Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tăng cường khai thác Core Banking nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.74 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Thành tựu quan trọng và nổi bật nhất của BIDV trong lĩnh vực CNTT trong
những năm qua chính là việc triển khai thắng lợi hệ thống hiện đại hoá ngân
hàng với hệ thống ngân hàng cốt lõi (Core Banking) SIBS trên phạm vi toàn
quốc. Hệ thống Core Banking của BIDV với ưu điểm nổi bật là hệ thống dữ liệu
tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến, cho phép BIDV có khả năng đưa ra nhanh
chóng các sản phẩm mới phục vụ khách hàng trên diện rộng, phát triển các kênh
phân phối mới như: HomeBanking, Mobile Banking, InternetBanking, ATM,
POS... Sau khi hoàn thành hệ thống Core Banking, quy mô và chất lượng của
mạng lưới cung cấp dịch vụ của BIDV trở nên hoàn chỉnh hơn, có tính cạnh
tranh cao trong các ngân hàng của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những kết quả
đạt được đó, công tác khai thác core banking nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng
của BIDV vẫn còn một số mặt hạn chế.
Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn đề tài "Tăng cường khai thác Core
Banking nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam" để hoàn thành luận văn của mình.

1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khai thác core banking trong phát triển
dịch vụ ngân hàng tại BIDV.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác khai thác core banking trong phát triển dịch vụ
ngân hàng của BIDV giai đoạn 2005 – 2008.

2. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia
thành 3 chương:
CHƯƠNG 1 : Tổng quan về Dịch vụ ngân hàng và Core Banking
CHƯƠNG 1: Tổng quan về Dịch vụ ngân hàng và Core Banking
CHƯƠNG 2 : Thực trạng khai thác Core Banking trong phát triển dịch vụ ngân
hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CHƯƠNG 3 : Một số giải phát để tăng cường khai thác Core Banking nhằm


phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VÀ
CORE BANKING
1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài
chính đa hạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế.
Các loại hình dịch vụ cơ bản mà ngân hàng cung ứng bao gồm: Mua, bán ngoại
tệ; Nhận tiền gửi; Cho vay, Bảo quản tài sản hộ, Cung cấp các tài khoản giao
dịch và thực hiện thanh toán; Quản lý ngân quỹ; Tài trợ các hoạt động của Chính
phủ; Bảo lãnh; Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing)Cung cấp dịch vụ uỷ
thác và tư vấn; Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoánCung cấp các dịch
vụ bảo hiểm; Cung cấp các dịch vụ đại lí
Danh mục dịch vụ ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng. Ngày nay, khách hàng
có thể hoàn toàn thỏa mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ ngân hàng của mình thông
qua một ngân hàng và tại một địa điểm.
1.2. Tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ ngân hàng
Sự phát triển dịch vụ ngân hàng được phản ánh bởi các tiêu chí sau: Mức độ đa
dạng của sản phẩm dịch vụ; Tính đa tiện ích trên một sản phẩm dịch vụ; Mức độ
an toàn và thuận tiện; Thu nhập của ngân hàng từ hoạt động kinh doanh dịch vụ.
1.3. Điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng
Nhờ ứng dụng các thành tựu của CNTT-TT, các dịch vụ ngân hàng ngày càng
phát triển. Đến khi internet ra đời, các ngân hàng nhận thấy rằng cần phải cung
cấp những dịch vụ ngân hàng đa tiện ích vào mọi lúc, ở mọi nơi. Với những yêu
cầu đòi hỏi đó, ngân hàng cần một giải pháp công nghệ tổng thể để có thể

vừa tập trung hoá dữ liệu, đồng thời tích hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng hiện đại để khách hàng có thể thực hiện một cách đơn giản, thuận tiện
mọi lúc, mọi nơi. Giải pháp công nghệ tổng thể đó chính là Core Banking.


2
1.4. Những vấn đề cơ bản về CoreBanking
Khái niệm về core banking: Core banking là một hệ thống phần mềm tin học
tích hợp các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như: Quản lý thông tin
khách hàng, tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền, ngân quỹ, kế toán tổng hợp, tài trợ
thương mại, kho dữ liệu, cổng giao diện với các hệ thống thanh toán khác
…dùng để ghi nhận lại các giao dịch, quản lý sổ sách kế toán, tính toán lãi tiền
vay, tiền gửi, theo dõi hồ sơ và biến động số dư của từng khách hàng, cung cấp
các kênh phân phối điện tử và hỗ trợ hoạt động kinh doanh tiền tệ, đầu tư, thanh
toán giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế…
Đặc tính cơ bản của Core Banking: Xử lý tập trung, trực tuyến các giao dịch
phân tán trên toàn hệ thống ngân hàng với tốc độ cao (hàng nghìn giao
dịch/giây); Tập trung hoá dữ liệu của toàn bộ ngân hàng; Mở tải khoản tại một
nơi nhưng có thể giao dịch ở bất kỳ điểm giao dịch nào của ngân hàng vào bất
cứ thời điểm nào (24/7); Có khả năng quản lý tới hàng chục triệu tài khoản
khách hàng, cho phép ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới tới hàng ngàn chi
nhánh từ nội địa cho đến toàn cầu; Hỗ trợ giao dịch một cửa, hỗ trợ những yêu
cầu kinh doanh quốc tế đa ngôn ngữ, đa tiền tệ; Cung cấp nhiều kênh phân phối
hỗ trợ: bao gồm cả các chi nhánh, máy ATM, point-of-sale, trung tâm call
center, các thiết bị di động, Internet banking…; Mức độ tham số hoá cao, cho
phép ngân hàng dễ dàng tạo ra sản phẩm mới.
Vai trò của Core banking với sự phát triển dịch vụ ngân hàng: Core banking là
nền tảng quan trọng bậc nhất đối với việc phát triển dịch vụ ngân hàng, cụ thể:
Cho phép khách hàng gửi một nơi rút mọi nơi, đây là tiền đề cơ bản, cốt lõi để
phát triển dịch vụ ngân hàng; Lưu trữ dữ liệu tập trung và đáp ứng giao dịch

24/7 là nền tảng không thể thiếu để phát triển các kênh phân phối điện tử như
ATM, Mobi banking, Internet banking, POS, ...; Giúp cho các ngân hàng mở
rộng mạng lưới phân phối một cách dễ dàng; Tính tham số hoá cao cho phép
ngân hàng phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng; Đầy đủ thông tin để
phân tích đánh giá, lựa chọn dịch vụ cần được phát triển.
Core banking giúp ngân hàng phát triển ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ mới
với những tiện ích đa dạng, hiện đại, các giá trị gia tăng mới giúp tối ưu hóa việc
tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng và ngân hàng.


3
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác core banking trong phát triển dịch vụ
ngân hàng:
1. Các nhân tố chủ quan: Cơ sở hạ tầng CNTT của ngân hàng; Năng lực xử lý
giao dịch của core banking; Nguồn nhân lực CNTT của ngân hàng; Cơ chế
chính sách phối hợp giữa các đơn vị của ngân hàng trong phát triển dịch vụ
ngân hàng; Các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng; Công tác
nghiên cứu phát triển thị trường, marketing sản phẩm
2. Nhân tố khách quan gồm có: Hạ tầng CNTT-TT quốc gia; Môi trường pháp
lý; Quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CORE BANKING NHẰM
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI BIDV
2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)
2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo nghị định
số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ và đã có những
tên gọi sau: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957-1980); Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Việt Nam (1981-1989) và nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam (BIDV).
Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn: Khối ngân hàng thương
mại quốc doanh; Khối Công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh và
Khối đầu tư.
Khối ngân hàng thương mại quốc doanh có cơ cấu tổ chức như sau:
- Tại Trụ sở chính: Gồm 34 Ban, Trung tâm và phân tách theo 7 khối chức
năng: Khối Ngân hàng Bán buôn, Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới, Khối
Vốn và Kinh doanh vốn, Khối Quản lý rủi ro, Khối Tác nghiệp, Khối Tài
chính – Kế toán và Khối Hỗ trợ.
- Tại các Chi nhánh: gồm 3 Sở giao dịch và 108 Chi nhánh.


4
Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đến nay là khoảng 12000
người vừa có trình độ vừa có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng
hiện đại. Giai đoạn hiện nay, BIDV xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả,
an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV

Ngoài việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại,
BIDV còn được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các
nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước. BIDV
luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn
cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng
có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh KQHĐKD (2004-2008)
Đơn vị : tỷ đồng
2004


2005

2006

2007

2008

Tổng tài sản

99.640

117.976

158.219

201.382

242.316

Vốn chủ sở hữu

3.091

3.150

4.502

8.405


9.969

Huy động vốn cuối kỳ

67.781

87.022

116.862

145.450

166.291

Tổng dư nợ

67.244

79.383

93.453

126.616

154.176

Thu dịch vụ ròng

181


247

414

710

1750

Lợi nhuận trước thuế

294

296

743

1.605

2.142

Chỉ tiêu/ Năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 - 2008 của BIDV)
Về vốn chủ sở hữu của BIDV trong thời gian qua liên tục tăng, cụ thể vào thời
điểm 31/12/2006 đạt 4.427 tỷ đồng, tăng 40,54% so với năm 2005 và năm 2007
tăng đột biến đạt 8.405 tỷ đồng, tăng 89,86% so với năm 2006 chủ yếu là do
trong năm 2007 BIDV được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ
đồng. Và tính đến 31/12/2008, vốn chủ sở hữu của BIDV là 9.969 tỷ đồng.



5
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của BIDV tăng trưởng đều qua các năm với
tốc độ bình quân là 24,19% trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008. Năm
2008, tổng số dư huy động vốn của BIDV đạt 166.291 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng huy động vốn của BIDV đạt 27,3%.
Trong giai đoạn năm năm 2004

2008, dư nợ tín dụng của BIDV liên tục tăng

trưởng với tốc độ bình quân trên 23%/năm. Dư nợ tín dụng đến 31/12/2007 là
125.596 tỷ đồng, tăng 34,39% so với năm 2006. Đến 31/12/2008, dư nợ tín dụng
của BIDV đạt 154.176 tỷ đồng, tăng trưởng 21,8% so với năm 2007.
Hoạt động dịch vụ của BIDV trong giai đoạn 2004-2008 luôn giữ được tốc độ
tăng trưởng cao với mức thu nhập ròng từ 181 tỷ đồng trong năm 2004 (không
bao gồm hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ) tăng lên 414 tỷ đồng vào năm
2006 và tăng bức phá đến mức 710 tỷ đồng trong năm 2007 và lên 1750 tỷ đồng
năm 2008, tăng gần gấp 10 lần so với năm 2004 và tăng 2,4 lần so với năm
2007, tốc độ tăng trưởng bình quân trong ba năm qua là 51%/năm.
2.2. Thực trạng ứng dụng CoreBanking nhằm phát triển dịch vụ
ngân hàng tại BIDV
Bắt đầu từ năm 1996, được Ngân hàng Thế giới phê duyệt tổng thể, BIDV đã
tiếp nhận, điều phối và triển khai Tiểu dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và hệ
thống thanh toán BIDV (Dự án Hiện đại hoá BIDV) với nội dung cơ bản là thiết
lập một hệ thống ngân hàng cốt lõi – Core Banking. Dự án Hiện đại hóa BIDV
đã được hoàn thành triển khai mở rộng vào tháng 10/2005 tên toàn bộ mạng lưới
với hơn 140 Chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Core Banking của BIDV là hệ thống quản lý tập trung và xử lý trực tuyến
(online) gồm 10 phân hệ sau: Quản lý thông tin khách hàng (CIF); Quản lý tài
chính và kế toán tổng hợp (GL); Hạch toán tiền vay (Loan); Hạch toán tiền gửi
(Deposit); Hoạt động vốn/ngân quỹ (Treasury); Tài trợ thương mại (TF); Thanh

toán/Chuyển tiền (Remittance); Kho dữ liệu/Báo cáo (DataWareHouse); Tự
động hóa chi nhánh (BDS); Hệ thống ATM; Cổng giao diện với các hệ thống
khác...


6
Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc tổng thể hệ thống SIBS của BIDV
Các chương trình giao dịch
BDS, ATM, Internet, Call
Center, Corp. PC..

Các hệ
thống máy
chủ khác

Các module xử lý giao dịch

GL

Gateway Interface

Treasury

Remittance

Trade Finance

Loan

Deposite


Data
Warehouse

CIF

AS/400 - Universal DB2/400

Năm 2005 là năm đầu tiên BIDV hoàn thành triển khai Dự án Hiện đại hoá đến
tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống. Ngay trong năm này, BIDV đã nỗ lực
làm chủ công nghệ core banking hiện đại và đã khai thác được hầu hết các sản
phẩm, dịch vụ cơ bản từ core banking, đồng thời đã phát triển được nhiều sản
phẩm dịch vụ hiện đại. Bên cạnh những dịch vụ truyền thống như thanh toán,
bảo lãnh ngân quỹ, kinh doanh tiền tệ… BIDV đã chú trọng quan tâm nghiên
cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới như dịch vụ thẻ, sản phẩm
BIDVSmart@ccount, BIDV-Hombanking….Nhờ đó, dịch vụ BIDV trong năm
đã có nhiều khởi sắc, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tốc độ tăng trưởng
dịch vụ năm 2005 đạt 36,5% (trong khi đó mức độ tăng trưởng dịch vụ của
BIDV năm 2003 chỉ đạt 20%)
Năm 2006, phát huy những thắng lợi từ năm 2005, BIDV đã tiếp tục khai thác
được nhiều sản phẩm, dịch vụ mới từ core banking, trong đó phải kể đến những
sản phẩm như giao dịch tương lai hàng hoá, sản phẩm đầu tư tiền gửi cấu trúc
(structured deposit), hoán đổi tiền tệ chéo (Cross Currency Swap), sản phẩm
chiết khấu các bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức nhờ thu… Nhờ đó, hoạt
động dịch vụ của BIDV năm 2006 đã có sự phát triển đặc biệt tính theo cả số


7
tuyệt đối và số tương đối so với năm 2005, thu dịch vụ ròng của toàn khối ngân
hàng đạt trên 500 tỷ VND, tăng trưởng 72% so với năm 2005.

Năm 2007, với phương châm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để nâng
tỷ trọng thu dịch vụ trong lợi nhuận của ngân hàng, hoạt động khai thác core
banking nhằm phát triển dịch vụ tại BIDV vẫn tiếp tục được thực hiện đồng thời
với nâng cấp một số sản phẩm, dịch vụ đã được khai thác được từ các năm
2005-2006. Các sản phẩm dịch vụ mới được khai thác từ core banking trong
năm này chủ yếu là nhóm dịch vụ thanh toán điện tử, các sản phẩm dịch vụ mới
được khai thác từ hệ thống tham số của core banking không nhiều. Đáng kể nhất
là BIDV đã thành công trong việc đưa ra, các nghiệp vụ mới như triển khai kinh
doanh hàng hoá tương lai, kinh doanh trái phiếu trên thị trường thứ cấp, cung
cấp các sản phẩm hoán đổi lãi suất. Hoạt động dịch vụ của BIDV tiếp tục giữ
được mức tăng trưởng cao so với năm 2006, thu dịch vụ ròng khối ngân hàng
đạt 874 tỷ VND, tăng trưởng 52% so với năm 2006.
Năm 2008, toàn hệ thống BIDV chính thức áp dụng và vận hành mô hình tổ
chức theo TA2 theo đó hình thành các khối kinh doanh theo ngành dọc từ Hội sở
chính xuống đến các Chi nhánh với mục tiêu xây dựng BIDV thành ngân hàng
bán lẻ hàng đầu trong đó lấy hoạt động dịch vụ làm trọng tâm phát triển và ưu
tiên mọi nguồn lực cho phát triển dịch vụ. Với kết quả thu dịch vụ toàn ngành
năm 2008 đạt 1.850 tỷ đồng đứng đầu trong khối các NHTM, đạt tốc độ tăng
trưởng 112% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng lớn và đóng góp quan trọng
vào kết quả kinh doanh nói chung của BIDV.
2.3. Đánh giá về khai thác core banking nhằm phát triển dịch vụ
ngân hàng tại BIDV
2.3.1 Những kết quả đạt

Với việc triển khai thành công Core Banking trên toàn hệ thống từ tháng
10/2005, BIDV đã có được những bước phát triển mới, thay đổi cơ bản diện
mạo của ngân hàng, đưa hoạt động ngân hàng lên một tầm cao mới.


8

Trong thời gian qua BIDV đã khá thành công trong việc khai thác core banking
phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển sản phẩm dịch vụ nói
riêng. Nhờ đó, kể từ khi hoàn thành triển khai hệ thống Core Banking từ năm
2005 đến nay, hoạt động dịch vụ của BIDV có những bước tăng trưởng vượt trội
so với những năm trước:
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động dịch vụ BIDV giai đoạn 2005-2008
Tổng thu DVR
Năm
(tỉ đồng)

Tỉ trọng thu
DVR/TNR từ
HĐKD (%)

Thu DVR bq/ng
(tr.đồng)

TT so với
năm trước
(%)

2005

290.6

26

32

36.5


2006

501

29

51

72

2007

780

36

69

56

2008

1794

76

148

130


Qua bảng số liệu trên cho thấy, thu DVR của toàn hệ thống BIDV tăng cao cả về
số tuyệt đối và số tương đối, tốc độ tăng trưởng cao qua các năm trong giai đoạn
2005-2008 bình quân là 69%/năm, trong đó năm 2006 đạt tốc độ tăng trưởng
cao 72%, đặc biệt là năm 2008 tăng trưởng gấp hơn 2 lần so với năm 2007. Tỉ
trọng thu DVR/tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng
cũng tăng từ 26% năm 2005 lên 36% năm 2007 và tăng đột biến lên mức 76%
năm 2008.
Đặc biệt, nhóm dịch vụ có sự phát triển ấn tượng nhất nhờ những thành quả từ
khai thác core banking là dịch vụ thanh toán trong nước. Năm 2006 hoạt động
thanh toán trong nước của BIDV có sự tăng trưởng nhảy vọt cả về số lượng giao
dịch, doanh số giao dịch (tăng trưởng 184%) và thu phí dịch vụ (tăng trưởng
99%). Năm 2007 hoạt động này tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng về
doanh số giao dịch (tăng trưởng 75%) và thu phí đạt 178 tỷ đồng, tăng trưởng
62% so với năm 2006.


9
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng doanh số giao dịch thanh toán trong nước
của BIDV giai đoạn 2005-2008

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng thu phí dịch vụ thanh toán trong nước của
BIDV giai đoạn 2005-2008

Hoạt động thanh toán trong nước năm 2008 tiếp tục ổn định, tốc độ thanh toán,
chuyển tiền nhanh, an toàn, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán trong
nước của khách hàng và nền kinh tế. Doanh số chuyển tiền trong nước đạt 1.970.398
tỷ đồng tăng trưởng 31% so với năm 2007, số lượng giao dịch chuyển tiền đi và đến
trong nước đạt gần 3,4 triệu giao dịch, tăng trưởng 24% so với năm 2007 với số phí
thu được 275,97 tỷ đồng tăng trưởng 55% so với năm 2007. Tuy nhiên, hoạt động

khai thác corebanking nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ trong năm 2008 đã có dấu
hiệu bị chững lại, chỉ có một số ít sản phẩm, dịch vụ mới được khai thác thêm từ core
banking, chủ yếu chỉ là bổ sung thêm các tiện ích vào các sản phẩm, dịch vụ đã được
khai thác từ các năm trước. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển dịch vụ của BIDV
hầu hết bị suy giảm rõ rệt.


10
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Trong thời gian qua, BIDV vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại trong công tác khai
thác Core Banking nhằm phát triển sản phẩm dịch, đó là:
- Thứ nhất là: Chưa khai thác được hết tiềm năng thế mạnh của core banking
để đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ.
- Thứ hai là: Chất lượng của một số dịch vụ chưa cao
- Thứ ba là: Một số sản phẩm dịch vụ mang tính tiên phong nhưng chưa được
khai thác và phát huy thế mạnh.
- Thứ tư là: BIDV chưa có công cụ đánh giá đo lường hiệu quả, quản lý khả
năng sinh lời của từng dòng sản phẩm.
Nguyên nhân của các hạn chế tồn tại nêu trên là:
1. Nguyên nhân chủ quan:
- Thứ nhất là: một số dự án CNTT chủ chốt để phát triển dịch vụ triển khai
chậm tiến độ.
- Thứ hai là: Trong thời gian qua, BIDV chưa khắc phục được các nhược điểm
của hệ thống core banking.
- Thứ ba là: nguồn nhân lực CNTT của BIDV còn mỏng và chưa được sử dụng
hợp lý.
- Thứ tư là: cơ chế chính sách phối hợp giữa các đơn vị của BIDV trong việc
phát triển sản phẩm dịch vụ chưa tốt.
- Thứ năm là: các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ của các sản phẩm dịch vụ ngân

vẫn còn nhiều bất cập
- Thứ sáu là: Công tác nghiên cứu phát triển thị trường, marketing sản phẩm
dịch vụ BIDV còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức.
2. Nguyên nhân khách quan:
- Thứ nhất là: Hạ tầng công nghệ nói chung, hạ tầng CNTT-TT quốc gia còn
nhiều bất cập, phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ:
- Thứ hai là: Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng
còn bất cập, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ:
- Thứ ba là: hệ thống thanh toán quốc gia còn nhiều bất cập và chưa được hiện
đại hoá đồng bộ, chưa thành lập được Trung tâm Thanh toán bù trừ quốc gia.


11

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC
COREBANKING NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV
3.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV

- Phát triển và đa dạng hoá sản phẩm: đưa ra các sản phẩm mới đặc thù đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững chắc; Củng cố và đẩy mạnh
quan hệ với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, các bạn hàng có quan hệ hợp
tác lâu dài; Nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần mở rộng nền tảng khách hàng
bán lẻ thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng, đẩy
mạnh triển khai các kênh phân phối mới như ATM, POS, Internetbanking,
Mobilebanking,...
- Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, tập trung phát
triển các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt đẩy nhanh các dịch vụ

thẻ quốc tế, dịch vụ thanh toán trên hệ thống ATM, POS, thanh toán hóa đơn,
thanh toán lương,...
- Hướng tới việc cung cấp các sản phẩm trọn gói, đẩy mạnh bán chéo sản
phẩm.
3.1.2 Định hướng khai thác core banking phát triển dịch vụ ngân hàng

- Tiếp tục khai thác triệt để các sản phẩm sẵn có trong hệ thống Ngân hàng cốt lõi
phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ của BIDV đồng thời phát triển thêm các

phần mềm giúp tăng tính tiện ích của dịch vụ trên cơ sở sản phẩm cốt lõi được
khai thác từ core banking.
- Củng cố và đẩy mạnh triển khai rộng các ứng dụng dịch vụ đã xây dựng trong
giai đoạn vừa qua: Dịch vụ Homebanking, BSMS, Thanh toán lương, Cổng kết
nối thanh toán chứng khoán với các công ty chứng khoán; Tiếp tục triển khai mở
rộng hệ thống ATM, POS…


12
- Xây dựng phần mềm hỗ trợ thu phí thường niên đối với các dịch vụ thẻ ATM,
thanh toán lương, BSMS,…
- Triển khai hệ thống phần mềm InternetBanking/MobileBanking trong khuôn khổ
dự án WB giai đoạn 2.

3.2. Giải pháp tăng cường khai thác Core Banking nhằm phát triển
dịch vụ ngân hàng tại BIDV
3.2.1 Các giải pháp chủ yếu

- Hoàn thiện hệ thống CNTT-TT của BIDV
- Nâng cao năng lực đáp ứng của core banking của BIDV
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT của BIDV

- Nâng cao trình độ của các cán bộ nghiệp vụ của BIDV
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị tại Hội sở chính
và giữa Hội sở chính với chi nhánh BIDV trong việc phát triển dịch vụ.
3.2.2 Các giải pháp bổ trợ

- Thành lập bộ phân chuyên nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới
- Xây dựng cơ chế trích dự Phòng rủi ro cho hoạt động dịch vụ
- Xây dựng cơ chế phân chia lợi nhuận trong hoạt động dịch vụ
- Cải tiến quy trình tác nghiệp.
- Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách
hàng, đối thủ cạnh.
- Đẩy mạnh công tác marketing sản phẩm dịch vụ.
3.3. Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

- Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ
của các ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và
chuẩn mực quốc tế


13
- Thúc đẩy phát triển hạ tầng CNTT-TT trên phạm vi cả nước
- Đẩy mạnh phát triển TMĐT
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ của
các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và phát triển sản phẩm - dịch vụ
trên nền tảng công nghệ hiện đại.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Sớm hoàn chỉnh, bổ sung và chỉnh sửa các cơ chế, chính sách và những
văn bản phù hợp với tình hình thực tế và lộ trình thực hiện cam kết quốc tế

trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đồng thời, ban hành những qui trình,
qui chế hoạt động chung của ngân hàng cùng những hướng dẫn chi tiết
mang tính khả thi, đồng thời không có sự chồng chéo, mâu thuẫn với
nhau, gây khó khăn trong việc triển khai áp dụng của các NHTM.
- NHNN sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán không
dùng tiền mặt.
- Ban hành những qui định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm định
hướng cho các ngân hàng phát triển công nghệ, từ đó tạo sự dễ dàng trong
việc phối hợp, liên kết giữa các ngân hàng.
- Xúc tiến việc thành lập Trung tâm Thanh toán bù trừ Quốc gia nhằm xử lý
bù trừ hối phiếu/séc, vận hành hệ thống Giro, đặc biệt là đóng vai trò trung
tâm chuyển mạch quốc gia kết nối các liên minh thẻ hiện có.
- Xây dựng hệ thống thông tin tài chính trực tuyến hiện đại với tính bảo mật
cao, đảm bảo hệ thống ngân hàng luôn hoạt động an toàn và hiệu quả
trong sự giám sát chặt chẽ.
- Tích cực hỗ trợ các NHTM tiếp cận, nghiên cứu, triển khai và phát triển
những sản phẩm - dịch vụ mới dưới hình thức đào tạo chuyên môn và tổ
chức những chuyên đề giúp các NHTM có thể chia cùng sẻ, học hỏi
những kinh nghiệm lẫn nhau.


14

KẾT LUẬN
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã triển khai thắng lợi hệ thống hiện
đại hoá ngân hàng với hệ thống Core Banking SIBS trên phạm vi toàn quốc từ
tháng 10/2005. Kể từ đó đến nay, BIDV đã tích cực khai thác core banking để
phát triển dịch vụ ngân hàng, góp phần quan trọng để hoạt động dịch vụ của
BIDV đạt được tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong suất 4 năm qua 20052008. Tuy nhiên, từ giữa năm 2008, hoạt động khai thác core banking nhằm phát
triển dịch vụ ngân hàng cũng có dẫu hiệu chững lại. Mặt khác, sau 5 năm đưa

vào khai thác sử dụng, với tốc độ phát triển quá nhanh về số lượng tài khoản
khách hàng, về số lượng giao dịch/ngày cũng như sự gia tăng hàng năm về số
lượng sản phẩm dịch vụ mới, đến nay hệ thống core banking của BIDV đã bộc
lộ một số vấn đề bật cập.
Với việc thực hiện đề tài “Tăng cường khai thác core banking nhằm phát triển
dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, học viên đã đi
sâu nghiên cứu về các vấn đề trên nhằm tìm ra các giải pháp tăng cường khai
thác core banking nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV. Kết quả nghiên
cứu của đề tài được thể hiện ở những nội dung sau:
1. Làm sáng tỏ hơn về khái niệm core banking, về cấu trúc core baking, vai trò
của core baking đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động phát
triển dịch vụ nói riêng.
2. Đặc biệt đã làm rõ về thực trạng khai thác core banking nhằm phát triển dịch
vụ ngân hàng tại BIDV. Đồng thời đã phân tích đánh giá các kết quả đạt
được cũng như chỉ ra được các tồn tại, nguyên nhân trong công tác này.
3. Căn cứ vào các hạn chế tồn tại, nguyên nhân và bám sát các định hướng phát
triển dịch vụ ngân hàng của BIDV, học viên đã đề xuất một số giải pháp
nhằm “Tăng cường khai thác core banking nhằm phát triển dịch vụ ngân
hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” trong thời gian tới.
Với sự nghiêm túc, cẩn trọng trong quá trình thực hiện đề tài, học viên
mong muốn và kỳ vòng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp
phần giúp BIDV đẩy mạnh được hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng
trên nền core banking hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng đồng thời chủ động đối mặt với áp lực cạnh tranh về cung cấp
dịch vụ ngân hàng trong tiến trình hội nhập.



×