Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xu hướng mua lại và sáp nhập và một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trong bối cảnh gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.41 KB, 15 trang )

i
LỜI NĨI ĐẦU
Việt nam đã chính thức là thành viên của WTO (7/11/2006) và sẽ từng
bước thực hiện các cam kết theo lộ trình đã thoả thuận về việc mở cửa trong
lĩnh vực hàng hố, dịch vụ trong đó có dịch vụ tài chính ngân hàng. Có thể
nhận thấy rằng cùng với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới thì trong thời gian tới lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam sẽ khơng
tránh khỏi việc đối mặt với xu hướng M&A. Tuy nhiên, kinh nghiệm của một
số nước cho thấy M&A là một xu thế tất yếu. Nó có thể gây ra những tác
động tiêu cực nhưng cũng đồng thời là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của
nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng. Vì vậy,
chính phủ Việt Nam cần có định hướng và các chính sách quản lý hiệu quả để
giảm các tác động xấu của hoạt động M&A vì hoạt động của hệ thống ngân
hàng đặc biệt nhạy cảm đối với sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
Hiện tại, M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam chỉ dừng lại ở mức
độ là cho phép các ngân hàng, các tổ chức tài chính (hay cịn gọi là đối tác
chiến lược trong và ngoài nước) được phép mua cổ phần của các ngân hàng
Việt Nam. Tuy nhiên với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, hoạt động M&A sẽ diễn ra trong thời gian gần. Từ thực tiễn trên, tác giả
đã mạnh dạn chọn đề tài: ‘Xu hướng mua lại và sáp nhập và một số vấn đề
đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh gia
nhập WTO’ để nghiên cứu.


ii
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CÁC CÔNG TY
VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1. Khái niệm Mua lại và sáp nhập


Mua lại là việc một cơng ty chiếm lĩnh hồn tồn một cơng ty khác và
đóng vai trị người chủ sở hữu mới của cơng ty đó. Trên góc độ pháp lý, công
ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại “nuốt” trọn hoạt
động kinh doanh của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đi mua lại
vẫn được giao dịch bình thường.
Sáp nhập là việc hai cơng ty thường là có cùng quy mơ, thống nhất sẽ
cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên
gọi mới (hai cái tên cũ sẽ khơng cịn tồn tại).
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Một số hình thức sáp nhập
Dựa vào mối quan hệ giữa hai công ty tiến hành sáp nhập, người ta chia
thành các hình thức sáp nhập sau đây: sáp nhập cùng ngành (sáp nhập chiều
ngang), sáp nhập dọc (đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng), sáp nhập
mở rộng thị trường, sáp nhập mở rộng sản phẩm và sáp nhập kiểu tập đoàn.
Dựa vào cách thức cơ cấu tài chính, có hai hình thức sáp nhập như sau:
sáp nhập mua (một công ty mua lại một công ty khác bằng tiền mặt hoặc
thông qua một số công cụ tài chính) và sáp nhập hợp nhất (Với hình thức sáp
nhập này, một thương hiệu cơng ty mới được hình thành và cả hai công ty
được hợp nhất trong công ty mới.)
1.1.2.2. Một số hình thức mua lại
Việc mua lại có thể tiến hành bằng tiền mặt, cổ phiếu hay kết hợp cả hai
loại trên.


iii

1.2. Các lý thuyết giải thích xu hướng Mua lại và sáp nhập
1.2.1. Tính kinh tế của quy mơ (Economics of scale)
1.2.1.1. Hiệu suất của quy mô
Khái niệm hiệu suất của quy mô đề cập đến sự thay đổi của sản lượng

khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo cùng tỷ lệ trong dài hạn. Nếu tăng
lượng đầu vào sử dụng lên  lần, sản lượng tăng lên một tỷ lệ lớn hơn  thì
quá trình sản xuất có hiệu suất tăng của quy mơ và ngược lại gọi là hiệu suất
giảm theo quy mô. Trường hợp tỷ lệ tăng đầu vào và đầu ra bằng nhau được
gọi là hiệu suất khơng đổi theo quy mơ.
1.2.1.2. Tính kinh tế và phi kinh tế của quy mơ
Tính kinh tế theo quy mơ đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó
một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình qn trên
mỗi sản phẩm sản xuất ra. Tính kinh tế theo quy mơ tồn tại ở hầu hết các
ngành, có thể phát huy tác dụng ở cả cấp nhà máy và cấp công ty bao gồm
nhiều nhà máy.
1.2.2. Tái tổ chức
Là việc sắp xếp lại các doanh nghiệp có quy mơ sản xuất và kinh doanh
nhỏ để tạo ra lợi thế theo quy mơ và hạn chế tình trạng cạnh tranh tự do quá
mức đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế.
1.2.3. Lý thuyết cộng hưởng trong M&A
Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kỳ diệu nhất giải thích cho mọi
thương vụ mua bán sáp nhập. Cộng hưởng sẽ cho phép hiệu quả và giá trị của
doanh nghiệp mới (sau khi sáp nhập) được nâng cao. Lợi ích mà các doanh
nghiệp kỳ vọng sau mỗi thương vụ M&A bao gồm: giảm nhân viên, đạt được
hiệu quả dựa vào quy mô, trang bị công nghệ mới, tăng cường thị phần và
danh tiếng trong ngành.


iv

1.3. Phương thức và cách thức tiến hành mua lại và sáp nhập
1.3.1. Mua lại và sáp nhập thân thiện
1.3.1.1. Sáp nhập
Sáp nhập thân thiện có 4 cách thức tiến hành như sau: đại hội cổ đông

của hai công ty chấp thuận sáp nhập, lấy cổ phiếu mua cổ phiếu (Stock for
stock), lấy cổ phiếu mua tài sản của B (stock for assets exchange) và mua tay
ba (triangular merger).
1.3.1.2. Mua lại thân thiện
có 2 cách như sau: mua tài sản trả bằng tiền mặt và mua cổ phiếu.
1.3.2. Mua lại thù địch
Mua bán theo cách thù địch là khi A làm mà hội đồng quản trị của B
không chấp nhận. Nó chỉ xảy ra ở các cơng ty đã niêm yết.

1.4. Tác động của hoạt động Mua lại và sáp nhập
1.4.1. Tác động tích cực
a. Sự hợp tác có lợi cho cả đôi bên
b. Mở rộng thị trường
c. Giá cả cạnh tranh
d. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ
e. Hiệu quả vận hành
1.4.2. Tác động tiêu cực
a. Hình thành cơ cấu độc quyền đa phương
b. Cắt giảm việc làm
c. Sự thơn tính của ngân hàng nước ngồi


v

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CÁC
NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Tổng quan về thực trạng Mua lại và sáp nhập các ngân
hàng trên thế giới
2.1.1. Xu hướng tồn cầu hố trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính đã dẫn đến xu hướng quốc tế
hoá trong hoạt động ngân hàng thế giới. Hai thập kỷ qua chứng kiến sự
chuyển dịch từ xu hướng ngân hàng quốc tế sang ngân hàng tồn cầu hóa.
Hoạt động ngân hàng quốc tế là hoạt động ngân hàng xuyên biên giới với việc
huy động vốn trong nước để cho vay ở nước ngoài.
2.1.2. Thực trạng Mua lại và sáp nhập ngân hàng trên thế giới
Với xu hướng trên các ngân hàng trên thế giới đang nỗ lực mở rộng hoạt
động bằng cách thúc đẩy tăng trưởng hoặc thông qua hoạt động Mua lại và
sáp nhập
* Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ
Các ngân hàng Mỹ cịn vươn ra thâu tóm các ngân hàng khác trên phạm
vi tồn cầu. Điển hình như thương vụ tập đồn tài chính Citigroup của Mỹ
mua lại Ngân hàng Bank of Overseas Chinese (BOC) của vùng lãnh thổ Đài
Loan với giá 425 triệu USD, tương đương 36 xu Mỹ/cổ phiếu. Khi thương vụ
này được hoàn tất vào nửa cuối năm 2007, Citigroup và BOC sẽ có tổng giá
trị tài sản 22,8 tỷ USD và 66 chi nhánh tại Đài Loan, trong đó BOC có 55 chi
nhánh và Citigroup có 11 chi nhánh.
* Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, 3 siêu ngân hàng mới ở Nhật Bản đã mua lại 11 ngân hàng
cũ và hiện đang sắp xếp lại hoạt động của các ngân hàng này. Ngân hàng


vi
Japan Post lớn nhất Nhật Bản sau khi hoàn thành tiến trình tư nhân hóa vào
tháng 10/2007, có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường
quốc tế.
* Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Trung Quốc sau khi
gia nhập WTO
Ngân hàng United Commercial Bank của Mỹ sẽ mua lại Ngân hàng Phát
triển doanh nghiệp Thượng Hải với giá 205 triệu USD. Morgan Stanley sẽ

mua lại Ngân hàng Nan Tung của Trung Quốc. Ngân hàng lớn nhất Trung
Quốc ICBC đã thiết lập kỷ lục mua lại trong ngành ngân hàng Trung Quốc
tiến hành khi bỏ ra 5,6 tỷ USD để mua 20% cổ phần của ngân hàng Standard
Bank của Nam Phi vào tháng 10 năm ngoái. TQ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động M&A ra bên ngoài lãnh thổ do dự trữ ngoại hối lớn, tiềm lực kinh tế
mạnh và tận dụng thời cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu để tiến hành M&A
với giá rẻ.

2.2. Một số thương vụ mua lại và sáp nhập điển hình trong lĩnh
vực ngân hàng trên thế giới
2.2.1. Thương vụ Mua lại và sáp nhập ING
Trước khi bị thâu tóm ING cũng đã mua và bán lại các cơng ty đã mua
trong số đó có Baring Bank, BHF … nhưng cuối cùng chính ngân hàng này
cũng bị thâu tóm.
2.2.2. Thương vụ sáp nhập ngân hàng ABN AMRO
Ngày 23/4/2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO
trong một thương vụ trị giá 67 tỉ Euro. Theo John Varley thuộc Barclay, đây
là “thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tồn cầu, và
giao dịch xuyên quốc gia tầm cỡ nhất”.


vii

2.3. Hoạt động M&A ngân hàng năm 2008
2.3.1. Standard Chartered PLC mua lại Ngân hàng American Express
Tập đoàn Standard Chartered PLC thơng báo, từ ngày 29/2/2008, Tập
đồn đã hồn tất việc mua lại Ngân hàng American Express (AEB) từ Công ty
American Express (AXP) với tổng giá trị 823 triệu USD.
2.3.2. JP Morgan mua lại Bear Steans
Ngày 29/05, JP Morgan đã hoàn tất vụ mua lại Bear Steans, chấm dứt kỷ

nguyên của Bear Stearns tại Phố Wall. Được sự hậu thuẫn của Bộ Tài chính
và Cục dự trữ liên bang (FED), JP Morgan bước đầu đã đồng ý mua lại Bear
Steans với mức giá 236 triệu USD, tức chỉ tương đương 2 USD/cổ phiếu, thấp
hơn 90% giá cổ phiếu của ngân hàng này vào lúc đóng cửa trước khi vụ mua
bán được thông báo.
2.3.3. JP Morgan Chase & Co mua lại Washington Mutual Inc.
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm
sốt WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ
cho JPMorgan Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD.
2.3.4. Wells Fargo mua lại Wachovia Bank
Nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng tài chính là Wachovia, ngân
hàng lớn thứ 6 của Mỹ đã chấp nhận để ngân hàng Wells Fargo mua lại với
giá 15,1 tỷ USD mà không cần đến sự hộ thuẫn của chính phủ Mỹ. Với thoả
thuận này, Wachovia đã bỏ qua lời đề nghị trị giá 2,2 tỷ USD trước đó của
Citigroup.
2.3.5. BNP Paribas SA mua lại Fortis Bank
Trong đêm Chủ nhật 5/10, ngân hàng BNP Paribas SA của Pháp gửi
email thông báo đã thỏa thuận chi 14,5 tỷ Euro (tương đương 19,8 tỷ USD) để
mua lại ngân hàng Fortis, trong đó có 9 tỷ Euro bằng cổ phiếu và 5,5 tỷ Euro
bằng tiền mặt.


viii
Như vậy làn sóng M&A trong lĩnh vực ngân hàng sẽ vẫn cịn tiếp diễn
và dự đốn ngày càng sơi động trên phạm vi toàn cầu do tác động của cuộc
khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn của Mỹ cộng với tác động của khủng hoảng
giá dầu đã lan rộng ra phạm vi toàn thế giới làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế toàn cầu và tác động trực tiếp đến lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời
gian tới.



ix

CHƯƠNG 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO
TRƯỚC XU THẾ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
3.1. Tính tất yếu của xu thế Mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực
ngân hàng
3.1.1. Hội nhập quốc tế và cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng
Theo biểu cam kết trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam sẽ mở cửa thị
trường tài chính theo như thơng lệ quốc tế để đảm bảo các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng nước ngồi đang hoạt động ở Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng
như các ngân hàng trong nước. Cụ thể, NHNN được phép thực hiện các nghiệp
vụ như huy động tiền gửi; cho vay dưới mọi hình thức, kể cả tín dụng tiêu dùng,
cầm cố, thế chấp; th mua tài chính; thanh tốn và chuyển tiền, bảo lãnh và cam
kết, kinh doanh trên tài khoản, môi giới tiền tệ, tư vấn trung gian...
3.1.2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong thời gian qua
a. Ngân hàng trong nước
* Quy mô về vốn
Khối NHTM quốc doanh với số vốn tự có (sau khi đã được sự hỗ trợ
nhiều mặt, bằng nhiều cách của Chính phủ) mới đạt gần 13 nghìn tỉ đồng
(tương đương gần 800 triệu USD). Khối ngân hàng thương mại cổ phần có
vốn tự có thậm chí cịn nhỏ hơn rất nhiều và nếu thực hiện đúng lộ trình là
tăng vốn lên 3000 tỷ vào năm 2010 thì quy mơ cũng q nhỏ bé.
* Hiệu quả hoạt động và các chỉ tiêu tài chính
Quy mơ tài sản có của các NHTM quốc doanh chỉ khoảng trên dưới 100



x
nghìn tỉ đồng (tương đương 6.500 triệu USD). Đối với NHTM cổ phần, tổng
tài sản có bình qn của NH lớn nhất cũng chỉ được khoảng 40 triệu USD. Vì
vậy, tỉ lệ an toàn vốn chưa đạt được mức 8% như thông lệ quốc tế. Chỉ tiêu lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) - đều
rất thấp bởi 70-90% tỉ trọng nguồn thu chủ yếu vẫn là từ hoạt động thu lãi.
* Cơ chế quản lý ngân hàng cịn nhiều yếu kém
Thơng tin không minh bạch, quản lý rủi ro kém. Hầu hết các ngân hàng
đều chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn Basel.
* Sản phẩm và công nghệ
Sản phẩm rất nghèo nàn chủ yếu áp dụng hai nghiệp vụ là huy động và
cho vay. Sản phẩm dịch vụ cao cấp khác như cho th tài chính, bao thanh
tốn, nghiệp vụ tương lai, quyền chọn … vẫn còn là khái niệm rất xa lạ. Cơng
nghệ ngân hàng vẫn cịn là câu chuyện phải bàn.
b. Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi
Trong năm 2005, tổng tài sản của các tổ chức tài chính nước ngồi tại
Việt Nam là 6,2 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2004, và tổng thu nhập trước
thuế tăng 45%. Tính đến cuối năm 2005, tổng dư nợ tín dụng của các chi
nhánh ngân hàng nước ngồi tăng 30% so với năm 2004. Đáng chú ý là tỷ lệ
các khoản cho vay không sinh lời của các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm
khoảng 0,06% tổng dư nợ.
Số lượng ngân hàng ở Việt Nam quá lớn so với quy mô của nền
kinh tế
Theo danh sách xếp hạng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng giá trị GDP của
VN mới đạt khoảng 65 tỉ USD, nhưng cả nước lại có 84 ngân hàng và 22
cơng ty tài chính. Trong khi đó ở Hàn Quốc, dân số gần 50 triệu người, GDP
cả nước đạt gần 1.000 tỉ USD, trước đây có 25 ngân hàng nhưng nay đã giảm
xuống chỉ còn hơn một nửa. Điều này nói lên số lượng ngân hàng ở Việt Nam
quá lớn so với quy mô nền kinh tế.



xi

3.2. Dấu hiệu của hoạt động Mua lại và sáp nhập ngân hàng ở
Việt Nam
3.2.1. Hợp tác chiến lược với đối tác nước ngồi
Làn sóng mua bán cổ phần và lựa chọn đối tác nước ngồi diễn ra rất sơi
động. Tính đến nay, các ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ANZ, OCBC,
UOB … đều có cổ phần trong các ngân hàng trong nước. Cụ thể như: SCB
đầu tư 22 triệu USD mua cổ phiếu ACB, HSBC mua 15% cổ phiếu của
Techcombank, ANZ nắm 10% của Sacombank, OCBC nắm giữ 20% cổ phần
của VP Bank … và gần đây nhất là Maybank góp 15% cổ phần của An Bình.
3.2.2. Hợp tác tồn diện với các tổ chức trong nước
Xu thế hợp tác này diễn ra theo hai hướng sau:
a. Ngân hàng hợp tác với ngân hàng
Xu hướng bắt tay giữa các ngân hàng nội địa ngày càng rõ nét. Bên cạnh
bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nội địa cũng đang
vào cuộc đua tìm đối tác chiến lược từ các ngân hàng trong nước để tìm sự
liên kết trong hệ thống ngành. Bên cạnh việc mở rộng kênh phân phối, thu hút
khách hàng, việc hợp tác giữa các ngân hàng trong nước sẽ tận dụng những
kinh nghiệm của nhau, chuyển những điểm yếu thành điểm mạnh để cùng
phát triển.
b. Ngân hàng hợp tác với các tập đoàn kinh tế lớn khác
Ngân hàng cũng bắt tay với các tập đoàn kinh tế lớn để gia tăng sức
mạnh của mình cũng như tận dụng các lợi thế của nhau như: BIDV đã ký kết
thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đồn Bưu chính - Viễn thơng Việt Nam
(VNPT)…

3.3. Xu hướng Mua lại và sáp nhập trong ngành ngân hàng tại

Việt Nam trong thời gian tới
Thị trường M&A giữa các ngân hàng (NH) nội địa với nhau có khả năng
xảy ra 2 trường hợp : Thứ nhất, là việc M&A giữa các NH lớn với các NH
nhỏ. Thứ hai là các NH có tầm hoạt động ngang nhau sáp nhập với nhau để


xii
trở thành những NH lớn hơn có quy mơ hoạt động rộng hơn. Tuy nhiên, khả
năng thứ nhất sẽ xảy ra sớm và nhanh hơn. Tuy nhiên sẽ vẫn chờ một thời
gian nữa để hoạt động M&A thực sự nở rộ vì: Thứ nhất, quan niệm của các
ngân hàng Việt Nam về M&A vẫn còn khá mới mẻ và chưa có cái nhìn
thống về vấn đề này. Thứ hai, lĩnh vực tài chính được xem là ngành nghề
nhạy cảm, sự ra đời của một ngân hàng đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Do đó,
một thương vụ mua bán, sáp nhập kết thúc cũng phải mất nhiều thời gian, trên
dưới 1 - 2 năm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến khi làn sóng M&A nở rộ trên thị
trường tài chính thì việc mua lại cổ phần của ngân hàng "nội" sẽ được nhiều
nhà băng "ngoại" tăng cường mạnh mẽ. Vì so với thủ tục xin thành lập một
ngân hàng con 100% vốn ngoại thì việc mua lại một tỷ lệ cổ phần của ngân
hàng trong nước được thực hiện dễ hơn.

3.4. Những vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại Việt
Nam trước xu thế Mua lại và sáp nhập
3.4.1. Khung pháp lý đối với hoạt động Mua lại và sáp nhập của Việt Nam
Hiện tại để điều chỉnh hoạt động M&A, cùng lúc có sự hiệu lực của bốn
bộ luật là luật đầu tư 2005, luật DN 2005, luật chứng khoán 2006 và luật
Cạnh tranh. Sự vênh nhau của các luật này đã khiến hoạt động M&A thêm
“trắc trở”. Do đó, cần có một hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ và minh bạch
làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch M&A, hạn chế tập trung kinh tế và
cạnh tranh không lành mạnh.

3.4.2. Thương hiệu sau khi tiến hành Mua lại và sáp nhập
Mục đích của việc sáp nhập là tăng giá trị của ngân hàng bằng cách này
hoặc cách khác. Vì thế, chiến lược thương hiệu của các ngân hàng M&A cũng
phải đặt mục tiêu làm tăng giá trị thương hiệu lên hàng đầu. Tuy nhiên việc
lựa chọn thương hiệu sau khi Mua lại và sáp nhập là cả vấn đề lớn vì hầu hết
các ngân hàng có khả năng mua lại hoặc sáp nhập ở Việt Nam đều là các ngân
hàng mới thành lập hoặc mới chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn sang đô thị.


xiii
Chỉ có một số rất ít ngân hàng xây dựng thành công thương hiệu mạnh và
được yêu quý tại Việt Nam bao gồm các ngân hàng nhà nước như VCB,
Vietinbank, BIDV, Agribank và một số ngân hàng cổ phần như ACB,
Sacombank…
3.4.3. Vấn đề định giá trong M&A
Việc định giá công ty để quyết định mua là một khâu quan trọng trong
quá trình mua bán sáp nhập. Phương pháp định giá có thể dựa trên Tỷ suất
P/E, Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales), Chi phí thay thế
và Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)
3.4.4. Lựa chọn đối tác chiến lược
Lựa chọn đối tác phù hợp với chiến lược phát triển, lĩnh vực kinh doanh
và văn hố cơng ty là điều hết sức quan trọng.
3.4.5. Tái cơ cấu nhân sự

3.5. Một vài đề xuất phát triển hoạt động M&A ngân hàng
trong thời gian tới
* Kiến nghị đối với các ngân hàng
Thứ nhất, các ngân hàng trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình bằng cách đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, đầu tư chú trọng phát
triển công nghệ và nhân lực đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của

khách hàng, chú trọng xây dựng thương hiệu mạnh.
Thứ hai, các ngân hàng cần nhìn nhận một cách chính xác vị trí của mình
trên thị trường. Trong trường hợp, việc sáp nhập là ý tưởng tốt nhất để phát
triển, cần xây dựng chiến lược M&A cho riêng mình một cách chính xác hoặc
th các chun gia tư vấn có kinh nghiệm vì hoạt động ngân hàng thường
tiềm ẩn rất nhiều yếu tố phức tạp và có quy mơ rất lớn. Chiến lược M&A bao
gồm cả cơng việc tìm kiếm đối tác tiềm năng, tái cơ cấu tổ chức, xây dựng
thương hiệu, chuẩn bị ngân sách và lựa chọn hình thức mua lại và sáp nhập
phù hợp.
Thứ ba, lựa chọn đối tác phù hợp là điều then chốt quyết định sự thành


xiv
công. Các ngân hàng khi muốn tiến hành mua lại và sáp nhập cần xem xét đến
sự phù hợp về văn hố cơng ty, quy mơ hoạt động và tính đến hiệu quả sau sáp
nhập mua lại. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các tập đoàn ngân hàng nước
ngoài, xu hướng sáp nhập các ngân hàng nội trong nước là sự lựa chọn tốt.
* Đề xuất về phía quản lý nhà nước
Thứ nhất, nhà nước nên hoàn thiện hệ thống luật điều chỉnh hoạt động
M&A.
Thứ hai, để trách việc bị thơn tính bởi ngân hàng nước ngồi, nhà nước
nên tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bằng cách nâng cao quy định về
vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước tạo động lực để
cách ngân hàng có quy mơ nhỏ tiến hành mua lại và sáp nhập với nhau để
nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, ngân hàng Nhà
nước cần được thúc đẩy hơn nữa và thể chế hóa việc áp dụng các chuẩn mực
và thơng lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng (CAMELs, BASEL) vào trong
thực tiễn quản trị và hoạt động của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ ba, cần có quy định để bảo vệ quyền lợi cho người lao động như chế
độ phụ cấp trợ cấp đối với những nhân viên bị tinh giảm do mua lại sáp nhập …

Thứ tư, đối với những ngân hàng bị phá sản do khơng làm ăn thua lỗ và
khơng tìm được đối tác mua lại và sáp nhập, ngân hàng cần cấp hạn mức tín
dụng cho các ngân hàng lớn trong nước để tiến hành mua lại, tránh những tác
động xấu cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hạn mức tín dụng đó có thể được
lấy từ lợi nhuận thặng dư do phát hành thêm cổ phiếu và bán cổ phần cho đối
tác nước ngồi.
Thứ năm, trong q trình cổ phần hố các ngân hàng quốc doanh mà thời
gian tới sẽ cổ phần hố ngân hàng Cơng Thương Việt Nam – Vietinbank,
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, nhà nước nên có phương
pháp định giá doanh nghiệp phù hợp để tránh bán rẻ tài sản quốc gia và đồng
thời tránh việc định giá quá cao gây khó khăn cho việc tìm đối tác chiến lược,
người thực sự song hành cùng ngân hàng trong việc cải tiến hoạt động, nâng
cao năng lực cạnh tranh … giống như bài học từ việc định giá Vietcombank.


xv
KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hố trong lĩnh vực ngân hàng
tài chính, thời gian gần đây hoạt động Mua lại và sáp nhập đã diễn ra với tốc
độ nhanh và ngày càng trở nên sôi động.
Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Cơng thương), trong nửa
đầu năm 2007 có 46 vụ Mua lại và sáp nhập (với tổng giá trị 626 triệu USD,
cao gấp 2 lần năm 2006 và gấp 15 lần năm 2005) trong đó lĩnh vực tài chính –
ngân hàng chiếm nhiều nhất với 9 vụ. Làn sóng M&A sẽ càng sôi động trong
thời gian tới khi Việt Nam phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt hơn.
Vì vậy các chính bản thân các ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý
nhà nước cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho làn sóng M&A sắp tới. Về phía ngân
hàng, cần phải xây dựng kế hoạch M&A chu đáo và lựa chọn đối tác thích
hợp. Về phía nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý một cách

minh bạch rõ ràng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sáp nhập mua lại.
Đồng thời phải có những chính sách hợp lý để bảo vệ người lao động, khách
hàng, chống độc quyền cũng như trách sự thôn tính của ngân hàng nước
ngồi.



×