Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý chỉ dẫn địa lý tại cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.26 KB, 15 trang )

i

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1994 WTO với hơn 150 nước thành viên đã công nhận Hiệp định
về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (SHTT)
(gọi tắt là TRIPS) nhằm thiết lập các tiêu chuẩn về bảo hộ và thực thi SHTT
quốc tế trong đó có việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu đối với Chỉ
dẫn địa lý (CDĐL). Theo Điều 22 của Hiệp định thì “CDĐL được hiểu là một
chỉ dẫn nhằm xác định một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một nước
thành viên, hoặc từ một vùng, một khu vực địa lý của nước đó, với điều kiện
chất lượng, danh tiếng hay các đặc tính khác của sản phẩm chủ yếu do nguồn
gốc địa lý mang lại”.
Trên thị trường giá bán sản phẩm mang CDĐL luôn cao hơn giá bán
các sản phẩm cùng loại và theo các đánh giá chuyên môn thì càng triển khai
tốt công tác xây dựng, quản lý và khai thác các sản phẩm mang CDĐL thì
càng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc gia. Quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho hàng hoá Việt Nam tìm chỗ
đứng trên thị trường thế giới đồng thời cũng là thách thức đối với năng lực
cạnh tranh còn thấp do chất lượng kém, giá thành cao, mẫu mã đơn điệu và
đặc biệt là chưa có thương hiệu của hàng Việt Nam. Trong điều kiện đó phát
triển các sản phẩm mang CDĐL có thể được coi như một hình thức tối ưu.
Đặc biệt hiện nay Việt Nam cơ bản vẫn còn là một nước nông nghiệp, nông
sản phần lớn đều được xuất ở dạng thô với giá cả bấp bênh thường thấp hơn
giá của các nước trong khu vực và trên thế giới, trong khi đó, giá trị sản lượng
nông nghiệp tăng hàng năm với tốc độ từ 4 đến 4,5%. Việt Nam có nhiều mặt
hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc


ii



nhân, nước mắm... gắn liền với các vùng lãnh thổ nổi tiếng như gạo tám Hải
Hậu, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, chè Thái Nguyên, nhãn lồng Hưng Yên, vải
Thanh Hà, thanh long Bình Thuận, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn - Vĩnh
Kim (Tiền Giang), cá ba sa An Giang, bưởi Năm Roi Vĩnh Long, bưởi Da
Xanh Bến Tre, tiêu sọ và nước mắm Phú Quốc, muối Cà Ná..., nhiều làng
nghề truyền thống mà sản phẩm được người nước ngoài ưa chuộng như gốm
Bát Tràng, gốm Đồng Nai, lụa Hà Đông, nón lá Bài Thơ Huế,...
Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đến SHTT nói chung và
CDĐL nói riêng, trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí
tuệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005 nhằm mục đích nâng
cao nhận thức của doanh nghiệp, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của SHTT
để từ đó chủ động đăng ký bảo hộ SHTT phục vụ hoạt động sản xuất, kinh
doanh (Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ tướng Chính
phủ) thì một nội dung được ưu tiên hỗ trợ chính là đăng ký và quản lý CDĐL.
Cục SHTT là Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước và đảm bảo các
hoạt động sự nghiệp về SHTT. Trong số các nhiệm vụ được giao có nhiệm
vụ thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) cũng như
các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển nhượng liên quan đến các quyền
này quy định tại mục 4 của Điều 4 Luật SHTT được Quốc hội thông qua ngày
29/11/2005, theo Điều 750 thì “Đối tượng quyền SHCN bao gồm sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, CDĐL “.
Thực tế cho thấy trong những năm qua, nhu cầu tìm hiểu đăng ký bảo
hộ quyền SHCN cho các đối tượng là CDĐL tăng mạnh. Hầu như địa phương
nào trên toàn quốc cũng có nguyện vọng được đăng ký CDĐL cho những sản
phẩm từ địa phương mình. Tuy nhiên số lượng CDĐL được bảo hộ còn hạn
chế. Do các quy trình thiết lập hồ sơ CDĐL, xây dựng các bản thuyết minh về



iii

đặc thù cũng như việc xây dựng bản đồ vùng đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp,
việc quản lý, xử lý và thẩm định đơn CDĐL vì vậy rất cần được tin học hoá
để trợ giúp cho các cán bộ Cục SHTT hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong bối cảnh như vậy đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý CDĐL
tại Cục SHTT - Bộ Khoa học và Công nghệ” được thực hiện nhằm giải quyết
vấn đề của thực tiễn đặt ra nói chung và đối với Cục SHTT nói riêng trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Các mục tiêu cụ thể của đề tài được đặt ra là:
- Khảo sát quy trình đăng ký CDĐL tại Cục SHTT với các đặc thù
nghiệp vụ qua các khâu tiếp nhận, quản lý và xử lý các đối tượng CDĐL phù
hợp với những quy định của pháp luật;
- Xây dựng phần mềm hỗ trợ cho quy trình quản lý và xử lý CDĐL đã
nêu ở trên. Phần mềm có tính mở để có thể phát triển, nâng cấp, liên kết với
các phần mềm hoặc liên kết với các cơ sở dữ liệu khác của Cục SHTT;
- Phần mềm sẽ góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả của quá trình xem
xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký CDĐL.
3. Nội dung yêu cầu đối với đề tài
Yêu cầu chung của đề tài là trên cơ sở số hoá các dữ liệu về đơn đăng
ký CDĐL, thiết lập hệ thống tin học hoá trợ giúp cho quá trình tác nghiệp của
cán bộ Cục SHTT trong quản lý và xử lý đơn CDĐL xin đăng ký.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là quy trình quản lý và xử
lý đơn đăng ký CDĐL như một đối tượng SHCN được quy định trong các văn
bản pháp luật, các quy định, quy chế liên quan đến các quy trình công tác


iv


tương ứng cũng như kinh nghiệm thực tiễn mà Cục SHTT đã vận dụng để tiến
hành công tác xử lý đơn đăng ký CDĐL. Bên cạnh đó lý thuyết về hệ thống
thông tin quản lý với các bước cần tiến hành khi xây dựng và phát triển một
phần mềm ứng dụng cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài để trên cơ sở đó
xây dựng phần mềm phù hợp với yêu cầu của bài toán thực tế đặt ra.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp đi từ phân tích chức năng đến mô hình hoá.
- Phương pháp phân tích hệ thống có cấu trúc.
- Các phương pháp thu thập thông tin cho quá trình phân tích.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp luận xây dựng phần mềm ứng dụng.
6. Đóng góp khoa học của đề tài
- Mô hình hoá quy trình quản lý và xử lý đơn đăng ký CDĐL tại Cục
SHTT.
- Xây dựng một phần mềm phục vụ công tác tin học hoá quy trình quản
lý CDĐL tại Cục SHTT.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, giải thích từ viết tắt, các phụ lục và
danh mục tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Cục SHTT và quy trình xử lý nghiệp vụ đơn
đăng ký CDĐL.


v

Chương 2: Phương pháp luận xây dựng phần mềm ứng dụng trong xây
dựng phần mềm quản lý chỉ dẫn địa lý.

Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lý CDĐL tại Cục SHTT.


vi

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ
QUY TRÌNH XỬ LÝ NGHIỆP VỤ ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1.1. Tổng quan về Cục Sở hữu trí tuệ
Vị trí và chức năng:
Một trong những chức năng được quy định: Cục Sở hữu trí tuệ là Cơ
quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp về sở hữu trí tuệ được quy định tại
Điều 1 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm
2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 khoản
3 Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Một trong số các nhiệm vụ được quy định:
- Ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí
tuệ, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các biểu mẫu, chứng chỉ, văn bằng
bảo hộ, quy chế, tiêu chuẩn liên quan đến việc đăng ký xác lập các quyền sở
hữu công nghiệp cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác phù hợp với các
quy định của pháp luật;
- Thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy
định của pháp luật;
- Thực hiện các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển nhượng liên
quan đến các quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;



vii

1.2. Quá trình phát triển của Cục Sở hữu trí tuệ
Giai đoạn trước 1982: Thành lập Phòng Sáng chế phát minh thuộc Ủy ban
Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Giai đoạn 1981 - 1989: Thành lập Cục Sáng chế, xây dựng hệ thống bảo hộ
sở hữu công nghiệp phù hợp cơ chế thị trường.
Giai đoạn 1990 – 1995: Cục Sáng chế đổi tên thành Cục Sở hữu công nghiệp.
Giai đoạn 1996 – 2002: Phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp hội nhập
quốc tế và khu vực.
Giai đoạn 2003 đến nay: Cục Sở hữu công nghiệp đổi tên thành Cục Sở hữu
trí tuệ.
1.3. Quy trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng
hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh,
dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc
gia;
b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên
quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có
nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất
lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có
được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ
sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký
chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.



viii

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
TRONG XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

2.1. Các phương pháp luận xây dựng phần mềm
2.1.1. Vòng đời phát triển của phần mềm
Vòng đời phát triển hay còn gọi là “mô hình thác nước” cho một cách
tiếp cận hệ thống, tuần tự tới công việc phát triển phần mềm. Tuy trong bối
cảnh áp dụng vào thực tế ngày nay xuất hiện một số điểm yếu và bất hợp lý
nhưng nó vẫn là một mô hình thủ tục được sử dụng rộng rãi nhất, đóng một
vai trò quan trọng có ý nghĩa tổng quát trong công nghệ phần mềm như một
tiêu bản để có thể bố trí các phương pháp tương ứng với từng giai đoạn trong
công việc phát triển phần mềm. Vòng đời phát triển bao gồm các hoạt động
được liệt kê như sau:

Hình 2.1. Mô hình vòng đời phát triển phần mềm


ix

2.1.2. Làm bản mẫu phần mềm
Làm bản mẫu là một tiến trình mà kỹ sư phần mềm có khả năng tạo ra
mô hình cho phần mềm cần phải xây dựng. Mô hình có thể là:
1) Bản mẫu trên giấy hay trên máy tính mô tả các giao diện người máy;
2) Bản mẫu làm việc cài đặt một tập con các chức năng của phần mềm
mong muốn;
3) Một chương trình đã có thể thực hiện một phần hay tất cả các chức
năng nhưng cần cải tiến thêm các tính năng khác.

Một dãy các sự kiện của quy trình làm bản mẫu phần mềm như sau:

Hình 2.2.Quy trình làm bản mẫu phần mềm


x

Trước hết kỹ sư phần mềm và người sử dụng gặp nhau xác định các mục tiêu
tổng thể cho phần mềm, xác định các yêu cầu nào đã biết, và các yêu cầu nào
cần phải xác định thêm. Sau đó là giai đoạn thiết kế nhanh. Nội dung công
đoạn thiết kế nhanh tập trung vào việc biểu diễn các khía cạnh của phần mềm
thấy được đối với người dùng (cách đưa vào và định dạng đưa ra). Kết quả
qui trình thiết kế nhanh là một bản mẫu. Bản mẫu này được người sử dụng
đánh giá và là cơ sở để làm mịn phần mềm.
2.1.3. Vai trò của thiết kế phần mềm

Hình 2.3.Thiết kế phần mềm và công nghệ phần mềm
Thiết kế phần mềm nằm ở trung tâm tiến trình công nghệ phần mềm
cho dù có áp dụng khung cảnh công nghệ nào. Sau khi các yêu cầu phần mềm
được phân tích và đặc tả thì ba hoạt động kỹ thuật là thiết kế, lập trình và
kiểm thử được tiến hành để biến đổi thông tin với mục đích xây dựng và kiểm
chứng để cuối cùng tạo ra phần mềm máy tính hợp lệ.


xi

Hình 2.4. Tầm quan trọng của thiết kế
Thiết kế, lập trình và kiểm thử chiếm phần lớn (ước tính 75%) chi phí
công nghệ phần mềm, đồng thời chúng quyết định chất lượng cũng như khả
năng thành công của công tác cài đặt cũng như bảo trì phần mềm sau này.

Chính bởi thiết kế là cách duy nhất để dịch chính xác yêu cầu của người dùng
thành sản phẩm phần mềm cuối, nên chính nó là yếu tố quyết định sự thành
bại của phần mềm.
2.1.4. Qui trình xây dựng phần mềm
Qui trình 6 bước xây dựng phần mềm ứng dụng :
- Xác định yêu cầu;
- Phân tích;
- Thiết kế;
- Lập trình;
- Kiểm thử;
- Cài đặt;


xii

CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

3.1. Phân tích bài toán quản lý chỉ dẫn địa lý
Phân tích nội dung bài toán quản lý chỉ dẫn địa lý


xiii

Xác định cấu trúc hệ thống:
- Các modul chính
Mô hình hoá quy trình nghiệp vụ:
- Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
- Sơ đồ mức ngữ cảnh

- Mô hình DFD

Hình 3.4. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) mức 0


xiv

3.2. Thiết kế phần mềm quản lý chỉ dẫn địa lý
Thiết kế kiến trúc hệ thống
- Thiết kế theo chức năng hệ thống
- Thiết kế theo nhóm công việc trong hệ thống
Thiết kế đầu ra
- Thiết kế các mẫu thông tin
- Thiết kế báo cáo, biểu bảng
- Thiết kế công văn kết xuất
Thiết kế đầu vào
- Các dữ liệu, tài liệu, văn bản cung cấp thông tin đầu vào
- Phương thức mã hoá thông tin
Thiết kế cơ sở dữ liệu
- Thiết kế các bảng dữ liệu cho các phạm trù
- Các mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu
Thiết kế một số thuật toán cơ bản
Lựa chọn ngôn ngữ lập trình
- Cơ sở dữ liệu: MS-Access 2003;
- Ngôn ngữ lập trình: MS-Visual Basic 6.0;
- Hệ điều hành: MS-WindowsXP;
- Hệ điều hành mạng: MS-Windows Server 2000.


xv


KẾT LUẬN
Quá trình tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới làm nảy sinh nhiều
vấn đề liên quan đến quyền SHTT và quyền SHCN. Số lượng các vụ việc liên
quan và số đơn nộp xin được bảo hộ cho các đối tượng SHCN tăng với tốc độ
lớn. Việc áp dụng CNTT để tự động hoá từng phần các thao tác nghiệp vụ,
chuyển các CSDL từ giấy sang điện tử … là việc làm cần thiết. Với một hệ
thống lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, việc triển khai các
ứng dụng CNTT theo hướng tự động hoá một cách đúng đắn sẽ tránh được
những lãng phí lớn phát sinh sau khi đưa hệ thống vào sử dụng, điều quan
trọng là không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của Cục SHTT, độ chính
xác của dữ liệu được xử lý, gây thiệt hại cho người dùng và uy tín của Cục.
Luận văn này có mục đích xây dựng một phần mềm tin học hoá quản lý
các chỉ dẫn địa lý nộp đơn xin bảo hộ vào Cục SHTT. Những kết quả chính
mà Luận văn đạt được là:
- Nghiên cứu hệ thống quản lý, thủ tục xử lý nhằm bảo hộ đối tượng
SHCN là chỉ dẫn địa lý
Mô hình hoá hệ thồng bằng sơ đồ DFD
- Thiết kế xây dựng CSDL chỉ dẫn địa lý nộp đơn xin bảo hộ, đang
được bảo hộ và các CDĐL tiềm năng
- Xây dựng phần mềm quản lý CDĐL bao gồm 1 số chức năng đáp ứng
yêu cầu tin học hoá trước mắt của Cục SHTT trong công tác xử lý đơn CDĐL
Hy vọng rằng trong thời gian tới với sự tham gia tích cực của các
chuyên gia tin học, hệ thống thông tin tin học hoá của Cục SHTT sẽ được xây
dựng hiệu quả đáp ứng sự mong đợi của đông đảo người dùng và các cán bộ
trong Cục.




×