Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.57 KB, 11 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản nhất của Ngân hàng thương
mại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ hàng
đầu và trọng tâm của hầu hết các ngân hàng thương mại.
Đề tài tập trung phân tích, nghiên cứu công tác huy động vốn của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Thăng Long thời gian từ
2008 đến nay. Thông qua phương pháp thống kê số liệu, so sánh các chỉ tiêu và
phân tích tổng hợp, tác giả đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của
Sacombank Thăng Long, từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất – kiến nghị nhằm
nâng cao hơn nữa hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.
Luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng
Thương mại
Trong chương 1, tác giả hệ thống hóa các hoạt động cơ bản của Ngân hàng
Thương mại, đưa lại một số khái niệm cơ bản về vốn và huy động vốn của Ngân
hàng.
Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại bao gồm: hoạt động huy
động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động khác (là các hoạt động trung
gian trong thanh toán giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế trên thị trường). Huy
động vốn và sử dụng vốn là những hoạt động truyền thống của Ngân hàng thương
mại. Theo xu thế tiêu dùng không sử dụng tiền mặt hiện nay, hoạt động là trung
gian thanh toán giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường đang ngày càng được các
Ngân hàng thương mại chú trọng và tập trung phát triển.
“Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng
thương mại tạo ra hoặc huy động được để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch
vụ kinh doanh khác”.
Vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng;


nguồn tiền gửi của khách hàng; vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá và các
nguồn vốn khác (vốn vay, vốn ủy thác, vốn điều hòa nội bộ ngân hàng), trong đó


nguồn tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn chủ yếu và cũng chính là đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
Vốn huy động có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại. Nguồn vốn huy động ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động
của Ngân hàng. Nó giúp các Ngân hàng chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh;
nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính và quyết định năng lực cạnh
tranh của các Ngân hàng trong cuộc đua tài chính. Một ngân hàng huy động được
nguồn vốn huy động lớn đồng nghĩa với việc có khả năng cho vay số lượng vốn
lớn, từ đó lợi nhuận tăng cao và có ưu thế trên thị trường.
Để đánh giá công tác huy động vốn của một Ngân hàng, tác giả đưa ra một
số tiêu chí, chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn; tỷ trọng từng loại nguồn vốn
trong tổng nguồn. Đây là những thước đo cơ bản để đánh giá hoạt động huy động
vốn của Ngân hàng.
Cuối chương 1, tác giả phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động huy động vốn của một ngân hàng thương mại.
Các nhân tố chủ quan tác động đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
bao gồm: môi trường pháp lý và các chính sách của Chính phủ, môi trường kinh tế
xã hội, tói quen – tâm lý tiêu dùng của người dân và sự cạnh tranh gay gắt của các
ngân hàng đối thủ trên thị trường. Đây là các yếu tố mang tính chất vĩ môi và tác
động đến hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng hoạt động trong thị
trường tài chính.
Bên cạnh các yếu tố khách quan còn có nhiều yếu tố chủ quan xuất phát từ
nội bộ chính các Ngân hàng thương mại như: chính sách lãi suất của ngân hàng;
quy mô và uy tín của Ngân hàng; hoạt động marketing của Ngân hàng; cơ sở vật
chất và trình độ công nghệ của Ngân hàng; cách thức huy động vốn của Ngân


hàng; trình độ nghiệp vụ và thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên Ngân hàng. Với
các yếu tố chủ quân này, mỗi ngân hàng có thể tự kiểm soát và tác động theo
những lộ trình cụ thể để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín - chi nhánh Thăng Long
1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – chi nhánh Thăng Long được
thành lập ngày 08/08/2007, là chi nhánh cấp 1 trong hệ thống Sacombank.
Sacombank Thăng Long có trụ sở tại 60 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội,
một vị trí đẹp và đắc địa tại thủ đô Hà Nội. Sau hơn 4 năm hoạt động, từ 40 cán bộ
nhân viên đến nay Sacombank Thăng Long đã có 105 cán bộ với 4 phòng giao dịch
trực thuộc lần lượt ra đời: PGD Đội Cấn, PGD Hoàng Cầu, PGD Trần Duy Hưng
và PGD Đốc Ngữ.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Thăng Long từ khi thành
lập (năm 2007) đến nay có sự tăng trưởng rõ rệt ở hầu hết các chỉ tiêu quan troong
tổng huy động, tổng cho vay và tổng lợi nhuận trước dự phòng rủi ro.
Lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 11.203 triệu đồng, đạt 451% kế hoạch
được giao của chi nhánh, năm 2009 đạt 30.059 triệu đồng, tăng 168% so với năm
2008 và đạt 157% kế hoạch được giao; năm 2010 đạt 62.286 triệu đồng, tăng
107% so với năm 2009 và đạt 170% so với kế hoạch đạt ra. Năm 2011 tổng lợi
nhuận trước thuế của chi nhánh đến hết 6 tháng đầu năm 2011 đạt 17.660 triệu
đồng, đạt 42,88% so với kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận trước thuế của Sacombank
Thăng Long đạt cao như vậy là do chi nhánh biết khai thác triệt để các hoạt động
dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền...
Về hoạt động huy động vốn: tổng huy động vốn của chi nhánh cũng tăng
dần đều qua các năm với mức tăng trưởng bình quân là 30%: năm 2008 tổng huy
động của chi nhánh đạt 1.049 tỷ đồng,năm 2009 là 1.400 tỷ, năm 2010 là 1.758 tỷ


đồng và 6 tháng đầu năm 2011 là 1.524 tỷ đồng,
Năm 2009 đánh dấu tốc độ gia tăng lớn về tổng huy động vốn của Sacombank
Thăng Long với tỷ lệ tăng 33% so với 2008. Từ năm 2008 đến nay, tình hình kinh
tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có dấu hiệu suy giảm, điều này
ảnh hưởng mạnh đến hoạt động huy đông vốn của Ngân hàng tuy nhiên tổng huy

động của Sacombank Thăng Long vẫn tăng chứng tỏ một nỗ lực lớn của tập thể
cán bộ nhân viên chi nhánh Thăng Long trong công tác chăm sóc khách hàng
Về công tác tín dụng: Tương ứng với sự gia tăng của tổng huy động vốn
qua các năm, hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long tăng trưởng mạnh qua
từng năm.
Năm 2008, chi nhánh đạt tổng dư nợ quy đổi 173.619 triệu đồng, năm 2009
đạt 212.221 triệu đồng, tăng 40% so với 2008; năm 2010 chi nhánh Thăng Long
được lọt vào câu lạc bộ 1000 của Sacombank (là câu lạc bộ sinh hoạt dành cho các
chi nhánh đạt được dư nợ cho vay và dư nợ huy động từ 1000 tỷ trở lên) khi đạt
được tổng số dư huy động là 1.064.676 triệu đồng; tăng gấp 3.4 lần so với năm
2009. 6 tháng đầu năm 2011, mặc dù số dư huy động không tăng nhưng số dư cho
vay của chi nhánh vẫn tăng đều (tăng 23% so với năm 2010). Hoạt động cho vay
của chi nhánh thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn với dư nợ tương đối lớn,
ví dụ như Tổng công ty xăng dầu, Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ
phần Thép Hòa Phát, Công ty ô tô Huyndai Thành Công (chủ của một loạt các
showroom ô tô Huyndai trên cả nước), công ty An Bình (độc quyền nhập khẩu và
phân phối điện thoại di động nhãn hiệu Q – mobile), công ty Xuất nhập khẩu nông
sản Đức Lợi...
3. Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Sacombank Thăng Long
Cơ cấu theo loại tiền:
Cũng như hầu hết các Ngân hàng thương mại cổ phần khác hoặc các chi nhánh


Sacombank khác trên địa bàn, trong tổng nguồn vốn huy động của Sacombank chi
nhánh Thăng Long, vốn nội tệ thường chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt năm 2008 nguồn
vốn huy động ngoại tệ và vàng chiếm tỷ trọng cao hơn vốn nội tệ (vốn huy động
ngoại tệ và vàng chiếm 57%, trong đó vốn huy động bằng USD chiếm 50%). Lý do là
do trong năm này, chi nhánh Thăng Long thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối khá tốt
(dịch vụ Union pay), số lượng khách hàng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
lớn cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tận tâm của chi nhánh nên lượng tiền

gửi lại chi nhánh khá cao.
Từ năm 2009 đến nay, với việc Ngân hàng Nhà nước khống chế lãi suất huy
động USD trên thị trường 2-3% nên nguồn tiền nhàn rỗi của dân chúng được
chuyển đổi sang VNĐ để gửi Ngân hàng nhằm nhận lãi suất huy động cao hơn.
Một số đối tượng khách hàng có nguồn tiền lớn thường có tâm lý “không bỏ trứng
vào một rỏ” nên chia nhỏ tổng nguồn tiền và gửi mỗi loại tiền tệ một lượng tiền
nhỏ (gửi tiết kiệm cả VNĐ, USD và vàng).
Cơ cấu theo kỳ hạn gửi tiền
Tỷ lệ nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn
vốn huy động của Sacombank Thăng Long (khoảng từ 8 - 14%). Hầu hết các Ngân
hàng đều mong muốn gia tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn. Lý do: đây là nguồn
tiền gửi có lãi suất phải trả cho khách hàng thấp (thông thường từ 2.5% - 3.6%/năm
trong khi tiền gửi có kỳ hạn lãi suất trung bình khoảng từ 14 - 20%/năm) nên tỷ
suất lợi nhuận khi chi nhánh bán vốn về hội sở cao sẽ mang lại nguồn thu nhập từ
lãi tiền gửi cao cho chi nhánh. Nguồn tiền gửi này chiếm tỷ trọng trung bình
khoảng 90% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng.
Cơ cấu theo đối tượng khách hàng
Với định hướng của Sacombank “Là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”
nên đối tượng khách hàng mà Sacombank nói chung và Sacombank chi nhánh


Thăng Long nói riêng nhằm tới là các cá nhân. Do đó dễ hiểu vì sao tỷ trọng tiền
gửi khách hàng cá nhân của chi nhánh Thăng Long luôn chiếm tỷ trọng cao trên
50%. Tổng giá trị huy động tiền gửi cá nhân của chi nhánh tuy không tăng đột biến
nhưng tăng đều đặn qua các năm. Năm 2009 đạt 882.053 triệu đồng, tăng 45% so
với năm 2008, năm 2010 đạt 1.073.017 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2009.
4. Đánh giá công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín –
chi nhánh Thăng Long
Những kết quả đạt được
Tạo lập được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng vững chắc

Thành tựu nổi bật nhất của chi nhánh Thăng Long là tạo lập được nguồn vốn
ổn định và vững chắc, đóng góp một tỷ lệ không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy
động của tất cả các chi nhánh Sacombank tại khu vực Hà Nội (tổng cộng 9 chi
nhánh Sacombank), chiếm trung bình khoảng 16%.
Đa dạng hóa số lượng khách hàng tiền gửi, không bị phụ thuộc quá lớn vào
một hay một nhóm khách hàng.
Với việc định hướng bán lẻ, nhắm vào đối tượng khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sacombank Thăng Long tạo ra được nguồn vốn tương
đối ổn định và vững chắc, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi một số các tổ chức
kinh tế hay sự biến động lãi suất trên thị trường.
Những hạn chế còn tồn tại
Một là tốc độ tăng tổng huy động của Sacombank Thăng Long qua các có xu
hướng giảm dần.
Tốc độ tăng trưởng huy động năm 2009 là 33% so với 2008, năm 2010 tăng
26% so với 2009 và 6 tháng đầu năm 2011 giảm 13% so với cuối năm 2010.
Hai là cơ cấu kỳ hạn của vốn huy động chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng
vốn. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn không đáng kể trong khi nhu cầu vay vốn trung


và dài hạn của khách hàng ngày càng cao
Ba là chi phí trả lãi vốn huy động còn cao và chưa được đo lường một
cách chính xác, gây ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch - điều hành hoạt động kinh
doanh và không minh bạch trong báo cáo tài chính Ngân hàng.
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín – chi nhánh Thăng Long
1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và chi nhánh
Thăng Long
Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Nghị quyết Đại Hội đồng cổ đông Sacombank phiên họp thường nhiên năm
2010 (số 01/2011/NQ-ĐHĐCĐ ngày 02/4/2011) đã thông qua nội dung chính yếu

chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020: tiếp tục kiên định với mục tiêu “trở
thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực” và hoạt động theo định hướng “HIỆU
QUẢ - AN TOÁN – BỀN VỮNG”.
Bốn nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2011-2010 theo thứ tự ưu tiên: phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng chuyên nghiệp cao; đẩy nhanh tiến trình hiện
đại hóa; tiếp tục tăng cường năng lực tài chính; và phát huy lợi thế mạng lưới hoạt
động. Đồng thời tiếp tục xem khách hàng là trung tâm chú ý của Ngân hàng trong
đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân, tiểu thương, tư nhân cá thể hộ gia đình
cùng với khách hàng VIP vẫn là phân khúc thị trường chủ yếu của Sacombank.
Định hướng hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
tín – chi nhánh Thăng Long
- Huy động: Năm 2012 toàn bộ Chi Nhánh tập trung mọi nguồn lực cần thiết
ở mức độ tốt nhất cho công tác huy động. Thực hiện rà soát hệ khách hàng hiện
hữu của chi nhánh, phân công nhân sự cụ thể để chăm sóc khách hàng. Đối với
TOP 20 khách hàng lớn, Ban Giám đốc chi nhánh và các cấp trưởng phòng phải


trực tiếp chăm sóc các khách hàng này.
- Công tác chăm sóc khách hàng: tiếp tục nâng cao việc nhận thức về ý thức
“làm chủ” của từng thành viên trong Chi Nhánh. Để từ đó trong công tác chăm sóc
khách hàng mỗi cá nhân đều ý thức được rằng mình đang hành đồng vì mình và vì
tập thể mình gắn bó.
2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương tín – chi nhánh Thăng Long
- Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả và linh hoạt: Cần phân khúc
khách hàng ra thành nhiều đối tượng theo sở thích tiêu dùng, theo độ tuổi, theo thu
nhập. Các khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm thông thường tập trung vào
độ tuổi từ 35 trở lên. Ở mỗi độ tuổi, khách hàng lại có những sở thích và sự ưu tiên
khác nhau, ví dụ từ 35-45 tuổi khách hàng vừa có nhu cầu gửi tiết kiệm, vừa có
nhu cầu đầu tư kiếm lời, quan tâm đến sự phát triển của con cái... Chi nhánh cần đề

xuất và tư vấn cho Hội sở Ngân hàng thiết kế các sản phẩm phù hợp với đặc điểm
khác hàng tại khu vực.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng cường khả năng huy động vốn: Mở
rộng thêm về phía Tây (Cầu Diễn, Đan Phượng, Sơn Tây, thị trấn Phùng...) có thể
là một trong các lựa chọn do thị trường này hiện nay còn ít Ngân hàng trong khi
đời sống dân cư khu vực này ngày càng được nâng cao. Khu vực này vừa qua có
nhiều dự án xây dựng chung cư mọc lên, đất đai được các chủ đầu tư dự án thu hồi
và bồi thường nên nguồn vốn nhà rỗi trong dân cư nhiều, tiềm năng cho việc huy
động.
- Nghiên cứu và đẩy mạnh các chương trình tiếp thị huy động trên địa
bàn: Việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị cần có sự kết hợp giữa các chuyên viên
khách hàng, chuyên viên tư vấn và giao dịch viên trên cơ sở phân công rõ ràng
nhiệm vụ của từng bộ phận. Hàng quý chi nhánh Thăng Long cần xây dựng các


chương trình phát động thi đua bán hàng với cơ cấu giải thưởng hợp lý để khích lệ
tinh thần bán hàng của cán bộ nhân viên.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên: Đầu tư vào con người
luôn luôn là quyết sách hàng đầu của mọi tổ chức kinh tế. Kết quả hoạt động kinh
doanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động, sáng
tạo, chuyên nghiệp và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ Ngân hàng. Mỗi cán
bộ Ngân hàng là một đại điện cho chính Ngân hàng về chất lượng dịch vụ nên việc
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên chính là nhằm gia tăng mức độ hài lòng của
khách hàng.
- Chú trọng hơn nữa đến công tác chăm sóc khách hàng: Coi khách hàng là
trọng tâm mọi hoạt động, “là người trả lương cho chúng ta”, lấy sự hài lòng của
khách hàng là mục tiêu cần đạt được. Với chiến lược nhắm đến thị trường bán lẻ
với giá cả chuyên nghiệp, chi nhánh cần chứng minh cho khách hàng thấy rằng
chất lượng khách hàng nhận được hoàn toàn xứng đáng với giá cả khách hàng bỏ
ra để mua sản phẩm dịch vụ; cần cho khách hàng cảm nhận được sự khác biệt khi

bước chân vào Sacombank Thăng Long.
- Có chính sách khen thưởng khuyến khích tạo động lực cho huy động
vốn. Sacombank nên đưa ra các phần thưởng hợp lý để khuyến khích tinh thần bán
hàng của cán bộ nhân viên như trích % khen thưởng cho nhân viên đóng góp lớn
cho công tác huy động hoặc phần thưởng tinh thần như các kỷ niệm chương hay
cup kỷ niệm ghi nhận công lao đóng góp của cán bộ nhân viên đối với Ngân hàng.
- Tăng cường công tác bán chéo nhằm mang lại nhiều tiện ích và giữ chân
khách hàng
Với việc cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho một khách hàng sẽ giúp chi
nhánh gia tăng doanh thu không hạn chế, tăng mức độ hài lòng của khách hàng
3. Kiến nghị


Ngoài các giải pháp mà tác giả đưa ra và áp dụng cho chính chi nhánh
Thăng Long, đề tài còn đưa ra môt số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín nhằm tạo ra môi trường thuận lợi
cho chi nhánh Thăng Long trong công tác huy động vốn.
Kiến nghị đối với Nhà nước: Tác giả kiến nghị Nhà nước nỗ lực trong việc
tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho các Ngân hàng phát triển. Môi trường
vĩ mô bao gồm kiểm soát lạm phát, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện
môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, đẩy mạnh phát triển
thị trường tài chính và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Khi nền kinh tế
vĩ mô ổn định, tâm lý và niềm tin của người dân được ổn định thì dân cư mới an
tâm gửi tiền vào hệ thống Ngân hàng.
Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước với chức
năng quản lý Nhà nước cần tham mưu cho Chính phủ và thực hiện các biện pháp
nhằm ổn định lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ. Tăng cường hệ thống thanh tra,
giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về lãi suất, tỷ giá và quản lý ngoại
hối tạo môi trường bình đẳng, minh bạch trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng.
Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín: Đầu tiên Ngân

hàng cần xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt, tạo cơ chế linh hoạt hơn nữa về quyền
quyết lãi suất huy động của Giám đốc các chi nhánh/Sở giao dịch để không bỏ lỡ
cơ hội huy động được các nguồn vốn lớn. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nên quy
định mức lãi suất khác nhau giữa các vùng miền khác nhau. Các vùng miền khác
nhau có sự khác biệt về sở thích và tâm lý tiêu dùng, thông thường khách hàng
miền Bắc và Hà Nội quan tâm đến sự chênh lệch lãi suất nhiều hơn các vùng khác.
Bên cạnh đó Sacombank cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: phân nhóm
khách hàng theo độ tuổi, theo tính chất công việc, theo thu nhập... để thiết kế và
đưa ra các sản phẩm dịch vụ cá biệt.


Cuối cùng, Sacombank cần nghiên cứu xây dựng cơ chế giao chỉ tiêu hợp lý
cho các chi nhánh: Nghiên cứu xây dựng giao chỉ tiêu hợp lý nhằm tạo động lực
cho chi nhánh thực hiện chi tiêu, tránh tâm lý buông xuôi do chỉ tiêu giao quá cao
hay chi nhánh đã làm tốt rồi lại bị giao chỉ tiêu ngày càng nhiều hơn mà không
được ghi nhận thỏa đáng.



×