Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty khách sạn Du lịch Thắng Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.94 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của chuyên đề
Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,
con người Việt Nam thân thiện, mến khách, Du lịch Việt Nam đang có sự phát
triển khởi sắc và cùng với quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới hứa
hẹn mang lại cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội góp phần phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Ngành Du lịch hiện nay đang được Nhà nước đặc biệt chú trọng đầu
tư phát triển để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để tận dụng được lợi thế
này, các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam cần phải hết sức nhạy bén, nắm bắt
cơ hội và khai thác hết mọi tiềm năng để có thể hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường dịch vụ.
Các doanh nghiệp khách sạn nếu không có đủ năng lực tiếp cận thị trường quốc tế
và khu vực, thiếu một chiến lược cạnh tranh linh hoạt sẽ khó có khả năng cạnh
tranh với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Vì vậy,
các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại chiến lược kinh doanh và việc huy động các
nguồn lực để thực hiện chiến lược, để từ đó đưa ra các giải pháp có tính chiến lược,
nâng cao được năng lực cạnh tranh nhằm thu được lợi ích cao nhất trong quá trình
hoạt động. Nằm bên bờ hồ Tây với ba mặt đều giáp với hồ, Khách sạn Thắng Lợi
tự hào được mọi người biết đến và ngưỡng mộ bởi là một trong những khách sạn
có vị trí đẹp nhất thủ đô. Khách sạn là quà tặng của Đảng và Chính phủ Cu ba tới
Đảng và nhân dân Việt Nam. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Khách
sạn Thắng Lợi vẫn là một trong những khách sạn quốc doanh hàng đầu của Thủ đô
Hà Nội và cả nước.
Để tiếp tục đứng vững trên thị trường và luôn xứng đáng là đơn vị hàng đầu
của du lịch Thủ đô Hà Nội, Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi đã xây dựng
một chiến lược kinh doanh để giành được lợi thế và vị thế cạnh tranh trên thị


trường Xuất phát từ những nguyên nhân trên, em chọn chuyên đề: “Một số giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch
Thắng Lợi”


2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung đề xuất những giải pháp nhằm
tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi. Đồng
thời, đưa ra những kiến nghị đề xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nước để tạo
ra một môi trường kinh doanh cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong hoạt động
kinh doanh khách sạn; Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du
lịch Thắng Lợi; Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh
khách sạn tại Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi
4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý
thuyết về năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp để vận dụng phân tích, đánh
giá năng lực cạnh tranh và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát lý luận về cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh
trong kinh doanh khách sạn; Phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh
của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi.; Vận dụng lý luận, đối chiếu với thực
tiễn để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Khách
sạn Du lịch Thắng Lợi; Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ở trung
ương và địa phương.
6. Phương pháp nghiên cứu:Luận văn sử dụng phương pháp các phương pháp
sau: Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu; Phương pháp thống kê; Phương pháp
khảo sát thực tế; Phương pháp điều tra, phỏng vấn; Phương pháp so sánh; Phương
pháp chuyên gia.


7. Kết cấu của luận văn:Với mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu như trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu làm 3
chương như sau: Chương 1. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn; Chương 2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi; Chương 3. Một số giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng

Lợi


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN
Chương I tập trung vào những vấn đề mang tính lý luận về kinh doanh
khách sạn, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn
1.1. Những vấn đề cơ bản về kinh doanh khách sạn:
1.1.1. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
Luận văn tập trung phân tích 06 đặc điểm của sản phẩm kinh
doanh khách sạn; 04 đặc điểm của kinh doanh khách sạn
1.1.2. Tầm quan trọng của kinh doanh khách sạn đối với ngành du lịch
và đối với nền kinh tế và sự phát triển xã hội:Kinh doanh khách sạn là một trong
những hoạt động chính của Ngành du lịch và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng
của Ngành. Mối liên hệ giữa kinh doanh khách sạn và Ngành du lịch của một quốc
gia không phải là quan hệ một chiều mà ngược lại, kinh doanh khách sạn cũng tác
động đến sự phát triển của ngành du lịch và đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung
của một quốc gia. Kinh doanh khách sạn góp phần làm tăng GDP cho các vùng và
quốc gia phát triển, góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,
huy động được vốn nhàn rỗi trong dân; góp phần giải quyết một khối lượng lớn
công ăn việc làm cho người dân làm việc trong ngành; góp phần gìn giữ và phục
hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động tại các điểm du lịch.Ý
nghĩa xã hội khác của kinh doanh khách sạn là thông qua các hoạt động này người
dân các nước, các dân tộc gặp nhau và làm quen với nhau, do đó tạo điều kiện
thuận lợi cho sự gần gũi giữa mọi người từ khắp nơi, từ các quốc gia, các châu lục
trên thế giới tới Việt Nam. Điều đó làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình, hữu
nghị và tình đoàn kết giữa các dân tộc của kinh doanh du lịch nói chung và kinh
doanh khách sạn nói riêng. Theo cách đó, kinh doanh khách sạn đóng góp tích cực



cho sự phát triển, giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới trên nhiều
phương diện khác nhau.
1.1.3. Những ảnh hưởng của xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế đối
với việc kinh doanh khách sạn: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động
tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn
cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Quá trình hội nhập đòi
hỏi các doanh nghiệp du lịch nói chung và các doanh nghiệp khách sạn nói riêng
phải có chiến lược phát triển của riêng mình. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải
nhanh nhạy nắm bắt các xu thế phát triển du lịch của khu vực và thế giới, từ đó tìm
ra chỗ đứng thích hợp để cạnh tranh.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần làm cho cuộc sống thay đổi chi
tiêu của con người cũng được tăng lên. Do vậy nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên và
cơ cấu chi tiêu của khách du lịch cũng có sự thay đổi lớn. Các dịch vụ bổ sung như
mua sắm, vui chơi, giải trí,... đã vượt chi phí lưu trú. Do vậy, để tăng cường năng
lực cạnh tranh các nhà quản lý khách sạn bên cạnh việc đầu tư cho cơ sở lưu trú
đáp ứng nhu cầu của du khách còn cần phải quan tâm đến việc cung cấp các dịch
vụ bổ sung.
Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện
thuận lợi cho du khách tự mình nắm bắt và tìm kiếm thông tin thích hợp. Qua
mạng Internet, du khách có thể tự tìm kiếm thông tin khách sạn, lựa chọn và tự đặt
phòng, họ không cần qua các công ty lữ hành nữa.
Cùng với sự phát triển và thịnh vượng về kinh tế trên toàn cầu, nhiều người
có khả năng và có nhiều thời gian hơn cho du lịch. Con người ngày càng đòi hỏi
tiếp cận dễ dàng hơn đối với vận chuyển, thông tin và đặt chỗ. Con người luôn có
đòi hỏi được khám phá, muốn tìm hiểu cái mới, được đến nhiều chỗ lạ. Nhu cầu du


lịch phụ thuộc mạnh mẽ trên hết vào các điều kiện kinh tế ở những thị trường gửi

khách. Khi nền kinh tế tăng trưởng, mức độ thu nhập có thể sử dụng được thường
tăng. Một phần lớn thu nhập sẽ chủ yếu chi vào du lịch, đặc biệt là ở những nền
kinh tế mới nổi. Mặt khác, sự khó khăn của tình hình kinh tế thường sẽ dẫn tới việc
giảm hoạt động thương mại và giảm chi tiêu cho du lịch.
1.2. Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh
Khái niệm về năng lực cạnh tranh: là khả năng giành được thị phần lớn
trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần
hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp.
Các cấp độ của năng lực cạnh tranh :Năng lực cạnh tranh có thể phân biệt
thành bốn cấp độ dưới đây: Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia; Năng lực cạnh tranh
cấp ngành; Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp; Năng lực cạnh tranh cấp sản
phẩm hàng hoá
Mối quan hệ giữa các cấp độ cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp
độ trên có mối tương quan mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau
1.3. Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn. Đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thì những yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch được xem như là những yếu
tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn. Các yếu tố đó bao gồm: Tài nguyên môi trường; Nguồn nhân lực;
Nguồn vốn; Công nghệ; Cơ sở hạ tầng du lịch ; Nhận thức du lịch quốc gia; Hệ
thống luật pháp, chính sách về du lịch và khách sạn
Các yếu tố cấu thành của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn bao gồm: nhóm các yếu tố nguồn lực bên trong (i), nhóm các


yếu tố liên quan năng lực liên kết quan hệ đối tác (ii), năng lực sử dụng nguồn lực
(các yếu tố thuộc môi trường ngành - năm lực lượng cạnh tranh Porter) (iii).
(i) Nhóm các yếu tố nguồn lực bên trong
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành với nhiều nguồn lực.

Nhưng xét về những yếu tố thuộc nội lực thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
thể hiện ở: năng lực nguồn lao động, tài chính, công nghệ thông tin, mạng lưới hệ
thống phân phối, năng lực phân phối, năng lực quản trị kinh doanh...
(ii) Nhóm các yếu tố liên quan năng lực liên kết quan hệ đối tác
Các đối tác của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là các hãng lữ hành, các
công ty gửi khách, hãng máy bay, hãng thuê xe, các tổ chức...
(iii) Nhóm các yếu tố thuộc môi trường ngành
Theo Michael Porter, trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh” và “Chiến lược
cạnh tranh” đã đưa ra mô hình 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành kinh doanh bao
gồm:
Mức độ thay thế các sản phẩm trong ngành
Sức mạnh của nhà cung cấp.
Sức mạnh cuả khách hàng
Sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Sức ép từ đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành:.
Tóm lại, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
kinh doanh khách sạn được thể hiện ở hình vẽ sau
Nhóm các yếu tố
nguồn lực bên trong


Nhóm yếu tố liên
quan năng lực liên
kết quan hệ đối tác

Năng lực cạnh tranh
của khách sạn

Năng lực sử dụng
nguồn lực


Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của khách sạn
Các phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn: Luận văn đưa ra các chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá
kết quả kinh doanh; hệ thống các chỉ tiêu tương đối để đánh giá vị thế trên thị
trường và tốc độ phát triển; Hệ thống chỉ tiêu liên quan đến tài chính; Hệ thống chỉ
tiêu đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực; Hệ thống chỉ tiêu đánh giá về cơ sở
vật chất kỹ thuật và công nghệ.
Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn: Phương
pháp thu thập ý kiến chuyên gia; Phương pháp đánh giá ma trận Thomson Stricland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của khách sạn; Phương
pháp điều tra khách hàng


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH THẮNG LỢI
n
Chương II của luận văn giới thiệu khái quát và tập trung phân tích thực trạng
năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi
2.1. Khái quát về Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Khách
sạn Du lịch Thắng Lợi là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch. Có tên tiếng Anh là: Thang Loi Hotel & Travel Company. Địa chỉ: Số
200 Đường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.
Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi có tiền thân từ khách sạn Thắng Lợi
do Đảng và Chính phủ Cuba xây dựng vào những năm kháng chiến chống Mỹ tặng


nhân dân Việt Nam. Khách sạn được khánh thành vào ngày 26/7/1975 đúng vào
ngày kỷ niệm cuộc tấn công anh dũng của nhân dân Cuba vào pháo đài Môncada.
Đây chính là hòn ngọc của tình hữu nghị hai dân tộc Việt Nam Cuba.

Ngay từ khi mới đi vào hoạt động với diện tích hơn 4 hécta, tọa lạc trên bán
đảo hồ Tây, gồm có 156 phòng gồm 3 khu A, B, C và được giao trọng trách vinh
dự là nơi đón tiếp các đoàn khách quốc tế quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trải
qua nhiều thời kỳ, khách sạn Thắng Lợi luôn là một trong những khách sạn đầu
đàn của ngành khách sạn Thủ đô, là nơi đón tiếp, phục vụ các đoàn khách từ khắp
năm châu và cũng là một trong những khuôn mặt đại diện tiêu biểu của khối những
khách sạn quốc doanh của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động : Kinh doanh lưu trú; Kinh doanh dịch vụ ăn
uống; Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; Kinh doanh vận chuyển; Kinh doanh
các lĩnh vực khác

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Khách sạn Du lịch
Thắng Lợi

Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu
+ Doanh thu lưu trú
Tỷ trọng
+ Doanh thu ăn uống

ĐV tính
Triệu
đồng
Triệu
đồng

Năm
2007

Năm

2008

69.981
31.238
44,6
17.863

81.691
35.784
43,8
24.723

So sánh
2007/2008
Chênh
%
lệch
11.710 116,7
4.546 114,5
-0,8
6.860 138,4


Tỷ trọng
+ Doanh thu dịch vụ
khác
Tỷ trọng

%
Triệu

đồng
%
Triệu
đồng
%
Triệu
2. Tổng chi phí
Tỷ suất chi phí
đồng
%
Triệu
3. Lợi nhuận trước
đồng
thuế
Tỷ suất LN trước thuế
%
Triệu
4. Lợi nhuận sau thuế
đồng

25,5
20.880
29,9

30,2
21.184
26

4,7
304

-3,9

67.180
96

78.647
96,2

11.467
0,2

117

2.801
4

3.044
3,8

243
-0,2

108

1.639

2.192

553


133,7

Người
Người
Người

310
51
259

310
51
259

0
0
0

Triệu
đồng

225,7
269

263,5
315,4

37,8
46,4


116,7
117,2

Triệu
đồng
Triệu
đồng
%

14.916

23.751

8.835

159,2

36,5

38,4

1,9

105,2

22,2

30,2

10


136

5. Số lao động bình
quân
- Lao động gián tiếp
- Lao động trực tiếp
6. Năng suất lao động
BQ
Năng suất lao động
BQTT
7. Tổng quỹ lương
8. Thu nhập BQ (năm)
9. Tỷ suất tiền lương

149,3

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007 và 2008
2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn
Du lịch Thắng Lợi
2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp khách sạn trên địa bàn Hà Nội: Luận văn tập trung phân tích những yếu
tố bao gồm: Tài nguyên môi trường du lịch; Nguồn nhân lực du lịch; nguồn vốn;


công nghệ; cơ sở hạ tầng du lịch;nhận thức du lịch; hệ thống chính sách về phát
triển du lịch trên địa bàn Hà Nội; các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
2.2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch
Thắng Lợi: Luận văn tập trung phân tích các nhóm yếu tố nguồn lực bên trong bao
gồm: Phân tích về thực trạng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy; nguồn lực tài

chính; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực phân phối; năng lực quản
trị kinh doanh; vị trí và quy mô; yếu tố thương hiệu;
- Phân tích các nhóm yếu tố liên quan đến năng lực liên kết quan hệ đối tác
của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi
- Phân tích các nhóm yếu tố thuộc môi trường ngành kinh doanh khách sạn:
Bao gồm : phân tích những yếu tố tác động từ nhà cung cấp;sức ép đối thủ cạnh
tranh hiện tại; sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; sức mạnh từ khách hàng
2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch
Thắng Lợi: Luận văn rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức tác
động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty khách sạn Du lịch Thắng
Lợi


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH THẮNG LỢI

3.1. Phương hướng, mục tiêu kinh doanh của Công ty Khách sạn Du lịch
Thắng Lợi
3.1.1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế
Căn cứ vào tình trạng bất ổn hiện nay trên thế giới và trên cơ sở những cuộc
khủng hoảng trong quá khứ, có thể dự báo rằng một số xu hướng sau đây sẽ xảy ra:
- Đi du lịch đến những điểm gần hơn, bao gồm cả du lịch trong nước. Xu
hướng này sẽ chiếm ưu thế so với du lịch đường dài.
- Những loại hình du lịch thăm thân nhân, bạn bè cũng như thị trường du
khách tự đi và có sở thích đặc biệt cũng được dự báo sẽ hồi phục mau chóng.
- Mức sụt giảm về thời gian lưu trú trung bình được dự báo sẽ lớn hơn so với
mức sụt giảm về lượng khách và doanh thu du lịch.
- Những điểm đến tạo được điều kiện thuận lợi cho du khách về giá trị tiền
tệ cũng như tỷ giá hối đoái hấp dẫn sẽ có lợi thế rất lớn bởi trong tình hình hiện

nay giá cả là vấn đề cốt lõi.
- Tình trạng đặt mua tour chậm trễ cũng sẽ xảy ra do khách hàng khi phải
đối mặt với những bất ổn họ sẽ trì hoãn việc ra quyết định và chờ đợi lời chào mời
hấp dẫn hơn.


- Các công ty sẽ và nên tập trung thực hiện những biện pháp kiểm soát chi
phí nhằm duy trì lợi thế về giá của mình.
- Và quan trọng hơn lúc nào hết, giờ đây tất cả các bên liên quan từ khu vực
công, khu vực tư, các điểm đến và các hãng lữ hành đều phải hợp tác chặt chẽ với
nhau trong chuỗi giá trị du lịch.

3.1.2. Tiềm năng và xu hướng phát triển du lịch Việt Nam nói chung và thủ đô
Hà Nội nói riêng
Du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều đó được
thể hiện ở các văn kiện Đại hội Đảng lần VI, VII, VIII và các Nghị quyết của Ban
Chấp hành TW và tiếp tục khẳng định tại Nghị Quyết Đại hội Đảng lần IX “Phát
triển Du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Đại hội Đảng lần thứ X
tiếp tục khẳng định phải đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo bước đột phá để phát triển
vượt bậc khu vực dịch vụ, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta sớm ra khỏi
tình trạng kém phát triển. Những chuyển biến về nhận thức của các cấp các ngành
về tầm quan trọng của du lịch trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung được
thể hiện trong việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch , phê duyệt Chương
trình Hành động quốc gia về Du lịch và mới đây nhất là Chương trình Xúc tiến Du
lịch quốc gia. Tuy nhiên, Du lịch Việt nam cũng đang phải đối diện với áp lực cạnh
tranh khốc liệt từ các quốc gia khác trong khu vực trong việc thu hút khách quốc
tế.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và cũng là trung tâm du lịch
lớn của đất nước. Là thủ đô của đất nước được đánh giá là một trong những điểm
đến an toàn trên thế giới. Năm 2010, Hà Nội đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc

gia 2010, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cùng với nhiều chương
trình phát triển kinh tế -xã hội sẽ tạo điều kiện cho ngành Du lịch Hà Nội cất cánh.


3.1.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Khách sạn Du lịch
Thắng Lợi
- Tiếp tục đổi mới công tác thị trường, tăng cường quảng bá hình ảnh Công ty, sử
dụng có hiệu quả những lợi thế của mình, phát huy nội lực, đổi mới và mở rộng
hoạt động kinh doanh mà công ty có lợi thế như: kinh doanh lưu trú, ăn uống, kinh
doanh các dịch vụ vui chơi giải trí.
- Tiếp tục nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng
đồng bộ và đa dạng hóa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo yếu tố hấp dẫn để
thu hút thêm khách hàng.
- Tiếp tục hoàn chỉnh mô hình cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy nhân
sự cho phù hợp với nhu cầu hiện tại. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bố trí và
sử dụng; đào tạo và đào tạo lại lao động cho phù hợp với yêu cầu công việc. Quan
tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhân viên Công ty. Tạo
điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng của mình.
- Duy trì, củng cố các mối quan hệ đối tác, liên doanh và khách hàng đã có,
từng bước mở rộng hơn nữa các mối quan hệ với các doanh nghiệp, các tổ chức
trong và ngoài nước, các đối tác và khách hàng để thực hiện phát triển đa dạng
kênh phân phối.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cơ hội
Marketing, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh... chỉ ra những biến động của thị trường
để tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những rủi ro do môi trường đem lại.
Đưa ra những chính sách Marketing phù hợp với những thị trường mục tiêu để
khai thác tốt thị trường đồng thời giúp xúc tiến, quảng bá hình ảnh của công ty tới
tập khách hàng tiềm năng, từng bước thâm nhập các thị trường có khả năng chi trả
cao khác.



- Hoàn thành tốt kế hoạch về doanh thu năm 2010 với dự kiến doanh thu
toàn Công ty đạt 95 tỷ đồng. Tổ chức hoạt động kinh doanh hợp lý nhằm đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và giảm thiểu chi phí để tăng cường
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện đúng Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng cục Du lịch trước đây và nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịc đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 3506/VPCP-ĐMDN ngày
04/7/2007. Trong đó “ Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi sắp xếp theo hình
thức “giữ nguyên phần vốn nhà nước, thu hút thêm vốn để thành lập Công ty cổ
phần”.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Khách
sạn Du lịch Thắng Lợi
Từ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty
Khách sạn Du lịch Thắng Lợi, luận văn trên cơ sở xem xét phương hướng mục tiêu
kinh doanh của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi, nghiên cứu xu hướng vận
động của thị trường du lịch quốc tế ; tiềm năng và xu hướng phát triển du lịch Việt
Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng, luận văn tập trung đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty như sau:
Cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hoàn thiện các giải pháp Marketing –Mix


Để những giải pháp đưa ra có thể áp dụng được thành công nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi, luận văn
đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương
và ở Hà Nội.




×