Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phát triển hoạt động tài chính vi mô góp phần xoá đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.56 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Nghèo đói và bất bình đẳng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay không
chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những những nước có nến kinh tế phát
triển. Đối với những nước đang phát triển thì vấn đề này càng trở lên nghiêm
trọng hơn và xóa đói giảm nghèo được xem là một trong những chính sách ưu
tiên hàng đầu của các quốc gia này. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn đến nghèo đói của các hộ gia đình trong đó thiếu vốn và các cơ
chế sử dụng vốn hiệu quả là một nguyên nhân quan trọng. Trong những năm gần
đây phát triển hoạt động tài chính vi mô được xem là một trong những biện pháp
hữu hiệu để xóa đói đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển thông qua hoạt
động cung cấp các khoản tín dụng nhỏ cho các hộ nghèo. Đối với Việt Nam nói
chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng việc phát triển hoạt động tài chính vi mô
sẽ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo, đầu tư vào hoạt động
sản xuất, góp phần tăng thu nhập và thoát nghèo.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận Văn được tập trung nghiên cứu và thực hiện 3 nội nội dung chính đó là xác
định các loại hình tổ chức TCVM ; Phân tích tác động của hoạt động TCVM đến
xóa đói giảm nghèo từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động TCVM ở khu vực Tây Ngyên Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là một số vấn đề lý luận về TCVM, các tổ
chức và hoạt động của các thể chế tài chính vi mô ở khu vực Tây Nguyên, và các
chính sách có liên quan đến các hoạt động tài chính vi mô.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận Văn được sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp với các
phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích thống kê.


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ VẤN ĐỀ ĐÓI
NGHÈO


1.1. Một số vấn đề lý luận về TCVM
 Khái niệm TCVM
TCVM là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính như tiền gửi tiết
kiệm, các khoản vay quy mô nhỏ, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ bảo
hiểm cho người nghèo, các hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp vi
mô.
 Các tổ chức TCVM
Các tổ chức TCVM có thể phân thành 3 loại: 1) tổ chức tài chính chính thức; 2)
tổ chức tài chính bán chính thức; và 3) tổ chức tài chính phi chính thức: Tuy
nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khi giữa hình thức
bán chính thức và chính thức đôi khi rất khó phân biệt do sự đa dang dạng về
hình thức tổ chức và hoạt động.
 Các đặc trưng của hoạt động TCVM
TCVM là một bộ phận của tài chính nói chung nhưng lấy mục tiêu là phục vụ
người nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất trong xã hội, đây có thể được
coi là nét đặc trưng riêng có của hoạt động TCVM. Đặc trưng của hoạt động
TCVM còn thể hiện ở chỗ: các khoản vay nhỏ, và tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia
đình thấp làm tăng các chi phí giao dịch trên một đơn vị tiền tệ.
1.2. Vấn đề nghèo đói và tác động của hoạt động TCVM đến đói nghèo
1.2.1. Vấn đề nghèo đói
 Khái nhiệm nghèo đói
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ
theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
 Nguyên nhân nghèo đói


Các nguyên nhân chủ yếu của nghèo đói là: 1) Sự hạn chế về nguồn lực và khả
năng tiếp cận; 2) Thiếu kiến thức và việc làm ổn định; 3) Đông con bệnh tật và
các vấn đề về sức khỏe; 4) Dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và rủi ro;

5) Bất bình đẳng và phân biệt đối xử.
1.2.2. Tác động của hoạt động TCVM đến đói nghèo
 Tác động tíc cực của hoạt động TCVM
TCVM được xem là việc cung cấp một phạm vi rộng về các dịch vụ tài chính
như tiền gửi, các khoản vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho
người nghèo, các hộ gia đình thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ. Các
dịch TCVM sẽ giúp người nghèo mở rộng hoạt động kinh tế, tăng thu nhập và tài
sản, đồng thời cũng làm tăng niềm tin của họ. Các hoạt động TCVM cũng có sự
tác động mạnh mẽ đến tâm lý hay hành vi của con người. Ngoài gia, những tác
động tích cực của hoạt động TCVM thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau từ cấp độ
cá nhân, cấp độ hộ gia đình, cấp độ doanh nghiệp và cả cấp độ xã hội thông qua
các chương trình và chính sách của nhà nước.
 Tác động tiêu cực của hoạt động TCVM
Tiếp cận TCVM sẽ tăng rủi ro mà hộ gia đình phải gánh chịu. Không có tín dụng,
nguồn vốn của hộ gia đình sẽ quá thấp để sinh lợi nhưng lại ít tạo ra các cơ hội
rủi ro. Với tín dụng, hộ gia đình sẽ có xu hướng bỏ dần các cách thức truyền
thống nhưng có rủi ro như đa dạng hoá mùa vụ và chuyển sang các hoạt động
sinh lợi có thu nhập cao nhưng rủi ro nhiều hơn.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động TCVM
Nhiều mô hình phát triển TCVM thành công như Ngân hàng Grameen ở
Bangladesh, Ngân hàng Rakyat ở Indonesia, hay Ngân hàng Nông nghiệp và
HTX Nông nghiệp ở Thái Lan là bài học tốt để cho một nước đang phát triển như
Việt Nam có thể vận dụng phát triển phù hợp với điều kiện riêng có của mình.


CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI
MÔ ĐẾN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN
2.1. Thực trạng hoạt động TCVM ở khu vực tây
nguyên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội và cơ sở pháp lý cho hoạt động
TCVM
 Đặc điểm của khu vực Tây Nguyên
Khu vực Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và
Lâm Đồng. Tây Nguyên được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Đảng và Nhà
nước thông qua việc thành lập Ban chỉ đạo Tây Nguyên. Theo đó, chính phủ đã
chỉ đạo định hướng hoạt động cụ thể cho khu vực, trong các định hướng lớn của
nhà nước phải kể đến 2 văn bản quan trọng là Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ
chính trị về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây
Nguyên và quyết định 168 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế Tây
Nguyên đến năm 2010 nhằm khai thác lợi thế lớn của vùng để phát triển kinh tế.
 Cơ sở pháp lý cho hoạt động TCVM
Hoạt động TCVM ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Tây Nguyên nói riêng
phải chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật của nhà nước như; luật các
tổ chức tín dụng; luật hợp tác xã; luật dân sự; nghị định 28/2005/NĐ-CP về tổ
chức và hoạt động của các thể chế tài chính quy mô nhỏ ở Việt nam. Những văn
bản pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động TCVM phát
triển.
2.1.2. Các tổ chức TCVM khu vực Tây Nguyên
Tính đến năm 2006, khu vực Tây Nguyên có 34 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức
tín dụng. Trong đó có 19 chi nhánh cấp 1 của bốn ngân hàng thương mại quốc
doanh (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Công
Thương, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam).
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách Xã hội, các Ngân hàng THCP như Ngân hàng
Sài gòn Thương Tín (SACOMBANK), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB),....và
các quỹ tín dụng đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phức tạp trong cấu trúc của


hệ thống TCVM khu vực Tây Nguyên Việt Nam. Các tổ chức tín dụng này được
phân loại thành 3 loại: 1) các tổ chức tài chính chính thức, bao gồm Ngân hàng

NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng TMCP, hệ thống quỹ tín dụng nhân
dân; 2) Các tổ chức tài chính bán chính thức bao gồm các chương trình phát
triển, các quỹ xóa đói giảm nghèo; và 3) các tổ chức tài chính không chính thức.
2.1.3 Kết quả hoạt động TCVM ở khu vực Tây Nguyên
 Sự phát triển mạnh của hoạt động TCVM phi chính thức
Ở khu vực Tây Nguyên, các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM chính thức bao
gồm các ngân hàng nhà nước; ngân hàng cổ phần nông thôn; các hợp tác xã tín
dụng và các quỹ tín dụng nhân dân. Đây là hệ thống cung cấp 67.9% lượng vốn
vay cho các hộ gia đình. Trong đó 54,48% lượng vốn vay được các hộ gia đình
vay từ hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chỉ có 4.21%
lượng vốn vay tứ ngân hàng chính sách xã hội và 9,21% được vay từ hệ thống
ngân hàng khác.
 Hộ sản xuất vẫn là khách hàng mục tiêu của các tổ chức TCVM
Vay vốn để sản xuất luôn là một mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các hộ gia đình.
Tại khu vực Tây Nguyên, có đến 56,08% lượng vốn vay của gia đình phục vụ
cho hoạt động sản xuất, tỷ lệ này của cả nước là 48,95%. Lượng vốn vay cho đầu
tư sản xuất của các hộ gia đình ở khu vực Tây Nguyên cao hơn so với mức bình
quân của cả nước là do, khu vực này phát triển mạnh các cây công nghiệp dài
ngày như cà phê, hồ tiêu,…đây là những loại cây trồng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Điều này cũng chứng tỏ nhu cầu vốn ở khu vực này là rất cao, và việc phát triển
các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính tín dụng đa dạng là một yêu cầu cấp
thiết hiện nay ở khu vực Tây Nguyên.
 Sản phẩm dịch vụ và lãi suất
Về quy mô các khoản vay tương đối khác nhau giữa các tỉnh ở khu vực Tây
Nguyên, và các khoản vay từ ngân hàng NN&PTNT luôn cao nhất, trong đó tỉnh
Kon Tum có quy mô vay vốn trung bình cao nhất là 13.875 nghìn đồng/hộ.


Về lãi suất, hầu hết các khoản vay của khu vực này đều tính lãi suất theo tháng,
chiếm 83,70% tổng lượng vay vốn vay, tỷ lệ này của cả nước là 83,14%. Tiếp

đến là các khoản vay theo kỳ hạn 1 năm, chiếm tỷ lệ 12,50% đối với cả nước và
10.82% ở khu vực Tây Nguyên.
 Phương thức cho vay
Hiện nay, các hoạt động TCVM ở khu vực Tây Nguyên có thể cho vay theo 3
hình thức: cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp và cho vay theo nhóm.
2.2. Tác động của hoạt động TCVM đến giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên
 Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ
Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăng trưởng
kinh tế và mức sống, chuẩn nghèo của Việt Nam luôn được thay đổi qua các
năm, phù hợp với xu hướng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.


Bảng 2.5: Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ
Thời kỳ 1996 - 1997
Thời kỳ 1998- 2000
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
trong hộ dưới:
trong hộ dưới:
 15 kg gạo ở khu vực nông thôn miền  15 kg gạo (tương đương 55.000
núi;
đồng) ở khu vực nông thôn miền
núi;
 20 kg gạo ở khu vực nông thôn đồng  20 kg gạo (70.000 đồng) ở khu vực
bằng;
nông thôn đồng bằng;
 25 kg gạo (90.000 đồng) ở khu vực
 25 kg gạo ở khu vực thành thị.
thành thị.
Thời kỳ 2001 - 2005

Thời kỳ 2006 - 2010
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
trong hộ:
trong hộ:
 80.000 đồng ở khu vực nông thôn
miền núi;
 200.000 đồng ở khu vực nông thôn
 100.000 đồng ở khu vực nông thôn
đồng bằng;
 260.000 đồng ở khu vực thành thị
 150.000 đồng ở khu vực thành thị.
 Tác động của hoạt động TCVM đến giảm nghèo ở KV Tây Nguyên
Hoạt động TCVM tác động đáng kể đến xóa đói giảm nghèo ở khu vực này như
góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo. Vốn từ các tổ
chức TCVM cũng góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôn, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh. Đây là những hoạt động quan
trọng góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Tuy
nhiên, tốc độ xóa đói giảm nghèo ở khu vực này chậm so với các vùng và khu
vực khác. Tính đến năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo chung ở khu vực Tây Nguyên vẫn
cao 51,80%, chỉ đứng sau khu vực Tây Bắc với tỷ lệ 68%. Trong đó tỷ lệ hộ
nghèo lương thực ở khu vực này là 29.50%.
Nếu so sánh với khu vực có tỷ lệ nghèo thấp nhất là khu vực Đông Nam Bộ thì
khu vực Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo nói chung và tỷ lệ hộ nghèo lương thực đều
cao gấp 5 lần, đồng thời khoảng cách nghèo cũng gia tăng nhanh hơn. Năm 1993,
khoảng cách nghèo ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và tương ứng là
26.3 và 10.1 gấp 2,6 lần nhưng đến năm 2002 khoảng cách nghèo của khu vực
này tương ứng là 16.7 và 2.2 gấp 7.7 lần.



Vốn vay từ các tổ chức TCVM cũng góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo
đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên. Tính từ năm 1993 đến năm
2004, tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc kinh và hoa giảm từ 44,5% xuống còn 13,6%,
gần với tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước là 13,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo
của các hộ gia đình dân tộc thiểu số cao hơn rất nhiều so tỷ lệ trung bình của toàn
quốc, năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên
là 74,4%, trong khi đó tỷ lệ này của toàn quốc chỉ là 60,7%. Điều đáng chú ý là
tốc độ giảm nghèo của cả dân tộc kinh và các dân tộc thiểu số đều chậm hơn so
với tốc độ giảm nghèo của toàn quốc.
Hơn nữa, việc tiếp cận được với các khoản tín dụng của các hộ gia đình tăng nên
đã giúp cho các hộ gia đình có được nguồn vốn cần thiết để đầu tư phát triển sản
xuất và các hoạt động kinh doanh nhỏ cũng như các hoạt động phi nông nghiệp
khác ở địa phương đã giúp cho thu nhập bình của các hộ gia đình tăng lên đáng
kể. So với cả nước thì thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở khu vực Tây
Nguyên tăng chậm hơn rất nhiều so với các cả nước. Trung bình giai đoạn 19962004, tốc độ tăng bình quân của cả nước là 9,96% thì tốc độ này của khu vực Tây
Nguyên chỉ là 4,93%. Ở khu vực này, chỉ có tỉnh Gia Lai có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất là 10,27% cao hơn 0,31% so với mức tăng trưởng chuung của cả
nước. Đắc lắc là tỉnh có tốc độ tăng thu nhập thấp nhất chỉ đạt 2,78%.
 Hoạt động TCVM ở khu vực Tây Nguyên vẫn còn những hạn chế nhất
định
Việc tiếp cận vốn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chưa được vay vốn cao làm cho sự
thiếu vốn vẫn là một nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo.
Khu vực Tây Nguyên có 55,25% hộ tiếp cận với các khoản vay từ các tổ chức tín
dụng, cao hơn mức trung bình của cả nước, nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so
với số hộ gia đình có nhu cầu vay vốn.
Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ở đây còn được được xem xét theo thành
phần dân tộc và được so sánh khu vực Tây Nguyên và cả nước thông qua tỷ lệ hộ
gia đình có “tiếp cận” với các khoản tín dụng từ các tổ chức TCVM. Theo số liệu
điều tra của Tổng cục Thống kê, nếu tính trung bình toàn khu vực Tây Nguyên



thì có 68,42% số hộ đồng bào dân tộc có vay vốn từ các tổ chức TCVM, cao hơn
so với mức trung bình trung của cả nước là 49,88%. Trong số các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số có tham gia vay vốn thì có những dân tộc có 100% số hộ vay
vốn như hộ đồng bào dân tộc Dao, Mường hay Mnông. Trong số 84 hộ gia đình
được điều tra tại Tây Nguyên thì có 32% số hộ gia đình chưa bao giờ tiếp cận với
các khoản vay từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt có 8% trong số đó chưa được vay
vốn mặc dù đã thực hiện các hoạt động làm thủ tục vay vốn, còn lại 60% hộ gia
đình đã được vay vốn từ các tổ chức tín dụng kể trên.

CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ GÓP
PHẦN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN VIỆT
NAM
3.1. Điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức
của hoạt động TCVM
Nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài của hoạt động TCVM là cơ sở để
đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của các tổ chức
này. Môi trường bên trong của các tổ chức TCVM là những yếu tố như về cơ cấu
tổ chức, quản lý, các quy trình liên kết và giải quyết công việc. Đối với một tổ
chức tài chính thì các nguồn lực sẵn có cũng như khả năng thanh toán cũng là
một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh đặc điểm môi trường bên trong của
tổ chức. Môi trường bên trong cho thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của
tổ chức. Những yếu tố môi trường bền ngoài như, hệ thống pháp luật, đối thủ
cạnh tranh, khách hàng, uy tín của tổ chức,...sẽ mang lại những cơ hội và thách
thức đối với các một tổ chức hay hệ thống. Các điểm mạnh và điểm yếu được
tổng hợp theo ma trận SWOT và các kết hợp các yếu tố này sẽ là cơ sở quan
trọng để đưa ra các giải pháp cần thiết để phát triển hoạt động TCVM ở khu vực
Tây Nguyên.
3.2. Nhu cầu và xu hướng phát triển hoạt động TCVM khu vực Tây Nguyên

Việt phân tích nhu cầu các hoạt động TCVM ở khu vực Tây Nguyên được tập
trung vào một số vấn đề như nhu cầu về lượng vốn vay, nhu cầu về lãi suất cho
vay, nhu cầu về thời hạn vay vốn và nhu cầu về thời gian xem xét các khoản vay.


Đây là cơ sở cần thiết để xác định các xu hướng phát triển hoạt động TCVM ở
khu vực này.
Sự phát triển của hoạt động TCVM chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau
các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức, riêng đối với hoạt động TCVM ở
khu vực Tây Nguyên có thể có 5 xu hướng phát triển đó là: 1) đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ cho vay; 2) Cho vay theo nhóm- phát huy lợi ích của các hoạt
động tập thể; 3) Thể chế hóa các tổ chức và hoạt động TCVM; 4) tự do hóa lãi
suất theo quy luật thị trường; và 5) Tự chủ tài chính. Năm xu hướng này cũng có
thể coi là là những thứ tự ưu tiên hoạt mà hoạt động TCVM cần thực hiện để
hướng tới tự chủ và bền vững về tài chính.
3.3. Một số giải pháp phát triển hoạt động TCVM góp phần xóa đói giảm
nghèo ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam.
Ba nhóm giải pháp được đưa ra cho phát triển hoạt động TCVM ở khu vực Tây
Nguyên là đó là giải pháp đối với nhà nước, giải pháp đối với các tổ chức TCVM
và một số giải pháp khác.
3.3.1. Gải pháp đối với nhà nước
1) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2) Xóa bỏ trợ cấp lãi suất, phân biệt rõ mục tiêu xã hội và thương mại.
3) Tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa các chương trình tín dụng ưu đãi với các
chương trình phát triển nông thôn.
3.3.2. Giải pháp đối với các tổ chức TCVM
1) Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và dịch vụ tín dụng.
2) Đổi mới phương thức cho vay, đẩy mạnh các hình thức cho vay theo
nhóm đảm bảo sự bền vững trong các nhóm vay.
3) Tăng cường năng lực quản lý, đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây

dựng quy trình và thủ tục cho vay hợp lý.
4) Đào tạo tăng cường năng lực cán bộ tín dụng, không chỉ về nghiệp vụ mà
cả về các kỹ năng tiếp cận và kỹ năng tư vấn.


3.3.3. Một số giải pháp khác
1) Cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp.
2) Gắn việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với việc mở rộng
hoạt động cho vay đồng bào dân tộc thiểu số.

3) Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động cung cấp dịch
vụ TCVM với hoạt động cung cấp dịch vụ khác
trong nông nghiệp và nông thôn


KẾT LUẬN
Phát triển hoạt động TCVM để xóa đói giảm nghèo vẫn đang là một vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tây Nguyên là một trong những khu vực có tỷ lệ
nghèo cao nhất cả nước, đây cũng là khu vực có nhiều đồng bào dân tộc sinh
sống. Do vậy, khu vực này luôn được nhà nước quan tâm hàng đầu thông qua
việc thành lập Ban chỉ đạo Tây Nguyên, hay việc xây dựng các kế hoạch chiến
lược phát triển cho toàn khu vực. Để có thể đạt được các mục tiêu đề ra khu vực
Tây Nguyên cần có những giải pháp tổng thể, trong đó giải pháp phát triển hoạt
động TCVM là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Qua số liệu thống kê
và các khảo sát thực tế tại khu vực Tây Nguyên cho thấy, thiếu vốn và các cơ chế
sử dụng vốn hiệu quả vẫn là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng đói
nghèo ở khu vực này. Do đó, phát triển hoạt động TCVM sẽ là cách tốt nhất để
các hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo tiếp cận được với các khoản tín dụng cho
đầu tư phát triển sản xuất.
Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hoạt động

TCVM cũng như việc đánh giá nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ
nghèo ở khu vực Tây Nguyên cho thấy, để có thể phát triển hoạt động TCVM ở
khu vực này, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm
nghèo, bên cạnh việc nhà nước cần đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện hệ thống
pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng thì bản thân các tổ chức TCVM
cũng cần tích cực đổi mới, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, xây dựng quy trình và thủ
thục cho vay hợp lý, kết hợp mở rộng mạng lưới với việc nâng cao năng lực cho
các cán bộ tín dụng không chỉ về nghiệp vụ mà cả về kỹ năng tiếp cận hộ nghèo
và tư vấn phát triển các phương án sản xuất hiệu quả.




×