Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.74 KB, 19 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, bên cạnh các giao dịch kinh doanh truyền thống, hoạt động kinh
doanh ngoại tệ đang được xem là một trong những giao dịch quan trọng của một
ngân hàng thương mại hiện đại. Hơn thế nó còn cho thấy tính chuyên nghiệp của
ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ quốc tế.
Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank
là một trong số các ngân hàng được phép hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt
Nam. Tuy nhiên hoạt động này chỉ được thực hiện tại Hội sở chính của VPBank.
Các giao dịch kinh doanh ngoại tệ chưa đa dạng, quy mô và doanh số hoạt động
chưa đáp ứng được yêu cầu của một ngân hàng hiện đại trong quá trình hội nhập
kinh tế sâu rộng như hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Mở rộng hoạt
động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc
doanh Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
TMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank).
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh
ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
(VPBank).


ii



3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VPBank
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh doanh
ngoại tệ tại VPBank trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2008.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy
vật biện chứng, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn
gồm: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, mô tả và
suy luận toán học để làm rõ thực trạng và đưa ra các giải pháp mở rộng hoạt động
kinh doanh ngoại tệ tại VPBank.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoài
quốc doanh Việt Nam
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP
Ngoài quốc doanh Việt Nam


iii

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1 Tæng quan vÒ ng©n hµng th­¬ng m¹i
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ
với các hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung ứng dịch vụ
nhằm một trong các mục tiêu quan trọng là tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu.
1.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Đây là hoạt động mang tính chất tiền đề nhằm tạo lập nguồn vốn và duy trì sự
ổn định trong hoạt động của NHTM. Hiện nay, các ngân hàng thường huy động vốn
từ các nguồn sau: vốn chủ sở hữu, nhận tiền gửi và tiết kiệm, đi vay từ các TCTD
khác trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và phát hành chứng khoán thông qua thị
trường tài chính: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu…
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
a) Hoạt động tín dụng: Là một trong những hoạt động cơ bản, mang lại lợi
nhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng,
tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
b) Hoạt động đầu tư: đầu tư gián tiếp thông qua việc mua bán các loại chứng
khoán chính phủ, chứng khoán công ty; đầu tư trực tiếp bằng việc mua cổ phần, góp
vốn vào các doanh nghiệp, các công ty tài chính.
1.1.2.3 Các hoạt động khác
Hoạt động cung ứng dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đa


iv

dạng hóa các hoạt động của NHTM và thu nhập từ hoạt động này chiếm một vị trí
ngày càng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động dịch vụ bao gồm dịch
vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ tư vấn, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ …
1.2 Ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i tÖ cña ng©n hµng
th­¬ng m¹i

1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Kinh doanh ngoại tệ được hiểu là hoạt động mua bán các đồng tiền của nước
ngoài trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho
khách hàng cũng như cho bản thân ngân hàng.
1.2.2 Nội dung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1.2.2.1 Giao dịch giao ngay
Theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối
đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối có định nghĩa về giao dịch giao
ngay: “Giao dịch giao ngay được hiểu là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một
lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán
trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo” Giao dịch giao ngay có đặc điểm: được
thực hiện giữa hai tổ chức tài chính, hoặc giữa tổ chức tài chính với khách hàng (cá
nhân hoặc công ty) trên thị trường phi tập trung (không giao dịch trên sở giao dịch),
không có một quy định/ thể chế nào bắt buộc đối với các giao dịch giữa các bên
tham gia. Đây là loại hợp đồng song phương, thực hiện vô điều kiện. Các NHTM
thực hiện giao dịch giao ngay nhằm: Tìm kiếm thu nhập thông qua hoạt động kinh
doanh chênh lệch tỷ giá trên các thị trường khác nhau, tiến hành hoạt động đầu cơ
ngoại tệ để thu lợi và cung cấp dịch vụ mua bán hộ ngoại tệ theo nhu cầu của khách
hàng để hưởng phí dịch vụ
1.2.2.2 Giao dịch kỳ hạn
Theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối
đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối có định nghĩa về giao dịch kỳ


v

hạn: “Giao dịch kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một
lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện
vào thời điểm xác định trong tương lai”.
Giao dịch kỳ hạn chỉ được thực hiện khi đáo hạn và không thực hiện thanh

toán bù trừ hàng ngày. Trong giao dịch kỳ hạn, ta phải xác định được điểm kỳ hạn
và tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá kỳ hạn được tính toán dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và
mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.
1.2.2.3 Giao dịch tương lai
Giao dịch tương lai là giao dịch giữa người mua và người bán về việc trao
đổi một loại ngoại tệ nhất định vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một
mức tỷ giá xác định.
Giao dịch tương lai có một số điểm khác biệt căn bản so với giao dịch kỳ
hạn: được niêm yết trên Sở giao dịch; đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể
của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, thời điểm thực
hiện chỉ giới hạn trong một số thời điểm xác định trong năm; điều chỉnh việc đánh
giá theo mức giá thị trường (Marked to Market) và có thể chuyển nhượng được.
1.2.2.4 Giao dịch hoán đổi
Theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối
đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối có định nghĩa về giao dịch hoán
đổi: “Giao dịch hoán đổi là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại
tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán
của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định vào thời
điểm ký kết hợp đồng”.
Hạn chế của giao dịch hoán đổi là khi muốn giao dịch, một bên đối tác phải
tìm được đối tác bên kia sẵn sàng làm đối tác giao dịch với mình, phải có sự trùng
hợp về nhu cầu đối với thời gian đáo hạn, cấu trúc dòng tiền và khối lượng vốn.


vi

Hợp đồng hoán đổi được thiết kế riêng theo nhu cầu của hai bên đối tác, nên các
điều kiện của hợp đồng mang tính cứng nhắc và thiếu linh hoạt.
1.2.2.5 Giao dịch quyền chọn
Giao dịch quyền chọn là giao dịch cho phép người mua có quyền (chứ không

phải nghĩa vụ) được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền
chọn bán) một lượng ngoại tệ nhất định tại một tỷ giá cố định trong khoảng thời
gian nhất định.
Khác với hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, hợp đồng quyền chọn không
bắt buộc bên mua phải thực hiện quyền. Người mua quyền chọn là người có quyền
nhưng không có nghĩa vụ thực hiện việc mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá thoả
thuận. Người mua có thể thực hiện quyền, bán quyền cho người khác hoặc không
thực hiện quyền. Trong khi đó người bán quyền chọn là người có nghĩa vụ phải
thực hiện quyền chọn theo hợp đồng đã ký kết, tức là luôn sẵn sàng thực hiện giao
dịch khi người mua muốn thực hiện quyền của mình.
1.2.3 Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1.2.3.1 Khái niệm
Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ có thể hiểu là nâng cao cả về số
lượng và chất lượng kinh doanh ngoại tệ. Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
có nghĩa là mở rộng trên các khía cạnh: doanh số mua bán ngoại tệ, nâng cao thu
nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng; phạm vi hoạt động kinh
doanh ngoại tệ (về đối tác, về các loại hình giao dịch)
1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
NHTM
a Chỉ tiêu 1: Doanh số mua bán ngoại tệ:
Phản ánh tổng số ngoại tệ được mua/bán trong kỳ, bao gồm: Doanh số mua ngoại tệ
và doanh số bán ngoại tệ.


vii

b Ch tiờu 2: Li nhun thun t hot ng kinh doanh ngoi t
Li nhun thun t
hot ng KDNT


=

Doanh thu t hot
ng KDNT

-

Chi phớ cho hot ng
KDNT

=

Doanh s mua bỏn
ngoi t

x (T giỏ bỏn - T giỏ mua)

Trong ú:
Doanh thu t hot
ng KDNT

Chi phớ cho hot ng kinh doanh ngoi t c hiu l ton b cỏc khon chi phớ
phc v cho hot ng ny nh: chi phớ tr lng cho cỏc cỏn b kinh doanh ngoi
t, chi phớ khu hao mỏy múc thit b, chi phớ u t mỏy múc thit b mi
c Ch tiờu 3: T trng li nhun thun t hot ng KDNT
T trng li nhun
thun t hot ng
KDNT

=


Li nhun thun t
hot ng KDNT

:

Tng li nhun trc
thu ca Ngõn hng

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhõn t ch quan
Nhõn t ch quan cú nh hng ti vic m rng hot ng kinh doanh
ngoi t ca VPBank phi k n ú l nh hng phỏt trin hot ng kinh doanh
ngoi t. Bờn cnh ú, iu kin v cụng ngh (gm cỏc cụng c h tr tớnh toỏn, d
oỏn xu hng bin ng ca t giỏ ngoi t v cỏc cụng c o lng ri ro t giỏ)
v cht lng ngun nhõn lc trong hot ng kinh doanh ngoi t cng cú tỏc ng
khụng nh ti vic m rng hot ng ny.
1.3.2 Nhõn t khỏch quan
Bờn cnh cỏc nhõn t ch quan xut phỏt t bn thõn Ngõn hng, hot ng
kinh doanh ngoi t ti VPBank cũn ph thuc rt ln vo cỏc nhõn t khỏch quan
nh bi cnh ca nn kinh t th gii v trong nc; chớnh sỏch i ngoi, chớnh
sỏch qun lý ngoi hi v chớnh sỏch tin t ca Nh nc.


viii

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM

Chương 2


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM

2.1 Kh¸i qu¸t vÒ Ng©n hµng TMCP Ngoµi quèc doanh ViÖt
Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam (VP BANK) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời
gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10 tháng
9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 9 năm 1993.
Đến thời điểm cuối năm 2008, vốn điều lệ của VPBank là 2.117,47 tỷ VND,
tăng 182,33% so với đầu năm 2007; gấp 12,10 lần so với thời điểm cuối năm 2003.
Đến 31/12/2008, toàn hệ thống VPBank đã có 135 điểm giao dịch hiện diện tại
31/64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng trong năm 2008, VPBank đã khai trương
và đưa vào hoạt động 32 chi nhánh và phòng giao dịch.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Đến cuối năm 2008, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 15.609 tỷ VND;
chiếm tỷ trọng 83,98% trong tổng nguồn vốn; gấp 7,05 lần so với cuối năm 2003.
Trong đó huy động VND có tỷ trọng là 88,74% và huy động USD 11,26%; Nguồn
vốn huy động từ thị trường 1 chiếm 91,17% trong tổng nguồn huy động, tăng 11,45
lần so với cuối năm 2003. Nguồn vốn thị trường 2 (liên ngân hàng) chỉ chiếm tỷ
trọng 8,19%; giảm 62% so với cuối năm 2006 song vẫn tăng 32% so với cuối năm
2003.


ix


2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Dư nợ đến cuối năm 2008 chỉ đạt gần 13 ngàn tỷ VND, giảm 3% so với cùng
kỳ năm ngoái và bằng 65% kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2008 ở mức
3,4% tổng dư nợ, gần bằng tỷ lệ nợ xấu bình quân của toàn ngành (3,5%).
2.1.2.3 Các hoạt động khác
Hoạt động dịch vụ của VPBank trong năm 2008 tiếp tục tăng trưởng đều
đặn, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VPBank đến 31/12/2008 đạt trên 57 tỷ đồng,
gấp 1,54 lần năm 2007.
2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết thúc năm 2008, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống VPBank (hợp
nhất) đạt 198,72 tỷ VND; giảm 114,8 tỷ VND tương đương giảm 36%. Tỷ lệ lợi
nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA) là 0,81% và tỷ suất lợi nhuận ròng
trên vốn tự có bình quân (ROE) là 6,74%.
2.2 Thùc tr¹ng ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i tÖ t¹i Ng©n
hµng TMCP Ngoµi quèc doanh ViÖt Nam
2.2.1 Giao dịch giao ngay
Trong những năm qua, doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay toàn hệ thống
VPBank tăng đều, năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2008, giao dịch ngoại tệ tại
VPBank có sự tăng trưởng đột biến: Doanh số mua bán ngoại giao ngay trên toàn hệ
thống VPBank năm 2008 đạt 1,5 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay - tăng
101% so với năm 2007.
Tuy nhiên sự tăng trưởng trong doanh số mua bán giao ngay là do năm 2008,
trong điều kiện tỷ giá giao dịch vẫn vượt trần cho phép của NHNN, để có thể mua
bán ngoại tệ với khách hàng, VPBank buộc phải sử dụng nhiều cách khác nhau và
một trong những cách làm phổ biến nhất là mua bán ngoại tệ thông qua ngoại tệ thứ
3. Điều này đã làm đội doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng lên gấp đôi.


x


Bảng 2.3: Doanh số mua bán giao ngay chia theo đối tượng giao dịch
Đơn vị: Nghìn USD

Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng doanh số

190.348

406.562

601.365

679.521

746.024

1.501.016


Doanh số mua

82.121

183.222

290.857

331.269

375.249

845.271

- TCKT và cá nhân

58.385

134.758

193.726

196.799

261.846

622.299

- NHNN và TCTD


23.736

48.464

97.131

134.471

113.403

222.972

108.227

223.341

310.508

348.251

370.776

655.745

- TCKT và cá nhân

92.628

204.823


272.245

266.277

253.810

579.797

- NHNN và TCTD

15.598

18.517

38.263

81.974

116.965

75.948

Doanh số bán

Nguồn: Phòng Nguồn vốn VPBank

Về doanh số mua bán ngoại tệ theo đối tượng giao dịch: Lượng ngoại tệ mua
được từ khách hàng xuất khẩu còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ của
khách hàng nhập khẩu. Do đó VPBank phải khai thác tối đa nguồn USD từ NHNN

và từ thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trung bình mỗi năm VPBank thực hiện
mua từ 40 đến 70 triệu USD từ NHNN và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để bổ
sung cho nguồn ngoại tệ thiếu hụt này.
2.2.2 Giao dịch kỳ hạn
Bảng 2.4: Doanh số mua bán kỳ hạn 2003 - 2008
Chỉ tiêu

Đơn vị: Nghìn USD

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng doanh số

58.116

73.343

83.341

68.091


66.391

214.176

Doanh số mua

38.000

57.000

62.000

41.000

31.795

17.594

Doanh số bán

20.116

16.343

21.341

27.091

34.596


196.582

Nguồn: Phòng Nguồn vốn VPBank

Các giao dịch mua kỳ hạn đều được thực hiện giữa Hội sở chính với các
công ty xuất nhập khẩu lớn như Công ty Xuất nhập khẩu Intimex, Công ty May
Toàn Thắng... Đồng thời với các giao dịch mua USD kỳ hạn của các khách hàng
trên, VPBank thực hiện vay USD của các tổ chức tín dụng khác, sau đó bán giao
ngay lượng USD đã vay để đổi lấy VND sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Làm


xi

như vậy, VPBank sẽ được hưởng lãi suất cho vay VND cao hơn rất nhiều so với lãi
suất đi vay USD trên thị trường.
Tuy nhiên đến năm 2008, doanh số bán ngoại tệ kỳ hạn tăng đột biến gấp
5,68 lần so với năm 2007 và gấp hơn 11 lần so với doanh số mua ngoại tệ kỳ hạn
của chính năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng này là VPBank đã thực hiện giao
dịch bán ngoại tệ kỳ hạn, sau đó thực hiện ứng trước ngoại tệ cho khách hàng để
thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
Bằng cách này, VPBank vừa bán được ngoại tệ với tỷ giá kỳ hạn cao hơn tỷ
giá giao ngay, vừa được hưởng thêm một khoản tiền lãi do ứng trước ngoại tệ cho
khách hàng. Nguồn thu nhập này sẽ bù đắp cho phần chi phí VPBank đã bỏ ra để
mua ngoại tệ với giá cao trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
2.2.3 Giao dịch hoán đổi
Giao dịch hoán đổi tại VPBank chỉ mới thực hiện đối với một cặp tiền tệ duy
nhất là USD/VND. Giao dịch hoán đổi luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số mua
bán ngoại tệ tại VPBank.
Bảng 2.5: Doanh số giao dịch hoán đổi 2003 - 2008


Đơn vị: Nghìn USD

Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng doanh số

7.000

25.000

32.000

14.000

37.000

15.000


Nguồn: Phòng Nguồn vốn VPBank

Tất cả các giao dịch hoán đổi đều được thực hiện tại Hội sở chính theo chiều
Sell/ Buy nghĩa là thực hiện bán USD giao ngay lấy VND để sử dụng, sau đó mua
lại USD kỳ hạn để cân bằng trạng thái.
Về bản chất, các giao dịch hoán đổi được thực hiện tại VPBank cũng nhằm
mục đích hưởng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tương tự như giao dịch kỳ
hạn ở trên, chỉ khác là các giao dịch hoán đổi được VPBank thực hiện trực tiếp với
các đối tác trên thị trường liên ngân hàng còn giao dịch kỳ hạn ở trên được thực
hiện với các công ty xuất nhập khẩu.


xii

2.3 §¸nh gi¸ thùc tr¹ng ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i tÖ
t¹i Ng©n hµng Ngoµi quèc doanh ViÖt Nam
2.3.1 Những kết quả đạt được


Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank đã phần nào đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng



Hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần hỗ trợ cho các hoạt động dịch vụ
khác phát triển




Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ giúp cho VPBank từng bước tạo
lập uy tín trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế


Quy mô hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn nhỏ: chỉ đáp ứng được một phần
nhu cầu ngoại tệ thanh toán của khách hàng. VPBank không duy trì được các
khách hàng được coi là truyền thống.



Phương thức kinh doanh còn đơn điệu: giao dịch giao ngay chiếm tỷ trọng
chủ yếu



Hiệu quả chưa cao: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
không đáng kể, thậm chí trong một số giai đoạn, hoạt động này còn đem lại
thua lỗ cho ngân hàng.

2.3.2.2 Nguyên nhân
a Nguyên nhân chủ quan


Hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa được chú trọng phát triển
VPBank đã hi sinh hoạt động kinh doanh ngoại tệ để thu lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh trên thị trường tiền tệ. Việc thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ

và giao dịch kỳ hạn để hưởng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tuy giúp cho
VPBank tránh được rủi ro tỷ giá nhưng lại thu lợi không lớn do VPBank phải mua


xiii

USD kỳ hạn với tỷ giá kỳ hạn thường cao hơn nhiều so với tỷ giá giao ngay. Chính
vì vậy, trong giai đoạn trước 2008 VPBank đã bán USD giao ngay đổi lấy VND và
cho vay VND để hưởng lãi suất cao hơn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro từ việc duy trì
trạng thái mở.
Tuy nhiên định hướng này đã không còn phù hợp khi năm 2008 chứng kiến
tỷ giá USD/VND biến động mạnh với tỷ lệ trượt giá lên đến 10% buộc NHNN phải
3 lần nới rộng biên độ tỷ giá. Việc VPBank duy trì trạng thái ngoại tệ âm trong điều
kiện tỷ giá thị trường có sự biến động tăng mạnh trở nên vô cùng rủi ro.


Tỷ giá mua bán ngoại tệ tại VPBank không cạnh tranh được với các ngân
hàng khác



Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng thực hiện hoạt động kinh
doanh ngoại tệ còn hạn chế



Tổ chức hoạt động của bộ phận kinh doanh ngoại tệ Hội sở chính VPBank
chưa hợp lý




Máy móc trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa có công cụ
hỗ trợ dự báo tỷ giá cũng như đánh giá lại giao dịch ngoại tệ



Hoạt động thanh toán quốc tế chưa hỗ trợ được hoạt động kinh doanh ngoại
tệ

b Nguyên nhân khách quan


Hạn chế xuất phát từ phía khách hàng tham gia giao dịch ngoại tệ tại
VPBank: chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu quy mô vừa và nhỏ nên
nguồn cung ngoại tệ bị hạn chế, không có nhu cầu sử dụng các công cụ phái
sinh tiền tệ để bảo hiểm tỷ giá



Thị trường ngoại hối chưa phát triển



Chính sách tỷ giá chưa phản ánh được quy luật cung cầu



Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện



xiv

Chng 3: GII PHP M RNG HOT NG KINH DOANH NGOI T TI NGN HNG NGOI QUC DOANH VIT NAM

Chng 3

GII PHP M RNG HOT NG KINH DOANH NGOI T
TI NGN HNG NGOI QUC DOANH VIT NAM

3.1 Định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
tại Ngân hàng Ngoài quốc doanh Việt Nam
M rng hot ng kinh doanh ngoi t theo c chiu rng v chiu sõu,
hng n kinh doanh thc s cú lói:
- ỏp ng y nhu cu ngoi t ca khỏch hng l cỏc cỏ nhõn, t chc
kinh t phự hp vi quy nh qun lý Ngoi hi ca NHNN;
- Nõng cao cht lng phc v v mc tho món ca khỏch hng, duy trỡ
cỏc khỏch hng truyn thng thụng qua cỏc dch v h tr nh dch v t vn v t
giỏ, bo him ri ro t giỏ, t vn cho khỏch hng s dng dch v phự hp nht vi
nhu cu ca h
- Tớch cc tham gia vo th trng ngoi t liờn ngõn hng vi t cỏch l mt
ngõn hng kinh doanh ngoi t tỡm kim li nhun.
3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng Ngoài quốc doanh Việt Nam
3.2.1 M rng mng li kinh doanh ngoi t
VPBank phi quy nh rừ ti chi nhỏnh b phn no l b phn thc hin
giao dch mua bỏn ngoi t vi khỏch hng. Tu tng quy mụ ca chi nhỏnh m b
phn ny cú th cú 1 hoc nhiu cỏn b chuyờn trỏch. Hi s s ch thc hin giao
dch vi cỏc cỏn b chuyờn trỏch do chi nhỏnh phõn cụng v ng ký trỏnh tỡnh
trng sai sút v chm tr trong hot ng.



xv

3.2.2 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh và các giao dịch kinh doanh
ngoại tệ
- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh để phân tán rủi ro và tránh tình
trạng quá lệ thuộc vào một loại ngoại tệ; tăng lợi nhuận thu được từ đầu tư vào các
ngoại tệ có biên độ dao động hàng ngày lớn.
- Ứng dụng các sản phẩm phái sinh trong chiến lược quản trị rủi ro của
VPBank
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường
ngoại hối trong nước và từng bước gia nhập thị trường ngoại hối quốc tế.
3.2.3 Mở rộng tiếp thị các khách hàng mới và duy trì các khách hàng truyền
thống
- Tăng khả năng cạnh tranh về tỷ giá: Đối với những khách hàng được coi là
tiềm năng, VPBank có thể duy trì một chính sách ưu đãi nhất định về tỷ giá.
- Cạnh tranh phi giá: cung cấp một hệ thống các dịch vụ hỗ trợ khách hàng
như dịch vụ tư vấn, tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian, thái độ phục vụ khách hàng…
- Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới
3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh ngoại tệ
- Công tác tuyển dụng: VPBank có thể tuyển dụng nhân viên ở các chuyên
ngành có liên quan đến tài chính quốc tế được đào tạo một cách bài bản và có hệ
thống về các giao dịch kinh doanh ngoại tệ.
- Công tác đào tạo: tổ chức các khoá tập huấn ngắn hạn về giao dịch kinh
doanh ngoại tệ, cử một số nhân viên có khả năng đi nghiên cứu học tập tại nước
ngoài để có điều kiện học hỏi không chỉ về lý thuyết mà cả thực tiễn thực hiện giao
dịch tại ngân hàng, đặc biệt là các kiến thức về công cụ ngoại hối phái sinh.
- Có chính sách đãi ngộ đúng mức đối với những cán bộ nhân viên giỏi và có
tiềm năng để có thể giữ họ ở lại gắn bó lâu dài với Ngân hàng.



xvi

3.2.5 Chuẩn hoá tổ chức hoạt động của bộ phận kinh doanh ngoại tệ
Bộ phận kinh doanh ngoại tệ Hội sở phải bao gồm 3 bộ phận:
- Bộ phận kinh doanh (Front Office): các cán bộ kinh doanh trực tiếp mua
bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và chịu trách nhiệm về lãi lỗ trong hoạt
động của mình.
- Bộ phận thanh toán (Back Office): có chức năng độc lập, có trách nhiệm
xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản…
- Bộ phận quản lý rủi ro (Middle Office): có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi và
giám sát các hạn mức mà mỗi nhân viên kinh doanh được phép sử dụng, tránh
không để cán bộ kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm
trong kinh doanh, nhất là giao dịch đầu cơ.
3.2.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
- Nâng cấp hệ thống máy tính nối mạng, kể cả mạng nội bộ hay mạng toàn
cầu để những diễn biến trên thị trường được cung cấp kịp thời.
- Trang bị thêm các máy tính nối mạng Reuters để cùng một lúc nhiều thành
viên trong bộ phận kinh doanh ngoại tệ có thể tham gia giao dịch trực tiếp trên
mạng, tận dụng thời cơ.
- Bên cạnh những thiết bị hiện có của Reuters, Cti, VPBank cần trang bị
thêm phần mềm quản lý rủi ro và tính toán hiện đại đối với các sản phẩm kinh
doanh ngoại tệ.
3.3 Mét sè kiÕn nghÞ
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
3.3.1.1 Cải thiện môi trường kinh tế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh ngoại tệ phát triển
Thứ nhất, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam như có các
chính sách thông thoáng hơn để thu hút nhanh đầu tư nước ngoài, khơi tăng các



xvii

nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá. Trước mắt cần tiếp
tục thực hiện cải cách kinh tế, trong đó có cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính
tiền tệ theo kế hoạch đã đề ra.
Thứ ba, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế: có các biện pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại; bảo hộ nền sản xuất trong
nước thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch và công cụ
thuế nhằm hạn chế nhập khẩu những hàng hoá trong nước đã có đủ khả năng sản
xuất; đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
3.3.1.2 Có định hướng chiến lược xây dựng VND có khả năng chuyển đổi trong
khu vực.
- Đẩy lùi tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế, tiến tới VND là phương tiện
thanh toán duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
- Tiếp tục các cơ chế về tự do hoá lãi suất và cơ chế tỷ giá linh hoạt theo
hướng nâng dần giá trị thực của VND so với USD và các đồng tiền trong khu vực.
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế để nâng dần vị thế nền kinh tế
của Việt Nam.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1 Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ
a Chính sách quản lý ngoại hối
Ban hành thông tư hướng dẫn các giao dịch ngoại tệ theo hướng:
- Tự do hoá các giao dịch vãng lai theo đó mọi chủ thể được tự do mua, bán,
chuyển ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp
lệ.
- Cho phép các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối được thực hiện các giao
dịch ngoại hối theo thông lệ quốc tế khi thoả mãn các điều kiện quy định.



xviii

- Từng bước nới lỏng các giao dịch vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
và cá nhân trong nước có thể tiếp cận thị trường ngoại tệ và thị trường vốn quốc tế
rộng rãi hơn, đồng thời thu hút được nhiều hơn các nguồn lực từ nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp.
b Chính sách tỷ giá
Từng bước nới rộng biên độ dao động tỷ giá. Về lâu dài, khi thị trường tương
đối phát triển và chủ thể tham gia thị trường mở rộng thì NHNN nên dỡ bỏ biên độ
dao động, không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ tiến hành can thiệp trên thị trường
với tư cách là người mua bán cuối cùng để tỷ giá diễn biến theo hướng có lợi cho
nền kinh tế.
c Hoàn thiện quy chế về giao dịch ngoại hối phái sinh
3.3.2.2 Hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng
a Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
- Hoàn thiện các quy chế giao dịch, hiện đại hoá khâu thanh toán, trang bị
công nghệ thông tin tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ ở
các NHTM.
- Khuyến khích các thành viên tích cực tham gia giao dịch trên thị trường.
- Sự can thiệp của NHNN với vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị
trường cần phải diễn ra kịp thời và với quy mô thích hợp.
b Hoàn thiện và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng
Sử dụng lãi suất như một công cụ để tác động vào thị trường ngoại hối. Lãi
suất được hình thành theo hai cấp là cấp bán buôn và bán lẻ. Lãi suất bán buôn là lãi
suất được hình thành theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường nội tệ liên ngân
hàng, vì vậy nó còn được gọi là lãi suất liên ngân hàng. Lãi suất bán lẻ được tính
bằng lãi suất bán buôn cộng thêm các chi phí hoạt động của ngân hàng như chi phí
quản lý, chi phí tiếp thị, chi lương…



xix

KẾT LUẬN

KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, quy mô và chất lượng
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng phát
triển, với những loại hình dịch vụ tài chính đa dạng và phong phú hơn nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của các chỉ thể trong nền kinh tế.
Bằng nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên toàn hệ thống,
Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh Việt Nam đã hoàn toàn bước ra khỏi cuộc
khủng hoảng toàn hệ thống năm 1997 và đạt được những thành quả nhất định trong
quá trình hoạt động. Trong đó, không thể không kể tới hoạt động kinh doanh ngoại
tệ - một mảng kinh doanh đối ngoại của ngân hàng.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc mở rộng và phát triển
hoạt động này tại VPBank, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:
- Trình bày lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một
NHTM, các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt
động này.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân
hàng TMCP Ngoài quốc doanh Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2008, luận văn đã
đưa ra những đánh giá về thực trạng, những kết quả đã đạt được và những mặt hạn
chế trong hoạt động cũng như chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó.
- Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn
tại, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank, đồng thời đề xuất
một số kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho VPBank có thể thực
hiện một cách thuận lợi các giải pháp đó.




×