ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ ĐÌNH THẢO
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ VÀ
SỰ VẬN DỤNG VÀO TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ
CÁN BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ ĐÌNH THẢO
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ VÀ
SỰ VẬN DỤNG VÀO TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ
CÁN BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số
: 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Ngọc Anh
2. TS. Dƣơng Văn Duyên
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường,
các Phòng ban, Khoa Triết học, nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập và
bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Ban giám hiệu nhà trường,
Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học
tập, nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Chuyên ngành Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Phạm Ngọc Anh và TS. Dương Văn Duyên đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân; PGS.TS. Nguyễn
Anh Tuấn, GS.TS. Hoàng Chí Bảo, GS.TS. Nguyễn Ngọc Long, PGS.TS. Lại
Quốc Khánh, GS.TS. Trần Phúc Thăng, GS.TS. Mạch Quang Thắng,
PGS.TS. Bùi Đình Phong, PGS.TS. Dương Văn Thịnh, PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Hà, PGS.TSKH. Lương Đình Hải, PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương,
PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, TS. Trần Thị Hạnh và các nhà khoa học, các thầy,
cô khác đã góp ý để tôi chỉnh sửa và hoàn thiện luận án tiến sĩ.
Tôi cũng vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện của gia
đình, bạn bè và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện luận án tiến sĩ.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Ngọc Anh và TS. Dương Văn
Duyên. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung
thực, đúng quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận án
Lê Đình Thảo
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.................................................................................
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................
7
1.1. Các công trình nghiên cứu có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về đánh giá cán bộ..........................................................
7
1.2. Các công trình nghiên cứu có đề cập đến sự vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta
hiện nay....................................................................................
16
1.3. Những vấn đề đặt ra liên quan đến việc nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào công
tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay....................................
27
Kết luận chƣơng 1..................................................................
30
Chƣơng 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÁNH
GIÁ CÁN BỘ………………………………..........................
31
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vị trí, vai trò của đánh
giá cán bộ…………………………………….........................
31
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung đánh giá cán bộ và các
yêu cầu có tính nguyên tắc trong đánh giá cán bộ…………...
38
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các khâu trong quá trình đánh giá
cán bộ và cách thức đánh giá cán bộ........................................
60
Kết luận chƣơng 2..................................................................
71
Chƣơng 3: SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN
NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA...
3.1. Những kết quả đạt được trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí
72
Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay và
nguyên nhân................................................................................
72
3.2. Những hạn chế trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay và
nguyên nhân............................................................................
84
3.3. Một số vấn đề đặt ra trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay.....................
96
Kết luận chƣơng 3..................................................................
106
Chƣơng 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ Ở NƢỚC TA
HIỆN NAY..............................................................................
108
4.1. Một số quan điểm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay
108
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay....
119
Kết luận chƣơng 4..................................................................
146
KẾT LUẬN.............................................................................
148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………….
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................
152
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ là những người có vai trò rất lớn đối với toàn bộ sự nghiệp cách
mạng. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ, trong đó có đánh giá
cán bộ. Hồ Chí Minh đã phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn và giới thiệu cho
Đảng nhiều cán bộ ưu tú, xuất sắc. Hồ Chí Minh luôn căn dặn Đảng ta phải quan
tâm làm tốt công tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Trên cương vị là người
đứng đầu Đảng, Nhà nước, với tinh thần yêu nước, thương dân sâu sắc, tất cả chỉ vì
dân, vì nước, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm mà các cấp, các
ngành, các cơ quan, đơn vị có thể mắc phải trong công tác đánh giá cán bộ. Hồ Chí
Minh cũng có nhiều bài nói, bài viết có đề cập đến cán bộ, công tác cán bộ, trong
đó có đánh giá cán bộ. Thực tế chỉ đạo công tác cán bộ, phát hiện, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, lựa chọn, sử dụng cán bộ và những bài nói, bài viết có đề cập đến
cán bộ và công tác cán bộ của Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta nhiều chỉ dẫn vô
cùng quý báu về công tác cán bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Nghiên cứu vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở giúp cho Đảng ta thực hiện
tốt công tác đánh giá cán bộ hiện nay.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ, trong
đó có đánh giá cán bộ. Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đề ra Chiến lược cán
bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta cũng đã xây
dựng và ban hành Quy chế đánh giá cán bộ. Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng,
nhiều nơi đã thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, đảm bảo khách quan, công
tâm, chính xác, khoa học và kịp thời trong đánh giá cán bộ. Song bên cạnh những
kết quả đạt được, công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế,
yếu kém, đánh giá cán bộ ở nhiều nơi còn thiếu khách quan, công tâm, khoa học,
nhiều cán bộ có đức, có tài, có phẩm chất và năng lực tốt không được phát hiện và
trọng dụng, trong khi đó nhiều cán bộ yếu kém, mắc sai lầm, khuyết điểm chưa
được phát hiện và xử lý kịp thời, dẫn đến hậu quả là không đạt được những mục
tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, gây ra nhiều bức xúc trong cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương ba khóa VIII, Đảng ta khẳng định: “Đánh giá cán bộ được coi là khâu tiền đề
quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu khó và yếu nhất, khó nhất là đánh giá cái
“tâm”, cái “tầm” và bản lĩnh chính trị của cán bộ; đánh giá cán bộ vẫn còn hình
thức, chưa phản ánh đúng được thực chất cán bộ” [31, tr. 213]. Đến Nghị quyết
Trung ương bốn khóa XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định việc đánh giá, sử dụng
cán bộ ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng “chưa thật công tâm, khách quan” [33, tr.
22].
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta cũng luôn quan tâm đến nghiên cứu vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ.
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta khẳng định lấy tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong đó có tư tưởng của Người về đánh giá cán bộ làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam. Vì vậy, có thể nói, những kết quả đạt được trong công tác đánh giá cán bộ
của Đảng cũng chính là kết quả của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng
thời tình trạng nhiều nơi còn thiếu khách quan, công tâm, chính xác, khoa học, kịp
thời trong đánh giá cán bộ cũng cho thấy việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế nhằm
nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở
nước ta hiện nay là điều đặc biệt cần thiết và cấp bách. Bởi vì có nâng cao hiệu quả
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ thì mới có thể thực hiện tốt các
khâu còn lại của công tác cán bộ, từ đó mới xây dựng Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh, củng cố được tình cảm, niềm tin của cán
bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu lý tưởng cách
mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tổ chức thực hiện thắng lợi các
mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Với những lý do như đã nêu, chúng tôi đã chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng vào trong công tác đánh giá
cán bộ ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá
cán bộ và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước
ta thời gian qua, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, nhiệm vụ của luận án được
xác định:
Một là, phân tích, khái quát và rút ra những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ.
Hai là, phân tích và rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế,
nguyên nhân của những kết quả đạt được và của những hạn chế trong việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta thời
gian qua.
Ba là, phân tích và thấy được những vấn đề cơ bản đang đặt ra trong vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta.
Bốn là, đề xuất những quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán
bộ và sự vận dụng tư tưởng đó vào trong công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện
nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Xoay quanh tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ có nhiều vấn đề cần
được nghiên cứu làm rõ. Đó là những vấn đề về cơ sở, tiền đề hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ; quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ; nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá
cán bộ... Ở luận án này, chúng tôi dừng lại ở việc nghiên cứu làm rõ những
nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ được thể hiện thông qua những
bài nói, bài viết và thực tế chỉ đạo, đánh giá, phát hiện, lựa chọn và sử dụng cán bộ
của Người. Ở luận án này, chúng tôi dừng lại ở việc nghiên cứu và đề cập đến nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ được thể hiện chủ yếu thông qua
những bài nói, bài viết được in trong Hồ Chí Minh toàn tập, 15 tập, xuất bản lần
thứ 3, năm 2011.
Đánh giá cán bộ có đánh giá của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và đánh giá của nhân dân. Ở luận án này, chúng tôi dừng lại ở việc nghiên
cứu về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đánh giá cán bộ của
Đảng từ khi có Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII (năm 1997) đến nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) (2006), Vận dụng và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2
Phạm Ngọc Anh (2007), Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc
giáo dục cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3
Phạm Ngọc Anh (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4
Phạm Ngọc Anh (2009), Triết lý phát triển Hồ Chí Minh - Giá trị lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5
Phạm Ngọc Anh (2013), “Học tập và làm theo phong cách nêu gương
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tuyên giáo (10), tr. 26 - 28.
6
Trịnh Gia Ban - Phạm Văn Trường - Tô Văn Gia (1997), Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7
Hoàng Chí Bảo (2013), “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh”, Tạp chí
Cộng sản (848), tr. 50 - 56.
8
Lê Đức Bình (2003), Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9
Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) (2003), Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10
Nguyến Thái Bình (2012), “Quan hệ giữa cá nhân người đứng đầu cấp ủy và
cá nhân người đứng đầu chính quyền”, Tạp chí Cộng sản (837), tr. 50 - 54.
11
Trần Thanh Bình (2014), “Đôi điều về đánh giá cán bộ, công chức,
viên chức”, Tạp chí Xây dựng Đảng (6), tr. 30 - 33.
12
Bộ Chính trị (1999), Quy chế đánh giá cán bộ.
13
Bộ Chính trị (2010), Quy chế đánh giá cán bộ, công chức.
14
Bộ Chính trị (2013), Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
15
Bộ Chính trị (2013), Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền.
16
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
(Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17
Trần Nam Chuân (2012), “Kiểm tra, giám sát trong xây dựng, chỉnh đốn
Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí lý luận chính trị (3), tr. 14 - 17.
18
Nguyễn Hồng Chương (2012), “Thực hiện dân chủ, công khai trong
đánh giá cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng (8), tr. 24 - 26.
19
Hồng Chương (2012), “Đổi mới việc lựa chọn cán bộ để đề bạt, bổ
nhiệm”, Tạp chí Xây dựng Đảng (10), tr. 39 - 41.
20
Phạm Ngọc Dũng (Chủ biên) (2009), Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước pháp
quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21
Đảng Cộng sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22
Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23
Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25
Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý
luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
27
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biẻu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29
Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30
Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31
Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33
Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34
Phạm Văn Đồng (1997), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35
Nguyễn Hữu Đổng (2013), “Hồ Chí Minh và vấn đề kiểm soát quyền
lực”, Tạp chí lý luận chính trị (7), tr. 9- 13.
36
Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37
Trần Lưu Hải (2012), “Tiếp tục đổi mới, triển khai đồng bộ và nâng cao
chất lượng công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng (10), tr. 8 - 10.
38
Vũ Văn Hiền - Đinh Xuân Lý (Đồng chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ
Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
39
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình tư tưởng Hồ
Chí Minh (Hệ trung cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
40
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình tư tưởng Hồ
Chí Minh (Hệ cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
41
Trần Đình Hoan (Chủ biên) (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
42
Hồ Chí Minh (2011), Đường cách mệnh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 277 - 347.
43
Hồ Chí Minh (2011), Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 5 - 7.
44
Hồ Chí Minh (2011), Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà, Toàn tập, Tập 4,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 18 - 20.
45
Hồ Chí Minh (2011), Chính phủ là công bộc của dân, Toàn tập, Tập 4,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 21 - 22.
46
Hồ Chí Minh (2011), Muốn thành cán bộ tốt phải có tinh thần tự chỉ
trích, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 28.
47
Hồ Chí Minh (2011), Tinh thần tự động trong Uỷ ban nhân dân, Toàn
tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 44 - 45.
48
Hồ Chí Minh (2011), Bỏ cách làm tiền ấy đi, Toàn tập, Tập 4, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 62 - 63.
49
Hồ Chí Minh (2011), Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và
làng, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 64 - 66.
50
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, Toàn
tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 68 - 70.
51
Hồ Chí Minh (2011), Thư gửi các đồng chí Bắc bộ, Toàn tập, Tập 5,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 87 - 92.
52
Hồ Chí Minh (2011), Thư gửi các đồng chí Trung bộ, Toàn tập, Tập 5,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 93 - 96.
53
Hồ Chí Minh (2011), Đời sống mới, Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 109 - 128.
54
Hồ Chí Minh (2011), Cán bộ tốt và cán bộ xoàng, Toàn tập, Tập 5,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 166 - 168.
55
Hồ Chí Minh (2011), Cán bộ và đời sống mới, Toàn tập, Tập 5, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 240 - 242.
56
Hồ Chí Minh (2011), Sửa đổi lối làm việc, Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 269 - 346.
57
Hồ Chí Minh (2011), Cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 619 - 621.
58
Hồ Chí Minh (2011), Cần kiệm liêm chính, Toàn tập, Tập 6, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 115 - 131.
59
Hồ Chí Minh (2011), Dân vận, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 232 - 234.
60
Hồ Chí Minh (2011), Tinh thần trách nhiệm, Toàn tập, Tập 7, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 248 - 250.
61
Hồ Chí Minh (2011), Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí,
chống bệnh quan liêu, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr. 351 - 369.
62
Hồ Chí Minh (2011), Thưởng thức chính trị, Toàn tập, Tập 8, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 245 - 296.
63
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ
trước khi vào tiếp quản Thủ đô, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 45 - 47.
64
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa
II trường đại học nhân dân Việt Nam, Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 453 - 457.
65
Hồ Chí Minh (2011), Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy
dệt Nam Định, Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr. 532 - 539.
66
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II,
Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 399 - 401.
67
Hồ Chí Minh (2011), Đạo đức cách mạng, Toàn tập, Tập 11, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 600 - 612.
68
Hồ Chí Minh (2011), Lời căn dặn Đảng uỷ Nhà máy dệt Nam Định,
Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 127 - 128.
69
Hồ Chí Minh (2011), Nói chuyện tại hội nghị tổng kết quý I của các công ty
kiến trúc, Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 158 - 159.
70
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên, Toàn
tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 266 - 271.
71
Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại Kỳ
họp thứ 11 Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Toàn
tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 363 - 382.
72
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An,
Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 433 - 439.
73
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái
Nguyên, Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 521 - 526.
74
Hồ Chí Minh (2011), Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Toàn
tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 561 - 563.
75
Hồ Chí Minh (2011), Nói chuyện tại Hội nghị bàn việc cũng cố và phát
triển phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, Toàn tập, Tập 12, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 595 - 596.
76
Hồ Chí Minh (2011), Một lòng một dạ phục vụ nhân dân, Toàn tập,
Tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 10 - 11.
77
Hồ Chí Minh (2011), Xây dựng những con người mới của chủ nghĩa
xã hội, Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 65 - 72.
78
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn
thanh niên Lao động Việt Nam, Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 88 - 92
79
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Đại NghĩaHà Đông, Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 207 - 224.
80
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên ở
Nghệ An hoạt động lâu năm, Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 271 - 278.
81
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Phú
Thọ, Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 442 - 448.
82
Hồ Chí Minh (2011), Bài nói tại kỳ họp Hội đồng Chính phủ cuối năm
1966, Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 223 - 226.
83
Hồ Chí Minh (2011), Di chúc, Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 605 - 624.
84
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
85
Bùi Kim Hồng (2009), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chức,
cán bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
86
Nguyễn Văn Huyên (2012), “Đổi mới, hoàn thiện cơ chế tuyển dụng,
bổ nhiệm và bầu cử”, Tạp chí Xây dựng Đảng (6), tr. 43 - 46.
87
Nguyễn Văn Huyên (2012), “Để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân
chủ trong Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng (8), tr. 18 - 20.
88
Nguyễn Văn Huyên (2012), “Chủ nghĩa cá nhân - nguy cơ của một đảng
cầm quyền và hướng khắc phục”, Tạp chí lý luận chính trị (12), tr. 40 - 44.
89
Trần Đình Huỳnh (2012), “Về người đứng đầu”, Tạp chí Xây dựng
Đảng (3), tr. 4 - 9.
90
Nguyễn Đình Hương (2009), “Vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ”,
Tạp chí Xây dựng Đảng (6), tr. 7 - 9.
91
Lại Quốc Khánh (2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công
tác cán bộ”, Tạp chí lý luận chính trị (4), tr. 3 - 8.
92
Nguyễn Khánh (2012), “Về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo”, Tạp chí Xây
dựng Đảng (7), tr. 42 - 43.
93
Nguyễn Linh Khiếu (1999), Lợi ích - động lực phát triển xã hội, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
94
Nguyễn Linh Khiếu (2012), “Phòng, chống tham nhũng cần gắn với
công tác xây dựng Đảng”, Tạp chí Cộng sản (834), tr. 61 - 67.
95
Nguyễn Linh Khiếu (2012), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới”, Tạp chí Cộng
sản (839), tr. 61 - 66.
96
Nguyễn Thế Kiệt (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị
hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
97
Đặng Xuân Kỳ (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
98
Bùi Đức Lại (2008), “Dân chủ bầu cử và định rõ trách nhiệm trong đổi
mới công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng (5), tr. 44 - 46.
99
Bùi Đức Lại (2010), “Nhìn lại chất lượng đánh giá cán bộ”, Tạp chí
Xây dựng Đảng (6), tr. 38 - 39.
100 Bùi Đức Lại (2010), “Làm gì để thực sự đổi mới đánh giá cán bộ?”,
Tạp chí Xây dựng Đảng (7), tr. 39 - 41.
101 Bùi Đức Lại (2011), “Vì sao chưa làm tốt việc đánh giá và sử dụng cán
bộ?”, Tạp chí Xây dựng Đảng (8), tr. 41 - 43.
102 Bùi Đức Lại (2011), “Người đứng đầu trong công tác cán bộ”, Tạp chí
Xây dựng Đảng (12), tr. 30 - 33.
103 Bùi Đức Lại (2012), “Vai trò người đứng đầu cơ quan nhà nước trong
công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng (1+2), tr. 83 - 85.
104 Bùi Đức Lại (2012), “Vai trò của bí thư cấp ủy trong công tác cán bộ”,
Tạp chí Xây dựng Đảng (3), tr. 48 - 50.
105 Bùi Đức Lại (2012), “Vì sao công tác xây dựng Đảng hiệu quả thấp”,
Tạp chí Xây dựng Đảng (5), tr. 42 - 45.
106 Bùi Đức Lại (2012), “Mấy ý kiến về nguyên tắc tập trung dân chủ
trong Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng (8), tr. 41 - 44.
107 Bùi Đức Lại (2012), “Về nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơ quan
nhà nước”, Tạp chí Xây dựng Đảng (9), tr. 51 - 52.
108 Bùi Đức Lại (2013), “Trăn trở về cán bộ và công tác cán bộ”, Tạp chí
Xây dựng Đảng (12), tr. 47 - 48.
109 Vũ Lân (2011), “Về quyền lực của nhân dân trong công tác xây dựng
Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng (12), tr. 34 - 36.
110 Vũ Ngọc Lân (2012), “Hãy để dân lựa chọn, giới thiệu”, Tạp chí Xây
dựng Đảng (6), tr. 32 - 33.
111 Vũ Ngọc Lân (2013), “Có hay không “sân sau” của cán bộ?”, Tạp chí
cộng sản điện tử, ngày 23/9.
112 Trần Ngọc Liêu (2010), “Tiếp tục thể chế hóa quyền lực của nhân dân
thành pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí triết học (11 (234)), tr. 20 - 26.
113 Lưu Trần Luân - Nguyễn Thị Kim Dung (2007), Học tập đạo đức Hồ
Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
114 Lê Văn Lý (Chủ biên) (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh
đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
115 Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
116 Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
117 Hà Quang Ngọc (2012), “Đánh giá công chức hiện nay - Thực trạng và
một số khuyến nghị”, Tạp chí lý luận chính trị (12), tr. 54 - 58.
118 Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cách
mạng cho đời sau, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
119 Bùi Đình Phong - Phạm Ngọc Anh (2001), Công tác xây dựng Đảng
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb
Lao động, Hà Nội.
120 Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội.
121 Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ: Lý luận và
thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
122 Vũ Văn Phúc - Trần Thị Minh Châu (2001), Một số vấn đề về kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
123 Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (Chủ biên) (2005), Cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
124 Phạm Ngọc Quang - Trần Đình Nghiêm (Chủ biên) (2001), Thời kỳ
mới và sứ mệnh lịch sử của Đảng ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
125 Lê Minh Quân (2013), “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát
quyền lực nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng
sản (852), tr. 53 - 57.
126 Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật cán
bộ, công chức, Nxb Lao động xã hội.
127 Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (2006), đạo đức xã hội ở nước ta hiện
nay - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
128 Nguyễn Duy Quý - Nguyễn Tất Viễn (Đồng chủ biên) (2008), Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân
- Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
129 Tô Huy Rứa (2012), “Một số vấn đề cấp bách trong đổi mới công tác
cán bộ hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (839), tr. 20 - 27.
130 Tô Huy Rứa (2012), “Quyết tâm đổi mới công tác cán bộ, xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu”, Tạp chí Xây dựng
Đảng (9), tr. 8 - 16.
131 Tô Huy Rứa (2012), “Đổi mới công tác cán bộ theo Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI)”, Tạp chí Xây dựng Đảng (10), tr. 2 - 7.
132 Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ
và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
133 Diệp Văn Sơn (2006), Cải cách hành chính - Những vấn đề cần biết,
Nxb Lao động, Hà Nội.
134 Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán
bộ nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
135 Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
136 Nguyễn Minh Tuấn (2012), “Nhận diện sự suy thoái về đạo đức, lối
sống”, Tạp chí Xây dựng Đảng (7), tr. 44 - 46.
137 Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
138 Bùi Ngọc Thanh (2008), Một số vấn đề xây dựng Đảng và công tác
cán bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
139 Phạm Quốc Thành (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo
đức cho cán bộ đảng viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
140 Trần Thành (2009), Một số vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
141 Mạch Quang Thắng (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
142 Hồ Bá Thâm (2004), Động lực và tạo động lực phát triển xã hội, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
143 Trương Thị Thông - Lê Kim Việt (2008) (Đồng chủ biên), Bệnh quan
liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
144 Lê Thủy (2012), ““Chạy” đánh giá”, Tạp chí Xây dựng Đảng (10), tr. 52.
145 Nguyễn Phú Trọng - Tô Huy Rứa - Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên)
(2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong
thời kỳ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
146 Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
147 Nguyễn Phú Trọng (2011), “Tiếp tục tham mưu về đổi mới, kiện toàn
tổ chức bộ máy, thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong
công tác tổ chức và cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng (12), tr. 4 - 7.
148 Hồng Văn (2014), “Để khắc phục hiện tượng “chạy””, Tạp chí Xây
dựng Đảng (6), tr. 25 - 26, 45.
149 Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo
đức, chuẩn mực giá trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
150 Phạm Đức Vinh (2012), “Xác định chức danh, tiêu chuẩn chức danh
cán bộ, công chức ở cơ quan đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng (10),
tr. 20 - 23.
151 Nguyễn Hoàng Việt (2012), “Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm
người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp
ủy, cơ quan, đơn vị”, Tạp chí Cộng sản (837), tr. 60 - 62.
152 Đức Vượng (1995), Hồ Chí Minh về vấn đề đào tạo cán bộ, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
153 Đức Vượng (2010), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân
tài, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.