Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

TỪ THÀNH CÔNG CỦA “DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG KHU VỰC TÂY BẮC” ĐẾN NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 180 trang )

Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

TỪ THÀNH CÔNG CỦA “DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÂY BẮC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN
VỮNG KHU VỰC TÂY BẮC” ĐẾN NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
TS. Nguyễn Văn Bao
Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc

1. Đặt vấn đề

Theo thời gian thì tháng 02 năm 2014, Dự án nâng cao Năng lực Trường Đại học Tây

Bắc góp phần phát triển Nông thôn Bền vững khu vực Tây Bắc sẽ kết thúc. Tuy còn một số
công việc đòi hỏi phải kéo dài thời gian ngắn nữa mới hoàn thành, nhưng cho đến giờ phút

này những mục tiêu cơ bản của Dự án đã có kết quả tốt đẹp. Từ những thành công của Dự án,
đã gợi mở những định hướng mới cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế… của Trường Đại học Tây Bắc trong thời gian tới.
2. Những kết quả của Dự án

2.1. Mục tiêu, mục đích Dự án

Dự án nâng cao Năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển Nông thông

Bền vững khu vực Tây Bắc được hình thành và đi vào hoạt động từ tháng 02 năm 2011 với
thời hạn 03 năm. Mục tiêu tổng thể của Dự án: Trường ĐHTB trở thành trung tâm hàng đầu
nâng cao năng lực địa phương và đóng vai trò chủ chốt trong phát triển nông thôn Tây Bắc.


Mục đích của Dự án: Năng lực của Trường Đại học Tây Bắc đối với khu vực Tây Bắc được

nâng cao. Cụ thể, sau Dự án: 1) Hệ thống đào tạo của Khoa Nông-Lâm được cải thiện nhằm
đáp ứng nhu cầu đào tạo địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; 2)

Hệ thống nghiên cứu của Khoa Nông-Lâm phục vụ phát triển nông thôn được tăng cường; 3)
Hoạt động chuyển giao của Khoa Nông-Lâm được đẩy mạnh nhằm chuyển giao kiến thức và
kỹ thuật phục vụ phát triển nông thôn.

Dự án được thực hiện sẽ như tên gọi của nó là nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu

khoa học, chuyển giao công nghệ cho các giảng viên Khoa Nông-Lâm từ đó giúp cho việc đào

tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có khả năng tiếp thu khoa học, chuyển giao công nghệ góp
phần giúp nông thôn Tây Bắc phát triển bền vững.
2.2. Kết quả Dự án

Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Chính phủ hai nước Việt Nam, Nhật Bản, của các

bộ, ngành Trung ương, của các chuyên gia từ các trường đại học lớn của hai nước, với sự nỗ

lực cố gắng của Trường ĐHTB, đặc biệt là của các giảng viên Khoa Nông-Lâm, sự giúp đỡ

tạo điều kiện của sinh viên, của nhân dân các tỉnh Tây Bắc…, đến nay Dự án đã sắp hoàn

thành. Kết quả theo đánh giá cuối kỳ của Ban Quản lý Dự án với sự tham gia của các chuyên
1


Trường Đại học Tây Bắc


Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

gia đánh giá từ phía Nhật Bản đã thu được như sau:

2.2.1. Hệ thống đào tạo của Khoa Nông-Lâm được cải thiện nâng cao đáp ứng được

một phần nhu cầu đào tạo nhân lực địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn.

Theo đánh giá của Dự án thì có ít nhất 60% giảng viên và giáo viên hướng dẫn thực

hành tại phòng thí nghiệm có thể áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp lấy

người học làm trung tâm) trong bài giảng và trong hướng dẫn thí nghiệm. Trả lời về việc có
thực hiện được nhiệm vụ hướng dẫn ở mức độ thỏa đáng thì có 17/43 người đáp có và 24
người đạt mức độ thực hiện hạn chế.

Về việc xây dựng giáo cụ trực quan thì các cán bộ Khoa Nông Lâm làm được hơn 200

giáo cụ (500 hình ảnh, 31 bài giảng trình chiếu ppt, 155 tiêu bản và mẫu).

Về chương trình cả Khoa đã xem xét và chỉnh sửa cho phù hợp với kiến thức khoa học

mới và thực tiễn. Trong đó có 3 chương trình trong số 5 chương trình của Khoa được sửa sâu.
Có 15 chương trình soạn thảo tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập.

2.2.2.Việc thiết lập các hoạt động NCKH đã được thực hiện thành công. Các kỹ năng

nghiên cứu đã từng bước được hình thành thông qua việc hình thành 11 nhóm nghiên cứu về


củ mài, cafe, thức ăn gia súc, lúa địa phương, gà, đào, dưa chuột, mắc khén, rau sắng và đa

dạng sinh học. Các nhóm thiết kế được thiết lập để xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động

nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, ngoài thực tế các địa phương Tây Bắc. Trong thời gian 2
năm đã có 10 hoạt động nghiên cứu ngoài thực địa, trên đồng ruộng và trong rừng vùng Tây
Bắc. Có 63 % cán bộ đã tham gia trong các phòng thí nghiệm để khảo sát, điều tra những đặc
tính hóa, sinh của các sản phẩm như của hạt mắc khén, củ mài, rau sắng…. Có 27/43 người đã

thường xuyên trao đổi với các chuyên gia Nhật về các thí nghiệm của mình. Kết quả nghiên

cứu là một số lĩnh vực đã được viết thành các bài báo khoa học gửi đăng trên các tạp chí,
100% được đăng trên Web của Trường. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được báo cáo trước các

sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và đã được tuyển chọn
đưa vào các Dự án chuyển giao công nghệ như rau mầm ở Điện Biên, Rau Sắng ở Lai Châu,
Mắc khén ở Sơn La… Các đề tài đều được các lớp sinh viên tham gia.

2.2.3. Việc đánh giá các hoạt động của Dự án được thường xuyên tiến hành. Phương

pháp đánh giá bằng phỏng vấn. Trong đánh giá đã đưa các tiêu chí cụ thể để trên căn cứ đó

đánh giá các hoạt động. Tiêu chí về Tính phù hợp của Dự án; Tính hiệu quả của Dự án; Tính
hiệu suất của Dự án; Tính tác động của Dự án; Tính bền vững của Dự án. Trong các tiêu chí

này thì tiêu chí Tính phù hợp được đánh giá cao vì phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tếxã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020, đó là phát triển vùng khó khăn, cải thiện sinh kế vùng
núi, nâng cao năng lực khoa Nông Lâm. Tính hiệu quả được đánh giá vừa phải vì đây mới là

bước đầu. Tính hiệu suất, tính tác động, tính bền vững được đánh giá tương đối cao vì nó phù

hợp với địa phương, với xu hưởng bảo vệ sự bền vững…
2


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

Như vậy, tuy còn một số điểm tồn tại của việc thực hiện Dự án như thời gian thực hiện

giai đoạn đầu chậm; việc mua sắm trang thiết bị chậm dẫn tới quá hạn Dự án; một bộ phận
giảng viên chưa theo kịp tiến độ của Dự án nên năng lực chưa được nâng cao về ngoại ngữ,

về kỹ năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… nhưng có thể nói những mục tiêu cơ bản
của Dự án đã được hoàn thành. Cán bộ giảng dạy Khoa Nông Lâm từ một đội ngũ còn non về
kinh nghiệm, không đồng đều về trình độ về ngoại ngữ, tính thống nhất trong dạy và học, khả

năng nghiên cứu, khả năng soạn kế hoạch, lên lớp giảng dạy, khả năng vận động quần chúng,

chuyển giao công nghệ còn hạn chế, tính thực tiễn yếu…, nay các yếu tố trên đã được cải
thiện đáng kể. Khả năng nghiên cứu khoa học, soạn kế hoạch, lên lớp truyền thụ kiến thức,

năng lực ngoại ngữ,… đều được các giảng viên khoa Nông Lâm tự tin thực hiện. Tất cả các

giảng viên tham gia Dự án đều có thể giao dịch thông thường với các chuyên gia Nhật Bản
bằng tiếng Anh, tự dịch những văn bản tiếng Anh để học tập, nghiên cứu… Nhiều giảng viên

đã có năng lực tiếng Anh đủ để tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn tại Nhật Bản. Trong lĩnh
vực soạn kế hoạch, chỉnh sửa chương trình đào tạo, các giảng viên tham gia Dự án của Khoa


Nông Lâm đều thể hiện sự nhuần nhuyễn các thao tác, các kỹ năng, các năng lực nghiên cứu
để đề xuất kế hoạch, đề xuất chương trình. Các kế hoạch, chương trình do các giảng viên trên

đều thể hiện tính khoa học, đậm chất thực tiễn. Nhờ những yếu tố này mà các chương trình
chỉnh sửa của Khoa Nông Lâm đều đạt yêu cầu chất lượng và được đưa vào thực hiện chỉ

trong một thời gian ngắn. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, các giảng viên tham gia Dự án
đã thể hiện sự ưu thế so với các giảng viên khác. Cách thức lựa chọn đề tài luôn sát với thực

tiễn, cách thức lập kế hoạch thực hiện luôn rất bài bản, khoa học giàu sức thuyết phục. Trong
quá trình thực hiện, các giảng viên luôn đề cao tính thực tiễn, tính cụ thể, xác thực, chi tiết,

tính hệ thống, luôn lắng nghe ý kiến của những người dân tham gia, lắng nghe ý kiến của các

chuyên gia đến từ các trường đại học,… để đánh giá những kết quả nghiên cứu. Chính nhờ
những kết quả của các lĩnh vực trên mà các giảng viên tham gia Dự án rất tự tin khi soạn bài
giảng, tự tin trong truyền thụ tri thức, tự tin, nhần nhuyễn trong chuyển giao công nghệ. Đây
chính là kết quả nâng cao năng lực cho các giảng viên mà Dự án mong muốn.
3. Những định hướng nâng cao năng lực toàn Trường

Những kết quả Dự án Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát

triển nông thôn bền vững khu vực Tây Bắc, đã và đang được triển khai tại nhiều lĩnh vực. Tuy
nhiên trên thực tế, việc thụ hưởng Dự án mới chỉ dừng ở Khoa Nông Lâm và năng lực của

Khoa Nông Lâm cũng chỉ mới nâng cao ở một số lĩnh vực, ở một mức độ nhất định. Việc tiếp

tục giúp khoa Nông Lâm nâng cao năng lực hơn nữa cũng như nhân rộng ảnh hưởng của Dự

án qua các mô hình trên cho toàn Trường là việc làm cần thiết. Phương hướng tiếp sau Dự án

cần có những định hướng cụ thể sau:

3.1. Năng lực giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ luôn là yêu cầu đối với

một giảng viên của một trường đại học bởi vì vị trí của họ có một tầm ảnh hưởng rộng lớn

3


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

trong việc đào tạo nguồn nhân lực, trong việc định hướng cho một sự phát triển. Vì vậy, việc

cần thiết là luôn định hướng ý thức nâng cao năng lực cho toàn thể cán bộ, giảng viên để họ
tự giác, quyết tâm thực hiện. Chỉ có ý thức tự giác thì cán bộ, giảng viên mới xác định cho

mình những mục tiêu, phương hướng học tập, nghiên cứu, rèn luyện một cách khoa học, có
chất lượng.

3. 2. Nhà trường phải tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên được học tập, trau dồi ngoại

ngữ, nhất là tiếng Anh để họ có thể tự dịch, tự giao tiếp với các chuyên gia nước ngoài trong
việc nâng cao năng lực. Trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại của thông tin khoa học, việc

nắm vững ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh có ý nghĩa quan trọng. Có ngoại ngữ, người cán bộ
giảng dạy mới truy cập được thông tin toàn cầu, có khả năng trao đổi học thuật với các

chuyên gia nước ngoài, có khả năng đăng các bài nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy


tín. Có khả năng ngoại ngữ, giúp người giảng viên tự tin nghiên cứu, tự tin giảng dạy, chuyển
giao công nghệ trong bất cứ môi trường nào, kể cả với môi trường quốc tế…

3.3. Người cán bộ giảng dạy phải đi sâu, đi sát thực tiễn để khảo sát, kiểm chứng, để

vận dụng các kiến thức nghiên cứu mà mình có được. Các đề tài nghiên cứu luôn thể hiện đáp
ứng nhu cầu thực tiễn, có sẵn trong thực tiễn. Các đề tài nhiều khi chỉ là những cái rất bình
thường quanh ta, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn cho khoa học, cho đời sống, vấn đề là ta cần
chịu khó quan sát và lựa chọn. Khi lựa chọn các đề tài nghiên cứu cần xác định rõ mục tiêu,

mục đích, cần đặt ra các tiêu chí cụ thể để theo dõi, đánh giá… Các đề tài thực hiện trong Dự
án trên là một ví dụ thuyết phục.

3. 4. Cán bộ cần tự tin rèn luyện, chịu khó học hỏi, rèn luyện mọi việc thành kỹ năng,

kỹ xảo. Vượt qua những hoài nghi, vượt qua những tự ti mặc cảm trước các nhà khoa học để

trau dồi kỹ năng là một điều không dễ dàng,việc tự tin để nghiên cứu, để giảng dạy, chuyển
giao công nghệ chỉ có được khi những kỹ năng đã thuần thục.Để có được kỹ năng thuần thục

phải rèn luyện. Quá trình rèn luyện nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, giảng dạy sẽ không

tránh những thất bại, song, qua những thất bại sẽ chọn ra được những con đường đi tới thành
công. Những con đường hình thành trong quá trình rèn luyện giúp cho ta tự tin rất nhiều trong

cuộc sống. Dự án mà Khoa Nông Lâm thực hiện cũng trải qua những giai đoạn khó khăn như
vậy, nhưng nhờ sự giúp đỡ, sự chỉ bảo tận tình của các chuyên gia Nhật Bản nên các giảng
viên đã đi được tới đích mình cần. Đó là những kỹ năng giúp cho sự tự tin được củng cố.


3.5. Cần chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ chu đáo các chương trình nâng cao năng

lực. Các nhà, xưởng, phòng thí nghiệm, các máy móc thiết bị đi kèm phải được trang bị đồng
bộ. Việc chuyển giao bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu, cán bộ thực hành, thực nghiệm để họ trở
thành những chuyên gia giỏi cần được tiến hành một cách cụ thể, chi tiết.
4. Kết luận

Dự án Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển nông thôn bền

vững khu vực Tây Bắc đến thời điểm này, với những kết quả đạt được đã khẳng định sự thành
4


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

công của mình.Sự thành công của Dự án không chỉ là nâng cao năng lực cho đội ngũ khoa

Nông Lâm, không chỉ đem lại những lợi ích bằng định hướng, bằng công nghệ sản xuất cho
nhiều ngành nông lâm, cho nông dân vùng Tây Bắc, không những đem lại những hiểu biết, sự

ý thức về tính bền vững của phát triển mà còn gợi ra rất nhiều những định hướng để nâng cao
năng lực cho Trường Đại học Tây Bắc trong việc hoàn thiện nâng cao năng lực giảng dạy,

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của mình. Trường Đại học Tây Bắc sẽ tiếp tục

nghiên cứu, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp tiếp theo để nâng cao
năng lực cho mình. Đó là con đường giúp cho Trường Đại học Tây Bắc nâng cao nhận thức,
và tự tin trên con đường tự hoàn thiện sẵn sàng đảm trách những nhiệm vụ được giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2010), Ma trận thiết kế Dự án (PDM).
[2] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2011), Văn kiện Dự án.
[3] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2011), Biên bản cuộc họp Ban điều phối chung
(JCC) lần thứ nhất.
[4] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2012), Biên bản cuộc họp Ban điều phối chung
(JCC) lần thứ hai.
[5] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2013), Biên bản cuộc họp Ban điều phối chung
(JCC) lần thứ ba.
[6] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2013), Báo cáo cuối kỳ Dự án.
[7] JICA Việt Nam và Trường Đại học Tây Bắc (2012), Biên bản đánh giá giữa kỳ Dự
án.
[8] JICA Việt Nam (2009), Báo cáo thực địa nghiên cứu Khoa Nông Lâm – Trường
Đại học Tây Bắc

5


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NIKEN TRONG MỘT SỐ
MẪU NƯỚC TẠI XÃ THẠCH SƠN HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ
THỌ BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỐ HẤP THỤ
NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA

ThS. Lê Sỹ Bình
Khoa Sinh Hóa


Tóm tắt: Chúng tôi đã áp dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) để xác định
hàm lượng kim loại niken trong một số mẫu nước tại Thạch Sơn – Lâm Thao – Phú Thọ (làng ung thư). Chúng
tôi đã chọn được các điều kiện nguyên tử hoá tối ưu, tạo bức xạ cộng hưởng của máy hấp thụ nguyên tử ZEEnit
700 để xác định niken. Xác định được khoảng tuyến tính, giới hạn xác định của niken là và xây dựng đường
chuẩn của niken. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp đường chuẩn để xác định hàm lượng Ni trong một số mẫu
nước sinh hoạt ở Thạch Sơn.
Từ khóa: F-AAS, Thạch Sơn, Đường chuẩn niken, hàm lượng niken.

1. Mở đầu
Kim loại nặng gây độc hại đối với cơ thể con người khi nồng độ vượt quá mức cho
phép. Chất lượng nước là vấn đề trọng tâm của cả Thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng. Như vậy việc đánh giá chất lượng nước phải được coi trọng, quan tâm đúng mức. Xã
Thạch Sơn - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ là nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn nước
thải, khí thải từ nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao. Nên việc phân tích hàm
lượng các kim loại nặng trong nước để đánh giá chất lượng nước là thật sự cần thiết.
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là một trong những phương pháp có độ
chọn lọc và độ chính xác cao phù hợp cho việc xác định lượng vết các kim loại nặng có trong
nước.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hóa chất, dụng cụ máy móc, phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Hoá chất
- Nước cất 2 lần
- Dung dịch chuẩn gốc 1000 mg/l các ion kim loại: Cu2+, Zn2+, Pb2+, Cd2+, Co2+, Ni2+, Cr3+,
K+, Mn2+, Fe3+, Al3+, Mg2+.
- Axit clohiđric, axit nitric, axit sunfuric
- Các hoá chất đều thuộc loại tinh khiết phân tích (PA).
- Các dung dịch nghiên cứu đều được pha từ dung dịch gốc có nồng độ 1000mg/l bằng
bình định mức đã được kiểm tra độ chính xác thể tích.
2.1.2. Dụng cụ máy móc
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ZEEnit 700 của Đức

- Máy đo pH (pH - Meter HM 16S của Nhật Bản)
- Cân phân tích Startorius (độ chính xác ± 0,1 mg)
- Máy cất nước hai lần do hãng Halminton của Anh sản xuất.
- Máy tính để xử lý số liệu trên phần mềm Excel.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS). Áp dụng
phương pháp đường chuẩn để xác định hàm lượng niken trong một số mẫu nước ở Thạch Sơn.
6


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

2.2. Kết quả và thảo luận
niken

2.2.1. Khảo sát các điều kiện cơ bản phép đo phổ hấp thụ nguyên tử đối với
Khảo sát bằng cách đo độ hấp thụ đối với dung dịch chuẩn Ni2+ 2 mg/l. Chúng tôi đã

khảo sát các điều kiện nguyên tử hóa mẫu như: tốc độ khí axetilen; chiều cao đầu đốt; tốc độ
dẫn mẫu và các điều kiện tạo bức xạ cộng hưởng như: cường độ dòng đèn catot rỗng; bước
sóng hấp thụ; bề rộng khe đo. Các điều kiện tối ưu được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Các điều kiện cho phép đo phổ hấp thụ nguyên tử đối với niken

Stt

Các điều kiện đo

Niken


1

Tốc độ khí axetilen

55 lít/giờ

3

Tố c đô ̣ dẫn mẫu

10 ml/ phút

Bước sóng hấp thụ

232 nm

Bổ chính nền

BGC-D2

2

Chiều cao đầu đốt

4

Cường độ dòng đèn

6


Bề rộng của khe đo

5
7

6 mm
5 mA

0,2 nm

2.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến phép đo niken
2.2.2.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của axit

Chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số loại axit có thể dùng để hoà tan

mẫu và tạo môi trường axit như: HCl, HNO3 lên cường độ vạch phổ hấp thụ của niken. Việc
khảo sát đó được tiến hành trên nguyên tắc giữ cố định nồng độ niken ở 1 mg/l được pha
trong các dung dịch axit có nồng độ biến thiên từ 0% đến 5%.

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi chọn chọn axit HNO3 với nồng độ 2% làm nền cho

phép đo phổ hấp thụ nguyên tử đối với nguyên tố niken bởi ở nồng độ đó axit HNO3 tạo cho
phép đo có độ lặp, độ nhạy tương đối tốt.

2.2.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của các cation kim loại khác

Khảo sát sự ảnh hưởng của từng loại cation kim loại khác đến độ hấp thụ của niken,

thu được kết quả và rút ra kết luận sự ảnh hưởng là không đáng kể (sai số nhỏ hơn 5%). Khảo


sát sự ảnh hưởng của tổng các cation đến độ hấp thụ của niken, nhận thấy sự ảnh hưởng là
không đáng kể.

Như vậy trong quá trình phân tích không cần phải tách các cation khác có trong mẫu.
2.2.3. Khảo sát khoảng tuyến tính của niken

Pha dãy mẫu chuẩn Ni2+ có nồng độ từ 0,05 đến 12 mg/l. Đo độ hấp thụ của các dung

dịch trên, Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ (A) vào nồng độ của Ni2+ thu được
hình 1.

7


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

Hình 1: Khoảng tuyến tính của niken

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy, vùng nồng độ tuyến tính của niken là 0,1 ÷ 7,0 mg/l.
2.2.4. Xây dựng đường chuẩn của niken
Pha dãy mẫu chuẩn Ni2+ có nồng độ từ 0,4 đến 1,8 mg/l. Đo độ hấp thụ của các dung
dịch trên, Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ (A) vào nồng độ của Ni2+ thu được
hình 2.

Hình 2: Đường chuẩn của niken

Chúng tôi tiến hành kiểm tra độ đúng và độ lặp của đường chuẩn và đều cho kết quả

tốt, sai số dưới 5%. Từ đó ứng dụng đường chuẩn trên để xác định hàm niken trong mẫu nước
ở Thạch Sơn gồm các mẫu nước ngầm (giếng khoan, giếng đào), nước mặt (hồ, ao, mương)
và nước thải.
2.2.5. Giới hạn phát hiện của phép đo FAAS

Đô ̣ lêch
̣ chuẩ n đươ ̣c tıń h theo công thức : S = S2 . Trong đó S2 là phương sai, công

thức tıń h : S2 = 1

N-1

 (X -X)
i

i

2

Chúng tôi tính đô ̣ lê ̣ch chuẩ n (S) bằng cách đo lặp lại 9 lần đối với dung dịch chuẩn
Ni2+ 0,5 mg/L. Các điều kiện đo như khi lập đường chuẩn. Kết quả trình bày trong bảng 2
Bảng 2: Tính độ lệch chuẩn của phép đo FAAS
Lần

1

2

3


4

5

6

7

8

9

A

0,0216

0,0221

0,0219

0,0223

0,0224

0,0218

0,0220

0,0217


0,0225

S

8

0,00032


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

Giới hạn phát hiện được tính theo công thức :
3.S 3.0,00032
LOD =
=
= 0,02045(mg/l)
B' 0,04694

2.2.6. Phân tích mẫu nước ở Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu theo đúng quy trình và tiêu chuẩn
QCVN.
Bảng 3: Kết quả xác định hàm lượng niken trong một số mẫu nước
Nồng độ Ni2+ thực
tế có trong mẫu
QCVN (mg/l)
Ghi chú
(mg/l)
NM1

2,35.10-2
0,10
Cô cạn 100 lần
NM2
1,18.10-3
0,10
Cô cạn 100 lần
NM3
2,88.10-2
0,10
Cô cạn 100 lần
NM4
0,10
Cô cạn 100 lần
NM5
1,39.10-2
0,10
Cô cạn 100 lần
NT
0,2
Giữ nguyên
0,2711
NN1
0,941
9,41.10-3
0,10
Cô cạn 100 lần
NN2
0,864
8,64.10-3

0,10
Cô cạn 100 lần
NN3
0,962
9,62.10-3
0,10
Cô cạn 100 lần
NN4
0,592
5,92.10-3
0,10
Cô cạn 100 lần
NN5
0,10
Cô cạn 100 lần
NN6
0,346
3,46.10-3
0,10
Cô cạn 100 lần
NN7
0,944
9,44.10-3
0,10
Cô cạn 100 lần
NN8
0,228
2,28.10-3
0,10
Cô cạn 100 lần

NN9
0,111
1,11.10-3
0,10
Cô cạn 100 lần
NN10
1,29
1,29.10-2
0,10
Cô cạn 100 lần
NSH
3,39
3,39.10-2
0,10
Cô cạn 100 lần
Chú thích: NM là mẫu mẫu nước mặt; NN là mẫu nước ngầm; NT là mẫu nước thải lấy từ cửa xả thải của nhà máy
Supe photphat và Hóa chất Lâm Thao; NSH là mẫu nước sinh hoạt do nhà máy cấp. In đậm là hàm lượng vượt quá
giới hạn cho phép. Kí hiệu “ – ” là hàm lượng dưới giới hạn phát hiện của phương pháp.
Mẫu

Nồng độ Ni2+
trong mẫu sau khi
cô cạn (mg/l)
2,35
0,118
2,88
1,39

Từ kết quả thu được ta nhận thấy:
So với QCVN 08:2008/BTNMT về tiêu chuẩn nước mặt các mẫu NM1; NM2; NM3;

NM4; NM5 có hàm lươ ̣ng Ni đề u nằ m trong giới ha ̣n cho phép.
So với QCVN 09 : 2008/BTNMT về tiêu chuẩn nước ngầm các mẫu NN1; NN2; NN3;
NN4; NN5; NN6; NN7; NN8; NN9; NN10 có hàm lươ ̣ng niken đề u nằ m trong giới ha ̣n cho
phép.
So với QCVN 24: 2009/BTNMT về tiêu chuẩn nước thải mẫu NT hàm lươ ̣ng Ni vươ ̣t
quá giới ha ̣n 1,35 lầ n.
3. Kết luận
Với mục đích ứng dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) để
phân tích nhằm xác định hàm lượng kim loại trong nước ở Thạch Sơn, chúng tôi đã tiến hành
các bước thí nghiệm khảo sát chọn các điều kiện thích hợp rồi tiến hành phân tích trên mẫu
thực. Kết quả thu được như sau:
1. Đã chọn được các thông số phù hợp của máy hấp thụ nguyên tử ZEEnit 700 cho
việc xác định niken.
2. Đã khảo sát và chọn được các điều kiện nguyên tử hoá mẫu tối ưu và phù hợp trong
9


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

quá trình nguyên tử hoá mẫu để xác định niken bằng phương pháp F-AAS.
3. Đã kiểm tra ảnh hưởng của các nguyên tố kim loại khác đến sự hấp thụ quang của
Ni và thu được kết quả là các cation có mặt trong mẫu không gây ảnh hưởng đến phép đo
niken.
4. Trên cơ sở các điều kiện thực nghiệm đã chọn, xác định được khoảng tuyến tính,
giới hạn phát hiện và xây dựng đường chuẩn của niken.
5. Ứng dụng phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, để xác định hàm lượng niken
trong mẫu nước ở Thạch Sơn.
Vậy phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử thích hợp với việc xác định lượng vết và

lượng nhỏ các kim loại nặng trong mẫu nước sinh hoạt cho kết quả nhanh, độ chính xác cao,
độ lặp tốt, tăng độ nhạy và độ chọn lọc có thể phân tích hàng loạt với hàm lượng rất nhỏ, tốn
ít thời gian cũng như tốn ít mẫu. Đặc biệt, với phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi các
nguyên tố khác có trong mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải, giáo trình hóa học môi trường, NXB Khoa
ho ̣c và kı ̃ thuâ ̣t, Hà Nội, Việt Nam, 2004.
[2] Bộ tài nguyên và môi trường, QCVN 08 : 2008/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về
chất lượng nước mặt; QCVN 09 : 2008/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước
ngầm; QCVN 24 : 2009/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải.
[3] Bộ Y tế, QCVN 02:2009/BYT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
[4] Trần Công Việt, Nguyễn Chí Đức, Nghiên cứu xác định hàm lượng crom trong
một số mẫu rau và nước nông nghiệp ở Từ Sơn – Bắc Ninh bằng phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử trong ngọn lửa (F-AAS), Tạp chí khoa học – ĐHSP Hà Nội, Vol. 55, No. 3(2010),
pp. 64-70
[5] Ilton Luiz de Alcântara; Paulo dos Santos Roldan; Maurício A. L. Margionte;
Gustavo R. Castro; Cilene C. F. Padilha; Ariovaldo de Oliveira Florentino; Pedro de
Magalhães Padilha, Determination of Cu, Ni and Pb in aqueous medium by FAAS after preconcentration on 2-aminothiazole modified silica gel, J. Braz. Chem. Soc., Vol. 15, No. 3,
366-371, 2004.
[6] Daryyoushafzali, Nezhat Jandaghi, Mohammad Ali Taher, Flame atomic
absorption spectrometric determination trace Amounts of nickel in water samples after soilphase extraction and preconcentration onto IR-120 Amberlite modifier with 5-(4-dimehyl
amino-benzylidene)-rhodanin, J. Chil. Chem. Soc. vol.56 no.1 Concepción 2011, p. 591-594.
[7] Özdemir, Y. and Güçer, Ş., 1998, Speciation of Manganase in Tea Leaves and Tea
infusions, Food Chemistry, 61 (3) 313-317.
[8] S. Yalҫin, H. Filik, R. Apak. Speciation Analysis of Manganese in Tea Sample
Using Flame Atomic Absorption Spectrometry after Cloud Point Extraction, Journal of
Chemistry, 2012, 67, 47-55.
10



Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

DETERMINING THE CONTENT OF NICKEL METAL IN SOME
WATER SAMPLES IN THACH SON - LAM THAO - PHU THO BY THE
METHOD OF FLAME ATOMIC ABSORPTION SPECTROSCOPY

Le Sy Binh, M.A
Faculty of Biology and Chemistry

Abstract: We applied the method of flame atomic absorption spectrometry (F-AAS) to determine the
content of nickel metal in some water samples in Thach Son - Lam Thao - Phu Tho, the village of many cancer
patients. We made a choice of the optimal conditions to atomize and created resonance radiation of atoms
absorbing ZEEnit 700 to determine the linear range, limit determination and construct standard curve of nickel.
Then we used the standard curve method to decide the content of Ni in several water samples in Thach Son.
Keywords: FAAS, Thach Son, The Standard curve nickel, nickel content.

.

11


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

NGHIÊN CỨU PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC THỦY ĐIỆN
NẬM CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

ThS. Nguyễn Tiến Chính
Khoa Nông Lâm

Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp và kết quả phân cấp đầu nguồn cho lưu vực thủy điện Nậm
Chiến, sử dụng 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến xói mòn tiềm năng gồm: độ cao, độ dốc và bề mặt địa hình để
phân cấp. Cơ sở phân cấp được xác định theo phương pháp phân cấp đầu nguồn sông Mê Kông tại Quảng Trị,
phân cấp mỗi nhân tố ảnh hưởng thành 3 cấp tương ứng với tiềm năng xói mòn khác nhau. Nghiên cứu này sử
dụng dữ liệu Raster có độ phân giải 30x30 m để phân cấp đầu nguồn lưu vực hồ thủy diện Nậm Chiến thành 3
cấp. Báo cáo còn trình bày đặc điểm các trạng thái rừng tự nhiên; đặc điểm và hiệu quả tổng hợp các mô hình sử
dụng đất và kết quả lựa chọn các mô hình sử dụng đất thích hợp với từng cấp đầu nguồn. Trên cơ sở đó, nghiên
cứu đã đề xuất được một số giải pháp sử dụng đất thích hợp cho từng cấp đầu nguồn.
Từ khóa: Phân cấp đầu nguồn, thủy điện Nậm Chiến, lưu vực

I. Đặt vấn đề
Lưu vực thủy điện Nậm Chiến có vai trò quan trọng cung cấp nước cho nhà máy thủy
điện Nậm Chiến với công suất 200 MW. Tuy nhiên, lưu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt
mạnh nên rất khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp sử dụng bền vững. Các mô hình canh
tác nông nghiệp hình thành một cách tự phát nên hiệu quả sử dụng đất chưa mang tính tổng
hợp, có thể là nguyên nhân gây suy thoái các bộ phận tài nguyên vùng đầu nguồn. Việc quy
hoạch và khai thác tiềm năng đất đai trên các diện tích đất nông nghiệp chưa hợp lý dẫn đến
tình trạng lấn đất rừng làm nương rẫy làm giảm diện tích rừng. Để giải quyết vấn đề nêu trên,
nghiên cứu này được thực hiện để đề xuất và áp dụng được các giải pháp sử dụng đất hợp lý
với từng cấp đầu nguồn để đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên vùng đầu nguồn.
II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Áp dụng phương pháp phân cấp đầu nguồn sông Mê Kông bằng việc sử dụng
phương pháp dữ liệu dạng Raster chồng xếp các bản đồ sau khi đã phân cấp để tạo thành bản
đồ giá trị cấp đầu nguồn.
- Điều tra đặc điểm các mô hình sử dụng đất: Mỗi mô hình nông nghiệp lập 5 ô tiêu
chuẩn diện tích 1 m2 xác định chiều cao cây trồng, độ dốc trung bình, và tình hình sinh
trưởng. Mỗi mô hình trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp lập 3 ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000

m2 để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất: Phỏng vấn 30 hộ gia đình để
thu thập các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập của mô hình sử dụng đất.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Phân cấp đầu nguồn
- Xác định diện tích lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến bằng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:
50.000 của Tổng cục Địa chính với sự hỗ trợ của GIS.
Bảng 1. Diện tích lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến

STT
1
2

12


Nậm Păm

Ngọc Chiến

Huyện
Mường La
Mường La

Tỉnh
Sơn La
Sơn La

Diện tích lưu vực


Tỷ lệ

339

1,00

(ha)

21.517

(%)

63,24


Trường Đại học Tây Bắc
3

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

Chế Tạo

4

Mù Cang Chải

Nậm Khắt

Mù Cang Chải


Tổng

Yên Bái

Yên Bái

409

1,20

11.757

34,56

34.022

100

Phần lớn lưu vực nằm ở xã Ngọc Chiến với diện tích 21.517 ha chiếm 63,24%, diện
tích lưu vực nằm trong xã Nậm Păm nhỏ nhất 339 ha chiếm 1,0%.
- Cơ sở lựa chọn phương pháp phân cấp đầu nguồn: Nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân cấp đầu nguồn sông Mê Kông tại Quảng Trị để phân cấp đầu nguồn cho lưu vực hồ thủy
điện Nậm Chiến.
- Cơ sở phân cấp các nhân tố phân cấp đầu nguồn: Đề tài phân cấp độ cao, độ dốc và
bề mặt địa hình thành nhiều trường hợp khác nhau. Căn cứ vào bản đồ phân chia cấp độ cao,
độ dốc và bề mặt địa hình tiến hành khảo sát 100 điểm để đánh giá tính chính xác của các
trường hợp phân cấp.
Cấp
1
2

3

Bảng 2. Phân cấp các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng xói mòn
Độ cao
(m)
< 1.200

Nhân tố

1.200 – 1.600

- Phân cấp độ cao:

Độ dốc
(o )
< 10

Bề mặt địa hình

> 25

> 0,3

10 – 25

> 1.600

Độ cao (m)

Diện tích (ha)


2

1.200 – 1.600

13.443

< 1.200

3

Tổng

-0,3 – 0,3

Bảng 3. Phân bố diện tích lưu vực theo từng cấp độ cao

Cấp
1

< -0,3

> 1.600

4.915

15.663

34.022


Tỷ lệ (%)
14,45

39,51

46,04
100

Kết quả tại bảng 3, cho thấy khu vực có độ cao > 1.600m có diện tích lớn nhất 15.663
ha chiếm 46,04%, khu vực có độ cao < 1.200m có diện tích ít nhất 4.915 ha chiếm 14,45%.
- Phân cấp độ dốc:

Bảng 4. Phân bố diện tích lưu vực theo từng cấp độ dốc

Cấp

Độ dốc (o)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2

10 – 25

16.071

47,24


1
3

Tổng

< 10
> 25

4.490

13.460

34.022

13,20
39,56
100

Kết quả tại bảng 4, cho thấy khu vực có độ dốc 10 – 25o có diện tích lớn nhất 16.071
ha chiếm 47,24%, khu vực có độ dốc < 10o có diện tích ít nhất 4.490 ha chiếm 13,20%.
13


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

- Phân cấp bề mặt địa hình:
Cấp


Bảng 5. Phân bố diện tích lưu vực theo bề mặt địa hình

Bề mặt địa hình

1

Bằng phẳng

3

Lồi

2
Tổng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

10.128

29,77

34.022

100

13.981

Lõm


9.912

41,09

29,14

Kết quả tại bảng 5, cho thấy bề mặt địa hình bằng bẳng có diện tích lớn nhất 13.981 ha
chiếm 41,09%, bề mặt địa hình lồi có diện tích nhỏ nhất 9.912 ha chiếm 29,14%.
- Phân cấp đầu nguồn: Quá trình phân cấp đầu nguồn được thực hiện bằng phương
pháp chồng ghép các bản đồ độ dốc, độ cao và bề mặt địa
hình.

Kết quả phân cấp đầu nguồn tại khu vực nghiên cứu
Phân tích bản đồ xác định tỷ lệ diện tích của lưu vực phân bố theo từng cấp đầu nguồn
ghi tại bảng 6.
Bảng 6. Phân bố diện tích lưu vực theo từng cấp đầu nguồn

Cấp đầu nguồn

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2

13.457

39,55


Tổng

34.022

100

1
3

3.277

17.287

9,63

50,81

Kết quả tại bảng 6, cho thấy 50,81% diện tích lưu vực thuộc cấp đầu nguồn 3; 39,55%
diện tích lưu vực thuộc cấp đầu nguồn 2 và 9,63% diện tích lưu vực thuộc cấp đầu nguồn 1.
- Đặc điểm của các cấp đầu nguồn: Chồng xếp bản đồ phân cấp đầu nguồn với bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2009 để đánh giá đặc điểm của từng cấp đầu nguồn.
+ Cấp 1: Địa hình có độ cao từ 1.200 – 1.600 m, độ dốc < 10o và bề mặt địa hình bằng
phẳng chiếm chủ yếu. Các hiện trạng sử dụng đất chủ yếu gồm: đất nông nghiệp có diện tích
lớn nhất chiếm 37,47%, rừng trồng chiếm 16,24%, rừng phục hồi chiếm 13,54%, rừng nghèo
chiếm 6,36% và đất trống chiếm 6,36%.
14


Trường Đại học Tây Bắc


Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

+ Cấp 2: Địa hình có độ cao từ 1.200 – 1.600 m, độ dốc từ 10o – 25o và bề mặt địa
hình bằng phẳng chiếm chủ yếu. Các hiện trạng sử dụng đất chủ yếu gồm: rừng phục hồi có
diện tích lớn nhất chiếm 25,77%, rừng nghèo chiếm 17,54%, rừng trồng chiếm 16,09%, đất
trống chiếm 10,90%.
+ Cấp 3: Địa hình có độ cao > 1.600 m, độ dốc > 25o và bề mặt địa hình bằng phẳng
chiếm chủ yếu. Các hiện trạng sử dụng đất chủ yếu gồm: rừng phục hồi có diện tích lớn nhất
chiếm 22,15%, rừng nghèo chiếm 19,79%, rừng trung bình chiếm 19,76%, rừng giàu chiếm
15,35% và đất trống chiếm 12,77%.
2. Đặc điểm và hiệu quả của các mô hình sử dụng đất
2.1. Đặc điểm các mô hình sử dụng đất
- Mô hình trồng cây lâm nghiệp gồm: thông, trẩu và sơn tra.
Mô hình

Thông
Trẩu
Sơn tra

Mật độ

Bảng 07. Đặc điểm của các mô hình trồng cây lâm nghiệp
D1.3

DT

Hvn

Hdc


Tàn

(cây/ha)

(cm)

(m)

(m)

(m)

(%)

T

TB

X

583

17,18

3,65

7,89

4,33


57,50

75,40

17,79

6,82

1.167

17,15

4,88

7,85

3,46

58,33

94,59

5,41

0

700

9,73


3,11

5,48

1,76

58,83

95,65

4,35

0

che

Sinh trưởng
(%)

Các mô hình rừng trồng có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây có chất lượng tốt

chiếm chủ yếu.
- Mô hình trồng cây ăn quả gồm: mận và đào.

Bảng 08. Đặc điểm của các mô hình trồng cây ăn quả

Mô hình

Mật độ


Tàn che

Hvn

808

64,33

3,34

(cây/ha)

Mận
Đào

967

(%)

51,67

(m)

T

Sinh trưởng

80,47

3,81


66,77

TB

18,55

22,16

X

0,98

11,07

Các loài cây ăn quả được trồng trong vườn nhà và diện tích nương gần nhà để tiện thu
hái. Kết quả cho thấy 2 loài cây này sinh trưởng khá tốt, tỷ lệ cây chất lượng tốt chiếm chủ
yếu.
- Mô hình trồng cây lương thực gồm: lúa nước, lúa nương, ngô, sắn.
Bảng 09. Đặc điểm của các mô hình trồng cây lương thực

STT

Mô hình

Độ dốc

Độ cao

()

o

(m)

1

Lúa nước

14,0

0,80

3

Ngô

22,4

1,59

2

Lúa nương

21,8

0,80

15



Trường Đại học Tây Bắc
4

Sắn

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013
27,6

1,00

Kết quả phân tích cho thấy: Lúa nước được trồng ở nơi có độ dốc trung bình 14 o, độ
cao cây bình quân 0,8 m; lúa nương được trồng ở nơi độ dốc trung bình 21,8o, độ cao cây bình
quân 0,8 m; sắn được trồng phổ biến ở địa phương là sắn Trắng trồng trên nương có độ dốc
trung bình 27,6o, độ cao cây bình quân 1,0 m.
2.2. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất
- Mô hình trồng sơn tra là mô hình cây lâm nghiệp có hiệu quả nhất mang lại doanh
thu trung bình 93.117.000 đồng/ha/năm và đảm bảo các chỉ tiêu sinh thái và xã hội.
- Mô hình trồng mận là mô hình cây ăn quả có hiệu quả nhất mang lại doanh thu trung
bình 6.829.000 đồng/ha/năm và đảm bảo các chỉ tiêu sinh thái.
- Mô hình trồng lúa nước là mô hình cây lương thực có hiệu quả nhất mang lại lợi
nhuận trung bình 14.700.000 đồng/ha/năm và đảm bảo các chỉ tiêu sinh thái và xã hội.
3. Đề xuất giải pháp sử dụng đất cho từng cấp đầu nguồn
3.1. Giải pháp sử dụng đất cho vùng đầu nguồn cấp 1
Vùng đầu nguồn cấp 1 có diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu; phân bố nhiều ở nơi có
độ cao trung bình, độ dốc nhỏ và bề mặt địa hình bằng phẳng. Các giải pháp chủ yếu tập
trung cho việc nâng cao hiệu quả của các mô hình trồng lúa, cây ăn quả như mận.
3.2. Giải pháp sử dụng đất cho vùng đầu nguồn cấp 2
Vùng đầu nguồn cấp 2 có diện tích đất rừng phục hồi là chủ yếu; phân bố nhiều ở nơi
có độ cao, độ dốc trung bình và bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng. Các giải pháp chủ yếu

tập trung bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, phát triển các mô hình rừng trồng sơn tra.
3.3. Giải pháp sử dụng đất cho vùng đầu nguồn cấp 3
Vùng đầu nguồn cấp 3 chủ yếu được che phủ bởi các trạng thái rừng tự nhiên và một
phần diện tích đất trống; phân bố nhiều ở nơi có độ dốc, độ cao lớn và bề mặt địa hình lồi,
lõm xen kẽ. Các giải pháp chủ yếu tập trung bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên
kết hợp với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.
IV. Kết luận
- Lưu vực hồ thủy Nậm Chiến được phân chia thành 3 cấp đầu nguồn: Cấp 1 chiếm
9,63% diện tích lưu vực gồm những khu vực phân bố ở độ cao thấp, độ dốc nhỏ, bề mặt địa
hình tương đối bằng phẳng; cấp 2 chiếm 39,55% gồm những khu vực phân bố ở độ cao nhỏ
đến trung bình, độ dốc trung bình và bề mặt địa hình tương đối bằng phằng hoặc lõm; cấp 3
chiếm 50,81% gồm những khu vực phân bố ở độ cao trung bình đến lớn, độ dốc trung bình
đến lớn và có bề mặt địa hình lồi là chủ yếu.
- Giải pháp sử dụng đất thích hợp: vùng đầu nguồn cấp 1 ưu tiên giải pháp phát triển
lúa nước, trồng Mận; vùng đầu nguồn cấp 2 ưu tiên giải pháp phát triển các mô hình rừng
trồng Sơn Tra; vùng đầu nguồn cấp 3 ưu tiên giải pháp tập trung bảo vệ nghiêm ngặt các diện
tích rừng tự nhiên kết hợp với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.
16


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Tiến Hà (2009), Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) dự

báo xói mòn đất huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

[2] Phạm Văn Điển, Võ Đại Hải, Vương Văn Quỳnh (2011), Thủy văn rừng, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Andreas Heinimann (2003), GIS based Watershed Classification in Lao P.D.R,
Centre for Development and Environment, University of Berne.
[4] Christine Knie (1993), Watershed Classification with GIS as an Instrument of

Conflict Management in Tropical Highlands of the Lower Mekong Basin, The University of
Giessen.

A RESEARCH ON WATERSHED CLASSIFICATION IN NAM CHIEN
BASIN, MUONG LA DISTRIC, SON LA PROVINCE
Nguyen Tien Chinh, M.A
Faculty of Agriculture and Forestry
Abstract: The report presents the methodology and results of Watershed Classification in Nam Chien
Basin, using the 3 main factors which affect potential erosion including elevation, slope, and surface to classify.
The foundation of classification is determined basing on Watershed Classification in the Lower Mekong Basin at
Quang Tri province, classifying each influential factor into 3 levels in accordance with different potential for
erosion. The research employed raster data to categorize the fountain head area of Nam Chien Basin into 3
watershed classes. In addition, the report shows characteristics of natural forest states, features and general
efficiency of land using models, as well as the results of selecting suitable land using models for each watershed
class.
Keywords: Watershed classification, Nam Chien hydropower, Basin

17


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẾN PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ DU LỊCH
THÀNH PHỐ SƠN LA
ThS. Đào Thị Vân Anh
Khoa Kinh tế

Tóm tắt: Bài viết nhằm mục đích nghiên cứu những đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ
du lịch và ảnh hưởng của những đặc điểm này đến quá trình phân tích tài chính tại các doanh nghiệp dịch vụ du
lịch trên địa bàn thành phố Sơn La. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các thông tin thu thập được từ Công ty
cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La và công ty cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La là hai doanh
nghiệp tại Sơn La đã hoạt động và có kinh nghiệm lâu năm, mang đầy đủ những đặc trưng của ngành dịch vụ du
lịch. Bài viết đã chỉ ra được những ảnh hưởng nhất định từ đặc trưng của ngành đến quá trình phân tích tài chính
tại các doanh nghiệp này, những ảnh hưởng từ cơ sở dữ liệu đến hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính giúp
cho nhà phân tích có hướng đi phù hợp và có thêm căn cứ để đánh giá về tình hình tài chính của các doanh
nghiệp này.

1. Đặt vấn đề

Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh nhất định, với

mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau đều có những đặc trưng riêng và những đặc trưng này
cũng là một trong số các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá

trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích cũng cần quan tâm đến mức độ ảnh
hưởng của các đặc trưng này đến phân tích tài chính nói chung và các chỉ tiêu phân tích tài
chính của doanh nghiệp nói riêng.

Công ty cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La và công ty Cổ phần Du lịch –

Khách sạn Sơn La cũng là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ du

lịch và mang đầy đủ những đặc trưng của ngành. Theo đó, khi nghiên cứu những đặc trưng

riêng của ngành dịch vụ du lịch tại các doanh nghiệp này sẽ giúp chúng ta thấy được những
ảnh hưởng của chúng đến công tác phân tích tài chính tại đây.
2. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu về những đặc điểm cơ bản của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch và

đặc biệt là thu thập các báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh
Sơn La và Công ty cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La trong năm 2012.

Quá trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, thống kê bằng việc tính

toán các chỉ tiêu về số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân. Các chỉ tiêu phân tích và thống

kê là giá trị hàng tồn kho, giá trị tài sản dài hạn, tài sản cố định, tổng tài sản của doanh nghiệp
và một số chỉ tiêu cần thiết khác có liên quan.
3. Kết quả

Hiện nay, dịch vụ đang được hiểu như là một loại sản phẩm kinh tế, không phải là vật

phẩm tồn tại dưới hình thái vật thể mà đó là công việc của con người dưới hình thái lao động

thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại nhằm đáp ứng
các nhu cầu trong sản xuất và đời sống con người. Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên địa

bàn thành phố Sơn La nói chung cũng như tại Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh
18



Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

Sơn La và Công ty cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La nói riêng đều mang những đặc điểm

kinh doanh chung của ngành dịch vụ du lịch.
Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của ngành dịch vụ du lịch là hoạt động dịch vụ
sau khi đã được thực hiện thì các yếu tố cấu thành dịch vụ không mất đi, quá trình tạo ra dịch
vụ sẽ được lặp lại nhiều lần bởi một căn phòng của khách sạn có thể được sử dụng để tiếp đón
nhiều đoàn khách khác nhau. Những yếu tố cấu thành trên không phải là sản phẩm dự trữ, mà
đơn giản nó chỉ là tiềm năng tạo nên dịch vụ. Chính vì vậy, quá trình sản xuất và tiêu dùng
của dịch vụ được diễn ra đồng thời nên ngành dịch vụ gần như không có sản phẩm tồn kho.
Với những đặc điểm riêng này, trong tổng tài sản của các công ty, hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng tương đối nhỏ. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Tỷ trọng hàng tồn kho và tài sản dài hạn năm 2012

Chỉ tiêu

Công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn
Sơn La

Hàng tồn kho

Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản

Số tiền (triệu đồng)
77,04


16.318,67
17.246, 36
18.453,92

Tỷ trọng (%)
0,42

88,43
93,46
100

Công ty Cổ phần Thương mại – Khách
sạn tỉnh Sơn La

Số tiền (triệu đồng)
4.010,98

9.050,78
11.180,15
23.707,79

Tỷ trọng (%)
16,92

38,18
47,16
100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La và Công ty Cổ phần

Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La năm 2012)

Năm 2012, tại công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La, tỷ trọng hàng tồn kho rất

thấp, chỉ chiếm 0,42% trong tổng tài sản của công ty. Tương tự như vậy, vì hoạt động cả về

lĩnh vực thương mại nên tỷ trọng hàng tồn kho của công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn
tỉnh Sơn La chiếm cao hơn, đạt 16,92% tổng tài sản nhưng tỷ lệ này cũng chưa thực sự cao.

Như vậy, đối với các công ty hoạt động trong ngành này, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương
đối thấp, quá trình nhập, xuất và tồn kho diễn ra không nhiều.

Mặt khác, dịch vụ du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động

khác nhau như hướng dẫn du lịch, vận tải du lịch, kinh doanh ăn uống, kinh doanh khách sạn,

kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, ... và các hoạt động khác. Hơn nữa, đây cũng là ngành
kinh doanh bao gồm một hệ thống có nhiều hoạt động dịch vụ liên quan chặt chẽ với nhau

như dịch vụ cho thuê khách sạn, tour du lịch tham quan nghỉ mát, các dịch vụ ăn uống, dịch
vụ massage, xông hơi, giải trí… Theo đó, đây là ngành đòi hỏi một phần vốn lớn để đầu tư

ban đầu về cơ sở vật chất như đầu tư cho khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận tải,… Theo
Bảng 1, tại công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La, tỷ trọng tài sản dài hạn
chiếm 47,16%, mặc dù tỷ trọng của loại tài sản này chưa thực sự cao, tuy nhiên, so với hàng
tồn kho thì tỷ trọng của loại tài sản này cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, tỷ trọng tài sản dài hạn
của công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La chiếm tới 93,46% tổng tài sản. Như vậy,

quá trình phân tích đòi hỏi cần có sự quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu về tài sản dài hạn hơn là
19



Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

những chỉ tiêu về tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho. Cụ thể hơn, cần tập trung đi sâu phân

tích những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản dài hạn (TSDH) như sau:
* Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh
Giá trị tài sản dài hạn
lời của TSDH
100
bình quân
Giá trị TSDH bình quân được xác định trung bình giữa TSDH đầu kỳ và cuối kỳ mã
số 200 thuộc Bảng cân đối kế toán. Lợi nhuận sau thuế được xác định từ mã số 60 trên Báo
cáo kết quả kinh doanh.
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị tài sản dài hạn bình quân sử dụng trong kỳ thì
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của
doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố thực sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
* Sức sản xuất của tài sản dài hạn:
Doanh thu thuần
Sức sản
Giá trị tài sản dài hạn
xuất của TSDH
bình quân
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lấy từ lấy từ chỉ tiêu mã số 01, 10
thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các TSDH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu, doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu:
Giá trị TSDH
Suất hao phí của
bình quân
TSDH so với doanh thu
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần trong kỳ thì
cần bao nhiêu đồng giá trị TSDH, đó là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp. Chỉ tiêu này còn
là căn cứ để xác định vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn mức doanh thu như mong
muốn.
* Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận:
Giá trị TSDH bình
quân
Suất hao phí của
TSDH so với lợi nhuận
Lợi nhuận sau
thuế
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp trong kỳ cần bao nhiêu đồng giá trị TSDH, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, đó là
căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp.
Trong TSDH, tài sản cố định của các công ty thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo
Bảng 1, tại công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La, tài sản dài hạn chiếm 93,46% tổng
tài sản, trong đó tài sản cố định chiếm tới 88,43% tổng tài sản. Tương tự, tại công ty Cổ phần
20


Trường Đại học Tây Bắc


Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 47,16% thì riêng tài sản
cố định đã chiếm 38,18% tổng tài sản. Do vậy, có thể nói hiệu quả sử dụng TSDH thường do
hiệu quả của tài sản cố định quyết định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, khi
phân tích thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
* Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định (TSCĐ):
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời
x
Giá trị còn lại của TSCĐ bình
của tài sản cố định
100
quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử
dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
* Sức sản xuất của tài sản cố định:
Doanh thu thuần trong kỳ
Sức sản
Giá trị TSCĐ bình quân trong
xuất của TSCĐ
kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSCĐ đầu tư trong kỳ thu được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSCĐ. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy
hiệu quả của hoạt động kinh doanh càng tốt.
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Hao mòn lũy kế TSCĐ
Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ
Giá trị
cuối kỳ

TSCĐ bình quân
trong kỳ
2
* Suất hao phí của tài sản cố định:
Giá trị TSCĐ bình
Suất hao phí
quân
của TSCĐ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu, doanh thu thuần trong
kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ, đó là căn cứ để đầu tư TSCĐ cho phù hợp nhằm đạt
được doanh thu như mong muốn.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng về dịch vụ du lịch, các doanh

nghiệp này đã đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khá kiên cố, đến nay, các doanh
nghiệp đều có những dãy nhà khách sạn với nhiều phòng nghỉ sang trọng, thoải mái, đáp ứng
nhu cầu dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. Với những đặc trưng đó, trong hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty này cần có các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất hoạt động
của các phòng nghỉ cũng như cần phải quan tâm đến khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của

khách hàng thông qua việc cung ứng dịch vụ của nhà hàng.
Hơn nữa, các hoạt động dịch vụ du lịch tại các doanh nghiệp này tương đối đa dạng,
bao gồm các loại hình dịch vụ như: dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống, dịch vụ dã ngoại theo
21


Trường Đại học Tây Bắc


Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

tour, dịch vụ xông hơi massage. Do đó, chỉ tiêu doanh thu và chi phí nếu được chi tiết sẽ rất
đa dạng và khá phức tạp.
Bảng 2. Doanh thu chi tiết năm 2012
STT
I
1
1.1

Chỉ tiêu

Công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La
Tổng doanh thu
Khách sạn Sơn La
Doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn
Doanh thu phục vụ ăn uống
Doanh thu dịch vụ khác
1.2 Trung tâm điều hành du lịch Sơn Lẩu Quán
1.3 Siêu thị Hapromas
1.4 Nhà nổi Biro
II
Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La
1
Tổng doanh thu
1.1 Khách sạn Hương Sen
Doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn
Doanh thu dịch vụ ăn uống
1.2 Doanh thu từ bán hàng
1.3 Doanh thu từ dịch vụ khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La và
Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La năm 2012)

Năm 2012
+/%
55
12
4,2
6,2
1,6
10
28
5

100
21,8
7,6
11,3
2,9
18,2
50,9
9,1

45,2
100
30,7
67,9
16,2
35,8
14,5

32,1
11,3
25
3,2
7,1
Công ty Cổ phần

Tại Công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La, chỉ tiêu doanh thu được phản ánh
khá chi tiết, trong đó doanh thu từ khách sạn Sơn La mang lại là tương đối lớn chiếm đến
21,8% tổng doanh thu và được chi tiết thành nhiều loại doanh thu khác nhau. Tương tự như
vậy, tại công ty cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La, doanh thu chủ yếu được mang
lại từ khách sạn Hương Sen với tỷ trọng 67,9% bao gồm doanh thu cung cấp dịch vụ khách
sạn và doanh thu dịch vụ ăn uống. Với đặc điểm này đòi hỏi cần có các chỉ tiêu phân tích tài
chính hợp lý để đánh giá chính xác hiệu quả của từng loại hoạt động dịch vụ được cung ứng.
Có thể sử dụng một số chỉ tiêu phân tích doanh thu mang tính đặc thù như:
- Doanh thu trên một đơn vị phòng nghỉ
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu trên
khách sạn
một đơn vị phòng nghỉ
Tổng số phòng nghỉ
Chỉ tiêu Doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn được lấy từ Sổ chi tiết doanh thu hoặc
tổng hợp từ Báo cáo bán hàng của bộ phận bán hàng. Chỉ tiêu này nhằm xác định doanh thu
trên mỗi phòng nghỉ của khách sạn mang lại mà doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ, từ đó
đánh giá hiệu suất hoạt động của mỗi phòng nghỉ. Trong quá trình phân tích, chỉ tiêu càng cao
chứng tỏ hoạt động cung cấp dịch vụ khách sạn của doanh nghiệp trong kỳ càng tốt, đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng nên lợi nhuận cũng sẽ gia tăng và ngược lại.
- Doanh thu trên một tour du lịch
22



Trường Đại học Tây Bắc

Doanh thu trên
một tour du lịch

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

du lịch

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Tổng số chuyến tour
Chỉ tiêu doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch cũng được lấy từ Sổ chi tiết doanh thu.
Chỉ tiêu doanh thu trên một tour du lịch giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quả mang lại
từ các chuyến du lịch, cho biết bình quân mỗi chuyến du lịch mang lại cho doanh nghiệp bao
nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này ngày càng hiệu quả và ngược lại.
Mặt khác, đối với ngành dịch vụ du lịch, chất lượng sản phẩm nhiều khi không được
ổn định, chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào người cung ứng dịch vụ trực tiếp và
cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan chi phối như khí hậu, thời tiết. Khu vực các
tỉnh Tây Bắc nói chung và thành phố Sơn La nói riêng đã được các du khách biết đến với khí
hậu mát mẻ, nhiều dãy núi cao cùng những thắng cảnh đẹp nên hầu hết các khu du lịch, nghỉ
dưỡng tại đây chủ yếu phù hợp trong mùa hè. Do đó, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du
lịch của những doanh nghiệp tại đây cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết, mang tính thời vụ,
doanh thu gia tăng nhanh chủ yếu vào mùa xuân hoặc mùa hè nắng nóng và có xu hướng tăng
chậm vào mùa đông. Hơn nữa, hoạt động này còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán và những nhu cầu hay sở thích của khách hàng.
Như vậy, trong quá trình phân tích tài chính, nếu điều kiện cho phép, có thể tiến hành phân
tích riêng tình hình doanh thu theo mùa vụ, đồng thời với đó, khi nghiên cứu cần quan tâm

đến điều kiện về tự nhiên và xu hướng nhu cầu hay thị hiếu của khách hàng để xác định chính
xác những nhân tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Sơn La đều là những doanh nghiệp
hoạt động đa ngành nghề, do đó ngoài lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên quan đến dịch
vụ du lịch, các doanh nghiệp này còn quan tâm đến lợi nhuận từ các ngành nghề kinh doanh
khác như: kinh doanh thương mại, xây dựng, cho thuê tài sản… Đặc điểm này cho thấy khi
phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như lợi nhuận, doanh thu, chi phí cần được
hiểu là các chỉ tiêu do nhiều hoạt động mang lại. Với đặc điểm đa dạng và phức tạp của các
chỉ tiêu này đã đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần có các chỉ tiêu phân tích trên
nhiều khía cạnh khác nhau để từ đó có thể phản ánh được chính xác hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngành. Xét ở một góc độ khác, đặc điểm này không những làm phức tạp hoá công
tác tổ chức kế toán vì rất khó có thể tách biệt riêng từng hoạt động theo ngành để đánh giá,
các số liệu trên các báo cáo tài chính của những doanh nghiệp này hầu như chỉ là những số
liệu được tập trung của toàn doanh nghiệp, không được chi tiết đến từng chỉ tiêu. Điều này đã
gây ảnh hưởng lớn đến phân tích tài chính vì cơ sở dữ liệu không được chi tiết nên trong quá
trình phân tích, chỉ có thể tiến hành phân tích chung các hệ số bình quân cho cả doanh nghiệp
mà rất khó có thể tách riêng hoạt động dịch vụ - du lịch để đánh giá.
4. Kết luận
Với những đặc điểm riêng của ngành dịch vụ - du lịch, trong quá trình phân tích tài
23


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

chính tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Sơn
La cũng chịu những ảnh hưởng nhất định, từ quá trình thu thập dữ liệu đến hệ thống các chỉ
tiêu phân tích tài chính. Vì vậy, quá trình phân tích tài chính tại các doanh nghiệp này cần
được thực hiện với một số các chỉ tiêu tài chính đặc thù và có hướng phân tích riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La, (2012), Báo cáo tổng kết công tác
sản xuất kinh doanh năm 2012
[2] Công ty Cổ phần Thương Mại – Khách sạn tỉnh Sơn La, (2012), Báo cáo tài chính.
[3] Đặng Đình Đào, (2003), Giáo trình kinh tế các ngành thương mại – dịch vụ, NXB
Thống kê, Hà Nội.
[4] PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân.
[5] PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào, (2009), Tài chính doanh nghiệp,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

EFFECTS OF BUSINESS ACTIVITY CHARACTERISTICS ON
FINANCIAL ANALYSIS AT TOURIST SERVICE COMPANIES IN SON
LA CITY

Dao Thi Van Anh, M.A
Faculty of Economics

Abstract: The article studies the characteristics of business activities in tourist sector and their impact
on the process of financial analysis at traveling service companies in Son La city. The study was conducted
basing on the information collected in the Son La Hotel - Trade Joint Stock Company and Son La Hotel Tourism Joint Stock Company which have extensive experience in tourist service in Son La. The article succeeds
in finding the influence of certain characteristics upon the financial analysis at these companies. The impact from
the database to the financial system of indicators helps the analyst make appropriate decision and have more
foundation for the evaluation of financial situation in these companies.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ CHÈ
Ở TỈNH SƠN LA

ThS. Đă ̣ng Huyề n Trang

Khoa Kinh tế

24


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 7 - 12/2013

Tóm tắt: Cây cà phê Arabica (cà phê chè) được khẳng định là một trong những cây trồng có lợi thế của
tỉnh Sơn La; đã được Công ty Cà phê và Cây ăn quả Sơn La đầu tư phát triển từ năm 1989, trên địa bàn 11 huyện thị, 93
xã phường, thị trấn, với trên 7.200 hợp đồng, tổng vốn đầu tư 68.524,6 triệu đồng. Đế n năm 2012 diê ̣n tı́ch trồ ng cây
cà phê toàn tın̉ h đa ̣t gầ n 10 nghı̀n ha, trong đó diê ̣n tı́ch cà phê đang cho thu hoa ̣ch khoảng 6.000 ha với sản
lươ ̣ng gầ n 10 nghıǹ tấ n cà phê nhân. Diện tích cà phê tăng nhanh đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. Tuy nhiên, sản xuất cà phê còn nhiều hạn chế như diện tích
tăng lên ồ a ̣t vươ ̣t quy hoa ̣ch phát triể n cà phê của tı̉nh; năng suất chưa cao do ha ̣n chế về yế u tố đầ u vào và trı̀nh
đô ̣ thâm canh của người dân chưa tương xứng. Diê ̣n tıć h cà phê của tı̉nh Sơn La đươ ̣c tâ ̣p trung ta ̣i thành phố
Sơn La, Mai Sơn và Thuâ ̣n Châu, trong đó Thành phố Sơn La có diê ̣n tı́ch trồ ng, sản lươ ̣ng cà phê chiế m tỷ
tro ̣ng lên đến 49,8% (năm 2007), năm 2012 tỷ tro ̣ng của khu vực nà y còn 39% do diê ̣n tıć h, sản lươ ̣ng cà phê của
huyê ̣n Mai Sơn và Thuâ ̣n Châu tăng lên ma ̣nh me,̃ ước tı́nh năm 2013 Mai Sơn dẫn đầ u toàn tı̉nh về diê ̣n tı́ch
trồ ng cà phê. Diê ̣n tıć h trồ ng cà phê phân bố không đề u nên sức lan tỏa của phát triể n sản xuấ t cà phê đến những
vùng nghèo chưa cao.

1. Đă ̣t vấ n đề
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong những
năm gần đây, sản lượng cà phê Việt Nam luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/năm, kim ngạch đạt
trên 1,5 triệu USD. Với vi ̣thế này, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê
(cà phê chè và cà phê vối) đứng thứ hai thế giới về sản lượng. Cà phê của Việt Nam được
xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tỉnh Sơn La nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc, với tọa độ địa lý từ 20039’đến 22002’độ

Vĩ Bắc; Từ 103011’đến 105002’ độ kinh Đông. Độ cao trung bình 600-700m, Sơn La được
đánh giá là nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với cây cà phê chè (Arabica); có thể sánh ngang
với vùng cà phê nổi tiếng bậc nhất thế giới là Brazil. Hiện nay, Sơn La có gầ n 6 nghıǹ ha cà
phê Arabica đang cho thu hoa ̣ch với sản lượng 10 nghıǹ tấn nhân/năm. Cây cà phê sinh
trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt tương đương với cà phê arabica nổi tiếng thế giới
của Brazil nếu chăm sóc tốt. Những vườn cà phê thâm canh ở Sơn La, Mai Sơn, Thuận Châu
đều cho sản lượng bình quân 20 tạ cà phê nhân/ha. Giá cà phê Arabica Sơn La thuộc loại cao,
có giá gần 40 nghìn đồng/kg nhân. Bởi vậy, cây cà phê có ưu thế nổi trội hơn tất cả các loại
cây công nghiệp khác, một bộ phận lớn dân cư không những nhanh chóng xoá đói giảm
nghèo, mà còn giàu lên nhanh chóng từ cây cà phê. Cây cà phê phát triển có tác động trực tiếp
đến tổ chức dân cư, xã hội, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đồng bào các dân tộc thiểu số tự
nguyện dãn bản, dãn hộ ra làm trang trại cà phê, hình thành cụm dân cư mới trồng cà phê, bản
làng trồng cà phê có thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, sản xuất cà phê ở tỉnh Sơn La còn tập trung ở một số vùng có điều kiện
thuận lợi, nhưng năng suất thấp, tiêu thụ cà phê chưa chủ động và dưới dạng cà phê nhân nên
hiệu quả sản xuất chưa cao.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc phân tích về diê ̣n tıć h, năng suấ t, sản lượng cà
phê ta ̣i các điạ của tın̉ h Sơn La nhằm mục đích đánh giá thực tra ̣ng phát triể n sản xuấ t cà phê làm
tiề n đề cho việc đề xuất giải pháp phát triể n cà phê bề n vững trong tương lai là việc làm cần thiết.
2. Đánh giá thực tra ̣ng diê ̣n tı́ch, năng suấ t và sản lượng cà phê ở tı̉nh Sơn La
2.1 Về diện tích cà phê
- Về diện tích trồng cà phê: Cây cà phê du nhập vào Sơn La 55 - 60 năm, được trồng rải rác
trong các hộ gia đình với các giống thuộc giống Boubon, Typica; đã được Công ty Cà phê và Cây
25


×