Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.23 KB, 64 trang )

LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong
khoa Kinh tế lao động & dân số trường Đại học kinh tế
quốc dân; các cán bộ, nhân viên trong Phòng Nội vụ –
Lao động Thương binh và xã hội huyện Mỹ Hào tỉnh
Hưng Yên; đặc biệt em xin cám ơn sự chỉ bảo tận tình
của Tiến sỹ: Vũ Hoàng Ngân đã giúp em hoàn thiện báo
cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cám ơn !
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình dân số huyện Mỹ Hào giai đoạn
2001-2005............................................................................26
Bảng 2.2: Tình hình lao động của huyện Mỹ Hào giai
đoạn 2001-2005..................................................................30
Bảng 2.3: Trình độ văn hoá của người lao động ở huyện
Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005................................31
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của người lao động ở
huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005....................32
Bảng 2.5: Lao động phân theo khu vực nông thôn, xã, thị
trấn ở huyện Mỹ Hào từ năm 2002 đến năm 2005
.................................................................................33
Bảng 2.6: Lao động phân theo ngành nghề ở huyện Mỹ
Hào từ năm 2002 đến năm 2005..........................34
Bảng 2.7: Lao động theo giới tính ở huyện Mỹ Hào năm
2005.....................................................................................36
Bảng 2.8: Số lao động dư thừa ở huyện Mỹ Hào qua các
năm......................................................................................38
Bảng 2.9: Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào giai


đoạn 2001-2005 phân theo nhóm ngành kinh tế . .39
3
Bảng 2.10: Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào
giai đoạn 2001-2005 phân theo thành phần kinh
tế ...........................................................................41
Bảng 2.11: Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào -
Hưng Yên giai đoạn 2001-2005 phân theo khu
vực.........................................................................44
Bảng 2.12: Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào
- Hưng Yên giai đoạn 2001-2005 do sự hỗ trợ
của quỹ QGGQVL...............................................46
Bảng 3.1: Mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao
động ở huyện Mỹ Hào trong thời gian tới.........53
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề việc làm là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi một địa
phương, mỗi quốc gia. Vấn đề này không những mang tính kinh tế mà còn
mang tính xã hội sâu sắc. Vì vậy trong thời gian qua thì vấn đề tạo việc làm
cho người lao động luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Hiện nay
thì số lượng lao động có việc làm không ngừng tăng, số người thất nghệp và
thiếu việc làm giảm đi; có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu và chất lượng
lao động. Nhưng trong toàn quốc thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động
ở mỗi địa phương là rất khác nhau bởi còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã
hội của các địa phương, các vùng. Do đó không phải địa phương nào cũng có
kết quả tạo việc làm cho người lao động đều tốt cả.
Tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Mỹ Hào nói riêng mặc dù trong
những năm gần đây tuy có những kết quả cao trong công tác tạo việc làm cho
4
người lao động nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại. Số lao động được giải quyết
việc làm ở huyện Mỹ Hào không ngừng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ người
thất nghiệp và người thiếu việc làm ở nông thôn còn khá cao. Sở dĩ có kết quả

như vậy vì huyện Mỹ Hào còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, cơ
sở hạ tầng còn yếu kém. Vì vậy trong thời gian tới Huyện uỷ – UBND huyện
đưa vấn đề tạo việc làm cho người lao động lên hàng đầu.
Nhận thấy được vai trò của việc tạo việc làm cho người lao động, trong
thời gian thực tập tại phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và xã hội huyện
Mỹ Hào, bằng phương pháp nghiên cứu các tài liệu sẵn có, đi tìm hiểu thực tế
em xin chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao
động ở huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên” làm đề tài cho báo cáo chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập
này là vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng
Yên trong giai đoạn 2001 – 2005. Bằng cách phân tích thực trạng tạo việc làm
cho người lao động ở huyện Mỹ Hào trong khoảng thời gian trên, mục đích
nghiên cứu này là tìm hiểu được những tồn tại và nguyên nhân của những tồn
tại đó, từ đó xin đề xuất ra một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở
huyện Mỹ Hào.
Chuyên đề thực tập của em gồm có ba phần :
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG
Chương 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG Ở HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG Ở HUYỆN MỸ HÀO – HƯNG YÊN
5
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Lao động
Theo Mác: “Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và
giới tự nhiên, là quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm
trung gian và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.

Trong bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
quy định: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hoạt
động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên”.
Trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người phải sử dụng
công cụ, thiết bị để tác động nhằm biến đổi tự nhiên thành những vật thể
nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
Khi nói đến lao động không thể không nói đến sức lao động, sức lao
động là toàn bộ thể chất và tinh thần của con người tồn tại trong một cơ thể,
6
trong một người đang sống và được con người đó đem ra sử dụng mỗi khi sản
xuất một giá trị sử dụng nào đó.
Như vậy lao động chính là việc sử dụng sức lao động, quá trình lao
động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động.
1.1.2. Nguồn lao động
Nguồn lao động là nguồn lực về con người, trước hết là nguồn cung cấp
sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình
thường.
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động và có
khả năng tham gia lao động không kể đến trạng thái có tham gia lao động hay
không.
Nguồn lao động với tư cách là yếu tố cho sự phát triển kinh tế xã hội, là
khả năng lao động của xã hội, được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm những
dân cư trong độ tuồi lao động, có khả năng lao động. Cũng có thể hiểu là sự
tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là
tổng thể yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ, đó là số lượng và chất
lượng. Số lượng lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ
tăng dân số. Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt như sức khoẻ,
trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất, đạo đức …
Trong bộ luật lao động, giới hạn tuổi lao động trong độ tuổi lao động

được quy định nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi.
Việc xác định độ tuổi lao động giữa các quốc gia là không thống nhất. Tuỳ
vào điều kiện của từng nước mà người ta có thể quy định giới hạn trong độ
tuổi lao động cho hợp lý.
1.1.3. Việc làm
Việc làm là một khái niệm phức tạp, nó gắn với hoạt động thực tiễn của
con người, vì vậy để hiểu rõ được khái niệm về việc làm thì chúng ta phải
hiểu rõ khái niệm người có việc làm.
7
Tại Hội nghị lần thứ 13 năm 1983 tổ chức lao động thế giới (ILO) đưa
ra quan niệm : “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có
được trả công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những
người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vị lợi ích
hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”.
Người có việc làm là những người lao động ở tất cả các khu vực (công và tư)
có thu nhập đem lại nguồn sống cho bản thân và gia đình, xã hội.Tại nhiều
nước trên thế giới sử dụng khái niệm này.
Khi điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm trên được cụ
thể hoá bằng các tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nước trên thế giới
đặt ra. Trong đó có thể chia ra thành hai nhóm :
Nhóm thứ nhất : Là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những
người đang làm bất cứ công việc gì được trả công hoặc làm việc trong các
trang trại hay cơ sở sản xuất kinh doanh của gia đình.
Nhóm thứ hai : Là những người có việc làm nhưng hiện không làm
việc, đó là những người có việc làm nhưng hiện tại đang nghỉ ốm hoặc các lý
do cá nhân khác.
Những người không thuộc hai nhóm trên được gọi là những người
không có việc làm.
Theo điều 13 bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật găn cấm

đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy một hoạt động được coi là việc làm
nếu nó đáp ứng được hai tiêu chuẩn :
Thứ nhất, đó là hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm.
Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động.
Việc chuẩn và lượng hoá khái niệm việc làm tạo cơ sở thống nhất trong
lĩnh vực điều tra nghiên cứu và hoạch định chính sách về việc làm.
Như vậy, việc làm là hoạt động được thể hiện trong ba dạng sau :
8
Thứ nhất, hoạt động lao động để nhận tiền công hoặc tiền lương bằng
tiền mặt hay hiện vật.
Thứ hai, hoạt động lao động để thu lợi nhuận cho bản thân.
Thứ ba, làm công việc cho hộ gia đình của mình, không được trả thù
lao dưới mức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nhà
nước trên ruộng đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý
hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ
hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý.
Như vậy khái niệm việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn
giải phóng tiềm năng lao động, tạo việc làm cho người lao động.
Việc làm còn có thể hiểu là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức
lao động và tư liệu sản xuất hoặc phương tiện sản xuất ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội. Theo quan niệm này thì việc làm bao gồm :
Thứ nhất : Là sự biểu hiện của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản
xuất.
Thứ hai : Lấy lợi ích vật chất, tinh thần mà các hoạt động đó đem lại,
xem xét hoạt động đó có phải là việc làm hay không.
Từ đó ta có việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu
sản xuất. Sự phù hợp đó thể hiện trên cả mặt số lượng và chất lượng thông
qua tỷ lệ giữa chi phí ban đầu C và chi phí lao động V. Quan hệ tỷ lệ này phù
hợp với trình độ công nghệ của sản xuất. Khi trinh độ kỹ thuật công nghệ thay
đổi thì quan hệ này cũng thay đổi theo.

VL C/V

Trong đó : VL : việc làm
C : tư liệu sản xuất
V: lực lượng lao động.
1.1.4.Thất nghiệp
9
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại
khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm
được việc làm ở mức tiền công thịnh hành”.
Như vậy người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu
tìm việc làm và có đăng ký tìm việc theo quy định.
Để xem xét và so sánh tình hình thất nghiệp người ta sử dụng các con
số chủ yếu là tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa số người thất
nghiệp với dân số hoạt động dân số.
UR = U/LF
Trong đó : UR: tỷ lệ thất nghiệp
U : Số người thất nghiệp
LF : Dân số hoạt động dân số.
Thất nghiệp là một khái niệm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã
hội, nó mang nghĩa ngược với có việc làm. Nói đến thất nghiệp là nói đến sự
khó khăn cho việc hoạch định chính sách của các quốc gia. Tuy nhiên trên
thực tế tỷ lệ thất nghiệp ở mức hợp lý là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế. Vì vậy cần phải giữ mức tỷ lệ thất nghiệp sao cho hợp lý với trình độ phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia.
1.1.5. Thiếu việc làm
Thiếu việc làm là việc làm không tạo điều kiện, không đòi hỏi người
lao động sử dụng hết thời gian lao động làm việc theo chế độ và mang lại thu
nhập dưới mức tối thiểu.

Người thiếu việc làm là người trong tuần lễ điều tra có số giờ làm việc
dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
Thiếu việc làm có hai dạng :
Thiếu việc làm vô hình : Là khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh
doanh không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, người lao động phải làm việc
bổ sung thêm để tăng thu nhập. Người thiếu việc làm vô hình là người có thời
10
gian làm việc tuy đủ hoặc vượt mức chuẩn quy định về đủ số giờ làm việc
trong tuần lễ điều tra nhưng việc làm có năng suất thấp, thu nhập thấp, công
việc không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và họ có nhu cầu tìm việc làm
thêm.
Thiếu việc làm hữu hình : Là khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình
thường. Người thiếu việc làm hữu hình là người có việc làm nhưng số giờ làm
việc trong tuần lễ điều tra ít hơn mức quy định chuẩn và họ có nhu cầu làm
việc thêm.
Vì khái niệm về thiếu việc làm khá rộng do đó việc xác định số người
thiếu việc làm là rất khó khăn. Vì vậy nhất là khi việc xác định số người thiếu
việc làm ở Việt Nam còn khó khăn nên chúng ta cần bám chắc khái niệm
thiếu việc làm của ILO, từ đó chỉ xác định người thiếu việc làm ở dạng nhìn
thấy còn những trường hợp khác nên đưa vào nhóm những người có việc làm
nhưng không ổn định.
Tình trạng thiếu việc làm hiện nay tồn tại ở rất nhiều nước nhất là ở
những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc giải quyết vấn đề này phải có
sự kết hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và mang tính rất lan giải.
Từ những khái niệm trên có khái niệm về việc làm đầy đủ : Việc làm đầy
đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất cứ ai có khả năng lao động
trong nền kinh tế quốc dân hay việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có
khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong một
thời gian tương đối ngắn.
1.1.6. Tạo việc làm

Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để
tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng
hoá và dịch vụ theo yêu cầu thị trường.
Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một vấn để rất phức tạp
nhưng là rất cần thiết mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương luôn phải quan tâm.
Việc tạo việc làm cho người lao động chịu ảnh hưởng của không những là nền
11
kinh tế xã hội mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy khi
xem xét để đưa ra chính sách tạo việc làm cho người lao động cần phải quan
tâm đến rất nhiều nhân tố khác.
Thực chất của tạo việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù
hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về chất lượng và cả số
lượng. Chất lượng, số lượng của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư,
những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cũng như việc sử
dụng và quản lý các tư liệu đó.
Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu dân số. Chất lượng
lao động phụ thuộc vào kết quả đào tạo, phát triển của giáo dục và y tế. Ngoài
ra vấn đề môi trường cho sự kết hợp giữa các yếu tố này là hết sức quan
trọng, nó bao gồm các chính sách, điều kiện khuyến khích người lao động
cũng như người sử dụng lao động trong công việc. Thị trường lao động chỉ có
thể được hình thành khi người lao động với người sử dụng lao động gặp gỡ
trao đổi đi đến nhất trí vấn đề sử dụng sức lao động, do vậy vấn để tạo việc
làm phải được nhìn nhận ở cả người lao động và người sử dụng lao động
đồng thời không thể không thể kể đến vai trò của Nhà nước.
Người sử dụng lao động là người chủ yếu tạo ra chỗ làm việc cho người
lao động, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước. Để
có quan hệ lao động thì giữa người lao động và người sử dụng lao động phải
có những điều kiện nhất định. Đó là người sử dụng lao động cần phải có vốn,
công nghệ, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ. Còn người lao động cần phải
có sức khoẻ, trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với công việc của

mình. Để có được việc làm được trả công theo ý muốn của mình thì người lao
động luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức cho mình để theo kịp sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật. Ngoài ra người lao động phải luôn tự đi tìm việc làm phù
hợp với mình để đem lại thu nhập cho gia đình mình.Tuy nhiên khi nói đến
quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động không thể
không kể đến vai trò của Nhà nước. Nhà nước quản lý quan hệ lao động bằng
12
các chính sách khuyến khích động viên nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao
động để họ phát huy tối đa năng lực của mình. Ngoài ra Nhà nước cũng đưa
ra các chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo phân bổ nguồn
nhân lực một cách hợp lý. Vì vậy, khi nghiên cứu tạo việc làm cần chú ý đến
vấn đề đầu tư của Nhà nước cũng như tư nhân là các khu vực có thể tạo ra cơ
hội việc làm cho người lao động.
Hiện nay việc đầu tư của Nhà nước cũng như của các tư nhân đều tập
trung ở thành thị và các khu công nghiệp vì ở những nơi này sẽ tạo ra được tỷ
lệ lợi nhuận cao hơn và có khả năng liên kết với nhau hơn. Chính vì điều này
sẽ gây ra hiện tượng người lao động từ nông thôn ra thành thị và cũng làm
tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn, do đó cần phải có chính sách tạo việc làm
phù hợp cho cả người lao động ở thành thị và nông thôn.
Khi nghiên cứu chính sách tạo việc làm cho người lao động không thể
không để cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao
động.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao
động.
1.2.1. Tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất ở đây bao gồm vốn, đất đai, máy móc, công cụ, kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực sinh học…Trong đó quan trọng nhất là yếu tố về
vốn, đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố còn lại có thể mua được bằng
vốn.

Trước tiên chúng ta nói đến vốn. Vốn có vai trò rất quan trọng, không
thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Vốn được biểu hiện bằng tiền của tư
liệu sản xuất và đối tượng lao động được sử dụng vào trong quá trình sản
xuất. Trong công nghiệp vốn có vai trò rất quan trọng, là yếu tố thiết yếu để
ngành phát triển. Vốn trong công nghiệp được sử dụng rất nhiều và là yếu tố
hàng đầu để cho ngành tồn tại, vốn được sử dụng rất nhiều ngay cả khi chưa
13
hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn được dùng để xây dựng nhà xưởng, mua
sắm thiết bị nguyên vật liệu, máy móc, vốn để dự trữ cho quay vòng. Càng có
nhiều vốn để đầu tư, quy mô sản xuất ngày càng được nâng cao, hiệu quả sản
xuất càng cao và số lao động thu hút làm việc sẽ ngày một nhiều hơn.
Trong sản xuất nông nghiệp thì vốn cũng có vai trò hết sức quan trọng.
Sự tác động của vốn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp không
phải bằng cách trực tiếp mà thông qua cây trồng, vật nuôi, yếu tố kỹ thuật
trong nông nghiệp. Cơ cấu chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với từng
loại đối tượng sản xuất, từng loại đất đai. Ngoài ra trong sản xuất nông nghiệp
cần phải có một lượng vốn lưu động nhằm tránh tình trạng bị ứ đọng vốn do
thời tiết xấu. Có thể nói vốn là một yếu tố rất quan trọng để phát triển sản
xuất nông nghiệp, khi diện tích đất đai là không đổi thì vốn đóng một vai trò
quan trọng trong việc phát triển chiều sâu. Do đó khi nguồn vốn được sử dụng
trong nông nghiệp tăng thì càng tạo ra được nhiều chỗ làm việc cho người lao
động trong nông thôn, nhất là khi mà lượng thiếu việc làm của người lao động
nông thôn còn tồn tại rất nhiều.
Vốn trong ngành thương mại dịch vụ có vai trò đặc biệt quan trọng. Chỉ
có thể hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ khi mà có vốn. Khi mà vốn
tăng thì hoạt động dịch vụ sẽ được mở rộng và do đó sẽ tạo nhiều chỗ làm cho
người lao động trong lĩnh vực này.
Như vậy, trong bất cứ hoạt động nào thì yếu tố vốn cũng đóng vai trò
quan trọng và gián tiếp ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động.
Yếu tố thứ hai nhưng đóng vai trò quan trọng nhất trong tư liệu sản

xuất đó là yếu tố đất đai. Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình
sản xuất. Sự ảnh hưởng của đất đai là khác nhau đối với các ngành khác nhau.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ tham gia với tư cách là
yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực không thể thay thế được. Nhưng sự
tác động của đất đai tới sản xuất nông nghiệp là có hạn vì diện tích đất đai là
không thể tăng được mà hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá thì diện
14
tích đất đai đang bị thu hẹp. Ngày nay, diện tích đất đai là có hạn, dân số thì
gia tăng do đó diện tích đất trên đầu người giảm do đó vấn đề sử dụng đất
trong nông nghiệp càng khó khăn hơn. Chúng ta đang khắc phục hạn chế trên
bằng cách khai thác chiều sâu trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra nhiều sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ruộng đất có vị trí cố
định gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng. Nó khác với các
tư liệu sản xuất khác, bởi nó không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình nếu
sử dụng đúng mục đích, hợp lý thì chất lượng của đất ngày càng tốt hơn, sức
sản xuất của ruộng đất ngày càng cao hơn. Do đó để tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động, nhất là lao động nông thôn thì vấn đề chú trọng công tác vừa
chăm sóc đất, vừa kết hợp trồng lúa, hoa màu xen kẽ là hết sức cần thiết,
tránh tình trạng nông nhàn cho người nông dân. Chúng ta cần phải chú trọng
việc sử dụng đất trong nông nghiệp để cho người lao động trong khu vực
nông nghiệp có việc làm tương đối đầy đủ. Có thể nói rằng ngành nông
nghiệp không thể tồn tại được nếu như không có đất đai, tức là người lao
động trong nông nghiệp không thể có chỗ làm việc. Vì vậy chúng ta cần khai
thác và sử dụng đất hợp lý, đồng thời phải luôn chú trọng cải tạo đất.
Trong công nghiệp thì đất đai đóng vai trò cũng rất quan trọng. Đất đai
được dùng để xây dựng nhà máy, trụ sở, xí nghiệp và nó luôn là sự lựa chọn
hàng đầu của các nhà đầu tư. Việc lựa chọn địa điểm để xây dựng nhà xưởng
hiện nay là hết sức khó khăn bởi hoạt động sản xuất kinh doanh còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác. Các nhà đầu tư luôn lựa chọn địa điểm gần
đường giao thông để dễ dàng cho việc buôn bán, trao đổi hàng hoá, và đồng

thời họ cũng chọn chỗ thoáng mát, gần nguồn điện, nguồn nước…Nhưng việc
lựa chọn mà họ quan tâm nhiều nhất là địa điểm đó phải có đông dân cư. Nơi
có đông dân cư thì sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn đồng thời việc tìm
kiếm lao động ở nơi này sẽ dễ dàng hơn.
Ngày nay thì việc lựa chọn địa điểm để hoạt động sản xuất kinh doanh
là rất khó. Mặt khác thì đang có chiều hướng người lao động chuyển dần sang
15
lĩnh vực hoạt động công nghiệp và ngành này đang là ngành tạo nhiều chỗ
làm việc mới cho người lao động. Vì vậy chúng ta cần phải khai thác phát
triển ngành công nghiệp để giải quyết việc làm cho nhiều người lao động đặc
biệt là người lao động ở nông thôn.
Trong hoạt động thương mại dịch vụ, đất đai không đóng vai trò quan
trọng bằng ngành nông nghiệp và dịch vụ nhưng cũng không thể thiếu được.
Như vậy thì trong bất cứ ngành nào thì đất đai cũng là một điều kiện
tiền đề để ngành tồn tại và phát triển. Do đó chúng ta cần phải có một chính
sách sử dụng đất hợp lý.
Ngoài yếu tố vốn và đất đai thì yếu tố về cơ sở hạ tầng cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Các yếu tố đó là
các hệ thống thuỷ lợi, giao thông, kho tàng, thông tin liên lạc, bến bãi…Các
yếu tố này phát triển tốt là tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và do đó
tạo điều kiện để phát triển các ngành khác và tạo thêm việc làm cho người lao
động. Đồng thời khi phát triển yếu tố cơ sở hạ tầng thì cũng cần một lượng
lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó thì phát triển yếu tố này sẽ thúc
đẩy các nền kinh tế phát triển và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Nhưng yếu tố này cũng không phải là yếu tố không thể thay thế được mà nó
có thể mua được bằng vốn.
Yếu tố tư liệu sản xuất là yếu tố hàng đầu tác động đến quá trình tạo
việc làm cho người lao động. Vì vậy các nhà đầu tư nên lựa chọn yếu tố này
một cách kỹ lưỡng để người lao động có điều kiện làm việc thuận lợi nhất và
tạo thêm nhiều chỗ làm cho người lao động.

1.2.2. Môi trường
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao
động. Môi trường ở đây được hiểu là môi trường tự nhiên và môi trường kinh
tế xã hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu, đất đai…Như đã nói ở phần 1.2.1 thì đất đai là điều kiện tiền
16
đề không thể thay thế được. Còn các yếu tố khác như vị trí địa lý, địa hình,
khí hậu…có tác động để lựa chọn phương thức sản xuất. Người lao động sinh
sống ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có điều kiện tìm được
việc làm dễ hơn người lao động sinh sống ở những nơi có điều kiện khắc
nghiệt. Mặt khác khi sản xuất những mặt hàng khác nhau thì không thể sản
xuất ở một nơi nhất định mà mỗi loại mặt hàng sẽ phù hợp với một điều kiện
cụ thể. Ví dụ khi sản xuất những mặt hàng như mây tre đan thì cần phải chọn
địa điểm có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng đồng thời phải chọn nơi có khí
hậu khô dáo. Do đó việc lựa chọn địa điểm để hoạt động sản xuất kinh doanh
càng trở nên khó khăn hơn đối với các nhà đầu tư. Vì vậy thì môi trường tự
nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế của một địa
phương và cũng gây ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động.
Môi trường xã hội là các chính sách của địa phương, sự quan tâm của
các cấp uỷ Đảng đối với người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo
việc làm cho người lao động. Được sự quan tâm của các cấp thì người lao
động mới hăng say làm việc, người sử dụng lao động sẽ thoải mái hoạt động
sản xuất kinh doanh. Người lao động sẽ an tâm hơn để làm việc để nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm khi được sự quan tâm của các đoàn
thể, ban ngành. Một yếu tố rất quan trọng là chính sách phát triển kinh tế của
địa phương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ cấu việc làm cho người lao động ở
địa phương đó. Do đó mỗi địa phương cần dựa vào điều kiện của địa phương
mình mà đưa ra chiến lược phát triển kinh tế cho phù hợp để tránh tình trạng
người lao động không có việc làm.

Ngoài ra môi trường xã hội còn bao gồm các chính sách cho vay vốn
với lãi suất thấp, ra luật đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có
khả năng tự tạo chỗ làm cho bản thân và gia đình đồng thời tạo việc làm cho
người lao động ở lân cận. Các yếu tố như công tác tuyên truyền, giáo dục, đào
tạo cho người dân sẽ nâng cao chất lượng lao động và sẽ tạo điều kiện dễ
dàng cho họ tìm được công việc phù hợp.
17
Việc xây dựng môi trường xã hội không những ở địa phương mà ngay
cả ở nơi làm việc của người lao động cũng phải có một môi trường thuận lợi.
Đó là việc xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp để từ đó kích thích tâm lý
người lao động, để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời doanh nghiệp
cũng phải đảm bảo các quyền lợi của người lao động để người lao động yên
tâm làm việc.
Môi trường kinh tế cũng tác động đến việc tạo việc làm cho người lao
động. Đó chính là xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ. Đồng thời môi trường kinh tế cũng là sự vận động của thị
trường hàng hoá diễn ra trong khu vực. Do đó thì môi trường kinh tế sẽ tác
động đến sự phát triển của các ngành kinh tế nên sẽ ảnh hưởng đến việc tạo
việc làm cho người lao động tại khu vực đó.
Như vậy thì các yếu tố về môi trường đều tác động đến vấn đề tạo việc
làm cho người lao động. Do vậy khi nghiên cứu chính sách tạo việc làm cho
người lao động thì các nhà hoạch định không thể bỏ qua yếu tố môi trường.
1.2.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tạo việc làm cho
người lao động. ở những địa phương có nguồn nhân lực dồi dào thì ở đó nhu
cầu về việc làm lớn và người sử dụng lao động sẽ dễ dàng tìm kiếm lao động
ở những nơi này. Và cũng ở đây đòi hỏi phải có chương trình tạo việc làm cho
người lao động có quy mô lớn hơn và gây áp lực rất nhiều cho các nhà ra
chính sách.
Bản thân người lao động có ảnh hưởng nhiều nhất đến vấn đề tạo việc

làm cho người lao động. Trong đó đại diện là sức lao động của con người.
Sức lao động là khả năng về thể lực và trí lực của con người, đó là tri thức,
sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động.
Để đánh giá sức lao động của con người thì cần phải nói đến cả chất
lượng và số lượng. Hiện nay dân số của nước ta không ngừng tăng và số
18
người trong độ tuổi lao động không ngừng tăng cao. Trong khi đó thì việc tạo
ra số chỗ làm việc mới không theo kịp tốc độ tăng của lực lượng lao động do
đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người thất nghiệp ở các thành thị và người thiếu
việc làm ở nông thôn. Do đó chúng ta cần phải có một chính sách phát triển
kinh tế xã hội đi đôi với chính sách dân số để đảm bảo cho mọi người lao
động đều có việc làm. Về chất lượng của sức lao động thì cần phải xem xét
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao
động. Hiện nay thì lao động có trình độ chuyên môn cao tập trung nhiều ở các
thành phố lớn như Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh…do vậy sẽ gây sức ép
về việc làm cho lượng lao động ở các thành phố này đồng thời cũng gây khó
khăn trong việc giải quyết việc làm cho lượng lao động có trình độ thấp ở
vùng nông thôn. Như vậy vấn đề sức lao động của người lao động cũng gây ra
sự mất cân đối về lực lượng lao động có trình độ khác nhau giữa các vùng, có
những vùng thì lại rất thừa lao động có trình độ đại học, cao đẳng nhưng lại
có những vùng rất thiếu lượng lao động này. Do đó gây khó khăn trong việc
tạo việc làm cho người lao động ở những vùng khác nhau.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao
động mà trong đó đại diện là các yếu tố tư liệu sản xuất, môi trường, bản thân
người lao động. Do vậy khi đưa ra chính sách tạo việc làm cho người lao
động cần phải xem xét các điều kiện và nhu cầu về việc làm để đáp ứng được
nhu cầu của người lao động và thị trường.
1.2.4. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm cũng có ảnh hưởng đến
việc tạo việc làm cho người lao động. Các hoạt động của chương trình mục

tiêu quốc gia về việc làm bao gồm các hoạt động chủ yếu được chia làm ba
nhánh chính : phát triển kinh tế – xã hội tạo mở việc làm; Đẩy mạnh xuất
khẩu lao động và chuyên gia; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để
19
giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối
tượng yếu thế trong thị trường lao động.
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tạo điều kiện cho người lao
động có nhiều cơ hội được làm việc và luôn hướng về việc phát triển kinh tế
xã hội toàn diện. Vì thế mà hiện nay các địa phương trong cả nước đều dựa
vào những thuận lợi hiện có của mình và thực hiện theo chương trình mục
tiêu quốc gia về việc làm để tạo việc làm cho người lao động.
1.3. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động
Vào bất cứ thời điểm nào và tại bất cứ nơi nào thì việc tạo việc làm cho
người lao động là hết sức cần thiết. Người lao động có việc làm không những
có lợi cho chính bản thân họ và gia đình đồng thời cũng có lợi cho cả địa
phương và quốc gia. Khi một quốc gia có tỷ lệ người thất nghiệp cũng như
người thiếu việc làm cao thì chứng tỏ rằng quốc gia đó chưa khai thác và sử
dụng hết nguồn lực của con người trong xã hội.
Đối với người thất nghiệp thì họ không có việc làm nên không có thu
nhập do đó khiến họ bắt buộc phải đi làm những công việc để kiếm thu nhập
trang trải cuộc sống. Đôi khi vì mục đích kiếm tiền mà người lao động đã làm
những công việc trái pháp luật mà bản chất họ không phải là như vậy. Còn đối
với người thiếu việc làm thì họ luôn bị áp lực về kinh tế bởi có mức tiền công
thấp và có khả năng bị mất việc làm. Hiện nay số người thất nghiệp ở thành
thị còn tồn tại rất nhiều và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tệ
nạn xã hội như mại dâm, ma tuý…Đối với xã hội thì thất nghiệp và thiếu việc
làm gây ra sự lãng phí nguồn lực xã hội. Thất nghiệp không những làm giảm
thu nhập của người lao động mà còn làm giảm thu nhập của toàn xã hội và xã
hội phải bỏ chi phí trợ cấp thất nghiệp do đó đời sống xã hội giảm. Thất
nghiệp làm thiệt hại cho nền kinh tế, gây khó khăn cho gia đình và xã hội dẫn

đến tiêu cực trong xã hội. Do đó tạo việc làm là hết sức cần thiết đối với mỗi
quốc gia và là yêu cầu của phát triển kinh tế.
20
Tạo việc làm là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết
những vấn đề xã hội. Mọi người lao động đều có việc sẽ rút ngắn được
khoảng cách giàu nghèo trong xã hội làm cho xã hội công bằng hơn. Mặt khác
khi có việc làm thì người lao động an tâm hơn, phát huy được khả năng sáng
tạo của mình trong công việc. Việc làm và thu nhập giúp người lao động có
điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn,
nâng cao đời sống tinh thần. Như vậy nếu tạo việc làm cho người lao động sẽ
làm cho xã hội ổn định hơn, văn minh hơn.
Tạo việc làm cho người lao động được quan tâm đúng mức sẽ thúc đẩy
nền kinh tế phát triển, xoá bỏ tình trạng nghèo đói. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi
địa phương cần phải quan tâm đến điều kiện thuận lợi của mình mà có một
chính sách tạo việc làm cho phù hợp. Mọi người lao động đều có việc làm
chứng tỏ quốc gia đó khai thác triệt để nguồn lực con người sẵn có và tạo ra
một nền sản xuất phát triển.
Tóm lại thì tạo việc làm cho người lao động không những có lợi cho
chính bản thân người lao động mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.
Tạo việc làm cho người lao động góp phần ổn định xã hội, tạo nên sức mạnh
tổng hợp để đưa đất nước đi lên trong xu thế hội nhập.
21
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN MỸ HÀO -
HƯNG YÊN
2.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho
người lao động ở huyện Mỹ Hào – Hưng Yên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hưng Yên là một tỉnh mới được tái lập từ 01/01/1997, được tách ra từ
tỉnh Hải Hưng (bao gồm tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương). Mặc dù mới

được thành lập gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua thì tỉnh Hưng
Yên đã đạt những thành tích đáng kể trong việc phát triển kinh tế, ổn định xã
hội. Một trong những huyện đi đầu trong việc phát triển kinh tế của tỉnh là
huyện Mỹ Hào.
Huyện Mỹ hào là huyện nằm trọn ở châu thổ đồng bằng sông hồng, là
cái nôi của nền văn minh lúa nước. Với vị trí dọc theo quốc lộ 5 (Hà Nội –
Hải Phòng), phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía
nam giáp huyện Mỹ Hào. Toàn huyện có 13 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên
là 79,1 km
2
diện tích đất canh tác là 9859 ha với dân số là 84655 người. Do vị
thế nằm ở vị trí trung tâm kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng -
Quảng Ninh) cho nên hiện nay có rất nhiều công ty được thành lập dọc theo
quốc lộ 5 làm cho ngành công nghiệp của huyện phát triển mạnh thu hút
22
nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực này. Đồng thời vị trí thuận lợi nên dễ
dàng giao lưu buôn bán với các tỉnh khác.
Ngoài ra huyện còn nằm ở đồng bằng Châu thổ sông Hồng hàng năm
được lượng phù sa bồi đắp cho nên rất thích hợp cho việc sản xuất nông
nghiệp – cũng là một trong những thế mạnh của huyện. Vì có vị trí thuận lợi
như vậy cho nên ngành nông nghiệp của huyện có nhiều loại cây trồng có giá
trị kinh tế cao, thu hút được một lượng lao động lớn không có trình độ chuyên
môn tham gia vào sản xuất, giải quyết được tình trạng thiếu việc làm ở nông
thôn.
Mỹ Hào nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu chia làm bốn
mùa rõ rệt, độ ẩm trung bình là 85% với lượng mưa trung bình
1500mm/năm.Với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy đã tạo điều kiện cho
việc phát triển nông nghiệp với những loại cây ngắn ngày có giá ttị kinh tế
cao, đã thu hút một lực lượng lao động lớn vào làm việc, giảm bớt số lao động
nhàn dỗi trong ngành nông nghiệp.

Ngoài ra huyện Mỹ Hào còn có hệ thống sông Hồng chảy qua nên rất
dồi dào về nguồn nước, huyện đã xây dựng các công trình thuỷ lợi, trạm tưới
tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống mạch nước ngầm với
trữ lượng rất phong phú đã đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt của người dân.
Hệ thống giao thông có thể nói là một lợi thế lớn nhất của huyện Mỹ
Hào. Nằm trên trục quốc lộ 5 do đó được Nhà nước cũng như những nhà đầu
tư quan tâm rất nhiều. Hiện nay các công ty đã mọc rất nhiều ở hai bên đường
5 và đã tạo thêm rất nhiều việc làm cho lượng lao động trong huyện và các
huyện khác. Ngoài ra hệ thống giao thông rất thuận tiện cho việc giao lưu
buôn bán với các tỉnh khác như Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội…Hệ thông
đường giao thông trong toàn huyện đều được giải nhựa và mở thành hai làn
đường cho xe chạy nên hàng hoá được luân chuyển trong toàn huyện rất dễ
dàng.
23
Tóm lại thì phần lớn điều kiện tự nhiên đều rất thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế của huyện do vậy mà việc tạo việc làm cho người lao động sẽ trở
nên dễ dàng hơn.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Tỉnh Hưng Yên còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế vì
tỉnh mới được tái lập theo đơn vị hành chính. Nhưng trong những năm gần
đây thì nền kinh tế của tỉnh đều có những bước phát triển. Một trong những
huyện đi đầu về phát triển kinh tế là huyện Mỹ Hào.
Trong các năm vừa qua thì tốc độ phát triển kinh tế của năm sau cao
hơn năm trước. Riêng năm 2005 là năm hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị
– kinh tế – xã hội, phát triển toàn diện, an ninh quốc phòng ổn định giữ vững,
tốc độ tăng trưởng kinh tế là 27,4% tăng 2,4% so với kế hoạch. Cơ cấu kinh tế
năm 2005 là 22% - 56%- 22%, giá trị bình quân đầu người đạt 797 USD/năm,
tổng thu ngân sách đạt khá, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với năm 2004. Cụ
thể là:

2.1.2.1.Về sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2005 huyện đã tập trung cao trong việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn. Tổng giá trị xản xuất nông nghiệp đạt 241 tỷ tăng 5% so với năm
2004.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 9549 ha giảm 3,5% so với năm
2004, hệ số quay vòng đất 2,2 lần. Diện tích trồng lúa đạt 8623 ha giảm 3,4%
so với năm 2004. Cây vụ đông đạt 480 ha đạt 73,8% so với kế hoạch. Công
tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục được quan tâm, các mô
hình chuyển đổi diện tích từ lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thuỷ sản
kết hợp với chăn nuôi, trồng cây có giá trị kinh tế cao đi vào hoạt động ổn
định và có bước phát triển tốt. Đến nay toàn huyện có 136 mô hình kinh tế
trang trại trong đó có 24 mô hình đạt tiêu chí theo quy định tại Quyết định số
46/2005/QĐ - UB của UBND tỉnh Hưng Yên. Đàn lợn tiếp tục tăng, tổng số
24
đàn lợn 47.210 con tăng 6,8% so với năm 2004 (đàn lợn nạc 30.660 con
chiếm 65% so với tổng số đàn lợn); đàn bò, bê 1.639 con bằng 132,8%so với
năm 2004 (trong đó bò lai Sind, bò sữa là 1.310 con chiếm 80% tổng đàn bò);
đàn gia cầm 517.000 con bằng 101,9%so với năm 2004. Diện tích nuôi trồng
thuỷ sản được duy trì và ổn định, sản lượng cá thịt đạt 900 tấn bằng 138,4%
năm 2004, sản lượng cá giống đạt 25 triệu con.
Như vậy thì nền sản xuất nông nghiệp của huyện Mỹ Hào tuy diện tích
gieo trồng có giảm 3,5% nhưng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng
5%. Sở dĩ có sự tăng này là do chăn nuôi trong huyện phát triển và thay đổi
cơ cấu chăn nuôi, mặt khác ngành trồng trọt đã đi sâu vào việc khai thác chiều
sâu của đất đai, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù như
vậy thì diện tích đất trồng trọt giảm khiến người lao động trong nông nghiệp
đã thiếu việc làm lại càng thiếu hơn. UBND huyện đã khuyến khích cho
người lao động vay vốn để mở trang trại để tạo việc làm cho bản thân và gia
đình nhưng lượng lao động nhàn dỗi trong khu vực này vẫn còn rất nhiêu.

Chúng ta cần phải có chính sách tạo việc làm cho lượng lao động trong lĩnh
vực này.
2.1.2.2. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
Sản lượng ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng cao dần
trong những năm gần đây và đóng một tỷ lệ rất cao vào tổng giá trị sản lượng
của toàn kinh tế. Năm 2004 giá trị sản lượng ngành sản xuất công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp tăng 19,7% so với năm 2003 nhưng năm 2005 tăng
28,3% so với năm 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
năm 2005 đạt 603,1 tỷ đồng, trong đó khu vực hợp tác xã công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp 436 triệu đồng; công ty cổ phần, công ty TNHH 539 tỷ 604
triệu đồng; doanh nghiệp tư nhân 13 tỷ 160 triệu đồng, khu vực hộ gia đình cá
thể là 49 tỷ 900 triệu đồng. Như vậy thì giá trị sản xuất của công ty cổ phần
và công ty TNHH đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị sản suất công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp (89,47%). Giá trị hàng xuất khẩu 5,5 triệu USD tăng
25

×