Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tạo việc làm cho người lao động huyện Từ Liêm - Hà Nội đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.39 KB, 16 trang )

i

LỜI NÓI ĐẦU
Việc làm và thất nghiệp là một trong những vấn đề có tính chất toàn
cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới
sự phát triển của một đất nước. Tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một
trong những biện pháp tốt nhất để từng bước ổn định và nâng cao đời sống
nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Nằm ở cửa ngõ Tây - Tây Bắc Nam của thủ đô Hà nội, Từ Liêm là
huyện ven đô với 15 xã, 1 thị trấn có diện tích 75,32 km2. Những năm gần
đây, Từ Liêm ngày càng có tốc độ đô thị hoá nhanh. Với tốc độ đô thị hoá
nhanh như hiện nay - diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp một cách
nhanh chóng, lao động nông nghiệp mất đất, mất việc làm đã làm tăng người
thiếu việc làm, thất nghiệp và tệ nạn xã hội cũng gia tăng. Các hoạt động dịch
vụ chưa thực sự đi vào ổn định, tiểu thủ công nghiệp chưa tìm được đầu ra
chắc chắn, thu nhập của các hộ còn thấp và có nhiều biến động trong năm.
Nếu chúng ta không tạo được việc làm đáp ứng kịp thời nhu cầu về lao động
thì không những đời sống của người dân thấp mà thiếu việc làm, thừa những
chuyện phức tạp phát sinh từ đất làm phát sinh nhiều tệ nạn, dẫn đến những
bất ổn trong gia đình, ngoài xã hội. Vì vậy tạo việc làm cho lao động tại các
vùng đô thị hóa nói chung và tạo việc làm cho lao động huyện Từ Liêm nói
riêng đang là một vấn đề thời sự búc xúc.
Đề tài “Tạo việc làm cho người lao động huyện Từ Liêm - Hà nội
đến năm 2015” nhằm phân tích, đánh giá khái quát thực trạng việc làm, tạo
việc làm cho người lao động huyện. Từ đó đưa ra những phương hướng và
giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Từ Liêm, nhằm phát huy
khả năng, vai trò của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của Huyện, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.



ii

1. Nội dung và mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho người lao
động.
- Phân tích thực trạng tạo việc làm trên địa bàn huyện Từ Liêm, phát
hiện nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động trong thời gian qua; đồng thời xác định tiềm năng, lợi thế của
huyện trong giai đoạn hiện nay, nhằm khai thác có hiệu quả nhất đối với công
tác tạo việc làm.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao
động trên địa bàn huyện Từ Liêm đến năm 2015.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tạo việc làm cho người lao động.
- Phạm vi nghiên cứu: Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên do huyện
Từ Liêm quản lý.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp như duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia.
4. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:

Việc làm và sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động.

Chương 2:

Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động huyện
Từ Liêm.


Chương 3:

Một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động
huyện Từ Liêm đến 2015.

Trong chương 1, tác giả trình bày các nội dung sau:
1. Việc làm và tạo việc làm cho người lao động


iii

2. Việc làm - vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
3. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động.
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động.
5. Phân tích một số mô hình tạo việc làm cho người lao động.
Trong đó, tác giả đặc biệt đi sâu phân tích các khái niệm về việc làm và
tạo việc làm cho người lao động
* Việc làm
* Điều 13, chương II (Việc làm) Bộ luật lao động của nước ta: “Mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều
được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn
hai điều kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn
mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ
tính pháp lý của việc làm.
Hai tiêu thức đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ

để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm.
* Theo Giáo trình Kinh tế lao động của Khoa KTLĐ và Dân số Trường Đại học KTQD Hà nội, khái niệm việc làm được hiểu là: “Việc làm là
phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần
thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó”.
Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí
ban đầu (C) như nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… và chi phí về
sức lao động (V). Quan hệ tỷ lệ bảng diễn sự kết hợp với trình độ công nghệ
sản xuất.


iv

Trong điều kiện của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự áp dụng các thành
tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất mạnh mẽ như hiện nay, quan hệ tỷ
lệ giữa C và V thường xuyên biến đổi theo các dạng khác nhau.
- Sự phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động có nghĩa là mọi
người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm. Nếu chỉ
xem xét trên phương diện sử dụng hết thời gian lao động có nghĩa là việc làm
đầy đủ. Trong trường hợp sự phù hợp của mối quan hệ này cho phép sử dụng
triệt để tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất và sức lao động ta có khái niệm
việc làm hợp lý.
- Sự không phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động sẽ dẫn đến
thiếu nguồn nhân lực tức thiếu việc làm và thất nghiệp.
* Tạo việc làm
Theo Giáo trình Kinh tế lao động của Khoa KTLĐ và Dân số - Trường
Đại học KTQD Hà nội, “Tạo việc làm được hiểu là quá trình tạo ra số lượng
và chất lượng Tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng Sức lao động và các
điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp Tư liệu sản xuất và Sức lao động”.
Tạo việc làm cho người lao động theo nghĩa chung nhất được hiểu là
đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa Sức lao

động và Tư liệu sản xuất nhằm tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của
thị trường. Do đó để tạo việc làm cần:
- Tạo ra Tư liệu sản xuất.
- Tạo ra số lượng và chất lượng Sức lao động.
- Tạo điều kiện môi trường để kết hợp Sức lao động với Tư liệu sản
xuất.
- Thực hiện các giải pháp nhằm duy trì việc làm ổn định và có hiệu quả.
Trên cơ sở những vấn đề trình bày trong chương 1, chương 2 sau khi
trình bày những đặc điểm của huyện Từ Liêm có ảnh hưởng đến công tác tạo


v

việc làm cho người lao động, tác giả tiến hành phân tích thực trạng tạo việc
làm cho người lao động trên địa bàn huyện Từ Liêm với các nội dung sau:
1. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động trên tổng thể toàn
huyện (bảng 2.6; 2.7)
2. Phân tích thực trạng tạo việc làm theo các ngành kinh tế (bảng 2.10)
3. Phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động chia theo địa
bàn xã/thị trấn (bảng 2.22)
4. Ảnh hưởng của việc làm đến thu nhập, đời sống của người lao động huyện
Từ Liêm (bảng 2.24).
5. Đánh giá chung.
Cụ thể:
* Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động trên tổng
thể toàn huyện
- Khái quát thực trạng việc làm huyện Từ Liêm (bảng 2.6)
Bảng 2.6. Tình trạng việc làm của lực lượng lao động huyện Từ Liêm
Đơn vị tính: người,%.
Năm


2003

2005

2006

LĐ trong độ

Lực lượng lao

tuổi LĐ

động

133826

151675

138700

Tổng số

Có việc làm

Không có
việc làm

LLLĐ Huyện


124082

116124

7958

%

100

93,59

6,41

LLLĐ Huyện

139541

130234

9307

%

100

93,33

6,67


LLLĐ Huyện

140594

130865

9729

%

100

93,08

6,12

Nguồn: Số liệu tổng hợp, UBND huyện Từ Liêm


vi

- Quy mô tạo việc làm qua các năm (bảng 2.7)
Bảng 2.7. Tình hình việc làm, tạo việc làm qua các năm
Đơn vị tính: người
Tiêu thức

2001

2002


2003

2004

2005

2006

2006/2001
(lần)

LL LĐ

111583

110218

124082

128231

139541

140594

1,26

Có VL

104776


113384

116124

120153

130234

130865

1,25

6807

6834

7958

8078

9307

9729

1,43

3303

3800


5490

5840

6110

6523

1,97

3820

4115

5865

6360

6530

6550

1,715

Không



VL

Số

chỗ

VLM được
tạo ra
Số LĐ được
GQVL

Nguồn: Số liệu tổng hợp huyện Từ Liêm.
Số người có việc làm của huyện có xu hướng tăng lên hàng năm. Tuy
nhiên nếu xét cụ thể từng năm số người có việc làm tăng lên rất ít thậm chí
không tăng, nguyên nhân chính là do lao động mất đất nông nghiệp bị mất
việc làm quá lớn, số chỗ làm việc mới tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu việc
làm của người lao động mất đất.
Để rõ hơn tình hình việc làm, tạo việc làm huyện Từ Liêm trong thời
gian qua, ta xét thực trạng việc làm, tạo việc làm theo các tiêu chí sau.
* Phân tích thực trạng tạo việc làm theo các ngành kinh tế
Bảng 2.10 cho thấy ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ tạo
ra nhiều chỗ làm việc, còn nông nghiệp tạo ra số chỗ làm việc rất thấp. Tuy
nhiên như đã phân tích trong luận văn, thì số chỗ làm việc trong cả 3 ngành
không đáp ứng được cung lao động hiện nay ở Từ Liêm. Ngoài nguyên nhân
tốc độ đô thị hoá quá nhanh làm một bộ phận người lao động mất đất, trình độ


vii

của người lao động thấp. Thì các ngành vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của
Huyện (ven đô, đô thị hoá nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, cũng như
những lợi thế khác của đồng bằng sông Hồng đối với sản xuất, trồng trọt của

ngành nông nghiệp), vai trò của chính quyền địa phương đối với vấn đề giải
quyết việc làm chưa phát huy hết,….
Bảng 2.10. Tình hình tạo việc làm phân theo ngành kinh tế
Năm

Tổng

Nhóm ngành

LĐ có
VL

NN

CN - XD

DV

Số LĐ

VL mới

Số LĐ

VL mới

Số LĐ

VL mới


(người)

(chỗ)

(người)

(chỗ)

(người)

(chỗ)

2001

104776

50879

120

21049

2120

32848

1063

2002


113384

54685

-17

24853

2819

33846

998

2003

116124

52395

145

30227

3347

33502

1998


2004

120153

51513

-71

33474

3247

35166

2664

2005

130234

54750

266

36283

2809

39201


3035

2006

130865

53340

400

37898

3099

39627

3024

Nguồn: UBND huyện Từ Liêm
Luận văn cũng đã đi sâu phân tích thực trạng tạo việc làm trong
ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Nông nghiệp: Khả năng thu hút lao động thấp, cơ cấu trồng trọt và
chăn nuôi chưa hợp lý. Trồng trọt ở một số xã vẫn độc canh, mô hình kinh tế
trang trại chưa phát triển, lao động nông nghiệp trình độ thấp…. Do đó ảnh
hưởng đến phát triển nông nghệp của vùng, dẫn đến khả năng tạo việc làm
trong nông nghiệp hạn chế.
- Công nghiệp - xây dựng: Trong thời gian qua ngành công nghiệp và
xây dựng đã tạo nhiều việc làm mới cho lao động Huyện, đặc biệt là các hoạt



viii

động phi kết cấu, các cơ sở sản xuất ngoài Nhà nước, giá trị sản xuất không
ngừng tăng lên qua các năm. Cho thấy vai trò của của công nghiệp cá thể, tiểu
thủ công nghiệp và các nghề truyền thống trong vấn đề tạo việc làm cho
người lao động. Tuy nhiên hiện nay các hoạt động này vẫn thực hiện một cách
manh mún, cá thể, nhỏ lẽ (chủ yếu là hộ gia đình), chính quyền địa phương
chưa quan tâm đầu tư đúng mức, làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh,
tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như chưa khai thác hết khả năng tạo việc
làm trong khu vực này.
- Thương mại - dịch vụ: Khu vực này cũng đã đóng góp đáng kể chỗ
làm việc mới cho người lao động (đặc biệt là lao động mất việc làm do
chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Cùng với phát triển hạ tầng đô thị, dân di
cư đến đông, nhiều loại hình dịch vụ xuất hiện thu hút nhiều lao động tham
gia, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động. Tuy nhiên
trên thực tế vẫn còn những hạn chế như nhiều loại hình hoạt động quy mô
nhỏ, trình độ quản lý thấp, chất lượng lao động thấp, các hình thức thêu mướn
không chính thức nên dẫn đến không đảm bảo tốt quyền lợi cho người lao
động, chính quyền huyện và các xã chưa có quy hoạch rõ phát triển dịch vụ,
người dân chưa tận dụng hết các lợi thế của huyện ven đô đang trong quá
trình đô thị hoá nhanh (mặt tiền nhà ở, mặt nước, thảm cỏ, … để phát triển
dịch vụ).
* Phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động chia
theo địa bàn xã/thị trấn (bảng 2.22)
Với tổng số chỗ làm việc được tạo ra hàng năm của Huyện thì Mỹ Đình
là xã có số chỗ làm việc được tạo ra hàng năm là lớn nhất, Thượng Cát là xã
có số chỗ làm việc tạo ra là thấp nhất. Các nguyên nhân có thể kể đến là tốc
độ đô thị hoá có sự khác nhau giữa các xã, sự nổ lực của chính quyền các xã
trong công tác rạo việc làm,…



ix

Bảng 2.22. Quy mô tạo việc làm các năm chia theo xã/thị trấn
STT

Tên xã, thị trấn

Số chỗ làm việc mới được tạo ra
2001

2002

2003

2004

2005

2006

1

Mỹ Đình

487

486

548


620

724

733

2

Tây Lựu

59

81

220

154

250

257

3

Phú Diễn

116

155


357

351

406

415

4

Minh Khai

226

197

496

500

500

565

5

Thượng Cát

110


104

141

152

173

207

6

Liên Mạc

86

170

195

212

233

260

7

Thuỵ Phương


221

179

257

295

267

308

8

Đông Ngạc

186

144

272

261

293

308

9


Xuân Đỉnh

289

302

421

443

475

513

10

Cổ Nhuế

230

295

462

466

480

510


11

Trung Văn

190

246

303

365

360

357

12

Mễ Trì

380

406

445

599

602


660

13

Tây Mỗ

168

245

355

340

367

403

14

Đại Mỗ

184

190

276

243


258

309

15

Xuân Phương

176

280

357

387

362

403

16

Cầu Diễn

195

320

380


452

360

320

Toàn huyện

3303

3800

5490

5840

6110

6523

Nguồn: Phòng LĐ - TB & XH, UBND huyện Từ Liêm.
* Ảnh hưởng của việc làm đến thu nhập, đời sống của người lao
động huyện Từ Liêm (bảng 2.24)
Thu nhập chung của người dân có xu hướng tăng lên, do cơ cấu việc
làm có sự chuyển đổi. Nhưng so với mặt bằng chung hiện nay thì mức thu
nhập như vậy vẫn thấp. Tình hình việc làm của người lao động có ảnh hưởng
lớn đến thu nhập của người lao động Từ Liêm, từ đó ảnh hưởng đến đời sống,
sinh hoạt của người dân nơi đây.



x

Bảng 2.24. Thu nhập bình quân của người lao động Huyện các năm.
Đơn vị tính: Triệu đồng/năm
Mức thu nhập bình quân

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Chung

5,7

5,775

5,75

6,025

6,275


6,886

Lao động nông nghiệp

2,6

2,1

2,0

2,3

2,4

2,5

Lao động công nghiệp

4,2

4,8

5,0

5,4

5,7

6,2


Lao động dịch vụ

8,8

9,0

8,8

9,2

9,8

10,3

Lao động khác

7,2

7,2

7,2

7,2

7,2

7,3

(người /năm)


Nguồn: Phòng LĐ - TB & XH, UBND huyện Từ Liêm.
*Đánh giá chung
+ Những kết quả đạt được
- GQVL có nhiều chuyển biến tích cực, số chỗ làm việc mới tạo ra
hàng năm tăng lên, số người lao động được GQVL ngày càng tăng.
- Số chỗ làm việc mới được tạo ra tập trung chủ yếu trong ngành công
nghiệp và dịch vụ.
- Chất lượng lao động có tăng lên hàng năm.
- Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực..
Nguyên nhân thành công
- Chính quyền đã quan tâm đến phát triển kinh tế của Huyện theo
hướng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi và nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế,
chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu ngành.
- Đầu tư xây dựng các khu trung tâm thương mại, các chợ phù hợp với
phát triển đô thị, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, vùng hoa,
cây ăn quả.
- Tác động hỗ trợ và GQVL từ nhiều hướng: phát triển kinh tế, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tư, xây dựng các chợ đầu mối, chính sách
GQVL cho lao động địa phương đối với các cơ quan đến lấy đất, hỗ trợ nguồn
vốn vay GQVL….


xi

+ Những hạn chế và nguyên nhân.
Những hạn chế
- Quy mô tạo việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của lao
động, công tác tạo việc làm chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện.
- Giải quyết việc làm thời gian qua mới chỉ chú trọng đến mặt số lượng.

- Chất lượng lao động tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
- Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng diễn ra
còn chậm và chưa theo kịp tốc độ dịch chuyển của cơ cấu kinh tế.
Nguyên nhân của hạn chế
- Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, một bộ phận lao động mất đất sản
xuất chưa kịp tìm việc mới dẫn đễn tỷ lệ thiếu việc làm thất nghiệp gia tăng.
- Chính quyền chưa huy động tối đa trợ giúp của các tổ chức, doanh
nghiệp trên địa bàn về đào tạo, tập huấn việc làm cho người lao động.
- Quá trình di dân tự do vào địa bàn kiếm việc làm, sinh sống đã ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác tạo việc làm, cũng như các vấn đề xã hội khác.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực của huyện còn nhiều bất cập, chưa
đáp ứng được yêu cầu hiện nay (về quy mô, chủng loại, chất lượng…).
- Hệ thống thông tin trên thị trường lao động có phát triển nhưng chưa
mạnh và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu là cầu nối giữa người sử dụng
lao động và người lao động hiện nay.
- Chưa có giải pháp tổng thể, hữu hiệu GQVL cho người lao động.
- Trình độ người lao động không đáp ứng được yêu cầu, thụ động, ỷ lại
vào chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, vào tiền đền bù.
- Người lao động có xu hướng tìm việc làm nhàn nhưng có thu nhập
cao nên khó tìm được việc làm.
- Một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm hỗ trợ
GQVL cho người lao động, không tổ chức đào tạo nghề tại các doanh nghiệp.


xii

Từ phân tích chương 2, chương 3 đưa ra phương hướng, quan điểm và
một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện đến năm 2015. Trong
đó Các giải pháp được đề cập là:
*Nhóm giải pháp về kinh tế

- Đối với dịch vụ:
+ Mở rộng cơ cấu ngành nghề, khuyến khích phát triển dịch vụ kinh
doanh vừa và nhỏ, mô hình kinh tế hộ gia đình.
+ Phát triển hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng bách
hoá, các dịch vụ công cộng… Bán các tầng trệt của các nhà cao tầng thuộc dự
án tái định cư cho hộ bị thu hồi đất để tạo việc làm trong kinh doanh.
+ Khuyến khích các hộ bị thu hồi đất sử dụng đất đồi núi, thảm cỏ, hồ
nước… để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái - văn hóa, nghỉ cuối tuần, nhà
hàng, khách sạn…
+ Hỗ trợ mặt bằng và đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động hộ bị
thu hồi đất để có điều kiện chuyển sang ngành dịch vụ tín dụng, viễn thông,
kinh doanh bất động sản, tư vấn, y tế, bảo hiểm.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.
+ Tạo cơ chế quản lý thông thoáng, thực hiện tốt công tác giải phóng
mặt bằng nhằm thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư, phát triển.
+ Quy định bắt buộc các chủ dự án trong các khu công nghiệp phải đào
tạo gắn với tuyển dụng lao động của các hộ bị thu hồi đất.
+ Huyện hỗ trợ đào tạo nghề tại các Trung tâm dạy nghề huyện
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: xây dựng các làng nghề, quan tâm
phát triển một số nghề thủ công truyền thống theo hướng đầu tư chiều sâu.
- Đối với nông nghiệp:
+ Phối hợp với phòng khuyến nông huyện tổ chức các lớp học khuyến
nông, phổ biến kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất cho nông dân.


xiii

+ Phát triển sản xuất NN hướng vào phục vụ tiểu thủ công nghiệp.
+ Phát triển mạnh ngành chăn nuôi nhằm tận dụng tối đa phụ phẩm từ
sản xuất từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

+ Chính quyền địa phương cần phối hợp với các xã chỉ đạo hỗ trợ các
hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng,
nhằm phá bỏ tình trạng độc canh cây lúa.
+ Phát triển mạnh kinh tế trang trại, tập thể:
- Ưu tiên vay vốn với thời hạn vay và mức vay thõa đáng đối với các hộ
vay vốn để phát triển kinh tế trang trại có dự án mang tính khả thi.
- Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng cho các trang trại những kiến thức cần
thiết về kỹ thuật sản xuất và tổ chức, quản lý sản xuất kinh.
- Xây dựng kinh tế NN ngoại thành theo hướng NN đô thi - sinh thái…
* Nhóm giải pháp về GD - ĐT nâng cao chất lượng nguồn lao động
- Cần triển khai thực hiện các quy định của thành phố Hà nội về hỗ trợ
đào tạo, đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động mất đất.
- Quy định các chủ dự án sử dụng đất của Huyện phải hỗ trợ đào tạo
nghề cho lao động mất việc làm ở các hộ bị thu hồi đất.
- Đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống dạy nghề.
- Chính quyền và các tổ chức xã hội tích cực tuyên truyền phổ biến,
nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của đào tạo, học nghề.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá dạy nghề, quy hoạch và phát triển
mạng lưới cơ sở, trường, trung tâm dạy nghề, đa dạng ngành nghề đào tạo.
- Phối hợp với các trung tâm dạy nghề, trung tâm xúc tiến việc làm để
tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc gửi lao động tới các
cơ sở đào tạo, dạy nghề theo nhu cầu của người lao động.
* Nhóm giải pháp về phát triển xã hội
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng


xiv

- Quản lý chặt chẽ lượng đân di cư từ nơi khác đến.
- Đối với các đối tượng chính sách, chính quyền cần phải có sự quan

tâm về mặt tinh thần và hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn, tạo việc làm
- Đối với những đối tượng là hộ nghèo, cần có chính sách tạo điều kiện
như: cho vay vốn không tính lãi, vay vốn lãi suất thấp… đồng thời hỗ trợ về
kiến thức phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.
* Tạo việc làm cho người lao động thông qua hoạt động cho vay
vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cơ chế,
chính sách cho vay vốn tạo việc làm.
- Phân cấp cho các xã, thị trấn xem xét, quyết định phê duyệt cho vay
một số dự án quy mô nhỏ, không để các dự án đề nghị vay vốn phải chờ lâu.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình.
- Tăng cường đầu tư cho các dự án thu hút nhiều lao động. Khuyến
khích cho vay phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống.
* Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động
- Cần có chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp làm tốt
công tác XKLĐ, hỗ trợ và khuyến khích người dân tham gia XKLĐ.
- Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, tạo mối quan hệ hợp tác về lao động với
các nước, các tổ chức, doanh nghiệp cần sử dụng lao động ở nước ngoài.
-Tăng cường quản lý Nhà nước, thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý
sai phạm đối với các doanh nghiệp, trung tâm hoạt động trong lĩnh vực này.
* Tạo việc làm cho người lao động chú trọng đến đặc điểm lao động
theo nhóm tuổi
Đối với lao động trẻ
- Đối với loại lao động này, chính quyền Huyện đưa vào danh sách số 1
để hỗ trợ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tay nghề.


xv

- Một bộ phận lao động trẻ khác, các xã, Huyện nên gửi đi đào tạo

khuyến nông ở các Trung tâm chuyển giao công nghệ.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến
nâng cao nhận thức về ý nghĩa của đào tạo, học nghề; đổi mới hình thức hỗ
trợ đào tạo.
Đối với lao động lớn tuổi
Chính quyền Huyện và các xã cần ưu tiên hỗ trợ tạo việc làm trong các
lĩnh vực dịch vụ, thương mại, nông nghiệp đô thị - sinh thái, đào tạo kỹ thuật
ngắn hạn để thu hút lao động lớn tuổi. Các trợ giúp cụ thể như:
- Tạo điều kiện mặt bằng kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị mới,
cụm công nghiệp, khu dịch vụ du lịch.
- Khuyến khích các hộ sử dụng tiền đền bù để đầu tư tạo việc làm cho
lao động lớn tuổi trong các lĩnh vực, nghề nghiệp như bảo dưỡng xe có động
cơ, bán buôn, bán lẻ đại lý hàng hoá lương thực, thực phẩm….
- Mở các lớp khuyến nông ngắn hạn trang bị kiến thức kỹ thuật trong
các nghề kinh doanh cây cảnh, trồng hoa, chăn nuôi gia súc, gia cầm….
* Kết luận:
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Từ Liêm,
Những nội dung được đề cập và giải quyết trong luận văn:
- Phân tích, tiếp cận những nhận thức có tính lý thuyết về việc làm, tạo
việc làm.
- Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn
huyện Từ Liêm trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn
huyện Từ Liêm đến năm 2015.
Hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp trong vấn đề tạo việc làm cho
người lao động trên địa bàn huyện Từ Liêm từ nay đến năm 2015.


xvi




×