Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tìm hiểu công nghệ xử lý nước cấp từ nước ngầm cho cty cp thúy đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP TỪ NƯỚC
NGẦM CHO CTY CP THÚY ĐẠT

Môn học: KTXử Lý Nước thải
Giảng viên: Cô VŨ THỊ LIỄU
Thực hiện:Lớp LĐH2KM4/ Nhóm 2


Lê Anh Tuấn

Lê Đại Thắng

Thái Thị Thu

Lý Ngọc Thủy

Đặng Minh Ngọc

Hoàng Thị Thắm

Nguyễn Thị Oanh

Hoàng Thị Tươi

Đăng Phương Nhung


NỘI DUNG CHÍNH
I. Tìm hiểu CTy CP Thúy Đạt



II.Tìm hiểu về nguồn Nước Ngầm

III. Hệ Thống Xử Lý Nước Ngầm

IV.Thuyết Trình Công Nghệ Xử lý Nước Ngầm
V.Kết quả


MỞ ĐẦU
• Nước là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật. Hàng ngày TB mọi người
cần từ 3-10 lít đáp ứng cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
• Trong sinh hoạt nước cấp dùng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ăn uống,
vệ sinh, cac họat động giải trí, và cac họat động công cộng như cứu
hỏa, phun nước, tưới đường…còn trong công nghiệp, nước cấp được
dùng cho quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước
giải khát, rượu… Hầu như mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước
cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong sản
xuất.
• Ngày nay với sự phát triển của công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân
số nguồn nước càng ngày bị ô nhiễm và cạn kiệt. …
• Vì thế con người cần phải biết cách xử lý các nguồn nước cấp đề đáp
ứng cả về chất lượng lẫn số lượng cho sinh hoạt hằng ngày và sản
xuất công nghiệp.


I. Tìm hiểu CTy CP Thúy Đạt
• Địa chỉ: Lô C1-6, L1-3, Đường N3, KCN Hoà Xá – Nam Định
• Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty:
- Trên tổng diện tích 26.000 m2 cho cả văn phòng, nhà máy và phân

xưởng chuyên sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, sản
xuất và mua bán các sản phẩm ngành dệt sợi, khăn bông các loại xuất
khẩu. Toàn công ty có hơn 1000 CBCNV.
- Doanh thu hàng năm đạt 100.000.000đ ( Một trăm tỷ đồng )
- Về khu sản xuất lương thực - thực phẩm:Với tổng diện tích của
nhà xưởng là 3.500 m2 gồm 30 CNV. Một năm nhà máy sản xuất được
10.000 tấn gạo phục vụ cho kinh doanh nội địa và xuất khẩu.
-Khu kéo sợi: Với diện tích nhà xưởng là 5.000 m2 gồm 200 lao động
làm việc 03 ca, công xuất của nhà máy từ 3.000 tấn – 3.600 tấn sợi các
loại/ năm.


II.Tìm hiểu về nguồn Nước Ngầm
• Nước ngầm( nước dưới đất) là nước được hình thành do nước
mưa thấm qua các lớp đất đá trong lòng đất và được giữ lại ở các
tầng chứa nước bên dưới bề mặt đất ở các độ sâu khác nhau.
• Đặc tính chung của nước ngầm:
-Độ đục thấp.
-PH thường khá thấp (3-4)
-Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định
-Không có ôxy hòa tan nhưng có chứa nhiều khí: CO2, H2S….
-Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi,
magiê, flo.
-Không có sự hiện diện của vi sinh vật.



Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước
ngầm
• QCVN 09: 2008/BTNMT




Ưu và nhược điểm khi sừ dụng nước ngầm
• Ưu điểm
-Nước ngầm là ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như hạn hán.
-Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như
nước mặt.
-Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư
thưa
-Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung rẻ hơn so với nước mặt.
• Nhược điểm
-Nguồn nước ngầm dễ bị cạn kiện nếu khai thác quá mức.Tương lai
cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi các tầng nước này bị cạn
kiệt.
-Việc khai thác nước ngầm quá mức sẽ dễ làm nhiễm mặn, sụt lún.
-Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dễ dẫn tới tình trạng ô
nhiễm nguồn nước ngầm.


III. Hệ Thống Xử Lý Nước Ngầm
• Nguồn nước cấp cho hệ thống xử lý là nước ngầm được
khai thác từ các giếng khoan được khoan và lắp đặt bên
trong khuôn viên công ty Cổ Phần Thúy Đạt.



Mô tả quy trình công nghệ xử lý nước cấp cho
Công ty Cổ phần Thúy Đạt:
1.Hệ thống máy bơm:

- Bên trong giếng khoan lắp đặt hệ thống
ống lọc thu nước ngăn không cho cát vào
làm hỏng máy bơm, tắc nghẽn giếng.
Bơm chìm đặt bên trong giếng bơm nước
lên trạm xử lý.
- .


2.Cyclon trộn
-Nước từ giếng khoan được
bơm lên cyclon trộn, đặt nổi
trên khu xử lý.
-Tại đây, nước ngầm được
châm dung dịch NaOH để
nâng pH của nước ngầm,
tạo điều kiện cho quá trình
xử lý tiếp theo.


3.Tháp oxi hóa
-Sau đó, nước ngầm được dẫn sang
tháp oxi hóa.
-Mục đích : tạo điều kiện cho nước
ngầm được tiếp xúc với oxi từ
không khí để thực hiện quá trình
oxi hóa Fe(II) thành Fe(III).
-Nước ngầm được tưới lên tháp
với cường độ thích hợp và được
phân tán đều bằng vật liệu đệm để
tăng diện tích tiếp xúc, không khí

được cung cấp bằng quạt gió. -Sau
đó nước tự chảy vào bể phản ứng.


4.Bể phản ứng
-Bể phản ứng có nhiệm vụ tăng thời gian lưu của nước,
giúp phản ứng oxi hóa Fe(II) thành Fe(III) được xảy ra
hoàn toàn, tạo kết tủa Fe(OH)3.
-Đồng thời trong bể phản ứng có bổ sung dung dịch
Polymer để tăng kích thước bông cặn, giúp bông cặn lắng
nhanh hơn, giảm thời gian lắng. Tiếp theo nước được dẫn
sang bể lắng lamen.


5.Bể lắng lamen
-Bể lắng lamen được bố trí với
nhiều tấm lắng đặt nghiêng, tạo
với phương ngang một góc 60°.
-Mục đích là tăng diện tích lắng,
lắng các cặn hiđrôxit sắt III
(Fe(OH)3) xuống.
-Bể lắng lamen cũng được bố trí
hệ thống ống dẫn khí đặt ngay
phía dưới tấm lắng lamen để rửa
vệ sinh tấm lắng.


6.Bể trung gian
-Phần nước trong từ bể lắng được thu gom
và tự chảy sang bể trung gian.

-Mục đích của bể trung gian là chứa nước
thải trước khi bơm lên bồn lọc.


7.Bồn lọc áp lực
-Nước từ bể trung gian được bơm lên
bồn lọc áp lực để xử lý tinh triệt để
loại trừ những cặn các hạt cặn nhỏ
không lắng được trong bể lắng….
-Nước trở nên sạch hơn sau khi qua
hệ thốngtrước khi vào bể chứa
nước sạch
-Bồn lọc áp lực được đặt trên bể
chứa nước sạch.


8.Bể chứa nước sạch
-Nước từ bồn lọc áp lực
chảy xuống bể chứa
nước sạch bên dưới,Từ
bể chứa nước sạch,sau
quá trình xử lý được hệ
thống bơm cấp nước bơm
tới nơi cần dùng.


9.Bơm định lượng Clo
• Được châm chực tiếp vào
đường ống dẫn nước từ
cụm xử lý sang bể chứa

nước sạch. Lượng clo
được pha chế vào được
lấy theo tiêu chuẩn cấp
nước của bộ y tế (theo
bảng)


XÁC ĐỊNH LƯỢNG CLO CẦN PHA CHẾ TRONG 1 LẦN PHA
STT

TIÊU
CHUẨ
N PHA
CHẾ
CLO
(mg/l)

LƯU
LƯỢNG
BƠM
ĐỊNH
LƯỢNG
CLO
(l/h)

LƯU
LƯỢNG
NƯỚC
SANG BỂ
CHỨA

NƯỚC
SẠCH
(l/s)

KHỐI
LƯỢNG
CLO
CẦN
CẤP
(mg/s)

KÍCH
THƯỚC
BÌNH
PHA
(l)

KHỐI
LƯỢNG 1
LẦN PHA
(kg)

1

5-7

2

2.78


17

120

1.20

2

5-7

4

2.78

17

120

0.60

3

5-7

6

2.78

17


120

0.40

4

5-7

8

2.78

17

120

0.30

5

5-7

10

2.78

17

120


0.24


Trình tự pha chế Clo:
1.Mở nước sạch vào thùng cho tới khi nước đầy
đến 3/4 thùng
2.Bật máy khuấy ở thùng chứa
3.Dùng cân để đo lượng clo cần pha theo bảng
4.Khuấy hoà tan trong thời gian 5 phút
5.Mở bơm định lượng cho cấp Clo, phèn vào hệ
thống.


10.Xử lý bùn
-Phần bùn thải trong bể lắng lamen được (02 bơm bùn đặt
chìm bơm sang bể chứa bùn,hai bơm bùn hoạt động luân
phiên,được cài đặt theo thời gian định kỳ 3 ngày / lần.
-Lượng bùn này cùng với lượng bùn từ bể chứa bùn của
hệ thống xử lý nước thải được bơm lên sân phơi bùn xây
nổi trên toàn bộ hệ thống xử lý.


V.Kết quả
- Nước sau xử lý cần đảm bảo các thông số đều đạt
tiêu chuẩn như đã quy định ở QCVN 09:
2008/BTNMT.


×