Tóm tắt luận văn thạc sỹ
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường và hội
nhập quốc tế, ngành ngân hàng của Việt Nam đã và đang phát triển rất mạnh mẽ.
Nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được phát triển thành công ở nước ngoài nay
được các ngân hàng thương mại đưa vào áp dụng tại Việt Nam, bước đầu chứng tỏ
tính hiệu quả và sự tiện dụng của chúng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của các ngân hàng thương mại và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay khi xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá thể hiện rất rõ
trong những nỗ lực đẩy mạnh tự do hoá thương mại, dịch vụ và khu vực tài chính
đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại phải có những chuyển biến căn bản về nhận
thức và hoạt động. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải nỗ lực đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phát triển loại hình dịch vụ
thanh toán điện tử để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng thương mại quốc
doanh với hệ thống hoạt động rộng khắp cả nước với hơn 150 chi nhánh nên khá
thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn chưa phát triển nhiều, tính tiện ích chưa
cao, các hình thức dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phong phú nên chưa thực sự lôi
cuốn và hấp dẫn đối với khách hàng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ thanh toán điện
tử của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn chiếm tỷ lệ thấp trên tổng thu
nhập. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển
nói chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trong bối cảnh đó tác giả chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán điện
tử của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ, nhằm
tìm ra những giải pháp mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, để đáp
ứng yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
i
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Mục đích nghiên cứu
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán điện tử của
ngân hàng thương mại.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán điện tử của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dịch vụ thanh toán điện tử bao gồm rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau tuy
nhiên trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu các dịch vụ thanh toán điện tử
cụ thể sau: Thanh toán qua thẻ điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, dịch vụ
HomeBanking, dịch vụ SMS Banking, dịch vụ InternetBanking và dịch vụ thanh
toán chứng khoán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Về mặt thời gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng trên cơ sở số liệu từ năm 2004 đến nay và đưa ra
các giải pháp cho đến năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp duy vật lịch sử; Phương
pháp trừu tượng hoá; Nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn; Khảo sát từ thực
tế; Các phương pháp thống kê thu thập số liệu, so sánh, tổng hợp, phân tích thống
kê.
Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của các
ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán điện tử ở Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử ở Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
ii
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Chương 1
Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của các Ngân
hàng thương mại Việt Nam
Trong chương này, học viên trình bày về cơ sở lý luận của dịch vụ thanh toán
điện tử của ngân hàng thương mại, đưa ra một số khái niệm khác nhau về dịch vụ,
dịch vụ ngân hàng, phân loại dịch vụ theo cách phân loại dịch vụ của WTO. Tiếp
theo đó tác giả trình bày tổng quan về dịch vụ thanh toán điện tử, các hình thức
thanh toán điện tử của NHTM bao gồm các dịch vụ như: Thẻ điện tử (ATM, POS),
Thanh toán điện tử liên ngân hàng (thanh toán điện tử nội địa và thanh toán điện tử
quốc tế), Các dịch vụ ngân hàng điện tử (Dịch vụ Homebanking, dịch vụ SMS
banking, dịch vụ Internetbanking), Dịch vụ thanh toán chứng khoán.
Trong chương này, học viên cũng nêu ra được năm vai trò của dịch vụ thanh
toán điện tử đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, Nêu ra các
nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thanh
toán điện tử của NHTM
Bên cạnh đó tác giả cũng đã nghiên cứu về sự phát triển dịch vụ ngân hàng
thương mại của các NHTM ở một số nước trên thế giới như Estonia và Ấn Độ và
rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của
các NHTM Việt Nam như sau:
Thứ nhất, hệ thống luật pháp phải phù hợp, tạo điều kiện cho các dịch vụ
thanh toán điện tử phát triển
Thứ hai, trình độ phát triển công nghệ là một trong những điều kiện quan
trọng để phát triển thành công dịch vụ thanh toán điện tử ngân hàng.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải được nâng cấp để việc
triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử ngân hàng trở nên khả thi hơn ở các vùng
miền, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
iii
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Thứ tư, dịch vụ ngân hàng nói chung muốn phát triển phải kết hợp được hài
hoà 3 nhân tố: Người sử dụng (khách hàng), người cung cấp dịch vụ (ngân hàng) và
nhân tố môi trường.
Thứ năm, nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng đối
với các dịch vụ ngân hàng truyền thống như cách giao dịch tại quầy cần có sự thay
đổi.
Thứ sáu, sự cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là giữa ngân hàng trong
nước và ngân hàng nước ngoài đã buộc các ngân hàng phải không ngừng nỗ lực
trong việc cung cấp các dịch vụ mới.
Thứ bảy, Các ngân hàng thương mại phải tổ chức, cơ cấu lại để có thể cung
cấp hiệu quả hơn các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng.
Thứ tám, khi cung cấp các dịch vụ mới, các ngân hàng phải hướng được sự
tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ.
Cuối cùng, các ngân hàng phải tích cực trong việc đầu tư cho nghiên cứu phát
triển (R&D) và cho nguồn nhân lực.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
iv
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Chương 2
Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán điện tử ở Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian qua
Trong chương 2, học viên nêu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nghiên cứu về thực trạng kết
quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV như:
Tình hình huy động vốn: Nguồn vốn huy động tại BIDV có sự tăng trưởng
với tỷ lệ khá cao qua các năm. Năm 2005 tăng 28,4% so với năm 2004, năm 2006
tăng 34,29% so với năm 2005 năm 2007 tăng 27,9% so với năm 2006 và năm 2008
tăng 19.8% so với năm 2007 - mức tăng trưởng khá cao kể từ năm 2004 đến nay.
Thị phần huy động vốn của BIDV chiếm 15,8% thị phần huy động vốn của hệ
thống ngân hàng. Đến hết ngày 31/12/2008, số dư huy động vốn toàn hệ thống đạt
178.986 tỷ đồng tăng 29.517 tỷ (tương đương 19,8%) so với 31/12/2007. Trong đó,
số dư huy động vốn dân cư toàn hệ thống (bao gồm giấy tờ có giá đã loại trừ 5.920
tỷ đồng giấy tờ có giá tại hội sở chính do Tổ chức nắm giữ) đạt 72.273 tỷ.
Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ đến cuối năm 2005 đạt 85.434 tỷ VNĐ tăng
17,95% so với năm 2004. Đến cuối năm 2006, tổng dư nợ đạt 93.453 tỷ VNĐ tăng
9,39% so với năm 2005. Tổng dư nợ của BIDV đến 31/12/2007 là 125.596 tỷ VNĐ
tăng 34,39% so với năm 2006. Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống đến hết ngày
31/12/2008 đạt 149.419 tỷ đồng, tăng trưởng 18,97% so với năm 2007.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
v
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoan 2004 – 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1.888
2.765
3.094
5.409
5.904
Dự phòng rủi ro
1.122
2.032
1.993
3.398
3.553
Lợi nhuận trước thuế
811
741
1.112
2.028
2.351
Lãi dự thu
664
1.122
742
1.213
1.706
Lãi dự chi
1.286
1.751
2.540
3.361
3.952
Lợi nhuận sau thuế
610
560
1.002
1.531
1.979
Chênh lệch thu chi
trước dự phòng rủi ro
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2004 – 2008
Tiếp theo đó, học viên tập trung đi sâu vào phân tích về thực trạng các dịch
vụ thanh toán điện tử của BIDV. Tác giả đi sâu phân tích về dịch vụ thanh toán thẻ
qua máy ATM với một số kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
vi
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Bảng 2.2: Số lượng phát hành và thanh toán thẻ qua các năm 2005 – 2008
2005
Chỉ tiêu
2006
Thực hiện Luỹ kế
Só chi nhánh phát
hành thẻ
Số lượng thẻ phát
hành (nghìn thẻ)
Số
lượng
máy
ATM
Số
lượng
Thực hiện
2007
Luỹ kế
Thực hiện
2008
Luỹ kế
Thực hiện
Luỹ kế
33
53
73
126
21
147
5
152
155
202
589
791
255
1.046
490
1.536
155
203
397
600
94
694
300
994
4.400
-
17.400
-
53.925
-
63.533
-
21
-
29
-
77,7
-
63,9
-
780
1480
1.850
3.330
12.371
15.701
26.058
41.759
7
11
19
30
25
55
74
129
0,5
0,8
0,9
1,7
3,5
5,2
8,3
13,5
giao
dịch (nghìn giao
dịch)
Tần suất giao dịch
(nghìn
giao
dịch/máy)
Doanh số rút tiền
(tỷ đồng)
Doanh số chuyển
khoản (tỷ đồng)
Thu phí phát hành
thẻ (tỷ đồng)
Tỷ lệ giao dịch
thành công (%)
87
91
93
99
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hoạt động dịch vụ từ năm 2004 đến năm
2008, Báo cào kết quả hoạt động dịch vụ thẻ 2004 – 2008
Thị phần phát hành thẻ nội địa của BIDV năm 2008 đạt 11% và được thể
hiện trong mối tương quan với các ngân hàng khác thông qua biểu đồ sau:
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
vii
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Biểu đồ 2.1: Thị phần phát hành thẻ nội địa của BIDV năm 2008
VIB
2.70%
BIDV
11%
Khác
8.50%
VCB
22%
Agribank
14.90%
Vietinbank
20%
TCB
3.30%
EAB
17.60%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ năm 2008 của Hiệp hội thẻ Việt Nam
Học viên đã nghiên cứu và phân tích về dịch vụ thanh toán thẻ qua POS của
BIDV. Đến năm 2008, thị phần dịch vụ thanh toán thẻ qua POS của BIDV mới chỉ
đạt 4% với 914 máy quẹt thẻ. Đây là một con số thể hiện tốc độ phát triển còn chưa
cao và chưa tương xứng với tiềm lực của BIDV.
Biểu đò 2.2: Thị phần POS của BIDV
VietInbank
7%
Techcombank
11%
Vietcombank
29%
Khác
6%
BIDV
4%
EAB
5%
ACB
12%
Eximbank
8%
VIB
8%
Sacombank
10%
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh thẻ BIDV năm 2008
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
viii
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Tác giả phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng mà cụ
thể chi tiết cho thanh toán điện tử nội địa và thanh toán điện tử quốc tế, đây là dịch
vụ mang lại nguồn thu đáng kể cho BIDV và là dịch vụ mang lại khoản thu phí ròng
lớn nhất trong các loại hình thanh toán điện tử với Doanh số chuyển tiền trong nước
năm 2008 đạt 1.970.398 tỷ đồng tăng trưởng 31% so với năm 2007, số lượng giao
dịch chuyển tiền đi và đến trong nước đạt gần 3,4 triệu giao dịch, tăng trưởng 24%
so với năm 2007 với số phí thu được 71 tỷ đồng; Doanh số chuyển tiền quốc tế năm
2008 đạt 386.118 tỷ đồng, số lượng giao dịch đạt 138.978 giao dịch với 52 tỷ đồng
thu phí.
Tác giả phân tích thực trạng dịch vụ Homebanking: Tính đến 31/12/2008
BIDV mới chỉ triển khai được 363 khách hàng với doanh số hoạt động kinh doanh
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: Doanh số hoạt động kinh doanh dịch vụ HomeBaking năm 2005 –
2008
Đơn vi: Tiền tệ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Loại tiền
Năm
2005->2007
125.163.838.311.571
1.828.335.433
69.553.833
9.957
2008
VND
175.110.974.534.274
USD
818.180.319
EUR
6.943.342
GBP
52.693
JPY
35.440.847
SGD
15.844
AUD
15.180
CAD
19.875
Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ năm 2008
Dịch vụ SMS Banking: Doanh thu phí dịch vụ BSMS năm 2008 đạt trên 8 tỷ
đồng, tăng trưởng 291% so với năm 2007; với số lượng khách hàng đạt 143.300
khách hàng toàn hệ thống, tăng trưởng 129% so với năm 2007.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
ix
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
BIDV chính thức triển khai dịch vụ InternetBanking vào tháng 2/2008 và
cung cấp cho khách hàng thông qua trang website www.bidv.com.vn gồm các tiện
ích như: thông tin số dư và giao dịch tiền gửi thanh toán, thông tin tín dụng, thông
tin bảo lãnh, thông tin L/C, thông tin ngân hàng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, biểu phí
dịch vụ, thông tin tài khoản qua thư điện tử và một số tiện ích khác. Tính đến
31/12/2008, mới có 25.441 khách hàng trên tổng số 2.854.624 khách hàng của
BIDV đăng ký sử dụng dịch vụ này của BIDV, mặc dù với dịch vụ này hiện nay
BIDV không thực hiện thu phí đăng ký cũng như sử dụng dịch vụ.
Dịch vụ thanh toán chứng khoán là một trong những sản phẩm quan trọng
của tất cả các ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng trong việc cung cấp dịch
vụ quản lý tài khoản chứng khoán tại ngân hàng đặc biệt trong bối cảnh Uỷ ban
chứng khoán nhà nước đang gấp rút yêu cầu các Công ty chứng khoán chuyển tài
khoản của nhà đầu tư về ngân hàng quản lý. Tính đến cuối năm 2008 mới chỉ triển
khai trên 5 chi nhánh với 16 công ty chứng khoán, số lượng khách hàng mở tài
khoản thanh toán chứng khoán tại BIDV tính đến 31//12/2008 là 16.529 tài khoản
với tổng số dư lên tới 119.553.770.181 VNĐ, trong đó chủ yếu là của khách hàng
cá nhân (16.462 tài khoản chiếm 112.561.829.932 VNĐ).
Sau khi phân tích về thực trạng các dịch vụ thanh toán điện tử của BIDV, học
viên đã rút ra được những kết quả đạt được và những hạn chế của các dịch vụ này
như sau:
Những kết quả đạt được:
Thứ nhất, các dịch vụ thanh toán điện tử ngày càng phong phú về hình thức,
đa dạng về các loại dịch vụ
Thứ hai, một số dịch vụ thanh toán điện tử có tốc độ tăng trưởng cao
Thứ ba, BIDV không ngừng mở rộng các đối tượng khách hàng và số lượng
khách hàng của BIDV không ngừng tăng với tốc độ cao qua các năm
Thứ tư, hạ tầng cơ sở hiện đại được quan tâm đầu tư, ứng dụng công nghệ
cao vào hoạt động ngân hàng - đây là nền tảng để BIDV cung cấp thành công dịch
vụ thanh toán điện tử.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
x
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Những hạn chế:
Thứ nhất, dịch vụ thanh toán điện tử đã có bước phát triển vượt bậc, tuy
nhiên chưa phát triển đồng bộ, chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp
ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng
Thứ hai, doanh số thu được từ các loại hình dịch vụ thanh toán điện tử còn
thấp
Phí thu từ dịch vụ chuyển tiền là lớn nhất trong các dịch vụ thanh toán điện tử
chiếm 15% tổng thu dịch vụ, còn dịch vụ thẻ chỉ chiếm 1%, các dịch vụ khác như:
BSMS, HomeBanking, InternetBanking… chỉ chiếm 3,4% tổng thu dịch vụ năm
2008.
Thứ ba, dịch vụ thanh toán điện tử của BIDV chưa phát triển theo hướng đa
dạng hoá, chưa thực sự dựa vào nhu cầu của khách hàng cũng như sự phát triển của
nền kinh tế mà chủ yếu xem xét trên giác độ khả năng cung cấp dịch vụ của ngân
hàng đến đâu.
Thứ tư, một hạn chế nữa của BIDV mang tính rất quan trọng ảnh hưởng đến
tính cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ đó là nhiều dịch vụ của BIDV cung cấp
còn chậm hơn các ngân hàng khác rất nhiều.
Qua nghiên cứu tác giả xác định được các nguyên nhân hạn chế về cả hai mặt
chủ quan và khách quan, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch
vụ thanh toán điện tử của BIDV và được trình bày cụ thể trong chương 3 của luận
văn này.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
xi
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Chương 3
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử ở Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới
Trong chương 3, trước khi đưa ra các giải pháp phát triển các dịch vụ thanh
toán điện tử của BIDV, tác giả trình bày về định hướng chiến lược phát triển ngân
hàng đến năm 2012 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và định hướng
chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán điện tử đến năm 2012 của BIDV với những
định hướng chung và những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể giai đoạn 2008 - 2012
Tác giả cũng nêu ra nhóm các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể cho
từng loại hình dịch vụ thanh toán điện tử của BIDV giai đoạn 2008 – 2012 như sau:
Dịch vụ thanh toán qua thẻ điện tử
+ Nghiên cứu ứng dụng thẻ thông minh
+ Phát triển mạng lưới máy rút tiền tự động
+ Nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ
+ Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng
+ BIDV cần phải phối hợp cùng với các ngân hàng thương mại khác tiến
hành quảng cáo tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng vai trò của
thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích các tổ chức, cá
nhân tham gia mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ cho việc thanh toán
điện tử liên ngân hàng.
+ Tiến hành mở rộng mạng lưới chi nhánh tham gia vào hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng của NHNN nhằm cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử liên
ngân hàng cho dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức khác.
+ Tiếp tục đào tạo và đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ về quy trình nghiệp
vụ, về tiếng Anh, về tác nghiệp chương trình và các vướng mắc khi thực hiện
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
xii
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
nghiệp vụ chuyển tiền để đảm bảo an toàn, chính xác và kịp thời, đảm báo tốc độ và
thời gian thực hiện các giao dịch cho khách hàng.
+ Tiếp tục nâng cấp, đổi mới công nghệ cũng như hệ thống máy móc phục vụ
cho công tác thanh toán điện tử như: Nâng cấp phân hệ chuyển tiền, nâng cấp
Gateway, nâng cấp chương trình IQS (điện tra soát), T5 Editor, Swift Editor…
Dịch vụ HomeBanking
+ Đầu tư thêm một số trang thiết bị nhằm khắc phục tình trạng quá tải khi có
cùng một lúc nhiều khách hàng truy cập vào hệ thống sử dụng dịch vụ như: Nâng
cấp máy chủ HomeBanking, đầu tư nâng cấp đường truyền, mở rộng các nút mạng
để phục vụ khách hàng truy cập qua dial up không phải chờ đợi, nâng cấp hệ thống
bảo mật đường truyền để bảo đảm an toàn thông tin.
+ Có kế hoạch triển khai đồng bộ dịch vụ Homebaking ở tất cả các chi nhánh
trên toàn quốc, lựa chọn để mở rộng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ
+ Lên chương trình và giao chỉ tiêu thực hiện tiếp thị khách hàng sử dụng
dịch vụ HomeBanking đối với từng chi nhánh
Dịch vụ SMS Banking
+ Chuẩn bị môi trường pháp lý cho các giao dịch thanh toán qua điện thoại di
động, xây dựng yêu cầu về nghiệp vụ, kỹ thuật của hệ thống thanh toán này để lên
kế hoạch đào tạo, đồng thời trình NHNN phê duyệt nhằm triển khai mở rộng dịch
vụ này trên toàn quốc, đa dạng hoá các tiện ích cung cấp cho khách hàng. Trước
mắt là có thể thực hiện các kênh thanh toán chuyển khoản trong hệ thống BIDV,
thanh toán hoá đơn thông qua điện thoại di động.
+ Về công tác tiếp thị, giới thiệu dịch vụ đến khách hàng: Bên cạnh việc gia
tăng tiện ích cho khách hàng trong sử dụng dịch vụ BSMS, đảm bảo sự hài lòng tối
đa của khách hàng, hướng dẫn các cán bộ tại chi nhánh lưu ý khi cung cấp dịch vụ
đến khách hàng phải thông tin đầy đủ các dịch vụ trong BSMS cho khách hàng, tư
vấn cho khách hàng sử dụng các dịch vụ phù hợp (Ví dụ: một số khách hàng có thể
chỉ cần đăng ký nhắn tin tự động báo Nợ hoặc báo Có tài khoản, một số khách hàng
lại có nhu cầu nhiều hơn đến các thông tin về chứng khoán hoặc tỷ giá, lãi suất; một
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
xiii
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
số khách hàng công việc hay phải di chuyển thì tư vấn khách hàng đăng ký vấn tin
địa điểm đặt ATM hoặc vấn tin số dư tài khoản,…)
+ Giao chỉ tiêu thực hiện tiếp thị, mở rộng khách hàng sử dụng đối với từng
chi nhánh, có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với các chi nhánh hoàn thành
xuất sắc và không hoàn thành
Dịch vụ Internet banking
+ Tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa thêm các tiện ích cung cấp tới khách
hàng lên trang Web như: vấn tin số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán, tài
khoản tiền vay, liệt kê các giao dịch thanh toán, liệt kê lịch trả nợ các khoản vay,
đăng ký sử dụng các dịch vụ do BIDV cung cấp, tiến tới cho phép các giao dịch như
chuyển tiền, thực hiện các giao dịch thanh toán trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
Cho phép thực hiện chuyển tiền 24/7 trong và ngoài hệ thống.
+ Đặc biệt chú ý đến vấn đề bảo mật thông tin, bảo mật đường truyền đặc biệt
là bảo mật các lệnh chuyển tiền, đầu tư các thiết bị bảo mật hiện đại an toàn nhất.
Dich vụ thanh toán chứng khoán
+ Có chương trình đào tạo cũng như quảng bá để cán bộ nghiệp vụ hiểu rõ
được ưu nhược điểm của giải pháp BIDV@Securities cũng như các dịch vụ cung
cấp cho nhà đầu tư.
+ Nắm rõ được quy trình cũng như các nội dung công việc cần thực hiện để
triển khai giải pháp BIDV@Securities.
+ Phát triển mở rộng thêm các dịch vụ như ứng trước tiền bán chứng khoán,
cho vay thấu chi để mua chứng khoán trên các tài khoản chứng khoán của khách
hàng, Cho phép thực hiện các giao dịch khác giống như trên tài khoản thanh toán
thông thường.
+ Nhấn mạnh khả năng cung cấp một giải pháp BIDV@Securities linh hoạt,
thiết kế phù hợp với từng nhu cầu riêng của công ty chứng khoán. BIDV cung cấp
cho các công ty chứng khoán 3 giải pháp để triển khai như đã nêu trong phần thực
trạng
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
xiv
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
+ BIDV khẳng định cam kết về tiến độ và chất lượng triển khai giải pháp của
BIDV đối với công ty chứng khoán qua đó tăng niềm tin của công ty chứng khoán
khi lựa chọn kết nối với BIDV.
+ Tạo dựng hình ảnh của BIDV đối với các nhà đầu tư chứng khoán là một
ngân hàng uy tín trong lĩnh vực chứng khoán và giới thiệu các dịch vụ ngân hàng hỗ
trợ nhà đầu tư để các nhà đầu tư yên tâm khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán
tại các chi nhánh của BIDV.
+ Thực hiện quảng bá trên truyền hình, hướng tới khách hàng là các cá nhân
quan tâm đến tình hình chứng khoán, với hình thức và nội dung như phóng sự ngắn
giới thiệu về tình hình triển khai giải pháp kết nối của BIDV cũng như ý kiến của
các công ty chứng khoán. Phóng sự trên cần được phát trên chương trình bản tin tài
chính của VTV1 và trên kênh Info TV.
+ Thực hiện quảng bá trên trang Web của BIDV (www.bidv.com.vn), trong
đó mở riêng một mục kết nối chứng khoán để giới thiệu về các giải pháp kết nối của
BIDV và các dịch vụ của BIDV dành cho nhà đầu tư.
+ Thực hiện quảng bá trên báo, tạp chí và tiếp thị trực tiếp
Ngoài việc phân tích và đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán
điện tử theo chiều sâu, tác giả cũng đã nghiên cứu và đưa ra một vài loại hình dịch
vụ thanh toán điện tử mới có thể áp dụng được tại BIDV cụ thể như sau:
Thứ nhất, dịch vụ thu hộ ngân sách nhà nước
Thứ hai, dịch vụ thanh toán chi phiếu điện tử
Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị đối với nhà nước và ngân
hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển các
dịch vụ thanh toán điện tử trong đó có BIDV.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
xv
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển không ngừng của nền kinh tế trong
xu thế hội nhập, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng với các dịch vụ
thanh toán điện tử của mình đã có những khởi sắc đầy hứa hẹn, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mang lại tiện ích cho đông đảo khách hàng và
toàn xã hội.
Qua phân tích và đánh giá của toàn bộ luận văn có thể rút ra một số kết luận
sau:
Thứ nhất: Với việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến và đưa lại một số
tiện ích mới, dịch vụ thanh toán điện tử mang tính khác biệt so với các dịch vụ
truyền thống và khẳng định vai trò không thể thiếu của nó đối với sự phát triển của
ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.
Thứ hai: Dịch vụ thanh toán điện tử chỉ có thể phát triển được trong một môi
trường mà ở đó phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết về kinh tế, pháp lý, trình độ công
nghệ, năng lực tài chính, khả năng điều hành, nguồn lực… Do vậy, việc phối hợp
giữa các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ với các thiết chế tài chính,
ngân hàng độc lập là rất cần thiết.
Thứ ba: Để mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử của BIDV
trong thời gian tới, cần phải thực thi một loạt các giải pháp đồng bộ và có tính khả
thi cũng như phải có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả các giải pháp
được đề xuất, trong đó các vấn đề về nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, nghiệp vụ,
kỹ thuật của cán bộ BIDV cũng như nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và mọi
tầng lớp dân cư về sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử chiếm một vị trí đặc biệt quan
trọng.
Trịnh Xuân Vượng – CH15_QTKDTM
xvi