Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đầu tư n n và chuyển giao công nghệ Công ty TNHH Canon VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.66 KB, 32 trang )

Mục lục
Lời nói đầu………………………………………………………………………………….. 3
I.Tổng quan về công ty mẹ: …………………………………………. 3
1.

Lịch sử hình thành và phát triển: ……………………………………. . 4

2. Quy mô vốn đầu tư…………………………………………………………….. 5
3. Quy mô lao động……………………………………………………………… 10
4.

Mạng lưới hoạt động trên thế giới…………………………………………. 12

II.Tổng quan về công ty Canon tại Việt Nam………………………… .14
1.Lịch sử hình thành và phát triển:……………………………………………….. 14
2. Quy mô vốn đầu tư, lao động và sản phẩm ……………………………….. 15
3.Một số sản phẩm canon được sản xuất tại Việt Nam………………………. 17

III. Tình hình hoạt động và kinh doanh tại Việt Nam………………..18
1.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam……………………… 18
1.1 Chiến lược và mục tiêu hoạt động: …………………………………………. 18
1.2 Quy trình sản xuất: ……………………………………………………………. 18
1.3 Đầu tư sản xuất và nghiên cứu phát triển………………………………….. 19
1.4 Chiến lược Cạnh tranh và quảng bá sản phẩm…………………………….19
1.5 Hoạt động phúc lợi dành cho CBCNV……………………………………….21
1.6 Về thực thi pháp luật…………………………………………………………….21
1.7 Hoạt động xã hội vì cộng đồng………………………………………………..22
1.8 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy nhà máy…. 23
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tai Việt Nam………………………… 24
2.1 Năng suất lao động…………………………………………………………….. 24
2.2 Chất lượng sản phẩm………………………………………………………… 24


1|Page


2.3 Kết quả đạt được………………………………………………………………. 25
3. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại Việt Nam.

Lời nói đầu
2|Page


Công ty TNHH Canon Việt Nam – thành viên trong Tập đoàn Canon, là một
công ty chế xuất 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, chuyên sản xuất các loại máy ,
linh kiện điện tử xuất khẩu ra thị trường thế giới.Đến với Việt Nam từ khá sớm
(2001) , đến nay Canon đã có cho mình vị trí mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng
muốn có.Và giờ đây Canon có lẽ là cái tên đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu
dùng trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ qua và cũng dần trở thành nhà sản xuất
quen thuộc với nhiều dòng sản phẩm tại Việt Nam.Canon không chỉ được biết đến là
tập đoàn đa quốc gia với nhiều chi nhánh, nhiều sản phẩm tốt có giá cả đáp ứng
mọi nhu cầu tiêu dùng mà còn nổi bật với nhiều thành tích đạt được trong hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội. Đặc biệt trong tình hình nền
kinh tế thị trường như hiện nay thì để có được kết quả đáng ngưỡng mộ ấy Canon
Việt Nam đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thử thách.Vậy đâu là chìa khóa
cho sự thành công cũng như để có thể đứng vững và tự khẳng định mình ? Quá trình
hình thành , phát triển và mục tiêu hoạt động của tập đoàn này tại Việt Nam như thế
nào ,các đóng góp của công ty đối với kinh tế Việt Nam ra sao? Đây chính là nội
dung sẽ được nhóm 5 đề cập trong bài viết ngắn gọn để bạn đọc có thể nắm được
các nội dung cần thiết.

I.Tổng quan về công ty mẹ:
3|Page



1.Lịch sử hình thành và phát triển:
Nguồn gốc của Canon là "Phòng thí nghiệm dụng cụ quang học chính xác"
(Precision Optical Instruments Laboratory) được thành lập năm 1937 bởi bốn người:
Takeshi Mitarai, Goro Yoshida, Saburo Uchida và Takeo Maeda. Sau đó, phòng thí
nghiệm này đổi tên sang Seikikōgaku kenkyūsho (dịch sang tiếng Việt thì đây có
nghĩa là "Công ty trách nhiệm hữu hạn quang học chính xác").
Mặc dù công ty được thành lập năm 1937 nhưng bốn năm trước đó, những kĩ sư
nói trên đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển Kwanon, nguyên mẫu máy ảnh 35mm
đầu tiên của Nhật Bản sử dụng màn trập dạng focal plane. Thiết bị này có nhiều
điểm tương tự như máy ảnh Leica Model II. Đến năm 1934, Kwanon được sản xuất
thành công.
Tháng 2 năm 1936, chiếc máy ảnh thương mại đầu tiên của Canon là "Hansa
Canon" được công bố ra thị trường. Thiết bị này được hợp tác phát triển cùng với
Nippon Kogaku. Nippon Kogaku chịu trách nhiệm sản xuất lens, ngàm gắn lens, hệ
thống quang học của viewfinder và cơ cấu rangefinder. Trong khi đó, Precision
Optical Instruments Laboratory thì đảm đương phần thân máy, màn trập focal plane,
rangefinder cover cũng như công đoạn lắp ráp ra camera.
Năm 1940, Canon cho ra mắt máy ảnh X quang gián tiếp đầu tiên tại Nhật Bản.
Tới năm 1947, công ty chuyển sang sử dụng cái tên Canon, đánh dấu một bước phát
triển mạnh của hãng. Năm 1958, Canon giới thiệu một số ống kính zoom dành cho
ngành truyền hình. Một năm sau, hãng giới thiệu Reflex Zoom 8, camera quay phim
đầu tiên trên thế giới sử dụng lens zoom Canonflex.
Tháng 5/1959, Canon ra mắt chiếc máy ảnh gương lật phản xạ (SLR) đầu tiên
của mình với tên gọi Canon Flex. Thiết bị này sử dụng một cơ cấu gương lật nhanh,
một viewfinder có thể thay đổi. Hãng cũng có cung cấp tùy chọn bộ đo sáng riêng.
Tất cả đều là những ý tưởng mới lạ và tiên tiến vào thời điểm Flex ra đời.
Giống như mọi công ty Nhật Bản khác, tinh thần đổi mới liên tục luôn hiện diện
trong toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo của Canon. Năm 1961, Canon giới thiệu

một chiếc máy ảnh Rangefinder: Canon 7. Chiếc máy này sử dụng ống kính 1:0.95.
Ba năm sau đó, Canon bước chân ra khỏi lĩnh vực quang học bằng việc ra mắt
Canola 130, máy tính 10 phím đầu tiên được sản xuất tại Nhật. Đây thực chất là một
4|Page


bản cải tiến dựa trên mẫu thiết kế của hãng Bell Punch (Anh Quốc). Trước đó hai
năm, Bell Punch đã giới thiệu Sumlock Anita Mark 8 - chiếc máy tính điện tử đầu
tiên trên thế giới.
Năm 1965, Canon đưa ra thị trường chiếc Pellix, một mẫu máy ảnh SLR với
gương bán trong suốt cho phép chụp ảnh xuyên qua gương. Tới năm 1969, Canon
đổi tên một lần nữa thành "Tập đoàn Canon".
Đến năm 1970, Canon đã đạt doanh thu 44,8 tỉ yên với hơn 5.000 nhân viên. Tuy
nhiên, cuộc khủng hoảng dầu mỏ và đồng đô la, cộng với vấn đề về linh kiện màn
hình máy tính điện tử không đạt chất lượng trong năm 1974 đã khiến Canon rơi vào
giai đoạn khó khăn. Trong nửa đầu năm 1975, hãng không thể trả cổ tức cho cổ đông
và đây là lần đầu tiên sự việc này diễn ra kể từ khi Canon trở thành công ty đại
chúng. Năm 1976, Canon giới thiệu Premier Company Plan, một chiến lược đầy
tham vọng để giúp Canon tự chuyển đổi thành một "công ty xuất sắc trên toàn cầu".
Hãng thiết lập các nhóm kinh doanh theo chiều dọc, thiết lập quy trình sản xuất và
hệ thống bán hàng theo chiều ngang. Kế hoạch này cuối cùng cũng đã giúp Canon
thoát khỏi khủng hoảng và bắt đầu một thời kì phát triển mạnh mẽ.
Năm 1976, Canon công bố loại máy ảnh AE-1 35-millimeter với những đổi mới
vượt trội. Sản phẩm này đã thành công đến nỗi mà chuyên gia ngành ảnh đã coi
dòng máy trên như “chiếc Chevrolet của thị trường 35mm”.
Sự quan tâm phát triển sản phẩm mới của Kaku đã dẫn đến công nghệ máy in
laser vào năm 1975. Năm 1977, Kaku trở thành chủ tịch Canon khi chủ tịch Mitarai
về hưu.
Năm 1982, Canon giới thiệu với thị trường máy photocopy cá nhân đầu tiên, với
loại máy này, người dùng có thể tự lắp đặt và thay thế linh kiện. Sản phẩm này đi

kèm với chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm hoành tráng.
Trong chưa đầy 1 thập kỷ, doanh số của Canon tăng trưởng cực kỳ ấn tượng.
Đầu thập niên 1980 khi Canon vượt Nikon về doanh số bán máy ảnh, cựu chủ
tịch Nikon nói: “Chúng tôi vẫn sản xuất ra những loại máy ảnh tốt nhất, Canon chỉ
tiếp thị tốt hơn chúng tôi.”
Trong suốt các năm của thập kỷ 1980, Canon liên tiếp tung ra sản phẩm mới và
chiến thắng đối thủ trên các thị trường mới.

5|Page


Năm 1982, Canon tung ra máy đánh chữ điện tử và cạnh tranh trực tiếp với
IBM. Trong 1 năm, Canon giành 11% thị phần còn thị phần của IBM giảm từ 26%
xuống 17%.
Năm 1983, Canon khiến Xerox choáng váng với sản phẩm máy in laser cùng
chất lượng nhưng giá chỉ bằng 1/3. Canon cũng khiến Ricoh lo lắng với sản phẩm
máy fax vào đầu thập niên 1980 và đặt nền móng cho sự cạnh tranh với IBM về sau
này trong ngành công nghiệp máy tính.
Canon cũng nghiên cứu phát triển mạch tích hợp (chip) cho máy tính cá nhân và
đến năm 1984, Canon bắt đầu tiếp thị sản phẩm máy tính Apple Macintosh tại Nhật.
Canon cũng hợp tác với Apple để phát triển phần mềm dành cho thị trường Nhật.
Nỗ lực phát triển sản phẩm chip của Canon đã mang lại thành công khi sau đó
CEO của Apple, ông Steve Jobs chọn sản phẩm chip của Canon cho dòng máy tính
NeXT của hãng. Năm 1989, Canon giành được 16,7% trong công ty NeXT
Incorporated cùng với quyền tiếp thị độc quyền sản phẩm này tại châu Á. Năm 1985,
Canon còn hợp tác với HP để cùng sản xuất máy in laser.
Từ năm 1975 đến cuối thập niên 1980, doanh thu và lợi nhuận của Canon lên
mạnh. Giai đoạn 1975 – 1985, tăng trưởng doanh thu đạt 7 lần lên 3,3 tỷ USD và lợi
nhuận tăng 20 lần lên 135 triệu USD.
Đến năm 1989, doanh thu đạt 8,18 tỷ USD còn lợi nhuận chạm mức 232 triệu

USD.
Năm 1990, lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc, doanh thu tăng tới 27,9% lên 12,73
tỷ USD còn lợi nhuận tăng gấp đôi lên khoảng 452 triệu USD.
Sau năm 1990, lợi nhuận và doanh thu không ngừng sụt giảm.
Năm 1992, Fuji vượt Canon đứng đầu thế giới về sản xuất máy ảnh.
Công việc kinh doanh của Canon thập niên 1990 chịu ảnh hưởng bởi suy thoái
kinh tế Nhật và việc đồng yên tăng giá. 2 yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực đến mọi
công ty Nhật thế nhưng tác động nặng nề nhất đến nhóm công ty thiên về xuất khẩu
như Canon.
Canon lập tức ứng phó bằng cách đưa ra cam kết toàn cầu hóa, chuyển sản xuất
ra khỏi Nhật và quan trọng nhất, đến nơi nào sản phẩm được bán. Ngay cả trong
những năm tăng trưởng kém hơn này, Canon vẫn luôn đảm bảo chi phí dành cho
nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

6|Page


Năm 1993, con trai út của nhà sáng lập Canon, ông Hajime Mitarai, thay thế
Kaku để trở thành chủ tịch Canon, tuy nhiên 2 năm sau đó ông mất do bệnh viêm
phổi.
Ông Fujio Mitarai, cháu trai của người sáng lập, đã đưa Canon lên tầm cao mới.
Ông nắm phong cách lãnh đạo kết hợp giữa nét đặc trưng nhất của Nhật và Mỹ,
phong cách mà ông học được sau 23 năm làm việc tại Canon Mỹ. 10 năm ông làm
lãnh đạo tại Mỹ, doanh thu tăng gấp 6 lần lên 2,6 tỷ USD tương đương 35% doanh
thu trên toàn thế giới. Năm 1989, ông trở lại Nhật và đảm nhiệm vị trí giám đốc điều
hành.
Khi bắt đầu làm chủ tịch Canon, ông lập tức vực dậy công ty bằng việc yêu cầu
đóng cửa một số bộ phận hoạt động không hiệu quả trong thời gian từ năm 1997 đến
năm 1999.
Canon lại tái tập trung vào 3 mảng chính: máy photocopy, máy in và máy ảnh.

Dù tránh sa thải nhân công, chủ yếu tại Nhật, Mitarai cắt giảm chi phí bằng cách tổ
chức lại sản xuất.
Canon cũng giảm nợ bằng cách sử dụng chính nguồn tiền mặt dồi dào của hãng
để đầu tư thay cho đi vay tiền, giống như lệ thường tại các công ty Nhật. Tỷ lệ nợ/tài
sản của Canonn giảm từ 34% vào năm 1995 xuống chưa đầy 11% vào năm 2001.
Cùng lúc đó, Mitarai không giảm chi tiêu vào nghiên cứu vào phát triển, đầu tư
khoảng 7,5% doanh thu hàng năm vào phát triển sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm
cũ.
Năm 1997, Canon kỷ niệm 60 năm thành lập công ty và chiếc máy ảnh thứ 100
triệu ra đời.
Năm 2000, cổ phiếu Canon chính thức giao dịch tại thị trường chứng khoán New
York. Canon bước vào chương mới trong lịch sử hình thành và phát triển.
Canon nằm trong số ít các hãng máy ảnh đã chuyển hướng sản phẩm máy ảnh từ
dùng phim sang kỹ thuật số thành công.
Năm 2004, Canon đứng đầu thị trường máy ảnh kỹ thuật số toàn cầu, vượt qua
Sony.
Năm 2005, Canon chiếm 20% thị phần máy ảnh kỹ thuật số của thế giới.
Kỷ nguyên của Mitarai, kết quả kinh doanh của Canon ấn tượng hơn bao giờ hết.
Doanh thu ròng tăng từ 21,03 tỷ USD năm 1995 lên 31,82 tỷ USD năm 2005. Lợi
nhuận ròng tăng 7 lần từ 533 triệu USD lên 3,26 tỷ USD.
7|Page


Bởi phải đảm nhiệm chức vụ mới, ông Mitarai từ chức chủ tịch Canon vào giữa
năm 2006 tuy nhiên vẫn tham gia vào công việc điều hành tập đoàn. Ông Tsuneji
Uchida kế vị Fujio Mitarai và tiếp tục lãnh đạo Canon lên đứng đầu trên thị trường
máy ảnh kỹ thuật số.
Trong thời kỳ lãnh đạo mới, Canon thực hiện nhiều thay đổi để sản xuất hiệu
quả hơn trong đó bao gồm nỗ lực tự động hóa 25% nhà máy trong 3 năm.
Tháng 11 năm 2009, Canon đã chi 1,1 tỷ USD tiền mặt cho các nhà máy in Hà

Lan Océ. Năm 2010, Canon đã mua lại phần lớn quyền sở hữu của Oce và hoàn
thành thu mua 100% cổ phần vào năm 2011.
Trong quý ba của năm 2012, thị phần toàn cầu của Canon trong việc bán máy in,
máy photocopy và các thiết bị đa chức năng lên đến 20,9%
Tháng 2 năm 2014, Canon công bố sẽ mua lại Texas-based Molecular Imprints
Inc, với suy đoán vào khoảng 98 triệu USD.
Ngày 13 tháng sáu 2014, Canon công bố đã mua lại Danish IP Surveillance
VMS software company Milestone Systems Milestone cung cấp phần mềm nền tảng
mở cho phép quản lý video từ các nhà cung cấp khác nhau trong một giao diện duy
nhất, do đó công ty sẽ hoạt động như một thực thể riêng biệt.
Vào ngày 10 Tháng Hai năm 2015, Canon đã công bố rằng nó đã có ý định mua
Swedish Security Camera maker Axis Communications với 2.83 tỷ USD. Vào ngày
23 tháng 2 năm 2015, Axis Communications đã phản ứng trước tin này và khẳng
định rằng họ đã nhận được một đề nghị mua hàng từ Canon. Việc mua được hoàn
thành một cách hiệu quả vào tháng Tư năm 2015
Vào tháng Ba năm 2016, Canon đã mua Toshiba Corporation Medical Systems
với 5.9 tỷ USD.
2. Quy mô vốn đầu tư
Bảng cân đối kế toán của tập đoàn Canon giai đoạn 2011-2015
( đơn vị triệu yên)

2011
1.Tài sản
1.1Tài sản lưu động
1.1.1Tiền và các
khoản tương đương 773,227
tiền
8|Page

2012


2013

2014

2015

666,678

788,909

844,580

633,613


1.1.2Các khoản đầu
tư ngắn hạn
1.1.3Khoản phải thu
thương mại
1.1.4Hàng tồn kho
1.1.5Chi phí trả
trước và các khoản
hiện có khác
Tổng tài sản lưu
động
1.2 Phải thu phí
hiện tại
1.3 Đầu tư
1.4 Nhà xưởng,

máy, thiết bị
1.5 Tài sản khác
Tổng tài sản

125,517

28,322

47,914

71,863

20,651

533,208

573,375

608,741

625,675

588,001

476,704

551,623

553,773


528,167

501,895

244,649

262,258

286,605

321,648

313,019

2,153,305

2,082,256

2,285,942

2,391,933

2,057,179

16,772

19,702

19,276


29,785

29,476

51,790

56,617

70,358

65,176

67,862

1,190,836

1,260,364

1,278,730

1,269,529

1,219,652

518,024

536,564

588,404


704,195

1,053,604

3,930,727

3,955,503

4,242,710

4,460,618

4,427,773

1,866

1,299

1,018

688

325,235

307,157

310,214

278,255


45,900

60,057

53,196

57,212

47,431

299,422

291,348

345,237

317,653

159,651

165,929

171,119

207,698

171,302

893,848


844,435

848,307

921,379

815,329

3,368

2,117

1,448

1,148

881

249,604

272,131

229,664

280,928

296,262

70,240


82,518

96,514

116,405

130,838

2. Nợ và vốn chủ sở hữu
2.1 Nợ ngắn hạn
2.1.1 Cho vay ngắn
8,343
hạn
2.1.2 Phải trả người
bán
380,532
2.1.3 Thuế thu nhập
tích lũy
2.1.4 Chi phí phải
trả
2.1.5 Nợ ngắn hạn
khác
Tổng số nợ ngắn
hạn
2.2 nợ dài hạn
không bao gồm
các phần hiện tại
2.3 Chi phí dồn
tích và doanh thu
dồn tích

2.4 Các khoản nợ
9|Page

315,536


khác
Tổng nợ phải trả
2.5 Vốn chủ sở
hữu
2.5.1 Cổ phiếu
thường
2.5.2 Vốn chênh
lệch
2.5.3 Lợi nhuận giữ
lại
2.5.4 Tích lũy khác
thu nhập toàn diện

1,217,060

1,201,201

1,175,933

1,319,860

1,243,310

174,762


174,762

174,762

174,762

174,762

401,572

401,547

402,029

401,563

401,358

3,118,302

3,200,639

3,275,783

3,384,991

3,430,447

(481,773)


(367,249)

(80,646)

28,286

(29,742)

(661,731)

(811,673)

(861,666)

(1,011,418)

(1,010,410)

2,598,026

2,910,262

2,978,184

2,966,415

156,276

156,515


162,574

218,048

2,754,302

3,066,777

3,140,758

3,184,463

3,955,503

4,242,710

4,460,618

4,427,773

2.5.5 Cổ phiếu quỹ
2.6 Vốn chủ sở
hữu tổng số cổ 2,551,132
đông
2.7
Cổ
phiếu
162,535
không kiểm soát

Tổng vốn chủ sở
hữu
2,713,667
Tổng nợ và vốn
3,930,727
chủ sở hữu

( Nguồn: báo cáo tài chính web www.canon.com)

3.Quy mô lao động
Nhân viên của tập đoàn Canon
( đơn vị người)

Nhật Bản
Châu Âu
10 | P a g e

2011
70,346
22,739

2012
70,234
23,161

2013
69,825
22,577

2014

69,201
22,356

2015
68,325
24,826


19,205
Châu Mỹ
Châu Á và
Châu
đại 86,017
dương
198,307
Tổng

19,086

18,744

18,029

17,635

84,487

83,005

82,303


78,785

196,968

194,151

191,889

189,571

( nguồn: báo cáo tổng kết web www.canon.com)
Cơ cấu lao động công ty Canon giai đoạn 2011 – 2015( đơn vị người)
2011
Tổng số lao động
25,449
Nam
21,511
Giới tính
Nữ
3,938
Dưới 30 tuổi 4,403
Độ tuổi 30
7,648
Theo
Độ tuổi 40
8,283
nhóm
Độ tuổi 50
4,568

tuổi
Trên 60 tuổi 547
Cán bộ điều
hành
Giám đốc tư
vấn
Nhân viên
toàn
thời
gian
Nhân viên
Theo loại
hợp đồng có
hợp đồng
thời hạn
lao đồng
Nhân viên từ
bên
ngoài
công ty
Lao
động
hợp đồng
Cố vấn
Nhân viên
bán thời gian

2012
25,696
21,773

3,923
4,051
7,697
8,133
5,210
605

2013
26,114
22,173
3,941
3,727
7,778
8,049
5,912

2014
26,409
22,430
3,979
3,404
7,764
8,072
6,409

2015
26,360
22,370
3,990
3,193

7,508
7,843
6,919

648

760

897

12

12

10

13

17

13

14

12

15

10


23,892

23,870

23,894

23,817

23,576

28

23

19

16

15

759

1,076

1,424

694

648


702

807

929

24

26

26

24

30

27

27

27

25

25

( nguồn: báo cáo tổng kết web www.canon.com)

4.Mạng lưới hoạt động trên thế giới
11 | P a g e


1,692

1,758


Tại Nhật Bản
-

Văn phòng Yako
Văn phòng Kawasaki:
Văn phòng Tamagawa:
Văn phòng Kosugi
Hiratsuka Plant
Ayase plant
Fuji-Susono Research Park

- Văn phòng Utsunomiya
- Toride plant
- Ami plant
- Trung tâm HRD Mizonokuchi
- Viện quản lý toàn cầu Canon
- Trung tâm đào tạo sản xuất Oita
- Oita plant

Tại Châu Mỹ
-

-


Canon Virginia, Inc
Sản phẩm sản xuất: hộp mực, mực cho máy photocopy, các sản phẩm OEM và
khuôn đúc
Canon Environmental Technologies, Inc
Hoạt động: tái chế hộp mực
Canon Indústria de Manaus Ltda
Sản xuất: máy ảnh kĩ thuật số
Océ Display Graphics Systems Inc.
Hoạt động: Phát triển và sản xuất chuyên nghiệp, giải pháp lớn định dạng cho
các ứng dụng đồ họa hiển thị màu sắc trong nhà và ngoài trời

Tại Châu Âu
-

-

-

-

-

Canon Giessen GmbH
Hoạt động: Tái chế máy móc sao chép, sửa chữa máy ảnh, dịch vụ và hỗ trợ
cho các công ty bán hàng của Canon
Canon Bretagne S.A.S.
Hoạt động: Sản phẩm hóa chất cho máy sao chép và máy in, tái chế hộp mực,
sau bán hàng dịch vụ và những người khác
Océ Technologies B.V.
Hoạt động: hệ thống R & D, sản xuất, bán và phân phối các hệ thống in định

dạng rộng, hiển thị đồ họa in ấn, máy in văn phòng trung và khối lượng cao,
hệ thống in ấn sheet - fed, thiết bị phụ trợ, phần mềm, hàng tiêu dùng và dịch
vụ kinh doanh
Océ Printing Systems G.m.b.H. & Co. KG
Hoạt động: R & D, sản xuất, bán và phân phối máy in tốc độ rất cao khối
lượng, thiết bị phụ trợ, phần mềm và hàng tiêu dùng
Axis Communications AB

12 | P a g e


Hoạt động: Phát triển và kinh doanh các giải pháp video mạng
Tại Châu Á
- Canon Dalian Business Machines, Inc.
Hoạt động: Sản xuất và tái chế hộp mực; sản xuất máy in laser
- Canon Zhuhai, Inc.
Hoạt động: máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video kỹ thuật số, ống kính
- Canon Zhongshan Business Machines Co., Ltd.
Hoạt động: Máy in laser và MFP Laser
- Canon (Suzhou) Inc.
Hoạt động: Màu sắc và đơn sắc MFP
- Canon Machinery (Dalian) Co., Ltd.
Hoạt động: Thiết kế và sản xuất các thiết bị tiết kiệm lao động tự động; chế
biến các bộ phận
- Canon Finetech Nisca (Shenzhen) Inc.
Hoạt động: máy kinh doanh, thiết bị ngoại vi máy tính kinh doanh, máy in
công nghiệp sử dụng, thiết bị quang học
- Canon Inc., Taiwan
Hoạt động: máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh mạng, ống kính EF, phụ kiện máy
ảnh, khuôn mẫu chính xác kim loại và những người khác

- Canon Electronic Business Machines (H.K.) Co., Ltd.
Hoạt động: sản phẩm thông tin cá nhân và những người khác
- Canon Opto (Malaysia) Sdn. Bhd.
Hoạt động: ống kính EF, ống kính quang học
- Canon Electronics (Malaysia) Sdn. Bhd.
Hoạt động sản xuất: các thành phần từ
- Canon Machinery (Malaysia) Sdn. Bhd.
Hoạt động sản xuất Die bonders
- Canon Hi-Tech (Thailand) Ltd.
Hoạt động sản xuất: Máy in phun
- Canon Prachinburi (Thailand) Ltd.
Hoạt động: MFP kỹ thuật số, các bộ phận dịch vụ
- Canon Business Machines (Philippines), Inc.
Hoạt động sản xuất: máy in Laser
- Canon Vietnam Co., Ltd.
Hoạt động sản xuất: Máy in phun, máy in laser, máy quét
- Canon Electronics Vietnam Co., Ltd.
Hoạt động sản xuất: Thiết bị điện tử và những thiết bị khác.

II.Tổng quan về công ty Canon tại Việt Nam
13 | P a g e


1.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Canon Việt Nam – thành viên trong Tập đoàn Canon, là một
công ty chế xuất 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, chuyên sản xuất các loại máy in
xuất khẩu ra thị trường thế giới. Công ty TNHH Canon Việt Nam chính thức được
thành lập: 11/04/2001 - Bắt đầu đi vào hoạt động: tháng 05/2002, sau hơn 15 năm
hoạt động, hiện nay công ty có 3 nhà máy tại Việt Nam:
-


Nhà máy Thăng Long – Trụ sở chính tại KCN Thăng Long – Đông Anh, Hà
Nội được khởi công xây dựng tháng 6/ 2001.
Nhà máy Quế Võ (chi nhánh) – đặt tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh được khởi
công xây dựng tháng 4/ 2005.
Nhà máy Tiên Sơn ( chi nhánh) – dặt tại KCN Tiên Du – Tiên Sơn, Bắc Ninh
được khởi công xây dựng tháng 5/ 2006.

Hoạt động dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Công Ty Canon Singapore Pte.Ltd, trụ
sở chính của khu vực Nam và Đông Nam Á.Phương châm hoạt động của tập đoàn
Canon là Kyosei, âm Hán – Việt là “ Cộng Sinh”. Nghĩa hẹp của từ này là “ Cùng
sống và làm việc vì lợi ích chung”. Tuy nhiên, với tập đoàn Canon, từ này được hiểu
theo nghĩa rộng là: “Tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và văn
hóa, cùng nhau chung sống và làm việc để hòa hợp để hướng tới tương lai”. Chính vì
lý do này mục tiêu của Canon đặt ra là vì sự hài lòng của khách hàng trên toàn thế
giới, vì sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam. Canon luôn nỗ lực làm hài lòng
thông qua những sản phẩm với chất lượng được đảm bảo tuyệt đối, với mức giá cả
cạnh tranh. Canon muốn đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam bằng việc quảng
bá sản phẩm công nghiệp “Sản xuất tại Việt Nam” với khách hàng trên thế giới, bằng
chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ cho nhân viên, bằng việc hỗ trợ cùng
phát triển với các nhà cung cấp trong nước, bằng những hoạt động xã hội đóng góp
cho cộng đồng. Canon đang hướng đến một ngày mai, khách hàng trên thế giới sẽ
trở nên quen thuộc với những sản phẩm của Canon “Sản xuất tại Việt Nam”.
Trong quá trình hoạt động và phát triển Công ty Canon Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng nhớ cho công ty nói riêng và cho xã hội nói chung là:
-

Tháng 10/2003 : Nhận chứng chỉ Dự án Công nghệ Kỹ thuật cao, ISO 9001,
ISO 14001.
Năm 2009: Nhận giải thưởng vì Sự nghiệp giáo dục.


14 | P a g e


-

Tháng 7/2011 : Nhận bằng khen vì thành tích xuất sắc trong công tác đầu tư tại
Việt Nam.
Tháng 6/ 2013 : Nhận bằng khen của Thủ tướng vì thành tích đóng góp cho
xuất khẩu, phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Tháng 6/2014 : Nhận bằng khen “ Đã có thành tích thực hiện tốt chính sách,
pháp luật thuế”.
Tháng 6/2015 : Đạt sản lượng 300 triệu máy in phun.
Tháng 3/2016 : Nhận chứng nhận “ Doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách an
sinh xã hội”.
Tháng 6/2016 : Nhận chứng nhận “Top 10 – Nhà máy xanh thân thiện”.

- Tháng 6/2016 : Nhận bằng khen vì thành tích xuất sắc trong công tác lao động,
tiền lương từ năm 2011 đến năm 2016.
2. Quy mô vốn đầu tư, lao động và sản phẩm
Công ty TNHH Canon Việt Nam là một doanh nghiệp chế xuất 100% vốn đầu tư
nước ngoài. Với tổng vốn đầu tư: 306.700.000 USD, trong đó vốn pháp định:
94.000.000 USD.
*Trụ sở chính- nhà máy Thăng Long:
- Thành lập: tháng 4/2001 và đi vào hoạt động vào tháng 5/2002
- Diện tích mặt bằng: 200.000 m2
- Diện tích nhà xưởng: 94.000 m2
- Địa chỉ: Lô A1, KCN Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội,
Việt Nam
- Quy mô hơn 3500 lao động

- Lĩnh vự sản xuất: chuyên sản xuất các loại máy in phun (số tiền đầu tư 100
triệu đo la Mỹ), máy quét ảnh (số tiền đầu tư 76 triệu đô la Mỹ).
Với dây chuyền sản xuất hiện đại, nằm trên khuôn viên rộng 20 ha, diện tích lắp
đặt dây chuyền sản xuât 8 ha. Riêng nhà máy CANON tại Bắc Ninh chuyên sản xuất
máy in phụ vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, do trang thiết bị sản xuất sản xuất
hiện đại nên trong thời gian 40s hoàn chỉnh 1 máy in rời khỏi dây chuyền. Số lao
15 | P a g e


động làm việc tại nhà máy chủ yếu là lao động nữ chiếm 75% có trình độ tốt nghiệp
trung học cơ sở trở lên. Chế độ làm việc tại nhà máy đảm bảo các quy định của pháp
luật, mỗi tháng được trả mức lương 3.400.000 một người và mức lương được tăng
một lần. công ty có khu chung cư cho người lao động mỗi tháng chỉ đóng 50.000
đồng.
*Chi nhánh Nhà máy Quế Võ:
- Thành lập:4/2005
- Người đại diện: Katsuyoshi Soma
- Diện tích mặt bằng: 200.000 m2
- Diện tích nhà xưởng: 120.000 m2
- Địa chỉ: Lô B1, KCN Quế Võ, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
- Quy mô lao động : 7500
- Vốn đàu tư: 50 triệu USD
*Chi nhánh Nhà máy Tiên Sơn :
- Thành lập: 3/2006
- Diện tích mặt bằng: 200.000 m2
- Diện tích nhà xưởng: 64.000 m2
- Địa chỉ: Số 12, đường TS 10, KCN Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Lĩnh vực sản xuất : chuyên sản xuất các loại máy in phun.
- Vốn đầu tư: 80 triệu USD
- Lao động: 5400 người

Giai đoạn 2 Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích 2 ha với tổng mức đầu tư
là 27 triệu USD. Và với việc mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Canon Tiên Sơn, dự
kiến, đến 2016, công suất sản xuất Nhà máy sẽ nâng lên 10 triệu 800 nghìn sản

16 | P a g e


phẩm; đội ngũ cán bộ, công nhân viên cũng nâng từ 1400 người lên 5400 người vào
năm 2016.
Cuối năm 2013 cả 2 nhà máy của Bắc Ninh đã lấp đầy công suất, hoạt động ổn
định, đến đầu năm 2014, Công ty tiếp tục mở rộng thêm 1 dây chuyền sản xuất mới
tại nhà máy ở KCN Tiên Sơn nâng tổng diện tích nhà xưởng tại đây từ 58.000m 2 lên
120.000m2. Ngoài sản xuất thêm 4 đời máy in mới: MP250; MG3530; MG3510;
MG3220, khu nhà xưởng mới tập trung sản xuất các linh kiện nhựa chính xác, bản
mạch điện tử, tiến tới sản xuất các linh kiện cảm biến điện tử. Sản lượng bình quân
mỗi tháng của nhà máy Canon Tiên Sơn đạt 619.000 máy.
Nhà máy Canon KCN Tiên Sơn và Canon KCN Quế Võ có tổng vốn đầu tư là
130 triệu USD, chuyên sản xuất, gia công các loại máy in Laze, máy in Full.
Nếu tính tổng cộng cả 3 nhà máy, Công ty TNHH Canon Việt Nam đã tạo ra
22.000 việc làm.
3.Một số sản phẩm canon được sản xuất tại Việt Nam
-

Canon imageCLASS LBP6780dn Mono Laser Printer
Canon Cassette Feeding PF-45 500 Sheet
Canon imageCLASS LBP6230dw Mono Wireless Laser Printer
Canon CanoScan LiDE 120 Flatbed Scanner
Canon PIXMA iX6820 Wireless Inkjet Business Printer
Canon MF4780W Laser AIO Printer
Canon LiDE 210 Color Image Scanner

Canon LiDE 210 Color Image Scanner
Canon Pixma MP140
Canon LiDE 100
Canon PIXMA MP240
Canon PIXMA MP560

Nhà máy Canon Tiên Sơn, chính thức đi vào hoạt động, sản xuất và cho ra sản
phẩm. Công ty sản xuất máy in laze, máy quyét, linh kiện điện tử, khuôn đúc nhựa,
bảng mạch điện tử và dầm nén kim loại….

III. Tình hình hoạt động và kinh doanh tại Việt Nam
1.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
1.1 Chiến lược và mục tiêu hoạt động:
17 | P a g e


Để thực hiện thắng lợi kế hoạch SXKD, Công ty đã xây dựng chiến lược đó là:





Tăng cường hệ thống chất lượng;
Đạt được chi phí sản xuất thấp;
Đảm bảo giới thiệu sản phẩm mới và xuất sản phẩm đúng thời hạn;
Xây dựng công ty hấp dẫn, được CNLĐ yêu quý và đẩy mạnh hệ thống quản
lý rủi ro.

Đồng thời công ty xác định 5 hoạt động then chốt:







Gia tăng các hoạt động giao tiếp để đạt tới sự thấu hiểu và tăng cường sức
mạnh đoàn kết;
Nỗ lực cải tiến và biến giấc mơ thành hiện thực bằng việc thay đổi tư duy;
Luôn luôn tuân thủ quy định;
Hướng tới công ty số một về các hoạt động môi trường;
Tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001.

1.2 Quy trình sản xuất:
Nhiều linh kiện với kích thước lớn nhỏ khác nhau; đòi hỏi độ chính xác cao
được sản xuất ngay tại nhà máy. Bộ phận đúc nhựa với số lượng lớn các máy đúc kỹ
thuật cao đáp ứng được các yêu cầu do sản xuất đòi hỏi. Bộ phận dập kim loại cung
cấp từ linh kiện khung máy in đến các linh kiện chi tiết. Dây chuyền lắp ráp bản
mạch PCB luôn kết hợp giữa hệ thống máy móc tự động hoá và các thao tác lành
nghề của công nhân.
Bộ phận CIS sản xuất linh kiện Cảm biến hình ảnh đòi hỏi độ sạch và kỹ thuật
cao để tạo nên linh kiện chính cho dòng sản phẩm máy in đa chức năng MFP và máy
quét ảnh Scanner. Sau đó, tại từng dây chuyền lắp ráp sản phẩm, các linh kiện sản
xuất trong nhà máy cũng như linh kiện được nhập từ các nguồn bên ngoài được lắp
ráp thành sản phẩm và đóng gói. Cuối cùng, sản phẩm hoàn chỉnh được đưa ra khu
vực xuất hàng để xuất đi các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, công ty đang từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá linh kiện cho
sản phẩm bằng việc tích cực thử sức với công nghệ sản xuất nội chế mới và mở rộng
cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện trong nước nhằm củng cố thêm mục
tiêu đưa sản phẩm với thương hiệu “Made in Vietnam” ra thị trường thế giới.
1.3 Đầu tư sản xuất và nghiên cứu phát triển

Từ khi thành lập, Canon luôn tập trung phát triển công nghệ vì đây chính là cốt
lõi hoạt động của chúng tôi. Mỗi năm, Canon chi khoảng 10% doanh số cho các
18 | P a g e


công trình R&D. Kết quả là Canon đã liên tục đứng trong top 3 công ty có số lượng
bằng sáng chế được chứng nhận bởi Hoa Kỳ. Chính xác hơn, công ty không ngừng
nỗ lực và phát triển, với trọng tâm chính là các công nghệ quang học. Việc kết hợp
kỹ thuật này với các công nghệ kỹ thuật số và điện tử mới nhất đang trở nên ngày
một quan trọng.
Nhà máy của Canon Việt Nam luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải thiện cơ sở vật chất, ngày càng có nhiều các trang thiết bị máy móc hiện
đại phục vụ sản xuất. Nhà máy cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động cải tiến
sản xuất, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao công nghệ sản xuất sản phẩm “Made in
Vietnam” chất lượng cao. Thêm vào đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, kỹ
thuật, Công ty còn thường xuyên đưa đội ngũ kỹ sư, quản lý sang Nhật Bản, Thái
Lan, Trung Quốc đào tạo và tập huấn. Đồng thời, các chuyên gia từ Nhật Bản cũng
được cử sang Việt Nam để đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.
1.4 Chiến lược Cạnh tranh và quảng bá sản phẩm:
“ Canon cần tiếp tục củng cố vị thế của mình nhiều hơn nữa, ngoài những yếu tố
mà các đối thủ đang sử dụng như chiến lược giá cả, chúng tôi có các chiến lược như:
Mang đến những giải pháp hình ảnh hoàn hảo từ đầu vào đến đầu ra; cung cấp
những trải nghiệm thú vị trước khi mua hàng để người dùng nhận ra lợi ích từ sản
phẩm cũng như đáp ứng những nhu cầu sau mua hàng, để giúp họ tận dụng được sản
phẩm một cách tối đa và hài lòng nhất; đưa ra những lời khuyên cho người tiêu dùng
về tầm quan trọng và giá trị của những sản phẩm hình ảnh chất lượng cao, về những
gì những sản phẩm đó có thể mang lại cho cuộc sống của họ.
Thiết lập các mối quan hệ bền vững với các đối tác kinh doanh, cũng như với xã
hội Việt Nam. Đó là lý do tại sao Canon rất tích cực trong việc tiếp cận xã hội và
cộng đồng nhiếp ảnh, thông qua những sự kiện như Canon PhotoMarathon và thực

hiện chiến dịch marketing mới với tên gọi "Canon Nói thay Bạn", để chia sẻ ảnh
hưởng của những tấm ảnh đẹp lên cuộc sống của mỗi người, đặc biệt với những giải
pháp và sản phẩm của Canon. Đó là những việc làm mà Canon luôn chú trọng .
1.5 Hoạt động phúc lợi dành cho CBCNV
Những thành công mà công ty đạt được hôm nay chính là nhờ sự đóng góp lớn
lao của đội ngũ công nhân viên, do đó, công ty luôn chú trọng tạo lập một môi
trường làm việc chuyên nghiệp, quốc tế, năng động, công bằng và chú trọng đào tạo
nguồn nhân lực thông qua các khóa đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu, các khóa học
kỹ thuật cho kỹ sư, kỹ năng quản lý các cấp và khóa học nâng cao trình độ ngoại
19 | P a g e


ngữ. Do đó, tất cả CBCNV luôn vui vẻ, say mê làm việc, không ngừng sáng tạo,
luôn yêu thương lẫn nhau và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công ty và
xã hội. Không những thế, Canon Việt Nam luôn dành sự quan tâm tới đời sống vật
chất và tinh thần cho CBCNV bằng nhiều chế độ chính sách phúc lợi khác nhau như
chăm sóc và tăng cường sức khỏe, rèn luyện thể lực, chăm sóc đời sống và vui chơi
giải trí, nâng cao kỹ năng sống, cổ vũ tinh thần làm việc, tăng cường giao lưu, Bán
máy hút sữa Medela hỗ trợ cho bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ. Điển hình là các
hoạt động như kiểm tra sức khỏe định kỳ và góc tư vấn sức khỏe, xây dựng khu nhà
đa năng với phòng tập thể hình, tổ chức lớp dạy aerobic, tăng cường giao lưu thông
qua thiết kế website du lịch đẹp những chuyến đi du lịch xa cho toàn bộ công nhân
viên, thiết lập hệ thống khen thưởng cho những sáng kiến sáng tạo trong sản xuất, tổ
chức các buổi tiệc cho công nhân viên vì đạt thành tích trong sản xuất, đạt tiến độ,
xây dựng thư viện tại công ty và ký túc xá với hàng trăm đầu sách, báo chí hay, thiết
thực, bố trí nơi ăn, chốn ở cho cá nhân và hộ gia đình CBCNV tại ký túc xá, lao
động nữ được nghỉ trước sinh 01 tháng và vẫn hưởng đủ lương, xây dựng và tặng
các trang thiết bị học tập và giảng dạy cho lớp học mầm non xung quanh khu công
nghiệp để đáp ứng nhu cầu học tập cho con em CBCNV, thiết lập kênh phát thanh và
tạp chí nội san trong công ty với nhiều thông tin hữu ích, tặng quà cho CBCNV vào

tất cả các ngày lễ hoặc ngày đặc biệt…Với đặc thù tỷ lệ lao động nữ chiếm tới gần
90% nên trong tổ chức, điều hành sản xuất Công ty đã có riêng 1 dây chuyền sản
xuất dành cho các phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngay trong nhà máy Công ty
còn mở các siêu thị Mini giá cạnh tranh, quán Café, dịch vụ ký túc xá, xe đưa, đón
công nhân … tạo thuận lợi cho sinh hoạt và làm việc của công nhân, để công nhân
gắn bó lâu dài với Công ty.
1.6 Về thực thi pháp luật
Luật Môi trường: Luôn ý thức về việc tuân thủ pháp luật nói chung và Luật Môi
trường nói riêng, Canon Việt Nam - Chi nhánh Quế Võ đã cam kết tuân thủ bảo vệ
môi trường. Từ năm 2007, Nhà máy đã nhận “chứng chỉ ISO 14001:2004 về môi
trường” do Công ty SGS cấp. Công ty còn thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng
lượng và tài nguyên, loại bỏ các chất độc hại thông qua các hoạt động cải tiến liên
tục, ngăn chặn sự ô nhiễm và phá huỷ môi trường, từng bước giảm thiểu gánh nặng
môi trường. Bên cạnh đó, Nhà máy thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về môi
trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho toàn bộ công nhân viên. Song
song với việc bảo vệ môi trường trong Nhà máy, Canon Việt Nam – Chi nhánh Quế
20 | P a g e


Võ còn đề ra chương trình “Điều phối xanh” đối với các nhà cung cấp. Thông qua
chương trình này các nhà cung cấp đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn
môi trường theo quy định của pháp luật và quy định do Canon Việt Nam đề ra. Do
vậy, tất cả các linh kiện trước khi được chuyển đến nhà máy đều đảm bảo là “Sản
phẩm thân thiện với môi trường”.
Luật Thuế - Hải quan: Canon Việt Nam luôn tự hào vì sự minh bạch trong công
tác thuế và hải quan khi tiến hành sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Năm 2011,
Canon Việt Nam là một trong 12 doanh nghiệp được công nhận là “doanh nghiệp ưu
tiên” về hải quan. Việc tuân thủ thời hạn làm thủ tục hải quan, không chậm nộp
chứng từ, không chậm thanh khoản, đảm bảo không để xảy ra các sai phạm vốn là
những quy định cần thiết mà doanh nghiệp đặt ra trong quá trình hoạt động của

mình. Doanh nghiệp luôn giữ trách nhiệm nghiên cứu kỹ, thường xuyên cập nhật,
thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật về doanh
nghiệp ưu tiên nói riêng.
Luật Lao động và môi trường lao động: Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
với số lượng công nhân viên lớn (gần 22.000 người), Nhà máy luôn chú trọng đào
tạo cán bộ Việt Nam trở thành cán bộ chủ chốt của Nhà máy. Mặt khác, nâng cao đời
sống cho CBCNV cũng là một chiến lược hàng đầu của Công ty. Toàn bộ CBCNV
của Công ty được hưởng chế độ phúc lợi theo quy định của Bộ Luật Lao động Việt
Nam, được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, được nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ
thai sản... Hơn nữa, Công ty còn tích cực vận động CBCNV chấp hành nghiêm các
quy định của pháp luật và quy định thêm các chính sách đãi ngộ cao hơn so với luật
quy định hiện hành dành cho công nhân viên nữ như chế độ nghỉ một tháng trước
khi sinh vẫn hưởng nguyên lương, chế độ phụ cấp nuôi con nhỏ, chế độ làm việc đặc
biệt cho phụ nữ mang thai….
Không chỉ dừng lại ở đó, Nhà máy cũng rất quan tâm đến phong trào giáo dục
trong nhà máy. 100% nguời lao động được đào tạo trước khi bắt đầu công việc sản
xuất. Hàng năm, nhiều khoá học nâng cao kĩ năng, đào tạo quản lý, đào tạo ngoại
ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật) được tổ chức cho công nhân viên…
Bên cạnh đó, những thành công hôm nay chính là nhờ vào sự nỗ lực lớn lao của
đội ngũ CBCNV Công ty, vì vậy Canon luôn chú trọng tạo lập môi trường làm việc
chuyên nghiệp, quốc tế, năng động và công bằng, ở đó công nhân viên luôn vui vẻ,
say mê làm việc, không ngừng sáng tạo, gắn bó lâu dài với công ty. Từ đó, công

21 | P a g e


nhân viên đóng góp nhiều hơn nữa cho công ty mà cụ thể là tỷ lệ đi làm đầy đủ luôn
chiếm từ 97 - 98% và tỷ lệ nghỉ việc giảm xuống chỉ còn 1,5%.
1.7 Hoạt động xã hội vì cộng đồng
Bên cạnh việc thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công

ty cũng rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp, hỗ trợ cho cộng đồng
trên 4 chủ đề:
“Vì sự nghiệp công nghiệp hoá” nhằm cùng quan tâm, chia sẻ các vấn đề cùng
Chính phủ Việt Nam, tiêu biểu là các hoạt động tìm kiếm và hỗ trợ kỹ thuật cho các
nhà cung cấp Việt Nam…
“Vì thế hệ tương lai” nhằm hướng đến trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước, tiêu
biểu là dự án “Chuỗi trường học hữu nghị Canon” (từ năm 2007) hỗ trợ xây dựng 31
trường học hữu nghị tại 16 tỉnh miền Bắc và miền Trung, dự án hỗ trợ học bổng
“Canon vun đắp tương lai” (từ năm 2009) dành cho các em học sinh trường THPT
có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, chương trình “Canon nâng bước
chân em đến trường” (từ năm 2012). Công ty còn tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, trao tặng
rất nhiều trang thiết bị hỗ trợ việc học tập giảng dạy như: máy tính, máy ảnh, máy in,
bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng học tập, giường tầng... cho 4 trường học hữu nghị thuộc
dự án: Canon - Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn), Canon - Xín Cái (Mèo Vạc, Hà
Giang), Canon - Bẹt Trảy (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), Canon – Bài Sơn (Đô Lương,
Nghệ An) nhằm hỗ trợ các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học
tập tốt tại các trường cấp 2 và cấp 3.
“Mang nụ cười đến với mọi người” nhằm giáo dục ý thức và tinh thần chia sẻ
khó khăn, niềm vui hạnh phúc với cộng đồng, tiêu biểu là các dự án hỗ trợ người
khuyết tật, các đồng bào bị thiên tai lũ lụt, tặng quà và xây nhà tình nghĩa cho các hộ
nghèo…
“Bảo vệ môi trường và văn hoá truyền thống” nhằm thể hiện trách nhiệm cùng
Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong giải quyết các vấn đề toàn cầu về môi trường
và văn hoá, tiêu biểu là dự án trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh” được triển khai tại
rừng phòng hộ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và Vườn quốc gia Bến
En, tỉnh Thanh Hoá với diện tích rừng hỗ trợ là 100 ha.
Đầu năm 2013, hưởng ứng chương trình “Hành trình xanh” do Tỉnh đoàn Bắc
Ninh tổ chức, Canon đã đóng góp 5.000 cây xanh, tương đương với 100 triệu đồng
và với gần 200 thanh niên tình nguyện của Canon tham gia. Tháng 6/2013, Nhà máy
Quế Võ đã phối hợp với một số công ty trong KCN Quế Võ phát động tình nguyện

22 | P a g e


viên nhặt rác, cắt cỏ dọc tuyến đường gom KCN Quế Võ. Bên cạnh đó, Nhà máy của
Công ty còn có các chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường cho các em học
sinh tiểu học, đi bộ vì môi trường, vệ sinh môi trường, hưởng ứng ngày môi trường
thế giới và các hoạt động vì môi trường khác…
Hiện tại, Công ty Canon Việt Nam – Chi nhánh Quế Võ đang cùng Sở Giao
thông tỉnh Bắc Ninh tiến hành thực hiện Chương trình “Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp và
chiếu sáng cơ sở hạ tầng Bắc Ninh - đường tỉnh lộ 278” mang lại cơ sở hạ tầng tốt
cho dân cư và công nhân viên trong KCN. Đồng thời Canon cũng kết hợp với Tỉnh
đoàn Bắc Ninh thực hiện chương trình “Thắp sáng đồng quê” với tổng chiều dài hơn
10 km ở 2 xã Ngọc Xá, Việt Hùng của huyện Quế Võ và 2 xã Phú Lâm, Hoàn Sơn
của huyện Tiên Du đem lại niềm vui hạnh phúc và ánh sáng cho những vùng quê
Bắc Ninh hiện đang còn khó khăn.
1.8 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy nhà máy
Nhà máy Canon KCN Tiên Sơn và Canon KCN Quế Võ có tổng vốn đầu tư là
130 triệu USD, chuyên sản xuất, gia công các loại máy in Laze, máy in Full. Cuối
năm 2013 cả 2 nhà máy của Bắc Ninh đã lấp đầy công suất, hoạt động ổn định, đến
đầu năm 2014, Công ty tiếp tục mở rộng thêm 1 dây chuyền sản xuất mới tại nhà
máy ở KCN Tiên Sơn nâng tổng diện tích nhà xưởng tại đây từ 58.000m2 lên
120.000m2. Ngoài sản xuất thêm 4 đời máy in mới: MP250; MG3530; MG3510;
MG3220, khu nhà xưởng mới tập trung sản xuất các linh kiện nhựa chính xác, bản
mạch điện tử, tiến tới sản xuất các linh kiện cảm biến điện tử. Sản lượng bình quân
mỗi tháng của nhà máy Canon Tiên Sơn đạt 619.000 máy. , Năm 2013, doanh thu
của Canon Tiên Sơn đạt 361 triệu USD, Canon Quế Võ đạt 938 triệu USD, tổng
doanh thu 2 nhà máy ở Bắc Ninh chiếm tỷ trọng 60% của Canon Việt Nam. 6 tháng
năm 2014, nhà máy KCN Tiên Sơn đạt doanh thu 138 triệu USD, nhà máy KCN
Quế Võ đạt 407 triệu USD. Cả 2 nhà máy giải quyết việc làm cho hơn 13,5 nghìn lao
động, lương bình quân 4-4,5 triệu đồng/người/tháng, những lao động phấn đấu tốt,

làm việc hiệu quả sẽ được tăng lương 6 tháng/lần. Nhà máy Quế Võ luôn đẩy mạnh
việc thực hiện chương trình quản lý chất lượng nhà cung cấp SQM (Suppilers
Quality Management). Hiện tại khoảng hơn 65% nhà cung cấp của Công ty đặt tại
Việt Nam, trong đó khoảng 37% nhà cung cấp tại địa bàn Bắc Ninh. Nhà máy Quế
Võ luôn tiến hành hỗ trợ các nhà cung cấp tại Việt Nam bằng cách hướng dẫn họ
phương pháp đánh giá và quản lý linh kiện, cho nhà cung cấp mượn các dụng cụ kỹ
thuật để kiểm tra chất lượng linh kiện cho phù hợp với tiêu chuẩn của Canon Việt
23 | P a g e


Nam và Canon Nhật Bản…, Canon Việt Nam - Chi nhánh Quế Võ đã cam kết tuân
thủ bảo vệ môi trường. Từ năm 2007, Nhà máy đã nhận “chứng chỉ ISO 14001:2004
về môi trường” do Công ty SGS cấp. , tất cả các linh kiện trước khi được chuyển đến
nhà máy đều đảm bảo là “Sản phẩm thân thiện với môi trường”.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tai Việt Nam
2.1 Năng suất lao động
Nhờ việc chú trọng tới đầu tư cho trang thiết bị máy móc nên năng suất lao động
của Nhà máy ngày càng tăng. Hàng năm, số máy in Công ty cung cấp cho thị trường
xuất khẩu tăng dần theo thời gian. Tính lũy kế từ năm 2006 tới thời điểm tháng
5/2013, giá trị xuất khẩu của Nhà máy đạt hơn, luôn đứng ở vị trí cao trong doanh
thu xuất khẩu của cả nước.
2.2 Chất lượng sản phẩm
Với khẩu hiệu “Chất lượng sản phẩm là chất lượng của chính mình”, Canon Việt
Nam luôn đi đúng định hướng của Công ty và thường xuyên chú trọng tới vấn đề
chất lượng, coi đó như là nhiệm vụ sống còn của mình. Nhận thấy được tầm quan
trọng đó, Nhà máy đã sớm áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến quốc tế vào sản
xuất. Với mục tiêu là “Không có hàng lỗi”, công ty đã thiết lập được hệ thống quản
lý chất lượng, được giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của Canon và chúng tôi luôn
hướng tới một mục tiêu cao hơn.Bộ phận quản lý chất lượng linh kiện có nhiệm vụ
kiểm tra tất cả linh kiện và nguyên vật liệu mua từ các công ty trong nước và nước

ngoài trước khi các linh kiện và nguyên vật liệu này được đưa và dây chuyền sản
xuất. Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra công đoạn, kiểm tra
trên dây chuyền, kiểm tra lấy mẫu sản phẩm ở những điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
khác nhau, kiểm tra shock nhiệt. Chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra độ rung, độ rơi
để đảm bảo sản phẩm dù bị vận chuyển hay sử dụng trong những điều kiện bất
thường cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.Đó là những cam kết
luôn được Canon đề cao và thực hiện nghiêm ngặt đối với các sản phẩm của công ty.
Từ năm 2006, Nhà máy đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 về quản lý chất lượng
và hàng năm đều đạt các yêu cầu do TUV kiểm tra. Ngoài ra, Canon Việt Nam còn
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của Canon Nhật Bản áp dụng
cho các nhà máy trong Tập đoàn. Công ty hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2008 là hệ thống quản lý chất lượng mới nhất trên thế giới.

24 | P a g e


Việc áp dụng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng này giúp cho Công ty
Canon Việt Nam nói chung và Nhà máy nói riêng tiến hành quản lý sản xuất một
cách hệ thống và có hiệu quả. Điều đó đã giúp Công ty duy trì và cải tiến toàn bộ
hoạt động sản xuất và khả năng tổ chức, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp
ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng.
Ngoài việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến quốc tế, Nhà máy Quế
Võ còn đẩy mạnh việc thực hiện chương trình quản lý chất lượng nhà cung cấp SQM
(Suppilers Quality Management). Hiện tại khoảng hơn 65% nhà cung cấp của Công
ty đặt tại Việt Nam, trong đó khoảng 37% nhà cung cấp tại địa bàn Bắc Ninh. Nhà
máy Quế Võ luôn tiến hành hỗ trợ các nhà cung cấp tại Việt Nam bằng cách hướng
dẫn họ phương pháp đánh giá và quản lý linh kiện, cho nhà cung cấp mượn các dụng
cụ kỹ thuật để kiểm tra chất lượng linh kiện cho phù hợp với tiêu chuẩn của Canon
Việt Nam và Canon Nhật Bản…
2.3 Kết quả đạt được

Theo thông tin từ Canon Việt Nam, sản phẩm của các nhà máy này là máy in
phun, máy in laser, máy scan. Từ năm 2010 đến tháng 10-2014, sản lượng của các
nhà máy Canon tăng đều đặn.
Chẳng hạn với sản phẩm máy in phun, năm 2010, Canon sản xuất được 12,9 triệu
sản phẩm, thì năm 2011 là 13,05 triệu sản phẩm; năm 2012 là 13,9 triệu sản phẩm;
năm 2013 là 14,6 triệu sản phẩm; 10 tháng năm 2014 có dấu hiệu “chững” lại khi đạt
11,1 triệu sản phẩm.
Doanh thu của Canon cũng từ đó mà có sự tăng trưởng sau nhiều năm:
+ Giá trị xuất khẩu là 750 triệu $trong năm 2006
+ Giá trị xuất khẩu trong 1,0 tỷ $ trong năm 2007
+ Năm 2009, doanh thu là 1,2 tỷ USD
+ Năm 2010, doanh thu của Canon là hơn 1,4 tỷ. nộp ngân sách 5,9 triệu USD
+ Năm 2011 mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tác
động lớn của trận động đất, sóng thần tại Nhật Bản song với phương châm hoạt động
“Cùng sống và làm việc vì lợi ích chung”, Công ty đã vượt qua khó khăn đẩy mạnh
sản xuất, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Doanh thu xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD, tăng hơn
25 | P a g e


×