Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 252 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép.
Các số liệu, kết quả liên quan trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng, được thu thập và điều tra nghiêm túc, tỉ mỉ và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh

Phạm Hoài Chung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện Luận án này, Nghiên cứu sinh đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của tập thể hướng dẫn, lãnh đạo và đồng
nghiệp trong Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải.
Đặc biệt, Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn: NGND.GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh và
TS. Lý Huy Tuấn nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo cho Nghiên cứu sinh hoàn thành
Luận án.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế xây
dựng, Khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã giúp đỡ
Nghiên cứu sinh trong quá trình hoàn thiện Luận án.
Đồng thời Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, Phòng
đào tạo sau đại học, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Nghiên cứu sinh hoàn thiện Luận án.
Xin cảm ơn gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Nghiên cứu sinh


Phạm Hoài Chung


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
TỔNG QUANVỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .............. 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ .................. 18
1.1.Khái quát về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ............. 18
1.1.1.Đô thị và đô thị hóa .................................................................................. 18
1.1.2.Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị................................................. 19
1.1.3.Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị.................................. 21
1.1.4.Phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị .................. 23
1.1.5.Nguyên tắc phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị ...................................................................................................................... 25
1.1.6.Khái niệm và phân loại đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ đô thị ............................................................................................................ 26
1.1.7.Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị ................................................................................................. 28
1.1.8.Phân loại các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị ................................................................................................. 29
1.1.9.Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ đô thị ............................................................................................................ 31

1.2.Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
đô thị .................................................................................................................... 33
1.2.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị ................................................................................................. 33


iv
1.2.2.Quan hệ giữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
với phát triển kinh tế xã hội đô thị và các loại hình giao thông khác .................. 40
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị .................................................................................................... 44
1.4.Đánh giá tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ đô thị đến phát triển kinh tế- xã hội .............................................................. 46
1.4.1.Các tiêu chí, chỉ tiêu tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị đến phát triển kinh tế xã hội ........................................... 46
1.4.2.Phương pháp đánh giá tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị đến các chỉ tiêu kinh tế xã hội ........................................ 51
1.5.Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................... 54
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM....................................... 58
2.1.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố
trực thuộc Trung ương ........................................................................................ 58
2.1.1.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội ... 58
2.1.2.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................. 60
2.1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Đà Nẵng 63
2.1.4.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hải
Phòng ................................................................................................................ 65
2.1.5.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị TP. Cần Thơ........... 67

2.1.6.Đánh giá chung về thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
tại các thành phố trực thuộc trung ương............................................................. 70
2.2.Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
tại các thành phố trực thuộc trung ương............................................................ 71
2.2.1.Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
tại Việt Nam ...................................................................................................... 71


v
2.2.2.Vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải Việt Nam .................................. 73
2.2.3.Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các
thành phố lớn .................................................................................................... 76
2.2.4.Đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị và phát triển kinh tế xã hội bằng mô hình hồi quy kinh tế lượng ... 84
2.3.Đánh giá chung về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
đô thị .................................................................................................................... 90
2.3.1.Đánh giá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đối
với ngành giao thông vận tải ............................................................................. 90
2.3.2.Đánh giá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại
các đô thị lớn ..................................................................................................... 93
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM...................................................................................... 104
3.1.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị tại các thành phố lớn .................................................................................... 104
3.1.1.Cơ sở xây dựng phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị tại các thành phố lớn .................................................... 104
3.1.2.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị thành phố Hà Nội ....................................................................................... 106
3.1.3.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô

thị thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 107
3.1.4.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị thành phố Hải Phòng .................................................................................. 107
3.1.5.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị thành phố Đà Nẵng..................................................................................... 108
3.1.6.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 109


vi
3.2.Xây dựng bộ chỉ tiêu và bảng điểm đánh giá mức độ đầu tư phát triển
bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ........................................ 110
3.2.1.Đòi hỏi khách quan và các căn cứ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ
đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị .............. 110
3.2.2.Nội dung Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ................................................................. 113
3.2.3.Xây dựng bảng điểm đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ................................................................. 116
3.2.4.Vận dụng bảng điểm xếp hạng mức độ đầu tư phát triển bền vững giao
thông đường bộ đô thị ..................................................................................... 122
3.3.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ....................................... 125
3.3.1.Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị ....................................................................................... 126
3.3.2.Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị ............................................................................................... 128
3.3.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ đô thị .............................................................................. 132
3.3.4.Giải pháp tăng cường chức năng giám sát đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ đô thị .............................................................................. 135

3.3.5.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ............................................................. 137
3.3.6.Giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ..... 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 143
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ..................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 153


vii

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
ATGT

An toàn giao thông

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐB

Đường bộ

GTĐB

Giao thông đường bộ

GTĐT


Giao thông đô thị

GTVT

Giao thông vận tải

HH

Hàng hóa

HK

Hành khách

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KH-KT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NĐT

Nhà đầu tư


NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTP

Ngân sách thành phố

NSTW

Ngân sách trung ương

PTBV

Phát triển bền vững

PTVT

Phương tiện vận tải

TNGT

Tai nạn giao thông

TP

Thành phố

TPCP


Trái phiếu Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

UTGT

Ùn tắc giao thông

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng

VĐT

Vốn đầu tư



Vành đai

XHH

Xã hội hóa

XDCB

Xây dựng cơ bản



viii
Tiếng Anh:
Viết tắt

Nguyên nghĩa

Giải thích

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

BOT

Build - Operate - Transfer

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BT

Build - Transfer

Xây dựng - Kinh doanh

BTO

Build - Transfer - Operate


Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

I-O

Input - Output

Đầu vào - Đầu ra

IBRD

International Bank for

Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc

Reconstruction and Development

tế

ITS

Intelligent Transport System

Hệ thống giao thông thông minh


ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OCR

Ordinary capital resources

Chương trình nguồn vốn thông thường

PPP

Public - Private Partner

Quan hệ đối tác công tư

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại đô thị dựa vào quy mô dân số ................................................. 18

Bảng 1.2. Chi tiết các hệ số tương quan ................................................................. 54
Bảng 2.1. Thực trạng CSHT giao thông đường bộ đô thị Tp Hồ Chí Minh ............ 61
Bảng 2.2. Thực trạng CSHT giao thông đường bộ đô thị Tp. Đà Nẵng .................. 64
Bảng 2.3. Thực trạng CSHT giao thông đường bộ đô thị Tp. Hải Phòng ............... 66
Bảng 2.4. Thực trạng CSHT giao thông đường bộ đô thị Tp. Cần Thơ .................. 68
Bảng 2.5. Các nguồn vốn đầu tư ngành GTVT giai đoạn 2003-2015 ..................... 74
Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn ngành GTVT giai đoạn 2003-2015 ........................... 74
Bảng 2.7. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ ....... 75
Bảng 2.8. Tỷ lệ vốn đầu tư cho CSHT GTĐB đô thị so với %GDP giai đoạn
2003-2015 ............................................................................................ 77
Bảng 2.9. Tỷ lệ VĐT CSHT GTĐB đô thị so với GDP của Tp Hồ Chí Minh giai
đoạn 2003 - 2015 .................................................................................. 79
Bảng 2.10. Tỷ lệ VĐT CSHT GTĐB đô thị so với GDP củaTp. Hải Phòng giai
đoạn2003 - 2015 ................................................................................... 80
Bảng 2.11. Tỷ lệ VĐT CSHT GTĐB đô thị so với GDPcủa Tp. Đà Nẵng giai
đoạn 2003 - 2015 .................................................................................. 81
Bảng 2.12. Tỷ lệ VĐT CSHT GTĐB đô thị so với GDPcủa Tp. Cần Thơ giai
đoạn 2003-2015 .................................................................................... 83
Bảng 2.13. Vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị quy đổi về năm 1994 ......... 95
Bảng 2.14. GDP của 5 thành phố quy đổi về năm 1994 ......................................... 95
Bảng 2.15. Tỷ lệ vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP của các thành phố lớn . 96
Bảng 2.16. Hệ số ICOR của 5 thành phố lớn (2003 - 2015) ................................... 97
Bảng 3.1. Kết quả phiếu phỏng vấn ..................................................................... 116
Bảng 3.2. Đối tượng phỏng vấn của cuộc khảo sát............................................... 116
Bảng 3.3. Kết quả trả lời câu hỏi phỏng vấn số 2 ................................................. 117
Bảng 3.4. Kết quả trả lời câu hỏi phỏng vấn số 3 ................................................. 117
Bảng 3.5. Kết quả trả lời câu hỏi phỏng vấn số 4 ................................................. 118


x

Bảng 3.6. Thang điểm tổng hợp đánh giá mức độ phát triển CSHT GTĐB đô thị
của các thành phố ............................................................................... 122
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả điểm đánh giá mức độ đầu tư PTBV CSHT GTĐB . 124


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.Các yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị .............. 19
Hình 1.2.Phân loại các nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị ............... 30
Hình 1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và
phát triển kinh tế xã hội ........................................................................ 40
Hình 1.4. Mối quan hệ giữa CSHT GTĐB đô thị và các loại hình giao thông đô
thị khác ................................................................................................. 43
Hình 1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB đô thị 44
Hình 1.6. Phương pháp luận của mô hình hồi quy.................................................. 52
Hình 2.1. Quy hoạch xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 .. 58
Hình 2.2. Quy hoạch mạng lưới xe buýt Hà Nội .................................................... 60
Hình 2.3. Định hướng phát triển không gian đến năm 2020 thành phố Hồ Chí
Minh ..................................................................................................... 61
Hình 2.4. Mạng lưới xe buýt thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 62
Hình 2.5. Quy hoạch thành phố Đà Nẵng tầm nhìn đến năm 2020 ......................... 63
Hình 2.6. Bản đồ thành phố Đà Nẵng .................................................................... 64
Hình 2.7. Quy hoạch thành phố Hải Phòng đến năm 2025 ..................................... 65
Hình 2.8. Bản đồ thành phố Hải Phòng .................................................................. 67
Hình 2.9. Quy hoạch thành phố Cần Thơ đến năm 2025 ........................................ 67
Hình 2.10. Bản đồ thành phố Cần Thơ ................................................................... 69
Hình 2.11. Bản đồ Việt Nam ................................................................................. 70
Hình 3.1. Phát triển bền vững theo lãnh thổ ......................................................... 110
Hình 3.2.Căn cứ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền

vững CSHT GTĐB đô thị ................................................................... 113
Hình 3.3. Nội dung bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững
CSHT GTĐB đô thị ............................................................................ 115
Hình 3.4. Các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ..................................................... 126
Hình 3.5. Mô hình hoạt động của quỹ PPP cho các dự án đầu tư phát triển .......... 132


xii

Biểu đồ 2.1. Xu hướng tăng/giảm tỷ lệ vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với
GDP giai đoạn 2003 –2015 của thành phố Hà Nội ................................ 78
Biểu đồ 2.2. Xu hướng tăng/giảm vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP ..... 79
Biểu đồ 2.3. Xu hướng tăng/giảm vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP ..... 80
Biểu đồ 2.4. Xu hướng tăng/giảm vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP
giai đoạn 2003-2015 của thành phố Đà Nẵng........................................ 82
Biểu đồ 2.5.Xu hướng tăng/giảm tỷ lệ vốn đầu tư CSHT GTĐB so với GDP giai
đoạn 2003-2015 của thành phố Cần Thơ ............................................... 83
Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ đầu tư PTBV CSHT GTĐB đô thị 5 thành phố .... 124


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết
sức nhanh chóng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây tại các thành phố (TP) lớn như Tp.
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Bước đầu hình thành các
chuỗi đô thị trung tâm quốc gia chính gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Huế; các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như Cần Thơ, Biên Hoà,

Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì…; các đô
thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chínhchính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao thông và các đô thị trung
tâm huyện, đô thị trung tâm cụm và các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới.
Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo điều chỉnh định hướng
Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam [8] đến năm 2025 tỷ lệ dân số đô thị
sẽ đạt 80% và tỷ lệ đô thị hoá sẽ đạt khoảng 40%. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình
quân đầu người là 100m2/người và nếu muốn đạt tỷ lệ này, Việt Nam cần có khoảng
450.000 ha đất đô thị. Nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000 ha, bằng
1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như trên, các đô thị lớn tại
Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá
trình đô thị hoá, trong đó trực tiếp giải quyết các vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng
(CSHT) giao thông đường bộ (GTĐB) đô thị.
Trong những năm qua, các đô thị trên toàn quốc chú trọng tập trung đầu tư phát
triển CSHT GTĐB theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) của Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh...đến năm 2020, 2030, các Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội
và vùng TP Hồ Chí Minh đến năm 2025...: hoàn thành và đưa vào khai thác nhiều
tuyến đường giao thông chính yếu, cầu vượt, xây dựng nhiều nút giao thông hiện
đại... tạo ra diện mạo mới hiện đại góp phần phát triển kinh tế xã hội (KT-XH), đồng
thời giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu vận tải của xã hội. Ngành
GTVT các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập
trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối giữa các phương thức


2
vận tải đô thị (đường bộ, đường sắt, hàng không...), tổ chức giao thông hợp lý tại các
cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng nhằm giảm ùn tắc giao thông (UTGT) đô
thị.Bên cạnh đó, ngành GTVT cũng ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước (NSNN)
cho các dự án trọng điểm, các dự án hợp tác công - tư, các dự án cần vốn đối ứng
ODA và kinh phí giải phóng mặt bằng đồng thời tăng cường quản lý, giám sát chặt
chẽ đầu tư công [15]. Đảm bảo VĐT cho CSHT GTĐB đô thị đạt tỷ lệ 3÷4% GDP

kết hợp khuyến khích đa dạng hóa nguồn VĐT; đẩy mạnh tiến trình xã hội hoá đầu tư
CSHT GTĐB nói chung, GTĐB đô thị nói riêng cũng cần được chú ý.
Trong bối cảnh chung của cả nước, trong giai đoạn 2011-2015, do tác động
của suy giảm kinh tế, tổng VĐT toàn xã hội ước tính chỉ đạt 5.617,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 31,2% GDP. Đầu tư công trong 5 năm qua chưa khắc phục được tình trạng nợ
đọng xây dựng cơ bản, ứng trước vốn kế hoạch nhưng không cân đối được nguồn
thanh toán. Một số bộ, ngành địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, chưa
có các giải pháp khắc phục hiệu quả. Trước tình hình đó, nguồn vốn bố trí cho phát
triển CSHT GTĐB đô thị bị thiếu hụt trầm trọng. Thêm vào đó, để đảm bảo mục
tiêu giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô [10] hàng loạt các công trình giao thông
phải dừng, đình hoãn, giãn tiến độ… đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển CSHT
GTĐB đô thị, gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Khả
năng bố trí nguồn lực cho phát triển CSHT GTĐB đô thị từ ngân sách nhà nước bị
giảm, vốn từ các nguồn ODA, trái phiếu chính phủ (TPCP) không tăng; sức hấp dẫn
đầu tư đối với các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước chưa cao ảnh hưởng lớn
đến tiến độ thực hiện các dự án theo quy hoạch được duyệt. Do đó, việc lựa chọn và
tìm giải pháp huy động vốn hiệu quả mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây
dựng và phát triển CSHT GTĐB đô thị Việt Nam. Đây là cơ sở để đảm bảo sự phát
triển đô thị bền vững, theo đúng định hướng trong các chiến lược, quy hoạch phát
triển KT-XH và lĩnh vực GTVT tại các đô thị (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) [4], [10], [14], [21], [41], [42], [45], [47], [56]…
Hiện nay có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đầu tư phát triển CSHT
GTĐB, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về đối tượng CSHT


3
GTĐB đô thị. Đặc điểm của các đô thị ở nước ta là có sự khác biệt về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội… Chính vì thế, hoạt động đầu tư phát triển CSHT
GTĐB đô thị có sự khác nhau giữa các đô thị. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu,
toàn diện về thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và nghiên cứu cụ thể về

tác động của việc đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị đến sự phát triển KT-XH của
từng đô thị và cụ thể hơn là xét mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô
thị và sự tăng trưởng GDP. Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá mức độ đầu
tư phát triển CSHT GTĐB đô thị dựa trên thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị. Trên cơ sở thực trạng đã được nghiên cứu và phân tích cần đưa ra những đánh
giá chung về hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại các đô thị và tìm ra
những giải pháp thiết thực về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị.
Từ thực tiễn và lý luận như trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị” làm đề tài nghiên cứu của
Luận án Tiến sĩ Kinh tế.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Mục đích nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu đầu tư phát triển CSHT
GTĐB đô thị tại Việt Nam thông qua viêc hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về
đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển CSHT
GTĐB tại một số đô thị và đưa ra giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư
phát triển CSHT GTĐB đô thị.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và các
chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển CSHT GTĐB đô thị.
- Phân tích hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị ở Việt Nam thông
qua một số thành phố điển hình. Xác định những tồn tại và hạn chế trong đầu tư
phát triển CSHT GTĐB đô thị.
- Đề xuất mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động đầu tư phát triển CSHT
GTĐB đô thị để đánh giá độ trễ trong đầu tư. Tính toán cho 2 thành phố: Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.


4
- Xây dựng chỉ tiêu đo lường mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
thông để đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành phố

nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao hiệu quả đầu tư phát
triển CSHT GTĐB đô thị.
- Đề xuất thành lập Quỹ đầu tư phát triển PPP để đảm bảo vốn cho hoạt động
đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị,
nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và hoạt động
vận tải; Các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực:
Nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành phố:
Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian:
Nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 đô thị lớn
tiêu biểu là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Các thành
phố này đều có CSHT GTĐB đô thị cơ bản đồng bộ, việc đánh giá phân tích các chỉ
tiêu sẽ có tính chính xác cao và ổn định hơn so với các đô thị khác.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian:
Nghiên cứu tình hình đầu tư thông qua số liệu các năm từ 2003- 2015 (12
năm) và đề xuất giải pháp cho tương lai đến năm 2020.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
 Ý nghĩa khoa học:
Luận án nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, căn
cứ vào việc tìm hiểu kinh nghiệm thế giới trong việc đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị để từ đó góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về đầu tư phát triển


5

CSHT GTĐB đô thị. Luận án xác định cụ thể các nhân tố đến hoạt động đầu tư phát
triển CSHT GTĐB đô thị và sự tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển KT-XH. Qua đó
tập trung phân tích sâu vào chỉ tiêu VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là vấn đề chiến lược mang tầm vĩ mô
trong sự phát triển đô thị và luôn được quan tâm hàng đầu. Luận án đề cập đến đầu
tư phát triển CSHT GTĐB đô thị cũng như sự tác động của đầu tư phát triển CSHT
GTĐB đô thị tại các thành phố lớn (tập trung nghiên cứu sâu cho 05 thành phố: Hà
Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) đến sự tăng trưởng KT-XH
(tăng GDP, tăng chỉ số cạnh tranh, các chỉ tiêu khai thác vận tải hành khách, hàng
hóa đô thị…) sau khi phân tích, đánh giá hiện trạng CSHT GTĐB đô thị và VĐT
vào phát triển CSHT GTĐB đô thị.
5. CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu cụ thể nêu trên, nội dung của Luận án phải
trả lời được những câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB và hoạt động vận tải?
2) Nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị trong giai đoạn tới nên tập
trung huy động vào các nguồn nào?
3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị?
4) Xác định các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ đầu tư phát triển
CSHT GTĐB đô thị?
5) Các giải pháp đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là gì?
 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiên các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả tiếp cận vấn
đề theo cả 2 hướng là diễn dịch và quy nạp.
- Theo phương pháp diễn dịch: Quá trình suy ra các giả định hoặc giả thiết từ
các giả định cơ bản hoặc các giải thích mang tầm khái quát (lý thuyết). Phương
pháp này sẽ được áp dụng trong việc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư



6
phát triển bền vững (PTBV) CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố. Cụ thể, dựa trên
các khái niệm cơ bản về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, các nhân tố ảnh
hưởng đến sự đầu tư phát triển, các đặc trưng của sự đầu tư phát triển, tác giả đề
xuất các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT
GTĐB đô thị.
- Theo phương pháp quy nạp: Quá trình khái quát hóa (thành các giả định, giả
thiết…) từ những quan sát thực tế, những dữ liệu, thông tin về một loại sự kiện,
hiện tượng nào đó. Phương pháp tiếp cận này sẽ được sử dụng trong quá trình đánh
giá thực trạng CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố lớn. Tác giả thu thập, tổng hợp,
phân tích và đánh giá các số liệu thực trạng CSHT GTĐB đô thị, để tổng hợp tình
hình đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị 5 thành phố.
Trong Luận án Tiến sỹ này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu thảo luận chuyên gia (nghiên cứu định tính): thông
qua phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu,
thu thập ý kiến của những đối tượng công tác tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu
tư, các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp. Đồng thời thông qua ý kiến
chuyên gia bước đầu có những nhận định về việc làm thế nào để đầu tư phát triển
CSHT GTĐB tại các đô thị ở Việt Nam để hình thành nên những đề xuất ban đầu.
Các chuyên gia mà tác giả tham vấn, lấy ý kiến bao gồm các chuyên gia về: chuyên
gia thuộc Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn (Bộ Xây dựng); chuyên gia của các
Sở GTVT về quản lý đô thị (các Sở GTVT: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Cần Thơ); chuyên gia kinh tế, chuyên gia lĩnh vực quy hoạch phát triển thuộc: Viện
Chiến lược và Phát triển GTVT; chuyên gia của Bộ GTVT (Vụ Kế hoạch đầu tư,
Vụ Vận tải) cho các ý kiến và các gợi ý về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và
các cán bộ thực tiễn có liên quan đến quản lý lĩnh vực CSHT GTĐB đô thị.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Phương pháp này được sử dụng
để xác định thực trạng CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố: Hà Nội, Tp. Hồ Chí

Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và mức độ ảnh hưởng của đầu tư phát triển


7
CSHT GTĐB đô thị đến tăng trưởng KT-XH và GDP. Phương pháp trên sẽ áp dụng
song song với phương pháp thảo luận chuyên gia để có những số liệu xác thực nhất
về thực trạng của CSHT GTĐB tại các đô thị được lựa chọn nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Luận án áp dụng các công cụ toán học và phương pháp phân tích
hồi quy để tính toán, phân tích và đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị.
Trên thực tế, đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị sẽ giúp thúc đẩy phát triển
kinh tế nhưng đây không phải là nhân tố duy nhất. Còn nhiều nhân tố khác ảnh
hưởng đến sự phát triển KT-XH như: các phương thức giao thông khác (đường sắt,
đường hàng không, đường thủy…), để có thể nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa
đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và phát triển hoạt động vận tải, tác giả dùng
phương pháp giả định là sự tác động của các nhân tố khác là không thay đổi khi tính
toán.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra được cái nhìn tổng quát,
toàn diện về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị (quá trình thực hiện quy hoạch,
quá trình đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại các đô thị trực thuộc trung ương
(05 đô thị). Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học thực tiễn như sau:
- Luận án hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận về đầu tư phát triển
CSHT GTĐB đô thị như khái quát về phát triển CSHT GTĐB đô thị, đánh giá hiệu
quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, đánh giá tác động của đầu tư phát triển
CSHT GTĐB đô thị đến phát triển KT – XH và phân tích cơ sở lý thuyết về mối
quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và phát triển KT-XH đô thị.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5
thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ; phân tích,
đánh giá thực trạng VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố trên.

- Xây dựng được mô hình mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với đầu tư phát
triển CSHT GTĐB đô thị, xác định độ trễ của hiệu quả đầu tư công trình GTĐB đô
thị của 02 thành phố: Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh thông qua sử dụng mô hình kinh


8
tế lượng; Xây dựng được bộ chỉ tiêu và bảng điểm đánh giá mức độ đầu tư phát
triển bền vững CSHT GTĐB đô thị.
- Đề xuất các giải pháp khả thi dựa trên cơ sở đặc điểm của các đô thị lớn tại
Việt Nam nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô
thị như: Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị; Giải pháp huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị; Giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị; Giải pháp đẩy mạnh thực
hiện đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và đề xuất thành lập Quỹ đầu tư
phát triển PPP cho các dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị.
7. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 150 trang với 25 bảng, 06 biểu đồ, sơ đồ và 22
hình vẽ. Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan các về các công trình nghiên cứu liên quan
và Kết luận - Kiến nghị, nội dung Luận án bao gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị.
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ở Việt Nam.


9


TỔNG QUAN
VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu
Hiện nay tại các đô thị của Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhiều chính sách quy hoạch phát triển được đưa ra nhằm thay đổi bộ
mặt của giao thông đường bộ đô thị theo hướng tích cực hơn. Song song với quá
trình đó, tại Việt Nam cũng đã và đang diễn ra nhiều công trình nghiên cứu thực tế
và mang lại hiệu quả lớn cho bộ mặt GTVT nói chung cũng như giao thông đường
bộ nói riêng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà khoa
học, các chuyên gia về vấn đề đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị như sau:
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ GTVT (Viện Chiến lược phát
triển Giao thông vận tải - TDSI) thực hiện “Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền
vững hệ thống GTVT Việt Nam, Vitranss II (2010)”. Trong nghiên cứu này, các
chuyên gia quốc tế tiến hành hàng loạt khảo sát đo đếm, thống kê phương tiện vận
tải (PTVT) thực tế đối với tất cả các phương thức GTVT tại các vùng, miền của
Việt Nam, nghiên cứu các kịch bản về tốc độ phát triển kinh tế quốc gia, tính toán
nhu cầu GTVT quốc gia từng giai đoạn đến năm 2030. Theo dự báo của Vitranss II,
nhu cầu GTVT Việt Nam từ nay đến giai đoạn 2030 sẽ tăng mạnh. Cụ thể, về lượt
hành khách và tấn hàng hóa sẽ tăng 300%÷400% so với năm 2008. Về hành
khách/km và tấn/km sẽ tăng trên 700%÷800% so với năm 2008 [29]. Theo kết quả
dự báo, vận tải hành khách cũng như năng lực đường bộ tại các đô thị sẽ bị quá tải
nếu không có các giải pháp kịp thời. Trong báo cáo nghiên cứu có đánh giá đến
VĐT, luồng hàng đi – đến các đô thị lớn của Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu phát triển đô thị bền vững. Do đây là Chương trình nghiên cứu toàn diện
đối với quốc gia nên không tập trung tính toán phân tích chi tiết số liệu về VĐT
phát triển CSHT tại các đô thị lớn ở Việt Nam, cũng như tuyến đường do thành phố
quản lý không được thống kê đầy đủ. Việc phân tích mối quan hệ giữa GDP của
từng thành phố với VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị cũng chưa có đánh giá cụ



10
thể. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của Vitranss II là một trong những cơ sở dữ
liệu khoa học xác đáng và toàn diện để xây dựng chiến lược tổng thể phát triển bền
vững ngành GTVT.
JICA và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội thực hiện “Chương
trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội – HAIDEP (2006)” nhằm phát triển hệ
thống CSHT GTVT thống nhất với các quy hoạch phát triển khác, đặc biệt là quy
hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phân bố dân cư, quy hoạch phát triển các công
trình công cộng, v.v…; Đảm bảo đến năm 2020, quỹ đất dành cho giao thông, bao
gồm cả giao thông tĩnh đạt mức 20 ÷ 25% diện tích đất đô thị; Tập trung phát triển
GTVT công cộng nhằm đáp ứng 30% nhu cầu đi lại của người dân vào năm 2020
[57]; Xây dựng lộ trình thực hiện hợp lý cho từng năm và cho cả giai đoạn 5 năm
nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong đầu tư phát triển GTVT. Tuy nhiên, cách
tính và ước lượng VĐT có nhiều điểm cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với
thực tế như: thời điểm 2006 Hà Nội chưa thay đổi địa giới hành chính theo hướng
sáp nhập tỉnh Hà Tây, các chỉ tiêu KT-XH và quy hoạch có liên quan (quy hoạch:
đô thị, sử dụng đất, không gian…) thay đổi, các số liệu cũng thay đổi theo nên các
số liệu trong báo cáo chỉ mang tính tham khảo. Do đây là nghiên cứu tổng thể phát
triển đô thị nên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phát triển vận tải hành khách công
cộng, vận tải hàng hóa thông qua với VĐT cho phát triển CSHT GTĐB đô thị Hà
Nội chưa được nghiên cứu.
JICA và UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện “ Quy hoạch tổng thể và
Nghiên cứu khả thi về Giao thông đô thị khu vực Tp. HCM (HOUTRANS) (2004)”
nhằm xây dựng Chiến lược dài hạn về giao thông đường bộ đô thị để đảm bảo khả
năng đi lại và tiếp cận của người dân thông qua việc thực hiện những biện pháp và
hành động cụ thể để đạt được mức dịch vụ giao thông đô thị mong đợi, với 3 mục
tiêu cụ thể: i) xây dựng Quy hoạch tổng thể về hệ thống CSHT GTĐB đô thị toàn
diện cho khu vực Tp. Hồ Chí Minh tới năm 2010 và 2020; ii) Xây dựng Kế hoạch
hành động ngắn hạn trên cơ sở Quy hoạch tổng thể đã xây dựng và tiến hành nghiên
cứu khả thi đối với các dự án ưu tiên được chọn; iii) Tiến hành chuyển giao công



11
nghệ về chuẩn bị cơ sở dữ liệu, lập mô hình và xây dựng quy hoạch cho Việt Nam
trong quá trình tiến hành nghiên cứu [58].
Giáo trình cho những nhà hoạch định chính sách tại các thành phố đang phát
triển do cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) phát hành là cẩm nang quan trọng cho
việc hoạch định các chính sách phát triển giao thông đường bộ đô thị và là cơ sở
phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị [74]: vấn đề nguồn tài chính cho phát triển
GTĐT ;vấn đề hoạch định quy hoạch giao thông đường bộ đô thị; giao thông thông
minh; quản lý ô nhiễm không khí trong đô thị…..
Nghiên cứu của tác giả Dương Văn Chung - Viện Chiến lược và Phát triển
GTVT - Bộ GTVT tại Đề tài KHCN cấp Bộ mã số 144015 năm 2014 về “Nghiên
cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp huy động các nguồn lực đột phá phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông” [13] cung cấp nguồn số liệu đầy đủ về VĐT phát triển
CSHT GTVT giai đoạn 2000-2012 và đề xuất được các giải pháp huy động vốn
phát triển CSHT giao thông nói chung trên phạm vi toàn quốc đối với các phương
thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng
không. Tuy nhiên, các giải pháp này hướng trực tiếp đến lĩnh vực CSHT giao thông
đường bộ đô thị nên chỉ mang tính chất tham khảo, vận dụng. Trong nghiên cứu
chưa thể hiện mối quan hệ giữa VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị với tốc độ tăng
trưởng GDP và các chỉ tiêu khai thác vận tải HK và HH.
Một số nghiên cứu khác do Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) thực hiện để xây dựng chiến lược
phát triển bền vững giao thông đường bộ đô thị gắn liền với chiến lược phát triển
KT-XH, phát triển hoàn thiện CSHT GTĐB đô thị và đảm bảo hợp lý quỹ đất dành
cho giao thông đường bộ đô thị. Nghiên cứu cũng đưa ra các chính sách thích hợp
để thu hút VĐT xây dựng CSHT giao thông, đặc biệt là CSHT phục vụ vận tải hành
khách công cộng (VTHKCC) và hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, bảo đảm
phát triển đô thị bền vững.

1.2. Những luận án có liên quan
Tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về phát


12
triển CSHT GTĐB đô thị gắn với các chỉ tiêu phát triển KT-XH và chưa có luận án
nào đưa ra bộ chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển GTĐT theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, một số luận án nghiên cứu xem xét một số khía cạnh về vốn đầu tư phát
triển CSHT ngành GTVT, chế độ đấu thầu, các chính sách thu hút vốn đầu tư liên
quan đến luận án, cụ thể:
(1) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tiếp (1999) về việc hoàn thiện chế độ
đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông đường bộ quốc gia ở Việt Nam [52].
Trong đó, tác giả đưa ra các cơ sở khoa học trong quá trình đấu thầu các công trình
giao thông và nguồn VĐT xây dựng công trình giao thông đường bộ đô thị. Ngoài ra,
tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế đấu thầu các công trình giao
thông đường bộ trên cơ sở xác định được chính xác các mâu thuẫn, tồn tại thực tế của
công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông những năm 1999-2000. Đến
nay, các số liệu tác giả sử dụng đã cũ và nhiều văn bản được cập nhật mới.
(2) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quỳnh Sang (2008) đề cập đến vấn đề
“nóng” của ngành GTVT là việc huy động VĐT và sử dụng VĐT ở khía cạnh đưa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp xây dựng giao
thông [35]. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp xây
dựng công trình giao thông và các giải pháp tập trung vào tháo gỡ, đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp xây dựng giao thông.
(3) Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Hoàng Lan (2010) về đánh giá và phân tích
các tác động khi phát triển hệ thống đường bộ với mối liên hệ tương quan là tốc độ
tăng trưởng GDP của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [26], [27]. Nghiên cứu chủ
yếu đánh giá các tác động đến tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chứ
không đánh giá, phân tích tác động trong sự phát triển KT-XH của các đô thị lớn
riêng biệt.

(4) Nghiên cứu của tác giả Đặng Trung Thành (2011) về phát triển bền vững
CSHT giao thông Vùng đồng bằng sông Cửu Long [38], trong đó, tác giả đề xuất
các giải pháp phát triển bền vững CSHT giao thông: các cơ chế chính sách hỗ trợ,
nguồn vốn cho dự án…Tuy nhiên, các giải pháp này tập trung cho một khu vực cụ


13
thể, chưa phát triển sâu cho các đô thị.
(5) Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Tú (2012) về phát triển kết cấu hạ tầng
(KCHT) giao thông Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 theo hướng hiện đại
[53], trong đó, tác giả đưa ra cơ sở lý luận hiện đại về kết cấu hạ tầng, vận dụng
những lý luận về KCHT và phát triển KCHT giao thông theo hướng hiện đại để phát
triển vùng kinh tế Vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy vậy, phương pháp nghiên cứu chỉ
tập trung vào so sánh đánh giá sự phát triển của KCHT qua các năm và phương pháp
đối chuẩn Benchmarking để đánh giá mức độ hiện đại của các loại hình KCHT của
Vùng nên phương pháp trên chỉ mang tính tham khảo đối với nghiên cứu về sự phát
triển KCHT giao thông đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
(6) Nghiên cứu của tác giả Phan Mạnh Cường (2013) về xây dựng đơn giá
tổng hợp công trình giao thông đường bộ trong điều kiện Việt Nam [16]. Trong đó,
tác giả làm rõ một số vấn đề tồn tại trong xây dựng đơn giá, dùng phương pháp xây
dựng đơn giá tổng hợp công trình để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT công trình
giao thông bao gồm công trình GTĐB đô thị. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của
tác giả chủ yếu là đơn giá tổng hợp các hệ thống đường theo cấp đường chứ không
tập trung sâu vào đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị.
2. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Việc phát triển CSHT GTĐB tại các đô thị được nghiên cứu và ứng dụng trên
thế giới từ rất lâu. Đối với các nước phát triển việc nghiên cứu đầu tư phát triển
CSHT GTĐB đô thị luôn đi theo hướng phát triển bền vững [4], [8], [14], [54],
[29], [60] đồng thời khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát
triển hệ thống CSHT GTĐB, đặc biệt là xây dựng CSHT GTĐB đô thị hợp lý [57],

[58], [62].
Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển (Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp,
Đức, Singapore….) trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả nhận thấy hầu hết
đều xác định chiến lược đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là nhân tố hỗ trợ phát
triển KT-XH theo hướng phát triển bền vững, cụ thể:
- Ở Châu Âu, hầu hết các nước đều chú trọng đến công tác lập quy hoạch với


×