Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giáo án dạy thêm môn ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.76 KB, 9 trang )

Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010

Trương Thu Trang

Tuần 3
Ôn tập chung về các thao tác lập luận

Ca 1

Ngày soạn: 29/07/2009
Ngày dạy : 07/2009
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:


Ôn tập lại kiến thức về các thao tác lập luận đã học ở lớp 11.



Làm cơ sở để thực hành các bào tập của lớp 12.



Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn theo các thao tác đã học.

B. Các phương pháp, phương tiện:


Phương pháp: Gợi mở, tái hiện kiến thức.




Phương tiện: Kiến thức của HS, SGK lớp 11.

C. Các bước lên lớp


Bước 1: ổn định tổ chức.



Bước 2: Kiểm tra bài cũ( Không).



Bước 3: Dạy học bài mới.

I. Lý thuyết:
Nhắc lại kiến thức về các thao tác lập luận đã học ở lớp 11
a. Thao tác lập luận phân tích.


Mục đích: Làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong,
bên ngoài của đối tượng.



Cách thức: Cần chia tách đối tượng thành những tiêu chí, quan hệ nhất định, lưu ý đến
mối quan hệ trong một chỉnh thể toàn vẹn.

Thao tác phân tích luôn gắn liền với thao tác tổng hợp.

b. Thao tác so sánh.


Mục đích: Làm rõ đối tượng trong mối quan hệ với đối tượng khác, làm cho bài văn sinh
động và có sức thuyết phục.



Cách thức: Khi so sánh, phải đặt các đối tượng trên cùng một bình diện, đánh giá trên
cùng một tiêu chí, để thấy được sự giống nhau và khác nhau, từ đó làm nổi bật đối tượng.

c. Thao tác lập luận bác bỏ.


Mục đích: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, từ đó nêu ý
kiến đúng.



Cách thức: Nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân, phân tích những khía cạnh sai lệch... với thái
độ khách quan, đúng mực.

1


Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010

Trương Thu Trang

d. Thao tác lập luận bình luận.

* Mục đích: Thuyết phục người nghe đồng tình với nhận xét, đánh giá của mình về một hiện
tượng trong đời sống.
* Yêu cầu:


Trình bày rõ ràng, trung thực.



Đề xuất ý kiến, nhận định



Bàn luận sâu rộng.

* Lưu ý: ngoài 4 thao tác trên, trong khi viết văn nghị luận, cần vận dụng thêm một số thao
tác khác như: Giải thích, chứng minh, diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp v.v...
II. Bài tập vận dụng:
BT1: Viết một đoạn văn có sử dụng một số thao tác đã học về những vấn đề đã, đang xảy
ra trong đời sống: Văn hóa khi tham gia giao thông
* HD: HS vận dụng kiến thức đã học để viết bài theo nội dung sau
- Cuộc sốngcon người luôn bận rộn với việc mưu sinh. Chúng ta đang giàu về vật chất nhưng
lại nghèo về văn hóa. Giao thông là một biểu hiện như vậy.
+ Những việc làm không đúng:( Vận dụng thao tác phân tích, CM)
- Đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường.
- Nghe tiếng còi xin đường cũng không quan tâm.
- Đùa nghịch khi tham gia giao thông.
+ Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này (Thao tác bình luận).
- Bản thân tự thấy hiện tượng này ntn?
- Những cử chỉ, việc làm đó đúng hay sai?

- Bản thân mình đã tốt chưa để có thể vận động người khác.
- Trách nhiệm giữ gìn và chấp hành tốt luật giao thông của mỗi cá nhân.
+ Làm thế nào để bảo đảm ATGT cho mọi người:
- ý thức của bản thân tốt.
- Vận động mọi người cùng thực hiện.
BT2: Viết đoạn văn có sử dụng thao tác đã học để nói về vấn đề: Văn minh điện thoại
hiện nay.
* HD: HS sử dụng các thao tác phù hợp để viết bài nghị luận về nội dung quen thuộc trong
đời sống, theo hướng dẫn sau:


Đời sống hiện đại, nhu cầu về vật chất của con người không ngừng tăng lên. Theo đó các
nhu cầu giải trí cũng tăng lên. Sử dụng điện thoại di động là một nhu cầu như thế.



Đây là nhu cầu văn minh và chính đáng của tất cả mọi người, là biểu hiện cho sự phát
triển kinh tế, khoa học công nghệ và thông tin.

2


Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010

Trương Thu Trang

- Những tiện ích của điện thoại:
+ Là phương tiện liên lạc hữu ích của con người.
+ Giúp kết nối, trao đổi thông tin không giới hạn không gian và thời gian.
+ Minh chứng cho sự văn minh.

+ Giúp con người những tiện ích: Nghe nhạc, chơi game, internet v.v...
- Thực tế việc sử dụng điện thoại hiện nay ở giới trẻ.
Bên cạnh những người dùng điện thoại đúng ý nghĩa, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ thanh
niên sử dụng không văn minh.
+ Để nhạc chờ, nhạc chuông quá lố lăng, phản cảm, mất thẩm mĩ.
+ Sử dụng bừa bãi nơi công cộng, thiếu tế nhị nơi đông người, tại các cuộc hội
họp... nói chuyện quá ồn ào.
+ Dùng điện thoại như một công cụ để quấy rối người khác, làm ảnh hưởng tới
công việc, thậm chí là hạnh phúc gia đình của họ.
- Những suy nghĩ của bản thân về cách thức sử dụng ĐT.
+ Phải xác định sự cần thiết và những tác động tích cực trong đời sống.
+ Biết cách sử dụng văn minh, phù hợp và có chừng mực.
III. Bài tập về nhà:
BT1: Viết đoạn văn có sử dụng thao tác diễn dịch về vấn đề: Giới trẻ hiện nay với các trò giải
trí chơi game, chat, karaoke v.v...
BT2: Viết đoạn văn có sử dụng thao tác quy nạp bàn về nội dung: VHVN 1945- 1975 là giai
đoạn vận động theo hướng CM hóa, gắn bó với vận mệnh chung của đất nước.
* HD chung: Dựa vào các thao tác đã học, viết bài nghị luận bày tỏ quan điểm của mình về
vấn đề nêu trong đề bài, có thể kết hợp các thao tác khác nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc
bám sát yêu cầu.
Bước 4: Củng cố: HDHS:


Nắm chắc các thao tác đã học.



Biết cách vận dụng để làm các bài tập của chương trình 12.

Bước 5: dặn về nhà:



Làm bài tập theo yêu cầu.



Chuẩn bị: Khái quát văn học

3


Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010

Trương Thu Trang

Tuần 4
Ca 2

Khái quát văn học Việt Nam
từ 1945 đến hết thế kỷ XX

Ngày soạn: 02/08/2009
Ngày dạy : /08/2009
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
Hình dung được cụ thể về hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ
bản của VHVN từ 1945 - hết TKXX.
Đánh giá được theo quan điểm lichj sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH
giai đoạn 1945 - 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
Những đổi mới và những thành tựu bước đầu của VH sau 1975.

B. Các phương pháp, phương tiện:
Phương pháp: Gợi mở, tái hiện kiến thức.


Phương tiện: SGK.

C. Các bước lên lớp
Bước 1: ổn định tổ chức.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS)
Bước 3: Dạy học bài mới.
I. Khái quát chung: VHVN từ 1945 - 1975
1. Hoàn cảnh lịch sử:
CM thành công khai sinh ra nước VNDCCH.
Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) ghi thêm nhiều chiến công vào tang sử vàng của
dân tộc.
Kháng chiến chống Mĩ vô cùng oanh liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
thống nhất đất nước.
Kinh tế, VH, GD thu được nhiều thnàh tựu to lớn làm thay đổi bộ mặ đất nước, tạo sức
mạnh và thế lực cho dân tộc.
2. Quá trình phát triển
a. Từ 1945 - 1954
phản ánh và ca ngợi Tổ quốc và dân tộc được hồi sinh sau gần một thế kỷ mất nước, nô lệ.
Đề tài đánh giặc cứu nước, hình ảnh lãnh tụ, anh bộ đội cụ Hồ, bà mẹ, nguời nông dân...
trở thành trung tâm của VH.

4


Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010


Trương Thu Trang

Thơ ca phát triển mạnh.
b. Từ 1955 - 1964
Đất nước bị chia cắt làm hai miền
Lao động sáng tạo xây dựng miền Bắc, ý chí đấu tranh và thống nhất đất nước là chủ đề
trung tâm của văn thơ.
c. Từ 1965 - 1975
Miền Bắc trở thành hậu phương lớn vừa chi viện cho tiền tuyến vừa chống chiến tranh
không quân của Mĩ.
Hình ảnh trung tâm là anh chiến sĩ giải phóng quân, cô gái, chàng trai thanh niên xung
phong...
Sự xuất hiện của một số nhà thơ trẻ tài năng.
VH đô thị MN.
3. Đặc điểm cơ bản.
a. VH vận động theo hướng CM hoá, mang tính nhân dân sâu sắc.
ND là nhân vật trung tâm của VH.
Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của ND ta được miêu tả, ngợi ca
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền
Ôm đất nước...
b. VH gắn bó với vận mệnh chung của đất nước
* Đề tài Tổ quốc.
- Khát vọng thống nhất đất nước
* Đề tài XDCNXH
c. VH phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của CM
* Khuynh hướng sử thi
Miêu tả đất nước, con người VN trong thời đại HCM mang cốt cách anh hùng lẫm liệt
Súng nổ...
Không có kính không phải ...

* Cảm hứng lãng mạn:


Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, nói lên bao mơ ước về tương lai, hạnh phúc của
nhân dân.

VD: Vàm Cỏ Đông
Trường Sơn Đông, TST
Xẻ dọc TS đi cứu nước...
Những buổi vui sao, cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục

5


Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010

Trương Thu Trang

Tất cả giúp con người thêm vững vàng, vượt qua thử thách , hướng tới ngày chiến thắng.
II. Bài tập vận dụng:
Phân tích đặc điểm của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong giai đoạn 1945 1975 qua tác phẩm Chiếc lược ngà.
* HD: HS cần nhớ lại tác phẩm đã học từ lớp 9, phân tích để thấy rõ đặc điểm của KHST,
CHLM qua tác phẩm:
KHST: Cuộc kháng chiến chống Mĩ vô cùng ác liệt, đẩy con người vào những tình thế trớ
trêu, đau đớn. Bé Thu kiên quyết không nhận ba đâu phải vì không yêu ba mà vì vết thẹo
trên mặt ba do bị thuơng. Đến lúc nhận ra ba thì không còn được ở bên ba nữa.
CHLM: Niềm tin của con người, tình cảm cha con thiêng liêng, sâu sắc.
Cách viết chân thực, xúc động, tràn đầy tình thương.
III. VHVN từ 1975 - hết TKXX

1.Hoàn cảnh lịch sử:
Đất nước thống nhất, nhưng lại phải đối đầu với chiến tranh biên giới.
Khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh tương đối nặng nề.
Hệ thống các nước XHCN sụp đổ, đất nước bị bao vây khiến càng thêm khó khăn.
1986, bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường phát triển đều ở các mặt.
2. Thành tựu chủ yếu:
Các tác phẩm được viết nhiều nhưng chưa đặc sắc.
Đáng chú ý là thể loại kịch của Lưu Quang Vũ, để lại nhiều dấu ấn trên kịch trường VN.
3. Những đổi mới về nội dung tư tưởng.

Quan niệm về con người, thay đổi theo hướng cá nhân và quan hệ đời thường (Thời xa
vắng)

Cảm hứng thế sự tăng lên. VH quan tâm đến những số phận cá nhân trong những quy luật
phức tạp đời thường: (Bức tranh)
(GV kết hợp giảng với phân tích một số TP để HS hiểu rõ hơn)
Bước 4: Củng cố: HDHS
Đọc kỹ SGK, chú ý giai đoạn thứ nhất
Gắn với việc phân tích các tác phẩm của chương trình
Bước 5: Dặn chuẩn bị: NAQ và TNĐL

6


Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010
Tuần 4

Trương Thu Trang

Tuyên ngôn độc lập


Ca 3

(Hồ Chí Minh)

A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
Nắm được quan điểm sáng tác văn học của HCM, từ đó hiểu được tính chất phong phú, đa
dạng của văn thơ HCM từ nội dung đến hình thức và nắm được phương pháp tìm hiểu tác
phẩm của Người.
Hiểu được những đặc điểm chung nhất trong phong cách nghệ thuật của tác giả
Nắm nội dung chính của TNĐL, bản tổng kết lịch sử dân tộc đau thương nhưng anh dũng.
Giá trị của áng văn chính luận bất hủ về các phương diện.
B. Phương pháp, phương tiện:
Phương pháp: Gợi mở, tái hiện kiến thức.
Phương tiện: SGK, SGV, SNC, tài liệu khác.
C. Các bước lên lớp:
Bước 1: ổn định tổ chức.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Bước 3: Dạy học bài mới.
A. Tác giả:
1. Cuộc đời: (Yêu cầu HS nêu tóm tắt theo nội dung đã học)
2. Quan điểm sáng tác :
Coi văn chương là vũ khí chiến đấu, phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Chú ý đến đối tượng tiếp nhận, có mục đích rõ ràng trong khi viết.
Coi trọng tính chân thực của văn chương.
Quan điểm sáng tác này hết sức nhất quán và tạo nên sự nghiệp phong phú, đa dạng.
3.Phong cách nghệ thuật.
Ngắn gọn, trong sáng, giản gị, thể hiện ở đề tài, khuôn khổ tác phẩm, ở ngôn từ, giọng
điệu, ở bản chất nhân vật trần thuật, hay cái tôi trữ tình.

Sáng tạo linh hoạt, hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng các hình thức thể loại và ngôn
ngữ, các thủ pháp, bút pháp khác nhau nhằm mục đích thiết thực của mỗi tác phẩm.
Tư tưởng, tình cảm, hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách tự nhiên hướng về sự
sống, ánh sáng và tương lai.
B. Tác phẩm.
1. Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận.

7


Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010

Trương Thu Trang

Văn chính luận thuyết phục người đọc bằng lí lẽ và dẫn chứng. Lí lẽ đanh thép, lập luận chặt
chẽ.
2. Đối tượng và mục đích của bản tuyên ngôn.
Toàn thể quốc dân đồng bào.
Các nước trên thế giới, chủ yếu là phe đồng minh, trong đó có Anh, Mĩ, đặc biệt là Pháp.
ở phía Nam, thực dân Pháp núp sau lưng quân đội Anh (Vào giải phóng quân đội Nhật)
đang tiến vào Đông Dương. ở phía Bắc, quân Tưởng, tay sai của Mĩ, chuẩn bị đổ quân vào
nước ta.
Bản tuyên ngôn như một cuộc tranh luận ngầm với những đối tượng ấy.
2.1 Nội dung
Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp.
Chúng kể công khai hóa thì bản tuyên ngôn kể tội (Nặng nhất là đã gây ra nạn đói làm
hơn hâi triệu đồng bào chết đói).
Chúng kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn lên án chúng trong năm năm bán nước ta hai
lần cho Nhật.
Chúng khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng, thì bản tuyên ngôn nói rõ, ĐD là

thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã đứng lên giành lại quyền độc lập từ tay Nhật chứ
không phải từ tay Pháp
Chúng nhân danh đồng minh tuyên bố đồng minh đã thắng Nhật, TP vạch rõ bọ mặt là kẻ
phản bội Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật.
Ngoài ra, tác phẩm còn vạch rõ tội ác dã man và tư cách đê tiện của thực dân Pháp: Khi trốn
chạy còn tán sát các chiến sĩ cách mạng trong tù. Ngược lại, Việt Minh đã tỏ rõ lòng nhân đạo
khi giúp đỡ chúng chạy qua biên giới.
2.2 Giá trị nghệ thuật
Sức thuyết phục của văn nghị luận:
Lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn.
Giọng văn đĩnh đạc, hùng hồn, lúc thì căm thù sôi sục, lúc thì mạnh mẽ, biểu thị khát
vọng cháy bỏng về độc lập, tự do và quết tâm chiến đấu của nhân dân ta để giữ vững
quyền tự do, độc lập của dân tộc.
C. Luyện tập.
Tuyên ngôn độc lập là bản anh hùng ca của dân tộc VN trong thời đại HCM. Trình bày
những cảm nhận của em về bài văn nghị luận này.
* HD:
Khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Phần 1: Vừa trích dẫn, vừa suy rộng ra để bình luận. Quyền bình đẳng, quyền sống, tự do
và mưu cầu hạnh phúc là quyền thiêng liêng, cao cả của các dân tộc.

8


Dạy thêm 12. Năm học 2009 - 2010

Trương Thu Trang

" Cống hiến nổi tiếng của Cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người
thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi người đều có quyền tự quyết định lấy vận

mệnh của mình"( Sin gô Si ba ta).
Phần 2: Lí lẽ sắc bén được xây dựng trên nề tảng hiện thực và chân lí.
Lập luận: Chặt chẽ, độc đáo khi kể tội thực dân Pháp.
Cách viết chân thực, ngắn gọn, súc tích.
TP thể hiện khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta, biểu lộ sức mạnh nhân nghĩa trong
thời đại mới.
Bước 4: Củng cố: HDHS


Đọc kỹ VB SGK.



Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của TP.

Bước 5: Dặn chuẩn bị.

9



×