Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

báo cáo công tác xã hội nhóm tại trường tư thục Thanh Tâm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.12 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 tuần thực hành (23/11/2015-17/12/2015) tại Trường chuyên biệt tư thục
Thanh Tâm, nhóm sinh viên chúng tôi: Văn Thị Tường Vy, Phan Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị
Thu Hà đã hoàn thành học phần: Thực hành công tác xã hội với nhóm một cách hiệu quả như
mong đợi. Có được kết quả đó, đầu tiên nhóm xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường, khoa đã tạo
điều kiện cho nhóm có cơ hội và điều kiện tham gia thực hành tại cơ sở. Đặc biệt, gửi lời cảm
ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Hằng Phương đã nhiệt tình trong
công tác hướng dẫn, chủ động liên hệ và làm việc với cơ sở thực hành giúp nhóm sinh viên
có được môi trường thực hành tốt. Cô đã rất tận tâm góp ý, trả lời mail và giải đáp trực tiếp,
kịp thời các thắc mắc của sinh viên, chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức về công tác xã hội
với nhóm. Là người đồng hành, hỗ trợ nhóm sinh viên chúng tôi thực hiện và hoàn thành tốt
đợt thực tế của mình tại cơ sở. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn cảm ơn ban giám hiệu, cán bộ
quản lý nhà trường cùng cô giáo chủ nhiệm lớp 1A (Nguyễn Thị Loan) của trường Chuyên
biệt tư thục Thanh Tâm đã đồng ý cho chúng tôi thực hành tại cơ sở. Hỗ trợ và tạo điều kiện
cho chúng tôi về mặt thời gian ,cũng như góp ý chân tình cho chúng tôi khi tổ chức các hoạt
động , giúp đỡ những khó khăn của nhóm trong quá trình thực hành. Nhà trường, cán bộ,
giáo viên luôn nhiệt tình giúp đỡ, sẵn sàng cung cấp, chia sẽ mọi thông tin và kinh nghiệm để
sinh viên có thêm những kiến thức cần thiết hoàn thiện đợt thực tế của mình. Luôn tạo điều
kiện để nhóm chúng tôi có cở hội tổ chức các hoạt động, rèn luyện kỹ năng và cơ hội vận
dụng những gì đã học vào thực tiễn. Cuối cùng, cảm ơn nhóm trẻ thiểu năng trí tuệ ở lớp 1A
đã hợp tác, cảm ơn những gương mặt đáng yêu, vui vẻ và lắm trò đã luôn tạo ra tiếng cười, là
thành phần chính giúp chúng tôi học được các kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, kiến thức
trong làm việc nhóm.
Chuyến thực tế là cơ hội để sinh viên rèn luyện và có thêm kinh nghiệm, kỹ năng, có
thêm kiến thức, làm nền tảng cho các đợt thực hành và làm việc sau. Trong quá trình thực
hành, nhóm đã cố gắng rất nhiều, đặc biệt là luôn tìm tòi, thiết kế các hoạt động hỗ trợ nhóm
trẻ phù hợp với mục tiêu đề ra để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ các em; với cơ sở
cũng như quý thầy cô, tạo được mối quan hệ tốt, ấn tượng đẹp nhằm giúp sinh viên khóa sau
có cơ hội thực hành thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hành cho đến khi kết thúc
vẫn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và mọi người
để nhóm chúng tôi hoàn thiện hơn.


Một lần nữa nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã
giúp đỡ nhóm trong thời gian qua. Xin kính chúc quý thầy cô giáo, cán bộ giảng viên của
trường Chuyên biệt tư thục Thanh Tâm cùng toàn thể cán bộ giảng viên khoa Tâm lý-Giáo
Dục sức khỏe và thành công trong công việc.
1


THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1. Tên cơ sở: Trường Chuyên Biệt Tư Thục Thanh Tâm.
2. Địa chỉ: 157b Phan Tứ-quận Ngũ Hành Sơn-Thành phố Đà Nẵng-Vietnam.
Tel: 84-511-3958545.
Email:
3. Tên cơ quan chủ quản của cơ sở: Tu viện Phao Lô Đà Nẵng.
4. Mục đích của cơ sở:
- Cơ sở mở ra với mục đích giúp trẻ khuyết tật có một nơi để được chăm sóc, giáo dục và
phục hồi những khả năng còn lại, tạo cho các em có cơ hội hòa nhập vào cuộc sống.
- Tạo nên mô hình khép kín thực hiện can thiệp sớm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hòa nhập
và hướng nghiệp cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật, hướng đến phát triển toàn diện,
phát huy mọi tiềm năng của trẻ, nhất là giúp trẻ có cơ hội học và làm việc với mô hình sống
đọc lập.
- Phục hồi, phát triển những kỹ năng còn lại cho học sinh
- Giáo dục văn hóa và những kỹ năng xã hội cho học sinh.
- Phát triển kỹ năng tự phục vụ thông qua những hoạt động vật lý trị liệu và hoạt động ngoại
khóa.
- Hướng nghiệp và đào tạo các ngành nghề phù hợp cho thanh thiếu niên khuyết tật có thể
vào đời tìm kế sinh nhai, sống tự lập hạnh phúc.
5. Đối tượng chính của cơ sở phục vụ:
-Cơ sở giáo dục, chăm sóc và phục hồi chức năng cho các em khuyết tật ở trong địa bàn
thành phố Đà Nẵng cũng như các vùng phụ cận, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo cũng

như sắc tộc với những dạng tật sau: Khiếm thính, thiểu năng vận động, tự kỷ và thiểu năng trí
tuệ trong độ tuổi từ 2 đến 16 tuổi
6. Số lượng đối tượng hiện có
SĨ SỐ HỌC SINH NĂM 2012
2


Hiện tại số học sinh của trường là 195 em. Trong đó có:

Học sinh khiếm thính:

93 em

Học sinh bị bại não:

40 em

Học sinh thiểu năng trí tuệ:

50 em

Học sinh tự kỷ:

12 em

7. Tổ chức của cơ sở
a) Ban điều hành:
- 1 Hiệu trưởng: Soeur Anna Nguyễn Thị Tuyết Lan
- 2 Phó Hiệu trưởng:
+ Hiệu phó chuyên môn: Sr Anne Hoàng Ngọc Thúy

+ Hiệu phó bán trú: Sr Marthe Nguyễn Thị Minh Gương
b) Các bộ phận trong tổ chức:
- Tài chính/ Hành chính:
+ Sr Gertude Nguyễn Thị Lựu
+Sr Therese Phạm Nguyễn Mai Thảo
- Ban cố vấn:
+ Sr Benfide Nguyễn Thị Kính
+ Ông: Hoàng Ngọc Tuấn
+ Luật sư Hoàng Gia Cơ
-Các phân hiệu:
+ Trưởng phân hiệu Khuyết tật vận động: cô Nguyễn Thị Mỹ Quý
+ Trưởng phân hiệu Khuyết tật trí tuệ : cô Lê Thị Loan
+ Trưởng phân hiệu Khuyết tật thính giác: cô Phạm Thị Yến Nhi
3


+ Phân hiệu Tự kỉ: cô Huỳnh Thị Kim Phượng
-Phụ trách Chương trình Can thiệp sớm: cô Nguyễn Đỗ Thái
-Trưởng nhóm Nhận thức cộng đồng: thầy Phùng Đức Lên
-Trưởng nhóm Giáo dục hòa nhập: thầ y Nguyễn Trường Phi
-Phụ trách nội trú: Sr Marie Thái Thị Thanh Vân
-Chuyên viên kỹ thuật: ông Nguyễn Văn Trai
-Cơ sở vật chất: ông Nguyễn Văn Thọ
-Y tế: Sr Catherine Đoàn Thủy
-Cấp dưỡng:
+ Cô Nguyễn Thị Hà, cô Ngô Thị Nhớ
-Phụ trách công tác học sinh: cô Hoàng Thị Kim Anh
+ Lớp học làm bánh Châu Âu: cô Trương Thị Thúy Quỳnh
+ Lớp vẽ quảng cáo: cô Nguyễn Thị Kiều Oanh
+ Lớp học may: cô Đoàn Thị Mỹ Hạnh

+ Lớp học làm vườn: ông Trần Ngọc Dũng , Lâm Phúc Công
+ Lớp học massage vật lí trị liệu: cô Mai Thị Vân
+ Lớp học làm mộc: thầy Trương Văn Khánh
-Phụ trách Hướng nghiệp: Sr Therese Nguyễn Thị Hiền
+ Trưởng phòng Sản xuất khối hướng nghiệp: Sr Anne Nguyễn Thị Nụ
+ Trưởng phòng Kinh doanh khối hướng nghiệp: cô Nguyễn Thị Hoài Phương
+ Trưng bày sản phẩm: cô Đinh Thị Mỹ Hương
+ Thủ công mỹ nghệ: cô Lê Thị Anh Trâm
- Kế toán: cô Nguyễn Thị Tài

4


c)

Vẽ sơ đồ tổ chức

HHHHHHHHHiệu Trưởng
Sr Anne Nguyễn Thị Tuyết Lan

5


8. Nhân sự
Trường Thanh Tâm có:
- 25 giáo viên
-Tài2 chính/
NhânHành
viênchính
văn phòng

- 8 Kỹ Thuật Viên vật lý trị liệu,
NHHguyễn
-Sr9Gertrude
nhân viên
khác.Thị Lựu
9. Các
hoạt động
sóc đối tượng
Sr Thérèse
Nguyễnchăm
Phạm Mai

Ban Cố Vấn
Sr. Bénilde Nguyễn Thị Kính
Ông Hoàng Ngọc Tuấn

* Các
hoạt
động chính
Hiệu
Phó Chuyên
Môn của nhà trường:

Hiệu Phó Bán Trú

Anne Hoàng
-SrGiáo
dục Ngọc Thúy

Sr Marthe Nguyễn Thị Minh Gương


- Chăm sóc - Phục hồi chức năng

Trưởng phân hiêu KTVĐ

- Hoạt
động
Cô Nguyễn Thị
Mỹ Quý

Phụ trách Chương Trình
Thiệp
Sớm hoạt, giao
ngoạiCan
khóa
( sinh

Phụ trách nội trú

lưu, hội thảo)
Sr Marie Thái Thị Thanh

Cô Nguyễn Đỗ Thái An

Vân

Trưởng nhóm nhận thức

Chuyên viên kỹ thuật


Y tế
Sr Catherine Đoàn Thủy

- Các khóa bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dài hạn và ngắn hạn
Trưởng phân hiệu KTTT

Cấp Dưỡng

* Trình độ đào tạocộng
củađồng.
các giáo viên và kĩ thuật viên:

Cô Lê Thị Loan

Ông Nguyễn Văn Trai

Cô Nguyễn Thị Hà

Thầytrường
Phùng Đức
- 80% giáo viên của
cóLên
bằng cử nhân Khoa Học Giáo Dục đặc biệt, bằng sư phạm
Mầm Non, sư phạm Tiểu học được dự các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn tại các trường
Cơ sở vật chất
Trưởng phân
hiệuHọc
KTTGSư Phạm
Trưởng
nhómĐại

Giáo học
Dục Hòa
Đại
Hà Nội,
sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, trường Cao Đẳng Sư
Nhâp.
Ông
Nguyễn
Văntật
ThọThành Phố Hồ Chí Minh.
Cô Phạm ThịPhạm
Yến NhiSông Bé, Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ em khuyết
Thầy Nguyễn Trường Phi

- 100% kĩ thuật viên phục hồi chức năng vận động được đào tạo tại trường Cao Đẳng Y tế II
Đà tự
Nẵng,
TRường Đại Học Y Dược Huế, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phân hiệu
kỷ
Cô Huỳnh Thị Kim Phượng

* Các chương trình giáo dục tại trường.
Tiết cá nhân:

Phụ trách công tác học sinh

Phụ trách hướng nghiệp


Mục tiêu:Việc dạy học theo hình
thức 1-1
sẽ Thị
giúp
cho các trẻ
Sr Thérèse
Nguyễn
Hiền
kiến thức chắc hơn, thực hiện các kĩ năng nhuần nhuyễn hơn.

Cô Hoàng Thị Kim Anh

Trưởng phòng sản xuất khối
hướng tật
nghiệp
khuyết
có cơ hội nắm
Sr Anne Nguyễn Thị Nụ

Đối với trẻ khuyết tật,
việc học tiết cá nhân rất quan trọng.
Lớp học may
Trưởng phòng kinh

Lớp học làm bánh Châu
Âu

bắt

Trưng bày sản phẩm


doanh khối hướng

Đoàn Thịtật
Mỹđang học tại trường Thanh Tâm cũng như trên địaCôbàn
Đinhthành
Thị Mỹ
Đối tượng: Các trẻCôkhuyết
nghiệp
Cô Trương Thịphố
ThúyĐà Nẵng
Hương
Quỳnh

Trẻ thuộc các dạng tật: chậm phát triển trí tuệ, thiểu
Lớp học Massage VLTL

Lớp học làm vườn

Cô Mai Thị Vân

Ông Trần Ngọc Dũng

Cô Nguyễn Thị Hoài
Phương
năng
vận động, khiếm

Quy trình thực hiện: - Đánh giá, phân loại dạng khuyết tật của trẻ
- Đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ


Lớp vẽ quảng cáo

Lớp học làm mộc

Cô Nguyễn Thị Kiều
Oanh

Thầy Trương Văn Khánh

6

thính, tự kỉ.

Kế toán

Thủ công mỹ nghệ

Cô Nguyễn Thị Tài

Cô Lê Thi Anh Trâm


- Lên kế hoạch giáo dục cá nhân.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
- Đánh giá định kì
- Lên kế hoạch giáo dục tiếp theo.
Giáo dục hòa nhập:
Mục tiêu: Các trẻ em đều có quyền được đến trường dẫu là người khuyết tật. Vì thế, mục
đích chính của việc giáo dục tại trường Thanh Tâm là đưa các em ra hòa nhâp xã hội.

Đối tượng: Trẻ khuyết tật tại trường Thanh Tâm
Trẻ khuyết tật tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn 2 quận Ngũ
Hành Sơn và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng.
Chương trình thực hiện:
- Liên kết: Thiết lập mối quan hệ với các cơ sở ban ngành, các trường học.
- Đưa học sinh ở trường Thanh Tâm ra hòa nhập ở các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn
TP Đà Nẵng.
- Hỗ trợ các trường khác thực hiện giáo dục hòa nhập ở quận Ngũ Hành Sơn và quận Sơn
Trà.
Cách thức tiến hành:
* Các học sinh của trường sau một thời gian được can thiệp, tổ chức giáo dục hòa nhập sẽ
tiến hành đánh giá:
- Nếu trẻ đã đủ khả năng sẽ đưa ra học hòa nhập.
- Nếu trẻ chưa đủ khả năng và quá 8 tuổi, sẽ được tiếp tục theo học chương trình giáo dục
chuyên biệt tại trường Thanh Tâm.
* Các học sinh đang theo học tại các trường tiểu học, mầm non sẽ được tổ GDHN trợ giúp, tư
vấn, lập kế hoạch GDCN phù hợp để giúp trẻ theo kịp các bạn trong lớp.
Phục hồi chức năng:
Mục tiêu:

7


- Tập PHCN cho trẻ khuyết tật tại trường Thanh Tâm vào các ngày trong tuần.
- PHCN vận động: vận động tay, chân, thân mình, đầu cổ, di chuyển: lăn lật, bò, di chuyển
với xe lăn, đi lại với nạn và dụng cụ hỗ trợ, tự đi lại,...
- PHCN: Kỹ năng tự phục vụ: sinh hoạt: vệ sinh cá nhân, thay quần áo, tắm rửa...ăn uống: trẻ
sử dụng chén, muỗng để ăn cơm, dùng ly uống nước...
- PHCN ngôn ngữ: ngôn ngữ trị liệu.
Chương trình:

- Vận động: sử dụng các bài tập vận động chủ động, trợ giúp, vận động với tạ, ròng rọc, để
phát triển khả năng vận động của trẻ. Sử dụng các kĩ thuật kích thích di chuyển, bài tập bò, đi
với dụng cụ, đi với trợ giúp của KTV...
- Sinh hoạt: Các bài tập cởi và mặc quần áo, hướng dẫn trẻ dùng khăn lau mặt, các bài tập
chức năng tay trong ăn uống, để trẻ tự hoạt động trong giờ ăn,...
- Ngôn ngữ: tập phát âm, kích thích trẻ nói chuyện và giao tiếp nhiều hơn...
Đào tạo:
Mục tiêu: Nâng cao năng lực quản lý cho các bộ; kiến thức chuyên môn, năng lực dạy học
cho giáo viên trong nhà trường.
Đối tượng:
- Cán bộ quản lý
- Giáo viên
- Nhân viên
* CB, GV các trường bạn có nhu cầu tham gia các khóa học.
Thời gian và hình thức đào tạo:
* Tại trường: Mỗi năm vào các dịp hè (tháng 6- tháng 8), sẽ có các khóa tập huấn nhằm nâng
cao năng lực cho CB-GV.
* Tại các cơ sở khác: Khi các cơ sở khác có khóa tập huấn, trường sẽ cử CB-GV tham gia
theo thư mời của các cơ sở đó.
* Đào tạo dài hạn: Học nâng cao chuyên ngành sau đại học (ĐH bằng 2, thạc sĩ...)
8


* Đào tạo ngắn hạn: Các khóa tập huấn (từ 3- 14 ngày)
Nội dung:
Tùy thuộc vào nhu cầu của nhà trường cũng như giáo viên đề xuất, trường sẽ lập kế hoạch và
mời các chuyên gia về tập huấn cho giáo viên.
Chương trình cộng đồng:
Nội dung: Thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng, giáo dục hòa nhập tại Duy Nghĩa, Duy Vinh,
Bình Minh, Tam Thành và Tam Lộc, Hòa Hải và Hòa Qúy nhằm giúp đỡ các em khuyết tật

trong độ tuổi từ 4- 16 tuổi được cải thiện về sức khỏe và được đến trường học.
Mục tiêu:
- Tập PHCN cho trẻ tại cộng đồng và 03 phòng tập vệ tinh tại Duy Nghĩa, Tam Thành, Hòa
Qúy.
- Thay đổi nhận thức của gia đình trẻ và cộng đồng nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt
nhất.
- Giúp trẻ cải thiện các chức năng vận động, di chuyển, sinh hoạt.
- Vận động đưa trẻ khuyết tật đến học tai các trường bình thường. Nếu trẻ nào không thể theo
học hòa nhập, đề nghị đưa đến học các trường chuyên biệt.
Chương trình:
- Hằng tuần có KTV và GV đến các phòng tập vệ tinh thực hiện tập PHCN và dạy học cá
nhân cho trẻ khuyết tật.
- Tổ chức các buổi tập huấn, truyền thông, tư vấn cho CTV và gia đình, cộng đồng về
phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật cũng như tạo điều kiện cho trẻ KT phát triển.
- Thực hiện đánh giá khả năng và phân loại trẻ để có hướng dạy và tập luyện phù hợp.
Dạy văn hóa:
Mục tiêu: Cung cấp kiến thức văn hóa cho học sinh.
Đối tượng: Tất cả các học sinh: thiểu năng vận động, thiểu năng trí tuệ, khiếm thính, hướng
nghiệp đều được học văn hóa.
Chương trình:
9


- Mầm non: các trẻ ở độ tuổi mầm non theo học chương trình mầm non được điều chỉnh theo
khả năng và nhu cầu của trẻ ( làm quen với toán, chữ cái, khám phá khoa học, luyện các kĩ
năng...)
- Tiểu học: học sinh ở độ tuổi tiểu học được học theo chương trình giáo dục đặc biệt của Bộ
GD&ĐT được điều chỉnh phù hợp với trường.
Tài liệu học:
- Khối tiểu học: Dùng sách giáo khoa phổ thông hiện hành.

- Khối mầm non: Kết hợp chương trình mầm non và chương trình can thiệp sớm của trường
dưới sự hỗ trợ của các tập bài tập của trường.
- Hướng nghiệp: Các học viên hướng nghiệp được phụ đạo văn hóa theo nhu cầu và theo
ngành nghề riêng của học viên. ( giáo viên tự chọn tài liệu).
Tư vấn phụ huynh:
Mục tiêu: Giúp cho phụ huynh hiểu rõ hơn các vấn đề của con em mình.
Phụ huynh có các kiến thức kĩ năng chăm sóc, giáo gục trẻ KT.
Đối tượng:
Cha, mẹ và người thân trong gia đình trẻ.
Người chăm sóc trẻ hằng ngày: người trông trẻ, bảo mẫu,...
Chương trình:
Tư vấn kiến thức: các kiến thức liên quan đến các dạng khuyệt tật: bại não, thiểu năng trí tuệ,
thiểu năng vận động, khiếm thính, tự kỷ,...
Tư vấn phương pháp: các phương pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp với từng đối tượng
khuyết tật.
Tư vấn kỹ năng: Các kỹ năng làm việc với trẻ khuyết tật,..
Tư vấn kỹ thuật chơi với trẻ, thông qua các hoạt động để giúp trẻ phát huy năng lực của
mình.
- Phụ huynh đến trường, tham gia vào các hoạt động dạy với giáo viên.
- PH lập kế hoạch hoặc lên tiết chơi với trẻ, GV sẽ trợ giúp phần kỹ thuật.
10


Giúp phụ huynh đánh giá con mình thông qua tiết học...
Hình thức:
Tư vấn tại trường: các phụ huynh có nhu cầu đến trường và được nhóm tư vấn hỗ trợ theo ca.
Tư vấn tại gia đình: Khi PH có nhu cầu thì nhóm tư vấn đến nhà hỗ trợ.
Tư vấn qua các phương tiện liên lạc: điện thoại, email,...
Hướng nghiệp:
Mục tiêu:

Nâng cao năng lực cho thanh thiếu niên khuyết tật cả về học vấn, nghề nghiệp lẫn kỹ năng
sống để họ có thể trở thành những cá nhân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, vươn lên
tự lực trong cuộc sống dần dần hòa nhập cũng xã hội.
Tạo cơ hội thanh thiếu niên khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội và góp phần xây dựng
đất nước một cách bình đẳng như những công nhân khác.
Nâng cao nhận thức của xã hội về chương trình hướng nghiệp tạo nghề cho thanh thiếu niên
khuyết tật.
Đối tượng:
Học viên khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ nhẹ, thiểu năng vận động nhẹ từ 18 đế 15 tuổi
được đánh giá đầu vào và tư vấn chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
Các ngành đào tạo:
1: Làm bánh

4: Massage- vật lý trị liệu

2: Mộc dân dụng

5: May- thêu

3: Làm vườn.

6: Mỹ thuật, quảng cáo.

Can thiệp sớm:
Mục tiêu: Phát hiện và can thiệp sớm cho các trẻ em có nhu cầu đặc biệt giúp các em hòa
nhập cộng đồng.
Đối tượng: Các trẻ từ 6 tháng tuổi cho đến 6 tuổi.
Dạng tật: Thiểu năng vận động, thiểu năng trí tuệ, khiếm thính và tự kỉ,...
11



Chương trình:
Học theo chương trình mầm non được điều chỉnh phù hợp với khả năng và nhu cầu của các
em.
Hoạt động trị liệu và phục hồi chức năng: ngôn ngữ trị liệu, vận động trị liệu, âm nhạc trị
liệu,...
Luyện các kỹ năng để có thể hòa nhập cộng đồng.
Hình thức:
- Can thiệp sớm tại trường: Các em được xếp vào các lớp theo độ tuổi, theo dạng tật và được
hỗ trợ để phát triển các kỹ năng. Về nhà được các phụ huynh tiếp tục hỗ trợ.
- Can thiệp tại nhà: Các em đang học tại các trường mầm non bình thường, được đưa đến
trường tham gia tiết cá nhân, sau đó phụ huynh sẽ có trách nhiệm tiếp tục luyện tập cho trẻ
tại gia đình.
- Ngoài ra, PH có thể mời giáo viên dạy thêm tiết cá nhân cho trẻ tại nhà.
Tư vấn phụ huynh:
Giúp phụ huynh nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong việc Can thiệp sớm cho trẻ.
Phụ huynh được tư vấn về tình hinh của trẻ, các cách hỗ trợ cho trẻ nhằm phát huy các kĩ
năng cho trẻ.
Giúp phụ huynh thực hành các hoạt động nhằm phát huy ngôn ngữ- kĩ năng cho trẻ.
Phụ huynh có thể đến trường hoặc điện thoại để được tư vấn, hướng dẫn.
10. Nhận xét của sinh viên về các hoạt động của cơ sở :
Qua quá trình thực hành tại Trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm nhóm chúng tôi nhận
thấy đây là một môi trường tốt, thân thiện để trẻ khuyết tật học tập và phát triển khả năng của
mình. Với các hoạt động dạy và học được tổ chức khoa học cùng đội ngũ giảng viên tận tâm
với nghề, có trình độ chuyên môn cao. Các hoạt động: học tập, sinh hoạt, ngoại khóa, dạy và
đào tạo nghề được nhà trường quan tâm và thường xuyên đổi mới để người học không bị
nhàm chán, chú tâm đến nhu cầu của học sinh, đặt chất lượng giảng dạy lên hàng đầu.Vì vậy,
các hoạt động của cơ sở luôn mang lại hiệu quả cao và nhận được những phản hồi tích cực từ
phía phụ huynh cũng như mọi người.


12


PHẦN II. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
I. Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm
1. Mục tiêu chung của nhóm
-Đánh giá được nhu cầu, khả năng và hành vi của mỗi em.
-Hỗ trợ các em trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp.
-Thông qua những trò chơi giải trí để giúp các em nhận ra được giá trị của bản thân, quên đi
những khiếm khuyết của mình, sống lạc quan, yêu đời.
-Hướng hành vi, nhận thức của trẻ theo hướng tích cực.
-Giúp các em hình thành những kỹ năng sống, ứng xử với mọi người xung quanh tốt hơn.
2. Đánh giá khả năng tham gia của các nhóm viên
1.Nguyễn Trần Gia Huy
-Dạng tật: thiểu năng trí tuệ.
- Nhu cầu:
+Kỹ năng sống: phát triển kỹ năng tự lập trong sinh hoạt, công việc, hoạt động, học tập.
+Văn hóa: tăng cường rèn luyện kiến thức.
+Xã hội: khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động, giao tiếp,
học tập,…
+Ngôn ngữ: cung cấp, mở rộng vốn từ, chỉnh phát âm theo hình miệng, biết đặt câu hỏi và trả
lời.
+Vận động: tăng cường vận động nhiều, nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực.
+Hành vi: trẻ hay cười vô cớ.
- Sức khỏe:
+Vận động tốt (đi, chạy, nhảy)
- Điều kiện vật chất:
+Gia đình có hoàn cảnh tương đối ổn định.
13



- Mục đích tham gia:
+ Kỹ năng sống: hình thành được kỹ năng tự lập cho bản thân
+ Văn hóa: giúp trẻ phân biệt số, các phép tính, màu sắc. Nhận thức được các đồ vật và môi
trường xung quanh.
+ Xã hội: Huy là đứa trẻ nhút nhát, vì vậy muốn thông qua việc tham gia các hoạt động để
giúp em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp và học tập.
+Ngôn ngữ: giúp Huy phát âm to, rõ hơn, biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi có sử dụng kính
ngữ vì em hay hỏi những câu hỏi và trả lời câu hỏi một cách cộc lốc.
+ Vận động: tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để em tăng cường vận động nhiều, nhanh
nhẹn, khéo léo, tích cực.
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
+ Trẻ khó tập trung trong mọi hoạt động.
+ Khi được hỏi bất kì câu hỏi nào, em thường không trả lời mà hay cười một cách vô cớ.
+ Chưa phân biệt được đúng sai và còn hay tự ý làm theo sở thích của bản thân.
2.Nguyễn Văn Mạnh Hùng
- Dạng tật: thiểu năng trí tuệ, tự kỉ
- Nhu cầu:
+ Kỹ năng sống: phát triển kỹ năng tự lập trong sinh hoạt, công việc, hoạt động, học tập.
+ Văn hóa: tăng cường rèn luyện kiến thức.
+ Xã hội: khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động, giao tiếp,
học tập,…
+ Ngôn ngữ: cung cấp, mở rộng vốn từ, chỉnh phát âm theo hình miệng, biết đặt câu hỏi và
trả lời.
+ Vận động: tăng cường vận động nhiều, nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực.
+ Hành vi: Hay chạy lung tung, nói nhảm một mình.
- Sức khỏe:
14



+ Vận động tốt (đi, chạy, nhảy)
- Điều kiện vật chất:
+ Gia đình khá giả.
- Mục đích tham gia:
+ Kỹ năng sống: hình thành được kỹ năng tự lập cho bản thân
+ Văn hóa: giúp Hùng tập trung hơn trong giờ học.
+ Xã hội: Giúp em hòa đồng hơn với các bạn. Tổ chức các trò chơi để khuyến khích sự tham
gia của em và hạn chế việc em chơi một mình vì em không biết cách tương tác qua lại.
+ Ngôn ngữ: cung cấp và mở rộng vốn từ mọi lúc mọi nơi, cũng như biết cách giao tiếp.
Giúp Hùng phát âm rõ hơn, to hơn.
+ Hành vi: hạn chế hành vi nói nhảm và chạy lung tung của em.
+Vận động: tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để em tăng cường vận động nhiều, nhanh nhẹn,
khéo léo, tích cực.
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
+ Trẻ khó tập trung trong mọi hoạt động.
+ Khi được hỏi em thường không trả lời. Chưa chủ động trong giao tiếp.
+ Tự ý chạy ra ngoài khi đang tổ chức các hoạt động nhóm.
+ Thường có những hành vi như: ôm siết, kéo áo, giật tóc.
3.Huỳnh Lê Trọng Phúc
- Dạng tật: thiểu năng trí tuệ, tự kỉ. tăng động.
- Nhu cầu:
+ Kỹ năng sống: phát triển kỹ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng xã hội.
+ Văn hóa: rèn luyện kiến thức các chủ đề năm.
+ Xã hội: Muốn nhận được sự yêu thương, quan tâm.
+ Ngôn ngữ: kỹ năng hội thoại còn kém.
15


+ Vận động: tăng cường vận động nhiều, nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực.
+ Hành vi: Gỡ tay, đánh bạn, chạy nhảy lung tung, vung tay khi nói chuyện với người khác

và tự đánh mình.
- Sức khỏe:cơ thể suy nhược, gầy gò.
+Vận động tốt (đi, chạy, nhảy)
- Điều kiện vật chất:
+ Gia đình có điều kiện tốt.
- Mục đích tham gia:
+ Kỹ năng sống: hình thành được kỹ năng tự chăm sóc, phục vụ cho bản thân
+ Văn hóa: nhận thức được thứ ngày, tháng năm. Phân biệt màu sắc.
+ Xã hội: tập cho trẻ thói quen tốt trong giao tiếp, biết yêu thương người khác và chính bản
thân mình.
+ Ngôn ngữ: giúp em hội thoại tốt hơn. Cho em tham gia các hoạt động nhóm để nâng vốn
ngôn ngữ của mình.
+ Hành vi: hạn chế hành vi gỡ tay, đánh người khác và chạy nhảy lung tung.
+ Vận động: tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để em tăng cường vận động nhiều, nhanh
nhẹn, khéo léo, tích cực.
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
+ Trẻ khó tập trung trong mọi hoạt động.
+ Quá tăng động .
+ Tự ý chạy ra ngoài khi đang tổ chức các hoạt động nhóm.
+ Thường có những hành vi làm bị thương người khác .
+ Phúc thường gây rối trong việc tổ chức hoạt động nhóm.
+ Phản ứng và xử lý thông tin chậm.
4.Trương Hoàng Nam
16


Dạng tật: thiểu năng trí tuệ, đown
- Nhu cầu:
+ Kỹ năng sống: phát triển kỹ năng tự lập trong sinh hoạt, công việc, hoạt động, nhiệm vụ…
+ Văn hóa: nâng cao phát triển kiến thức .

+Xã hội: hòa đồng hơn với các bạn, tự tin, mạnh dạn .
+ Ngôn ngữ: Cung cấp và mở rộng vốn từ. Chỉnh âm theo khẩu hình miệng, biết đặt câu hỏi
và trả lời.
+Vận động:chậm, lười hoạt động.
+ Hành vi: hay cười vô cớ và luôn muốn mọi người xung quanh chú ý tới mình.
- Sức khỏe: không tốt, thường hay mệt mỏi, nổi mẩn đỏ khi hoạt động nhiều.
+ Vận động tốt (đi, chạy, nhảy)
- Điều kiện vật chất:
+ Gia đình có điều kiện kinh tế ổn định.
- Mục đích tham gia:
+ Kỹ năng sống: hình thành được kỹ năng tự lập.
+ Văn hóa: tăng cường rèn luyện nâng cao phát triển kiến thức.
+ Xã hội: Tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên em hòa đồng chơi chung với
các bạn. Giúp em tự tin và mạnh dạn hơn.
+ Ngôn ngữ: Mở rộng vốn từ, phát âm to rõ.
+ Hành vi:hạn chế các hành vi nhảm.
+ Vận động: tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để em tăng cường vận động nhiều, nhanh
nhẹn, khéo léo, tích cực.
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
+ Trẻ khó tập trung trong một số hoạt động.
+ Còn rụt rè và lười tham gia các hoạt động.
17


+ Phản ứng và xử lý thông tin chậm.
5.Nguyễn Thị Ngọc Hân
Dạng tật: thiểu năng trí tuệ, tự kỉ
- Nhu cầu:
+ Kỹ năng sống: phát triển kỹ năng tự lập trong sinh hoạt, công việc, hoạt động, học tập.
+ Văn hóa: tăng cường rèn luyện kiến thức.

+ Xã hội: khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động, giao tiếp,
học tập,…
+ Ngôn ngữ: cung cấp, mở rộng vốn từ, chỉnh phát âm theo hình miệng, biết đặt câu hỏi và
trả lời.
+Vận động: tăng cường vận động nhiều, nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực.
+ Hành vi: hay bỏ tay vào mũi rồi cho vào miệng ( chưa ý thức được việc mình làm, nhặt đồ
vật nhỏ rồi măn trên tay ). Hay nằm úp mặt xuống sàn nhà khi giải lao.
- Sức khỏe: tốt
+Vận động tốt (đi, chạy, nhảy)
- Điều kiện vật chất:
+ Gia đình khá giả.
- Mục đích tham gia:
+ Kỹ năng sống: hình thành được kỹ năng tự lập cho bản thân
+ Văn hóa: rèn luyện phát triển thêm về kiến thức.
+ Xã hội: Giúp em hòa đồng hơn với các bạn. Tổ chức các trò chơi để khuyến khích sự tham
gia của em và hạn chế việc em chơi một mình vì em không biết cách tương tác qua lại, chưa
biết cách thể hiện nhu cầu của bản thân.
+ Ngôn ngữ: cung cấp và mở rộng vốn từ mọi lúc mọi nơi, cũng như biết cách giao tiếp.
+ Hành vi: giúp trẻ ý thức được về hành vi mình đang làm.

18


+ Vận động: tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để em tăng cường vận động nhiều, nhanh
nhẹn, khéo léo, tích cực.
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
+ Bé tiếp thu hơi chậm, ít tập trung.
+ Vốn từ còn hạn chế, ít có khẩu hình miệng, nói ngọng. Ít hiểu yêu cầu đặt ra, em phát âm
chưa rõ.
+ Còn ngại, dè chừng với người lạ.

6.Nguyễn Công Chí Minh
Dạng tật: thiểu năng trí tuệ, tự kỉ
- Nhu cầu:
+ Kỹ năng sống: phát triển kỹ năng tự lập trong sinh hoạt, công việc, hoạt động, học tập.
+ Văn hóa: tăng cường rèn luyện kiến thức.
+ Xã hội: khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động, giao tiếp,
học tập,…Rèn luyện kỹ năng tương tác xã hội.
+ Ngôn ngữ: cung cấp, mở rộng vốn từ, chỉnh phát âm theo hình miệng, biết đặt câu hỏi và
trả lời.
+ Vận động: tăng cường vận động nhiều, nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực.
+ Hành vi:Nóng tính, đánh bạn, nói lung tung.
- Sức khỏe: tốt
+ Vận động tốt (đi, chạy, nhảy)
- Điều kiện vật chất:
+ Gia đình có điều kiện .
- Mục đích tham gia:
+ Kỹ năng sống: hình thành được kỹ năng tự lập cho bản thân
+ Văn hóa: rèn luyện phát triển thêm về kiến thức.
19


+ Xã hội: Tổ chức các hoạt động để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn.
+Ngôn ngữ: cung cấp và mở rộng vốn từ mọi lúc mọi nơi, cũng như biết cách giao tiếp.
+ Hành vi: thông qua hoạt động nhóm giải thích để em hiểu được hành vi, không nên thể hiện
sẽ không tốt, biết kiểm soát được hành vi đó.
+Vận động: tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để em tăng cường vận động nhiều, nhanh nhẹn,
khéo léo, tích cực.
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
+ Bé tiếp thu hơi chậm.
+ Vốn từ còn hạn chế, ít có khẩu hình miệng, phát âm chưa được rõ, chưa tự giác nói.

+ Hay mâu thuẫn với một số bạn trong lớp.
7.Ngô Phong Kiện.
Dạng tật: thiểu năng trí tuệ.
- Nhu cầu:
+ Kỹ năng sống: phát triển kỹ năng tự lập trong sinh hoạt, công việc, hoạt động, học tập.
+ Văn hóa: tăng cường rèn luyện kiến thức.
+ Xã hội: khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động, giao tiếp,
học tập,…Rèn luyện kỹ năng tương tác xã hội.
+ Ngôn ngữ: cung cấp, mở rộng vốn từ, chỉnh phát âm theo hình miệng, biết đặt câu hỏi và
trả lời.
+ Vận động: tăng cường vận động nhiều, nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực.
- Sức khỏe: tốt
+ Vận động tốt (đi, chạy, nhảy)
- Điều kiện vật chất:
+ Gia đình có điều kiện ổn định.
- Mục đích tham gia:
20


+ Kỹ năng sống: hình thành được kỹ năng tự lập cho bản thân
+ Văn hóa: rèn luyện phát triển thêm về kiến thức.
+ Xã hội: Tổ chức các hoạt động để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn.
+ Ngôn ngữ: cung cấp và mở rộng vốn từ mọi lúc mọi nơi, cũng như biết cách giao tiếp.
+ Hành vi: Trẻ không có biểu hiện hành vi tiêu cực, ngoan hiền, lễ phép, biết vâng lời.
+ Vận động: tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để em tăng cường vận động nhiều, nhanh
nhẹn, khéo léo, tích cực.
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
+ Bé tiếp thu hơi chậm, nhanh quên, nhớ ít.
+Vốn từ còn hạn chế, ít có khẩu hình miệng, phát âm chưa được rõ, chưa tự giác nói.
+ Rụt rè, ít mạnh dạn, thiếu tự tin, vận động chậm.

3. Đánh giá khả năng các nguồn lực hỗ trợ nhóm
- Các nguồn lực, dịch vụ hỗ trợ nhóm:
+ Từ phía trung tâm: Cán bộ, giáo viên phụ trách, nhân viên của nhà trường, giáo viên chủ
nhiệm lớp 1A là những người hiểu rõ và có kinh nghiệm trong làm việc với trẻ. Là nguồn lực
chính tham gia hỗ trợ nhóm phát triển.
Ngoài ra còn có các dịch vụ hỗ trợ như:
+ Giáo dục
+ Chăm sóc - Phục hồi chức năng
+ Hoạt động ngoại khóa ( sinh hoạt, giao lưu, hội thảo)
+ Các khóa bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dài hạn và ngắn hạn:Nâng cao năng lực
quản lý cho các bộ; kiến thức chuyên môn, năng lực dạy học cho giáo viên trong nhà trường.
4. Bối cảnh chọn nhóm thân chủ
Sau khi kết thúc môn “Công tác xã hội nhóm” trên lý thuyết, được sự hướng dẫn của thầy
cô trong khoa, nhóm chúng tôi đã có chuyến thực tế “Công tác xã hội với nhóm” tại trường
Chuyên biệt tư thục Thanh Tâm. Ở đây chúng tôi được các soeur trong ban quản lý nhà
21


trường tạo cơ hội được tham quan cơ sở, gặp gỡ và chọn lớp đối tượng mong muốn trợ giúp.
Qua thảo luận nhóm chúng tôi được phân vào lớp 1A-thiểu năng trí tuệ của trường do cô
Nguyễn Thị Loan chủ nhiệm. Qua quan sát và tiếp xúc với các em nhóm chúng tôi đã quyết
định chọn 1 nhóm đối tượng cụ thể để trợ giúp gồm 7 em (Mạnh Hùng, Gia Huy, Chí Minh,
Ngọc Hân, Trọng Phúc, Phong Kiện). Các em không chỉ bị thiểu năng trí tuệ mà còn bị tăng
động, tự kỉ, down. Mặc dù chọn nhóm đối tượng chỉ gồm 7 thành viên nhưng trong quá trình
làm việc, nhóm chúng tôi tương tác, lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho tất cả các
thành viên trong lớp.
Xây dựng nhóm mới (hoặc làm việc với nhóm sẵn có); Nếu nhóm có sẵn thì mục tiêu
nhóm đang sinh hoạt là gì; Trình bày vắn tắt lịch sử thành lập và phát triển của nhóm.
5. Hồ sơ các nhóm viên :
1.Nguyễn Trần Gia Huy.

- Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 18-2-2009.
- Dạng tật: chậm phát triển trí tuệ.
- Quê quán:Tổ 52, Quan Khai 8, Hòa Hải-Ngũ Hành Sơn.
- Đặc điểm tâm sinh lý: cảm xúc không ổn định, ít mạnh dạn, rụt rè, thiếu tự tin. Chậm phát
triển trí tuệ, tri giác bị hạn chế trong phạm vi hẹp làm cho tốc độ học tập chậm. Trong quá
trình quan sát, trẻ thường có biểu hiện không muốn xem xét kỹ càng các chy tiết, không
muốn hiểu rõ nội dung cần quan sát mà chỉ tri giác qua loa, hời hợt.
- Tình trạng sức khỏe thể chất: mập mạp, khỏe mạnh.
- Sức khỏe tâm thần: các chứng rối loạn hành vi và thiếu tập trung chú ý. Trẻ có thể cảm giác
lo âu và sợ hãi mà không có lý do.
2.Nguyễn Văn Mạnh Hùng.
- Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 21-7-2008.
- Dạng tật: chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ.
- Quê quán: K43 Nguyễn Như Hạnh-Hòa Minh-Liên Chiểu-Đà Nẵng.
22


- Đặc điểm tâm sinh lý: Do ảnh hưởng của sự rối loạn trí tuệ nên ở trẻ thường không có
những khái niệm về bản thân, về những người xung quanh trẻ, trẻ không thiết lập mối quan
hệ và bày tỏ thái độ tích cực của mình với người khác.
- Tình trạng sức khỏe thể chất: mập mạp, khỏe mạnh.
- Sức khỏe tâm thần: các chứng rối loạn hành vi và thiếu tập trung chú ý, bướng. Trẻ có thể
cảm giác lo âu và sợ hãi mà không có lý do.
3.Huỳnh Lê Trọng Phúc.
- Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 1-12-2006.
- Dạng tật: chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ, tăng động.
- Quê quán: Khu cư AN cư A-Phước Mỹ-Sơn Trà-Đà Nẵng.

- Đặc điểm tâm sinh lý: Có hành vi bất thường và rối loạn, trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu ý
nghĩa của những môi trường xung quanh. Giao tiếp, tương tác xã hội, tưởng tượng là các
bình diện tâm lý, rối loạn nhiều nhất.Trẻ có vốn từ vựng nhiều nhưng lại nói năng ruờm rà,
không đúng hoàn cảnh.
- Tình trạng sức khỏe thể chất: gầy gò, cơ thể suy nhược.
- Sức khỏe tâm thần: tăng động quá mức, khó kiểm soát hành vi, hoạt động quá mức gây khó
khăn trong sinh hoạt.
4.Trương Hoàng Nam.
- Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 27-7-2005.
- Dạng tật: chậm phát triển trí tuệ, down.
- Quê quán: Tổ 7A-Thành Vinh-Thọ Quang-Sơn Trà-Đà Nẵng.
- Đặc điểm tâm sinh lý: Ngoài những khuyết tật trên cơ thể trẻ gặp vấn đề về hô hấp, dễ nhạy
cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn. Phần lớn giáo dục trẻ bị hội chứng down chỉ dừng lại ở
những kỹ năng vận động, ngôn ngữ và các kỹ năng cá nhân, xã hội đơn giản.
- Tình trạng sức khỏe thể chất: Sức khỏe không ổn định.
23


- Sức khỏe tâm thần: thiếu tập trung chú ý, trẻ có trí nhớ kém
5.Nguyễn Thị Ngọc Hân.
- Giới tính: Nữ.
- Ngày, tháng, năm sinh: 24-1-2008.
- Dạng tật: chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ.
- Quê quán: H09/06K424 Ông Ích Khiêm thành phố Đà Nẵng.
- Đặc điểm tâm sinh lý: Trẻ bị rối loạn tự kỉ có thể hoàn thành đặc biệt xuất sắc trong một số
lĩnh vực: ca hát, đánh đàn.
-Tình trạng sức khỏe thể chất: trẻ bị hen suyễn.
- Sức khỏe tâm thần: ít biểu lộ cảm xúc trực tiếp đối với người trước mặt, ít trao đổi qua lại
như là bắt chước nụ cười của người khác, cười đáp lại. Thường không nhìn xung quanh và để

ý tới phản ứng của người khác.
6.Nguyễn Công Chí Minh.
- Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 13-10-2007.
- Dạng tật: chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ.
- Quê quán: Đại Hiệp-Đại Lộc-Quảng Nam.
- Đặc điểm tâm sinh lý: Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ không thể liên kết được các hành động
với hậu quả của nó, có thể có các vấn đề về mặt hành vi như: hay có những cơn giận dữ. Trẻ
gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, trẻ có thể có các vấn đề sức khỏe khác như tự kỉ
- Tình trạng sức khỏe thể chất: Khỏe mạnh.
- Sức khỏe tâm thần: rối loạn cảm xúc, không kiềm chế được hành vi thể hiện mình bằng
cách đánh bạn.
7.Ngô Phong Kiện.
- Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 16-3-2006.
24


- Dạng tật: chậm phát triển trí tuệ.
- Quê quán: Tổ 23 Đông Tra-Hòa Hải-Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng.
- Đặc điểm tâm sinh lý: tư duy mang tính cụ thể, thiếu tính liên tục, yếu vai trò điều chỉnh
của tư duy, điều đó thể hiện rõ trong quá trình học tập của trẻ.Trẻ thuộc dạng chăm chỉ, cố
gắng học tập, nhưng hiệu quả không cao. Thường đưa ra những câu trả lời thiếu suy nghĩ,
không phù hợp với nội dung do trương lực thần kinh của trẻ bị yếu làm cho sự chú ý của trẻ
không ổn định, thường xuyên giao động, làm cho trẻ không đủ khả năng tập trung suy nghĩ
về một đối tượng, hiện tượng nào đó.
- Tình trạng sức khỏe thể chất: Khỏe mạnh.
- Sức khỏe tâm thần: Trẻ ít khi nhận ra được sai lầm của bản thân.
II. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động
1.Mục tiêu cụ thể của nhóm

-Mục tiêu chung:
+ Giúp trẻ hình thành, phát triển những kỹ năng: kỹ năng tự phục vụ, giao tiếp, ứng xử trong
cuộc sống.
+ Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
+ Tăng cường khả năng giao tiếp cho trẻ.
+ Điều chỉnh hành vi, thái độ, nhận thức, cách ứng xử theo hướng tích cực.
+ Giúp trẻ có kỹ năng tương tác với mọi người.
+ Trao dồi kiến thức văn hóa, xã hội cho trẻ.
2.Bảng kế hoạch hoạt động của nhóm
Bảng kế hoạch các hoạt động nhằm hiện thực các mục tiêu ở trên.
STT
1

Thời gian, địa Hoạt động
Người thực hiện
điểm
23-11-2015-Địa -Làm quen và tạo ấn tượng Nhóm sinh viên
điểm: trong lớp đầu tiên với nhóm.
học

2

24-11-2015

-Quan sát việc học tập, sinh Nhóm sinh viên
25

Nguồn kinh
phí



×