Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài nguyên lưỡng cư, bò sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.73 KB, 11 trang )

TÀI NGUYÊN LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI
Lê Nguyên Ngật
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt

Dựa trên kết quả từ các cuộc điều tra nhanh của chúng tôi từ 20 đến 28 tháng 5 năm 2010
tại Vĩnh Cửu và từ kết quả của các nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc,
Nguyễn Quang Trường và Nguyễn Thiên Tạo (2008, 2009), chúng tôi đã đưa ra danh sách
107 loài Lưỡng cư và Bò sát tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, miền Nam
Việt Nam. Chúng bao gồm 36 loài Lưỡng cư, thuộc 20 giống, 6 họ, 2 bộ và 72 loài Bò sát,
thuộc 50 giống, 14 họ, 2 bộ.
Trong số các loài đó, có 26 loài có giá trị cần bảo tồn. Chúng gồm có 22 loài trong Sách
Đỏ Việt Nam, 2007, 13 loài trong Nghị định số 32/2006 của Chính phủ, có 2 loài:
Microhyla erythropoda và Cyrtodactylus cattienensis chỉ có ở Việt Nam và một loài:
Siebenrockiella crassicollis chỉ phân bố ở tỉnh Đồng Nai, không có ở bất cứ nơi nào khác
của Việt Nam.
1. MỞ ĐẦU

Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa (BTTN-VH) Đồng Nai được hình thành do sáp nhập Khu Bảo
tồn Thiên nhiên (BTTN) Vĩnh Cửu, Lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà, một phần Lâm trường Vĩnh
An và Trung tâm Quản lý Di tích Chiến khu Đ. Chức năng chính là quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học miền Đông Nam Bộ; khôi phục hệ sinh thái rừng cây gỗ lớn bản
địa; phòng hộ đầu nguồn hồ Trị An; bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn
hóa; giáo dục truyền thống cách mạng, góp phần ổn định đời sống dân cư trong vùng.
Diện tích tự nhiên của Khu BTTN-VH Đồng Nai là 67.903 ha, gồm rừng đặc dụng 59.810 ha,
rừng sản xuất 8.093 ha (2008). Đông giáp Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, Bắc và Tây giáp 2
tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Nam là vùng lòng hồ thủy điện Trị An. Nơi đây tập trung phần
lớn rừng tự nhiên của tỉnh Đồng Nai, độ che phủ trên 86,5%, với các kiểu rừng kín thường xanh,
rừng nửa rụng lá, rừng lá rộng rụng lá. Đặc trưng là hệ sinh thái cây họ Dầu với trên 60% tổng


diện tích. Khu BTTN-VH Đồng Nai góp phần tái tạo cân bằng sinh thái cho vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, còn nhiều động vật quý, hiếm, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái.
Ngày 10/11/2001, Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Tiên được UNESCO công nhận, trong đó có Khu
BTTN-VH Đồng Nai.
Do bị ảnh hưởng của chiến tranh hóa học và khai thác quá mức, diện tích cây họ Dầu ở đây bị
suy giảm nhiều, năm 1959, là 1.146.275 ha, chiếm 49% diện tích toàn vùng; năm 1968:
834.050 ha; 1982: 416.900 ha; 1992: 183.081 ha. Năm 2003, ở 3 lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm
và Vĩnh An là 39.200 ha. Tuy vậy, vẫn là nơi có diện tích cây họ Dầu lớn nhất Đông Nam Bộ.

83


Để thực hiện chương trình bảo tồn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chủ trương xây dựng Dự án
trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa nhằm phục hồi diện tích rừng tự nhiên.
2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát từ ngày 20/5/2010 đến ngày 28/5/2010, chủ yếu theo 2 tuyến
chính: dọc đường từ Ban Quản lý Khu BTTN Vĩnh Cửu đến Di tích Chiến khu Đ và vùng tiếp
giáp với VQG Cát Tiên, cùng với các đường rẽ ra xung quanh ở cự ly 100-300 m. Phương pháp
nghiên cứu dựa theo sách “Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học” của WWF
(WWF, 2003), gồm xác định sinh cảnh và các tuyến đi, khảo sát thực địa kết hợp với thu mẫu,
phỏng vấn, kế thừa chọn lọc những kết quả nghiên cứu trước. Định loại theo Bourret (1941);
Smith (1943); Zhao và Kraig (1993); Nguyễn Văn Sáng (2007); Bobrov và Xemenov (2008) và
những tài liệu khác có liên quan. Tên khoa học và tên Việt Nam theo Nguyen Van Sang và nnk.
(2009).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài
Dựa trên việc khảo sát tại hiện trường, quan sát bộ mẫu vật lưu giữ ở Ban Quản lý Khu BTTN
Vĩnh Cửu, tham khảo kết quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật các năm 2008

và 2009, đợt khảo sát nhanh của một nhóm nhà khoa học Hoa Kỳ và của Trung tâm Nghiên cứu
và Giáo dục Môi trường tháng 5/2010 về Lưỡng cư, Bò sát (LCBS), chúng tôi thống kê được ở
đây có 107 loài, chiếm 17,83% số loài LCBS trong cả nước, trong đó, có 35 loài Lưỡng cư,
thuộc 20 giống, 6 họ, 2 bộ và 72 loài Bò sát, thuộc 50 giống, 14 họ, 2 bộ (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Nguồn
tư liệu

LỚP LƯỠNG CƯ

AMPHIBIA

BỘ KHÔNG ĐUÔI

ANURA

1. Họ Cóc

Bufonidae

1

Cóc nhà


Duttaphrynus melanostictus (Schneider,
1799)

M

2

Cóc rừng

Ingerophrynus galeatus (Gunther, 1864)

M

2. Họ Nhái bầu

Microhylidae

3

Ễnh ương

Calluela sp.

M

4

Cóc đốm

Kalophrynus interlineatus (Blyth, 1855)


M

5

Ễnh ương nâu

Kaloula baleata (Muller, 1836)

BS

6

Ễnh ương thường

Kaloula pulchra Gray, 1831

M

7

Nhái bầu Béc-mơ

Microhyla berdmorei (Blyth, 1856)

M

84



32


VN

VU


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Nguồn
tư liệu

LỚP LƯỠNG CƯ

AMPHIBIA

8

Nhái bầu Bút-lơ

Microhyla butleri Boulenger, 1900

M

9


Nhái bầu chân đỏ

Microhyla erythropoda Tarkhnishvili,
1994

TL

10

Nhái bầu hoa

Microhyla fissipes (Boulenger, 1884)

M

11

Nhái bầu Hây-môn

Microhyla heymonsi Vogt, 1991

M

12

Nhái bầu vân

Microhyla pulchra (Hallowell, 1861)


M

13

Nhái bầu trơn

Micryletta inornata (Boulenger, 1890)

M

3. Họ Ếch nhái chính
thức

Dicroglossidae

14

Ngóe, nhái

Fejervaria limnocharis (Gravenhorst,
1829)

M

15

Ếch đồng

Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann,
1834)


M

16

Ếch gáy dô

Limnonectes dabanus (Smith, 1922)

M

17

Ếch nhẽo

Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838)

M

18

Ếch Poi-lan

Limnonectes poilani (Bourret, 1942)

M

19

Cóc nước sần


Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829)

M

20

Cóc nước Mac-ten

Occidozyga martensii (Peters, 1867)

M

21

Cóc nước nhỏ

Occidozyga vittata (Anderson, 1942)

M

4. Họ Ếch nhái

Ranidae

22

Chẫu chuộc

Hylarana guentheri (Boulenger, 1882)


M

23

Chàng hiu

Hylarana macrodactyla Gunther, 1858

TL

24

Ếch suối

Hylarana nigrovittata (Blyth, 1856)

M

25

Chàng Đài Bắc

Hylarana taipehensis (Van Denburgh,
1909)

TL

26


Ếch Ba Na

Odorrana banaorum (Bain, Lathrop,
Murphy, Orlov & Ho, 2003)

TL

27

Ếch

Odorrana sp.

M

5. Họ Ếch cây

Rhacophoridae

28

Nhái cây nông khô

Chiromantis nongkhorensis (Cochran,
1927)

TL

29


Ếch cây sần nhỏ

Kurixalus verrucosus (Boulenger, 1893)

M

85


32


VN


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Nguồn
tư liệu

LỚP LƯỠNG CƯ

AMPHIBIA

30


Ếch cây mép trắng

Polypedates leucomystax (Gravenhorst,
1829)

M

31

Ếch cây Trung Bộ

Rhacophorus annamensis Smith, 1924

M

32

Ếch cây phê

Rhacophorus feae Boulenger, 1893

TL

33

Ếch cây sần At-pơ

Theloderma asperum (Boulenger, 1886)

TL


34

Ếch cây sần Tay-lo

Theloderma stellatum Taylor, 1962

M

BỘ KHÔNG CHÂN

APODA

6. Họ Ếch giun

Ichthyophiidae

Ếch giun

Ichthyophis bannanicus Yang, 1984

LỚP BÒ SÁT

REPTILIA

BỘ CÓ VẨY

SQUAMATA

7. Họ Nhông


Agamidae

36

Ô rô Cap-ra

Acanthosaura capra Gunther, 1861

TL

37

Ô rô vành

Acanthosaura coronata Gunther, 1861

M

38

Ô rô vảy

Acanthosaura lepidogaster Cuvier, 1829

M

39

Nhông đuôi dài Việt

Nam

Broncocela vietnamensis Hallerman &
Orlov, 2005

BS

40

Nhông Em-ma

Calotes emma Gray, 1845

M

41

Nhông xám

Calotes mystaceus Duméril & Bibron,
1837

M

42

Nhông xanh

Calotes versicolor (Daudin, 1802)


M

43

Thằn lằn bay Đông
Dương

Draco indochinensis Smith, 1928

M

44

Thằn lằn bay đốm

Draco maculatus (Gray, 1845)

M

45

Rồng đất

Physignathus cocincinus Cuvier, 1829

M

8. Họ Tắc kè

Gekkonidae


46

Tắc kè đuôi dẹp

Cosymbotus platyurus (Schneider, 1792)

M

47

Thạch sùng ngón Cát
Tiên

Cyrtodactylus cattienensis Geissler,
Nazarov, Orlov, Bohme, Phung, Nguyen
& Ziegler, 2009

M

48

Thạch sùng ngón trung Cyrtodactylus intermedius (Smith, 1917)
gian

M

35

86


M


32


VN

EN

VU

VU


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Nguồn
tư liệu

LỚP LƯỠNG CƯ

AMPHIBIA

49


Thạch sùng ngón vằn
lưng

Cyrtodactylus irregularis (Smith, 1921)

50

Thạch sùng lá Xiêm

Dixonius siamensis (Boulenger, 1898)

M

51

Thạch sùng lá Việt
Nam

Dixonius vietnamensis Das, 2004

M

52

Tắc kè

Gekko gecko (Linnaeus, 1758)

M


53

Thạch sùng đuôi sần

Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836

M

54

Thạch sùng Gac-nô

Hemidactylus garnotii Duméril &
Bibron, 1836

M

9. Họ Thằn lằn chính
thức

Lacertidae

Liu điu chỉ

Takydromus sexlineatus Daudin, 1802

10. Họ Thằn lằn bóng

Scincidae


56

Thằn lằn bóng đốm

Eutropis macularia (Blyth, 1853)

M

57

Thằn lằn bóng hoa

Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820)

QS

58

Thằn lằn vạch

Lipinia vittigera (Boulenger, 1894)

BS

59

Thằn lằn chân ngắn
thường


Lygosoma quadrupes (Linnaeus, 1766)

TL

60

Thằn lằn cổ Đô-ria

Scincella doriae (Boulenger, 1887)

TL

61

Thằn lằn Phê-nô Ấn
Độ

Sphenomorphus indicus (Gray, 1853)

M

62

Thằn lằn Phê-nô đốm

Sphenomorphus maculatus (Blyth, 1853)

BS

63


Thằn lằn tai vảy nhỏ

Tropidophorus microlepis Gunther, 1861

BS

11. Họ Kỳ đà

Varanidae

64

Kỳ đà vân

Varanus nebulosus Merrem, 1820

65

Kỳ đà hoa

Varanus salvator (Gray, 1831)

12. Họ Rắn giun

Typhlopidae

Rắn giun thường

Ramphotyphlop braminus (Daudin,

1803)

13. Họ Trăn

Pythonidae

67

Trăn đất

Python molurus (Linnaeus, 1758)

68

Trăn gấm

Python reticulatus (Schneider, 1801)

55

66

87


32


VN


BS,TL

VU

M

M

IIB

EN

QS,PV

IIB

EN

PV,TL

IIB

CR

PV,TL

IIB

CR


BS


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Nguồn
tư liệu

LỚP LƯỠNG CƯ

AMPHIBIA

14. Họ Rắn mống

Xenopeltidae

Rắn mống

Xenopeltis unicolor Reinwardt, in Boie,
1827

15. Họ Rắn nước

Colubridae

70


Rắn roi thường

Ahaetulla prasina (Reinhardt, 1827)

M

71

Rắn rào xanh

Boiga cyanea (Duméril, Bibron &
Duméril, 1854)

TL

72

Rắn rào ngọc

Boiga jaspidea (Duméril, Bibron &
Duméril, 1854)

M

73

Rắn rào đốm

Boiga multomaculata (Boie, 1827)


BS

74

Rắn cườm

Chrysopelea ornata (Shaw, 1802)

M

75

Rắn sọc dưa

Coelognathus radiatus (Boie, 1827)

76

Rắn dẻ

Dryocalamus davisonii (Blanford, 1878)

BS

77

Rắn lai

Gonyosoma oxycephala (Boie, 1827)


M

78

Rắn khuyết Lào

Lycodon laoensis (Gunther, 1864)

TL

79

Rắn khiếm xám

Oligodon cinereus (Gunther, 1864)

TL

80

Rắn khiếm đuôi vòng

Oligodon fasciolatus (Gunther, 1864)

M

81

Rắn ráo thường


Ptyas korros (Schlegel, 1837)

QS

82

Rắn ráo trâu

Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758)

TL

83

Rắn bồng voi

Enhydris bocourti (Jan, 1865)

TL

84

Rắn bồng chì

Enhydris plumbea (Boie, 1827)

TL

85


Rắn ri cá

Homalopsis buccata

86

Rắn hổ đất nâu

Psammodynastes pulverulentus (Boie,
1827)

M

87

Rắn hoa cỏ vàng

Rhabdophis chrysargos (Schlegel, 1837)

M

88

Rắn hoa cỏ nhỏ

Rhabdophis subminiatus (Schlegel,
1837)

QS


89

Rắn nước

Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell,
1861)

QS

90

Rắn hổ mây gờ

Pareas carinatus (Boie, 1828)

M

91

Rắn hổ mây ngọc

Pareas margaritophorus (Jan, 1866)

BS

69

88



32


VN

IIB

VU

M

QS,PV

PV,TL

EN
IIB

EN
VU


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Nguồn

tư liệu


32


VN

LỚP LƯỠNG CƯ

AMPHIBIA

16. Họ Rắn hổ

Elapidae

92

Rắn cạp nia Nam

Bungarus candidus (Linnaeus, 1758)

M

IIB

93

Rắn cạp nong


Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)

M

IIB

EN

94

Rắn hổ mang Xiêm

Naja siamensis Laurenti, 1768

QS,PV

IIB

EN

95

Rắn hổ chúa

Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)

QS,PV

IB


CR

96

Rắn lá khô đốm nhỏ

Calliophis maculiceps (Gunther, 1858)

17. Họ Rắn lục

Viperidae

97

Rắn choàm quạp

Calloselasma rhodostoma (Kuhl, 1824)

M

98

Rắn lục mép trắng

Cryptelytrops albolabris (Gray, 1842)

M

99


Rắn lục xanh

Viridovipera stejnegeri (Schmidt, 1925)

M

BỘ RÙA

TESTUDINES

18. Họ Rùa đầm

Geoemydidae

100

Rùa hộp lưng đen

Cuora amboinensis (Daudin, 1801)

PV,TL

101

Rùa đất Sê-pôn

Cyclemys tcheponensis (Bourret, 1939)

PV,TL


102

Rùa răng

Heosemys annandalii (Boulenger, 1903)

PV,TL

IIB

EN

103

Rùa đất lớn

Heosemys grandis (Gray, 1860)

PV,TL

IIB

VU

104

Rùa ba gờ

Malayemys subtrijuga (Schlegel &
Muller 1844)


PV,TL

105

Rùa cổ bự

Siebenrockiella crassicollis (Gray, 1831)

PV,TL

19. Họ Rùa núi

Testudinidae

Rùa núi vàng

Indotestudo elongata (Blyth, 1853)

20. Họ Ba ba

Trionychidae

Cua đinh

Amyda cartilaginea (Boddaert, 1770)

106

107


TL

PV,TL

VU

VU

IIB

PV,TL

Tổng: 4 bộ, 20 họ, 70 giống

EN

VU
13

22

Ghi chú: TL: Loài tham khảo tài liệu; QS: Loài quan sát ngoài tự nhiên; M: Mẫu vật quan sát ở phòng
mẫu Khu BTTN Vĩnh Cửu và thu được trong điều tra thực địa; PV: Loài phỏng vấn.
NĐ 32: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm: Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; Nhóm IIB: Hạn chế khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam, Phần I. Động vật, 2007: CR: Critically Endangered – Rất nguy cấp; EN:
Endangered – Nguy cấp; VU: Vulnerable – Sẽ nguy cấp.


89


3.2. Đa dạng về các bậc phân loại
Lớp Lưỡng cư có 2 bộ. Bộ Không đuôi (ANURA): có 5 họ, đa dạng hơn bộ Không chân
(APODA): 1 họ. Các họ Nhái bầu (Microhylidae), Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae), Ếch
cây (Rhacophoridae): mỗi họ có 5 giống, đa dạng hơn các họ: Cóc (Bufonidae), Ếch nhái
(Ranidae): có 2 giống, họ Ếch giun (Ichthyophiidae): có 1 giống. Giống Microhyla: có 6 loài, đa
dạng hơn giống Hylarana: 4 loài, các giống khác: chỉ có từ 1 đến 3 loài.
Lớp Bò sát, bộ Có vảy (SQUAMATA): có 11 họ, đa dạng hơn bộ Rùa (TESTUDINES): 3 họ.
Họ Rắn nước (Colubridae): 15 giống, đa dạng nhất, tiếp đến các họ: Thằn lằn bóng (Scincidae):
6 giống, Nhông (Agamidae), Tắc kè (Gekkonidae) và Rùa đầm (Geoemydidae): mỗi họ có 5
giống, họ Rắn hổ (Elapidae): 4 giống, họ Rắn lục (Viperidae): 3 giống, các họ Thằn lằn chính
thức (Lacertidae), Kỳ đà (Varanidae), Rắn giun (Typhlopidae), Rắn mống (Xenopeltidae), Rùa
núi (Testudinidae) và Ba ba (Trionychidae): mỗi họ có 1 giống.
Ba giống Acanthosaura, Calotes, Cyrtodactylus: mỗi giống có 3 loài, đa dạng hơn các giống còn
lại: chỉ có từ 1 đến 2 loài (Bảng 3.1, Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Số giống, số loài trong mỗi họ, mỗi bộ
Tên lớp, bộ, họ

Số giống

Số loài

1. Họ Cóc (Bufonidae)

2

2


2. Họ Nhái bầu (Microhylidae)

5

11

3. Họ Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae)

5

9

4. Họ Ếch nhái (Ranidae)

2

6

5. Họ Ếch cây (Rhacophoridae)

5

7

1

1

7. Họ Nhông (Agamidae)


5

10

8. Họ Tắc kè (Gekkonidae)

5

9

9. Họ Thằn lằn chính thức (Lacertidae)

1

1

10. Họ Thằn lằn bóng (Scincidae)

6

8

11. Họ Kỳ đà (Varanidae)

1

2

12. Họ Rắn giun (Typhlopidae)


1

1

13. Họ Trăn (Pythonidae)

1

2

LỚP LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA)
BỘ KHÔNG ĐUÔI (ANURA)

BỘ KHÔNG CHÂN (APODA)
6. Họ Ếch giun (Ichthyophiidae)
LỚP BÒ SÁT (REPTILIA)
BỘ CÓ VẢY (SQUAMATA)

90


Tên lớp, bộ, họ

Số giống

Số loài

14. Họ Rắn mống (Xenopeltidae)

1


1

15. Họ Rắn nước (Colubridae)

15

22

16. Họ Rắn hổ (Elapidae)

4

5

17. Họ Rắn lục (Viperidae)

3

3

18. Họ Rùa đầm (Geoemydidae)

5

6

19. Họ Rùa núi (Testudinidae)

1


1

20. Họ Ba ba (Trionychidae)

1

1

Tổng: 4 bộ, 20 họ

70

107

BỘ RÙA (TESTUDINES)

Như vậy, lớp Bò sát, bộ Có vảy, họ Rắn nước, giống Microhyla đa dạng hơn lớp Lưỡng cư và
các bộ, họ, giống khác.
Đây chưa phải danh mục đầy đủ, vì có những loài kích thước nhỏ, chiều dài thân chỉ 2-3 cm,
thường ở trong nước, hang, khe kẽ hay trên tán cây, hoạt động đêm rất khó phát hiện, ngay cả
khi nhìn thấy cũng không dễ thu được, nên cần có các đợt khảo sát tiếp theo.
3.3. Phân bố
Phần lớn các loài phân bố ở nhiều tỉnh trên cả nước. 11 loài chỉ phân bố ở phía Nam đèo Hải
Vân: Ếch gáy dô, Ếch cây sần Tay-lo, Ô rô Cap-ra, Thằn lằn bay Đông Dương, Thạch sùng lá
Xiêm, Rắn rào xanh, Rắn bồng voi, Rắn hổ mang Xiêm, Rắn lá khô đốm nhỏ, Rắn choàm quạp
và Rùa hộp lưng đen.
Có 8 loài chỉ phân bố ở 2 hoặc 3 tỉnh gần với Đồng Nai: Ô rô vành, Nhông đuôi dài Việt Nam,
Thạch sùng lá Việt Nam, Rùa răng, Ễnh ương nâu, Thạch sùng ngón trung gian, Thằn lằn cổ Đô-ria
và Rắn rào ngọc.

Có 3 loài chỉ gặp ở tỉnh Đồng Nai: Nhái bầu chân đỏ, Thạch sùng ngón Cát Tiên và Rùa cổ bự
(theo Nguyen Van Sang và nnk., 2009).
Trong vùng nghiên cứu: 47 loài được thu ở Hiếu Liêm, trong đó có Ếch Poi-lan, Cóc nước Mácten, Thạch sùng lá Việt Nam, Rắn sọc dưa, Rắn lai, Rắn ri cá, Rắn hổ mang Xiêm, Rùa đất lớn.
68 loài thu ở Mã Đà, trong đó có Nhái bầu chân đỏ, Nhái cây nông khô, Kỳ đà vân, Thằn lằn bay
Đông Dương, Thằn lằn cổ Đô-ria, Trăn gấm, Rắn rào ngọc, Rắn choàm quạp, Rùa hộp lưng đen,
Rùa cổ bự. 56 loài thu ở Phú Lý, trong đó có Cóc rừng, Cóc đốm, Ếch gáy dô, Rắn mống, Rắn
cườm, Rắn rào xanh, Rắn hổ mây gờ, Rùa răng.
3.4. Các loài quý, hiếm (có giá trị bảo tồn)
Trong 107 loài được xác định, có 23 loài (chiếm 21,49 % số loài LCBS ở vùng nghiên cứu, gồm
13 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (Chính phủ, 2006), 22 loài trong Sách Đỏ Việt Nam,
2007, Bảng 1 (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007).

91


Ngoài ra, có 2 loài chỉ có ở Việt Nam, chưa gặp ở các nước khác: Nhái bầu chân đỏ (Microhyla
erythropoda), được phát hiện năm 1994 và Thạch sùng ngón Cát Tiên (Cyrtodactylus
cattienensis), phát hiện năm 2009. Loài Rùa cổ bự (Siebenrockiella crassicollis) chỉ phân bố ở
Đồng Nai, không có ở các tỉnh khác trong nước (Nguyen Van Sang và nnk., 2009).
Đề nghị bảo tồn:
Dựa vào thứ bậc xếp loại theo Nghị định 32, Sách Đỏ Việt Nam và tình trạng suy giảm của các
loài trong vùng nghiên cứu, chúng tôi đề nghị bảo tồn 26 loài theo thứ tự ưu tiên sau:
Bảng 3.3. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát đề nghị bảo tồn
Tên loài
1. Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah)

14. Rắn ráo thường (Ptyas korros)

2. Trăn gấm (Python reticulatus)


15. Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis)

3. Trăn đất (Python molurus)

16. Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga)

4. Kỳ đà vân (Varanus nebulosus)

17. Cua đinh (Amyda cartilaginea)

5. Kỳ đà hoa (Varanus salvator)

18. Rắn bồng voi (Enhydris bocourti)

6. Rùa răng (Heosemys annandalii)

19. Ếch cây phê (Rhacophorus feae)

7. Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa)

20. Rồng đất (Physignathus cocincinus)

8. Rắn hổ mang Xiêm (Naja siamensis)

21. Tắc kè (Gekko gecko)

9. Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus)

22. Rùa cổ bự (Siebenrockiella crassicollis)


10. Rùa núi vàng (Indotestudo elongata)

23. Cóc rừng (Ingerophrynus galeatus)

11. Rùa đất lớn (Heosemys grandis)

24. Ếch giun (Ichthyophis bannanicus)

12. Rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus)

25. Nhái bầu chân đỏ (Microhyla erythropoda)

13. Rắn cạp nia Nam (Bungarus candidus)

26. Thạch sùng ngón Cát Tiên (Cyrtodactylus
cattienensis)

4. KẾT LUẬN

Dựa trên kết quả khảo sát tại hiện trường, quan sát tiêu bản lưu giữ ở Khu BTTN Vĩnh Cửu, kết
quả nghiên cứu của các tác giả trước, chúng tôi thống kê được ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn
hóa Đồng Nai có 107 loài, chiếm 17,83% số loài Lưỡng cư, Bò sát đã biết ở Việt Nam, thuộc 70
giống, 20 họ, 4 bộ. Trong đó, có 26 loài, gồm 13 loài trong Nghị định số 32/2006 của Chính phủ,
22 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007, 2 loài (Microhyla erythropoda, Cyrtodactylus
cattienensis) chưa thấy ở các nước khác và 1 loài (Siebenrockiella crassicollis) chỉ phân bố ở
Đồng Nai. Đề nghị bảo tồn những loài này cùng với sinh cảnh của chúng.
Lớp Bò sát, bộ Có vảy, họ Rắn nước và giống Microhyla đa dạng hơn các bậc phân loại khác.

92



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bobrov V.V và D.V. Xemenov, 2008. Thằn lằn Việt Nam (tiếng Nga). 225 tr.

2.

Bourret René R., 1941. Lés Lézards De L’ Indochine. Edition Chimaira Frankfurt am Main:
624 p.

3.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt
Nam, Phần I. Động vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội: tr. 19-21.

4.

Chính phủ, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

5.

Nguyễn Văn Sáng, 2007. Động vật chí Việt Nam (Fauna of Viet Nam). Phân bộ Rắn
(Serpentes). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 247 tr.

6.

Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc and Nguyen Quang Truong, 2009. Herpetology of Viet

Nam. Edition Chimaira Frankfurt am Main: 768 p.

7.

Smith M.A., 1943. Reptilia and Amphibia. Vol.III – Serpentes. Today & Tomorrow’s
Printers & Publishers.

8.

Zhao E.M. and A. Kraig, 1993. Herpetology of China. Published by Sociesty of Amphibians
and Reptiles: 522 p.

9.

WWF, 2003. Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học. NXB Giao thông Vận
tải, Hà Nội: tr. 153-190.

Abstract
HERPETOLOGICAL RESOURCES
OF DONG NAI NATURE RESERVE – CULTURE AREA
Le Nguyen Ngat
Ha Noi National University of Education

Based on the results of our fast surveys from 20 to 28 May, 2010 in Vinh Cuu, and results
of the study carried out by Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen Quang Truong and
Nguyen Thien Tao (2008, 2009), we have developed a list of 107 species of Amphibians
and Reptiles in Dong Nai Nature Reserve – Culture in Dong Nai province of South Viet
Nam. It includes 36 species of Amphibians belonging to 20 genera, 6 families, 2 orders and
72 species of Reptiles belonging to 50 genera, 14 families, and 2 orders. Among them, 26
species are valuable for conservation. They are 22 species in the Red Book of Viet Nam,

2007, 13 species in the Vietnamese Government’s Decree No.32/2006/NĐ-CP, two
species: Microhyla erythropoda and Cyrtodactylus cattienensis are currently known only
from Viet Nam and one species: Siebenrockiella crassicollis only distributed in Dong Nai
province, not in other provinces of Viet Nam.

93



×