Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT học LUẬT HÌNH GIẢI NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.18 KB, 137 trang )

TỰA
Thuở nay tôi thường thấy nhiều người có trách nhiệm làm nhiều điều
trái luật, chuyện không có tội lệ gì mà bắt giam cầm người ta, còn chuyện có
tội họ lại làm ngơ, ý họ cho rằng vô tội. Bởi vậy biết bao nhiêu cái trái luật
làm cho lòng dân thấng oán, mà nào có thấu đến quan trên. Thật là NHỰT
NGUYỆT TUY MINH, NANG CHIẾU PHÚC BỒN CHI HẠ. Tại làm sao
mà có cái trái luật ấy? 1) là bởi người có trách nhiệm không rõ luật cho nên
mới lầm làm vậy; 2) tại người dân không rõ luật; bởi vậy, thường sanh nhiều
điều đáng buồn cười ở giữa dân gian và người có chức trách.
Nhiều việc phải giải đến quan Biện - Lý phân xử người nào được tha
lại mừng nói nói may không thôi ở tù, chớ có dẻ đâu là mình vô tội.
Ấy vậy tôi soạn ra cuốn "Luật hình giải nghĩa" phsia sau có cuốn
"****" theo chỉ dụ ngày 31 Décembre 1912 lập ra để xử người bổn quốc và
người phương đông kể một hạng với người bổn quốc; cuốn quy hình này dịch
ra bằng chữ quốc ngữ rất dễ hiểu, ý để cho mỗi người được hiểu rõ ngữ rất dễ
hiểu, ý để cho mỗi người được hiểu rõ luật hình, cho nên tôi dùng tiếng
thường mà nói chớ không trau dồi câu văn mà làm cho sự mau hiệu quả ra
khó:
Trong cuốn "Luật hình giải nghĩa" tôi có nói rõ các tội lỗi, các cớ làm
cho giảm và hết tội; các cớ làm thêm tội.
Thí dụ như giết chết người ta, có đám bị xử tử, có đám bị đầy chung
mthân, có đám bị ít nam tù, có đám bị án treo, cũng có đám thủ phạm đặng
bổng. Người không hiểu họ nói Tòa không có binh, chớ họ có biết các điều
mà nó làm cho thêm hay là bớt tội đâu?
Hai cuốn luật này để giúp cho các nhà có trách nhiệm Annam coi lấy
đó mà giữ phận sự **** phòng khỏi lầm lạc; nó cũng để giúp cho mỗi người
biết các tội lỗi, biết sự nặng nhẹ của tội ấy để tránh và phòng khỏi người làm
ngan mà hiếp *** mình.
Vậy các đọc giả nên xem cho kỹ cuốn đầu, *** đọc hết rồi thì rõ các
cớ làm thêm hay giảm tội, cách thế gỡ tội; như vậy mới biết mà dùng mình
hữu sự. Có cuốn quy ***** nào là bao nhiêu, tuy vậy chớ ***** ở ngoài mà


nó làm cho thêm hay bớt tội, chẳng phải Tòa cứ xử y như trong cuốn quy định
1


vậy đâu. Ấy vậy phải đọc cho rõ cuốn "Luật hình giải nghĩa" rồi sau mình
mới có thể **** chữa lấy mình và khỏi cần phải hỏi thăm ai có nhọc công mà
tốn của.
Đàng sau cuốn quy định tôi có trưng rụng bản mục lục sắp theo A, B,
kể những tội gì, trong điều số mấy, thí dụ như gặp tội đàn bà lấy ** thì kếm
theo hàng chữ Đ đứng đầu thời ** trong ấy nói tội đó, điều nào, rồi sẽ quy **
ra mà kiếm.
LUẬT HÌNH GIẢI NGHĨA
SỰ LÀM TRÁI PHÉP NGUYÊN DO VÀ CÁCH SỬA THỊ

Làm trái phép là làm một việc gì mà luật hình đã định. Cái gốc của sự
làm trái phép ấy là tại: 1) là nói giống - nòi nào sanh giống nấy, nhưng cũng
có nhiều người không phải là nòi giống mà làm trái phép - 2) là tại lân cận, thí
dụ như sự thất giáo, bần hàn, bắt chước, trống rượu say, hay là tại ái tình mà
làm ra sự không phải.
Xã hội hết sức chống quân sự quấy, bởi vậy mới bày ra hình phạt, cốt
để cho mọi người sợ mà tránh sự trái phép. Hễ luật hình nghiêm chừng nào thì
lần lần sự trái phép sẽ giảm bớt chừng nấy.
Những tội đáng trừng trị là những điều tàng *** hóa mà hại bá tánh,
như tội chém giết giết đã *** trộm cướp, hay là tội làm sái phong hóa như **
dâm, chọc ghẹo con gái ngoài đường và *** Nhưng cũng có tội không lấy gì
làm trái phong hóa mà luật cũng phải nghiêm trị ấy là tội về quốc sự. Nhà
nước buộc phải trị tội quốc sự, hầu có sự trị an trong nước. Cũng có tội khác
không phải trái phong hóa, không hại ai, như tội bán rượu lậu, thuốc lậu vân
vân... nhưng vậy mà cũng phải phạt, ấy là vì lợi. Còn tội trái lệ cũng không
phải trái phong hóa, tuy vậy mà cũng phải trừng trị, nếu không trừng trị thì

lộn xộn làm sao ở yên trong xã hội cho đặng.
Nói tóm lại luật hình nghiêm trị cho quốc thời trấn an, bởi thế nên
không tuân vị ai, nếu tôi thôi thì sự trái phép bừng lên, d nào an đặng. Mục
đích của sự hình phạt là 1) làm cho thiên hạ sợ mà không làm, 2) làm gương
xấu để đời, 3) làm cho giảm bớt người quấy rối xã hội.
CÁCH CHIA SỰ TRÁI PHÉP

2


Sự trái phép chia ra làm ba tội: 1- tội năng về Tòa đại hình xử, 2- tội
tầm thường về Tòa sửa phạt xử, 3- tội trái lệ thì Tòa tập tụng nay là tòa sơ xử
riêng tôi trái lệ.
Nếu có làm tội tại đâu thì Tòa tại chỗ làm tội xử, chờ Tòa ở chỗ khác
không đặng phép xử.
TỘI QUỐC SỰ VÀ TỘI THEO LUẬT THƯỜNG

Trong các sử tội lổi thì phải chia ra tội quốc sự và tội theo luật thường.
Về tội quốc sự thì mình phạt khác hơn là tội theo luật thường. Những tội nào
mà mục đích quốc sự và tư cách cao thương không trái với lương tâm thì cho
là quốc sự; chớ mục đích quốc sự mà tư cách không cao thượng và trái lương
tâm thì cho là tội theo luật thường.
Thí dụ như ăn cướp sát nhơn lấy tiến về làm quả sự, thì Tòa cứ lấy cái
sự quậy của mình làm mà bõ theo tội luật thường và gia đình theo luật thường
mà thôi.
Sự trự xuất tội nhơn, trốn ở ngoại quốc
Những người làm phạm phép trốn ở ngoại quốc thì nhà nước xin cùng
nước ngoại quốc mà trục xuất người tội nhơn về; khoản này hai nước phải
giao hảo với nhau, chớ hai nước không thuận thì thể trục xuất đặng. Ấy là tội
theo luật thường, còn tội quốc sự thì ít có nước nào chịu giao tội nhơn lại.

Sự trục xuất tội nhơn cũng là một điều có ích. Nên người phạm tội
trốn ra ngoài quốc mà luật hình không làm chi nó đặng, thì nó có sợ đâu, như
vậy sau nó còn tái phạm một cách vạn vĩ hơn nữa.
Theo tôi thường thì tôi năng đặng trục xuất luôn luôn, tội tầm thường
thì trục xuất theo việc, còn tội trái lệ thì không khi nào đặng trục xuất.
CÁCH BUỘC TỘI VÀ SỰ HÌNH PHẠT

Mỗi việc trái phép phải có hai điều: 1- là sự hành động; 2- là một
người làm trái phép có tội. Nếu hai điều ấy mà mất một điều thì không có trái
phép.
VỀ SỰ HÀNH ĐỘNG

Có cái hành động thì luật mới buộc tội, chớ một sự tư tưởng, hay là
một cái ý muốn mà chưa có hành động thì chưa có tội. Đã biết rằng sự tư
3


tưởng quấy, và ý muốn quấy thì cũng có sự không phải rồi. Nhưng mà chưa
khỉ sự làm, chưa hại đặng ai, cái sự lỗi ấy còn ở trong tri người quấy thì làm
sao mà phạt đặng. Có hình phạt là khi nào cái tội đã khi sự làm thành rồi, hay
cái tôi đã khí sự làm mà làm không thành hay là trật. Phải có cái khí sự làm
thì mới có cái hành động; có hành động thì mới có tội.
Trừ ra mấy tội lớn như sau đây: 1. Tội âm mưu làm nghịch cùng Nhà
nước, 2. tội hâm dọc người ta, 3. tội hiệp đãng gian nhon, dầu mới có hẹn hò
cũng vậy. Cả ba tội ấy đều phải bị phạt, tuy chưa có hành động mặt lòng.
Về khoản này phải nói: 1. tội làm đã thành rồi, 2. tôi đã khí sự làm
không thành, và tội đã khí sự làm mà làm trật, cũng nên nói luôn một thứ tôi
không thể *******
TỘI ĐÃ LÀM THÀNH


Tội đã làm thành rồi là việc làm tội xong rồi, mà thủ phạm đặng phỉ
lòng nó muốn. Tội này rất dễ hiểu, thí dụ như ăn trộm vô nhà lấy của rồi;
người sát nhơn đã giết người ta rồi.
TÔI ĐÃ KHĨ LÀM MA KHÔNG THÀNH VÀ TỘI ĐÃ LÀM RỒI MÀ TRẬT

Khi nào mình có khỉ sự làm tới cùng rồi mà không mãn nguyện thì gọi
là làm trật, thí dụ như cầm súng mà bắn người ta, khi súng đã nổ rồi mà tại
mình nhắm không trúng nên không chết người.
Còn tội khỉ sự làm mà không thành là mình có khĩ sự làm mà có
duyên cớ chi ngoài ý mình nó ngăn cản mình làm cho không mãn nguyện
đặng, thí dụ như cầm súng nhắm bắn người ta, trong lúc đương nhắm có
người chạy tới giựt súng không cho bắn.
Cả hai tội nói đó sánh cũng như tội đã làm thàNho giáo rồi. Bởi vậy
về tội nặng thì Tòa xử hai tội ấy cũng như tội làm thành rồi vậy.
Trong tội làm không thành phải có hai điều:
1. Phải có khỉ sự làm.
2. Đang lúc làm có duyên cớ gì ngoài ý người phạm nó làm trở ngại
công việc làm ấy: có đủ hai điều ấy mới có cái tội làm không thành.

4


Thí dụ như ăn trộm đào hầm vô nhà rồi, mà khi không nó không lấy
vật chi, nó vùng trở về kể gặp người ta bắt nó: tên ăn trộm ấy vô tội. Tại làm
sao mà vô tội? Tại trong tội làm không thành phải có hai điều.
1. Là có khỉ sư. 2 là có duyên cớ chi ngoài ý người phạm rõ ngăn trở
công việc làm. Tên ăn trộm ấy có khỉ sự làm thật rõ ràng, nhưng mà khi
không trong lương tâm nó sợ, nó về nên không có lấy đồ, chớ không có duyên
cớ gì ngăn cản nó hết. Trong tội làm không thành phải có hai điều, mà bị
thiêu một điều cho nên không buộc tội nó đặng.

Còn như ăn trộm đào hầm vô nhà nó chưa kịp lấy đồ, kế nó nghe tiếng
chi khua động, hoặc chuộc chạy, mèo nhảy, chó sủa, nó sợ chủ nhà thúc nó
lẻn ra bị người ta bắt đặng; tên ăn trộm ấy phải ở tù cũng như nó đã lấy đồ rồi.
Vì nó đã khĩ sự làm tội mà ngoài ý nó có duyên cớ gì (tiếng khua động) ngăn
cản nên nó sợ mà không lấy đồ, kế nó bị bắt. Nếu không có duyên cớ gì thì nó
bưng hết đồ rồi còn gì. Luật định mấy đều phải có đủ mấy điều mới có tội.
Trong hai đám ăn trộm nói trên đó thật giống nhau khác có một tiếng khua
động, mà một đám đặng tha bổng, còn một đám thì thủ phạm phải chịu tội
như lấy đồ rồi vậy.
Về tội nặng hoặc mới khĩ sự làm mà không thành, hoặc đã làm rồi mà
trật thì cũng có tội như làm đã thành rồi vậy.
Còn về tội tầm thường thì khác hơn; hễ trong luật có nói hai tội ấy kể
cũng như tội làm thành rồi thì mới có tội. Thí dụ như tội đánh đập làm có
thương tích, mới khi sự đánh mà chưa đánh thì không có tội, không kể nó như
tội làm thành rồi đặng, vì trong luật không có nói sự ấy.
Còn về tội trái lệ, hoặc mới khỉ sự, hoặc đã làm rồi mà trật thì không
hề khi nào có tội. Trong tội trái lệ cái tội làm thành rồi nói đặng phạt.
TỘI KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC

Tội không thể làm được là tội không khi nào làm xong; người thủ
phạm làm cách gì thì làm cao cũng không thành.
Về khoản này có nhiều thuyết.

5


Thuyết thứ 1) nói: không có luật nào mà gia hình cho tội không thể
làm đặng, vì một là xã hội không bị hại, hai là người thủ phạm không thể nào
khí sự làm chuyện không đặng cho đặng.
Thuyết thứ 2) nói: nếu tội làm không thể nào đặng thì không có gia

hình; còn tội có thể làm đặng thì có gia hình.
Thí dụ như Tòa phạt người cầm súng không có lúc mà nhằm bắn
người ta. Tuy bắn không đặng vì không có lúc, chớ nếu có lúc sáng trong
súng thì bắn chết người ta. Vậy tội ấy cũng như tội đã khi sự làm mà không
thành.
Thí dụ khác. Một người nọ muốn thuốc một người kia lấy đường mà
thuốc người kia. Người thuốc không có tội vì đường không thể nào mà làm
chết người.
Như cho người đàn bà không có chửa uống thuốc đặng phá thai. Như
vậy không có tội, vì có thai bự ở đâu mà có tội. Nếu có thai thiệt thì phải ở ta.
Nói đến đây nhớ lại trong xứ ta có nhiều chuyện thư ếm, bùa chú, trù
ẻo. Mấy chuyện ấy là chuyện dị đoan, không thế nào làm thành đặng. Một câu
chuyện sau đây cũng đủ cho đọc giả hiểu rõ: cách gần hai chục năm nay ở bên
nước Langsa có một người muốn giết vợ, mẹ vợ và em vợ; cậu ta mướn một
chú thầy pháp làm hình nhơn mà êm mấy người ấy. Chú thầy pháp đã thọ
lãnh tiền nhiều lần rồi mà lâm không thấy hiệu nghiệm gì.
Cậu nọ tức mình quá mà đòi tiền lại không đặng cậu ta mới đến Tòa
thưa chú thầy pháp. Tòa bỏ tù chú thầy pháp về tội lường gạt người ta mà lấy
của chớ không phạt cậu nọ về tội muốn giết vợ, mẹ vợ và em vợ bằng cách
êm đôi đó. Những chuyện thư êm, bùa chú, trù ẻo, người làm luật cho là
chuyện nói láo tầm bậy, không có hại ai đặng nên không có buộc tội.
Một người làm trái phép có tội
Các cớ làm không tội, và các cớ giãi đặng tội
CÁC CỚ LÀM KHÔNG TỘI

Các cớ làm không tội là khi nào người tội nhơn: 1- điên khùng, 2- còn
nhỏ tuổi, 3- bị ép uổng.
1. Điên khùng
6



Trong cuốn quy hình điều 64 có nói: "không có tội nặng, tội tầm
thường gì là khi nào người thủ phạm bị coi điên khùng trong lúc làm phạm phép.
Như vậy người có cơn, người khật khùng cũng không có tội gì trong
khi họ làm trái phép.
Người ta cho rằng có nhiều khi mình không định trí mà kềm chế mình,
như bị phép thôi miên, như vậy có khi làm tội mà được châm chước, hoặc vô
tội không chừng, ấy là tùy theo việc.
Cái sự điên khùng thì quan Tòa làm sao hiểu đặng, chuyện ấy phải có
thầy thuốc khán mới rõ, nếu rõ điên khùng, hoặc có con, hoặc bị phép thôi
miên mà làm như vậy thì vô tội, hay là được châm chước.
2. Còn nhỏ tuổi
Con nít chưa đủ trí khôn nên làm chuyện chi cũng vô tội.
Trong lúc nhỏ tuổi người ta chia ra làm ba thời kỳ:
A) Con nít dưới 13 tuổi thì không bao giờ có tội.
B) Con nít từ 13 tuổi tới 16 tuổi cũng không có tội gì là khi nó làm tội
ấy mà không có suy tính trước còn như nó có sự suy tính thì phải bị tội nhưng
mà nhẹ hơn tội của người lớn làm.
C) Con nít từ 16 tuổi tới 18 tuổi cũng còn đặng không tội là khi nào nó
làm tội mà không có suy nghĩ, còn nếu nó có suy nghĩ thì nó bị phạt cũng như
người lớn.
3. Bị ép uổng
Khi người thủ phạm bị sự gì ép mình, mà mình chống cự không lại
nên phải phạm tội thì vô tội.
Theo phép thôi miên người thôi miên có thể làm cho một người nào
mê mẩn, không còn trí chống cự, rồi họ sai làm những đều tội lỗi, hoặc chém
giết người, hoặc làm tội khác; cách ấy cũng là một cách ép uổng.
Trường thôi miên Nancy (bên Pháp Quốc) nói rằng: người bị thôi
miên mất hết cả trí khôn, không thể nào chống cự lại: người làm phép thôi
miên muốn sai làm gì cũng đặng; vậy thì người làm phép thôi miên phải chịu


7


cái tội của người bị thôi miên làm, vì người bị thôi miên bị ép uổng không thể
cải đặng.
Còn trường thôi miên ở Paris có ông Charcot lại nói rằng: người bị
thôi miên còn giữ một ít tri chống cự thí dụ kêu một đám đàn bà dùng phép
thôi miên cho họ mê rồi bảo họ cởi hết quần áo ra. Trong đám đàn bà ấy có
người nghe lời cởi hết quần áo, cũng có người không chịu cởi quần áo. Coi lại
mấy người không những nghe theo mà cởi trần ****
Như vậy người bị thôi miên phạm tội thì cũng có tội vì họ có ý xấu
mới làm vậy. Tuy vậy chớ cũng đặng chăm chước.
CÁC CỚ GIÃI ĐẶNG TỘI

Những cớ giãi đặng tội, nghĩa là làm cho hết tội là: 1- Sự cần ích, 2Sự chóng trã mà giữ mình, 3- Nghe theo lịch quan.
1. Sự cần ích
Nếu có sự cần ích mà phạm tội thì luật không buộc tội; là gì cái hình
phạt cốt để cho có ích cho xã hội, chớ chẳng phải vì mệt câu luật, vì một
thuyết mà phải buộc tội.
Thí dụ như trong đám cháy nhà, người trong nhà mạnh ai nấy chạy, có
khi xô lấn nhau mà chết, cái án mạng sờ sờ đó, mà luật có buộc tội ai đâu.
Cũng trong đám cháy nhà có người ngủ ở trần truồng, khi cháy nhà thì
chạy càng ra trước mặt thiên hạ, nào có ai buộc tội người đó làm trái phong
hóa đâu.
Có sự cần ích là muốn tránh một cái hại to mà phải phạm một cái tội
nhỏ hơn, hoặc bằng, thì luật không buộc tội. Còn muốn tránh cái hại nhỏ mà
phạm cái tội lớn hơn thì luật không dung đặng.
Trong sự cần ích phải có ba điều sau này:
a) Sự hai đả thày rõ ràng, không thể nào tránh khỏi, duy có phạm một

tội nhỏ thì mới tránh khỏi sự hại ấy: nếu có thế nào tránh khỏi cái hại ấy mà
không phạm cái lỗi nhỏ đó, thì không có sự cần ích, như vậy thì có tội.
b) Muốn tránh cái hại mà phạm một sự lỗi, mà cái lỗi phải nhỏ hơn cái
hại, nếu cái lỗi lớn hơn cái sự hại, thì thà là chịu hại.
8


c) Mình đừng có tự thiêu cái sự cần ích ấy. Thí dụ như một**** nó
phải làm nhiều tội, hoặc phá khám, hoặc giết người giử đặng trốn cho khỏi;
như vậy không có sự cần ích, là vì tự nó muốn trốn mới có sanh ra mấy tội ấy.
Thí dụ khác: - Một người đói quá, họ đi ăn trộm đặng nuôi miệng, như
vậy không có sự cần ích đặng, là vì tại nó không chịu làm ăn, nếu nó lo làm
ăn tụi nó không có đói khó.
2. Sự chống trả mà giữ mình
Sự chống trả mà giữ mình thì cũng là một điều giải đặng tội.
Thí dụ như người nào cầm súng nhắm bắn mình, mình lẹ tay rút súng
lục ra bắn chết người ấy; tuy nhơn mạng như vậy chớ mà không tội, mình
chống trả của giữ mình mình, hay là giử mình cho kẻ khác cũng vậy (điều 328
trong quy hình).
Sự chống trả phải cho ngăn với sự hà hiếp, thí dụ như mọi anh đàn
ông gặp một chị đàn bà, anh nọ ôm đại chị ta ngoài đường; chị đàn bà, chống
trả, lấy guốc đập trên lưng người đàn ông thì đặng. Còn nếu chị đàn bà lấy
súng mà bắn chết anh đàn ông ấy, thì làm quá luật rồi, vì người ta ôm mình
chớ không phải giết chết mình, mà giết người ta thì có tội.
Mình giết chết người ta là khi nào người ta có càm binh khí cố ý muốn
giết mình thì mình mới đặng phép giết người mà bảo toàn tính mạng mình.
Trong sự chống trả mà giữ mình phải cần có bốn điều:
a) Sự chống trả mà giữ thân mình, hay là giữ thân cho người nào.
b) Cái sự chống trả mà giữ mình, tức nhiên có cái sự ai hiếp bức mình.
c) Cần có sự chống trả mới giữ mình đặng.

d) Sự chống trả lập tức rất cần ích.
Sự trống trả mà giữ mình cũng là một sự cần ích, vì muốn tránh cái
hại to nên phải phạm một tội nho nhỏ.
Còn sự chống trả mà giữ của mình cũng vậy (329). Trong lúc ban đêm
kẻ trộm cướp đào hầm, leo tường, phá cửa và vào nhà mình, mà dầu mình có
giết chết quân gian át mà giữ của mình thì cũng vô tội.
3. Tuân theo lịnh quan
9


Khi nào mình tuân theo chính quyền và luật định mà giết chết, đánh
đập người thì không có tội gì. Thí dụ như người làm giám sát, họ chém đầu
tội nhơn; chém người ta chết thì có tội sát nhơn, tuy vậy mà không có tội, vì
là người giám sát nghe theo lời quan và luật đã định cái tội đó phải bị xử tử
vậy.
Còn khi nào người có quyền tước buộc mình phải làm chuyện gì mà
phải phạm tội, thì người khiến mình đó phải chịu tội ấy, chớ mình không tội.
So sánh sự làm không tội với sự giải đặng tội.
Sự làm không tội là: 1- còn nhỏ tuổi, 2- điên khùng, 3- bị ép buổng.
Sự giãi đặng tội là: 1- sự cần ích, 2- sự chống trả mà giữ mình, 3- tuân
theo lịch quan.
Sự làm không tội và sự giãi đặng tội cả.
Hai sự ấy có chỗ giống nhau, mà cũng có chỗ khác nhau, chỗ giống
nhau: 1- cả hai sự ấy trong quy hình đều nói: "không có tội nặng tội nhẹ gì
khi...".
2- Gã hai sự ấy cũng có một sự hiệu nghiệm là thủ phạm khỏi ở tù.
3- Trong hai sự ấy đều có bằng cớ sờ sờ của các tội thủ phạm.
4. Cả hai sự ấy về Tòa án đó không phải là một sự riêng mà hội đồng
thẩm án phải xin, ấy là một việc chung trong cái tội Tòa phải lấy ra mà xử.
Chỗ khác nhau: 1- Sự làm không tội là một sự bổn thân, có một người

thủ phạm hay đồng lõa mà có sự ấy thì được nhờ mà thôi.
Còn sự giải đặng tội là một sự chung, nghĩa là cả tội làm ấy không có
phép phạt.
2- Cái sự làm không tội là một sự bào chữa cho một mình mình, còn
các thủ phạm và đồng lõa khác mà không có sự ấy thì đều bị phạt như thường.
Còn cái sự giãi đặng tội là một sự chung, hễ trong đám thủ phạm và
đồng lõa, có một người nào vạch đặng sự giải đặng tội ra, thì cả thảy đều
được tha bổng, không ai bị phạt hết.
3- Sự làm không tội thì không có tội theo luật hình, nghĩa là không có
ở tù, tiền vạ, chớ còn nếu có làm hại người ta, thì người ta xin thường bồi theo
10


luật hộ, những sở tổn và thiệt hại lại đặng. Phía bên hình thì vô tội mà phía
bên hộ thì phải thường bồi cho người ta.
Còn về sự giãi đặng tội thì không có tội gì cả, dầu có làm thiệt hại ai
thì không thường bồi gì hết.
Nói tóm lại sự làm không tội như: còn nhỏ tuổi, điên khùng, bị ép
uổng, nếu có phạm tội thì không có tội gì bên hình nhưng mà theo luật hộ thì
phải thường sở tổn, thiệt hại cho người ta, và sự làm không tội thì có một
người vạch sự ấy ra được nhờ mà thôi còn bao nhiêu thủ phạm và đồng lõa
phải ở tù hết.
Còn sự giãi đặng tội thì cũng không ở tù không thường bồi cho ai, hễ
có một người vạch sự ấy ra thì cả bọn thủ phạm và đồng lõa đặng nhờ hết thả.
VỀ CÁC SỰ HÌNH PHẠT

Về các sự hình phạt thì chia ra theo thứ tội mà đoán cho các người
phạm tội.
1. Tội phải bỏ cái sanh mạng của tội nhơn là tội xử tử.
2. Những tội phải cực khổ và nhục nhã như tội khổ sai, tội đày theo

quốc sư, tội cấm cố, tội biệt giam.
3. Những tội nhục nhã không là tội đuổi ra khỏi xư, và tội phế quyền
dân.
4. Những tội cấm các quyền cho và thọ lãnh của người ta, tội cầm các
quyền trong việc xã hội, trong việc gia đình.
5. Những tội làm cho người phạm phải hao tiền của như tiền vạ và sự
tịch thân.
BẢN KỂ CÁC TỘI

I. Tội nặng
A) Tội chánh
Những tội phải cực khổ
và nhục nhã

1. Tội xử tử.
2. Tội khổ sai chung thân
3. Tội khổ sai hữu hạn
4. Tội đày trong thành có tính gát.
11


5. Tội đày quốc sự.
6. Tội cấm cố.
7. Tội biệt giam
Những tội nhục
nhã không

8. Tội đuổi ra khỏi xứ.
9. Tội phế quyền dân.


B. Tội phụ thêm.
1. Không đặng cho ai của xã mình, không đặng thọ lãnh vật gì của ai,
không đặng làm chúc ngôn. 2. Tội phế quyền dân. 3. Tội cấm các quyền.
C) Tội thêm vô
Sự tịch thu do theo luật ngày 14 November 1918.
II. Hình phạt về tội tầm thường
A) Tội chánh
Tội ở tù từ 6 ngày tới 5 năm.
B) Tội thêm vô
Sự cầm quyền trong việc Nhà nước trong việc gia đình.
III. Những hình phạt chung về tội nặng và tội tầm thường
A) Tội chánh
Tiền vạ từ 16 quan sấp lên.
B) Tội phụ thêm.
1. Tội cấm không cho ở chỗ nào.
2. Tội đày ra chỗ nào khi ở mãn tù rồi.
IV. Hình phạt về tội trải lệ tuần thành
1. Ở tù từ 1 ngày tới 5 ngày.
2. Tiền vạ từ 1 quan tới 15 quan.
V. Hình phạt chung về tội nặng, tội tầm thường và tội trải lệ tuần
thành
Sự tịch thu những đồ tang và đồ làm tội ấy.
TỘI XỬ TỬ

12


Tội xử tử là tội cực khổ và nhục nhã cực điểm trong luật thường. Khi
đọc án xử tử rồi thì trong ba ngày tên phạm phải xin hủy án. Nếu qua ba ngày
ấy mà tên phạm không xin hủy án thì trong 24 giờ phải xử tử nó; còn như số

xin hủy án mà không đặng thì phải xử tử nó trong 24 giờ kể từ ngày án Tòa
trên ra không y theo lời nó xin đó. Nếu nó xin ân xá cùng Đức - giám - Quốc
thì phải ngừng xử lại mà đợi lịnh của Đức - giám - Quốc. Khi người chết
chém là người đàn bà có chửa thì phải lưu xử lại, đợi khi nó sanh song rồi
mới xử. Cách xử tử thì dùng gươm máy mà chém đầu, chớ không hành hài gì
khác. Khi xử xong rồi thì gia quyến người phạm đặng phép xin thây lại mà
chôn, nhưng không đặng chôn tử tế lắm.
Về tội giết chế ông bà cha mẹ thì cho tên phạm bị xử tử mặc đồ tang
mà vô gươm máy.
TỘI KHỔ SAI

Tội khổ sai là tội phải cực khổ và nhục nhã trong luật thường để mà
xử tội nặng. Có hai thứ khổ sai là khổ sai chung thân và khổ sai hữu hạn. Tội
khổ sai hữu hạn từ 5 năm tới 20 năm.
Nếu bị khổ sai hữu hạn thì bị xử phụ thêm tội phế quyền dân, tội cấm
các quyền, tội cấm không cho ở chỗ nào. Còn như tội khỏo sai chung thân thì
bị cấm thêm tội không đặng cho ai vật gì, cũng không đặng thọ lãnh vật gì của
ai. Những tờ chúc ngôn của nó làm trước đều bị hủy.
Cả hai tội khổ sai đều bị sao lục án của nó mà dán nơi Tòa, nơi làng
của thủ phạm, và nơi chỗ phạm tội.
Khi bị phạt thì tội nhơn dùng mà làm công việc nặng nề trong thuộc
địa nào. Người phạm phải mang xiên cực khổ lắm. Khi ở mãn tội rồi thì người
tội không đặng trở về cố thổ, nó phải ở lại chỗ nó ở tù đó bằng cái thì giờ nó ở
tù, nếu nó ở tù dưới 8 năm; còn như nó ở tù trên 8 năm thì nó phải ở lại đó
mãn đời.
Sự chở tội khổ sai trong thuộc địa nào thì phải trừ ra mấy người sau
này:
1) Đàn bà - Về đàn bà thì ít có khi chở đi, người ta chỉ có chở con gái
bị phạt khổ sai mà thôi. Chở con gái đi đặng cho nó có thể làm vợ chồng với
mấy người tù khác, hay với mấy người bị khổ sai mà đã mãn tội rồi.


13


2) người già cả - Những người bị án khổ sai mà đặng từ 60 tuổi sấp
lên thì khỏi bị chở đi đâu; họ sẽ bị giam trong khám nào trong nước mà thôi.
3) Người còn nhỏ tuổi - Khi bị phạt khổ sai thì không có chở nó đi đâu
xa, nó sẽ bị giam trong nhà sửa trị (ở Nam kỳ thì có nhà ông Yêm).
4) Những người tội nào khi còn ở trong khám mà có phạm tội khác
phải bị khổ sai, như vậy thì cũng không chở nó đi: nó sẽ bị nhốt trong khám
của nó đã phạm tội đó mà thôi.
ĐÀY QUỐC SỰ (DÉPORTATION)

Tội đày quốc sự là một tội đời đời đã cực khổ mà cũng phải nhục nhã.
Người bị đày Quốc sự thì bị chở lại thuộc địa nào, nó phải ở đó; nó được
thong thả mà làm các việc đặng nuôi lấy thân nó. Nó đặng khẩn đất hay làm
chuyện gì và tặng ở chung với gia quyến nó. Nó khỏi phải làm công việc cho
Nhà nước, mà Nhà nước có khi phải giúp đỡ nó là khác.
TỘI CẤM CỐ

Tội cấm cố cũng là một tội quốc sự từ 5 năm tới 20 năm - Tội ấy cũng
phải cực khổ và nhục nhã, nhưng mà người tội khỏi làm công việc cho Nhà
nước.
TỘI ĐUỔI RA KHỎI XỨ

Tội này là tội quốc sự từ 5 năm tới 10 năm, tội ấy phải bị sự nhục nhã
không mà thôi. Người tôi bị đuổi ra khỏi xứ, nó muốn ở đâu nơi ngoại quốc
cũng đặng. Nhưng không đặng trở lại chỗ cũ của nó.
TỘI BIỆT GIAM VÀ TỘI Ở TÙ


Tội biệt giam là một cái hình phạt về tội nặng theo luật thường, nó
phải cực khổ và nhục nhã, tội ấy từ 5 năm tới 10 năm. Khi bị tội biệt giam thì
Tòa có sử kèm thêm vô tội phế quyền dân và tội cấm các quyền.
Về tội ở tù thì Tòa cũng xử kèm thêm tội cấm các việc Nhà nước, việc
làng và việc gia đình của người tội. Người ở tù phải làm công việc mà nó
cũng được ăn một phần tiền công của nó làm đó.
TỘI PHẾ QUYỀN DÂN

Tội phế quyền dân có khi là một tội chính, có khi là một tội phụ thêm
vô. Tội này trong luật thường cũng có dùng mà trong việc quốc sự cũng dùng.
Sự phế quyền dân như sau đây:
14


1- Cách chức không cho làm chức phận và quan lại gì.
2- Không cho hưởng quyền dần, quyền bốc thăm cùng mang khuê bài.
3- Không đặng dự vô hội bổn tộc và hội Tòa lập ra đặng bảo thủ gia
sản người ta, không được bảo thủ hay quên quản gia sản cho ai, nếu thuộc về
việc của con nó thì được mà phải có hội bổn tọc bằng lòng mới đặng.
4- Không đặng làm hội đồng thẩm án, không đặng đi khán nghiêm,
không đặng làm chứng trong Tòa như có làm chứng thì cái khai của nó chỉ
nói cho biết mà thôi, chớ không phải là bằng cớ.
5- Không đặng sắm súng, không đặng làm trong trường học nào như
làm nghiệp sư thầy giáo và thầy coi giữ học trò.
Sự phế quyền dân là một tội đời đời, mà tội ấy được hủy là khi nào
được ân xá.
SỰ CẤM CÁC QUYỀN

Tội này là tội xử kèm thêm vô tội nặng như khổ sai, đày quốc sự cấm
cố biệt giam.

Tội đuổi ra khỏi xứ không có kèm thêm tội này.
Người bị cấm các quyền thì không phép cho, không phép thọ lãnh của
ai cho nó không phép mua bán cầm cố, gia sản nó thì Tòa cử người bảo thủ,
mà người bảo thủ không đặng giao tiền bạc gì cho người bị cấm. Khi bị cấm
rồi thì các tờ giấy gì của nó làm với người ta thì họ đặng xin hủy cả. Nhưng
mà người bị cấm được quyền cưới vợ, nhìn con và hầu tòa.
TIỀN VẠ

Tiền vạ cũng là một cách phạt có ích, tuy không xấu hổ như tội ở tù,
chớ cũng răng đời đặng. Không nên lầm tiền vạ với sở phí và tiền thiệt hại.
Người bị tiền vạ thì phải chịu tiền sở phí; còn tiền thiệt hại là số tiền
Tòa định cho mình phải trả cho đàng bị hại kia.
Tiền vạ là một cách phạt bổn thân, bởi vậy khi người bị tiền vạ chết
rồi thì không đòi đặng con cháu; mà hễ người mất tiền vạ có gia sản thì Nhà
nước đặng thi hành mà lấy tiền vạ ấy. Luật hình buộc chung mấy người đồng
lõa và thủ phạm, bởi vậy trong một đám bị phạt năm, bảy người, Nhà nước
đặng phép đòi một người giàu mà lấy tất cả tiền vạ ấy.
15


Người nào bị một lược nữa tiền vạ và tiền bồi bổ, mà người ấy không
đủ sức trả thì tiền bồi bổ đặng lấy trước tiền vạ.
HÌNH PHẠT VỀ TỘI TRÁI LỆ TUẦN THÀNH

Về thứ tù này thì chỉ có giam người tội không cho thong thả từ 1 ngày
tới 5 ngày. Người ở tù không phải mắt làm công việc như các thứ tù về tội
nặng và tội tầm thường.
CÁCH ĐỊNH TỘI

Theo lệ thường muốn định hình phạt cho tội nào thì lấy luật hình ra,

coi trọng tội nói đó luật định sự hình phạt làm sao thì do theo đó.
Tuy vậy chớ phải coi các cớ làm thêm hay giảm tội mà xử. Việc ấy
quan tòa đặng trọn quyền làm các cớ ấy mà xử nặng nhẹ tùy theo ý ông suy
nghĩ.
CÁC CỚ LÀM CHO THÊM TỘI

Các cớ làm thêm tội là: 1- cớ làm thêm tội riêng - cớ này luật định
riêng về phần nó; ví như ăn trộm ban đêm.
**** có đào hầm phá cửa vách; hay là do theo người thủ phạm, thí dụ
như đày tớ trong nhà ăn trộm.
Nếu có cớ làm thêm tội thì tội tầm thường thành ra tội nặng.
2. Cớ làm thêm tôi thường có. Như tên phạm làm tái phạm nhiều lần
một tội: hay là phạm nhiều tội một lần.
NHIỀU TỘI PHẠM MỘT LẦN

Có khi người phạm làm hại ba tội một lần. Như vậy tòa không có phạt
riêng từng tội rồi cộng lại thế thì nhiều lắm. Nếu có như vậy thì tòa lấy cái tội
nặng hơn hết trong các tội đó mà xử.
TỘI TÁI PHẠM

Có tội tái phạm là khi nào người phạm đã có bị tiền án trước rồi. Hễ
tái phạm thì bị tội thêm nặng (56, 57, 58 trong Quy Hình).
Nếu nó không có bị tiền án mà nó làm nhiều tội một lần thì không gọi
là tái phạm đặng. Có hai thứ tái phạm là:
1. Tái phạm thường thì phạt thêm nặng tội mà thôi.
16


2. Tái phạm mà tên phạm không thể sửa cải nổi, thì ở mãn tù rồi tên
tội tái phạm ấy phải chịu đày đời đời ra xứ nào.

TÁI PHẠM THƯỜNG

Muốn dựng cho đủ các cớ tài phạm thì phải có đủ mấy điều sau này:
* Các điều chung của sự tái phạm.
* Các điều riêng của mỗi sự tái phạm.
a) Các cớ chung của sự tái phạm: 1- Trước phải có một án xử rồi,
mà án ấy là án tòa hình Langsa xử, và án đó chưa có hủy bỏ vì sự ân xá, nay
là quá hạn mà đặng bôi bỏ; 2- phải có làm một tội thứ nhì.
b) Các điều riêng của mỗi sự tái phạm: 1- Tái phạm tội nặng: Trong
khoản này sự tái phạm còn hoài, thí dụ như người 19 tuổi bị 10 năm cấm co,
đến 65 họ bị một tội nặng nữa, ấy đã bị tái phạm rồi. Dầu mà trước phạm tội
nặng theo luật thường mà sau làm tội nặng về quốc sự thì cũng cho là tái
phạm, về khoản này không kể hai tội phải giống nhau.
2- Trước làm tôi nhẹ sau làm tội nặng. Như vậy không cho là tái
phạm, vì người làm luật cho rằng, tên phạm trước nó không sợ vì cái tôi trước
của nó nhẹ, nay phạm tội sau nặng hơn nhiều, như vậy có lẽ nó sợ, sau không
giám làm quậy nữa, chẳng cần chi phải cho là tái phạm mà gia tăng thêm tội
nó.
3- Tái phạm ban đầu làm tội nặng sau làm tội nhẹ, như vậy phải có
mấy điều sau này: 1) Cái án đầu phải tội nặng, hay tội ở tù trên một năm vì có
duyên cớ châm chế, 2) Cái tội sau là tội nặng hay là tội tầm thường không cần
phải giống như tội trước, 3) Tội phạm sau phải cách tội trước không đầy 5
năm kể từ ngày ở mãn tội trước. Theo khoản này người tái phạm bị tòa lấy án
nặng hơn hết trong tội làm sau mà xử. Có khi tòa gia tăng thêm bằng hai tội
ấy. Hội đồng tham án được xin cấm tội phạm đó không cho ở chỗ nào từ 5
năm tới 10 năm.
4- Tái phạm trước làm tội tầm thường sau cũng làm tội tầm thường.
Như vậy cũng phải có mấy điều sau này:
1) Trước bị án trên một năm về tội tầm thường. 2) Cái tội sau làm
trong 5 năm kể từ ngày mãn tội trước, nếu quá 5 năm thì không gọi là tái

đặng; 3) tội làm sau phải thuộc về tội nặng tầm thường mà phải phạt tù, nếu
thuộc tội tầm thường, thì tội trước với tội sau phải ** giống nhau, thí dụ như
17


trước ăn trộm, sau cũng ăn trộm thì là tái phạm, còn trước ăn trộm, sau đánh
đập người ta, hay là du côn thì không gọi là tái phạm.
5- Tội tái phạm nhỏ trong hình sửa phạt. Cũng phải có ba điều sau
này: 1- là tội *** phải làm trong vòng 5 năm kể từ ngày ở mãn ** trước, 3- tội
sau phải giống như tội trước hay ** cũng một loại với tội trước.
Hễ có tái phạm thì gia hình thêm nặng, thí dụ như bị khổ sai hữu hạn
thì phải bị phạt khổ sai chung thân.
VỀ SỰ ĐỒNG LÕA

Những người đồng lõa là những người ** cang dự vô sự phạm tội,
nhưng không phải ** người làm ngay tội ấy. Thí dụ như kêu biểu ** vẻ cho
người nào phạm tội ấy, hoặc sửa soạn ** làm cho dễ phạm tội, hoặc hoa trử
những đồ vật bởi tội mà ra, hoặc là giúp thế thần cho người phạm trốn khỏi
vòng pháp luật. Những người đồng lõa tuy họ đứng một cái địa vị ở ngoài, họ
không có chính mình làm tội ấy mà họ cũng phải bị tội như thủ phạm.
Các điều trong tội đồng lõa, trong sự đồng lõa phải có ba điều sau đây:
1- Một người chính phạm làm một tội phải phạt.
2- Người đồng lõa làm một việc mà luật đã định.
3- Phải có sự ăn ý của người chính phạm và người đồng lõa.
1. Người chính phạm làm một tội phải phạt. Cái tội ấy phải là một tội
nặng hay tội tầm thường, nếu về tội trái lệ tuần thành thì không còn đồng lõa.
Nghĩa là về tội ấy người đồng lõa không có bị phạt.
2. Người đồng lõa làm một việc mà luật đã định. Điều 60 và 61 trong
quy hình có kể các việc ấy. Tòa chiếu theo đó mà định tội đồng lõa.
3. Phải có sự ăn ý của chính phạm với đồng lõa. Có sự ăn ý mới có

giúp nhau đặng, sự ăn ý có khi trước khi phạm tội, có khi sau khi phạm tội,
như sự yêm ẩn người phạm trong lúc nó bị tìm kiếm.
CÁC CÁCH ĐỒNG LÕA

Những cách mà trong quy hình kể là:
1. Sự xúi giục.
2. Sự chỉ bảo.
3. Sự tư giúp thế thân.
18


4. Sự giúp đỡ.
5. Sự hoa trữ.
1. Đồng lõa về sự xúi giục
Sự xúi giục là một lời khuyên bảo, hay là một lịnh ra biểu phải làm
vậy, mà có cho của, hay hứa cho chuyện gì, hoặc hăm dọa, hay là ỷ quyền
mình mà xúi giục, hoặc lo mưu kế gian cho tên chính phạm, còn một lời
khuyên mà biểu làm chuyện ấy và không cho không hứa một chuyện gì thì
không tội.
Nếu có ỷ quyền mà ép người ta làm tôi, hoặc hăm dọa biểu phải làm
như vậy, hoặc dùng kế làm cho người phạm phải làm theo ý mình như***
không tội là sự bị ép uổng đã nói trước kia; còn người ép uổng người ta đó
phải bị phạt một mình.
Sự xúi giục riêng và lén thì khác hơn là sự xúi giục chung: nghĩa là
trong bài diễn thuyết hoặc trong tờ giấy chi mà xúi giục thủ phạm làm tội
nặng, tội nhẹ. Sự xúi giục ấy có kết quả thì mới gọi là tội đồng lõa.
2. Đồng lõa về sự chỉ bảo
Khi đã biết rồi mà chỉ vẽ đường đi nước bước trong công việc làm tội
ấy, và nhờ sự chỉ vẽ ấy mà thủ phạm làm nên việc được, thì là đồng lõa.
3. Đồng lõa về sự giúp thê thần

Như giúp đồ khi giải, gíp đồ để đặng làm tội, bất kỳ là vật gì, hễ mình
biết công chuyện ấy mà tự giúp cho thủ phạm những đồ vật thì mang tội đồng
lõa.
4. Đồng lõa về sự giúp đỡ
Trong sự giúp đỡ phải có hai cách này: 1. Sự giúp đỡ trong cuộc sửa
soạn, giúp đỡ đặng để làm, hay là làm cho thành.
2. Sự giúp đỡ như vậy mà mình cũng phải biết chuyện ấy làm cái gì.
Nếu giúp đỡ mà không để làm chuyện tội lỗi ấy thì không buộc tội đồng lõa
nặng.
5. Đồng lõa về sự hoa trữ
Hoa trữ là chứa dựa những đồ vật bởi tội mà ra, như đồ ăn trộm, cướp,
hay là dấu giếm yêm ẩn người phạm cho khỏi bị bắt thì là đồng lõa.
19


Trừ ra ông bà cha mẹ, anh em, vợ con, và thông gia mà chứa dấu nhau
thì khỏi tội, vợ chứa dấu chồng mà dấu vợ chồng để bỏ nhau rồi đi nữa thì
cũng không tội. Sự chứa đưa người, khi nào mình biết quân gian át, phá sự trị
an, hại người, sát vật, trộm cướp, mà mình thường cho nó ở trong nhà, hay là
yêm ẩn nó, chịu nhà cho nó tụ tập quản gian át, thì mình cũng đồng tội với
chúng nó vậy.
CÁC VIỆC HOA TRỮ

1. Việc hoa trữ kẻ gian ác phạm tội nặng.
2. Mình đã biết việc gian ác ấy rồi mà còn hoa trữ.
3. Người hoa trữ cho tên thủ phạm ở trong nhà, hoặc là để đồ gian
trong nhà. Như việc cho ăn cơm mà không có điều gì khác thì không phải là
hoa trữ.
4. Phải có lệ thường thường của người hoa trữ, chứa dựa quân gian ác
trong nhà.

VIỆC HOA TRỮ ĐỒ GIAN

Theo như điều 460 và 461 và có luật ngày 22 Mai 1915 đã cải sửa.
Theo như luật mới, cái tội hoa trữ là một cái tội riêng, dẫu mà không bắt đặng
thủ phạm thì người hoa trữ cũng phải có tội định như trong quy hình điều 401:
có khi người thủ phạm không có tội mà người hoa trữ phải ở tù riêng một
mình. Thí dụ như ông bà, cha mẹ, con cháu và thông gia mà ăn trộm nhau
mấy người đó khi bắt đặng dẫu cho có hỏa táng tài sản đi nữa cũng không có
tội, như vậy mà người hoa trữ đồ vật ăn trộm đó phải bị tù riêng một mình.
Người hoa trữ có được châm chước như sau đây: thí dụ như hoa trữ đồ
gian về tội nặng, mà chiếu theo cách thức làm tội và sự nặng của nó phải phạt
xử tử thì cái tội xử tử ấy đặng lấy tội khổ sai chung thân mà thể.
CÁC HÌNH PHẠT ĐỂ XỬ NGƯỜI ĐỒNG LÕA

Người đồng lõa phải bị đồng tội với người chính phạm. Tuy vậy chớ
có khi người này được tòa châm trước, còn người kia phải bị gia hình theo
mặt luật.
Như người đồng lõa với con nít mà ăn trộm thì đứa con nít được châm
chước mà người đồng lõa phải tội như thường.
20


Còn người ngoài mà đồng lõa với ông bà cha mẹ mà ăn trộm của con
cháu, hay với con cháu mà ăn trộm của ông bà, cha mẹ hay với thông gia ăn
trộm nhau, thì một mình người đồng lõa bị phạt mà thôi, vì mấy người đó ăn
trộm lẫn với nhau thì họ đặng vô tội.
CÁC CỚ LÀM BỚT TỘI

Có ba cớ làm bớt tội:
1. Sự miễn tội (les excuses).

2. Sự làm giảm tội (les circonstances atiénuantes).
3. Sự án treo (sursis).
SỰ MIỄN TỘI

Sự miễn tội là sự luật định như vậy đặng giảm bớt tội, hoặc miễn tội
cho phạm nhởn nhơ. Sự miễn tội chia ra làm hai thứ là:
a) Sự miễn tội tự nhiên "excuses légales".
b) Sự miễn giảm tội (escuses atténuantes). Khi có sự miễn tội tự nhiên
thì tên phạm khỏ bị phạt như vậy mà nhằm tội nặng tên phạm phạm tuy không
ở tù chớ nó cũng bị giao cho quân coi chừng già đời.
Những sự đặng miễn tội tự nhiên là:
1- Người làm bạc giã nào mà chỉ các đồng lõa của nó khi bị bắt buộc.
2- Khi nào có âm mưu lập hội mà khuấy rối việc trong và việc ngoài
của Nhà nước, những người nào chỉ cho quan những người đồng lõa của nó.
3- Khi làm loạn có quan tới biểu giải táng, người nào nghe lời giải
táng liền thì đặng miễn tôi, hay khi nó bị bắt về vụ làm loạn đó, mà hắt đặng ở
ngoài không phải tại chỗ làm loạn, và nó không có làm chức chi trong hội, xét
trong mình nó không có binh khí và nó không chống cự, như vậy cũng được
miễn tội.
4- Người giữ tù mà hơ hõng để cho tù trốn, như bắt lại đặng tên tù ấy
và tên tù đó chưa có làm tội lệ gì khác thì người giữ đặng miễn tội.
B) Sự miễn giảm tội (excuses atténnantes)

21


Khi có sự miễn giảm tội thì Tòa cũng phạt mà phạt nhẹ. Sự miễn giảm
tội như sau đây:
1- Con nít từ 13 tới 16 tuổi mà phạm tội gì, và khi nó làm tội ấy mà có
tính toán trong bụng nó, như vậy nó bị phạt mà phạt nhẹ nhẹ.

2- Khi nào mình đánh đập và làm bung giử mà bởi người ta xúi giục
mình, hoặc người ta đánh chửi mình trước, như vậy cũng đặng phạt nhẹ.
3- Như người nào làm ngan bắt giam cầm trái lẻ người ta, mà nó thả
người ấy ra trong mười ngày, thì người làm ngan đó bị phạt mà nhẹ nhàng.
Không nên lộn sự miễn tội với sự giải đặng tội.
**** và sự làm không tội. Sự miễn giảm tội làm cho bớt tội mà thôi,
còn sự giải đặng tội thì không có tội gì. Sự miễn tội tự nhiên có giống với sự
giãi đặng tội, vì cả hai đều không bó bị phạt; như vậy cũng có chỗ khác nhau
như vậy:
1. Sự giãi đặng tội làm cho mất cả tội lỗi, bởi vậy quan Thám âu và
quan Tòa phải nói rằng không có lẽ trụy buộc nó đặng:
Còn sự miễn tội tự nhiên thì cái lỗi vẫn còn bởi vậy phải giao lại cho
Tòa xử.
2. Khi có sự miễn tội tự nhiên thì Tòa lên án mà miễn tội cho tên
phạm, chớ không đặng tha bổng như sự giải đặng tội.
3. Người được miễn tội phải trả tiền tụng lệ và tiền sở phí. Tòa, còn
người đặng sự giãi tội thì không có bị án, không có chịu tiền gì hết.
2. Sự làm giảm tội (circonstances atténuantes)
Trong luật hình không có chỉ rõ sự làm giảm tội, như có sự già làm
giảm tội thì quan tòa tự ý định mà châm chước cho tên phạm nhơn nhờ.
Sự làm giảm tội khác hơn là sự miễn giảm tội trong ba khoản này:
1. Sự làm giảm tội thì luật không có chỉ rõ.
2. Sự làm giảm tội nó làm cho bớt tội mà thôi.
3. Khi Tòa Đại hình xử, thì về sự giảm tội phải có phần nhiều hội
đồng thẩm án chịu mới đặng. Còn về sự miễn tội thì dầu mà các hội đồng
Thẩm án phân nửa chịu còn phân nửa không chịu thì cũng đaựng.
22


Như có sự giảm tội thì Tòa bớt tội xuống một bực hay là hai bực, thí

dụ như tội xử tử thì còn lại tội khổ sai chung thân, hay là khổ sai hữu hạn vân
vân...
Còn như tội tầm thường thì Tòa được giảm tội xuống dưới 6 ngày tù
và dưới 16 quan tiên vạ; đâu mà có tái phạm mà có duyên cớ giảm tội thì Tòa
cũng được giảm như thường. Mà không khi nào tòa đặng giảm tội tầm thường
xuống it hơn tội trái lệ tuần thành.
thí dụ như điều 401 trong quy hình nói: tội ăn trộm sẽ bị phạt từ 1 năm
tới 5 năm tù, và từ 16 quan tới 500 quan.
Nếu có sự giảm tội thì tòa được giảm tội xuống còn một ngày tù sấp
lên, và tiền vạ từ 1 quang sấp lên có khi Tòa xử tiền vạ mà không phạt, có khi
phạt tù mà không có tiền vạ.
3. Án treo
Mục đích cái án treo là cho giảm bớt sự tái phạm. Trong án treo chẳng
phải là bỏ tội ấy, nhưng mà đình sự thi hành án ấy, trong một ít lâu, nếu tên
phạm không làm tội nữa thì bỏ, còn như trong khoảng 5 năm nó còn làm tội gì
nữa, thì chẳng những phải bị xử tội sau, mà nó còn phảin chịu cái tội trước.
Phải có hai điều sau đây mới đặng án treo:
1. Trước không có bị án tiết mgì.
2. Cái tội ấy phải là tội nặng hay tội tầm thường, nếu về tội trái lệ tuần
thành và tiền phạt về việc thuế thì không đặng án treo.
Sự hiệu nghiệm của án treo: 1- Trong lúc treo án thì tên phạm chẳng
phải là vô tội, bởi vậy cho nên nó phải chịu các tội phụ thêm và phải trả tiền
sở phí Tòa và cái tên của tên phạm sẻ biên vô án Tòa và cái tên của tên phạm
sẽ biên vô án tòa, như vậy mà trong bốn thứ 3 không có biên án treo vô.
2- Nếu trong vòng 5 năm mà tên phạm có làm tội nữa thì cái án treo
ấy bị bỏ, nghĩa là nó phải ở tù về cái tội nó làm sau và cũng phải ở tù về tội
trước mà nó được án treo đó.
Nếu tội sau là tội nặng hay là tội quốc sự, hay là tội phải phạt tiền vạ
mà tội án treo là tội ở tù về hình sửa phạt thì không có bõ cái treo ấy.
23



3- Nếu quá 5 năm rồi mà tên phạm không có án tiết chi nữa, rồi sau nó
có làm tội gì khác thì cúng đặng án treo như cũ.
ÁN TÒA

Mỗi khi người nào bị tội gì mà bất luận là Tòa Langsa ở đâu phạt cũng
phải gởi cái án ấy lại tòa chỗ sanh đẻe tên phạm. Trong chỗ để án tòa đó
người ta để theo bản A, B như tên mít bị xử 5 năm tù, thì biên tên nó cheo chử
M đứng đầu trong đó nói nó bị xử về tội gì và bao lâu; làm như vậy cho dễ
kiếm.
Trong án Tòa có ba bổn:
1- Bổn thứ 1 thì để trong tòa, trong bổn này bất kỳ bị xử án gì cũng
biên vô hết.
2- Bổn thứ 2 - Bổn này sao lục in như bổn trước để giao cho quan nào
có việc cần dùng mà phải biết án tiết tên phạm. Bổn thứ 2 không hề giao cho
người ngoài.
3- Bổn thứ 3 cũng như bổn thứ hai, mà không có biên án treo, và án
xử người còn nhỏ tuổi.
Bổn thứ 3 để giao cho ai muốn xin sao lục án Tòa mà làm việc gì,
người dân chỉ được xin sao lục án Tòa bổn thứ 3 mà thôi, còn bổn thứ 2 thì để
cho quan.
Sự xin thôi ở tù (libération conditionnelle)
Đương khi ở tù thì tội nhân đặng xin thôi ở, việc này chẳng phải buộc
Nhà nước phải cho, ấy là một điều thi ân cho tội nhân mà thôi. Muốn xin thôi
ở tù thì phải có mấy điều này: 1. Phải có cái tội là mấy năm: chớ tội chung
thân thì xin không đặng.
2. Người tội phải ở li nửa là phân nửa tội, và không khi nào đặng dưới
ba tháng, thí dụ như người bị một năm tù, ở đặng sáu tháng thì xin đặng.
Nếu người tội là người tái phạm thì nó phải ở hai phần ba tội và không

đặng dưới sáu tháng.
3. Người tội nhân phải ở tính nết tốt và sửa cái tính cũ. Như vậy phải
có giấy chứng của quan mới đặng.
24


Cái đơn xin thôi ở tù phải có mấy người sau đây đứng chứng; quan
Chánh Tham Biện, quan coi khám, hội coi khám và quan Biện lý tại chỗ kêu
án.
Ở xứ Đông Dương thì về quan Toàn Quyền cho việc thôi ở tù ấy.
Nếu người đặng xin thôi ở tù về nhà ở tử tế cho đến ngày nó ở mãn tù
thì nó khỏi liền. Còn như nó về mà còn giữ tánh cũ, thì quan Tham biện và
quan Biện lý tại chỗ nó ở chạy tờ cho quan trên thì nó phải vô ở tù lại cho đủ
số như hồi cũ.
Cái hạn lệ (prescription)
Cái hạng lệ về luật hình có hai sự hiệu nghiệm này.
1) Nó làm cho quan không truy buộc nữa.
2) Nó làm mất cái tội khi tội ấy có kêu án rồi.
Như vậy có hai cái hạn lệ: 1. Hạn lệ làm cho quan không truy buộc
nữa; 2. Hạn lệ làm mất tội.
1. Hạn lệ làm cho quan không truy buộc nữa
Nếu cái tội nặng phạm đã quá 10 năm thì quan không truy buộc nữa;
thí dụ như giết chết người ta, mà tên phạm trốn mất quá 10 năm, nó trở về thì
không ai làm gì nó đặng.
Về tội tầm thường thì cái hạn lệ ấy là ba năm; về tội trái lệ tuần thành
thì cái hạn lệ là 1 năm.
Nói tóm lại hễ trốn quá hạn lệ rồi, thi dần tội nặng tội nhẹ gì cũng
không có ở tù. Mà dầu người không biết có bắt giải đến quan Biện lý, thì cũng
đặng thả bổng, vì quan biện lý không phép, truy buộc người phạm trốn đã quá
hạn lệ rồi.

Cái hạn lệ phải bị ngưng lại khi nào có chuyện tra hỏi trong vụ làm tội
ấy, hoặc là người ta còn đương tầm kiêm những thủ phạm trong đám đó, dầu
mà không phải tìm kiếm tên trốn cũng vậy. Cái hạn lệ kể từ ngày người ta
không tìm kiếm và tra xét trong vụ đó nữa.
2. Hạ lệ làm hủy mắt tội

25


×