Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.42 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Nga
Lớp

: Anh 1

Khóa

: 44

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Huyền Trang

Hà Nội, 05 - 2009


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG
3


I. TIẾP CẬN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƢỜNG
3
1. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH .............................. 3
2. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN
VỚI MÔI TRƯỜNG ............................................................................... 4
3. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG .................................................................. 7
3.1. ĐÁP ỨNG NHU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ............................................................................ 7
3.2. ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGÀY CÀNG CAO CỦA NGƢỜI TIÊU
DÙNG. ................................................................................................. 7
3.3. HƢỚNG TỚI MỤC TIÊU KINH DOANH DÀI HẠN VÀ BỀN
VỮNG ................................................................................................. 8
3.4. GÓP PHẦN ĐÁP ỨNG ĐƢỢC CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA .................................................... 8
3.5. TẠO RA LỢI THẾ CẠNH TRANH NHỜ CÁC ĐẶC TÍNH MÔI
TRƢỜNG CHUYÊN BIỆT CỦA SẢN PHẨM. ................................... 9
3.6. NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CHO
DOANH NGHIỆP .............................................................................. 10
4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH
NGHIỆP ............................................................................................... 10
4.1. NGƢỜI TIÊU DÙNG ................................................................. 10
4.2. QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ ................................................. 11
4.3. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ................... 12
4.4. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ................................................................... 13
4.5. CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN ......................................................... 14



4.6. NGUỒN NHÂN LỰC XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG ................................... 15
II. CÁC BƢỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN
THIỆN MÔI TRƢỜNG TRONG DOANH NGHIỆP
15
1. BƯỚC 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH ................................................. 17
1.1. XÁC ĐỊNH PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP CẬN CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP ... 17
1.2. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG BÊN
NGOÀI DOANH NGHIỆP CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHIẾN LƢỢC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.181.3. SỬ DỤNG CÁC
CÔNG CỤ, MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KINH TẾ ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÁC
CƠ HỘI, THÁCH THỨC VỀ TRIỂN VỌNG KINH DOANH CÓ
THỂ ĐẾN VỚI DOANH NGHIỆP TỪ CÁC NHÂN TỐ MÔI
TRƢỜNG ĐÃ ĐƢỢC PHÁT HIỆN. ................................................. 21
2. BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU .................................................. 21
2.1. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG
TRONG XÂY DỰNG TẦM NHÌN, SỨ MỆNH DOANH NGHIỆP
TRONG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH. .......................................... 22
2.2. XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƢỜNG PHÙ HỢP VỚI
CÁC MỤC TIÊU MÔI TRƢỜNG ĐÃ ĐỀ RA. ................................. 23
2.3. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VỀ VỊ TRÍ CẠNH TRANH TRÊN THỊ
TRƢỜNG KHI THEO ĐUỔI CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG.............................................................. 24
3. BƯỚC 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH................................................ 26
4. BƯỚC 4: PHỐI HỢP TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC
NĂNG ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN
THIỆN MÔI TRƯỜNG ........................................................................ 27
4.1. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DÒNG SẢN PHẨM ĐÁP ỨNG

CÁC YÊU CẦU MÔI TRƢỜNG KỲ VỌNG .................................... 28
2. CHIẾN LƢỢC MARKETING CHO CÁC SẢN PHẨM VÀ XU
HƢỚNG KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP .............................................................................. 30

1


CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
36
I. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN
THIỆN MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT
NAM:
36
1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ........................................................ 36
2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN
THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT
NAM ..................................................................................................... 40
3. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐÃ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG .............. 43
3.1. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƢỜNG CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM .......................... 43
3.2. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƢỜNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VISSAN .. 51
3.3. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƢỜNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (NAVICO)

56II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN
LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG TRONG
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .......................................................... 62
1. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................................... 62
1.1. CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC THÂN
THIỆN MÔI TRƢỜNG CHỦ YẾU VẪN LÀ CÁC DOANH NGHIỆP
LỚN ................................................................................................... 62
1.2. DOANH NGHIỆP CHƢA CHỦ ĐỘNG TRONG VIỆC XÂY
DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI
TRƢỜNG........................................................................................... 63

2


1.3. CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG Ở TRONG GIAI ĐOẠN ĐÁP
ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN VỀ MÔI TRƢỜNG ...... 64
1.4. CÁC DOANH NGHIỆP ĐỀU CHỈ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ MÔI
TRƢỜNG NHƢ MỘT KHÍA CẠNH CHI PHÍ HƠN LÀ YẾU TỐ
MANG LẠI LỢI NHUẬN ................................................................. 64
1.5. THIẾU ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH .................................... 65
2. NGUYÊN NHÂN SỰ HẠN CHẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG ............................................. 65
2.1. NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM VỀ SẢN
PHẨM MÔI TRƢỜNG CHƢA CAO ................................................ 65
2.2. NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VỀ VẤN ĐỀ MÔI
TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH

CÒN HẠN CHẾ................................................................................. 66
2.3. CHI PHÍ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC THÂN THIỆN
MÔI TRƢỜNG LÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .... 67
2.4. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CỦA CHÍNH PHỦ CHƢA ĐỦ SỨC
RĂN ĐE ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM ........... 68
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CHIẾN
LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................................. 70
I. ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐỐI
VỚI XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI
TRƢỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
70
II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG
CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM:
73
1. NHÓM GIẢI PHÁP VĨ MÔ ............................................................. 73

3


1.2. HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐẨY MẠNH
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI
TRƢỜNG........................................................................................... 75
1.3. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN
PHẨM THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG ............................................. 78
1.4. NÂNG CAO NHẬN THỨC, Ý THỨC VỀ MÔI TRƢỜNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÀ QUẢN LÝ ......................... 80
1.5. XỬ LÝ NGHIÊM VỚI CÁC TRƢỜNG HỢP SẢN XUẤT KINH
DOANH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ........................................ 81

2. NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ ............................................................. 81
2.1. NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ Ý THỨC CỦA CÁC THÀNH
VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG
TRONG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .... 82
2.2. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN
MÔN VỀ MÔI TRƢỜNG .................................................................. 82
2.3. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ CÁC
SẢN PHẨM THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
........................................................................................................... 83
2.4. CHÚ TRỌNG TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN
MÔI TRƢỜNG QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ ...................................... 85
2.5. KIẾN NGHỊ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ THAM GIA
VÀO CHƢƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN ........................... 85
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ TIẾP CẬN CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM.
86
1. THEO QUY MÔ DOANH NGHIỆP ................................................ 87
1.1. CÁC DOANH NGHIỆP LỚN - TẬP ĐOÀN .............................. 87
1.2. CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ .................................... 88
2. THEO LĨNH VỰC KINH DOANH .................................................. 90
2.1. LĨNH VỰC NÔNG - LÂM, THỦY SẢN .................................... 90
2.2. LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG ................................ 91
KẾT LUẬN ................................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................. 94


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nhận thức của ngƣời
tiêu dùng, thị trƣờng toàn cầu ngày càng trở nên nhạy cảm với những vấn đề

về môi trƣờng đặc biệt là tính năng thân thiện môi trƣờng trong sản phẩm
hoặc hàng hóa, dịch vụ đƣợc cung cấp. Chính vì vậy, chỉ trong một thời gian
ngắn, chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng thật sự bùng nổ và nhận
đƣợc sự quan tâm của đa số các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng trên thế
giới. Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng là sự kết hợp một cách hài
hòa mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trƣờng của doanh
nghiệp, hƣớng tới đích của sự bền vững và lâu dài.
Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng đã xuất hiện khá lâu
và phát triển mạnh ở các quốc gia tiên tiến nhƣng tại Việt Nam chiến lƣợc
kinh doanh này còn khá xa lạ với các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Hiện
tại thực trạng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng trong các
doanh nghiệp ở Việt Nam còn mới ở giai đoạn sơ khai. Nhƣng với sự phát
triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu
cầu về sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng ở Việt Nam chắc chắn sẽ
tăng nhanh trong tƣơng lai gần, tạo cơ hội kinh doanh mới cho các doanh
nghiệp xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng, những ngƣời
có thể trở thành những doanh nghiệp “xanh” trong tƣơng lai.
Mong muốn đóng góp những hiểu biết của mình về chiến lƣợc kinh
doanh thân thiện môi trƣờng và lợi ích của việc đƣa vấn đề môi trƣờng vào
chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “ Xây dựng chiến
lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng trong các doanh nghiệp ở Việt
Nam” với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình qua những tìm hiểu, nghiên cứu
về chiến lƣợc này để đẩy mạnh sự phát triển của chiến lƣợc kinh doanh đầy
tiềm năng phát triển ở Việt Nam.

1


Khóa luận này bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Khái quát chung về chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với

môi trƣờng
Chƣơng II: Thực trạng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với
môi trƣờng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chƣơng III: Giải pháp xây dựng thành công chiến lƣợc kinh doanh thân
thiện với môi trƣờng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng là một lĩnh vực còn
mới ở Việt Nam, hơn nữa do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, nguồn tài
liệu về lĩnh vực này còn chƣa nhiều nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót.
Em mong nhận đƣợc sự thông cảm và ý kiến đóng góp của thầy cô và những
ai có quan tâm đến vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Lê Huyền Trang đã tận tình
chỉ bảo, trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2009.
Sinh viên thực hiện:
Hồ Thị Nga

2


CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG
I. TIẾP CẬN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƢỜNG
1. Khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh
Danh từ ”chiến lƣợc” vốn là một thuật ngữ về quân sự có nguồn gốc từ
tiếng Hy Lạp (strategos), nghĩa là mƣu lƣợc tiến hành chiến tranh. Đó là việc
căn cứ vào tình hình quân sự, kinh tế, chính trị. địa lý của hai bên đối địch,
xem xét cục diện chiến tranh để chuẩn bị và vận dụng lực lƣợng quân sự.
Carlvon Clausewitz – nhà binh pháp của thế kỷ 19 đã mô tả chiến lƣợc là “lập
kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến. Những chiến

dịch ấy sẽ quyết định sự tham gia của từng cá nhân”.[2]
Ngày nay, các tổ chức kinh doanh cũng áp dụng khái niệm chiến lƣợc
tƣơng tự nhƣ trong quân đội. Chiến lƣợc là kế hoạch kiểm soát và sử dụng
nguồn lực của tổ chức nhƣ con ngƣời, tài sản, tài chính nhằm mục đích nâng
cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của mình. Kenneth Andrews là
ngƣời đầu tiên đƣa ra các ý tƣởng nổi bật này trong cuốn sách kinh điển The
Concept of Corporate Strategy. Theo ông, chiến lƣợc là những gì mà một tổ
chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có
những cơ hội và cả những mối đe dọa.
Brace Henderson, chiến lƣợc gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn Tƣ
vấn Boston đã kết nối khái niệm chiến lƣợc kinh doanh với lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh là việc đặt một công ty vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra
giá trị về kinh tế cho khách hàng. “ Chiến lược kinh doanh là sự tìm kiếm thận
trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của

3


tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi
thế của bạn” [1]. Henderson tin rằng không thể cùng tồn tại hai đối thủ cạnh
tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau. Cần phải tạo ra sự khác biệt
mới có thể tồn tại.
Michael Porter cũng tán thành nhận định của Henderson: “Chiến lƣợc
cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi
hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”.[1]
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lƣợc kinh doanh, các chiến
lƣợc gia theo các trƣờng phái khác nhau và ở vào các giai đoạn phát triển xã
hội khác nhau đã đƣa ra những định nghĩa riêng về chiến lƣợc kinh doanh.
Nhƣng một cách khái quát nhất, chiến lƣợc kinh doanh chính là cách thức lựa
chọn và gắn kết các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để đem lại giá

trị cao nhất cho doanh nghiệp, là việc phân tích và xác định trƣớc những xu
hƣớng biến động của các nhân tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng nhằm giúp doanh
nghiệp kịp thời ứng phó hoặc đón đầu những thay đổi trong tƣơng lai.[2]
Sơ đồ 1: Mô hình chiến lƣợc kinh doanh

ChiÕn l-îc kinh
doanh
Quan ®iÓm
§-êng lèi

Môc tiªu lín cÇn ®¹t

C¸c nguån lùc ph¶i sö
dông
C¸c gi¶i ph¸p thùc hiÖn

C¸c kÕ ho¹ch

C¸c chiÕn thuËt

2. Khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng
Trong kinh doanh, bảo tồn và phát triển nguồn vốn của chủ sở hữu là
một mục tiêu quan trọng nhƣng các doanh nhân không hề nghĩ tới chuyện
phải mở rộng việc bảo tồn và phát triển ấy tới các nguồn lực tự nhiên và con

4


ngƣời - những vấn đề vốn từ lâu đƣợc xem là trách nhiệm của nhà nƣớc,
không phải là của doanh nghiệp, và doanh nghiệp quan niệm, các chính phủ

siết chặt hơn các quy định luật pháp về môi trƣờng sẽ kìm hãm sự tăng trƣởng
kinh tế. Kết quả là một sự đánh đổi, giữa một bên là chất lƣợng môi trƣờng
lành mạnh cho sức khỏe con ngƣời, và bên kia là sự phát triển lành mạnh của
nền kinh tế. Do đó, cơ hội kinh doanh của chính doanh nghiệp cũng bị hạn
chế, ảnh hƣởng đến lợi nhuận, khả năng mở rộng quy mô kinh doanh, hạn chế
cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Hiện nay trên thế giới, trào lƣu “làm xanh” các hoạt động sản xuất kinh
doanh đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lãnh đạo doanh
nghiệp cần phải xây dựng một chiến lƣợc phù hợp, nhằm giúp doanh nghiệp
có thể phản ứng hiệu quả trƣớc những biến động do xu hƣớng ấy đem tới. Đó
là cơ sở hình thành của khái niệm chiến lƣợc thân thiện với môi trƣờng - một
khái niệm gần gũi và thực tế hơn đối với khái niệm phát triển bền vững đối
với doanh nghiệp.
Sơ đồ 2: Lồng ghép các mục tiêu môi trƣờng trong chiến lƣợc kinh
doanh của doanh nghiệp [3]
Bảo vệ sức khỏe
Trách nhiệm xã hội
Giá trị gia tăng khác

Kh¸ch
hµng
Giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng
Bảo vệ sức khoẻ của mọi
ngƣời
Phát triển bền vững

ChÝnh
phñ


Doanh
nghiÖp

Lợi nhuận của doanh nghiệp
Đáp ứng nhu cầu của khách
hàng
Tuân thủ pháp luật
Thể hiện trách nhiệm với xã hội

Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng của doanh nghiệp
đƣợc hình thành và xuất phát từ chính các áp lực của phát triển bền vững, mà
cụ thể là từ yêu cầu bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ, nhu cầu của khách

5


hàng và bản thân doanh nghiệp nhằm hƣớng tới phát triển bền vững. Chiến
lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng của doanh nghiệp qua tiếp cận bền vững
đƣợc thể hiện thông qua việc áp dụng các chiến lƣợc và hoạt động kinh doanh
nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của chủ doanh nghiệp và những ngƣời liên
quan đến doanh nghiệp, trong khi vẫn bảo tồn, duy trì tính bền vững về môi
trƣờng và làm tăng giá trị của các nguồn lực tự nhiên và con ngƣời cần thiết
cho tƣơng lai.[3]
Chính vì vậy chiến lƣợc thân thiện với môi trƣờng đƣợc hiểu là phƣơng
hƣớng nhằm thỏa mãn các yêu cầu kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và
những ngƣời có quyền lợi liên quan, dựa trên cơ sở bảo tồn, duy trì tính bền
vững và làm tăng giá trị các nguồn lực tự nhiên mà con ngƣời có thể cần tới
trong tƣơng lai. Những ngƣời có quyền lợi liên quan tới doanh nghiệp có thể
là khách hàng, nhà cung cấp, chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ, ngân hàng.[3]
Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng cũng có thể đƣợc hiểu

là cách thức kinh doanh mà quá trình sản xuất, lƣu thông và tiêu dùng sản
phẩm hƣớng tới hai mục tiêu là lợi nhuận của doanh nghiệp và bảo vệ môi
trƣờng. Chẳng hạn doanh nghiệp kết hợp việc kinh doanh với môi trƣờng
thông qua việc sử dụng các nguồn đầu vào thân thiện môi trƣờng, áp dụng các
quy trình sản xuất, công nghệ thân thiện môi trƣờng, sản xuất ra các sản phẩm
thân thiện môi trƣờng.[3]
Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng, cũng nhƣ mọi loại
chiến lƣợc doanh nghiệp, trƣớc hết phải xuất phát từ vấn đề tối đa hóa lợi
nhuận cho doanh nghiệp mà trong đó, chiến lƣợc quản lý môi trƣờng của
doanh nghiệp đóng vai trò cốt lõi và đƣợc cụ thể hóa thành chính sách môi
trƣờng của doanh nghiệp.
Tóm lại, chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng trƣớc hết phải
thể hiện đƣợc cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ
môi trƣờng, định hƣớng của doanh nghiệp để thực hiện trách nhiệm đó. Các

6


định hƣớng này sẽ đƣợc cụ thể hóa bằng các chƣơng trình hoạt động quản lý
môi trƣờng của doanh nghiệp, gắn kết trong các chức năng quản lý khác của
hệ thống nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu đã đề ra.

3. Những lợi ích của chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng
3.1. Đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Với tốc độ phát triển kinh tế thần tốc, thế giới đang phải đối mặt với sự
biến đổi khí hậu toàn cầu và vấn đề bảo vệ môi trƣờng đi đôi với phát triển
kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia.
Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng, về bản chất hƣớng
tới việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo, hạn chế chất thải
ra môi trƣờng đồng thời có thể tái sử dụng lại các chất thải, phế thải đó. Chiến

lƣợc này cũng khuyến khích nghiên cứu và thay thế các nguồn năng lƣợng có
nguy cơ cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trƣờng hiện nay bằng các nguồn năng
lƣợng sạch nhƣ năng lƣợng gió, mặt trời, nƣớc, sinh học...; cho ra đời những
nguyên liệu có khả năng tái sinh, an toàn với môi trƣờng hơn. Nhƣ vậy, có thể
thấy, chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng mang lại cơ hội bảo vệ môi
trƣờng cho mỗi quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững.
3.2. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ngƣời tiêu dùng trên thế giới đặc biệt là ở các quốc gia phát triển rất
coi trọng vấn đề bảo vệ môi trƣờng và họ ý thức rất rõ hành động của chính
mình ảnh hƣởng thế nào đến môi trƣờng. Do vậy, trong quá trình sinh hoạt
hằng ngày họ luôn ƣu tiên lựa chọn các sản phẩm có thêm tính năng thân
thiện với môi trƣờng trong hàng loạt các sản phẩm tƣơng tự đồng thời xem
xét trách nhiệm đối với môi trƣờng của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm
đó.
Đứng trƣớc sự thay đổi về thói quen tiêu dùng của các khách hàng, các
doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi, cần phải bổ sung thêm mục tiêu môi

7


trƣờng vào chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Việc có thể đáp ứng
đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng chứng tỏ bản thân doanh
nghiệp cũng đang phát triển đi lên.
3.3. Hướng tới mục tiêu kinh doanh dài hạn và bền vững
Môi trƣờng trái đất ngày càng trở thành vấn đề bức bách, không có
ngày nào không có những thông tin về tình trạng ôi nhiễm môi trƣờng với
những hậu quả của nó. Do đó, có thể nói, chiến lƣợc kinh doanh thân thiện
môi trƣờng không phải chỉ là một chiến lƣợc trƣớc mắt mà là chiến lƣợc lâu
dài. Với mỗi giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trƣờng để
nắm bắt thị hiếu của khách hàng thông qua các kế hoạch ngắn hạn nhƣng định

hƣớng xuyên suốt sẽ vẫn là sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.
Theo một nghiên cứu gần đây của một tổ chức cấp giấy chứng nhận phi
lợi nhuận độc lập mang tên Green Seal, 4 trong 5 ngƣời cho biết họ vẫn đang
mua những sản phẩm và dịch vụ xanh, ngay cả khi nền kinh tế Hoa Kỳ đang
suy thoái. Mặc dù những sản phẩm đƣợc tuyên bố là thân thiện với môi
trƣờng, thƣờng có giá thành đắt hơn, nhƣng một nửa trong số 1000 ngƣời
tham gia cuộc khảo sát cho biết số lƣợng sản phẩm xanh họ mua tƣơng đƣơng
với trƣớc khi khủng hoảng kinh tế. Thêm vào đó, 19% trong số 1000 ngƣời
đƣợc hỏi cho biết họ mua nhiều sản phẩm xanh hơn và 14% mua ít hơn. Bất
chấp khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, các sản phẩm xanh của doanh nghiệp
vẫn luôn có chỗ đứng trên thị trƣờng.[10]
Tóm lại, tiêu chí thân thiện môi trƣờng đƣợc xem nhƣ là kim chỉ nam
cho hành động của doanh nghiệp trong dài hạn, đáp ứng mục tiêu kinh doanh
dài hạn của doanh nghiệp.
3.4. Góp phần đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trong xuất khẩu hàng hóa
Hiện nay, khi nền kinh tế hội nhập sâu và rộng, các hàng rào thuế quan
đã dần đƣợc các quốc gia trên thế giới xóa bỏ đồng thời thay thế bằng các rào
cản mang tính kỹ thuật đặc biệt là lợi dụng rào cản môi trƣờng để hạn chế sự

8


nhập khẩu hàng hóa từ nƣớc ngoài và bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Có thể
coi các quy định về môi trƣờng nhƣ một rào cản thƣơng mại đối với hàng hóa
xuất khẩu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp của các nƣớc đang
phát triển và kém phát triển vào thị trƣờng của các nƣớc phát triển. 1
Do trình độ khoa học công nghệ tại các nƣớc đang phát triển và kém
phát triển còn lạc hậu, vấn đề môi trƣờng lâu nay chƣa đƣợc chú trọng nên
chƣa thể đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn môi trƣờng quốc tế nói chung và của
từng thị trƣờng tiêu thụ nói riêng. Việc theo đuổi chiến lƣợc kinh doanh thân

thiện với môi trƣờng sẽ đƣa ra những định hƣớng giúp các doanh nghiệp tháo
gỡ những khó khăn bởi các vấn đề môi trƣờng trong khâu sản xuất, tiêu thụ
đồng thời nâng cao khả năng đạt đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng về môi
trƣờng.
3.5. Tạo ra lợi thế cạnh tranh nhờ các đặc tính môi trường chuyên biệt của
sản phẩm.
Những sản phẩm thân thiện môi trƣờng cũng có thể giúp doanh nghiệp
tạo ra đƣợc lợi thế mang tính chất chuyên biệt hóa sản phẩm. Khi những
ngƣời tiêu dùng khó tính đang ngày càng nhận thức đƣợc một cách rõ ràng
hơn về tầm quan trọng của vấn đề môi trƣờng thì những sản phẩm đƣợc gắn
vào những tính năng thân thiện với môi trƣờng sẽ có sức hút mạnh hơn một
cách đáng kể. Những giá trị mà ngƣời tiêu dùng những sản phẩm này, ngoài
sự thỏa mãn thông thƣờng của quá trình tiêu dùng, giờ đƣợc tăng thêm sự
thỏa mãn về ý thức trách nhiệm cá nhân trong tiêu dùng. Cảm giác về trách
nhiệm đối với môi trƣờng thiên nhiên và xã hội cũng là một mảng giá trị của
sản phẩm.
Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác có thể khiến đặc tính thân thiện
với môi trƣờng trở thành giá trị khác biệt của sản phẩm. Luật pháp là một yếu
1

Green Seal là một tổ chức phi Chính phủ, chuyên cung cấp những thông tin về thủ tục vệ sinh môi trƣờng,
xúc tiến sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm tiêu dùng có tinh thần trách nhiệm.

9


tố quan trọng. Tại nhiều nƣớc, những tiêu chuẩn hay quy định về môi trƣờng
hoặc có liên quan tới các vấn đề môi trƣờng đối với sản phẩm đã ảnh hƣởng
trực tiếp tới giá trị của của sản phẩm đó trên thị trƣờng. Những quy định và
tiêu chuẩn về môi trƣờng có thể tác động tới rất nhiều loại sản phẩm nhƣ nông

nghiệp, thủy sản, may mặc, ô tô, chế tạo máy, mỹ phẩm, các loại dịch vụ có
sử dụng hóa chất nhƣ tẩy rửa, vệ sinh...Những quy định và tiêu chuẩn này vô
hình chung có thể loại bỏ một loại sản phẩm nào đó ra khỏi thị trƣờng, hoặc
làm giảm khả năng cạnh tranh một khi sản phẩm đó không phù hợp với các
tiêu chuẩn hoặc không thể tuân thủ các quy định. Trái lại, những sản phẩm
phù hợp với tiêu chuẩn và không vi phạm quy định về môi trƣờng lại chiếm
đƣợc lợi thế nhất định trên thị trƣờng.
3.6. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên cho doanh nghiệp
Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng hƣớng tới cách thức sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo và hạn chế chất thải ra môi
trƣờng. Rất nhiều tài nguyên không tái tạo và sản phẩm trực tiếp của chúng
đƣợc sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ nhiên liệu hóa thạch,
các sản phẩm gỗ, điện năng, nƣớc sạch, nƣớc ngầm... Tiết kiệm những nguồn
tài nguyên này không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trƣờng mà còn có thể đem lại
cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm chi phí không nhỏ. Nhiều doanh
nghiệp đã thực sự tiến hành những bƣớc đi cần thiết để tổ chức lại hoạt động
của mình, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và từ đó giảm
đƣợc chi phí cho các loại nguồn lực này. Mặt khác, khi giảm thiểu sử dụng
nguyên nhiên liệu đầu vào bằng cách nâng cao hiệu suất sử dụng, bản thân
doanh nghiệp đã có thể làm giảm lƣợng chất thải tuồn ra môi trƣờng theo
hƣớng tích cực nhất có thể.
4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện
môi trƣờng trong doanh nghiệp
4.1. Người tiêu dùng

10


Kinh doanh là hƣớng tới ngƣời mua, khách hàng. Do vậy, khách hàng
là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay,

chỉ có ngƣời tiêu dùng ở các quốc gia phát triển, đặc biệt ở các nƣớc Châu Âu
và Mỹ quan tâm thật sự tới vấn đề môi trƣờng khi đƣa ra quyết định mua một
sản phẩm nào đó và họ yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm,
dịch vụ mang tính “ thân thiện môi trƣờng”.
Theo một cuộc khảo sát từ năm 1992 tiến hành tại 16 quốc gia, có trên
50% ngƣời tiêu dùng tại mỗi quốc gia, mà đặc biệt tại Singapore trả lời họ
thực sự quan tâm đến vấn đề môi trƣờng liên quan tới sản phẩm họ tiêu dùng.
Một cuộc khảo sát năm 1994 tại Australia đã chỉ ra rằng có 84,6% ngƣời tiêu
dùng thực sự quan tâm tới môi trƣờng và hơn 80% trong số này trả lời họ
quyết định các hành vi của mình, bao gồm cả hành vi tiêu dùng thông qua các
lý do về môi trƣờng.
Có thể thấy hành vi của ngƣời tiêu dùng đang thay đổi và họ trở thành
những ngƣời tiêu dùng xanh, là những ngƣời tiêu dùng chỉ lựa chọn các sản
phẩm mà trong quá trình sản xuất cũng nhƣ trong tiêu dùng không hoặc ít gây
hại đến môi trƣờng. Khi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng thay đổi theo hƣớng bảo
vệ môi trƣờng sẽ làm ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh hiện tại của
doanh nghiệp. Lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thấy sự thay đổi
đó chính là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt và kịp thời bổ sung thêm mục
tiêu môi trƣờng vào chiến lƣợc kinh doanh của mình, đáp ứng cầu của ngƣời
tiêu dùng. Ngƣợc lại, doanh nghiệp khó có thể theo đuổi chiến lƣợc thân thiện
môi trƣờng và mang lại thành công khi trên thị trƣờng không có nhu cầu,
những ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng đó chƣa có thói quen tiêu dùng các sản
phẩm sinh thái.
4.2. Quy định của chính phủ
Mục tiêu của Chính phủ là đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và
bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, Chính phủ các nƣớc đã và đang tăng cƣờng quản

11



lý vấn đề môi trƣờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp đồng thời khuyến khích doanh nghiệp của mình lồng ghép vấn đề môi
trƣờng vào trong chiến lƣợc kinh doanh. Các quy định về khí thải, nƣớc thải,
chất thải; các yêu cầu về nhãn sinh thái, các chứng nhận môi trƣờng v.v...gây
không ít khó khăn cho các doanh nghiệp không chỉ trên thị trƣờng nội địa mà
tại các thị trƣờng xuất khẩu, các quy định này còn chặt chẽ hơn nhiều.
Nhờ vào áp lực từ các quy định về môi trƣờng của Chính phủ, các
doanh nghiệp sẽ nâng cao đƣợc nhận thức cần phải nhanh chóng xây dựng
chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng.

4.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc hiểu là “ sự cam kết của
doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những
việc làm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động, cho cộng đồng và
toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng nhƣ phát triển chung
của xã hội” [11]. Những doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn
phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trƣờng, bình đẳng về giới, an
toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lƣơng công bằng, đào tạo và phát triển
nhân viên, phát triển cộng đồng...
Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới ngày càng
lớn đặc biệt trong ý thức bảo vệ môi trƣờng. Lấy ví dụ, tập đoàn Wal- Mart
cũng đã đƣa ra nhiều chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng nằm trong chiến lƣợc
kinh doanh của mình. Năm 2005, họ đầu tƣ 500 triệu USD/năm cho các kỹ
thuật tiết kiệm năng lƣợng; hạn chế 25% chất thải rắn trong ba năm tới và yêu
cầu 60.000 nhà cung cấp của họ giao các loại hàng hóa không gây hại môi
trƣờng...
Các doanh nghiệp trên thế giới đang cùng thể hiện một tƣ duy chƣa
từng có về trách nhiệm đối với xã hội, họ ƣu tiên các mục tiêu môi trƣờng lên

12



hàng đầu. Hiện tƣợng này đang đƣợc nhắc đến cái tên: trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp, trách nhiệm doanh nghiệp hoặc công dân doanh nghiệp. Tại
Nhật Bản, khoảng 800 công ty phải công bố báo cáo thƣờng niên cho biết họ
có kế hoạch giảm chất thải carbon ra sao cũng nhƣ chỉ tiêu biến sản phẩm lẫn
nhà máy của họ trở nên “xanh” hơn nhƣ thế nào. Xu hƣớng xã hội của doanh
nghiệp từng là một trong những nền tảng kinh doanh trong lịch sử doanh
nghiệp Nhật. Bất kỳ doanh nhân Nhật nào mới bƣớc vào thƣơng trƣờng đều
nằm lòng hai “khẩu quyết”: shobaido (cách làm doanh nghiệp) và shonindo
(cách làm thƣơng nhân).
Không những thế, công ty nào xây dựng đƣợc tên tuổi trong hoạt động
xã hội ở nƣớc ngoài còn nâng cao đƣợc hình ảnh quốc gia họ và công ty nào
giúp cải thiện đƣợc hình ảnh quốc gia họ ở nƣớc ngoài cũng tạo dựng đƣợc
tên tuổi trong nƣớc. Rõ ràng, trách nhiệm của cộng đồng trƣớc hết là vì lợi ích
công ty. Không chỉ là hình thức xây dựng hình ảnh thƣơng hiệu công ty mà
còn có thể đem lại lợi ích kinh tế về cho chính họ.
Mỗi doanh nghiệp đều tự mình thấy rằng cần phải có trách nhiệm đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt trong vấn đề môi trƣờng,
do vậy việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng cho
doanh nghiệp mình là thể hiện đƣợc thái độ và trách nhiệm với xã hội.
4.4. Xu hướng phát triển thân thiện môi trường trên toàn thế giới
Thân thiện môi trƣờng đƣợc biết đến từ khá lâu trên thế giới và nay đã
trở thành một xu hƣớng toàn cầu. Ngƣời tiêu dùng trên thế giới đặc biệt là ở
các quốc gia phát triển có ý thức rất rõ về vấn đề môi trƣờng và họ luôn lựa
chọn các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, tẩy chay những sản phẩm có hại
cho môi trƣờng. Họ cũng đã lập ra những Hiệp hội nhƣ hiệp hội ngƣời tiêu
dùng, hiệp hội bảo vệ môi trƣờng hay các tổ chức phi chính phủ v.v...để có
tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ môi trƣờng, kiểm soát những hành
động gây hại môi trƣờng của các doanh nghiệp và các cá nhân.


13


Các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài xu hƣớng này, họ tận dụng
khả năng dự báo về các quy định mới của Chính phủ hay của các Nghị định
quốc tế để chớp thời cơ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với
môi trƣờng hơn và thu đƣợc những kết quả kinh doanh đầy lạc quan. Lấy ví
dụ với tập đoàn General Electric, GE bắt đầu với chiến dịch Ecomagination
(tƣởng tƣợng và đƣa ra những giải pháp đổi mới có lợi cho môi trƣờng, ngƣời
tiêu dùng và xã hội) từ năm 2005. Mục tiêu của chiến dịch này là tăng mạnh
doanh thu và tăng gấp đôi ngân sách dành cho công tác nghiên cứu và phát
triển, nhằm tạo ra những đầu tàu động cơ lái chạy bằng năng lƣợng mặt trời,
động cơ máy bay có mức thải khí thấp, hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện và
hệ thống làm sạch nƣớc tinh vi hơn. Chiến dịch bảo vệ môi trƣờng đƣợc phát
động ngay từ trụ sở văn phòng và các nhà máy chế tạo của GE. Theo đó, GE
đã cắt giảm hóa đơn tiêu thụ năng lƣợng của mình đi khoảng 70 triệu USD
trong năm 2006, một phần nhờ lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới tại hơn 100
nhà máy và giảm khí thải nhà kính khoảng 150.00 tấn.
Ngành dịch vụ tài chính cũng tham gia vào xu hƣớng này. Năm 2005,
Goldman Sachs đã trở thành một trong số những ngân hàng đầu tƣ đầu tiên
công bố khung chính sách bảo vệ môi trƣờng, trong đó có đề cập một cách cụ
thể đến những hƣớng dẫn cho vay của mình v .v...
Có thể thấy rằng từ ngƣời tiêu dùng cho đến các doanh nghiệp, từ
những doanh nghiệp sản xuất cho đến những doanh nghiệp tài chính đều nhận
thấy đƣợc xu hƣớng đầy mới mẻ này. Xu hƣớng thân thiện môi trƣờng đang
dần hình thành một cách rõ ràng hơn, thực sự là một cơ hội “xanh” mang lại
lợi nhuận tối đa và lâu dài cho các doanh nghiệp.
4.5. Chi phí và lợi nhuận
Các doanh nghiệp muốn theo đuổi các mục tiêu môi trƣờng cần phải bỏ

ra một khối lƣợng chi phí lớn do yêu cầu của việc cải tiến công nghệ, hiện đại
hóa quy trình sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm v.v...Đa số các

14



×