Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với ngành nhăn nuôi bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.75 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU

..................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÕ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI BÕ SỮA .... 8

1.1. Tổng quan về ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam .................................. 8
1.1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi bò sữa .................... 8
1.1.2. Vai trò của ngành chăn nuôi bò sữa đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội ..................................................................................... 9
1.1.3. Tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam ............... 10
1.1.3.1. Những thuận lợi ........................................................................... 10
1.1.3.2. Những điều kiện phát triển chăn nuôi bò sữa .............................. 13
1. 2. Vai trò quản lý của nhà nƣớc và sự cần thiết phải nâng cao vai trò
quản lý nhà nƣớc về kinh tế đối với ngành chăn nuôi bò sữa ............. 18
1.2.1. Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong ngành chăn nuôi bò sữa ........ 18
1.2.1.1. Các chức năng của Nhà nước trong quản lý ngành chăn nuôi bò sữa ..... 20
1.2.1.2. Các công cụ quản lý của nhà nước về kinh tế trong chăn nuôi bò sữa . .. 22
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với ngành
chăn nuôi bò sữa ............................................................................... 25
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở một số nƣớc
trên thế giới ................................................................................................................ 28

1.3.1. Kinh nghiệm của Thailand .......................................................................... 28


1.3.2. Kinh nghiệm của Đài Loan .......................................................................... 30
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra qua thực tiễn của Thailand và Đài
Loan có thể vận dụng vào Việt Nam ................................................ 31


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÕ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
NGÀNH CHĂN NUÔI BÕ SỮA Ở ĐỒNG NAI VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA .......................................................................... 34

2.1. Tình hình ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai hiện nay ...................... 34
2.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên của Đồng Nai liên quan đến ngành chăn
nuôi bò sữa ........................................................................................ 34
2.1.2. Sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai ........................... 37
2.2.2.1. Về thành tựu ..................................................................................................... 53
2.2.2.2. Những tồn tại về vai trò quản lý nhà nước đối với ngành chăn nuôi
bò sữa ở Đồng Nai ......................................................................... 56
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÕ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI
BÕ SỮA Ở TỈNH ĐỒNG NAI ....................................................... 64

3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngành
chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai ........................................................................... 64
3.1.1. Những định hướng chiến lược của Nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò
sữa ở Việt Nam nói chung và tại Đồng Nai nói riêng. .............................. 64
3.1.2. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò quản lý của
nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai .................... 68
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc
đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Đồng Nai ............................................ 72
3.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 80
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 89


i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trước tình hình về con bò sữa hiện nay, trên cả nước nói chung và Đồng
Nai nói riêng, người chăn nuôi rất cần sự quản lý, hỗ trợ, giúp đở của Nhà
nước, chính quyền địa phương để tiếp tục duy trì và phát triển đàn bò sữa.
Xuất phát từ thực trạng và những nguyên nhân trên, chúng tôi chọn vấn
đề “Nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở
Đồng Nai” làm luận văn nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích trên cơ sở lý luận và thực trạng vai trò quản lý nhà nước đối
với ngành chăn nuôi bò sữa ,đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao vai trò quản lý nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về vai trò quản lý nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa ; Phân tích
thực trạng vai trò quản lý nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng
Nai hiện nay ; Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò
quản lý của nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Đồng Nai.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò quản lý nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai
hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu vai trò quản lý nhà nước đối với
ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu vai trò quản lý nhà nước đối với
ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai chủ yếu từ năm 2001 đến 2006.


ii
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử . Đường lối chính sách của Đảng , pháp
luật của Nhà nước về vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế về ngành
chăn nuôi bò sữa ở nước ta .
4.2. Phƣơng pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu: Thu thập số liệu và tài liệu đã
công bố do các nhà khoa học nghiên cứu tổng kết ;Thu thập số liệu mới,
những tài liệu mới tại Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai...
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các số liệu, các tài liệu về chính
sách, chủ trương của Nhà nước Trung ương và tỉnh Đồng Nai .
- Phương pháp thống kê, so sánh số liệu:
5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Từ khi cả nước phát triển nghề chăn nuôi bò sữa (1993) đến nay đã có
nhiều công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu như: Những vấn đề kinh
tế chủ yếu ngành chăn nuôi bò sữa ở TP Hồ Chí Minh, của TS. Lương Văn

Tác, năm 1993. Một số đặc điểm về giống của đàn bò lai (HF x Sind) hướng
sữa tại TP Hồ Chí Minh, của TS. Nguyễn Quốc Đạt, năm 2002. Một số suy
nghĩ về phát triển chăn nuôi bò sữa ở miền Nam - Thực trạng và giải pháp,
của TS. Đoàn Đức Vũ, năm 2003. Các công trình khoa học trên đã đề cặp đến
những vấn đề cụ thể về kỹ thuật, tình hình và xu hướng phát triển chăn nuôi
bò sữa trên một địa bàn nhất định, hiệu quả kinh tế - xã hội . Nhưng chưa đi
sâu nghiên cứu về vai trò quản lý nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa .
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN

Làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận và thực tiễn vai trò quản lý nhà
nước; Đánh giá thực trạng vai trò quản lý nhà nước, những tác động tích cực,


iii

cũng như hạn chế và nguyên nhân về vai trò quản lý nhà nước; Đề xuất những
giải pháp và nêu lên một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước
đối với việc phát triển chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Đồng Nai.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục luận văn gồm 3 chương:
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý
nhà nƣớc đối với ngành chăn nuôi bò sữa.
Chƣơng 2: Thực trạng vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngành chăn nuôi
bò sữa ở Đồng Nai và những vấn để đặt ra.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao vai trò quản lý
nhà nƣớc đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai.



iv

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI BÕ SỮA
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI BÕ SỮA Ở VIỆT NAM

1.1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi bò sữa
Thứ nhất, đối tượng tác động của ngành chăn nuôi bò sữa là các cơ thể
sống động vật, là một loài động vật có hệ thần kinh cao cấp, có những tính qui
luật sinh vật nhất định.
Thứ hai, bò sữa là một loại tài sản cố định đặc biệt, có giá trị cao.
Thứ ba, sản xuất kinh doanh sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phải chi phí
một lượng vốn lớn. Vì sản phẩm chăn nuôi bò sữa là các sản phẩm thịt và sữa
có giá trị dinh dưỡng cao, có tỷ suất hàng hóa lớn .
1.1.2. Vai trò của ngành chăn nuôi bò sữa đối với sự phát triển kinh
tế- xã hội Chăn nuôi bò sữa ở nước ta có vai trò to lớn trong việc cung cấp
các loại thực phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội ; Góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các tỉnh, thành phố và phát triển
ngành sữa cả nước, mặt khác chăn nuôi bò sữa là một giải pháp thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra
khả năng phát triển công nghiệp chế biến; Chăn nuôi bò sữa đã góp phần đáng
kể trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống cư dân nông thôn ngoại thành; Từng bước thay thế
nhập khẩu, cung ứng nguồn nguyên liệu sữa tươi quan trọng cho các nhà máy
chế biến sữa, đáp ứng yêu cầu thị trường .
1.1.3. Tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
1.1.3.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, Theo Bộ Tài chính, năm 2004, Việt Nam đã nhập gần 167

triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa, năm 2005 là trên 220 triệu USD. Sản xuất


v

sữa trong nước mới đáp ứng được gần 22% nhu cầu tiêu dùng nội địa. Như
vậy, yếu tố quan trọng nhất là thị trường và triển vọng kinh tế thì đã rõ, đây là
điều kiện cần.[phụ lục,bảng 1].
Thứ hai, Thuận lợi của Việt Nam là có thể phát triển đàn bò sữa trên cơ
sở đàn bò lai Sind trong nước, chiếm tới gần 85%. Về vị trí địa lý Việt Nam
nằm gần các nước có khả năng chăn nuôi phát triển con bò sữa , cụ thể như
Thailand , Indonesia , Trung Quốc… [phụ lục ,bảng 3]; Chăn nuôi trâu bò có
từ lâu đời và là ngành sản xuất truyền thống của sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam; Nguồn lao động nông thôn dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học - kỹ
thuật mới ứng dụng vào sản xuất; Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
trang trại ; Công nghệ sinh học có thành tựu bò lai giữa bò HF với bò cải tiến
(bò lai Zebu) có tỷ lệ HF từ 50% - 75% là phù hợp; Nghị quyết 09/2000/NQCP ngày 15/6/2000 của Chính phủ, đã nêu rõ: “Trong vòng 10 năm tới, đưa
đàn bò sữa lên 200.000 con trong đó khoảng 100.000 con bò vắt sữa, sản
lượng sữa tươi khoảng 300.000 tấn/năm để cung cấp nguyên liệu”. Quyết định
167/2001/QĐ- TTg, thể hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước;
Công nghệ, thiết bị trong công nghiệp chế biến sữa của nước ta được đầu tư
đổi mới khá hiện đại .
1.1.3.2. Những điều kiện phát triển chăn nuôi bò sữa
- Điều kiện sinh thái
- Ngành công nghiệp chế biến sữa
- Khoa học, kỹ thuật
-Cơ cấu giống bò sữa nhập khẩu
- Vốn và lao động
- Cơ sở hạ tầng giao thông và các phƣơng tiện vận tải

- Thị trƣờng tiêu thụ


vi
1. 2. VAI TRÕ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƢỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
NÂNG CAO VAI TRÕ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI NGÀNH
CHĂN NUÔI BÕ SỮA .

1.2.1. Vai trò quản lý nhà nƣớc về kinh tế trong ngành chăn nuôi bò sữa.
Trong bất cứ điều kiện nào thì vai trò to lớn của quản lý nhà nước về
kinh tế trong chăn nuôi bò sữa cũng chỉ được thể hiện khi nó thực hiện được
các chức năng chủ yếu sau :
1.2.1.1. Các chức năng của Nhà nƣớc trong quản lý ngành chăn nuôi
bò sữa.
Một là ,định hướng chiến lược cho sự phát triển chăn nuôi bò sữa phù
hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.
Hai là , điều chỉnh các mối quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất như
quan hệ hợp tác sản xuất chăn nuôi bò sữa , liên kết sản xuất chế biến – tiêu thụ
…dưới những hình thức đa dạng khác nhau , nhà nước điều chỉnh bằng cách
giúp đở , taọ môi trường thuận lợi để các quan hệ này phát triển có hiệu qủa.
Ba là , Hỗ trợ giúp đỡ kinh tế hộ gia đình , kinh tế trang trại tham gia
đầu tư chăn nuôi bò sữa.
Bốn là, triển khai các chính sách tăng cường đầu tư cho nghiên cứu
giống bò sữa một cách hợp lý.
Năm là, Tổ chức bộ máy quản lý ,thực hiện những mục tiêu cụ thể đã đề ra,
vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước trong chăn nuôi là không thể thiếu được,
vừa tinh gọn vừa có hiệu lực quản lý cao là nhân tố thúc đẩy ngành chăn nuôi
bò sữa phát triển một cách có hiệu quả .
1.2.1.2. Các công cụ quản lý của nhà nƣớc về kinh tế trong chăn nuôi
bò sữa.

Các công cụ quản lý đó là :
- Kế hoạch
- Chính sách kinh tế
- Hệ thống luật pháp của nhà nƣớc có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.


vii

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với
ngành chăn nuôi bò sữa
Cụ thể, trong ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai sự cần thiết phải nâng
cao vai trò của nhà nước còn xuất phát từ những yêu cầu sau đây:
- Xuất phát từ yêu cầu phải có cơ chế chính sách để thúc đẩy sự phát
triển của ngành chăn nuôi bò sữa.
- Yêu cầu khắc phục tính tự phát, nhỏ lẻ của các hộ chăn nuôi cần có sự
quản lý, định hướng, hướng dẫn của Nhà nước.
- Do yêu cầu đáp ứng các điều kiện vật chất và kỹ thuật của các hộ chăn
nuôi bò sữa .
- Sự biến động của giá đầu vào và đầu ra đối với sản phẩm sữa bò trên
thị trường thế giới và trong nước đòi hỏi phải có sự điều tiết của nhà nước để
bảo vệ lợi ích của ngành chăn nuôi bò sữa.
- Yêu cầu phải xử lý vấn đề môi trường trong trong quá trình chăn nuôi
và chế biến các sản phẩm từ sữa bò đòi hỏi phải nâng cao vai trò quản lý của
nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI
BÕ SỮA Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1. Kinh nghiệm của Thailand.
1.3.2. Kinh nghiệm của Đài Loan
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra qua thực tiễn của Thailand

và Đài Loan có thể vận dụng vào Việt Nam
Qua nghiên cứu có thể rút ra những kinh nghiệm sau: Nhà nước có vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Nhà nước có
các chương trình phát triển và tạo ra những tiền đề ban đầu, ổn định cho người
chăn nuôi; Sử dụng chính sách tín dụng ổn định, ưu đãi đối với các hộ chăn
nuôi bò sữa với thời gian thích hợp theo chu kỳ phát triển của bò sữa; Nhà
nước thống nhất quản lý giống, từ khi nhập khẩu đến quá trình chăn nuôi;
Thúc đẩy và tăng nhanh đàn bò sữa để thu được nguồn sữa trong nước tối đa,
đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; Thúc đẩy và hỗ trợ để tăng nhanh, sản


viii

xuất sữa có chất lượng và hiệu quả; Khuyến khích hộ nông dân nuôi bò sữa ở
những vùng thích hợp và bán được sữa với giá cả thỏa đáng; Khuyến khích
các tổ chức hội chăn nuôi hoạt động như là những đại diện mạnh mẽ của
người chăn nuôi; Khuyến khích sử dụng các nguồn sữa nguyên liệu trong
nước để chế biến; Khuyến khích khu vực tư nhân có vai trò hướng dẫn và hợp
tác trong sự phát triển sản xuất sữa nhằm giảm trực tiếp gánh nặng của khu
vực nhà nước; Có chiến lược lâu dài, đảm bảo môi trường sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên không bị phá vỡ.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VAI TRÕ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
NGÀNH CHĂN NUÔI BÕ SỮA Ở ĐỒNG NAI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. TÌNH HÌNH NGÀNH CHĂN NUÔI BÕ SỮA Ở ĐỒNG NAI HIỆN NAY

2.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên của Đồng Nai liên quan đến ngành
chăn nuôi bò sữa
Đồng Nai là một tỉnh thuộc đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam có vị trí địa lý và giới hạn hành chính như sau: Đông giáp tỉnh
Bình Thuận,Tây giáp TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương,Nam giáp TP Hồ
Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.Tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh là 5.894,73 km2, dân số 2.149.000 người, được chia
thành 11 đơn vị hành chính gồm: TP Biên Hoà, thị xã Long Khánh và 9
huyện: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất,
Trảng Bom, Long Thành và Nhơn Trạch. Những điều kiện tự nhiên và cơ sở
vật chất kỹ thuật tạo cho Đồng Nai một lợi thế phát triển chăn nuôi đại gia súc
trong đó có chăn nuôi bò sữa phát triển.
2.1.2. Sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai
Tại Đồng Nai , có các mô hình chăn nuôi bò sữa như sau :
Một là, xí nghiệp bò sữa An Phước do nhà nước đầu tư vốn và sản xuất theo
kế hoạch do Nhà nước giao , với chức năng nhiệm vụ là chăn nuôi bò sữa và chế


ix

biến các sản phẩm từ sữa bò tươi . Tháng 3 năm 2006 UBND tỉnh Đồng Nai ký
Quyết định số 1150/QĐ-CT.UBT ngày 18/3/2005 đã chuyển đổi xí nghiệp sang
hình thức công ty cổ phần trong đó Nhà nước chiếm 51% vốn .[phụ lục,bảng 8].
Hai là , Công ty liên doanh bò sữa Đồng Nai với số vốn Pháp định là
1.960.000 đô la Mỹ . Chức năng nhiệm vụ là chăn nuôi bò sữa , chế biến sữa
hộp giấy thanh trùng và kinh doanh dịch vụ.
Ba là, mô hình chăn nuôi bò sữa trang trại tập trung gia đình . Tháng
10/1997 UBND tỉnh ký ban hành văn bản chấp thuận cho xí nghiệp sử dụng một
phần quỹ đất đang quản lý sử dụng (100 ha/300 ha) chuyển sang khoán cho các
hộ nuôi bò sữa theo Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Bốn là , mô hình chăn nuôi gia đình không có vốn đầu tư lớn như trang
trại nói trên , chủ yếu là các hộ ngoài dân sống trong khu vực Long Thành.
Từ thực tiển 30 năm hình thành và phát triển chăn nuôi bò sữa ở Đồng

Nai có thể rút ra được những nguyên nhân dẫn đến tốc độ phát triển của đàn
bò sữa ở Đồng Nai mặc dù đi trước nhưng còn chậm so với Bình Dương , Bà
Rịa-Vũng Tàu hiện nay:
Thứ nhất, Thời kỳ kế hoạch hóa tập trung đã tác động rất nhiều đến hoạt
động của xí nghiệp bò sữa An Phước.
Thứ hai, là trình độ kỹ thuật của các hộ chăn nuôi bò sữa còn thấp, quy
mô nhỏ lẻ.
Thứ ba, là quan hệ giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp thu mua chế
biến bất bình đẳng không có sự tương trợ từ phía doanh nghiệp.
Thứ tƣ, là còn tình trạng tư duy làm kinh tế theo kiểu “phong trào”.
Những nguyên nhân trên đây cùng với sự quản lý Nhà nước đối với ngành
chăn nuôi bò sữa còn bất cập và buông lỏng là nhân tố trực tiếp làm cho
ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai trong thời gian qua bị suy giảm, phát
triển thiếu ổn định và vững chắc.


x
2.2. THỰC TRẠNG VAI TRÕ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH
CHĂN NUÔI BÕ SỮA Ở ĐỒNG NAI

2.2.1. Tình hình thực thi vai trò quản lý của nhà nƣớc về kinh tế đối
với ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai
Thể hiện:
Thứ nhất, Nhà nƣớc xác định phƣơng hƣớng phát triển đã phát huy
đƣợc lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh trong chăn nuôi bò sữa.
- Năm 2003 UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho Công ty Cổ phần bò sữa Đồng
Nai xây dựng dự án xây dựng trại chăn nuôi bò sữa chất lượng cao của tỉnh giai
đoạn 2001 - 2010 từ nguồn vốn ngân sách, vay tín dụng và vốn tự có của đơn vị.
Thứ hai, Nhà nƣớc đã từng bƣớc hoàn thiện cơ chế chính sách và tạo
ra môi trƣờng pháp lý ổn định cho việc phát triển đàn bò sữa.

Các chính sách của Trung ương được thể hiện qua một số Quyết định,
Nghị quyết như sau:
-Quyết định 125/CT ngày 18/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về việc cấp bù kinh phí để duy trì và nâng cao chất lượng
đàn gia súc, gia cầm.
- Quyết định 225/1999/QĐ- TTg ngày 10/12/1999 của Chính phủ về phê
duyệt chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp
thời kỳ 2000 - 2005.
- Quyết định 167/2001/QĐ- TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp
và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001 - 2010.
- Quyết định số 4565/1997/QĐ.CT-UBT ngày 12/12/1997 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Nai v/v Ban hành quy định về quản lý đàn giống gốc trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thứ ba, kế hoạch hóa việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa;
Thứ tƣ, chính sách tín dụng đối với ngành chăn nuôi bò sữa.


xi

2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng vai trò quản lý của nhà nƣớc đối
với ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai
2.2.2.1. Về thành tựu
- Một là, Nhà nước đã xác định đúng đắn các mục tiêu chiến lược, có các
chính sách phù hợp, hỗ trợ kịp thời, thiết thực nên ngành chăn nuôi bò sữa có
bước phát triển tương đối toàn diện và tăng cường được vai trò quản lý Nhà nước.
Hai là, được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp hổ trợ và thực hiện một cách có
hiệu quả của các ngành chức năng cùng với các cấp chính quyền trong tỉnh.
Ba là, Trực tiếp góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn Đồng Nai theo hướng CNH, HĐH.
Bốn là, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến con giống trong quá trình chăn

nuôi, do vậy, chất lượng con giống bò sữa được cải thiện đáng kể.
Năm là, được sự hỗ trợ của Nhà nước, qua quá trình chăn nuôi, người
dân tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa;
Sáu là, các doanh nghiệp chế biến sữa đã phát triển hệ thống, mạng lưới
thu mua và hỗ trợ nhiều điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi.
Bảy là, các chính sách tín dụng, ngân hàng đã hỗ trợ kịp thời và thuận lợi
cho các hộ chăn nuôi bò sữa.
Tám là, Nhà nước hỗ trợ phát triển chương trình khuyến nông, quản lý
giống, thú y, và bồi dưỡng đào tạo kỹ thuật cho các hộ trong ngành chăn nuôi
bò sữa.
Chín là, Nhà nước tạo các điều kiện ưu đãi khác như về thị trường tiêu
thụ, hệ thống văn bản pháp quy, các thủ tục hành chính...
2.2.2.2. Những tồn tại về vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngành chăn
nuôi bò sữa ở Đồng Nai
Những tồn tại về cơ chế chính sách; Chi phí sản xuất lớn, giá thành cao
trong khi giá bán sữa tươi thấp, lợi nhuận giảm, người chăn nuôi quy mô nhỏ bị
thua lỗ; Quy mô chăn nuôi nhỏ, lẻ và chưa liên kết giữa sản xuất với chế biến và
tiêu thụ, chưa tạo được chu trình kinh doanh khép kín; Công tác quản lý giống
bò sữa của các ngành chức năng trên địa bàn còn buông lỏng, chưa tập trung


xii

thực hiện việc quản lý theo định hướng mục tiêu cải thiện giống; Kiến thức và kỹ
năng chăn nuôi bò sữa của nông dân còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp; Nhà
nước chưa có chiến lược định hướng chăn nuôi bò sữa lâu dài; Vai trò của Nhà
nước chưa thực sự điều tiết được giá cả thị trường; Nhà nước chưa có chính sách
ưu đãi đối với các hộ đầu tư chăn nuôi theo qui mô lớn; Chính sách tín dụng ưu
đãi đối với người chăn nuôi bò sữa còn nhiều điểm chưa hợp lý.
2.2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại.

- Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng và yếu về kỹ thuật chưa
đáp ứng nhu cầu quan lý nhà nước về chăn nuôi bò sữa ; Kinh nghiệm của
người chăn nuôi còn bất cập, công tác khuyến nông chưa đạt hiệu quả ; Hệ
thống thu mua và giá cả chưa hợp lý; Chưa có cơ chế chính sách cho vùng
nguyên liệu; Người chăn nuôi còn chịu ảnh hưởng, chi phối của giá thị trường.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÕ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI
BÕ SỮA Ở TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO VAI TRÕ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI BÕ SỮA Ở ĐỒNG NAI

3.1.1. Những định hƣớng chiến lƣợc của Nhà nƣớc đối với ngành
chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam nói chung và tại Đồng Nai nói riêng .
Mục tiêu chung : Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền
vững , sản lượng sữa sản xuất trong nước đến năm 2010 đáp ứng 40% nhu cầu
sữa tiêu dùng nội địa , từng bước giảm số lượng nhập khẩu , tăng thu nhập
cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn .
3.1.2. Một số phƣơng hƣớng cơ bản nhằm nâng cao vai trò quản lý
của nhà nƣớc đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Đồng Nai theo hướng
phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa.


xiii

Hai là, quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa phải
tạo được động lực để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn của Đồng Nai theo hướng CNH, HĐH.

Ba là, tổ chức thực hiện phát triển ngành chăn nuôi bò sữa một cách có
khoa học và mang tính đồng bộ , thống nhất.
Bốn là, Nhà nước định hướng xây dựng và hỗ trợ phát triển các mô hình
chăn nuôi điển hình, có hiệu quả phù hợp với đặc điểm địa bàn Đồng Nai.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÕ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI BÕ SỮA Ở TỈNH ĐỒNG NAI.

Một là, đổi mới phương thức quản lý nhà nước về giá cả phù hợp với cơ
chế thị trường, phù hợp với tính chất đặc thù của Đồng Nai và xu hướng hội.
Hai là, khai thác thị trường đầu ra cho ngành chăn nuôi bò sữa đảm bảo
đủ lớn, để có thể gia tăng sản lượng sữa mà không làm sản phẩm giảm giá,
đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ba là, Nhà nước phải đảm bảo cung ứng đồng bộ các loại vật tư đầu vào
cần thiết cho ngành chăn nuôi bò sữa.
Bốn là, Nhà nước phải cung cấp cho người chăn nuôi bò sữa đầy đủ các
thông tin, có sự hỗ trợ cụ thể và hiệu quả về vật chất để phát triển chăn nuôi
bò sữa.
Năm là, Nhà nước hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế hợp tác phù
hợp với trình độ kỹ thuật của ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai.
Sáu là, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô
trong ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh, phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa trong tiến trình CNH, HĐH.
Bảy là, tăng cường quản lý nhà nước về giống, thức ăn, thú y... cần có các
biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng, để đảm bảo lợi ích của người chăn nuôi.


xiv
3.3. KIẾN NGHỊ

Thứ nhất, đề nghị UBND tỉnh có chính sách đầu tư hàng năm bằng vốn

ngân sách cho các mục tiêu : Thực hiện chương trình Zêbu hóa đàn bò vàng ở
địa phương tạo đàn bò cái nền để lai tạo đàn bò sữa cho tỉnh ;Khuyến khích
các cá nhân ,tổ chức ,các thành phần kinh tế khác nhau trong tỉnh đầu tư xây
dựng mới các cơ sở sản xuất chăn nuôi bò sữa trang trại với quy mô phù hợp
quy hoạch của tỉnh; Hỗ trợ công ty cổ phẩn bò sữa Đồng Nai kinh phí hàng
năm để duy trì đàn giống gốc; Khuyến khích các cá nhân hộ nhỏ lẽ chăn nuôi
bò sữa liên kết lại hoặc tự nguyện tham gia thành lập hợp tác xã chăn nuôi bò
sữa ở khu vực huyện Long Thành; Tổ chức tốt công tác khuyến nông chăn
nuôi bò sữa , hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa xây dựng mô hình chăn nuôi
bò sữa thâm canh năng suất cao; Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học
kỹ thuật , có kinh nghiệm quản lý tổ chức chăn nuôi bò sữa.
Thứ hai, đề nghị Nhà nước xem lại và điều chỉnh mức lãi suất cho các
hộ chăn nuôi bò sữa, vì lãi suất hiện nay là trên 1%/tháng. với mức lãi suất
0,6%/tháng, thì mới khuyến khích được chăn nuôi bò sữa.
Thứ ba, đề nghị Nhà nước có biện pháp bình ổn giá các loại vật tư ,
nguyên liệu ...phục vụ cho chăn nuôi phát triển bò sữa.
Thứ tƣ, Khuyến khích , tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân được
hưỡng các chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế xuất nhập khẩu , thuế thu
nhập doanh nghiệp khi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất , kinh doanh các loại
vật tư , thiết bị phục vụ chăn nuôi bò sữa.
Thứ năm Các cơ quan quản lý nhà nước phải có biện pháp chế tài để
vừa đảm bảo giống tốt, vừa đảm bảo cho người bán phải có trách nhiệm và
bảo vệ lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
Thứ sáu , mỡ rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ chăn
nuôi để phát triển bò sữa , không phân biệt thành phần kinh tế .


xv

KẾT LUẬN

1.Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta phải được phát triển
theo định hướng nhất định. Thời gian qua, ngành chăn nuôi bò sữa đã tạo việc
làm cho một số lao động, ổn định và cải thiện đời sống của cư dân khu vực
nông thôn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, do thiếu
sự quản lý của Nhà nước, nên đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết .
2. Để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững trong điều kiện nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, một mặt nó vừa phát triển theo những
quy luật vốn có của thị trường với sự điều tiết của ”bàn tay vô hình”, nhưng
nhất thiết cần có sự quản lý của nhà nước bằng ”bàn tay hữu hình” để phát
huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường.
Vai trò quản lý của Nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa bằng các chính
sách và các công cụ kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
3.Vai trò quản lý nhà nước đối với ngành chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai
trong những năm qua đã góp phần làm cho ngành chăn nuôi có bước phát
triển. Tuy nhiên, thực tiễn sự quản lý của Nhà nước cũng nảy sinh những vấn
đề bất cặp cần phải giải quyết và sớm được khắc phục bằng những phương
hướng và giải pháp phù hợp và phù hợp với đặc điểm ,đặc thù về kinh tế - xã
hội của địa phương.
4.Vai trò quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta còn
khá mới mẻ, lại càng mới hơn khi nghiên cứu cụ thể vào ngành chăn nuôi bò
sữa, nên đang còn nhiều điểm cần phải được nghiên cứu thêm. Đây là công
trình đầu tiên của cá nhân về một vấn đề lớn, cần phải có sự đầu tư nghiên
cứu thêm về thời gian và công sức. Do bị giới hạn thời gian và trình độ của
người viết còn có phần hạn chế, điều đó sẽ không tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định, mong nhận được những ý kiến của Thầy hướng dẫn và các
Thầy , Cô trường Đại Học KTQD để vấn đề nghiên cứu được tốt hơn ./.




×