTMCP hơn; (ii) Về phía chính sách, chế độ của Nhà nước: Thực
hiện chủ trương hạn chế tín dụng của NHNN nên các chi nhánh không mở
rộng cho vay đối với các khách hàng mới, Quỹ bảo lãnh tín dụng chưa phát
huy được vai trò làm cầu nối cho các DNNVV vay vốn ngân hàng.
Chủ quan (VCB): Tâm lý phát triển khách hàng lớn vẫn là phổ biến, sự thay
đổi nhận thức của cán bộ khách hàng còn hạn chế, việc khai thác thị trường
trọng điểm còn thiếu hiệu quả, chưa có cơ chế khuyến khích để tạo động lực
cho cán bộ khách hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với DNNVV
đơn điệu, Hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- xiii -

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI
VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.1.

ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY DNNVV CỦA VCB

3.1.1. Chủ trương phát triển DNNVV ở nước ta
Ý thức được vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế, Đảng và
Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện để DNNVV lựa chọn được hướng đi
phù hợp, phát huy được những thuận lợi và hạn chế được những khó khăn.
Trong giai đoạn 2006-2010, Đảng và Nhà nước đã định hướng phát triển
DNNVV trên những quan điểm chủ đạo: Tiếp tục hoàn thiện khung khổ
pháp lý, cải cách thủ tục hành chính; thực hiện các chính sách phù hợp để
cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, bảo vệ môi trường; ban hành
các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ dành cho DNNVV; xúc tiến
phổ biến thông tin công nghệ tới các DNNVV; khuyến khích các DNNVV
tham gia vào các liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội
doanh nghiệp; trợ giúp có trọng điểm để tăng cường khả năng cạnh tranh
của một số ngành hàng có lợi thế; khuyến khích phát triển thị trường dịch
vụ phát triển kinh doanh theo định hướng của nền kinh tế thị trường; phát
triển văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh, khuyến khích khởi sự
doanh nghiệp; tăng cường phối hợp trợ giúp phát triển DNNVV.
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay DNNVV tại VCB

3.1.2.1. Định hướng chiến lược phát triển của VCB
Trong thời tới, Ban lãnh đạo VCB định hướng chiến lược phát triển của
VCB theo hướng: Hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi, vừa phát
triển bán buôn vừa đẩy mạnh bán lẻ; Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh;
Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam



- xiv -

Phát triển trên nền tảng công nghệ, nhân lực; Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ
lực của VCB trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam; Phấn đấu đạt một số
chỉ tiêu cơ bản đến năm 2010. Trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt
3.320 tỷ đồng, năm 2010 đạt 5.250 tỷ đồng.

3.1.2.2. Định hướng mở rộng cho vay DNNVV
Đẩy mạnh phát triển SMEs, phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu phục
vụ SMEs. Phát triển tín dụng là nòng cốt, tăng cường bán chéo sản phẩm
dịch vụ, tăng cường quản trị rủi ro trong bối cảnh phải mở rộng khách hàng.
3.2.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DNNVV TẠI VCB

3.2.1. Xây dựng các mục tiêu cụ thể khi mở rộng cho vay DNNVV
Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể như: tốc độ tăng trưởng dư nợ; tăng trưởng
khách hàng, lợi nhuận từ cho vay... Mở rộng cho vay DNNVV theo hướng
không phân biệt thành phần kinh tế, kết hợp mở rộng cho vay với phát triển
các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của DNNVV.
3.2.2. Hoàn thiện chính sách cho vay đối với DNNVV
Cần sớm đưa ra khái niệm thống nhất về đối tượng khách hàng SMEs để
hoàn thiện quy trình cấp tín dụng hiện đang được triển khai. Sớm xây dựng
những chính sách khuyến khích đối với các chi nhánh và cán bộ tín dụng.
3.2.3. Hoàn thiện chính sách tiền lương trong hệ thống VCB
Quy chế chi trả tiền lương cho cán bộ nhân viên trong hệ thống VCB cần có
mức giãn cách đáng kể đối với cán bộ khách hàng, đồng thời có cơ chế
khấu trừ tiền lương nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Quy chế phân phối
quỹ lương kinh doanh cho các chi nhánh trong hệ thống VCB cần có các chỉ

tiêu đánh giá về mở rộng cho vay đối với DNNVV.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- xv -

3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng phòng/ban chuyên trách
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng thành lập phòng/ban chuyên trách: (i)
tại Hội sở chính để xây dựng và triển khai chính sách phù hợp với SMEs,
(ii) tại chi nhánh để tổ chức thực hiện mở rộng cho vay SMEs đạt hiệu quả.
3.2.5. Tăng cường thực hiện công tác marketing khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, marketing là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Triển khai công tác
marketing khách hàng DNNVV một cách nghiêm túc là việc làm cấp thiết.
3.2.6. Tăng cường đào tạo cán bộ khách hàng
Để thực hiện tốt công tác marketing khách hàng, chi nhánh cần quán triệt
tinh thần đến toàn thể cán bộ đặc biệt là cán bộ làm công tác khách hàng.
Tăng cường các khóa đào tạo về kỹ năng bán hàng xen kẽ với các khóa đào
tạo về nghiệp vụ để nâng cao ý thức chăm sóc, tiếp cận khách hàng.
3.2.7.

Hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin

Việc quản trị thông tin khách hàng phải theo hướng định danh cụ thể, các
thông tin liên quan được cập nhật thường xuyên và có tính hỗ trợ đắc lực
cho chi nhánh trong việc phân tích, đánh giá năng lực của khách hàng.
3.3.

CÁC KIẾN NGHỊ


3.3.1. Với Hiệp hội DNNVV
Hiệp hội DNNVV nên: tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ quản lý
của DNNVV; thể hiện rõ hơn nữa vai trò đại diện; tư vấn, hỗ trợ doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ chuyên
môn, hỗ trợ xúc tiến thương mại; đẩy mạnh thu thập và trao đổi thông tin.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- xvi -

3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước
Trong các quy định về kiềm chế tín dụng để tránh tăng trưởng nóng của nền
kinh tế, NHNN nên có quy định tỷ trọng về dư nợ DNNVV tối thiểu trong
cơ cấu dư nợ của NHTM
3.3.3. Với các cơ quan quản lý nhà nước khác
Để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cơ quan chức năng cần ban hành
quy định về chế độ hậu kiểm. Ngoài ra, các chính sách có liên quan đặc biệt
là thuế TNDN cần sửa đổi theo hướng áp dụng mức thuế suất ưu đãi hơn
đối với DNNVV. Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV thông qua các
chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận được các yêu
cầu công nghệ đáp ứng năng lực cạnh tranh quốc tế.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam


- xvii -

KẾT LUẬN


Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nền kinh tế
chuyển đổi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển nền kinh tế của đất nước.
Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở để tăng sức cạnh tranh, phát huy
vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước trong hội nhập
kinh tế quốc tế.
Trong thời gian qua, NHNT đã xác định DNNVV là nhóm khách hàng tiềm
năng, chiến lược mở rộng cho vay DNNVV đã đạt được một số kết quả nhất
định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số các hạn
chế nhất định. Đi sâu phân tích nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn
chế còn tốn tại, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp khả thi nhằm mở
rộng cho vay DNNVV của VCB đạt hiệu quả cao.
Các giải pháp trên được đề xuất có căn cứ và có tính khả thi cao, nếu được
đưa vào áp dụng sẽ góp phần thúc đẩy việc mở rộng cho vay DNNVV tại
VCB đạt hiệu quả hơn. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bản
luận văn được hoàn thiện hơn..

Hà Nội, tháng 10/2009.

Hoàng Thị Khánh – CH15M – Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam



×