Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA (cá nhân) QUYỀN SỞ HỮU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.87 KB, 8 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA: QUYỀN SỞ HỮU.

I. Phần thứ nhất: Khái niệm tài sản
Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo Điều 4, Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành kèm
theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 (được sửa đổi bởi Thông tư
16/2009/TT-NHNN ngày 11/8/2009) của Thống đốc Ngân hàng nhà nước “Giấy tờ có giá là
chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận có nghĩa vụ trả
nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết
khác giữa tổ chức tín dụng và người mua”.
- Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền hoặc chuyển giao được trong giao
lưu dân sự. Giấy tờ có giá tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,
kỳ phiếu,…
- Theo Điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “bằng
chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ
có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
- Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm:
+ Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định
tại Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại Điểm c,
Khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
+ Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ
được quy định tại Khoản 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009;
+ Các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng
quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số
chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định)
được quy định tại Khoản 3, Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán
năm 2010;
1



+ Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 90/2011/NĐCP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Câu 2: Trong bài viết “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, tác giả Nguyễn Minh
Oanh có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản
không?
- Trong bài viết “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, tác giả Nguyễn Minh Oanh
không coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản.
- Đoạn văn thể hiện điều đó: “Cần lưu ý là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử
dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà, giấy đăng kí ô tô, sổ tiết kiệm,… không phải là giấy tờ có giá”.1
Câu 3: Trong bài viết “Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất”, tác giả Đỗ Thành Công có coi “giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản không?
- Trong bài viết “Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất”, tác giả Đỗ Thành Công coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản.
- Một đoạn văn bản, tác giả đã kết luận: “Theo chúng tôi, về đường lối xét xử, cần thừa nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản”.
Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” có là được coi là giấy tờ có giá không? Đoạn nào của quyết định và bản án trên cho câu
trả lời?
- Trong thực tiên xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
không là giấy tờ có giá.
- Một đoạn của Quyết định 16 đã nêu: “Hơn nữa, pháp luật cũng không xác định Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là giấy tờ có giá nên theo quy

1

Nguyễn Kim Oanh, Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 1/2009, tr.15.

2



định tại Điều 163, Bộ luật Dân sự thì các loại giấy tờ trên không phải là tài sản và không được
phép giao dịch, trao đổi.”
- Một đoạn của Bản án số 11 đã nêu: “Xét thấy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải
giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005 và Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước năm
2010 và công văn số 141 TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 của Toà án nhân dân tối cao”.
Câu 5: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” có là tài sản không? Đoạn nào của quyết định và bản án trên cho câu trả lời?
- Trong thực tiên xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
không là tài sản.
- Một đoạn của Quyết định 16 đã nêu: “Hơn nữa, pháp luật cũng không xác định Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là giấy tờ có giá nên theo quy
định tại Điều 163, Bộ luật Dân sự thì các loại giấy tờ trên không phải là tài sản và không được
phép giao dịch, trao đổi.”
- Một đoạn của Bản án số 11 đã nêu: “Xét thấy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải
giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005 và Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước năm
2010 và công văn số 141 TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 của Toà án nhân dân tối cao”. Vì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, cho nên theo Điều 163 BLDS
2005 thì cũng không phải là tài sản.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của thực tiễn xét xử liên quan đến “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (về nếu
có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài).
- Tòa án đã căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để khẳng định giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền chứng nhận sở hữu nhà không phải là giấy tờ có giá. Do đó, nó không
trở thành tài sản.
- Xét ở góc độ lí luận thì suy nghĩ của bản thân đồng tình với phán quyết của Tòa. Vì thực
chất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà chỉ là một văn bản chứng
quyền cho nên không thể coi nó là tài sản và cũng không thể xem nó là loại giấy tờ có giá trong
3



thanh toán, trao đổi. Trong thực tiễn đời sống, khi chúng ta mất giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà thì phải làm đơn trình báo và làm các thủ tục liên quan để cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành làm thủ tục cấp lại. Nếu xem giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là tài sản thì khi tài sản này bị mất và chỉ với các thủ tục trình báo xin cấp lại
thông thường như trên mà được cơ quan có thẩm quyền cấp lại tài sản đã mất là hoàn toàn vô
lý. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà do không phải là tài sản,
vì thế khi tờ giấy này bị mất trộm thì không được coi là bị mất tài sản nên cơ quan Điều tra
không khởi tố vụ án với tội danh trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm
1999.
- Tuy nhiên, xét ở góc độ thực tiễn thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà ở là một trong những vật rất phổ biến dùng để thế chấp vay tiền ngân hàng. Việc thế
chấp giấy này ở ngân hàng để vay tiền được xem là một loại giao dịch dân sự hợp pháp, đối
tượng của giao dịch này là thế chấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở.
- Theo ISO (Insurance Services Office) thì “giấy tờ có giá bao gồm văn bản viết, bản in, hoặc
các tài liệu ghi chép và các hồ sơ, bao gồm sách, bản đồ, phim ảnh, hình vẽ, tóm tắt, thành tích,
văn tự thế chấp, và bản thảo”.2 Từ đó, ta thấy giấy tờ có giá theo sự liệt kê trên rộng hơn, nhiều
hơn và hầu như bao gồm tất cả các loại giấy tờ có giá đối với chủ thể thực hiện giao dịch.
Như vậy, để đánh giá đúng khả năng cho phép dùng giấy tờ có giá để đảm bảo thực hiện giao
dịch dân sự không chỉ căn cứ vào góc độ pháp lí mà còn có thể căn cứ vào thực tiễn đời sống
với từng trường hợp cụ thể nhằm đưa ra những phán quyết đúng đắn trong xét xử phù hợp với
bản chất từng vụ việc.
Câu 7: Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà có là tài sản không? Vì sao?
- Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà
không được coi là giấy tờ có giá, do vậy không là tài sản.
- Vì theo Điều 105, BLDS 2015 quy định về tài sản thì:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2


Nguyên văn câu: “Valuable papers include written, printed, or otherwise inscribed documents and records, including books, maps,
films, drawings, abstracts, deeds, mortgages, and manuscripts”.

4


2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Và theo các Luật và Văn bản khác thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận
sở hữu nhà ở không nằm trong danh mục liệt kê các loại giấy tờ được coi là giấy tờ có giá. Như
vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không được coi là giấy tờ
có giá, do vậy không là tài sản.
II. Phần thứ hai: Căn cứ xác lập quyền sở hữu.
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của
Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất
có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ,
tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông
Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo đi vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng
không xuất trình được tài liệu cụ Hảo uỷ quyền cho ông Chính quản lý căn nhà”.
- Khẳng định này của Toà án là đúng với thực tế và đã có chứng minh là gia đình chị Vân đã
chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay
tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là
chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại Khoản 1, Điều 247, Bộ luật dân sự về

xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu…”.
- Khẳng định này của Toà án là hợp lý, gia đình chị Vân đã thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền
thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), sau đó gia đình cụ Hảo đã đi nơi khác sinh sống và ông
Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông quản lý căn nhà. Gia đình
5


chị Vân đã ở đó liên tục và công khai trong trên 30 năm nên có thể thấy gia đình chị Vân đã
chiêm hữu ngay tình nhà đất đó.
Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định
này của Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm
hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại Khoản 1, Điều 247, Bộ luật dân sự về xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu… .”
- Khẳng định này của Toà án là đúng với thực tế và đã có chứng minh là gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.
Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công
khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là
chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại Khoản 1, Điều 247, Bộ luật dân sự về
xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu… .”
- Khẳng định này của Toà án là đúng với thực tế và đã có chứng minh là gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.
Câu 5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở
hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà

đất có tranh chấp: “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau
năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hoà giải tại Uỷ ban nhân dân

6


phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Toà án yêu cầu chị
Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên”.
- Khẳng định này của Toà án là thoả đáng, đảm bảo được lợi ích của các bên liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối
với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm
bắt đầu chiếm hữu”. Do vậy, gia đình gia đình chứng minh được là đã chiếm hữu, sử dụng thửa
đất đó ngay tình, liên tục, công khai từ 30 năm trở lên nên gia đình chị Vân trở thành chủ sở
hữu tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người kiện đòi tài sản phải đưa ra
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đòi tài sản của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do vậy, kể
cả trường hợp gia đình chị Vân không chứng minh được là đã chiếm hữu, sử dụng thửa đất đó
ngay tình, liên tục, công khai từ 30 năm trở lên thì điều đó cũng không có nghĩa là gia đình chị
Vân phải trả lại thửa đất cho người khởi kiện.
Câu 6: Theo anh/chị gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh
chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
- Gia đình chị Vân được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy
định về thời hiệu hưởng quyền.
- Vì theo Khoản 1, Điều 247, BLDS 2005 và Điều 236, BLDS 2015:
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở
thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác.”
Gia đình chị Vân đã ở tại nhà đất có tranh chấp trên từ năm 1954 đến năm 2004 (thời điểm cụ

Hảo đưa khởi kiện ra Toà yêu cầu chị Vân trả nhà) thì đã được 50 năm. Vì vậy, theo quy định
thì chị Vân đã chiếm hữu bất động sản trên 30 năm nên trở thành chủ sở hữu của tài sản này.
III. Phần thứ ba: Chuyển rủi ro đối với tài sản.
7


Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
- Theo Điều 166, BLDS 2005 thì:
“Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu huỷ hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
- Theo Điều 162, BLDS 2015 thì:
“1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của
mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác.”
Câu 2: Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Tại thời điểm cháy chợ, Bà Dung là chủ sở hữu số xoài.
- Theo Điều 234, BLDS 2005:
“Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền
sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác
hoặc pháp luật không có quy định khác.”
Ta thấy thời điểm cháy chợ xảy ra sau khi bà Dung nhận hàng do vậy bà Dung là chủ sở hữu
của số xoài.
Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
- Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài cho bà Thuỷ.
- Vì theo Điều 234, thì tại thời điểm cháy chợ, bà Dung đã là chủ sở hữu của ghe xoài, điều đó
có nghĩa là giao dịch mua bán của bà Dung và bà Thuỷ đã hoàn tất. Do đó, bà Dung phải có

trách nhiệm thanh toán tiền mua ghe xoài cho bà Thuỷ.

8



×