Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt nam.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.79 KB, 24 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sau 25 năm đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam đạt được những thành tựu nhất
định về vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và việc làm… Qua đó,
FDI khẳng định vai trò không thể thiếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, đây là
nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, làm tăng khả năng
sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động…
Bên cạnh những kết quả đạt được, FDI đã và đang làm nảy sinh những vấn đề
có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể như: Tạo
sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước; gây ra tình trạng mất cân đối
về cơ cấu ngành, vùng kinh tế; công nghệ chuyển giao lạc hậu; gây ô nhiễm môi
trường sinh thái; xuất hiện hiện tượng chuyển giá; phát sinh xung đột trong quan hệ
chủ - thợ; và những bất cập về điều kiện sinh hoạt, làm việc của người lao động…
Đây là những vấn đề mà không ít nước gặp phải trong quá trình thu hút FDI.
Do vậy, nghiên cứu một cách toàn diện quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI
tại Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm một số nước châu Á, để
chỉ ra, phân tích và đánh giá một cách khách quan, có hệ thống những vấn đề kinh tế
xã hội nảy sinh có ý nghĩa rất lớn, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn vốn này và hạn
chế những chi phí xử lý chúng trong tương lai. Điều đó, đòi hỏi phải có những công
trình nghiên cứu có hệ thống về FDI và đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm xử lý, phòng
ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh. Vì vậy, đề tài “Những vấn đề kinh tế xã
hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giải
pháp cho Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện đánh giá
tác động của FDI tới kinh tế - xã hội nước tiếp nhận đầu tư. Một số nghiên cứu trong
đó đã ít nhiều đề cập tới tác động hai mặt của hoạt động này.
Imad A. Moosa (2002) cho rằng, bên cạnh việc FDI đem lại những lợi ích, thì
nó cũng có những mất mát, thiệt hại nhất định đối với nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy,




2

tác động của FDI đến các nước đang phát triển có thể là không có lợi trong mọi
trường hợp và trong mọi thời điểm.
2.1. Tác động của FDI về mặt kinh tế
(i) Cung cấp nguồn vốn đầu tư phát triển
Mô hình hai khoảng cách (The two-gap) trong kinh tế học phát triển cho thấy
các nước đang phát triển thường gặp phải vấn đề (i) chênh lệc giữa tiết kiệm và đầu
tư (tăng tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu đầu tư) và (ii) chênh lệch giữa xuất khẩu và
nhập khẩu (tăng xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu). FDI được cho là có vai trò thu
hẹp 2 khoảng cách này.
Song, trong nghiên cứu của mình, Lall và Streenten (1977) lại đặt nghi vấn
về khả năng của FDI thực hiện chức năng cung cấp vốn ít nhất là bởi 3 lý do sau:
Một là, FDI là nguồn vốn nước ngoài khá đắt đỏ. Thứ hai, dòng vốn FDI thực tế
được cung cấp bởi các công ty đa quốc gia có thể là không lớn (do vốn FDI có thể
được vay mượn từ nước tiếp nhận). Thứ ba, vốn góp của các công ty đa quốc gia
có thể hình thành nên máy móc hoặc tài sản vô hình. Với lý do này, FDI cung cấp
vốn ít và khá đắt đỏ.
(ii) FDI với sản lượng và tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu của Grossman và Helpman (1991), Borensztein và các cộng sự
(1995), Barro và Sala-i-Martin (1995), Imad A. Moosa (2002), Freeman (2002),
Hermes và Lensink (2003), Nguyễn Mại (2003), Andreas Johnson (2005), Girma
(2005), Li và Liu (2005), Lê Xuân Bá (2006) đều cho thấy, FDI đóng vai trò quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy nhiên, Lall và Streeten (1977) lập luận rằng sự thống trị của MNC trong
một nền kinh tế đang phát triển có thể gây bất lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Thêm vào đó, nghiên cứu của Aiken và Harrison’s (1999), Haddad và Harrison’s
(1993) cho rằng, tác động tràn của FDI tới sản lượng là rất nhỏ.

(iii) FDI với tiền lương và việc làm
Nghiên cứu của Pugel (1985), Baldwin (1995) khẳng định rằng FDI có khả
năng tăng việc làm một cách trực tiếp.


3

Song, nghiên cứu của Vaitsos (1976) lại kết luận rằng, tác động của FDI đến
việc làm là thấp. Thêm vào đó, Tambunlertchai (1976) đánh giá sự đóng góp của các
công ty nước ngoài đối với tạo việc làm ở nước sở tại là không đáng kể.
(iv) FDI với cán cân thanh toán
Theo Vaitsos (1976) thì cán cân thanh toán của các nước đang phát triển đạt được
lợi ích từ FDI, nhưng không phải là trong sản xuất. Đầu tư sản xuất dường như đã có tác
động bất lợi lên cán cân thanh toán của các nước đang phát triển vì có sự tăng nhập khẩu
trong đầu tư, cũng như cơ chế định giá chuyển nhượng trong các ty đa quốc gia.
(v) FDI với công nghệ
Các nghiên cứu của Nelson và Phelps (1966); Jovanovic và Rob (1989);
Segerstrom (1991) đều chỉ ra rằng chuyển giao Công nghệ đóng vai trò chính trong
tiến trình phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Imad A. Moosa (2002) cho rằng, những lợi ích
tương ứng của công nghệ nước ngoài đưa vào nước sở tại có thể không đáng kể hoặc
thậm chí là không có. Điều này một phần là do nước sở tại không có khả năng tiếp
nhận được công nghệ nước ngoài một cách chính xác.
(vi) FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nghiên cứu của Imad A. Moosa (2002) cho thấy, Vốn FDI di chuyển vào các
ngành góp phần phát triển các ngành có lợi thế so sánh, các ngành có lợi nhuận cao
và các ngành có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, nếu chính phủ các nước không
có định hướng tốt dễ gây mất cân đối về ngành kinh tế.
2.2. Tác động của FDI về mặt xã hội
Nghiên cứu của Donaldson (1989) cho thấy, FDI ảnh hưởng đến sự phát triển

của nước tiếp nhận ở một số vấn đề như, đạo đức, tham nhũng. Các MNC bị coi là
đối tượng có ảnh hưởng lớn đến môi trường của nước tiếp nhận (Longworth, 1998).
Nghiên cứu của Katherina Glac (2006) kết luận rằng, FDI có ảnh hưởng tới các
chuẩn mực đạo đức của nước tiếp nhận đầu tư, khi có sự giao thoa của các nền văn
hoá khác nhau.
Ngoài các nghiên cứu trên đây, nghiên cứu của Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường
Lạng (2006) là một trong số ít và có thể là duy nhất cho tới hiện nay đặt vấn đề phân


4

tích một số hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên,
nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến (mang tính gợi mở) một số rất ít vấn đề kinh tế - xã
hội nảy sinh trong quá trình thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn trước gia nhập WTO.
Tóm lại, đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề kinh tế xã
hội nảy sinh trong FDI và các tác động tiêu cực của nó, trong đó chỉ ra một cách đầy
đủ, toàn diện những vấn đề chung và đặc thù về kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề kinh tế xã hội chủ yếu thường nảy sinh
trong FDI.
- Nghiên cứu hiện trạng các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở một số
nước châu Á; chỉ ra các chính sách, biện pháp các nước này đã áp dụng để giải quyết
các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong
FDI ở Việt Nam, rút ra một số nhận xét, đánh giá làm cơ sở cho các đề xuất giải
pháp, kiến nghị ở chương 4 của luận án.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị trên cơ sở vận dụng kinh
nghiệm của một số nước châu Á nhằm xử lý và phòng ngừa có hiệu quả các vấn đề
kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI).
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở một số nước châu Á, chủ
yếu là Trung Quốc và Malaysia, đồng thời tham chiếu đến Việt Nam.
- Chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề kinh tế xã hội chung nhất, đặc thù nhất
nảy sinh trong FDI.
- Thời gian nghiên cứu từ 2001 - 2010; kiến nghị giải pháp xử lý những vấn đề
kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở Việt Nam đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: (i) Phương pháp duy vật


5

biện chứng và duy vật lịch sử; (ii) Phương pháp nghiên cứu văn bản; (iii) Phương
pháp phân tích và tổng hợp; (iv) Phương pháp thống kê, so sánh; (v) Phương pháp
logic; (vi) Phương pháp chuyên gia; (vii) Phương pháp nghiên cứu điển hình.
6. Đóng góp mới của luận án
(i) Nêu được tính tất yếu khách quan của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh
trong FDI.
(ii) Luận án hệ thống hóa và làm rõ 9 vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh mang tính
chung nhất, đặc thù nhất trong FDI, đồng thời chỉ ra tác động tiêu cực của các vấn đề
này đối với quốc gia tiếp nhận.
(iii) Nghiên cứu có hệ thống chính sách, biện pháp xử lý những vấn đề kinh tế xã
hội nảy sinh trong FDI ở một số nước châu Á để rút ra bài học hữu ích cho Việt Nam.
(iv) Làm rõ những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam giai
đoạn 2001 - 2010 và chỉ ra những nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề đó.
(v) Đề xuất và luận giải quan điểm, giải pháp xử lý, phòng ngừa những vấn đề
kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong bốn chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI
Chƣơng 2: Kinh nghiệm xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở
một số nước châu Á
Chƣơng 3: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam giai
đoạn 2001 - 2010
Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh
trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020


6

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG FDI
1.1. FDI và tính tất yếu khách quan của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh
Phần này gồm 3 tiểu mục. Ở tiểu mục 1.1.1, sau khi khái quát một số quan
điểm khác nhau về khái niệm FDI và cách hiểu phổ biến hiện nay về FDI, luận án đề
cập đến các hình thức FDI chủ yếu và một số lý thuyết tiêu biểu về FDI.
Tiểu mục 1.1.2, luận án phân tích tác động 2 mặt (tích cực và tiêu cực) của FDI
đối với nước tiếp nhận. Trên thực tế, tác động hai mặt mà FDI đưa lại cho nước tiếp
nhận đầu tư đang gây nhiều vấn đề tranh cãi.
Tiểu mục 1.1.3, luận án nêu bật tính tất yếu khách quan của những vấn đề kinh
tế xã hội nảy sinh trong FDI ở các nước tiếp nhận, nhất là các nước đang phát triển.
Khi xuất hiện khu vực FDI, hàng loạt quan hệ mới xuất hiện và do đó có nhiều vấn đề
kinh tế xã hội nảy sinh đòi hỏi phải giải quyết.
1.2. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI ở các nƣớc
Qua nghiên cứu thấy rằng, những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI xuất
hiện khá nhiều. Tuy nhiên, luận án tập trung làm rõ 9 vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh

trong FDI chủ yếu. Trong đó, có những vấn đề nảy sinh chung đối với tất cả các
nước, nhưng cũng có những vấn đề mang tính đặc thù chỉ nảy sinh ở một số nước
(xem hình 1.1).
Trong mục này, luận án chỉ ra và nghiên cứu có hệ thống những vấn đề kinh tế
xã hội nảy sinh chung trong FDI đối với tất cả các quốc gia (mang tính phổ biến)
như: (1) Tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư;
(2) tạo ra sự mất cân đối cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng của nước tiếp nhận; (3) xuất
hiện tình trạng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia; (4) gia tăng nguy
cơ chuyển giao công nghệ lạc hậu; (5) không đáp ứng các điều kiện sinh hoạt và làm
việc cho người lao động; (6) gây ô nhiễm môi trường sinh thái.


7
Tạo áp lực cạnh tranh

Những

Mất cân đối ngành, vùng kinh tế

vấn đề
ĐẦU

Chuyển giá

chung

Chuyển giao công nghệ lạc hậu




Không đáp ứng các điều kiện
sinh hoạt và làm việc cho người
lao động

TRỰC
TIẾP
NƢỚC

Gây ô nhiễm môi trường

NGOÀI

Những
vấn đề
đặc

Thâm hụt cán cân thương mại

Tranh chấp lao động

thù
Các vấn đề xã hội khác

Hình 1.1: Những vấn đề KTXH nảy sinh trong FDI
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.3. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI mang tính đặc thù ở một số nƣớc
Ngoài những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI nêu trên, FDI còn
làm nảy sinh các vấn đề kinh tế xã hội mang tính đặc thù như: (1) Nguy cơ gây thâm
hụt thương mại ở nước tiếp nhận đầu tư; (2) Phát sinh các vấn đề tranh chấp lao
động; (3) Các vấn đề xã hội nảy sinh khác.

Các vấn đề này, nếu không được giải quyết kịp thời, sẽ có tác động tiêu cực
làm giảm hiệu quả trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở nước tiếp
nhận đầu tư.
1.4. Tác động tiêu cực của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh đối với các nƣớc
đang phát triển
Trong mục này, luận án chỉ rõ các tác động tiêu cực chính của những vấn đề
kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư, trên hai khía
cạnh: (1) Tác động về kinh tế (giảm tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế; công nghệ
tiếp nhận kém hiệu quả; giảm hiệu quả xuất khẩu; hậu quả của chuyển giá; nhà đầu tư
đột ngột rút vốn); (2) Tác động về xã hội, môi trường (đình công gia tăng; môi trường
ô nhiễm nặng nề, tài nguyên cạn kiệt).


8

CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM XỬ LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ
HỘI NẢY SINH TRONG FDI Ở MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á
2.1. Khái quát về FDI ở một số nƣớc châu Á
Trong phần này, luận án tập trung khảo cứu về chính sách và tình hình thu hút
FDI của một số nước châu Á (đại diện là hai nước Trung Quốc, Malaysia). Đây là hai
nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.
2.1.1. Tình hình thu hút FDI ở một số nước châu Á
Luận án khái quát về tình hình thu hút FDI của hai nước đại diện là Trung
Quốc và Malaysia trên các mặt như: (1) Về số lượng vốn FDI; (2) Về đối tác đầu tư;
(3) Về hình thức, lĩnh vực đầu tư.
2.1.2. Chính sách thu hút FDI ở một số nước châu Á
Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu kinh nghiệm xử lý những vấn đề kinh tế xã
hội nảy sinh trong FDI ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Malaysia, luận án
phân tích chính sách thu hút FDI của các nước này thông qua các nội dung cụ thể
như: (1) Môi trường pháp luật cho hoạt động FDI; (2) Chính sách đảm bảo đầu tư; (3)

Chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng; (4) Chính sách đa dạng hóa hình
thức, lĩnh vực và đối tác đầu tư; (5) Chính sách thuế và ưu đãi tài chính; (6) Chính
sách phát triển nguồn nhân lực; (7) Chính sách quản lý nhà nước về hoạt động FDI;
(8) Chính sách quản lý ngoại hối.
2.2. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI ở một số nƣớc châu Á
Qua nghiên cứu thấy rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, các nước đang
phát triển châu Á thường có những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung (những vấn
đề tiêu cực nảy sinh) trong FDI như: (1) Tạo áp lực cạnh tranh, nguy cơ làm phá sản
một số doanh nghiệp trong nước; (2) Tạo ra mất cân đối về cơ cấu kinh tế theo ngành
và vùng lãnh thổ; (3) Hiện tượng chuyển giá trong các công ty xuyên và đa quốc gia;
(4) Chuyển giao công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiên liệu; (5) Gây ô
nhiễm môi trường sinh thái; (6) Không đáp ứng về điều kiện sinh hoạt và làm việc
cho người lao động.


9

2.3. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh mang tính đặc thù trong FDI ở một số
nƣớc châu Á
Ngoài những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI ở hầu hết các
nước đang phát triển châu Á nêu trên, một số vấn đề mang tính đặc thù chỉ xảy ra ở
một vài nước như: (1) Tình trạng tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI ở
Trung Quốc xảy ra khá nghiêm trọng; (2) FDI Tác động xấu tới cán cân thanh toán ở
Malaysia; (3) Các vấn đề xã hội nảy sinh khác, đặc biệt là tệ tham nhũng trong hoạt
động quản lý đầu tư.
Các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung và đặc thù trong FDI nêu trên, nếu
không kịp thời phát hiện và xử lý, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã
hội của các nước này.
2.4. Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở một
số nƣớc châu Á và bài học rút ra cho Việt Nam

2.4.1. Những biện pháp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở
một số nước châu Á
Nhận thức rõ tác động tiêu cực của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh, các
nước có những chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề này như sau:
(1) Đối với sức ép về cạnh tranh có nguy cơ làm phá sản các doanh nghiệp
trong nước
Biện pháp mà cả Trung Quốc và Malaysia hướng tới đó là thúc đẩy, nâng cao
năng lực các nhà cung cấp đầu vào tại chỗ cho các doanh nghiệp FDI, bằng chính
sách khuyến khích các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển và tăng cường liên kết sản
xuất giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI trong chuỗi giá trị.
(2) Đối với tình trạng mất cân đối giữa các ngành, vùng kinh tế
Trung Quốc nỗ lực dành những khoản đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông, thông tin liên lạc... nhằm thúc đẩy sự giao lưu giữa các vùng. Tại các vùng có điều
kiện khó khăn, Trung Quốc dành những ưu đãi vượt trội nhằm khuyến khích nhà đầu tư.
Về vấn đề này, Malaysia cũng tập trung vào phát triển các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng có quy mô lớn tại các vùng có điều kiện khó khăn.
(3) Đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI
Trung Quốc ban hành và tích cực thực hiện Luật chống chuyển giá, củng cố hệ
thống thuế (như Luật Thuế TNDN 2007, thông tư…) theo hướng tăng cường biện


10

pháp điều chỉnh chuyển giá, phù hợp với các quy tắc áp dụng trong các nền kinh tế
phát triển khác trên thế giới.
Ở Malaysia, Chính phủ đưa ra “Hướng dẫn về chuyển giá”. Theo đó, doanh
nghiệp có thể được chọn nhiều phương thức tính giá chuyển giao khác nhau, nhưng
giá tính toán phải ngang bằng với mức giá phổ biến trên thị trường.
(4) Đối với tình trạng chuyển giao những công nghệ cũ, lạc hậu
Với mục tiêu thu hút vốn và công nghệ từ các TNC, Trung Quốc chủ động áp

dụng chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho các TNC đầu tư, đặc biệt là các TNC
đến từ Mỹ và phương Tây; coi trọng chuyển giao công nghệ và hiệu ứng lan tỏa từ
FDI; tạo môi trường tốt để thu hút các cơ sở R&D của các TNC.
Ở Malaysia, để phát huy năng lực nội sinh, giúp các doanh nghiệp trong nước
nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp nhận và làm chủ công nghệ, nước này đặc biệt coi
trọng đầu tư cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư cho hoạt
động R&D, hỗ trợ đẩy mạnh liên kết với nước ngoài; khuyến khích chuyển giao công
nghệ thông qua chính sách định hướng các dự án FDI sử dụng công nghệ cao.
(5) Đối với những bất cập về điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người lao động
Cùng với phát triển các KCN ở những vùng kém phát triển, Malaysia có các
chương trình phát triển đường sá, các trung tâm giáo dục, y tế, nhà ở… Đây là những
cơ sở vật chất gắn liền với quy hoạch vùng, khi Malaysia quyết định lựa chọn một số
vị trí của các vùng kém phát triển.
Còn Hàn Quốc lại có những kinh nghiệm thú vị về việc để cho cộng đồng dân
cư địa phương cung cấp dịch vụ cho thuê nhà ở cho công nhân ở các KCN.
(6) Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường
Nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường, Trung Quốc ban hành và thực thi luật bảo vệ môi trường; thành lập và
hoàn thiện cơ quan quản lý, bảo vệ môi trường theo các cấp; tiến hành đánh giá tác
động môi trường.
Malaysia đã sớm sửa đổi Luật Chất lượng môi trường, miễn giảm thuế thu
nhập đối với doanh nghiệp cung cấp các thiết bị xử lý rác thải, miễn giảm thuế đối
với các doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc, thiết bị ít gây ô nhiễm môi trường.


11

Nhật Bản luôn coi trọng vai trò của cộng đồng dân cư và các chính quyền địa
phương lớn hơn vai trò của Nhà nước, nhằm tạo ý thức, trách nhiệm của chính quyền
địa phương và cộng đồng dân cư đối với môi trường sống.

Đối với Hàn Quốc, các bộ, ngành cùng phối hợp xử lý vấn đề ô nhiễm môi
trường bằng cách đưa ra những khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN cải tiến
công nghệ sản xuất, để vừa nâng cao năng suất, vừa giảm gây ô nhiễm.
Ở Đài Loan, giai đoạn đầu ứng phó với vấn đề các KCN gây ô nhiễm môi
trường, Cách giải quyết chủ yếu là đưa các nhà máy từ thành phố ra các vùng nông
thôn. Sau đó, các KCN mới được xây dựng xa các thành phố chính và các vùng vệ
tinh. Đến năm 1987, Cục Bảo vệ Môi trường được thành lập và đưa ra những tiêu
chuẩn đánh giá tác động môi trường.
(7) Đối với vấn đề tranh chấp lao động
Trung Quốc thực hiện quy định về hợp đồng lao động mẫu, cho phép doanh
nghiệp trích lập quỹ bảo hiểm ở mức 20 - 25% tổng quỹ lương để giải quyết chế độ
đối với người lao động khi họ thôi việc.
(8) Đối với hạn chế tác động xấu tới cán cân thanh toán
Để giải quyết tình trạng nhập siêu ở một số ngành và lĩnh vực, đặc biệt là
các ngành sử dụng công nghệ cao, Malaysia đã chủ trương nâng cao năng lực khoa
học công nghệ trong nước theo hai hướng: (i) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
(ii) nâng cao khả năng R&D. Đồng thời, khuyến khích phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ.
(9) Đối với các vấn đề xã hội nảy sinh khác như tham nhũng
Trung Quốc cố gắng thực hiện minh bạch hóa hệ thống pháp luật, giảm thiểu
sự nhập nhằng giữa các văn bản, từ đó giảm sự tự tiện áp đặt quan điểm cá nhân; giao
cho 3 cơ quan đảm trách chống tham nhũng là Viện kiểm soát tối cao, Bộ Giám sát
và Bộ An ninh công cộng; xây dựng khung hình phạt cao đối, thực thi nghiêm khắc
với tội danh này.
Malaysia thành lập Học viện chống tham nhũng, ký Hiệp ước chống tham
nhũng của Liên hợp quốc ở Đông Nam Á. Ngoài ra, Malaysia cũng thành lập “Học
viện đạo đức công cộng quốc gia” nhằm nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp
của đội ngũ công chức.



12

2.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Từ thực tiễn thu hút FDI và chính sách, biện pháp xử lý những vấn đề kinh tế
xã hội nảy sinh trong FDI của một số nước châu Á, luận án rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
(1) Bài học thành công
* Quan điểm xây dựng chính sách thu hút FDI và giải quyết các vấn đề kinh tế
xã hội nảy sinh trong FDI phù hợp
* Chính sách thu hút FDI được xây dựng và thực hiện có bài bản, có lộ trình
* Luôn chú trọng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, chính sách kịp thời
và đồng bộ
* Nỗ lực cao trong cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng sàng lọc dự án FDI
* Chiến lược thu hút FDI hợp lý.
(2) Bài học chưa thành công
* Chính sách thu hút FDI và xử lý các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chưa
mang tính tổng thể, vẫn chú trọng nhiều về mặt lượng.
* Chính sách chuyển giao công nghệ, chính sách giải quyết tác động môi
trường còn nhiều hạn chế.


13

CHƢƠNG 3
NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG FDI
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
3.1. Khái quát về FDI tại Việt Nam
Trong phần này, luận án nghiên cứu khái quát về chính sách và tình hình thu
hút FDI tại Việt Nam. Qua đó đánh giá những đóng góp của hoạt động này đối với
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Mặc dù những lợi ích mà FDI mang lại là không thể phủ nhận được, song thực
tiễn 25 năm Việt Nam thực hiện thu hút FDI, khu vực này cũng đã và đang nảy sinh
các vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Bằng các số liệu thống kê; dữ liệu thu thập từ các báo cáo chính thức của các
Bộ, ngành, tổ chức; các kết quả nghiên cứu định lượng có liên quan…, luận án chỉ ra
và phân tích có hệ thống các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam.
3.2. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI tại Việt Nam
3.2.1. Tạo sức ép cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước
Theo kết quả điều tra của CIEM, các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá áp lực
cạnh tranh từ phía doanh nghiệp FDI trên bốn khía cạnh là thị phần, sản phẩm, công
nghệ và lao động so với doanh nghiệp trong nước và hộ gia đình. Ngoài ra, áp lực
cạnh tranh còn được đánh giá thông qua hoạt động M&A.
3.2.2. Làm mất cân đối giữa các ngành, vùng kinh tế
Vì mục tiêu lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số lĩnh vực
và một số địa bàn đầu tư thuận lợi. Tình trạng đó dẫn đến một nghịch lý, những địa
phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tốc độ tăng
trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó,
những vùng có trình độ kém phát triển, thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng kinh tế
vẫn thấp. Từ đó làm mất cân đối giữa các ngành, vùng kinh tế.
3.2.3. Tình trạng chuyển giá “lỗ giả lãi thật”
Thời gian qua, hoạt động chuyển giá trong khu vực doanh nghiệp FDI ở Việt


14

Nam đã được phát hiện nhiều. Điều này thể hiện qua báo cáo của Cục Thuế thành
phố Hồ Chí Minh (2009), khảo sát của Phạm Quốc Trung (2010) về diễn biến chuyển
giá, nghiên cứu của Trần Đình Thiên (2010), Điều tra doanh nghiệp 2009 của GSO
(2010a), nghiên cứu của Bùi Khánh Toàn (2011) về thanh tra giá chuyển nhượng, và
báo cáo của Tổng cục Thuế (2011)…

3.2.4. Gia tăng nguy cơ chuyển giao công nghệ lạc hậu
Năm 2010, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã thực hiện đánh giá vai
trò chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI với Việt Nam dựa vào yếu tố năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2004 – 2009. Kết quả cho thấy, hệ số TFP của
các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp FDI lần lượt là 8,6; 3,1; và 17,6. Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, hệ số TFP của khối FDI mang dấu âm (-17,6)
cho biết, sự tăng trưởng chủ yếu nhờ các yếu tố khác, ví dụ lao động rẻ, chứ không phải
do công nghệ. Trên thực tế, khảo sát ở nhiều doanh nghiệp FDI cho thấy máy móc, công
nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều cũ kỹ hoặc đã khấu hao hết.
Đồng thời, nghiên cứu của Võ Khắc Thường (2010) cho thấy, tính chất “lạc
hậu” tương đối về công nghệ của doanh nghiệp FDI còn được thể hiện thông qua
năng suất của vốn tính theo giá trị gia tăng của doanh nghiệp FDI
3.2.5. Những bất cập về điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người lao động
Tính đến hết năm 2011, cả nước có 180 KCN, KCX đã đi vào hoạt động và thu
hút được khoảng 4.113 dự án FDI và khoảng 4.700 dự án đầu tư trong nước. Khoảng
2 triệu lao động trực tiếp đang làm việc tại các KCN, KCX và hàng triệu lao động tại
các xí nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô lớn thuộc các cụm công nghiệp hoặc độc lập.
Tuy nhiên, hiện nay, chỉ mới 20% công nhân có chỗ ở ổn định, khoảng 80% đang
phải thuê nhà, với điều kiện ăn ở kém, không bảo đảm điều kiện sống tối thiểu, chi
phí sinh hoạt cao, trong khi thu nhập bình quân của người lao động tại các KCN
không cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của công nhân.
Bên cạnh vấn đề nhà ở cho người lao động, dịch vụ y tế (bệnh viện, bệnh xá),
dịch vụ giáo dục và đào tạo (các trường học cho con em người lao động) thiếu đảm
bảo, điều kiện làm việc của người lao động còn nhiều hạn chế…


15

3.2.6. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái
Hậu quả gây ô nhiễm môi trường từ các dự án FDI đang được bộc lộ rõ và làm
huỷ diệt môi trường sống nghiêm trọng. Điều này được thể hiện qua số liệu báo cáo

của Viện Hóa học Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương năm (2009), số liệu tính toán
của ENTEC (2008) về tổng lượng chất thải rắn; báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa
học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (2011); kết quả 288 cuộc thanh, kiểm
tra các khu công nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010)… Rõ ràng, những hậu
quả này là rất nặng nề và làm giảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.
3.3. Một số vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI mang tính đặc thù tại Việt Nam
3.3.1. Tranh chấp lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động
Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, từ năm 1995 đến
hết năm 2010, cả nước đã xảy ra 3.402 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát
của người lao động và theo xu hướng tăng dần. Trong đó, đình công ở khu vực FDI
xảy ra nhiều nhất, với 2.489 vụ, chiếm 73,2% tổng số cuộc đình công trong cả nước.
Đình công chủ yếu xảy ra ở phía nam Việt nam và tập trung nhiều vào các địa bàn
như Đồng Nai, Tp. HCM và Bình Dương. 80% số vụ đình công, bãi công hiện nay
đều bắt nguồn từ vấn đề lương của người công nhân và chủ yếu tập trung ở các doanh
nghiệp da giầy, may mặc.
3.3.2. Nguy cơ tạo ra thâm hụt thương mại
Nguy cơ khu vực FDI tạo ra thâm hụt thương mại ở Việt Nam là hiện hữu bởi
các lý do như: (1) Xuất khẩu của khu vực FDI có xu hướng tăng, nhưng nhập khẩu
của khu vực này cũng rất lớn (nghiên cứu của Đỗ Thu Trang và Lâm Thùy Dương
(2011) cho thấy, nếu không kể kim ngạch xuất khẩu dầu thô, khu vực này cũng bị
thâm hụt thương mại); (2) Do sự yếu kém và chậm chễ trong phát triển các ngành
công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, nên khi FDI càng tăng, thì nhập khẩu nguyên liệu,
linh kiện lắp ráp, trang thiết bị, phụ kiện… cũng tăng; (3) Do tác động của hội nhập
kinh tế và lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam đối với các sản phẩm nhập từ các nước
ASEAN, gần đây các doanh nghiệp FDI, nhất là các ngành điện tử có xu hướng dừng
sản xuất và chuyển sang nhập hàng hóa để bán.


16


3.3.3. Những vấn đề xã hội nảy sinh khác
(i) Vấn đề tham nhũng
Hiện tượng tham nhũng có liên quan đến khu vực FDI tại Việt Nam thời gian
qua có dấu hiệu xảy ra và có xu hướng gia tăng. Vụ việc Giám đốc Ban quản lý dự án
đại lộ Đông - Tây là một ví dụ điển hình. Cơ quan điều tra kết luận, ông Giám đốc
Ban quản lý này nhận hối lộ 262.000 USD của các nhân viên Công ty tư vấn quốc tế
Thái Bình Dương (PCI).
Vụ việc trên đưa chúng ta đến những cách nhìn nhận mới về vấn đề này. Một
là, đã có những vụ việc cụ thể về tham nhũng liên quan đến FDI tại Việt Nam được
phát hiện và xử lý. Hai là, do có sự tham gia của khu vực FDI mà vụ việc tham nhũng
lớn được đưa ra ánh sáng nhờ vào sự phát hiện từ phía các cơ quan chức năng của
nước chủ đầu tư.
Năm 2010, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Dự án
Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) tiến hành khảo sát, lấy ý kiến tại 1.155 doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, 20% doanh nghiệp FDI được hỏi
phải chi cho các khoản không chính thức trong quá trình đăng ký kinh doanh, 40%
doanh nghiệp FDI phải trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu, và có đến 70% doanh
nghiệp FDI phải chịu các khoản “bôi trơn” để thông quan hàng hóa được nhanh hơn.
(ii) Vấn đề bất bình đẳng
Trong quá trình thu hút FDI, nếu quản lý yếu kém, định hướng chính sách
không tốt, thì chính làn sóng FDI vào Việt Nam cũng là một trong những nguyên
nhân gia tăng bất bình đẳng về thu nhập. Các lý do cơ bản như: Các dự án FDI chủ
yếu tập trung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm, nơi có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi;
khu vực FDI thường trả lương cao hơn các khu vực khác; chuyển đổi đất nông nghiệp
cho các doanh nghiệp FDI góp phần tạo nên nhóm người nông dân mất đất và những
vấn đề xã hội đi kèm.
(iii) Ngoài ra, vốn thực hiện các dự án FDI thấp và chậm triển khai gây lãng phí
nguồn lực xã hội và có nguy cơ gây ra tiêu cực xã hội khác. Hệ lụy từ các vấn đề này
là gia tăng thất nghiệp, khiếu kiện và nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội…



17

3.4. Nguyên nhân làm nảy sinh những vấn đề kinh tế xã hội trong FDI tại Việt Nam
Nguyên nhân làm nảy sinh những vấn đề kinh tế xã hội trong FDI thì rất nhiều.
song có thể quy lại thành một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam liên quan đến FDI
còn thiếu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và hiệu quả thực thi thấp.
Thứ hai, việc xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách thu hút FDI chưa
thực sự gắn kết có hiệu quả với việc xây dựng và thực thi các chiến lược khác như
chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiến lược về khoa học và công nghệ…
Thứ ba, sự phối hợp giữa các Bộ ngành, giữa các địa phương và giữa các
Bộ ngành với các địa phương trong thu hút và triển khai vốn FDI còn yếu và
kém hiệu quả.
Thứ tư, trong thời gian qua, Việt Nam quá chú trọng đến thu hút FDI, mà ít chú
ý đến hiệu quả sử dụng FDI và những tác động xấu có thể xảy ra để phòng ngừa
(quan tâm đến “chiều rộng”, chưa chú trọng đến “chiều sâu”).
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước cấp trên bị
buông lỏng, nên không ít địa phương quá nhấn mạnh đến thành tích thu hút FDI (hình
thức chủ nghĩa), đã “xé rào” (vi phạm luật) gây nhiều hội chứng như sân gôn, khu
công nghiệp, khu kinh tế… Điều này làm phá vỡ các quy hoạch phát triển quốc gia,
vùng kinh tế.
Thứ sáu, Năng lực kinh tế trong nước yếu kém. Các ngành công nghiệp hỗ
trợ vừa yếu, lại vừa thiếu, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước
ngoài. Do đó, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI
rất hạn chế.


18


CHƢƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI
NẢY SINH TRONG FDI TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
4.1. Dự báo triển vọng FDI vào Việt nam và những vấn đề kinh tế xã hội nảy
sinh trong FDI đến năm 2020
Trong phần này, luận án dự báo triển vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong
những năm tới, thông qua diễn biến của nền kinh tế toàn cầu và việc cải thiện môi
trường đầu tư tại Việt Nam. Qua đó, đánh giá và dự báo các vấn đề kinh tế xã hội nảy
sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020.
4.2. Quan điểm xử lý, phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong
FDI tại Việt Nam đến năm 2020
Một là, xây dựng định hướng chiến lược và lộ trình giải quyết, phòng ngừa các
vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI phải gắn kết tối ưu với chiến lược thu hút FDI.
Hai là, coi trọng và tập trung xử lý các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI.
Ba là, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong việc xử lý các vấn
đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI.
Bốn là, chú trọng sàng lọc các dự án FDI và đặt yếu tố công nghệ lên ưu tiên
hàng đầu.
4.3. Các giải pháp xử lý và phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh
trong FDI tại Việt Nam
Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước châu Á, kết hợp với thực tiễn thu hút
FDI tại Việt Nam, các giải pháp xử lý, phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy
sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động FDI ở Việt Nam những năm tới cần
được thực hiện.
4.3.1. Các giải pháp đối với những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI
tại Việt Nam
* Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, tăng cường các biện pháp chống chuyển giá
Hệ thống luật pháp, chính sách phải đồng bộ, minh bạch và được thực thi



19

nghiêm túc từ trên xuống dưới, tránh những thay đổi đột ngột. Các văn bản hướng
dẫn luật phải được ban hành kịp thời và đồng bộ, các chính sách ban hành phải được
áp dụng thống nhất, không có ngoại lệ.
Trong thời gian tới, để thực hiện quyết liệt hơn trong việc chống chuyển giá, Việt
Nam cần thực hiện các biện pháp như: (i) Hoàn thiện các quy định pháp lý về chống
chuyển giá; (ii) Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá; (iii) Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc xác định giá chuyển nhượng; (iv) Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện; (v)
Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy nội địa hóa tự nguyện; (vi) Xem xét lại
cơ chế cho phép doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế.
* Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư từ các TNC
Trong thời gian tới, để thu hút nhiều TNC hàng đầu thế giới, Việt Nam cần
điều chỉnh chiến lược, chính sách theo hướng như: (i) Phải tạo được cơ chế chính
sách rõ ràng, thực hiện nghiêm túc về quyền sở hữu trí tuệ; (ii) Phát triển cơ sở hạ
tầng đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao; (iii) Có chiến lược xúc tiến tầm quốc
gia đối với các TNC. Trong đó, vai trò xúc tiến trực tiếp của chính phủ là rất quan
trọng và mang tính quyết định.
* Thiết lập hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhập khẩu công nghệ thích hợp,
khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển
Để thực hiện tốt vấn đề công nghệ, thực sự đưa Việt nam trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Nhà nước cần đóng vai trò là người dẫn
dắt, tạo đường nhằm đưa ra các quy định và đảm bảo việc thực hiện các quy định về
hỗ trợ, khuyến khích chuyển giao công nghệ và hoạt động R & D.
* Thu hút FDI có lựa chọn gắn với phát triển bền vững
Đã đến lúc Việt Nam cần xóa bỏ triệt để tình trạng thu hút FDI theo phong trào,
thành tích, chấm dứt tình trạng “dải thảm đỏ”, mà phải nhấn mạnh và coi trọng thu hút
FDI có điều kiện và gắn với mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững. Kiên quyết từ chối
cấp phép các dự án FDI không phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành,
vùng và địa phương, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường và làm cạn kiệt tài nguyên. Dành các ưu đãi cao nhất đối với các dự án thân
thiện với môi trường. Cần coi trọng hơn về các cam kết chuyển giao công nghệ và ảnh
hưởng môi trường.


20

* Tăng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo phương châm lấy
doanh nghiệp làm trọng tâm
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực được coi là một hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp
cả trong và ngoài nước, thể hiện ở một số giải pháp như: (i) nâng cao chất lượng hệ
thống giáo dục đào tạo phổ thông, đại học chuyên nghiệp, gắn giáo dục đào tạo với thực
tiễn; (ii) hình thành, phát triển và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề; (iii) Xã hội
hóa giáo dục đào tạo, đồng thời khuyến khích cạnh tranh trong đào tạo…
Để giải quyết vấn đề về mất cân đối lao động và những vấn đề lao động nảy
sinh trong các doanh nghiệp FDI, thì mô hình “Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp FDI
vận hành” là rất cần thiết cho việc thực hiện đào tạo lấy doanh nghiệp làm trọng tâm.
* Gắn FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc thu hút FDI phải cân nhắc, lựa chọn và hướng tới giải quyết ngay từ đầu
để không gây ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành, các vùng… trong nền
kinh tế.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, cần dành ưu đãi vượt trội cho những
dự án đầu tư vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp và miền núi, hải đảo.
* Cải thiện điều kiện về nhà ở và thực hiện chương trình an sinh xã hội cho người lao
động làm việc tại các khu công nghiệp
Giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN là nhiệm vụ quan
trọng, lâu dài và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, doanh nghiệp và
toàn xã hội.
Một số giải pháp được đề xuất thực hiện trong thời gian tới như sau:
(i) Cần đổi mới tư duy và coi nhà ở công nhân phải là một bộ phận của khu đô

thị; (ii) Quy hoạch KCN phải nằm trong một quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch
khu dân cư công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung của đô thị; (iii) Sửa đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định cụ thể về KCN được nhìn nhận
như những điểm dân cư công nghiệp hoàn chỉnh; (iv) Huy động mạnh mẽ các nguồn
lực, không phân biệt là các nguồn vốn từ Nhà nước hay tư nhân; (v) Cần đa dạng hóa
các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân…


21

* Thưc hiện hệ thống chính sách, biện pháp thu hút FDI theo hướng phòng ngừa các
vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh
(i) Chính sách thu hút FDI đồng bộ, nhất quán và minh bạch, hướng mạnh vào
thu hút FDI từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển, từ các TNC.
(ii) Tập trung thu hút FDI có công nghệ “xanh”. Kiên quyết không nhập khẩu
công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường…
(iii) Phải có quy hoạch tổng thể về thu hút FDI; giảm đến mức thấp nhất, thậm
chí không thu hút FDI vào nội đô thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ;
(iv) Phải có những quy định buộc các nhà đầu tư bên cạnh việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, phải đầu tư xây dựng các điều kiện
đảm bảo cho người lao động làm việc, đầu tư các công trình xử lý chất thải có thể gây
ô nhiễm môi trường sinh thái.
4.3.2. Một số giải pháp đối với những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh mang tính đặc
thù trong FDI tại Việt Nam
* Chủ động giải quyết tranh chấp giữa người lao động và giới chủ của doanh nghiệp FDI
Quan điểm để giải quyết vấn đề này là không chỉ quan tâm bảo vệ quyền lợi
người lao động, mà còn coi trọng lợi ích của các nhà đầu tư, sự ổn định và phát triển
của đất nước.
(i) Tổ chức định kỳ các cuộc đối thoại thẳng thắn giữa các cơ quan hữu quan của
Việt Nam và các doanh nghiệp FDI (đối thoại để hiểu nhau hơn); (ii) Tăng cường vai

trò quản lý nhà nước về lao động và sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan. Đề cao
công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi
phạm pháp luật lao động; (iii) Kiện toàn các tổ chức làm công tác trọng tài, hoà giải
và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức này; (iv) Mở rộng mạng lưới đào
tạo nghề và tác phong lao động công nghiệp cho người lao động; (v) Vận động,
tuyên truyền, hướng dẫn việc thành lập tổ chức công đoàn cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng
kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động công tác công đoàn.
* Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cường liên kết sản xuất với doanh nghiệp
trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu
Để khuyến khích được các doanh nghiệp FDI tăng cường liên kết sản xuất với
doanh nghiệp trong nước, thì trước hết Việt Nam cần tăng cường phát triển các ngành


22

công nghiệp hỗ trợ. Các ngành này sẽ là mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết sản
xuất, cung ứng hàng hóa.
Các giải pháp chủ yếu liên quan đến phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ
bao gồm: (i) xây dựng quy hoạch phát triển cho các ngành, trong đó định hướng sự
phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; (ii) Nhà nước tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ
trợ phát triển bằng cách tạo các điều kiện về đầu vào như đất đai và nguyên vật liệu,
hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin công nghệ; (iii) Xây
dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ, các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (iv) Các doanh nghiệp trong nước cần tạo dựng các
sản phẩm chủ đạo, nổi trội, tạo dựng hình ảnh sản phẩm của mình, nhằm thu hút các
nhà đầu tư (người mua).
* Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI
Việt Nam cần sớm đưa ra một chính sách rõ ràng, thống nhất và tổng thể về thu
hút FDI tới các địa phương được khuyến khích. Chính sách này cần thể hiện rõ quan
điểm khuyến khích FDI và thể hiện những định hướng lớn về phát triển cơ sở hạ tầng

và phát triển các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế mới.
Tóm lại, các giải pháp nêu trên cần được thực hiện một cách tích cực, đồng bộ
và không quá coi trọng giải pháp này, xem nhẹ giải pháp kia.
4.4. Một số kiến nghị điều kiện thực hiện các giải pháp
Để các giải pháp trên đây được thực thi có hiệu quả, luận án đề xuất hai điều
kiện thực hiện như sau:
Một là, cần có tư duy, nhận thức đúng, đầy đủ đối với việc thu hút FDI và xử
lý các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh từ FDI.
Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thu hút FDI và giải
quyết các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI.


23

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, luận án đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra và có những đóng
góp sau:
Thứ nhất, bên cạnh việc làm rõ thêm tác động hai mặt (tích cực và tiêu cực) chủ
yếu của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư, luận án nêu được tính tất yếu khách quan
của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI. Luận án chỉ ra và phân tích những
vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI (đây là những vấn đề nảy sinh chủ yếu từ bản
thân FDI) và những tác động tiêu cực chính của những vấn đề này đối với các quốc gia
tiếp nhận, nhất là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Thực tế cho thấy, FDI làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi phải
giải quyết. Các vấn đề này không được kiểm soát và xử lý kịp thời sẽ gây ra những
rủi ro và tổn thất trong hoạt động đầu tư, tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế và
giải quyết các vấn đề xã hội của nước tiếp nhận.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích khái quát thực trạng FDI tại Trung Quốc và
Malaysia (hai nước đại diện) trong những năm gần đây, luận án đi sâu nghiên cứu
những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI và các biện pháp xử lý những vấn đề

này ở một số nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Malaysia. Từ đó, rút ra một số
bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và vận dụng.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu chính sách và tình hình thu hút FDI tại Việt Nam,
luận án rút ra một số nhận xét, đánh giá đóng góp của FDI đối với Việt Nam.
Qua nghiên cứu thấy rằng, ngoài những đóng góp tích cực của FDI đối với nền
kinh tế Việt Nam, hoạt động này còn nảy sinh không ít những vấn đề kinh tế xã hội
có tác động ngược lên quá trình phát triển kinh tế và gây khó khăn cho việc giải quyết
các vấn đề xã hội.
Bằng việc phân nhóm các vấn đề nảy sinh; đồng thời, dựa trên các số liệu
thống kê, các báo cáo chính thức và các kết quả nghiên cứu định lượng từ các nghiên
cứu có liên quan, luận án tập trung chỉ ra và làm rõ những vấn đề kinh tế xã hội nảy
sinh trong FDI tại Việt Nam theo hai nhóm chính sau:


24

- Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung bao gồm: (i) Tạo sức ép cạnh
tranh đối với doanh nghiệp trong nước; (ii) làm mất cân đối ngành, vùng kinh tế; (iii)
xuất hiện tình trạng chuyển giá; (iv) chuyển giao công nghệ lạc hậu; (v) gây ô nhiễm
môi trường sinh thái; (vi) những bất cập về điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người
lao động.
- Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh mang tính đặc thù bao gồm: (i) Tranh
chấp giữa chủ sử dụng lao động và người lao động; (ii) nguy cơ thâm hụt thương mại;
(iii) những vấn đề xã hội nảy sinh khác.
Thứ tư, trên cơ sở bài học kinh nghiệm của các nước đang phát triển châu Á,
đặc biệt là Trung Quốc, Malaysia và thực tiễn thu hút FDI tại Việt Nam, luận án đề
xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh
trong hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam như: (i) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật
pháp, tăng cường các biện pháp chống chuyển giá; (ii) xây dựng chiến lược thu hút
đầu tư từ các TNC; (iii) thiết lập hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhập

khẩu công nghệ thích hợp, khuyến khích hoạt động R & D; (iv) thu hút FDI có lựa
chọn gắn với phát triển bền vững; (v) tăng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng đào
tạo nghề theo phương châm lấy doanh nghiệp làm trọng tâm; (vi) gắn FDI với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (vii) Cải thiện điều kiện về nhà ở và thực hiện chương
trình an sinh xã hội cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp; (viii)
Thưc hiện hệ thống chính sách, biện pháp thu hút FDI theo hướng phòng ngừa các
vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh; (ix) chủ động giải quyết tranh chấp giữa người lao
động và giới chủ của doanh nghiệp FDI; (x) khuyến khích các doanh nghiệp FDI
tăng cường liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu;
(xi) tăng cường liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI.
Thứ năm, để giải quyết tốt những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại
Việt Nam trong thời gian tới, trên cơ sở bài học kinh nghiệm ở một số nước châu Á,
luận án kiến nghị hai điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp đã đề xuất: (1)
Cần có tư duy, nhận thức đúng, đầy đủ đối với việc thu hút FDI và xử lý các vấn đề
kinh tế xã hội nảy sinh từ FDI; (2) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
trong thu hút FDI và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI.



×